Đạo Phật trong xã hội hiện đại (song ngữ Pháp Việt)

21/09/20152:31 CH(Xem: 9503)
Đạo Phật trong xã hội hiện đại (song ngữ Pháp Việt)

Colloque sur

« Le bouddhisme dans la société moderne »

à l’Institut Bouddhique Trúc Lâm

le 14 Juin 2015

***

Hội thảo về

« ĐẠO PHẬT TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI »

tại Trúc Lâm Thiền viện

ngày 14/6/2015

_____________________________________________

Association des Bouddhistes Viêtnamiens en France
Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp
9, rue de Neuchâtel, 91140 Villebon sur Yvette


truc lam thien vien paris
Khởi công từ năm 1976 và khánh thành năm 1990, Trúc Lâm Thiền Viện nằm cách thủ đô Paris khoảng 20km về phía Nam, được sáng lậptrụ trì bởi cố hòa thượng Thích Thiện Châu. Ngôi chùa nằm trên đồi cao, có kiến trúc hài hòa giữa nét cổ kínhhiện đại, luôn là nơi vãn cảnh của khách du lịch thập phương và cũng là nơi cầu an của nhiều thế hệ kiều bào sinh sống, học tập và làm việc ở Pháp.


TIN TỨC

Hội thảo « Đạo Phật trong xã hội hiện đại »
tổ chức tại Trúc Lâm Thiền Viện ngày 14/6/2015

 

truc lam thien vien paris 4
Một góc chùa Trúc Lâm (Pháp)

Cách đây gần 20 năm, tại Thiền viện Trúc Lâm, dưới sự hướng dẫn của vị Thầy quá cố của chúng tôi, HT Thích Thiện Châu, một cuộc Hội thảo đã được tổ chức, chung quanh đề tài « Phật giáo và những vấn đề thời đại », với sự tham dự của nhiều Phật tử tại Pháp, các nước Âu châu khác, và Việt Nam.

Một số lãnh vực trong đời sống xã hội như giáo dục, văn hóa, kinh tế, khoa học, môi trường, v.v. đã được đề cập đến, dưới góc nhìn của  đạo Phật.


Ngày hôm nay, 20 năm sau và qua một thế kỷ mới, đã có nhiều sự kiện chính trị, xã hội xẩy ra, trong một thế giới trở nên toàn cầu hóa: cuộc khủng bố  ngày 11 tháng 9, thánh chiến Hồi giáo (jihad), các cuộc giao tranh tại Cận và Trung Đông cũng như ở châu Phi, dịch Ebola, thiên tai và nhân tai Fukushima, sự ô nhiễm và nóng lên của trái đất, sự khủng hoảng tài chính, các vấn đề sinh sản vô tính, giãi mã gien người, các đột phá kỹ thuật, v.v.. Tuy có nhiều thay đổi,  nhân loại vẫn chìm ngập trong từng ấy vấn nạn, luôn luôn trôi nổi bấp bênh giữa bao nhiêu hy vọngtuyệt vọng.

Đối với những người theo đạo Phật, một số câu hỏi không ngừng trở lại: trước một thế giới mỗi ngày một thêm phức tạp và đầy hiểm nguy, chúng ta có thể làm gì để đóng góp, trong phạm vi khiêm tốn của mỗi người, vào sự cải thiện đời sống của những người chung quanh ta, và rộng hơn nữa? Làm thế nào một giáo lý trong sángthực dụng như đạo Phật, có thể giúp chúng ta thắng được những độc tố của sự tham lam, sân hận, và vô minh, không chỉ riêng  trong tâm mình mà bàng bạc trong xã hội, trong đời sống hàng ngày? Làm thế nào để thích nghi thông điệp muôn đời của đức Thích Ca Mâu Ni và các đệ tử lớn của ngài vào một thế giới, một xã hội đầy bạo lực và vật chất hiện vẫn đang tung hoành với tất cả những mâu thuẫnhậu quả tai hại của nó? Làm thế nào xiển dương được những giá trị trí tuệtừ bi cao quý của đạo Phật, cần thiết cho một giới trẻ đang hoang mang, lạc hướng?

Với mục đích trả lời những câu hỏi đó, Hội PTVN tại Pháp sẽ tổ chức, ngày Chủ nhật 14 tháng 6 năm 2015 sáng và chiều, tại Thiền viện Trúc Lâm, một Hội thảo với chủ đề « Đạo Phật trong xã hội hiện đại ». 
Chúng tôi mong rằng Hội thảo này sẽ đem lại một số câu trả lời, hay ít ra cũng đưa tới một số đề nghị thử nghiệm, và sẽ là một bước tiến đáng kể trong dự án chung xây dựng một đạo Phật sinh động, dấn thân, và thích hợp với xã hội hiện đại.






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.