Chùa Thiền Tịnh nằm trên Quốc lộ 20 thuộc xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, nằm bên phải quốc lộ theo hướng từ TP.HCM lên Đà Lạt, và từ đây vào đến thị trấn Định Quán còn khoảng hơn 1km. Như tên gọi, chùa Thiền Tịnh nằm lặng lẽ và trầm mặc trên một vùng đất qui tụ rất nhiều giáo xứ với những ngôi nhà thờ vút cao như đan kẽ vào nhau. Trước kia, đây là nơi định cư của đồng bào có đạo di cư từ miền Bắc vào Nam năm 1954.
Khi lên Đà Lạt, khách thập phương có khuynh hướng dừng chân ở những ngôi danh lam, hoặc có khuôn viên rộng lớn, hoặc có nhiều kiến trúc uy nghi, vừa để viếng chùa vừa được ngoạn cảnh; như quần thể các ngôi chùa ở khu vực Đại Ninh huyện Đức Trọng khiến con đường dẫn vào nơi đây được khách hành hương gọi mãi đã thành địa danh là Ngã ba Chùa Đại Ninh; như trên đường qua đèo Prenn có Thiền việnTrúc Lâm; như khi đã vào đến Đà Lạt có Thiền việnVạn Hạnh, chùa Quan Âm, chùa Linh Sơn, chùa Linh Phước… Nhưng vẫn còn đó những ngôi chùa nhỏ bé, tên tuổi ít được biết đến, ít người viếng thăm, thường nằm cô quạnh, và thường mang dáng dấp hoang sơ, vắng vẻ.
Tôi biết được ngôi chùa Thiền Tịnh này cũng do một nhân duyên rất lạ và khó có thể giải thích. Vẫn biết những sự kiện chưa chứng minh được bằng khoa học thì thường được cho là chuyện hoang đường; trong khi đạo Phật là đạo của trí tuệ, tin mọi vậtvận hành theo qui luật nhân quả. Tuy nhiên, như những người học Phật khác, tôi chiêm nghiệm rằng những điều linh ứng vẫn là những hiện tượng không thể nghĩ bàn khi con người đang còn vô minh, tiếp tục trôi lăn trong vòngsinh tử. Vì thế, tôi cũng cố viết đôi dòng kể về sự kiện.
Em gái tôi là một nhà doanh nghiệp xây dựng nhỏ, cả gia đình đều là những Phật tửthuần thành. Tháng 8 năm 2009, nhân có một công trình trên Đà Lạt, em tôi thường đi lại trên tuyến đường này và thường thoáng thấy những ngôi chùa có dáng vẻ đơn sơ. Cô ấy có ý định mua sắm chút quà để cúng dường các chùa này với tâm niệm rất đơn giản, xem đó là trách nhiệm của một người Phật tử và cũng để cầu mong sự gia hộ cho công việc luôn được suôn sẻ. Một hôm trên đường đi gần đến Định Quán, chúng tôi thấy một ngôi chùa nằm khuất sau một cội bồ đề xum xuê cành lá. Chùa có vẻ giống như một ngôi đình của một làng nào đó, mái ngói rêu phong, tường vôi loang lổ theo thời gian. Em gái tôi dừng xe và nhờ cô nhân viên vào chùa để thăm hỏi trước.
Cô nhân viên đảo quanh ngôi chùa nhưng chánh điệncửa đóng then cài và không có vẻ là một ngôi chùa như cô nghĩ. Hình ảnh một ngôi chùa đúng nghĩa theo cô hình dung là phải có cổng tam quan, mái chùa cong vút hình đao có rồng, phượng như từng thấy ở những ngôi chùa khác; nhưng khi đi quanh, cô chỉ thấy có một người phụ nữ không phải người xuất gia đang nghỉ trưa trên võng mắc bên chái phía hông khu vườn (sau này chúng tôi biết đó là một Phật tử đến làm công quả); cô cho rằng trước đây chỗ này có thể đã từng là một ngôi chùa, nay có vẻ hoang phế vì không thấy bóng dáng của một nhà sư nào cả!
Cô nhân viên quay ra “báo cáo” tình hình và huơ tay chắc nịch tuyên bố với mọi người: “đây không phải là chùa!” và “đây là chùa dỏm!” (nguyên văn). Sau đó, cả đoàn tiếp tụclên đường, ghé một vài ngôi chùa khác trên đường để cúng dường số quà mang theo.
