Chùa Hải Ấn - Chùa Hang, Nha Trang

14/12/201012:00 SA(Xem: 25464)
Chùa Hải Ấn - Chùa Hang, Nha Trang

CHÙA HẢI ẤN
CHÙA HANG NHA TRANG

chuahaian-03-contentTừ Trung tâm thành phố Nha Trang đi theo con đường 2/4 về hướng Bắc khoảng 2 km sẽ đến Tháp Bà. Đi theo con đường chạy dọc phía sau lưng Tháp Bà, sừng sững trên triền núi xanh, chùa Hải Ấn nổi bật lên với tường màu vàng nhạt và những vòm mái cong cong màu đỏ. Chùa Hải Ấn thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa. Dân quanh vùng thường gọi bằng hai tiếng thân quen đầy cung kính: Chùa Hang. Bởi vì trong chùa có một cái hang ăn sâu lên trên đỉnh núi. Vào năm 1968, cố Ni sư Thích Nữ Chánh Lượng đến đây lập một am thờ Phật ngay trong hang, suốt trong hai năm liền, "nhất bộ nhất bái" (mỗi bước một lạy) trì kinh Pháp Hoa để cầu nguyện được lập nên một ngôi chùa. Chùa xây phía bên ngoài cạnh hang động, đến năm 1971 thì hoàn thành. Cố Sư bà chính là Tổ Khai sơn chùa Hải Ấn- Chùa Hang.

Cố Sư Bà Thích Nữ Chánh Lượng, nguyên Quản trị Ni viện Diệu Quang, TP Nha Trang, nguyên Giám đốc Cô nhi viện Phật giáo Bửu Tịnh, Tuy Hoà, Phú Yên. Sư bà họ Mai thị huý Hồng Hà, xuất thân trong một gia đình khoa bảng, tại thôn La Hà, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thân phụ là Cụ ông Mai Hữu Tập, nguyên Thượng thư Bộ Lễ dưới triều Vua Thành Thái. Thân mẫu là Cụ Bà Võ Thị Tuân.

Sư bà sinh ra và lớn lên trong gia đình nhiều đời kính tín Tam bảo, và có căn lành với Phật Pháp từ thuở nhỏ. Do đó, thuở ấu thơ Bà đã phát tâm quy y với Tổ Bích Không Viện chủ Tổ đình Sắc tứ Hải Đức, Huế. Năm 1940, sau khi thân mẫu qua đời, Sư Bà đã phát nguyện quy y Tam Bảo, được Pháp danh huý thượng Tâm hạ Hải.

Năm 1944, duyên lành đã đến Sư Bà cần cầu đãnh lễ Cố Tăng Cang Hoà Thượng Thích Phước Huệ, Khai sơn Tổ đình Sắc Tứ Hải Đức, Huế. xin xuất gia và được Tổ Phước Huệ nhận làm đệ tử. Năm 1952, Tổ đình Thiên Bửu, Ninh Hoà khai Đại giới đàn, do Cố Hoà Thượng Thích Trí Thắng, Viện chủ chùa Thiên Hưng, Phan Rang, Ninh Thuận làm Đàn đầu truyền giới, được Tổ cho thọ Cụ túc giới và ban cho đạo hiệu Chánh Lượng. 

Năm 1956, Sư Bà trờ lại Nha Trang thực hiện tâm nguyện hoằng pháp lợi sanh. Sư Bà đã tích cực tham gia vận động sáng lập Ni viện Diệu Quang, Ni tự An Tường. Sư Bà còn được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Trung phần tin tưởng cử làm Giám đốc Cô Nhi viện Phật giáo Bửu Tịnh tại Tuy Hoà, Phú Yên.

Năm 1968, trong một lần dạo bước nhàn du đến sườn núi Sạn, nhận thấy nơi đây cảnh trí thanh tịnh, thích hợp với sự tĩnh tâm tu hành, Sư Bà đã vận động Phật tử cúng dường mua mãnh đát này và lập tại đây am tranh thờ Phật.

