Vượt thoát kiến chấp

26/11/20172:40 CH(Xem: 9596)
Vượt thoát kiến chấp

VƯỢT THOÁT KIẾN CHẤP
Thích Đạt-ma Khả An
(Tiểu luận tốt nghiệp cử nhân khoa triết- học viện PGVN Tp.HCM khóa 8)



I. DẪN NHẬP
blankđệ tử Phật, hẳn chúng ta đều hiểu rõ đức Phật ra đời chính vì một đại sự nhân duyênchuyển mê khai ngộ cho chúng sinh, khiến tất cả đều được thoát ly mọi phiền não khổ đau và đồng đạt đến thanh tịnh an vui giải thoát. Như trong Kinh Trường Bộ II, Đức Phật đã dạy rằng: “Như Lai ra đời vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc cho đời, vì an lạc cho chư Thiên và loài người”. Và ở Kinh Trung Bộ III, Đức Thế Tôn cũng đã tuyên bố: “Nầy các Tỳ kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ dạy hai điều: là sự khổ và con đường đưa đến diệt khổ”. Nhưng, muốn diệt khổ ắt phải đoạn trừ từ cái nguyên nhân đưa đến khổ, vì khổ chỉ là quả.

Vậy nguyên nhân của khổ là từ đâu? Bàng bạc trong các Kinh điển từ Nam truyền cho đến Bắc truyền, Phật dạy rằng: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau khổ của chúng sanh không gì hơn là Vô Minh, Tham ÁiChấp Thủ. Và, sự có mặt sáu mươi hai kiến chấp sai lầm của các Bà-la-môn, Du sĩ ngoại đạo được nói đến trong bài kinh Phạm Võng thuộc Trường Bộ Kinh cũng không ngoại lệ. Bởi lẽ, nguyên nhân có các tà thuyết, kiến chấp sai lầm này là do chúng sanh bị vô minh che phủ, điên đảo mê lầm, nhận giả làm chơn, không thấu rõ bản chất, thực tướng của các pháp, dẫn đến tham đắm, chấp trước Thân, Tâm, Cảnh; cứ thế lẩn quẩn lên xuống, trôi lăn mãi trong sáu nẻo luân hồi khổ đau, không biết lối ra. Như những con cá khi đã mắc vào màng lưới, cố vẫy vùng để thoát ra; nhưng càng vẫy vùng thì càng tự đau đớn khổ não mà thôi. 

Một lần nữa chúng ta được thấy giá trị vô songý nghĩa vô thượng về sự xuất hiện của Đức Phậttrong đời, với trí tuệ siêu việt, trí tuệ giải thoát của Ngài là ánh sáng vô biên phá tan bóng đêm mê lầm và thành trì chấp thủ điên đảo của chúng sanh; cụ thể là Ngài đã khai mở con đường chấm dứt khổ đau thông qua lộ trình Giới - Định - Tuệ hay Bát chánh đạo; mà trong đó, Trí Tuệ (Chánh kiến thanh tịnh) được xem nhưyếu tốvai trò quan trọng bậc nhất, là con đường vượt thoát khỏi lưới tà kiến mê lầm của ngoại đạo phàm phu và tất cả chúng sanh

Trên tinh thần đó, người viết xin được trình bày đề tài: “VƯỢT THOÁT KIẾN CHẤP”, để chia sẻ đến tất cả chư huynh đệ Pháp lữ, những Phật tử hữu duyên, đã và đang trên con đường tìm hiểuứng dụng giáo lý Đức Phật vào trong đời sống hàng ngày, ngõ hầu thiết lập được nền tảng an lạc nội tại cho tự thân, qua đó góp phần làm an lạc cho gia đìnhxã hội.

II. NỘI DUNG

II.1. Nguyên nhânkiến chấp:
Câu chuyện về hai thầy trò du sĩ ngoại đạo dùng thái độ và lời lẽ trái ngược nhau để nhận xét về đức Phật, Pháp và Tăng trong Kinh Phạm Võng được xem là nguyên do để đức Phật thuyết minh và lý giải những kiến chấp mê lầm của chúng sanh phàm phu. Trong khi người thầy thì dùng vô số phương tiện để hủy báng Phật, Pháp, Tăng; ngược lại với thầy của mình, người trò dùng vô số phương tiện tán thán Tam bảo. Trước sự kiện này, đức Phật đã dạy các thầy Tỳ Kheo rằng: “không nên vui mừng thích thú khi nghe người ta tán thán mình; cũng không nên sân hận phiền muộn khi người ta hủy báng mình”. Bởi lẽ, khi một người bị dao động bởi những cảm xúc từ lời khen và tiếng chê như thế tâm sẽ không an định, phiền não sẽ sanh khởi, không thấy được lẽ thật.

Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn vấn đề này qua lời Phật dạy trong đoạn văn kinh sau đây: “ Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi công phẫnphiền muộn, thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng? - Bạch Thế Tôn, không thể được!”. Tương tự đối với lời khen, đức Phật cũng dạy các Tỷ-kheo không nên sanh tâm vui mừng thích thú, như thế sẽ có hại. Và, đức Phật còn dạy rằng, phàm phu khi tán thán Phật, thường nói đến các vấn đề không quan trọng, nhỏ nhặt, chỉ thuộc về giới luật. Như thế, ta thấy được nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ, hành động, nói năng, … lệch lạc là do tri kiến sai lầm. Tiếp theo, đức Phật tuần tự mô tảthuyết minh sự sai lạc về sáu mươi hai kiến chấp của các Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo phàm phu. Các kiến chấp này chính là các tà kiến khiến nghiệp lực lôi kéo người dính mắc nó phải trôi lăn mãi trong cõi luân hồi. Trong sáu mươi hai kiến chấp thì có mười tám kiến chấp thuộc về quá khứ và bốn mươi bốn kiến chấp thuộc về tương lai.

tính chất giới hạn của bài viết nên không tiện nêu chi tiết sáu mươi hai kiến chấp ở đây. Có một điều cần nói rằng, sáu mươi hai kiến chấp được nói đến trong Kinh Phạm Võng dù là loại nào, quá khứ hay tương lai, tất cả cũng đều chỉ cho những luận chấp, tà kiến sai lầm vậy. Hơn nữa, trọng tâm của bài viết này chỉ trình bày về phương pháp hay con đường vượt thoát các kiến chấp mà thôi.

Tuy nhiên, người viết thiết nghĩ rằng, trước khi đưa ra phương pháp, hay nói một cách khác là tìm ra con đường vượt thoát kiến chấp thì trước hết chúng ta nên tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản dẫn đến vướng mắc các kiến chấp của ngoại đạo phàm phu khiến nghiệp lực lôi kéo kẻ dính mắc phải trôi lăn mãi trong cõi luân hồi.

Khi lý giải về nguyên nhân vướng mắc các kiến chấp của chúng sanh phàm phu, hẳn sẽ có nhiều quan điểm đồng và khác xung quanh vấn đề này. Nhưng có lẽ ai cũng đồng tình rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu các kiến chấp phát sinh là do Vô Minh. Về nguyên nhân Vô Minh chúng ta sẽ phân tích sau. Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu trước một vài nguyên nhân căn bản khác khiến kiến chấp phát sanh. Trước hết, ta nên định nghĩa “kiến chấp” là gì? Kiến chấp(見 執)nếu được giải thích theo nghĩa chữ Hán thì: Kiến là thấy; Chấp là cầm, nắm, giữ. Như vậy Kiến chấp tức là nắm giữ cái thấy biết sai lệch của mình, hay nói một cách khác, kiến chấp chính là kiến thủ, là bảo vệ, cố giữ cái thấy biết của mình mặc dù cái thấy biết đó sẽ đưa đến sự hiểm nguy và không hợp với chân lý. Người viết xin lấy một thí dụ minh họa: -Có đứa bé 2 tuổi thấy một mảnh vở pha lê trong suốt rất đẹp, nó sanh tâm thích thú, dùng tay cầm nắm mảnh pha lê đó chơi đùa; người lớn thấy như vậy, biết sẽ nguy hiểm cho đứa bé vì mảnh pha lê sắt nhọn có thể làm đứt tay nó, bảo nó buông mảnh pha lê ra, nhưng vì nó quá thích thú nên nhất định vẫn cầm nắm trong tay mà không chịu buông. Mảnh pha lê có thể dụ cho cái thấy (見: Kiến); hành động nắm giữ mảnh pha lê của đứa bé dụ cho Chấp (執). 

Đến đây, ta đi vào tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến chúng sanh bị vướng mắc các kiến chấp hay tà kiến. Bây giờ, ta trở lại với Kinh Phạm Võng. Sau khi đức Phật xác định những vấn đề mà kẻ phàm phu dùng để tán thán Như Lai, đó là những vấn đề không quan trọng, nhỏ nhặt, chỉ thuộc giới luật và chỉ có kẻ phàm phu mới dùng những điều đó để tán thán Ngài mà thôi. Tiếp theo, đức Phật lần lượt nêu ra những chủ trương, luận thuyết là những kiến chấp hay tà kiến thuộc hai nhóm quá khứ và tương lai của các Sa-môn, Bà-la-môn. Như chấp Thường trú luận, Vô thường luận; hoặc chấp Ngụy biện luận, Vô nhân luận; hoặc chấp sắc là có, là không, là chẳng có chẳng không, là cũng có cũng không, hoặc quá khứ không, hiện tại có, vị lai không; hoặc quá khứ có, hiện tại có, tam thế đều có, hoặc tam thế đều không v.v… Cộng chung thành 62 kiến chấp. Sau đó, đức Phật xác định rằng: “Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mệnh như vậy". Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ. Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộtuyên thuyết, và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.” . Lời dạy của đức Phật qua đoạn kinh trên cho ta thấy rõ rằng, chỉ người nào có được tuệ giải thoát, tâm giải thoát của bậc Thánh mới có thể nhận biết được những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông…và không bị vướng vào các tà kiến sai lầm mà thôi. Cuối cùng, đức Phật kết luận nguyên nhân mà sáu mươi hai luận chấp hay tà kiến hiện hữu, là do kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối. Đồng thời, một số kiến chấp còn lại là do sự xúc chạm giữa sáu căn và sáu trần. Đức Phật dạy: “Tất cả những vị này có những cảm thọ (những chủ trương, tà kiến trên) do sự xúc chạm qua sáu xúc xứ. Do duyên với những cảm thọtham ái phát khởi; do duyên tham ái, thủ phát khởi; do duyên thủ, hữu phát khởi; do duyên hữu, sanh phát khởi, do duyên sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não phát khởi. Này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo như thật biết sự tập khởi, sự diệt trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu chỗ xuất xứ, vị ấy sẽ có một sự hiểu biết vượt ra ngoài những điều trên.” . 