Buổi sáng trời cao nguyên Lang Biang mát lạnh, sương còn vương vấn trên những ngọn thông trong thành phố. Cái tươi mát xóa đi những mệt nhọc của chuyến đi hôm trước. Mọi người tươi tỉnh, phấn chấn hẳn lên, chỉ trừ cô nhân viên được giao nhiệm vụ “thám thính” ngôi chùa ngày hôm qua. Nét mặt cô nhân viên có vẻ lo lắng, lòng băn khoăn như có điều gì muốn nói. Sau cùng, quây quần trong bữa điểm tâm, cô nhân viên mới kể lại:
“Đêm qua trong giấc ngủ, em mơ thấy một cụ hòa thượng đến và dạy rằng: ‘Sao con nói đây không phải là chùa? Ở đây vẫn có một ni sưtrụ trì ngày ngày dâng hương, tụng kinh cúng Phật’. Em sợ quá, tỉnh giấc và không ngủ tiếp được nữa. Nghe xong, mọi người tỏ vẻ trầm ngâm, bán tín bán nghi.
Tôi trấn an cô nhân viên rằng nếu vì vô tình xúc phạm do thiếu hiểu biết thì ta chỉ cần thành tâmsám hối thôi, còn giấc mơ chỉ là một giấc mơ, ai trong đời cũng một lần ngủ mơ thấy một điều gì đó. Riêng tôi nghĩ, hàng ngàn năm qua cho đến tận hôm nay, nhân loại vẫn đang tìm cách lý giải ý nghĩa của những giấc mơ. Và ngay cả trong tôn giáovẫn cóhiện tượng báo mộng sự khởi nguyên của một tôn giáo như sự tích giấc mơ của hoàng hậu Ma-da với voi trắng sáu ngà; hay thiên thần Grabiel báo mộng cho ông Giuse, chồng của bà Maria, về sự ra đời của Chúa Giêsu; vì vậy, giấc mơ của cô nhân viên cũng có thể mang một ý nghĩa nào đó.
Lưu lại vài hôm ở Đà Lạt rồi cũng phải quay trở về với công việc. Trên đường về, câu chuyện của cô nhân viên kể về giấc mơ cứ thoáng qua đầu mọi người. Và chúng tôi cố tìm lại ngôi chùa để gửi phần quà còn lại nhưng lòng vẫn áy náy vì món quà đơn sơ quá, tuy vẫn biết lòng thành là chính chứ không phải là hình thức của phẩm vật. Chúng tôi đều nhớ chuyện ngọn đèn chỉ có một giọt dầu của bà lão ăn xin thành tâm đốt đèn dâng Phật vẫn sáng đỏ suốt đêm, trong khi các ngọn đèn của những người nhà giàu cúng Phật với tâm cầu xin thì đã tắt ngấm từ lâu. Thế mới biết giữa tri và hành là một khoảng cách khó vượt qua. Xe qua Định Quán, chúng tôi đi thật chậm để tìm lại ngôi chùa vừa ghé qua mấy hôm trước và nhận ra ngay cội bồ đề trồng trước sân chùa. Mọi người xuống xe và cùng vào thắp hương. Không gianvắng tanh, chỉ nghe tiếng đám lá khô xào xạc bị gió đuổi cuộn tròn quanh quẩn trên sân.Vào đến bên trong vẫn không thấy một bóng người. Đợi ngoài sân một lúc mới thấy một ni sưhiện ra đón khách. Tôi hỏi sao chùa vắng vẻ quá như chẳng có ai, thì sư cho biết ngoài sư ra còn có hai ni cô nữa đang bận làm rẫy, chùa chẳng mấy khi có khách thập phương đến thăm nên mọi người thường ra làm ngoài rẫy sau chùa.
