Ký Sự Hành Hương Về Miền Đất Phật

25/11/20191:00 SA(Xem: 4783)
Ký Sự Hành Hương Về Miền Đất Phật

KÝ SỰ HÀNH HƯƠNG VỀ MIỀN ĐẤT PHẬT
Mai Trọng Giới

ANH PHAT
Về với Phật Khi lấy tiêu đề này có một vài người nói tôi: Sao không lấy tiêu đề “Về miền đất Phật”. Thực ra tôi suy nghĩ rất nhiều chữ ĐẤT này nhưng tôi thấy chữ VỚI nói mới nói hết tất cả tấm lòng yêu quý của tôi với Phật, mặt khác nó cũng xem như tôi là người con của Phật đi xa lâu ngày trở về và với tôi Phật đang hiện hữu. Từ ngày 11/11/2019 đến 22/11/2019 tôi được về với Phật tổ kính yêu. Đoàn chúng tôi có 29 người, trưởng đoàn là thầy Thích Trung Định - Tiến sỹ Phật học, phó đoàn là cô Tường Nghiêm - Tiến sỹ Phật học. Máy bay đưa chúng tôi đến New Delhi, lên ô tô chúng tôi đến bảo tàng New Delhi - Nơi 1898 nhà khảo cổ học Anh William Claxton Peppe đã phát hiện ra xá lợi PhậtCa Tì La Vệ và đang được tôn trí xá lợi Phật ở đây. Sau khi làm lễ chúng tôi về vườn Kỳ Đà của Đại Trưởng giảCấp cô Độc đã mua bằng 1,8 triệu miếng vàng (khi thái tử Kỳ Đà yêu cầu: Khu vườn ấy là của phụ hoàng cho tôi. Tôi quí nó như vàng. Nếu ông có thể đem vàng ròng trải kín đầy mặt đất khắp khu vườn thì tôi mới chịu bán nó cho ông) của Thái tử Kỳ-đà (Jeta; con vua Ba tư nặc xứ Kosala). để cúng dường làm Tinh xá cho Đức PhậtTỳ Kheo Tăng, danh thơm này luôn được các Sa môn tán thán, những bằng hữu ca ngợi và muôn đời được hậu thế truyền tụng, nhắc tên. Chúng tôi lên xe đi Nê Pan đến vùng đất của Cha mẹ đức phật sinh sống và vùng đất Đức Phật được sinh ra thuộc vùng đất Nê Pan ngày nay. Cha đức Phật là Tịnh-phạn Cồ-đàm, người đứng đầu tiểu quốc Thích-ca, một tiểu quốc nằm ở vùng biên giới Ấn Độ - Nepal ngày nay, có kinh đô là Ca-tỳ-la-vệ. Mẹ ông là hoàng hậu Maya (Mahāmāyā Gotamī), người tiểu quốc Koli láng giềng. Đức Phật được sinh ra tại vườn Lâm-tỳ-ni. Vua cha Tịnh Phạn vốn muốn Đức Phật nối nghiệp mình nên không muốn ông đi tu. Vua cha đã cho nhiều người danh tiếng dạy dỗ cho ông rất kỹ lưỡng, cho ông hưởng đầy đủ vinh hoa phú quý, nhất là không để ông tiếp xúc với cảnh khổ của cuộc đời. Năm lên 17 tuổi, Ông kết hôn với công chúa Da du đà la (Yaśodharā) của thị tộc Koli Tuy thế, các dục lạc không thể giữ chân Đức Phật kính yêu. Do nhân duyên không thể tránh khỏi, sau bốn lần ra bốn cửa thành và thấy cảnh người già, người bệnh, người chết và một vị tu sĩ, ông đã phát tâm tu hành. Rồi trong một đêm, năm ông 29 tuổi ông đã lặng lẽ từ biệt hoàng cung, quyết định sống cảnh không nhà của một tu sĩ. Làm lễ ở Ca-tỳ-la-vệ và Lâm-tỳ-ni xong chúng tôi tạm chia tay Nê Pan để về đất nước Ấn Độ tại đây sau khi tìm hiểu tôi càng biết thêm về Đức Phật tổ kính yêu. Sau 6 năm đầu Ông tu khổ hạnh, có lúc gần kề cái chết, nhưng rồi Ông đã nhận ra: Một trí tuệ minh mẫn chỉ có trong một cơ thể khỏe mạnh, đây không phải là phép tu dẫn đến giác ngộ. Ông quyết định ăn uống bình thường trở lại, sau đó Ông đến cội Bồ-đề ở Bồ Đề Đạo Tràng và nguyện sẽ nhập định không rời chỗ ngồi cho đến lúc tìm ra nguyên nhân và cơ chế của Khổ. Ngồi kiết già, lưng thẳng đứng hướng về phía gốc cây, mặt hơi cúi xuống nhìn về hướng