Nhờ sự trợ duyên của Tăng Ni, Phật Tử, đặc biệt là sự khích lệ của Cố Hoà thượng Thích Trí Thủ, đến năm 1971, ngôi Phạm vũ đã hoàn thành, được Cố Hoà Thượng Thích Trí Thủ an danhHải Ấn Ni Tự, nhưng người dân quanh vùng vẫn quen gọi là Chùa Hang.

Trải qua gần 50 năm tu học, hành đạo, hoằng pháp lợi sinh, Sư Bà là bậc thạch trụ của Ni giới, tài đức song toàn, là nhà mô phạm mẫu mực, làm tấm gương muôn đời cho Ni giớI thế hệ mai sau noi theo.

Mùa Hạ năm Tân Mùi (1991) ngày 9 tháng 5, chính tại ngôi chùa Hải Ấn, Sư Bà đã xã báo thân an tường thi tịch, trụ thế 78 năm, hạ lạp 38 năm.

 

 

Chùa Hang, hang động nay vẫn còn đó, nép bên chánh điện nguy nga, hai bên cửa hang có bộ tượng "Khuyến Thiện - Trừng Ác" trấn giữ, vào bên trong hang không khí khác hẳn, im ắng, chừng như nghe được tiếng thì thầm của những tảng đá trắng nhám sần sùi vô tri. Trong hang nay có thờ Phật, Bồ Tát, và Tổ khai sơn. Từ khi Sư Bà khai sơn viên tịch, chùa vẫn được tu bổ xây dựng thêm rất nhiều công trình tạo nên một chốn thiền môn đầy hoa sắc, rộng rãitráng lệ hơn...

Đặc biệt là giếng nước trong chùa. Giếng nằm bên ngoài phía trước dãy nhà trù, trên một tảng đá xanh rì. Xưa, Sư Bà khai sơn đã cho đào thử nhiều giếng nước, nhưng nước bị nhiễm mặn nên không sử dụng được như tất cả các giếng nước quanh vùng vì ở gần cửa biển. Không đầu hàng khó khăn trở ngại, Sư Bà phát nguyện trì kinh "Ngũ Bách Danh" (năm danh hiệu Phật, cứ mỗi lần xưng tán một danh hiệu Phật thì đảnh lễ một lạy), để cầu tìm nguồn nước ngọt cho chùa, cũng như cho dân trong vùng.

Rồi ngày nọ, Ni sư đã chỉ cho đám thợ khoan giếng địa điểm để lấy nguồn nước: Ngay bên trên tảng đá khổng lồ. Ban đầu, thợ khoan giếng không dám nhận công việc này, vì họ sợ làm hao tài tốn của nhà chùa mà sẽ không được gì, nhưng sự quả quyết của Ni sư đã thuyết phục được họ, vậy là họ khoan xuống tảng đá xanh cứng. Thật kỳ diệu, khoan sâu xuống lòng đá hơn mười mét thì gặp mạch nước ngọt mát lạnh và trong vắt. Giếng nước ngọt được tìm thấy, nguồn nước tràn trề quanh năm, người dân quanh khu vực ngày đêm quẩy gánh xách thùng đến xin nước về dùng từ đó đến nay, và dân chúng nghiêng mình cung kính gọi đó là giếng Phật.

Kế thừa Tổ Khai SơnTrú trì Ni sư Thích Nữ Tín Diệu và Phó Trú trì Ni sư Thích Nữ Tín Tâm. Ni sư trụ trì đã cho xây dựng những dãy bậc cáp lên phía trên đỉnh núi. Du khách đến đây có thể vừa du sơn vừa ngoạn thủy “Sơn thủy hữu tỉnh”. Ngọn núi phía sau lưng chùa được tôn trí những tượng đài, gác chuông, tạo nên một cảnh quan kỳ thú, một danh thắng tâm linh của thành phố biển Nha Trang.

chuahaian-04-contentchuahaian-03-contentchuahaian-02-contentchuahaian-01-content

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 17555)
31/03/2013(Xem: 12011)
03/04/2014(Xem: 48815)
15/09/2016(Xem: 8800)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.