Như thế, theo nội dung Kinh Phạm Võng, nguyên nhân thứ nhất được biết đến ở đây khiến các kiến chấp có mặt là do tác động của tham ái; và nguyên nhân thứ hai là từ sự xúc chạm qua sáu xúc xứ. Nói một cách cụ thể hơn là do các Sa-môn, Bà-la-môn bị chi phối bởi tập khí tiềm tàng, bị tác động bởi tham ái, rồi từ tham ái sanh ra chấp thủ (kiến chấp); thứ hai là do các Sa-môn, Bà-la-môn sống buông lung, không như lý tác ý, không chánh niệm, tỉnh thức, không phòng hộ các căn; mặc cho thức tình phát động, lậu hoặc sanh khởi; dựa theo kinh nghiệm từ nơi các cảm thọ, sanh tâm yêu ghét, lấy bỏ, chấp trước đối với các pháp trần. Từ đó hình thành những tà thuyết, kiến chấp, chủ trương lệch lạc. Ở chỗ khác Đức Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy sống không phòng hộ với sự phòng hộ con mắt, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên…. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy sống không phòng hộ với sự phòng hộ ý căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Tương tự với các căn còn lại cũng thế. Qua lời Phật dạy, chúng ta thấy rằng: Tỳ kheo do buông lung, không phòng hộ sáu căn, để cho lậu hoặc sanh khởi. Lậu hoặc sanh khởi cũng đồng nghĩa với việc Dục lậu, Hữu lậuVô Minh lậu sanh khởi. Và những lậu hoặc này, theo nhận định của người viết chính là cơ sở y cứ cho các kiến chấp của các Sa-Môn, Bà-la-môn phát sanh vậy. Như phần trước người viết có trình bày ở nguyên nhân thứ nhất khiến các kiến chấp phát sanh là do tác động của Ái Dục (Dục Lậu) được nói đến trong Kinh Phạm Võng. Ở đây, người viết có nhận định rằng, Lậu Hoặc (Dục lậu, Hữu lậu, Vô Minh lậu) chính là nguyên nhân sâu xa và chủ yếu khiến các kiến chấp phát sanh; còn sống buông lung, không phòng hộ các căn, v.v…, chỉ là những nguyên nhân gần hay thứ yếu, có tính chất dây chuyền, liên đới mà thôi vậy.

Tiếp đến, một nguyên nhân nữa được tìm thấy trong Kinh A Hàm như sau: “Một Cư sĩ hỏi Phật: Bạch Thế Tôn, tại sao ngoại đạo có sáu mươi hai kiến chấp? Như họ chấp: thế giới thường còn, thế giới vô thường, thế giới hữu biên, thế giới vô biên, thân này thật có, thân này không thật có, Niết bàn còn có, Niết bàn không còn có v.v... Phật đáp: Do có thân kiến (chấp thân) nên có cái kiến chấp như thế. Vậy ông có biết thân kiến là gì không? Cư sĩ thưa: Do chấp sắc uẩn là ta, là của ta, thọ uẩn là ta, là của ta, tưởng uẩn là ta, là của ta, hành uẩn là ta là của ta, thức uẩn là ta là của ta, đó là thân kiến. Phật khen: Đúng thế!”. Như vậy, Đức Phật đã nói rõ, do có thân kiến nên có cái kiến chấp như thế. Nói một cách rõ hơn, là Do chấp ngã (ngũ uẩn làm ta) nên có tranh tụng, từ đó sanh ra sáu mươi hai kiến chấp. Nếu thấy được thân ngũ uẩn giả hợp này như điện chớp, như bọt nước, như sương mai, thì các kiến chấp cũng theo đó mà dứt. Thân kiến cùng với Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ (Kiến chấp) và Giới cấm thủ chính là thuộc Ác kiến nằm trong thành phần của căn bản phiền não. Có thể nói, trong một sự tương quan nhất định nào đó thì Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủGiới cấm thủ cũng có thể chỉ chung cho những thứ thấy biết sai lầm (Kiến chấp) và chúng vốn thuộc căn bản phiền não của chúng sanh mà thôi. 

Và, “một nguyên nhân nữa cùng với Tham Ái đã nói ở trên, được xem là hai nguyên nhân cốt lõi, nền tảng sâu xa nhất, mà từ nơi đây, biết bao luận chấp, tà kiến, phiền não, khổ đau, hệ lụy, v.v… của chúng sanh xuất hiện. Đó chính là Vô Minh.” . Nói một cách khác thì vô minh chính là không có trí tuệ

