Thư Viện Hoa Sen

Dạy Con Trong Tỉnh Thức

04/04/20224:11 SA(Xem: 4500)
Dạy Con Trong Tỉnh Thức
THIỀN SƯ BOHIRATHANA
DẠY CON TRONG TỈNH THỨC

Dạy con trong tỉnh thứcPDF icon (4)
Dạy con trong tỉnh thức (Ebook)
MỤC LỤC
ĐÔI NÉT VỀ NGÀI THIỀN SƯ
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÀM CHA MẸ THẤU HIỂU, CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH THỨC
CHƯƠNG 2: CHA MẸ DUY TRÌ GIỚI LUẬT
Không sát sanh
Không trộm cắp
Không tham lam
Không nói dối
Không nghiệp ngập
CHƯƠNG 3: DẠY CON PHÙ HỢP GIAI ĐOẠN VÀ LỨA TUỔI
Dạy con trong giai đoạn dưới 6 tuổi
Giai đoạn 6 đến 10 tuổi
Dạy con ở lứa tuổi vị thành niên
LỜI KẾT


LỜI NÓI ĐẦU

Quý phụ huynh thân mến!
Chúng ta thường nói cha mẹ phải có trách nhiệm dạy con nhưng đã bao giờ chúng ta đặt câu hỏi “Để dạy con, cha mẹ đã học gì?” hay không? Thật ra, để trở thành những cha mẹ tốt, chúng ta cần học rất nhiều: học cách chăm sóc con, học cách dạy con, học cách đồng hành cùng con, … và đặc biệt là phải học cách kiểm soát cảm xúc để có hành vi đúng đắn khi dạy con. Dưới góc nhìn của Phật học ứng dụng, cuốn sách Dạy con trong tỉnh thức là tập hợp những bài viết trong chuyên đề “Dạy con với trái tim của vị Phật” do thiền sư Bodhirathana, một bậc thầy về chánh niệm đã chia sẻ trong 7 buổi.

Tỉnh thức (awareness) là trạng thái bạn quan sát những điều đang diễn ra trên thân và tâm trong từng khoảnh khắc, ngay khi nó đang xảy ra. Nếu không nhận thức được thân và tâm đang như thế nào thì phản ứng, thái độ sống của chúng ta cũng trở nên sai lầmđưa tới khổ đau cho mình và khổ đau cho người. Trong mối liên hệ với nghĩa tỉnh thức của Phật học, việc dạy con cần được soi sáng bởi trí tuệ đúng để từ đó cha mẹhành vithái độ đúng. Có như vậy mới không dẫn đến sai lầm và không mang lại khổ đau cho cả cha mẹ lẫn con cái.


Tìm về kinh điển Phật giáo, quý vị có thể thấy, việc ứng dụng đạo Phật vào nuôi dạy con vốn đã được đề cập từ rất lâu. Có rất nhiều bài kinh về cuộc sống hằng ngày, những bài kinh về quan hệ cha – con, mẹ - con, thầy - trò, những bài kinh hướng dẫn về nuôi dạy con, về cách dạy học trò hay hay cách nuôi dạy trong gia đình,... được lưu truyềnứng dụng rộng rãi. Cho đến ngày nay, trong thế giới hiện đại đầy biến động này, việc ứng dụng Phật học vào nuôi dạy con vẫn là một vấn đề đang rất được quan tâm.

cha mẹ, chúng ta ai cũng đều rất yêu thương và mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Tuy nhiên, trong hành trình làm cha mẹ, không phải phụ huynh nào cũng được trang bị những kiến thức nuôi dạy con đúng đắn. Vậy làm sao để có thể hướng dẫn con một cách đúng đắn? Làm thế nào để con trở thành những đứa trẻ tốt? Làm thế nào để khi trưởng thành các con có thể phát huy được hết năng lực của mình, thành đạt và hạnh phúc? Có lẽ bởi vì, chúng ta chưa trang bị đầy đủ những kiến thức cho hành trang làm ba mẹ nên đôi khi chúng ta cảm thấy không hoàn toàn thỏa mãn hay đặt ra những mong muốn, kỳ vọng về con mình. Dưới đây là những gợi ý tỉnh thức cho cha mẹ trong hành trình dạy con của mình.

Mong quý vị hoan hỉ đón nhận và tinh tấn thực hành!
Ban Biên Tập.





Tạo bài viết
24/07/2014(Xem: 9461)
03/12/2022(Xem: 15147)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: