Chùa Cổ Trăm Năm Đất Thái Bình - Vĩnh Hảo

04/12/201012:00 SA(Xem: 31187)
Chùa Cổ Trăm Năm Đất Thái Bình - Vĩnh Hảo

CHÙA CỔ TRĂM NĂM ĐẤT THÁI BÌNH 

 

chuathienphuoc-thaibinh-01Chùa xây đã 100 năm, trải bao biến thiên của đất trời và bom đạn chiến tranh, nay đã đến lúc phải trùng tu nếu muốn được tiếp tục sinh hoạt.

Ngôi chánh điện dung chứa hàng trăm phật-tử nhiệt tâm mỗi ngày để bái sám tụng niệm, và hàng ngàn đồng bào qui tụ những ngày sóc vọng, lễ lớn, có nguy cơ sẽ bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Điều này khiến sư cô trụ trì ngày đêm ưu tư, lo lắng, và cuối cùng cũng phải cất lời kêu gọi sự hằng tâm hằng sản của chư tôn đức Tăng Ni và đạo hữu khắp nơi. Lời kêu gọi của sư cô từ vùng đất nghèo khổ xa xôi nơi một tỉnh huyện nhỏ tận Bắc Việt đã không được hồi đáp thỏa đáng. Dân quanh vùng sống với ruộng đồng, ngô khoai, dù có lòng vẫn không làm sao đóng góp đủ tài chánh để dựng lại ngôi chánh điện mục rữa, dột nát.

Qua thư từ liên lạc, được biết sau khi tốt nghiệp cao đẳng và đại học, sư cô Thích Nữ Quảng Phát từ bỏ phố thị, về đảm nhận việc hướng dẫn tu tập cho phật-tử địa phương nghèo khổ nơi ngôi chùa cổ này.

Cảm kích hạnh nguyện dấn thân của một sư cô trẻ trong việc hoằng pháp, cũng như xót xa xem từng tấm hình ghi lại hình ảnh ngôi chùa tường xiêu mái đổ, cùng những nét mặt an nhẫn, chịu đựng của đồng bào nơi ấy để nuôi dưỡng tín tâm của họ, tôi không sao cầm được lòng. Dẫu biết trên khắp quê nghèo còn có hàng ngàn ngôi chùa cần được yểm trợ để trùng tu, hàng triệu đồng bào khốn khó cần giúp đỡ, và bao nhiêu phật-sự cần ủng hộ, tôi vẫn đặc biệt quan tâm hoàn cảnh của ngôi chùa cổ hư dột này.

Kính cẩn ghi vài dòng nơi đây, xin giới thiệu bức thư ngỏ của Sư cô Thích Nữ Quảng Phát, để qua đó, chư tôn đức Tăng Ni và bạn đạo khắp nơi, hiểu thêm về hoàn cảnh của chùa.

Ngày mùng 06 tháng 11 năm Canh Dần (nhằm ngày 11 tháng 12 năm 2010), Chùa Thiên Phước sẽ cử hành lễ kỷ niệm 100 năm thành lập đồng thời đặt viên đá khởi công trùng tu ngôi bảo điện. Mong rằng ngày kỷ niệm thiêng liêng này sẽ là ngày hội tụ và cảm ứng được sự phát tâm của nhiều người khác ở trong hay ngoài nước, để cho tiến trình trùng tu xây dựng được hanh thông, tốt đẹp.

Ngôi chùa cổ trăm năm, đã kiên gan đứng lại cùng tuế nguyệt qua bao thăng trầm biến dịch. Nay với thông tin rộng rãi của mạng lưới toàn cầu, thiết nghĩ không lý dochúng ta để cho cảnh già lam nơi heo hút kia phải vùi theo cát bụi vô thường.

Từ phương xa hướng về chùa, thành tâm cầu nguyện.

 

California, ngày 23 tháng 11 năm 2010

Vĩnh Hảo

chuathienphuoc-thaibinh-12-contentchuathienphuoc-thaibinh-11-contentchuathienphuoc-thaibinh-10-contentchuathienphuoc-thaibinh-09-contentchuathienphuoc-thaibinh-08-contentchuathienphuoc-thaibinh-07-contentchuathienphuoc-thaibinh-06-contentchuathienphuoc-thaibinh-05-contentchuathienphuoc-thaibinh-04-contentchuathienphuoc-thaibinh-03-contentchuathienphuoc-thaibinh-02-contentchuathienphuoc-thaibinh-13-content

CHÙA THIÊN PHƯỚC

THÔN TÂN HÓA, XÃ QUỲNH HỘI, HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH

 Thư Ngỏ

 về việc trùng tu Chùa Thiên Phước, Thái Bình

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Kính bạch chư tôn Hòa Thượng chư Thương Tọa, chư Đại Đức Tăng Ni

Kính thưa quý vị phật tử trong và ngoài nước,

 

Chùa Thiên Phước ngu tại thôn Tân Hóa xã Quỳnh Hội huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình được xây dựng từ năm Tân Hợi (1911) đến nay vừa tròn 100 tuổi. Trải qua bao cuộc chiến tranh với những thăng trầm của lịch sử, Chùa đã từng là nơi nuôi dưỡng tâm linh cho nhân dân địa phương cũng như tín đồ phật tử. Chùa cũng đã qua nhiều lần tu sửa trước đây, tuy nhiên theo luật vô thường Thành Trụ Hoại Không nên bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm an toàn cho tín đồ phật tử đến sinh hoạt tại đây. Toàn bộ cột, kèo đã bị mối mọt, mục nát, từng mảnh vôi vữa mỗi ngày lại vỡ nhiều hơn, lớn hơn, những cơn mưa đổ xuống có bao nhiêu nước trên mái ngói chảy cả xuống các bức tượng Phật, còn nền chùa thì lênh láng nước, các bức tượng trong chùa cũng bị mối mọt đục khoét, nhiều tượng chân tay không dính với thân…

Lại nữa số lượng phật tử rất đông, những đêm mùa đông giá rét của miền Bắc, ai đã từng ở thì mới cảm nhận được, vậy mà số lượng mỗi tối từ 90 – 130 người, trong khi đó, chánh điện quá nhỏ chỉ chứa khoảng 30 – 40 người, số còn lại phải ngồi hết ngoài sân.

Tôi Tỳ kheo ni THÍCH NỮ QUẢNG PHÁT, sau khi học xong trường CAO ĐẲNG PHẬT HỌC và trường ĐẠI HỌCPHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2009 được sự thỉnh cầu của phật tử chùa Thiên Phước cùng nhân dân thôn Tân Hóa, tôi về Chùa Thiên Phước đảm nhận việc lãnh đạo tinh thần, tính đến nay được hơn 8 tháng. Đứng trước ngôi chùa chờ ngày sập đổ, tôi không thể yên lòng được. Theo như nguyện vọng của phật tửnhân dân thôn nhà thì đã có ý định xây dựng từ 2 năm trước nhưng không có kinh phí để xây nên mới để đến nay mà vẫn chưa tiến hành được.

đệ tử Phật, thì phải báo ân Phật, phải hoằng dương chánh pháp. Do vậy, trước cảnh chùa đổ nát, tôi và phật tử bổn tự không còn chọn lựa nào khác hơn là quyết định đại trùng tu toàn bộ ngôi Tam Bảo, để có chỗ cho phật tử địa phương cũng như bá tánh thập phương về tu học. Nhưng xét về thực tế thì ý nguyện đại trùng tu cũng khó lòng thực hiện tốt đẹp trôi chảy, bởi vì kinh phí thì quá nhiều mà hoàn cảnh tài chánh của phật tử địa phương lại quá eo hẹp, quá khó khăn, đời sống chỉ dựa vào ruộng đồng nên không thể khởi công xây mống được. Dù biết vậy, chúng tôi cũng không thể không làm.

Tin tưởng nơi sự gia trì của Tam Bảo và sự hằng tâm hằng sản của phật tử khắp nơi, chúng tôi tha thiết kính mong sự quan tâmủng hộ của các thiền viện, các chùa, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, bà con thôn Tân Hóa đang làm ăn sinh sống phương xa, cùng đồng bào phật tử trong và ngoài nước, để tâm nguyện của chúng tôi được thành tựu trong những ngày tháng tới.

 Kính chúc Chư Tôn Thiền Đức và toàn thể quý liệt vị thân tâm thường lạc, đạo nghiệp viên thành.

TM Ban kiến thiết

Tỳ kheo ni

 

THÍCH NỮ QUẢNG PHÁT

 Ủng hộ tịnh tài xây chùa Thiên Phước, xin liên lạc:

TỲ KHEO NI THÍCH NỮ QUẢNG PHÁT (NGUYỄN THỊ THU SƯƠNG)

CHÙA THIÊN PHƯỚC

Thôn TÂN HÓA, xã QUỲNH HỘI,

huyện QUỲNH PHỤ, tỉnh THÁI BÌNH
Điện thoại: (036) 3942145

Điện thoại di động: 0923525315
Email: thichnuquangphat@gmail.com

 


Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 18485)
31/03/2013(Xem: 12526)
03/04/2014(Xem: 49811)
15/09/2016(Xem: 9721)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…