Chùa Ba Vàng nằm trên địa phận thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là một trong những ngôi chùa vốn đã có từ cách đây nhiều thế kỷ. Ai đã một lần lên vãn cảnh chùa trên ngọn núi Thành Đẳng, hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh quan được chiêm ngưỡng ở nơi đây. Không chỉ là nơi hội tụ tâm linh, công trình tôn giáo tín ngưỡng, chùa còn là một quần thể di tích mang đậm dấu ấn từ thời nhà Trần, sở hữu nhiều vẻ linh thiêng, huyền bí.
Chùa Cổ Lễ Nam Định
Published on Jun 9, 2016
Chùa Cổ Lễ là được kết hợp giữa kiến trúc cổ truyền Việt Nam với kiến trúc gô-tích (Gothic) châu Âu. Đây là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang dáng dấp một thánh đường Thiên Chúa giáo.
Trước chùa là ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao cao 32 m, có 8 mặt, dựng năm 1927. Đế tháp được đặt trên lưng một con rùa lớn, đầu quay vào phía chùa. Con rùa được nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn núi giả khá lớn, có đắp bốn con voi to bằng voi thật.
Tiếp theo ngôi tháp là một chiếc cầu cong ba nhịp bắc qua hồ Chu Tích (còn gọi là hồ Núi), gọi là cầu Cuốn. Mặt cầu lát gạch.
Đặc biệt trong chùa có quả chuông Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam được Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936.
Chùa Dơi Sóc Trăng
Published on Jun 14, 2016
Chùa Mã Tộc hay còn gọi là chùa Dơi được xây dựng cách đây 400 năm tại tỉnh Sóc Trăng.Chùa có hàng ngàn bảo vật quý gồm tượng Phật và tứ linh Long-Ly-Quy-Phượng đều được nặn bằng đất sét. Ngoài ra chùa còn giữ nguyên vẹn 1 bộ kinh được viết trên lá thốt nốt, một đặc trưng văn hóa của khu vực này.
Chùa Mã Tộc còn có tên gọi là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m. Những sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại chùa Dơi cũng có nhiều nét khác biệt tạo nên dấu ấn riêng của đồng bào Sóc Trăng.
Không chỉ là 1 quần thể kiến trúc đặc trưng của đồng bào Khơ me mà chùa Dơi còn là nơi bảo tồn những nghi thức, sinh hoạt văn hóa và tôn giáo của người dân nơi đây. Từ câu chuyện đi khất thực của các vị sư đến câu chuyện gắn kết tình cảm của người dân với những nhà tu hành, từ chuyện tu báo hiếu đến những giá trị chân tu được tôn sung…tất cả đều có sự khác biệt so với nhiều vùng khác trên cả nước. Đó là còn chưa kể đến một số bí ẩn chưa lời giải đáp tại chùa Dơi như về những ngôi mộ của lợn 5 móng hay về sự trú ẩn của những chú dơi…
Chùa Mía - ngôi chùa có nhiều tượng cổ
Published on Jun 13, 2016
Chùa Mía là một ngôi chùa ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Đây là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam với 287 tượng.
Nổi bật trong chùa có pho tượng Tuyết Sơn có chiều cao tới gần 1mđược đặt tại hậu đường của Chùa Mía. Với những đường nét trạm khắc đơn sơ nhưng tỉ mỉ đã giúp bức tượng phác họa được một cách chân thực giai đoạn đức Phật gầy trơ xương vì đói khổ tột cùng,nhưng vẫn đăm chiêu suy nghĩ tìm ra nguồn gốc mọi nỗi bất hạnh của con người.
Pho tượng
nổi bật tiếp theo là bức tượng
Quán Thế Âm Bồ Tát. Bức tượng có vóc dáng thon thả với 12 cánh tay đan lồng vào nhau như đang múa nhịp nhàng. Theo một số
tài liệu nghiên cứu, pho tượng
Quan Âm tống tử hay còn gọi là tượng
Quan Âm Thị Kính bế con, có thể đã được tạc theo mẫu hình của “bà Chúa Mía” tức bà Nguyễn thị Ngọc Dong. Người làng Mía có câu ca dao về pho tượng
Quán Thế âm Bồ tát:
Nổi danh chùa Mía làng ta,
Có pho Tống Tử Phật Bà
Quan Âm
Bái Đính - ngôi chùa của những kỷ lục
Published on Jul 29, 2016
Nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất…là sự tiếp nối tâm linh từ ngàn năm trước chuyển tiếp đến ngàn năm sau.
Với kiến trúc đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy, những pho tượng có nét uy nghi, bao dung, nghệ thuật chạm khắc, đúc đồng tinh tế, tài tình. Đặt chân đến Bái Đính, ta có thể chiêm ngưỡng ngay trước mắt Tam Quan hoành tráng cao gần 17 mét…
Tiếp đó là chuông đồng nặng 36 tấn, được treo trên tháp cao với tiếng ngân vang vọng, lan tỏa khắp nơi, xua tan mọi nỗi thống khổ, cảnh tỉnh chúng sinh. Hành lang dài với 500 vị La Hán, là con đường đưa ta đến gần với cõi Phật.
Các pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tất, Phật Thích Ca Mầu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam mang trên mình bao nét uy nguy, bác ái, đem niềm tin về những điều thiện gieo vào lòng người.
Bảo tháp Xá Lợi ở chùa Bái Đính
Published on Jun 10, 2016
Chùa Bái Đính mới ra đời như một minh chứng cho sự chấn hưng Phật Giáo của Việt Nam ta hiện nay. Với hàng loạt công trình Phật giáo đồ sộ mà điểm nhấn mới nhất chính là Bảo Tháp Xá Lợi – một kiến trúc mang đậm nét văn hoá Việt Nam, chứa đựng tinh hoa và tâm sức của rất nhiều nghệ nhân, nhằm tạo nên một biểu tượng mới cho vùng đất cố đô này.
Toạ lạc ở phía Tây điện Tam Thế của chùa Bái Đính, Bảo Tháp Xá Lợi nổi bật trên nền trời với kiến trúc bề thế. Chân tháp là một kiến trúc hình lục giác kiên cố với chu vi 24 mét. Chiều cao 99 mét tương ứng với chiều sâu của móng tháp, đây là một điểm đặc biệt trong kết cấu kiến trúc của tháp, con số 99 tượng trưng cho sự vĩnh cửu và hàm chứa ý nghĩa đem lại sự tốt lành, may mắn.
Phần ngoài toà Bảo Tháp được tạo nên từ những vật liệu thuần Việt như gạch nung theo phương thức cổ Bát Tràng, hoa văn trang trí mang phong cách nghệ thuật thời Lý như mây, sóng nước, cánh sen, lá bồ đề cách điệu…. những tượng phật nhỏ bằng đá được đặt hài hoà xung quanh 6 cạnh và bố trí đều đặn từ chân lên đến ngọn tháp. Tất cả tổng thể đó tạo cho bề mặt tháp toát lên nét uy nghi, cổ kính và linh thiêng.
Tầng cao nhất của tháp cũng chính là nơi bảo tồn Ngọc xá lợi của Đức Phật Như Lai. Tương truyền, sau khi Ngài viên tịch, hàng đệ tử làm lễ trà tỳ, sau khi lửa tàn, họ phát hiện trong tro có rất nhiều tinh thể trong suốt, toả ra những tia sáng muôn màu khiến không gian xung quanh tháp càng trở nên linh thiêng và tráng lệ.
Còn tiếp
Nguồn:
Khám phá Việt Nam (VTV1)
.