Viên Giác Số 250 Tháng 8 Năm 2022

12/08/20225:11 SA(Xem: 2696)
Viên Giác Số 250 Tháng 8 Năm 2022
VIÊN GIÁC SỐ 250 THÁNG 8 NĂM 2022
TẠP CHÍ CỦA KIỀU BÀO & PHẬT TỬ VIỆT NAM TỴ NẠN
TẠI CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
Zeitschrift der Vietnamesen und Buddhistischen Vietnam-Flüchtlinge
in der Bundesrepublik Deutschland
CHỦ TRƯƠNG (HERAUSGEBER)
Congr. d. Verein Vietn. Buddh. Kirche e. V.
Karlsruher Str.6 - 30519 Hannover - Deutschland
SÁNG LẬP CHỦ NHIỆM Hòa Thượng Thích Như Điển
CHỦ BÚT Phù Vân Nguyễn Hòa
QUẢN LÝ TÒA SOẠN Thị Tâm Ngô Văn Phát

Viên Giác 250 8-2022
PDF icon (4)Viên Giác 250 August 2022 PDF Toan tap


THƯ TÒA SOẠN

Kính thưa Quý Độc Giả,

Quý Ngài và quý vị đang cầm trên tay báo Viên Giác số 250, đánh dấu một chặng đường dài của Viên Giác hiện diện với quý độc giả của 22 nước hiện đang có mặt khắp năm châu kể từ 43 năm nay (1979). Đây là một thành quả không ngừng nghỉ của Ban Biên Tập gồm chư Tôn Đức Tăng Ni cùng quý thức giả Phật tử cũng như không Phật tử khắp nơi trên thế giới đã viết bài, gửi thơ, tin tức v.v… nhằm giúp cho báo Viên Giác càng ngày càng phong phú hơn từ hình thức cho đến nội dung. Công đức thật là vô lượng vô biên, chẳng biết nói sao cho hết những nghĩa cử đặc biệt nầy. Ban Biên Tập chúng tôi chỉ xin nói lên hai tiếng ”niệm ân” với cả tấm lòng sâu sắc của những người chủ trương tờ báo nầy và mong rằng quý Ngài cũng như quý vị vẫn luôn hỗ trợ bằng những bài viết, bài sưu khảo, những tác phẩm dịch thuật, thơ văn v.v… có như vậy Viên Giác sẽ còn vững niềm tin để tiếp tục đến cùng với quý độc giả đó đây trên quả địa cầu nầy.

Chiến tranh đã làm cho con người đau khổ quá nhiều sau đệ nhất thế chiến (1914-1918) và đệ nhị thế chiến (1939-1945); nhưng con người với hận thùtham vọng cá nhân vẫn muốn thế chiến thứ ba xảy ra nữa. Không biết rồi đây xã hội nầy, văn hóa kia, thù hận nọ có vơi đi chăng? Hay con người càng ngày càng chìm sâu vào tội lỗi chỉ vì muốn làm bá chủ hoàn cầu, là một điều ảo tưởng mà dân tộc nào có mặt trên hành tinh nầy chắc cũng chẳng có ai ham chuộng điều đó, ngoại trừ những kẻ tinh thần bất ổn và mộng ảo tưởng xem mình là trên hết, nên thế giới ngày nay mới ra nông nổi nầy. Chiến tranh hay thù hận chỉ chấm dứt khi con người biết bảo vệ phẩm giá đạo đức của chính tự mỗi người và cái tự ngã ấy phải chôn vùi vào lòng đất thì nhân loại mới có cuộc sống bình an.

Bệnh tật cũng là một trong 4 nỗi khổ của kiếp nhân sinhĐức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi thành đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài đã quán sát nhân duyên và pháp Tứ Diệu Đế về sanh lão bệnh tử đã được tuyên thuyết cho năm anh em Kiều Trần Như tại Vanarasi (Lộc Dã Uyển) từ hơn 2600 năm về trước. Tuy vậy con người ngày nay vẫn còn bị cả trăm ngàn loại khổ bao vây chung quanh mình, trong đó có vấn đề bệnh tật. Suốt gần 3 năm qua thế giới đã bị đảo điên vì Corona 19, sau đó là những biến thể của Delta, rồi Omicron và còn tiếp tục dưới nhiều tên gọi khác nhau nữa, khiến cho hàng triệu triệu người chết, hàng ngàn ngàn người khổ đau vì thân thuộc bị chia lìa. Nỗi khổ nầy ai thay thế được đây, nếu mỗi người trong chúng ta không biết phát nguyện để được giảm thiểu qua tứ hoằng thệ nguyện là: Chúng sanh không số lượng, thề nguyện đều độ khắp Phiền não không cùng tận, thề nguyện đều dứt sạch Pháp môn không kể xiết, thề nguyện đều tu học Phật đạo không gì hơn, thệ nguyện được viên thành

Như Thánh Gandhi đã nói: Nếu mọi người trên thế giới nầy mỗi ngày dành ra chừng 10 đến 15 phút ngồi Thiền để suy tư đến những hành vi thiện ác của mình thì thế giới nầy sẽ không có chiến tranh xảy ra và chúng tôi cũng mong rằng lời nói nầy của người làm chính trị lão luyện như Thánh Gandhi sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến với những người đang làm chính trị trên thế giới ngày nay.