đông, phía bờ sông Nairanjana. Đêm hôm đó, Ông bắt đầu thực hành các pháp thiền định. Cuối cùng, ông đạt tới Diệt-Thọ-Tưởng định (Nirodha-samapatti), tỏa ra uy năng chiếu khắp Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới). Ma vương Ba Tuần (vua cõi trời Tha Hóa Tự Tại) không muốn ông đắc đạo, đã quấy nhiễu bằng nhiều phương thức, nhưng cuối cùng đều thất bại. Ba cô con gái của Ma Vương tên là Tanhā (Ái Dục), Aratī (Bất Mãn) và Ragā (Tham Vọng) hóa ra ba nàng tiên tuyệt đẹp để quyến rũ, nhưng cũng chịu thất bại. Sau khi hàng phục Ma Vương xong, Ông tiếp tục nhập Diệt Thọ Tưởng định và bắt đầu chứng đắc các đạo quả: Tận diệt các vi tế phiền não (Kammavasa) còn ẩn náu trong tâm làm nghiệp nhân cho sanh tử luân hồi (Samsara). Đến canh một đêm đó, ông chứng Túc Mạng Minh (Pubbe-nivasanussati-nana), biết rõ tất cả các tiền kiếp của ông (ở thời đại nào, tên gì, sanh trưởng thế nào, sinh sống ra sao, vui thíchđau khổ thế nào, tạo nghiệp gì, chết thế nào, rồi tái sinh thế nào...) Tận diệt các vi tế vô minh (Avidyasava). Đến canh ba, ông chứng Thiên Nhãn Minh (Cutupapata-nana), biết rõ tất cả sự biến chuyển của vạn vật qua các giai đoạn thành, trụ, hoại, không; và biết rõ tất cả chúng sanh (ở thời đại nào, tên gì, sanh trưởng thế nào, sinh sống ra sao, vui thíchđau khổ thế nào, tạo nghiệp gì, chết cách nào, rồi tái sinh thế nào...) Ông biết rõ tất cả nhân duyên nghiệp báo của chúng sinh, từ đó suy ra luật Nhân QuảLuân Hồi. Tìm ra phương cách giúp chúng sinh chấm dứt phiền nãovô minh, đạt đến giác ngộ hoàn toàn, thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi. Đến canh năm, ông chứng Lậu Tận Minh (Asavakkhaya-nana): Do đã biết rõ tất cả các tiền kiếp của chính bản thân mình và của mỗi chúng sinh, nên ông nhận thấy rõ ràng đâu là khổ, đâu là nguyên nhân của khổ, đâu là hạnh phúc chân-thật vĩnh-cửu và làm thế nào để đạt được nó. Ông đã tìm ra Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo). Ngày mùng 8 tháng chạp âm lịch năm Nhâm Thân (đầu năm 589 trước công nguyên). Ở tuổi 35, Ông đã đạt tới giác ngộ, trở thành Phật toàn giác, là bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttara samma sambodhi), là đức Phật Thích Ca Mâu Ni với Thập hiệu: 1/ Như Lai, là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi Chân như"; tuệ giác của Đức Phật như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối vô minh. 2/ Ứng Cúng, dịch nghĩa là A La Hán, là "Người đáng được cúng dường", đáng được tôn kính. 3/ Chính Biến Tri, dịch theo âm là Tam miệu tam phật đà, là "Người hiểu biết đúng tất cả các pháp". 4/ Minh Hạnh Túc, nghĩa là "Người có đủ trí huệ và đức hạnh", tức là có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh). 