Theo lời Phật dạy trong Nikaya, Vô Minh tức là không nhận thức chân lý về đau khổ, nguồn gốc của đau khổ, sự chấm dứt đau khổ, và con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ - là nguyên nhân chánh làm động lực thúc đẩy, chuyển động bánh xe đời sống. Nói cách khác, Vô Minh là không nhận thức thực tướng của vạn pháp, hay không thấu đáo hiểu biết chân tướng của chính mình. Cụ thể, trong Kinh Phạm Võng, các Sa-môn, Bà-la-môn vì vô minh, thiếu trí tuệ nên không thấu rõ bản chất của vạn pháp được thể hiện qua năm tướng trạng: Sự tập khởi, sự diệt trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly; cho nên dẫn đến vướng mắc các tà kiến sai lầm. Chính màng Vô Minh như lớp mây mù bao phủ, che lấp mọi sự hiểu biết chân chánh (Chánh Kiến). Trong Tương Ưng Bộ Kinh, khi du sĩ Jambukhàdaka hỏi thế nào là vô minh và ngài Sàriputta đã trả lời : “Này Hiền giả, không biết rõ đối với khổ, không biết rõ đối với khổ tập khởi, không biết rõ đối với khổ đoạn diệt, không biết rõ đối với con đường đưa đến khổ đoạn diệt, này Hiền giả, đây gọi là vô minh.”. Ở một chỗ khác, ngài Phật Âmgiải nghĩa về Vô Minh như sau: “Cái gọi là vô minh, theo Phật Âm, là lấy vô tri làm tướng, lấy manh muội làm dụng, thủ hình ẩn tàng, và lấy lậu làm duyên.” . Như thế, nói như Ngài Xá Lợi Phất (Sàriputta), không rõ Lý Tứ Đế thì gọi là vô minh, điều này có lẽ không quá khó khăn để chúng ta hiểu được. Vì sao, thật giản dị rằng, như người không biết công thức (Nhân) làm bánh thì sẽ không làm ra được bánh (Quả). Cũng thế, người không biết rõ con đường đưa đến Diệt Khổ (Nhân) thì làm sao hết khổ (Quả) cho được. Đây là mối liên hệ nhân-quả tất yếu không thể tách rời. Còn nói như Ngài Phật Âm thì tướng của vô minhvô tri, tức là không biết; dụng của nó là manh muội, tức là mê mờ; duyên của nó là lậu, tức là lậu hoặc. Như vậy thì đã quá rõ rồi vậy. Ví dụ, một người rất mơ hồ hoặc không hiểu biết Luật giao thông đường bộ, khi tham gia giao thông ắt hẳn sẽ đi sai. Đây chỉ là việc rất nhỏ. Huống chi, một chúng sanh hoàn toàn bị điều khiển bởi sức mạnh khủng khiếp của si mêtham ái, lậu hoặc vốn đã ngự trị trong tâm hồn mình từ vô lũy kiếp, thì làm sao tránh khỏi lầm đường lạc lối. Và do đó, nguyên nhân xuất hiện các kiến chấp của các Sa-môn, Bà-la-môn được nói đến trong Kinh Phạm Võng cũng từ đây mà ra. Nói tóm lại, những nguyên nhân vừa nêu ở trên, theo thiển kiến của người viết, cũng đủ cho chúng ta thấy chúng chính là những nguyên nhân chủ chốt, căn bản nhất làm xuất hiện các kiến chấp, tà thuyết của các Sa-môn, Bà-la-môn. 

Có một điều rất quan trọng cần được lưu ý ở đây rằng: Trong Giáo Pháp của Đức Thế Tôn hoàn toàn không có chủ trương một nguyên nhân duy nhất hay đầu tiên (vì chủ trương như thế là rơi vào tà kiến), mà các pháp đều do sự vận hành của Duyên khởi (12 nhân duyên); cái này làm Quả cho cái trước, đồng thời cũng làm Nhân cho cái sau có mặt; Nhân đã diệt, thì Quả sẽ không tồn tại; duyên nhau mà sanh, duyên nhau mà diệt. Do đó, sự hiện hữu của các kiến chấp, chẳng qua cũng chỉ là theo quy luật vận hành của duyên khởi mà thôi.

II.2. Vượt Thoát Kiến Chấp
Đến đây, người viết xin được trình bày phương pháp hay con đường vượt thoát kiến chấp. Như một người bệnh, khi được Bác Sĩ chẩn đoán ra bệnh, biết được nguyên nhân sanh bệnh, thì việc hết bệnh chỉ là vấn đề thời gian. Điều này có nghĩa rằng, tùy thuộc vào thái độ của người bệnh có thực hiện đúng theo quy trình chữa bệnh của Bác Sĩ, và Bác Sĩ có phương thuốc tốt hữu hiệu hay không mà thôi. Một khi người bệnh thực hiện đúng theo quy trình chữa bệnh, và Bác Sĩ có phương thuốc tốt hữu hiệu, bệnh theo đó sẽ được lành. 

Ở đây, bệnh được ví như kiến chấp, nguyên nhân sanh bệnh được ví với nguyên nhânkiến chấp, phương thuốc tốt hữu hiệu được ví với Pháp giải thoát, Bác Sĩ được ví như Đức Thế Tôn. Vì lẽ đó, khi chúng ta đã nhận diện được kiến chấp, biết được nguyên nhân vì đâu kiến chấp có mặt, thì con đường vượt thoát hay đoạn trừ kiến chấp xem như đã đi được một nửa. Vấn đề còn lại chính là tùy theo bệnh mà cho đúng thuốc. Cần phải nói thêm rằng, công năng của thuốc ngoài việc chữa bệnh, còn có công năng ngừa không cho bệnh phát sanh. Cũng thế, công năng của Phật pháp không chỉ chữa lành bệnh kiến chấp của chúng sanh mà còn ngăn ngừa, giúp chúng sanh không rơi vào tà kiến.