Nguồn thực phẩm chính yếu của con ngườingũ cốc; nhưng nay chiến tranh đã tàn phá Ukraine và các nơi khác trên địa cầu nầy, rồi nguồn cung ứng nhiên liệu sưởi ấm về đông, dòng chảy phương bắc từ Nga đến các nước Đông Âu và Tây Âu, rồi đây sẽ ra sao, nếu bị cắt đứt vì lý do nầy hay lý do khác, khiến cho mấy trăm triệu người ở trên lục địa nầy sẽ khổ sở biết là dường bao.

Bạo loạn ở Siri Lanka, khiến cho chính quyền cũng như nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng không bút mực nào có thể tả hết được. Lý dochúng ta chẳng cần quan tâm; nhưng nếu một chính phủ mà không lo được cho dân trong lúc nguy khốn như vậy, chứng tỏ rằng chính phủ ấy đã bất lực, cần phải thay đổi. Đó gọi là cách mạng. Nhưng cuộc cách mạng sau đôi khi làm sáng giá hơn cuộc cách mạng trước, mà nhiều khi lại càng tồi tệ hơn xưa cũng chẳng biết chừng. Điều nầy lệ thuộc về vấn đề nhân quả, có tính cách dây chuyền với nhau. Mong rằng xứ sở Phật Giáo nầy sẽ sớm thoát qua cơn nguy khốn trong những ngày gần đây nhất.

Tuy rằng tất cả chúng ta hơn 7 tỷ người sống trên quả địa cầu nầy, ở đâu cũng bị bao vây bởi COVID 19; nhưng mọi người ai ai cũng muốn vươn lên khỏi sự nghèo đói và bệnh tật kia; nên các tôn giáo đã giữ gìn lèo lái đời sống tâm linh của tín đồ một cách rất tích cực bằng nhiều cách khác nhau như lo nơi ăn chốn ở cho những người đi tìm tự do, lo săn sóc các bệnh nhân, chia xẻ những khó khăn mà những người mới rời bỏ quê mẹ của mình để di tản đến các nước khác, cốt tìm hai chữ Tự Do. Đây là niềm tự hào cũng là niềm an ủi thật sự đến từ các tôn giáo, nhằm giúp đỡ những chính quyền sở tại làm giảm bớt gánh nặng mà chính phủ đương nhiệm phải cưu mang.

Những khóa tu học ngắn và dài hạn vẫn được tổ chức đó đây như an cư kiết đông, an cư kiết hạ, bát quan trai giới, tu gieo duyên v.v… đã giúp cho người Phật tử sớm trở lại quân bình của đời sống tâm linh khi phải đối diện với vô vàng sự khó khăn khi vừa chiến đấu với bệnh tật và cùng lúc cũng phải chiến đấu với sự nghèo khó nữa.

Năm nay (2022) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu đã tổ chức thành công Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 33 tai chùa Khánh Anh Évry-Courcouronnes Pháp Quốc. Có hơn 70 chư Tôn Đức Tăng Ni khắp Âu Châu và gần 260 Phật tử về chùa tham dự. Các lễ nghi cùng sự tu học đã tổ chức nhịp nhàng từ ngày 11 đến ngày 20 tháng 7 năm 2022 vừa qua đã thành tựu viên mãn là một chứng cớ của niềm tin, khiến chúng ta rất an lòng khi phải đối diện với những chướng duyên bên trên.

Xin chắp hai bàn tay lại để cầu nguyện cho bệnh tật sớm tiêu trừ và chiến tranh sẽ không còn lai vãng trên quả địa cầu nầy nữa và cầu nguyện cho tất cả chư Tôn Đức Tăng Ni cũng như quý đồng hương Phật tử và không Phật tử có được một niềm an vui miên viễn trên cõi tạm dung nầy.

Kính nguyện
Thay mặt Ban Biên Tập Báo Viên Giác
Thích Như Điển
Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời GHPGVNTN
c/o Chùa Viên Giác Karlsruher Str. 6, 30519 Hannover, Germany
Email: hdhp.ctk@gmail.com -
Điện thoại: +49 511 879 63

Xem các số trước:





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/08/2015(Xem: 7798)
04/02/2012(Xem: 63554)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.