5/ Thiện Thệ, là "Người đã đi một cách tốt đẹp" 6/ Thế Gian Giải, là "Người đã thấu hiểu thế giới" 7/ Vô Thượng sĩ, là "bậc tu hành tối cao, không ai vượt qua" 8/ Điều Ngự Trượng Phu, nghĩa là "Người đã chế ngự được bản ngã và nhân loại", có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo. 9/ Thiên Nhân Sư, là "Bậc thầy của cõi người và cõi trời" 10/ Thế Tôn, là "Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính" Từ thời điểm đó, Ông biết mình là Phật, là một bậc Giác Ngộ, và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh một lần nào nữa. Về với kinh đô Xá Vệ của vương quốc Kiều Tát La cũ, thuộc miền Bắc Ấn Độ ngày nay, chúng tôi vào chiêm bái nhà của ngài Cấp Cô Độc là một vị trưởng giả triệu phú ở đây và cũng là một đệ tử tại gia của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Tên thật của Cấp Cô độcTu Đạt Đa, do ông thường xuyên cung cấp thức ăn cho những người nghèo và vô gia cư nên được gọi là Cấp Cô Độc. Dấu tích 5 hầm vàng to lớn mà ông đã dùng để mua vườn Kỳ Đà ai cũng trầm trồ thán phục, kính trọng ông. Đoàn chúng tôi tiếp tục đến chiêm bái một số nơi nữa như: Bồ Đề Đạo tràng, núi Linh Thứu, Đại học Nalanda, Vườn Lộc Uyển, Câu Thi Na,Tháp Mahaparanirvana ..v..v.. - Bồ đề Đạo Tràng là nơi Đức Phật thành đạo. Nổi tiếng nhất là khu di tích chùa Đại Bồ Đề (Mahabodhi Temple), trong đó có thờ một tượng Phật - đây là pho tượng phật độc nhất thế giới. Phía sau là cây cổ thụ Bồ Đề, và Kim Cương Toà, nơi Đức Phật ngồi tham thiền, đắc đạo. Trong khuôn viên chùa có các nơi Đức Phật ngự trong 7 tuần lễ đầu tiên sau khi thành đạo và trụ đá của vua Asoka (A Dục). Bồ đề Đạo Tràng là khu Thánh địa thiêng liêng bậc nhất trong các thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ. Nơi đây, luôn được sự quan tâm với lòng kính trọng đặc biệt của Phật tử và các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Bồ Đề Đạo Tràng nằm ở phía Nam thành Gaya, nước Ma Kiệt Đà (Magadha) thời Ấn Độ cổ đại, nay là vùng ngoại ô Bodhgaya, cách thành phố Gaya khoảng 7 km về phía Nam thuộc bang Bihar - Cộng hòa Ấn Độ. Hiện nay, khu Bồ Đề Đạo Tràng có diện tích khoảng 3 hecta đất, bao gồm nhiều thánh tích quan trọng như tháp Đại Giác, cội Bồ Đề, Bảo Toà Kim Cang, bảy nơi đức Phật ngự sau khi thành đạo, quần thể tháp cổ..... Và dường như Bồ Đề Đạo Tràng khu là thánh tích còn nguyên vẹn nhất so với tất cả những thánh tích khác liên quan đến Phật giáo trên đất nước Ấn Độ. Một điều kỳ diệu đối với bất cứ ai được một lần dừng chân nơi đây, hoặc lễ bái, hoặc tụng kinh hoặc kinh hành, hoặc khởi lòng đối với đức Phật chúng ta đều có chung một cảm giác an lành, một niềm hoan hỷ trào dâng, đó chính là sự gia trì của đức Phật cho hàng đệ tử của Ngài hay bất cứ những ai có một chút nghĩ tưởng đến ân đức của Phật. Ở ngoại thành Bodh Gaya, ngày nay có nhiều chùa được thiết lập, của các cộng đồng Phật giáo Thái Lan, Việt Nam, Tích Lan, Miến Điện, Tây Tạng, Bhutan, Nhật Bản, v.v. - Núi Linh Thứu cách Bồ đề Đạo tràng 70 km, và cách Đại học Nalanda 11 km về hướng Tây Nam. Núi Linh Thứu là một trong những Phật tích quan trọng, nơi có hương thất của Đức Thế Tôn, động tu của Tôn giả Xá lợi phấtTôn giả A nan… Đỉnh núi do Vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) cho khai phóng cúng dường PhậtTăng đoàn. Nhiều bài kinh của Đức Phật, đặc biệtkinh điển Đại Thừa, bao gồm Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và Kinh Bát Nhã được Đức Phật giảng dạy tại đây. - Trường Đại học Nalanda: Là một trung tâm học tập bậc cao thời cổ đại, một tu viện Phật giáo lớn nằm ở vương quốc cổ Magadha, ngày nay thuộc tiểu bang Bihar, Ấn Độ. Nalanda nhận được sự bảo hộ của các vị hoàng đế theo Ấn giáo thời Đế quốc Gupta cũng như các vị hoàng đế theo Phật giáo như Harsha và những hoàng đế của Đế quốc Pala thời kỳ sau đó. Khu phức hợp Nalanda được xây dựng bằng gạch đỏ, ngày nay phế tích này nằm trên một diện tích rộng 14 héc-ta (488×244 mét). Vào thời hoàng kim của mình, Viện Đại học Nalanda thu hút học giả và sinh viên từ cả các vùng xa xôi như Tây Tạng, Trung Quốc, Hy Lạp, và Ba Tư. Nalanda bị một đội quân Hồi giáo người Turk do Bakhtiyar Khilji chỉ huy tàn phá vào năm 1193. Thư viện của Viện Đại học Nalanda lớn đến mức mất đến ba tháng mới cháy hết khi nó bị những kẻ xâm lăng châm lửa đốt, tàn phá các tự viện, và đuổi các tu sĩ ra khỏi khu vực. Năm 2006, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, và các nước khác tuyên bố một dự án tôn tạo và phục hồi địa điểm cổ xưa này. Huyền Trang cao tăng thời Đường cũng đã du học tại đây. - Vườn Lộc Uyển: Đây là nơi Đức Phật chuyển pháp luân Vào khoảng 2.500 năm trước, Đức Phật đã chọn nơi này để thuyết pháp lần đầu tiên, sau khi ngộ được cõi Niết Bàn. Năm môn đệ, những người theo Người đã kinh ngạc khi nhìn thấy ánh hào quang rực rỡ của Đức Phật, và Người đã thuyết phục các môn đệ của mình bằng bài thuyết pháp đầu tiên trước họ, ngày nay gọi là Kinh Chuyển Pháp Luân. Điều này đã tạo nên một truyền thông trong các Tăng Lữ, để phổ biến lời dạy của những người tu khổ hạnh, trên khắp thế giới. - Câu Thi Na: Là nơi Đức Phật nhập Niết bàn Câu Thi Na là một trong bốn thánh tích quan trọng: Lâm-tỳ-ni, nơi đức Phật đản sanh. Bồ đề Đạo tràng nơi đức Phật Thành Đạo, Lộc Uyển, nơi đức Phật Chuyển pháp luân và Câu-thi-na nơi đức Phật nhập Niết bàn. Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, hai nước Mallas và Vajjians bị chiếm và ghép vào nước Magadha. Khi ngài Pháp Hiển đến thăm (vào thế kỷ thứ năm) thì chỗ này vắng người và hoang vu. Chùa chiền đều bị đổ nát. Nhưng đến cuối thế kỷ thứ 5 thì vị Svami Haribala dựng lại một ngôi tháp chính. Mãi cho đến năm 1825, ông Carlyle mới bắt đầu đến đào bới chỗ này. Chính ông đã tìm ra tượng đức Phật nhập Niết bànsửa chữa lại. Ông có đào được xương cùng đồ vật bị cháy cả trong ngoài chùa. Điều này chứng tỏ đã có một tai nạn cho những người trong chùa bị chết cháy cùng với chùa. Có lẽ tai nạn này xảy ra trong lúc giặc Hồi Giáo đến cướp phá. Công việc đào bới vẫn được tiếp tục nhưng thường bị gián đoạn; cho đến năm 1912 thì dừng hẳn. Vogel và Pandit Hirananda Sastrra là hai vị học giả chú tâm nghiên cứu thánh tích này. Vị Tỳ kheo tên là Mahabir người Ấn Độ là người đầu tiên lập một ngôi chùa ở đây để phục hưng Phật giáo. Sau khi xuất giaTích Lan, vị này đến đây, dựng một chòi nhỏ để ở, rồi ông Khee Zharee giúp đỡ tài chánh để lập một pháp xã vừa để khách thập phương đến trú vừa làm chỗ ở của mình. Sau đó Đại đức Chandhamani tiếp tục công việc. Hiện nay Câu Thi Na tuy ở vào một nơi xa xuôi hẻo lánh. Dọc theo đường đến rừng Sa