Như chúng ta đã phân tích ở phần trước, những nguyên nhân đưa đến các kiến chấp gồm có: Do tác động của tham ái; do sống buông lung không phòng hộ sáu căn (lậu hoặc là gốc); do có thân kiến; và do vô minh. Những nguyên nhân này, trong một chừng mực nào đó, theo người viết nó có thể tương đồng với các lậu hoặc gồm bốn loại, đó là: Dục Lậu (Kāmāsava), Hữu Lậu (Bhavāsava), và Vô Minh Lậu (Avijjāsava), Kiến Lậu (Diṭṭhāsava). 



Như người nông phu diệt cỏ dại phá hoại mùa màng, tất nhiên phải diệt tận gốc (nhổ cỏ phải nhổ tận gốc). Và do đó, muốn dứt trừ kiến chấp, người viết thiết nghĩ, phải diệt trừ từ các lậu hoặc này. Vì chúng vốn là gốc, còn các kiến chấp chỉ là ngọn, như thân cây được nuôi sống không thể không có gốc rễ. 

Trước hết ta nói về tham áiphương pháp đoạn trừ ái. Chúng ta đều biết ái chính là một chi trong 12 chi nhân duyên. Trong Đại Kinh Đoạn Tận Ái, Đức Phật dạy có bốn món ăn giúp cho an trú các loài hữu tình đã sanh hay phò trợ các loài hữu tình sẽ sanh. Bốn món ăn đó là: Đoàn thực hoặc thô hoặc tế, thứ hai là xúc thực, thứ ba là tư niệm thực, và thứ tư là thức thực. Và Ngài dạy thêm rằng: Bốn món ăn này lấy ái làm nhân duyên, lấy ái làm tập khởi, lấy ái làm sanh chủng, lấy ái làm nguyên nhân. Như vậy, bốn món ăn khiến hữu tình chúng sanh hiện hữu đều căn cứ từ Ái, đủ thấy được vai trò của Ái quan trọng thế nào trong chuỗi sanh tử vô tận này. Cũng trong Đại Kinh Đoạn Tận Ái, Đức Phật giảng về sự vận hành của 12 nhân duyên khiến chúng sanh xoay vần luân hồi triền miên. Đặc biệt là sự liên hệ đến sáu xúc xứ, Phật dạy như sau: “Khi nó thấy sắc bằng mắt, nó tham ái đối với sắc đẹp, người đó ghét bỏ đối với sắc xấu, nó sống niệm không an trú trên thân, với một tâm nhỏ mọn. Nó không như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác bất thiện pháp của nó được trừ diệt, không có dư tàn. Như vậy, đối diện với thân, sơ (thuận, nghịch) có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, nó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước thọ ấy. Vì tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước cảm thọ ấy, nên dục sanh hỷ, có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy nên dục hỷ sanh. Có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy, tức là chấp thủ. Do duyên thủ nên hữu sanh; do duyên hữu nên sanh sinh khởi; do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, sanh. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.” . Tương tự, quy trình này (từ xúc…khổ, ưu, não) đối với năm xúc xứ còn lại cũng như thế. Trong đoạn văn kinh này, chúng ta cần lưu ý rằng, chính nhờ như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát mà các ác bất thiện pháp được trừ diệt, không có dư tàn. Và, để có được tâm giải thoát, tuệ giải thoát không gì khác hơn là phải dựa vào đời sống phạm hạnh bằng sự tu tập như pháp thông qua con đường Giới-Định-Tuệ. 

Trong ý nghĩa thống nhất về nguyên nhân dẫn chúng sanh đi trong lục đạo luân hồi, mà chúng ta hay gọi là lậu hoặc hay căn bản phiền não …thì Vô MinhTham Ái là hai yếu tố nồng cốt, gốc rễ của nó sâu chắc, là thứ khó đoạn trừ nhất và cũng là những chướng ngại lớn nhất đối với một hành giả tu tập hướng đến Thánh đạo. Như một cây Xoài thì gốc rễ của nó cũng như là Vô Minh, chất nước trong thân cây nuôi dưỡng cây cũng ví như Tham Ái, còn cành lá hoa trái cũng như các phiền não sở thuộc mà trong Duy Thức học có nói đến 20 món chi-mạt phiền não.

Con đường thứ nhất để đoạn tận ái và vượt thoát kiến chấp được giới thiệu ở đây là tu tập Thiền quán. Trước hết hành giả cần một đời sống không gia đình, xả ly mọi ràng buộc, hộ trì các căn, không sanh lầm lỗi, giới hạnh thanh tịnh, và vị này tu tập Tứ Thiền theo lộ trình như lời Phật dạy sau đây: 

“Vị ấy với sự thành tựu Thành giới uẩn này, với sự thành tựu Thánh hộ trì căn này, và với Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng, tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa, tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp. Sau khi từ bỏ năm triền cái làm ô nhiễm tâm, làm cho yếu ớt trí tuệ, vị ấy ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm giác sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là “xả niệm lạc trú”, chứng và trú Thiền thứ ba. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.” .

