Thư Viện Hoa Sen

Lời Nói Đầu

01/06/20193:24 CH(Xem: 2828)
Lời Nói Đầu


TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI HỌC PHẬT

Tác giảTrí Thành - Lê Văn Được
Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh 2018

 

LỜI NÓI ĐẦU

Kính bạch cùng quý Thầy, quý Ni Sư, các Phật tử, các em học sinh, sinh viên khoa Du lịch, khoa Đông phương, và những người muốn nghiên cứu tu tập theo gương Đức Phật!

Phong trào học tiếng Anh ngày càng lan rộng không những trong học đường, trong công sở mà còn trong cộng đồng tôn giáo.

Trải qua khoảng 2600 năm tồn tại trong niềm tin giác hạnh, giác tha, dù số lượng còn khiêm tốn nhưng Đạo Phật không truyền bá qua hình thức mua chuộc, chiến tranh, qua dòng dõi truyền thống ép buộc mà vẫn giữ vững đến ngày nay là do chân lý khoa học-từ bi-cứu đời tuyệt vời của đức Thế-tôn; nhất là qua mầu nhiệm Như-lai mà ngày nay đạo Phật càng phát triển vững mạnh trong tâm tư của thanh niên ở các nước Âu Mỹ.

Việt Nam cũng không ngoại lệ, đạo Phật đồng hành cùng dân tộc qua những lúc sóng gió thăng trầm. Lúc này Đạo Phật phát triển rộng khắp ở Việt Nam. Ngoài các trường Trung cấp Phật học, Tăng Ni muốn nâng cao trình độ Anh ngữ để đáp ứng nhu cầu trong mọi lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực dịch thuật nghiên cứu kinh điển, thì phần lớn phải đi nước ngoài du học. Do đó nhu cầu sử dụng tiếng Anh rất cần thiết trong tu học và ứng xử với nhu cầu thiết thực trong thời hiện đại.



Rải rác trong các lớp chính qui, tại chức, các Tăng Ni đi học thêm tiếng Anh phổ thông rất nhiều. Có nhiều từ xem ra rất thông dụng, nhưng ngữ nghĩa gần với Phật Pháp không ngờ được. Ví dụ: CHANGE là “thay đổi” lại có nghĩa VÔ THƯỜNG; ACTION hay KARMA là “hành động” lại có nghĩa là NGHIỆP …
Để tiện dụng cho việc học tập và thi cử các chương trình, soạn giả đã tùy duyên soạn theo cách thức giáo trình cho tiếng Anh thi Tú tài, Đại học, Tại chức, thi lấy chứng chỉ A B C cho các bạn học sinh có thể ứng dụng được giữa Đạo và Đời.

Đây là ý kiến mới và lần đầu tiên soạn giả viết tài liệu này, trí tuệ về Phật pháp còn thiển cận; do đó còn nhiều khuyết điểm. Rất mong sự góp ý của chư Tôn đức hầu lần sau được hoàn thiện hơn. 

Soạn giả cũng chân thành cảm tạ Buddha Dharma Education Association & BuddhaNet đã cung cấp các bài đọc; các nhạc sĩ Phật Tử Woon Yoke Fun, Ven K. Dhammika, Daniel Yeo, Imee Ooi với các bài hát và Karaoke tiếng Anh Phật giáo tạo cho vườn hoa Phật giáo thêm vui tươiphong phú.


Sài Gòn, ngày 01-09-2012
Trí Thành (Lê Văn Được)
Cẩn chí

 
Tạo bài viết
24/07/2014(Xem: 9461)
03/12/2022(Xem: 15147)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: