Chùa Báo Ân, Vạn Ninh Khánh Hòa

03/01/201212:00 SA(Xem: 23614)
Chùa Báo Ân, Vạn Ninh Khánh Hòa

CHÙA BÁO ÂN
報 恩 寺
Ngôi chùa 170 tuổi, trên quê hương Bồ Tát Quảng Đức, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Điện thoại: 0905566099
Trú trìThượng tọa Thích Giác Hạnh
Biên tập: Trí Bửu

chuabaoan-01

chuabaoan-05

chuabaoan-03

Trèo lên đèo Cả
Trông sang Vạn Giã,
Ngó lại Tu Bông…

 

Tu Bông đã nổi tiếng từ xưa đến nay là nơi nhiều gió, nên ca dao Khánh Hòa có câu “Mưa Đồng Cọ, gió Tu Hoa (Tu Bông)” và đặc biệt Tu Bông còn có một nét đẹp văn hóa của lịch sử truyền thừa Phật giáo, đất địa linh, nhân kiệt nơi Bồ Tát Quảng Đức hiện thân, xuất gia và hành đạo…

1. Bối cảnh lịch sử:

Huyện Vạn Ninh nằm ở phía bắc tỉnh Khánh Hoà, phía nam dãy Đèo Cả - Vọng Phu. Giáp các huyện Đông HòaTây HòaSông Hinh của Phú Yên về phía Bắc và phía Tây, giáp thị xã Ninh Hòa về phía nam, phía đông giáp biển.

Vạn Ninh có Mũi Đôi - nơi đón bình minh sớm nhất Việt Nam! Mũi Đôi thuộc bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam. Nơi đón ánh Mặt Trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Đông Dương & cả Đông Nam Á lục địa). Năm 2005, nơi này đã được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch công nhậndi tích quốc gia.

Huyện Vạn Ninh thời phong kiến, trước kia là huyện Quảng Phước thuộc phủ Thái Khang, được thành lập năm Thịnh Đức thứ nhất (1653), đến năm 1690, phủ Thái Khang đổi thành phủ Bình Khang gồm 2 huyện Quảng Phước và Tân Định. Năm Gia Long thứ hai (1803) phủ Bình Khang đổi thành phủ Bình Hòa. Năm Minh Mạng thứ mười hai (1831), phủ Bình Hòa lại đổi thành phủ Ninh Hòa, gồm các tổng: Phước Tường Ngoại, Phước Tường Nội, Phước Thiện, Phước Hà Nội, Phước Hà Ngoại, Phước Khiêm.

Sau khi Pháp xâm lược Việt Nam, Pháp đã mở đường quốc lộ 21, nối liền Buôn Ma Thuột với huyện Tân Định và cảng Hòn Khói. Pháp lại đổi tên huyện Tân Định thành phủ Ninh Hòa, cắt 3 tổng của huyện Quảng Phước là Phước Khiêm, Phước Hà Nội, Phước Hà Ngoại nhập vào phủ Ninh Hòa (thị xã Ninh Hòa ngày nay). Phủ Ninh Hòa cũ đổi thành huyện Vạn Ninh ngày nay.

Năm 1976, Vạn Ninh và Ninh Hòa hợp nhất thành huyện Khánh Ninh. Ngày 23-10-1978, Chính phủ ra Quyết định số 268-CP thành lập thị trấn Vạn Giã. Năm 1979, Khánh Ninh lại được tách ra làm 2 huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh cho đến ngày nay. 

2. Lịch sử hình thành chùa Báo Ân

Giữa thế kỷ XX vào lúc phong trào chấn hưng Phật Giáo phát triển mạnh ở Việt Nam. Nhưng khu vực duyên hải Miền Trung Phật Giáo chưa truyền bá rộng khắp những vị tăng trẻ được đào tạo tại Thập Tháp (Bình Định) và Phật học viện Hải Đức (Nha Trang) được phân bổ về khắp nơi làm công tác Phật sự, trong đó có Đại đức Thích Thiện Quang -Tổ Khai sơn chùa Báo Ân

Chùa Báo Ân tọa lạc tại thôn Hội Khánh, nơi Bồ Tát Quảng Đức ra đời cho nên hiện nay còn có tên là Làng Bồ Tát Quảng Đức, thuộc thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa..