Trên nền tảng tâm thanh tịnh giải thoát của Thiền thứ tư, hành giả xả bỏ hoàn toàn các cảm thọ, hoàn toàn không tham trước và bị chi phối bởi các cảm thọ ngang qua sự xúc chạm của sáu căn đối với sáu trần. Chính vì không tham trước, dính mắc các cảm thọ nên Ái không phát sanh, mà Ái đã không sanh đồng nghĩa với Thủ ,Hữu…cũng theo đó mà diệt. Nếu các Sa-môn, Bà-la-môn thực hiện đời sống phạm hạnh (Giới thanh tịnh) như trên, chánh niệm tỉnh thức, tinh cần thực hành thiền quán, an trú tâm vào thiền quán, tuệ tri như thật sự tập khởi sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của các pháp, tâm không chấp thủ, không dính mắc thì kiến chấp do đâu mà sanh? Đây chính là tâm giải thoát. Và do đó, con đường đoạn tận Ái và vượt thoát Kiến chấp, nói chung quy cũng cũng không ra ngoài quy trình này. 

Con đường thứ hai để vượt thoát kiến chấp là phát triển Chánh kiến hay còn gọi là Chánh tri kiến. Đối lập với chánh kiếntà kiến. Chánh kiến là cách nói khác của Trí Tuệ. Trí Tuệ như ánh sáng có công năng phá tan bóng đêm Vô minh của chúng sanh. Có nhiều định nghĩa về Chánh kiến nằm rải rác trong các Kinh Nikaya cũng như A-Hàm, như: Hiểu rõ Tứ Thánh đế là chánh tri kiến. Thấy rõ Duyên khởi là chánh tri kiến. Thấy các pháp là Vô ngã là chánh tri kiến. Ở đây giới thiệu thêm một số định nghĩa tiêu biểu nữa về Chánh kiến trong văn kinh Nikaya như sau: 

“Chư Hiền, Khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiệntuệ tri được căn bản của bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bản của thiện, này chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tửchánh kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đốithành tựu diệu pháp này.” . Đây là định nghĩa trong bài Kinh Chánh Tri Kiến thuộc Trung Bộ Kinh tập I. Và, cũng trong kinh này, Bất thiện được nói đến ở đây chính là mười bất thiện nghiệp gồm sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói phù phiếm, tham dục, sân, và tà kiến; căn bản của thiện pháp ấy là vô tham, vô sân, vô si. Còn thiện chính là mười thiện nghiệp bao gồm Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ ác khẩu, từ bỏ nói phù phiếm, không tham dục, không sân, và chánh tri kiến; căn bản của bất thiện pháp này là tham, sân, si. Với định nghĩa này, ta cần lưu ý một điểm si được giải thích ở đây tương đương với tà kiến; vô si được giải thích tương đương với chánh tri kiến. Vậy, khi ta đã thiết lập được chánh kiến thì tà kiến sẽ không còn. Như lời xác chứng của Ngài Xá-Lợi-Phất về vai trò quan trọng của chánh kiến sau đây: “Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri bất thiện như vậy, tuệ tri căn bổn bất thiện như vậy, tuệ tri thiện như vậy, tuệ tri căn bổn thiện như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên “Tôi là”, đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đốithành tựu diệu pháp này.” . Điều này thật xác đáng và dễ hiểu thôi. Bởi lẽ, khi ta đã thông suốt không còn một mảy nghi ngờ, rõ biết bất thiện pháp là hướng hạ, khiến ta đọa lạc khổ đau; rõ suốt thiện pháphướng thượng, giúp ta thăng hoa và an lành; đồng thời với tâm thiền quán, ta quán sát và thấu rõ căn bản các pháp nào khiến ta luân hồi khổ đau; các pháp nào đưa ta đến thanh tịnh giải thoát, thực hành như thế nhất định ta sẽ thành tựu được chánh kiến thanh tịnh, đoạn trừ vô minh, tà kiến, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại.

Cũng trong kinh này, Chánh kiến lại được giải thích: “Biết tập khởi của thức ăn, biết đoạn diệt của thức ăncon đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, này chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tửchánh kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đốithành tựu diệu pháp này….Khi nào vị Thánh đệ tử biết già chết, tập khởi của già chết, đoạn diệt của già chết và con đường đưa đến đoạn diệt già chết, này chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tửchánh kiến...” . Tương tự với phát biểu về già chết, ta có các định nghĩa về chánh kiến liên hệ đến mười một chi phần còn lại của Duyên khởi. Theo định nghĩa này, theo thiển kiến của người viết, ta có thể lý giải một cách ngắn gọn rằng: Người nào tuệ tri như thật về nhân quả thế gian tức biết rõ quy luật vận hành của 12 nhân duyên theo chiều hướng luân hồi sanh tử; đồng thời người này cũng tuệ tri như thật về nhân quả xuất thế gian tức biết rõ quy luật vận hành của 12 nhân duyên theo chiều hướng giải thoát, người đó được gọi là người có chánh kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đốithành tựu diệu pháp

Chánh kiến còn được định nghĩa rằng: “Biết được chánh kiếnchánh kiến, tà kiếntà kiến. Biết được chánh ngữtà ngữ. Biết được chánh nghiệptà nghiệp.Biết được chánh mạng và mạng. Biết được chánh tinh tấn và tà tinh tấn.Biết được chánh niệm và tà niệm. Biết được chánh địnhtà định.” .