Người tiếp chúng tôi là sư bàtrụ trìThích nữNhư Ý, sư mời chúng tôi dùng trà và đàm đạo. Tôi hỏi sư về tông tích ngôi chùa và biết rằng ngôi chùa được một hòa thượng khai lập từ trước đây rất lâu, nay ngài đã viên tịch; sau này sư bàNhư Ý có duyên được Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai bổ nhiệm về đây. Tôi nói chùa ta có vẻ thanh bạch quá. Như đọc được suy nghĩ của tôi, sư bảo vô cầu là hạnh nguyện của người xuất gia, mọi sự đều do nhân duyên. Sau đó, sư dẫn chúng tôi thăm chùa. Khi vào đến nhà tổ, cô nhân viên bỗng sợ hãi, òa khóc và nói bức di ảnh trên bàn thờ chính là vị hòa thượng đã về báo mộng hôm trước. Chúng tôi ai cũng lặng người. Trong gian chánh điện, mùi hương lan tỏa, luồng ánh sáng của những bóng đèn halogen trên mái rọi xuống quyện lẫn khói hương, tỏa lên trông giống như những đám mây trắng rồi cuốn hút qua khe cửa, bay đi.
Đúng như giấc mộng của cô nhân viên! Điều thắc mắc là tại sao một ngôi chùa ni lại được một sư ông báo mộng đã được giải tỏa. Sự trùng hợp giữa một giấc mơ với sự thực khách quan là một sự kiện kỳ lạ, và tôi chỉ ghi lại những sự kiện diễn ra đúng như bản chất của nó, cố tránh mọi chi tiết nào có thể làm cho câu chuyện mang sắc màu linh thiêng hay huyền bí. Tôi cũng đã cố lý giải vấn đề, rằng cô nhân viên đã lỡ tuyên bố chắc nịch “chùa dỏm” nên trong lòng áy náy khiến có giấc mơ. Cũng chính tâm trạng đó đã khiến cô nhận ra vị hòa thượng trong di ảnh là người đã xuất hiện trong giấc mộng của mình. Chứ hình ảnh trong mộng lờ mờ, làm sao nhận diện? Tuy nhiên, tôi tin sư bàNhư Ý có thể cũng sẽ đọc bài viết này.
Về lại Sài Gòn, chúng tôi kể lại câu chuyện trong chuyến đi vừa qua với gia đình và bạn bè, nhắc đến tình trạng ngôi chùa còn quá đơn sơ và đã xuống cấp theo thời gian; thế rồi ngôi chùa ấy nay đã trở thành địa điểm quen thuộc mà chúng tôi luôn ghé thăm khi có dịp đi qua cung đường này.
Ngày nay, kiến trúc của chùa vẫn như xưa nhưng cổng và hàng rào vừa được xây mới khang trang hơn. Một nửa khoảnh đất trước cổng chùa đã được san lấp, xe của khách ghé thăm có thể dừng đậu được, còn phần bên kia vẫn còn là một vùng trũng thấp như lũng sâu. Những cây trái chùa trồng phần lớn chưa một lần ra quả. Đây là một ngôi chùa nghèo điển hình của vùng nông thôn bán sơn địa. Sự quá đơn sơ của chùa cũng là sự thiệt thòi cho những Phật tử khi qui tụ về điểm tựatâm linh của mình.
Câu chuyện về một chuyến đi đã tạo cho chúng tôi thêm nhiều suy tư về lẽ mầu nhiệm của Phật pháp. Như Đức Phật đã dạy trong kinh Pháp Cú: Ý dẫn đầu các pháp. Khi chúng taphát nguyện với một hạnh nguyện trong tâm ý, nhưng đôi khi việc làm lại do vô minh dẫn dắt, khi đủ duyên, chúng ta sẽ bắt gặp sự gia hộ, dẫn dắt chúng tatrở vềcon đường như hạnh nguyệnban đầu. Hồi tưởng lần ghé thăm chùa, nhìn những tấm bạt che nắngche mưa giăng mắc quanh chùa, tôi chợt nghĩ đến những cơn mưa xối xả sẽ về cùng với những cơn lốc dữ khi mùa hạ qua đi… (Văn HóaPhật Giáo)
Dưới đây là thông tin về ngôi chùa từ trang nhà Phật TửViệt Nam:
Ủng hộ xây chùa Thiền Tịnh (Định Quán, Đồng Nai)
23/09/2012 10:53:00
Kính bạch: Chư Tôn, Thiền đức Tăng Ni
Kính thưa : Quý thiện nam, tín nữ, quí vị thiện hữu tri thức, quí vị Phật tử trong và ngoài nước cùng các nhà hảo tâm gần xa:
Chùa Thiền Tịnhtọa lạc tại Km110, QL 20- Xã Phú Ngọc – H. Định Quán – T. Đồng Nai được lập từ năm 1972 do Thượng tọa Thích Thiện Tríkhai sơn tạo tự, lúc đầu được che bằng vách ván, là nơi đồng bào Phật tử địa phương tụ tậplễ Phật, tu học và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh.
