Bộ tem Phật in trên lụa duy nhất trên thế giới

21/06/20196:13 CH(Xem: 3533)
Bộ tem Phật in trên lụa duy nhất trên thế giới

 

BỘ TEM PHẬT IN TRÊN LỤA DUY NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

 

 

blank
Mẫu tem 5-1: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi trên đài sen

 

           Vào dịp Phật Đản 2513, nhằm tháng 5 năm 1969, Bưu chính Vương quốc Bhutan đã cho phát hành một bộ tem đặc biệt về đề tài Phật giáo, được thiết kế và in trên chất liệu chưa từng có: lụa. Cho đến thời điểm này, đã trải qua 40 năm, theo các chuyên gia sưu tập tem thì trên thế giới vẫn chưa có quốc gia phát hành tem in trên lụa, và bộ tem lụa đề tài Phật giáo của Bhutan nghiễm nhiên trở thành bộ tem lụa duy nhất, ngày càng trở nên quý hiếm, rất đắt giá!

        Như ta biết, lãnh thổ Vương quốc Bhutan nằm ở vùng Nam Á, trong rặng Hy Mã Lạp Sơn, ở giữa Trung QuốcẤn Độ, chịu khí hậu rất khắc nghiệt, đặc biệt là nguy cơ thiên tai luôn rình rập bởi những cơn bão thổi xuống từ rặng Hy Mã Lạp Sơn, đó chính là nguồn gốc của tên quốc gia: Bhutan có nghĩa là “Rồng- Sấm Sét của Đất”, nên quốc kỳ của Bhutan có hình một con rồng đang uốn lượn trên nền màu vàng nâu nhạt (đất), và đỏ (lửa). Vì nằm ở vị trí giáp với hai quốc gia rộng lớn đều có nền văn minhlịch sử lâu đời mang đậm dấu ấn của Phật giáo, nên Bhutan chịu ảnh hưởng rất nhiều về tín ngưỡng. Hiện nay, “đất nước của Rồng” này có 75% dân số theo Phật giáo Tây Tạng, và 25% theo Ấn Độ giáo. Về xuất khẩu, Bhutan chỉ có những mặt hàng thủ công nghiệp, thạch cao, gỗ, xi măng, trái cây, gia vị, đá quý… là đáng kể, nhưng nguồn xuất khẩu tem chơi của nước này được xếp hàng “đại gia” trên thế giới với rất nhiều bộ tem độc đáo, lạ lẫm, có một không hai, khiến cho nhiều cường quốc phải kinh ngạc, kính nể. Xuất khẩu tem chơi của Bhutan được xem là nguồn lợi tức hàng đầu của quốc gia. Phải nhắc đến vấn đề này để thấy rằng ngành Bưu chính Vương quốc Bhutan phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới liên tục về hình dạng, chất liệu, cũng như nội dung đề tài qua những bộ tem mà họ chú trọng xuất khẩu để chinh phục bao người đam mê thú sưu tập tem trên khắp hoàn cầu. Và, bộ tem đề tài Phật giáo in trên lụa đã nói qua ở phần trên nằm trong số những bộ tem “siêu tuyệt” của Bhutan.

blank
Bloc 2 không đục lỗ răng tem : Thần Vu Hộ Pháp



         Bộ tem Phật bằng lụa duy nhất trên thế giới gồm: 3 mẫu hình vuông có khuôn khổ (KK) 58x58 mm, 2 mẫu hình chữ nhật KK 37x70, kèm thêm 2 bloc tem lớn KK 80x110 mm. Qua đó, nội dung từng mẫu tem được thể hiện như sau:

  • Mẫu 5-1: giá mặt 2 NU (viết tắt chữ Ngultrum: đơn vị tiền tệ của Bhutan) đưa hình tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi trên đài sen, xung quanh là hoa văn cùng trời mây hài hòa màu sắc.
  • Mẫu 5-2: giá mặt 15 CH (viết tắt chữ Centimes, 1 NU= 100 CH) là hình tượng của đức Bồ Tát Phổ Hiền đang ngồi trên long một chú voi trắng.
  • Mẫu 5-3: giá mặt 75 CH, là hình tượng một Thần Vu có dung diện dữ tợn, da xanh, bụng và ngực to, có ba mắt lớn, mang khố bằng da cọp, đang dạng chân vung quyền giữa lửa đỏ hừng hực, trông thật phải khiếp sợ. Theo Phật giáo Tây Tạng, Thần Vu là bậc hộ phápnhiệm vụ bảo vệ chùa, đánh đuổi tà ma quỷ dữ, bảo vệ chánh pháp, cũng giống như hình tượng ngài Tiêu Diện của Phật giáo Bắc Tông. Một vị Thần Vu là một bậc Bồ tát hóa thân (tiếng Phạn là mirmanakaya nghĩa là “biến hóa huyền ảo”), đôi khi còn là một vị “Phật sống chuyển thế” (ứng thân của Phật) với sứ mệnh là để kế thừa, truyền bá, hoằng dương Phật pháp, loại trừ khổ nạnnhân gian, giúp đỡ chúng sinh tích đức hành thiện, thoát khỏi nỗi khổ luân hồi…
  • Mẫu 5-4: giá mặt 6 NU, là hình ảnh hai vị Cổ Phật đang ngồi trên đài sen, chính giữa là một đài sen khác không có ai ngồi, cho chúng ta hiểu một điều là đã có một vị Phật hóa thân thành Thần Vu để xuống trần gian cứu nhân độ thế.
  • Mẫu 5-5: giá mặt 5 NU, là hình ảnh ba vị Lạt Ma ngồi trên bồ đoàn lơ lững trên mây và lửa. Vị ở giữa là một Đạt Lai (Phật Sống) ngồi trên tấm bồ đoàn xung quanh có sen hồng nở rộ. Cả ba vị đều đang bắt ấn niệm chú.
  • Bloc  tem 1: giá mặt 5 NU+ 6 NU+ 75CH, là một bức tranh hoàn chỉnh được ghép lại từ 3 mẫu tem 5-3. 5-4 và 5-5, cho chúng ta thấy rõ đúng là vị Thần Vu được một đức Phật ngồi trên tòa sen chính giữa hóa thân mà thành, phía sau vầng lửa đỏ là ba vị Lạt Ma đang chú tâm hộ niệm.
  • Bloc tem 2: nội dung y như Bloc 1, nhưng không đục lỗ răng tem.

blank
Mẫu 5-2: Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng
blank
Mẫu tem 5-3: Thần Vu
blank
Mẫu tem 5-4: Hai vị Cổ Phật

 

blank
Mẫu tàm 5-5: Các vị Lạt Ma

 

blank
Bloc 1 có đục lỗ răng tem: Thần Vu


          Những hình ảnh trên các mẫu tem và bloc tem đều được sao chép và thiết kế lại từ những bức tranh vẽ trên phướn, trên vải (được gọi là thanka để phân biệt với loại hình họa linh phù mandala) quen thuộc của Phật giáo Tây Tạng. Từ những bức tranh trên phướn, trên vải chuyển lên trên tem bằng lụa, ngành Bưu chính Vương quốc Bhutan có thể tự hào rằng nghệ thuật hội họa không chỉ được giữ được y nguyên mà còn làm tăng thêm nét độc đáo của mỹ thuật Phật giáo.

Giới chơi tem quý hiếm cho biết, chỉ kể riêng một bloc tem 1 (có đục lỗ răng tem) đã là 70 USD, nhưng người đang sở hữu cũng không chịu để bộ tem quý hiếm này vụt khỏi tầm tay mình, và khắp nước Việt Nam hiện nay chỉ có không quá… 3 bộ.

 

MÃN ĐƯỜNG HỒNG

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 17555)
31/03/2013(Xem: 12011)
03/04/2014(Xem: 48815)
15/09/2016(Xem: 8800)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.