Cần phải hiểu rằng, cái biết này, lẽ dĩ nhiên phải là cái biết như thật của tuệ giác thông qua công phu tu thiền, tuyệt đối không phải là cái biết dựa trên khái niệm và phân biệt của tình thức. Do đó, khi một người dụng công tu tập thiền quán, hình thành và phát triển Chánh kiến, đạt đến tuệ tri như thật về sự tập khởi, sự đoạn diệt của 12 chi phần nhân duyên, của căn bản luân hồi khổ đau và căn bản của Niết Bàn giải thoát. Một người đã có Tuệ giác do công phu thiền quán, lẽ tất nhiên phải thông suốt và rõ biết sự thật đâu là Chánh kiến, đâu là Tà kiến…đâu là Chánh địnhTà định. Trong vùng trời của tâm, một khi Chánh kiến thật sự đã được thiết lập thì đám mâyTà kiến hay Kiến chấp nương vào đâu mà sanh? Cũng như ở đâu có bóng tối thì ánh sáng không hiện diện. Ở đâu có si mê thì nơi đó không có trí tuệ. Ở đâu có tà kiến thì nơi đó sẽ không có chánh kiến. Vai trò của chánh kiến thực sự rất quan trọng trong tất cả lãnh vực của cuộc sống, dù là phương diện nào, thân, tâm, cảnh; thô hay tế, gần hay xa, trong hay ngoài, v.v… Nói chung, bất kể không gian thời gian nào nếu chánh kiến không có mặt thì sự sai lạc, lầm lỗi sẽ sẵn sàng phát khởi. Do vậy, một hành giả đi trên lộ trình tâm, khi Chánh tri kiến hay Tuệ giải thoát được tròn đầy viên mãn (tri kiến thanh tịnh) thì xem như Vô minh, Lậu hoặc tà kiến, v.v… cũng được đoạn trừ.

Có một điều hết sức quan trọng mà ta cần lưu ý ở đây là: Tất cả những định nghĩa về chánh kiến được người viết trích dẫn trong các kinh vừa rồi đều xuất hiện hai chữ “tuệ tri” trước mỗi ý, mỗi câu. Điều đó chứng tỏ rằng, Đức Phật muốn nói cho chúng ta biết vai trò vô cùng quan trọng của “tuệ tri” đối với tiến trình giải thoát của chúng ta như thê nào? Quả thật như vậy, bởi vì “tuệ tri” phải được hiểu là “cái biết của trí tuệ”. Cái biết của phàm phu la cái biết ngang qua thức tình phân biệt, lầm lạc; còn “cái biết của trí tuệ” là cái biết ngang qua chánh kiến, qua tuệ giác được hình thành do công phu thiền quán, là cái biết sáng suốt như thật. Người có thấy biết dựa trên tình thức, bị kiết sử trói buộc, phiền não, tập khí chi phối thì dễ mắc, dễ kẹt, cố chấp, rơi vào tà kiến. Người có thấy biết sáng suốt thanh tịnh thì không chấp một pháp nào ở đời, nên hoàn toàn không vướng mắc vào kiến chấp, tà thuyết. Đó là lẽ đương nhiên.

Qua những điều người viết vừa trình bày, mặc dù ý tứ diễn đạt tuy có phần thô thiển, nhưng có lẽ cũng nói lên được phần nào căn bản về nguyên nhânkiến chấp cũng như phương pháp vượt thoát kiến chấp. Về phương pháp vượt thoát kiến chấp, trong khuôn khổ của một tiểu luận, nên bài viết này chỉ đưa ra một vài phương pháp căn bản mà thôi. Vì trong Nikaya còn nhiều phương pháp khác rất hay như Bảy Pháp Thanh Tịnh, Tứ Niệm Xứ, v.v… Nhưng tất cả những phương pháp đó đều không ra ngoài Tam vô lậu học Giới-Định-Tuệ vậy.


III. KẾT LUẬN

Có thơ rằng:
”Khổ đau lớn nhất khổ si mê
Quay lưng phụ rẫy tánh Bồ Đề
Đắm say chung thủy tình hư vọng
Vạn nẻo phù du đâu lối về”.

Đức Phật của chúng ta đã dạy: “Cái khổ ở địa ngục chưa phải là khổ. Cái khổ đói khát của quỉ đói cũng chưa phải là khổ. Làm loài súc sanh kéo xe kéo cày cũng chưa phải là khổ. Si mê không biết lối đi mới thật là khổ.”

Trọng tâm của đạo Phật là chỉ cho chúng ta si mê là nguồn gốc của đau khổ. Cho nên muốn hết khổ phải bứng tận gốc si mê. Vì si mê nên chúng ta quay lưng với Tánh giác của mình, đuổi theo duyên trần ngoại cảnh rồi gây tạo biết bao nghiệp chướng, nghiệp này chưa hết tạo nghiệp khác, như vậy mãi mãi đi trong luân hồi giữa vạn nẻo phù du, không biết đâu là lối về chánh giác
si mê không thấu rõ thực tướng của các pháp, bị tham ái tác động, không tu tập các thiện pháp đưa đến chánh kiến, nên các Sa-môn, Bà-la-môn mới bị vướng mắc các tà kiến, luận chấp và họ cố chấp vào tà kiến của mình. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn”, cái “Lập tri” ấy tức là tự cho là mình biết đúng. Thế gian nói “Tri”, nói “Kiến” ấy là ”thế lưu bố tưởng”; Phật cũng nói là tri là kiến, nhưng không có chấp cái tri ấy là thật, nên chẳng có lập tri, nên nói “Tri kiến vô kiến, tư tức Niết bàn”. Phật muốn thuyết pháp độ chúng sanh cũng phải tùy thuận chúng sanh, cũng phải nói tri, nói kiến, nhưng không chấp đó là thật; hễ chấp thật tức tự lập cái tri, là căn bản của vô minh, nếu không kiến lập tức Niết bàn