Chùa do Tổ Chơn Hương - Thiện Quang, đời thứ 40 dòng Lâm Tế Chánh Tông,. Khai sơn vào năm 1841, (năm Duy Tân thứ I), cách nay gần 2 thế kỷ.

Sau 170 năm kiến tạo, mặc dù đã được trùng tu nhiều lần, Năm 1986, lần trùng tu gần nhất cảnh chùa còn lại hiện nay, nhưng đến nay chùa đã bị thời gian bào mòn hư hoại, chưa đáp ứng kịp với tầm của ngôi chùa tại làng Bồ tát sinh ra, chưa có nơi thờ phụng Bồ tát tôn nghiêm xứng tầm với công đức của Ngài, để chư tôn đức Tăng Ni và khách thập phương mỗi khi về thăm quê hương Bồ tát có nơi chiêm bái, sinh hoạt đồng thời đáp ứng nhu cầu tu học của Tăng tín đồ Phật tử địa phương.

3.- Chùa Báo Ân qua các đời truyên thừa:

Sau 170 khai sơn kiến tạotruyền thừa, chùa Báo Ân đã trải qua 5 đời Trú trì:

1.- Tổ Khái sơn: HT Thích Thiện Quang

2.- Đệ nhị Trú trì: HT Thích Thiện Đạo

3.- Đệ tam Trú trì: Đại đức Thích Hạnh Đức

4.- Đệ tứ Trú trì: Hòa thượng Thích Đồng Niệm chính là sư phụ của Thượng tọa Thích Giác Hạnh hiện nay. Gần hai thế kỷ qua 5 đời Trú trì truyền thừa liên tục không gián đoạn. Những tưởng tuổi trời tân hưởng nào ngờ vào ngày 05-4-1997 HT Thích Đồng Niệm đã quảy dép quy Tây. Hòa thượng ra đi về cõi Phật để lại trên 10 đệ tử xuất gia và tờ di chúc, phú chúc cho Đại đức Thích Giác Hạnh trưởng tử kế thừa Trú trì đời thứ năm.

Thế rồi thời gian trôi qua, ngôi chùa Báo Ân cũng theo năm tháng tàn phai, chịu chung số phận của quy luật vô thường: thành, trụ, hoại, không. Để đáp ứng với nhu cầu phát triển Phật pháp hiện nay, cho nên ngày 28 tháng 7 năm Tân Mão (tức ngày 27.8.2011) vừa qua, Thượng tọa Thích Giác Hạnh- Đệ ngũ Trú trì cùng hào lão trong làng và Phật tử đã tổ chức lễ đặt đá đại trung tu chùa Báo Ân đưới sự chứng minh của chư tôn đức Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa và Ban Đại diện Phật giáo huyện Vạn Ninh cùng các cấp chính quyền địa phương. Dự kiến công tác đại trùng tu lần này: - Ngôi chánh điện, Tượng đài Bồ Tát Quảng Đức và Cổng Tam quan,

Ươc mong một ngày không xa khi công tác đại trùng tu chùa Báo Ân viên thànhphạm vũ huy hoàng, trang nghiêm tú lệ, Báo Ân không chỉ là nơi Phật tử địa phương tu học hành đạo mà còn là nơi tưởng niệm Bồ Tát Quảng Đức vị Bồ Tát vị pháp hóa thân, địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân Tu Bông, Vạn Ninh,. Khánh Hòa.

 

chuabaoan-08

chuabaoan-06

chuabaoan-09

chuabaoan-10

chuabaoan-11

chuabaoan-12

chuabaoan-14

chuabaoan-15

chuabaoan-16

Ngày về thăm quê hương Bồ Tát Quảng Đức Tân Mão -2011





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 18369)
31/03/2013(Xem: 12454)
03/04/2014(Xem: 49660)
15/09/2016(Xem: 9608)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.