Mùi Hương Trầm - Nguyễn Tường Bách

29/04/201112:00 SA(Xem: 98709)
Mùi Hương Trầm - Nguyễn Tường Bách


MÙI HƯƠNG TRẦM

Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)
Nhà Xuất Bản Trẻ TP. Hồ Chí Minh 2003

mui_huong_tram


"Mùi hương trầm" là ký sự du hành tại Ấn Độ, Trung QuốcTây Tạng của tác giả TS. Nguyễn Tường Bách. Tác giả vừa là nhà khoa học (tiến sĩ Vật lý tại Đức) vừa là một doanh nhân, vừa là một Phật tử mộ đạo. Vì vậy được du hành qua các địa danh lịch sử của Phật giáo làm niềm mơ ước của tác giả. Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại

Có thể nói "Mùi hương trầm" là một quyển sách hay, nhẹ nhàng giúp độc giả cảm thấy thư thái và như cùng được tác giả lãng du qua những miền đất thánh của đạo Phật.

Những trích dẫn đặc sắc / Những lời nhận xét đặc biệt về sách

Bằng ngôn ngữ biểu cảm, “Mùi hương trầm” giới thiệu với người đọc một chuyến đi kỳ thú qua Ấn Độ, Trung QuốcTây Tạng – những vùng đất chứa đựng sự huyền bí gắn liền nền văn hóa cổ xưa.

Chuyến du hành của tác giả Nguyễn Tường Bách như một cuộc hành hương về cội nguồn tâm linh, bởi Ấn Độ, Trung QuốcTây Tạng đều là đất Phật. Nhưng đó không chỉ là chuyến đi để nhớ về chuyện xưa, chiêm bái những nơi còn ghi dấu tích của Phật giáo, mà là dẫn dắt người đọc khám phá văn hóa, phong tục và đời sống của nhân dân ở nhiều vùng đất khác nhau. “Mùi hương trầm” có sự hòa quyện của đạo và đời, của những triết lý thâm sâuthực tế gần gũi của cuộc sống. Đọc “Mùi hương trầm”, càng khâm phục sức đi của tác giả và nể trọng sự tinh tế, sâu sắc của ông. “Đối với người nước ngoài, người Ấn Độ vừa có mặc cảm tự ty vừa tự tôn. Họ biết rõ bán đảo bao la của mình là cái nôi văn hóahọc thuật của loài người. Nền văn minh, triết lý và tôn giáo của họ là nền tảng của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, kể cả Âu MỹTrung Quốc. Thế nhưng nước họ ngày nay thuộc loại lạc hậu nhất, đời sống dân chúng khốn khổ nhất. Họ có cái đau khổ của một nhà quý tộc bị khánh kiệt” (trang 14). Hay những nhận định về Trung Quốc: “Đó là một đất nước với những con người có những giấc mơ kỳ lạ, dưới tay họ phải phát sinh những công trình vĩnh cửu, những dự án xây dựng ngất trời, những cuộc phá hủy tận gốc mà Tần Thủy Hoàng với Vạn Lý Trường Thành và việc đốt sách chôn sống học trò chỉ là một ví dụ” (trang 162).

Những nhận định sâu sắc và miêu tả tinh tế trong “Mùi hương trầm” cho thấy tác giả có nền tảng kiến thức về văn hóa, tôn giáo, địa lý, con người, lịch sử phong phú. Ở Ấn Độ, tác giả dẫn dắt người đọc đến những nơi Đức Phật đã đi qua bằng những câu chuyện đan xen giữa triết lý, huyền sử, lịch sửhiện tại như “Bihar, vùng đất thánh”, “Đi dọc sông Hằng”, “Vui đẹp thay thành Vương Xá”, “Trên đỉnh Linh Thứu”, “Lộc uyển”, “Lâm-tì-ni, khu vườn đã quên”... Tại Trung Quốc, tác giả lại đưa người đọc đến những ngọn núi – nơi cư ngụ của các vị Bồ Tát. Thế nhưng, câu chuyện tôn giáo chỉ là một phần, quan trọng hơn, tác giả truyền đến người đọc sự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu cuộc sống với những chuyện ca ngợi con người. Ở nơi mà những vần thơ của Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị gắn liền với Ngũ Đài sơn, Quang Minh đỉnh, Nga Mi sơn hay Ngũ Nhạc (Trung sơn ở trung tâm, Thái sơn phía Đông, Hoa sơn phía Tây, Hành sơn phía Nam, Hằng sơn phía Bắc)... Đến Tây Tạng, tác giả vẽ lại những ngôi chùa, cung điện, đền thờ, thành phố lẫn trong mây, được bao phủ bởi tuyết và những câu chuyện mang đậm thần thái của vùng đất này: huyền bí và cuốn hút. Những chuyện kể về đền Potala và dòng Đạt-lai Lạt-ma, chuyện về đô thị tàn tạ Gyantse... khiến người đọc như được tận mắt nhìn thấy, chứng kiến, nhớ mãi trong lòng. Gấp sách lại, người đọc thấy luyến tiếc khi tác giả viết những dòng tạm biệt Tây Tạng: “Xe đã rời sông Yarlung Tsangpo để ngược về phía Bắc, hướng về Lhasa. Tôi sắp rời Tây Tạng để trở về đồng bằng. Nơi đó sẽ có một bầu khí quyển dễ thở hơn, nhưng phố phường chật hẹp, mây mù và tiếng huyên náo của cuộc đời sẽ chờ đón tôi” (trang 369).

“Mùi hương trầm” là quyển sách xứng đáng hiện diện trong tủ sách những ai yêu thích khám phá văn hóa, triết học, tôn giáocon người phương Đông. (http://www.sachhay.org)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/07/2013(Xem: 13022)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.