Trong kinh “Đại bát Niết bàn” do ngài Đàm Vô Sấm昙无谶 (Dharmaraksa) pháp sư người Ấn dịch có đoạn Đức Phật nói với Ca Diếp về “thế lưu bố tưởng” như sau: “Tất cả phàm phu có hai loại tưởng tượng, thứ nhứt là thế lưu bố tưởng, thứ hai là trước tưởng. Tất cả bậc thánh nhân chỉ có thế lưu bố tưởng mà không có trước tưởng. Tất cả phàm phudựa vào cảm giác sai lầm của giác quan , từ thế lưu bố tưởng sinh ra trước tưởng. Tất cả bậc thánh vì có chánh giác thấu suốt, từ thế lưu bố tưởng không sinh ra trước tưởng. Vì vậy mới gọi cái thấy của phàm phuđiên đảo tưởng. Thánh nhân tuy cũng có tri giác (giống phàm phu) nhưng không gọi là điên đảo tưởng” . Ý chỉ trong kinh hàm súc nhưng quá ngắn gọn nên hơi khó hiểu, các bậc thiện tri thức ở Trung Hoa đã diễn giải thêm cho rõ nghĩa : “世流布想; 就是见牛作牛想说是牛,见马说马等等 ;执著想,就是见到什么都执著为实有. 凡夫由于无明情见,才如此颠倒;而圣人智慧明了,于一切境界毫不迷惑. Nghĩa: Thế lưu bố tưởng là thấy trâu nói là trâu, thấy ngựa nói là ngựa. Chấp trước tưởng, tức là thấy cái gì đều chấp (giữ chặt) cái đó cho là có thật. Phàm phu do vô minh, cái thấy bị tình cảm sai khiến nên điên đảo, còn thánh nhân trí tuệ sáng suốt, đối với mọi cảnh giới đều không mê chấp cho là có thật.” 

Do đó, nếu chúng ta tu tập Giới-Định-Tuệ như pháp, có chánh kiến thanh tịnh thì thứ nhất ta không rơi vào điên đảo tưởng và nhìn nhận các pháp đúng như thật bản chất của nó, thứ hai chúng ta không chấp vào cái thấy của mình mặc dù cái thấy biết của mình là chân chánh, khi đó ta mới hoàn toàn vượt ra ngoài kiến chấp. Nhà Thiền đã nói “Đạo tại nhãn tiền”. Đạo ở ngay trước mắt, đạo ở trong tất cả mọi sự mọi vật, trong lòng thực tại, nhưng lâu nay chúng ta không thấy; vì tâm mãi dong ruổi theo ngoại duyên đắm trước vào trần cảnh, không nhận rõ chánh tà, cứ thế lẩn quẩn mãi trong nẻo mê lầm, tăm tối. Nếu có chánh kiến, chánh niệm, lắng sâu tâm thức vào giờ phút hiện tại, chúng ta sẽ nghe tất cả các pháp cất tiếng vi diệu nhiệm mầu. Mọi bí mật của vạn hữu sẽ mở toang cho chúng ta hiểu rõ được tận cùng uyên nguyên của chúng. Có chánh kiến, chánh niệm, chúng ta sẽ đi trong cuộc đời một cách vững chãi thảnh thơi, tự tại trước bao thăng trầm vinh nhục của cuộc sống; chúng ta sẽ thấy giải thoát là một điều rất tự nhiên và có sẵn ngay trong trần thế, chứ không cần tìm ở một nơi chốn nào xa xôi. Có chánh kiến, chánh niệm, tất cả mọi suy nghĩ, việc làmlời nói hàng ngày của chúng ta là những hành động khế hợp với bản tâm của chư Phật, Bồ Tát, Thánh-Hiền, là những đóa hoa lòng tinh khôi sáng ngời tuệ giác, tỏa hương thiền thanh tịnh giữa nhân gian./.


Tài liệu tham khảo

1. Thích Minh Châu dịch, Trường Bộ Kinh I, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP.HCM, 1991
2. Thích Minh Châu dịch, Trường Bộ Kinh II, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2001
3. Thích Minh Châu dịch, Trung Kinh Bộ I, Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam, TP.HCM, 1986
4. Thích Minh Châu dịch,Tương Ưng Bộ Kinh I , Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2000
5. Tham khảo Trung Bộ III, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu, nguồn : http://www.buddhanet.net/budsas/…/u-kinh-trungbo/trung00.htm
6. Tham khảo: Thích Quảng Độ dịch, Tiểu thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, tr. 75
7. Tham khảo nguồn: http://duylucthien.wordpress.com/…/thế-lưu-bố-tưởng-va-cac-…

Bài đọc thêm:
Tìm Hiểu Sáu Phái Triết Học Ấn Độ (Thích Mãn Giác)
62 loại tà kiến (Kinh Phạm Võng) Thích Minh Châu

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.