la, ngoài chùa Miến Điện còn có chùa Trung Hoa, Tây tạng, Pháp xá Birla,..v..v. Trường trung học ở đây cũng rộng rãi và sạch sẽ. Đất đai xem rất phì nhiêu. Hoa màu phong phú. Dân chúng ở các làng chung quanh có vẻ thanh lịch hơn các nơi khác. Sự tín ngưỡng của họ không tào tạp vì ở đây ít có các đền Ấn giáo. Một số đã qui y Tam bảo. Nhập Niết bàn Đức Phật trong cử chỉ nằm dài, đầu quay về phương bắc, diện hướng đến phía nam, hai chân chồng lên nhau như lúc Đức Phật nhập Niết bàn. Tượng dài đến 7 thước và được tôn trí trên bệ đá được tạc trong một tảng đá Chunar nguyên. - Tháp Mahaparanirvana: Lễ Phật xong, đoàn chúng tôi tất cả ra ngoài và đi nhiều xung quanh tháp Mahaparanirvana. Tháp nằm về phía đông của chùa chính nơi đức Phật nhập Niết Bàn. Bộ lạc Malla xây tháp này để tôn thờ phần ngọc Xá Lợi mà họ được chia. Tháp hình tròn, không cửa, đường kính độ 8 thước. Khi ngài Huyền Trang nhìn thấy thì tháp cao hơn 50 thước, nay chúng tôi thấy tháp chỉ còn 15 thước. Ba tháng trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật nói với ngài A nan, Ngài sẽ nhập Niết Bàn và bảo ngài ANan lựa khu rừng thuộc bộ lạc Malla này làm nơi xả bỏ xác thân của Ngài. Ngài ANan rất ngạc nhiên, vì không hiểu tại sao Đức Phật lại lựa chỗ xa vắng và ít đệ tử để nhập Niết bàn. Vì chưa chứng A la hán nên ngài ANan không hiểu được tôn ý của Phật. Theo ý kiến của các học giảchúng tôi, có lẽ vì không muốn nhiều đệ tử khổ buồn khi phải chứng kiến cảnh biệt ly giữa thầy trò nên Đức Phật không nhập Niết Bàn ở những nơi thị tứ, đông đệ tử như Vương xá, Ba-la-nại, Xá-vệ v.v… Để trấn áp những sự buồn tiếc đang dâng trào, tôi và đoàn chúng tôi vừa đi chắc chắn vừa suy nghĩ lời của ngài A Nâu Lâu Đà nói với ngài ANan khi ngài ANan khóc lóc và bảo Đức Phật đã mất: “Này ANan và các sư huynh! Đức Thế Tôn không phải chết mất mà đi vào một nơi an lạc thường tịch”. Và một điều nữa làm cho tôi và đoàn chúng tôi suy nghĩ nhiều là Đức Phật sinh ra dưới gốc cây Vô ưu, đắc đạo dưới gốc Bồ đề, chuyển pháp luân trong vườn Lộc và nhập Niết Bàn dưới những cây Sala. Ôi! Cao đẹp thay đức giải thoát của Đấng Từ Bi! Đoàn chúng tôi còn được thầy Thích Trung Định và cô Tường Nghiêm đưa đi chiêm bái một số nơi khác nữa. Nhưng với tôi chỉ khái quát thế thôi là đã thấy Đức Phật rất vĩ đại, thương dân hơn thương thân mình, dám từ bỏ giai cấp của mình để đi tu, Ông xứng đáng là bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là đức Phật Thích Ca Mâu Ni với Thập hiệu. Còn nhân dân Nê Pan và Ấn Độ cũng thật tuyệt với. Họ biết kính trọng người đã vì họ mà lập đền thờ, mà bảo quản di sản thánh tích, không xâm lấn..v..v.. Đúng là: ”Thương dân dân lập bàn thờ”... Cả thế giới kính trọng, tôn thờ Đức Phật kính yêu, nhiều nước đã lập chùa để thờ Ông./. Thật may mắntuyệt vời khi chúng tôi có được thầy Thích Trung Định và cô Tường Nghiêm với tấm lòng thanh bạch cao cả đưa chúng tôi về với Đức Phật “Cùng về thăm Phật với anh Nê Pan, Ấn Độ ngát xanh cây đời.”

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/08/2010(Xem: 69610)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?