Trong giai đoạn đất nước khó khăn, Nhà Chùa tập trung làm công tác từ thiện, giúp đỡ người nghèo khó, bất hạnh, chứa tính đến việc xây dựng. Năm 1992, Thượng tọa Thích Thiện Tríviên tịch, từ đó Chùa Thiền Tịnh thiếu đi một Ngôi báu để hướng dẫn Phật tửtu học, làm lành tránh dữ, thiếu người trông coi bảo quản
Năm 1993, Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai đã bổ nhiệmNi côThích Nữ Như Lý ờ Quan âmtu viện Biên Hòa về Chùa Thiền Tịnh để thừa hànhPhật sự. Lúc bấy giờ ngôi chùa vách ván cũng đã mục nát theo thời gian, Ni côtrụ trì cùng với Phật tửvận độngquyên góp xây lại ngôi chùa để có nơi che mưa, che nắng, phụng thờ Tam bào và tụng kinh, Lễ Phật.
Vì kinh phí khó khăn nên ngôi Chùa không mấy chất lượng, sức chịu đựng với thời gian và thời tiết kéo dài cũng đã 18 năm. Nay thì tường nứt, ngói bể, rui mè, bị mọt ăn oằn cong dột tứ tung, không còn cách dặm vá, Chư Ni và Phật tử mỗi lần hành lễ rất là khó khăn.. Chư Ni cùng bà conPhật tử nơi đây hằng cầu nguyện tái tạo trùng tu ngôi tam bảo, để có nơi thờ cúngtrang nghiêmrộng rãi cũng như tạo điều kiện cho ni chúng, nhân dân và bá tánh có nơi nương tựatu học, để cho con cháu muôn đời tiếp nốisự nghiệphoằng pháplợi sanh, làm rạng ngời ánh sáng chánh pháp nơi thế gian này. Với công trìnhxây dựng to lớn mà đời sốngPhật tử nơi đây kinh tế vẫn còn khó khăn nên khó thành tựu được Phật sự nói trên.
Đến nay, duyên lành hội đủ, được sự chấp thuận của Tỉnh hội và các cấp chính quyền, Chùa Thiền Tịnh sẽ làm lễ đặt đá trùng tu vào ngày 30/09/2012 nhắm 15/8 Nhâm Thìn
Kính lạy chư tôn thiền đức tăng ni! Thưa quý vị!
Chúng con kính nghe chư Tổ dạy:
Chánh pháplưu truyền, hẳn phải nhờ sự đảm đương của bốn chúng. Thiền mônThiền Tịnh đều trong cậy vào người thí chủphát tâm.
Đặt đá xây dựng lại chùa lần này, đối với chúng con thật quá sức. Chúng con rất lấy làm lo lắng cho công trìnhtrùng tu chùa, Vì đạo pháp vì quê hương, chúng con ngưỡng mong Chư Tôn Đức Hòa Thượng, Thượng Toạ, Đại ĐứcTăng Ni, các cấp chính quyền, các nhà hảo tâm, cùng toàn thểPhật tửxa gầnhết lòngyểm trợ chúng con về mặt tinh thần cũng như vật chất, và tạo mọi sự thuận duyên cho chùa Thiền Tịnh sớm hoàn thànhcông trìnhtrùng tu ngôi chánh điện như tâm nguyện ước ao.
Chúng con tin rằng:
Công đức mở mang tam bảo, nên tướng hảo được trang nghiêm. Phước báotrùng tuPhật điện mà quả lành được tăng trưởng.
Thay mặt toàn thểđạo tràng chùa Thiền Tịnh Ni sưThích Nữ Như Lý
Tên thật : Nguyễn Thị Nho Số TK : 5907 20504 5436 Ngân hàng NO&PTNT Việt Nam (Agribank) Chi Nhánh Định Quán. ĐT: 061 3613 683
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ
việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với
thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ
thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.