Theo Dấu Chân Phật - Kỳ 2

09/01/20184:10 SA(Xem: 7188)
Theo Dấu Chân Phật - Kỳ 2

THEO DẤU CHÂN PHẬT - Kỳ 2
(Tại Bồ Đề Đạo Tràng)
Bài: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió

Kỳ 1 Kỳ 2 Kỳ 3 Kỳ 4 Kỳ 5 Kỳ 6 Kỳ 7 Kỳ 8 Kỳ 9 Kỳ 10

Duc Thich Ca thanh dao"Đêm. Dòng sông Nerañjarā lấp lánh ánh trăng. Gió thổi rì rào xuyên qua rừng cây trầm mặc. Hương hoa cỏ dịu dàng thoang thoảng giữa không gian. Siddhattha Gotama sau khi chiến thắng nội ngoại ma, ngài ngồi yên tĩnh theo dõi hơi thở với tâm và trí hoàn toàn tỉnh thứcthanh khiết...Thế là một vầng nhật nguyệt vừa xuất hiện trên thế gian. Lừng lững. Vằng vặc. Trí tuệtừ bi. Còn soi sáng đêm ngày cho đến hết năm ngàn năm cùng nhân duyên với chúng sanh hữu trí."(*)

Chúng tôi đến Bodhgāya vào một chiều mờ sương. Trời se lạnh. Khói bốc lên cao từ một vài quán bán trà sữa truyền thống. Các mặt hàng lưu niệm, chăn bông và những tấm nệm rẻ tiền được bày la liệt. Rất nhiều người thuộc giai cấp thấp tập trung về nơi này làm các công việc chân tay và xin ăn. Phía sau những hàng quán là những mái nhà tạm bợ, liêu xiêu. Dăm ba người với làn da ngăm, đôi mắt sâu hun hút đang ngồi hơ tay trên bếp lửa đã tàn. Khu rừng trầm mặc với hương hoa dịu dàng giờ đã không còn. Dòng sông Nerañjarā cũng dường như nằm ngủ. Lịch sử sang trang, thời gian biến hoại, khu rừng xưa đã hóa thành xóm làng, thành thị. Dòng sông linh thiêng xưa cũng chỉ còn là một dải cát chảy dài trắng xoá, như minh chứng hùng hồn cho việc mọi thứ rồi sẽ đổi thay. Từng đoàn người hành hương vội vàng đi về phía Nam của dòng sông nơi có bảo tháp Đại Giác uy nghiêm giữa trời chiều sương lạnh.

Theo dau chan Phat68Bảo tháp Đại Giác (Mahābodhi) hay tên gọi khác Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgāya) thuộc quận Bodhgāya là nơi đánh dấu chỗ xưa kia Đức Phật thành đạo. Phía sau bảo tháp là cội bồ đề (Bodhi) và bồ đoàn Kim Cương (ratanapallaṇka). Theo những nghiên cứu khảo cổ mới nhất, bảo tháp Đại Giác có thể được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 TL. Nhiều di tích khác được xây dựng tại Bodhgāya qua các thời kỳ khác nhau. Đại đế Asoka đã viếng thăm nơi này lần đầu tiên cùng với gia đình và quần thần. Đại đế đã cho xây tháp, điện thờ, tịnh xá v.v.. điều này được chứng minh bằng những bia ký khai quật được. Trải qua vô vàn biến đổi của thời gian và nhất là sự tàn phá của các tôn giáo ngoại tụcbảo tháp đã được kiến tạotrùng tu nhiều lần. Một điều chắc chắn là cội bồ đềbảo tháp luôn ở một vị trí như lần đầu tiên. Điều này được khẳng định qua nhiều sử ký của các nhà hành hương trên khắp thế giới tiêu biểu như: Học giả châu Âu ông Buchanan Hamilton đến đây vào năm 181; ngài Pháp Hiển đến địa danh này năm 408; ngài Huyền Tráng năm 637. Các đoàn hành hương khác từ Srilanka và Miến Điện cùng với rất nhiều triều đại vua chúa cũng đã nhiều lần viếng thăm và tu sửa. Tất cả đều có để lại bia ký.

Từ phi trường Gaya đoàn đầu đà chúng tôi bộ hành về Bồ Đề Đạo Tràng. Dòng người nối tiếp nhau trong sự tín thành. Chúng tôi xếp thành hàng tư, nhiễu quanh cội bồ đềbảo tháp ba vòng theo hướng cánh hữu. Chỗ này, chỗ kia có nhiều nhà sư Tây Tạng cùng các Phật tử khắp nơi trên thế giới, đang trang nghiêm chiêm báicầu nguyện trong khung cảnh vô cùng thiêng liêng.

Nhìn cội bồ đề uy nghiêm, vươn thẳng lên giữa bầu trời đêm tối. Lòng tôi xúc động lạ lùng. Niềm hỷ lạc nhẹ nhàng lan toả khắp toàn thân. Tôi chợt hiểu ra rằng, không có gì thật sự biến mất dẫu cho thời gian hay bão táp phong ba quần xé, khi mà vẫn còn đó ngọn lửa niềm tin vẫn cháy mãi trong tâm những người con Phật trên khắp năm châu, bốn biển.

Bài: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió
Thư Viện Hoa Sen
Theo dau chan Phat979Theo dau chan Phat964Theo dau chan Phat865Theo dau chan Phat777Theo dau chan Phat557Theo dau chan Phat537Theo dau chan Phat483Theo dau chan Phat97Theo dau chan Phat86Theo dau chan Phat68Theo dau chan Phat08Theo dau chan Phat06

(*) Trích từ MCĐMVNN của MĐTTA.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/07/2013(Xem: 13033)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.