Ứng dụng của thanh niên phật giáo trong bối cảnh Mỹ và hải ngoại

06/12/20191:01 SA(Xem: 5710)
Ứng dụng của thanh niên phật giáo trong bối cảnh Mỹ và hải ngoại

ỨNG DỤNG CỦA THANH NIÊN PHẬT GIÁO
TRONG BỐI CẢNH MỸ VÀ HẢI NGOẠI
Thích Giác Chinh
THE APPLICATION AND ACTION OF BUDDHIST YOUTH
IN THE CONTEXT OF THE USA AND OVERSEAS

 

gia dinh phat tuĐây là Tham luận trình bày tại Khóa Hội thảo 2019 của Tổ chức GĐPT tại Tiểu bang California, xin trân trọng chia sẽ và giới thiệu đến công chúng xa gần cùng tham khảo.

  1. Nhận thức về Thanh niên Phật giáo

Thanh niên Phật giáo là những người thanh niên cùng nhau tập hợp lại với nhau để tạo thành một Tổ chức Thanh niên Phật giáo, hoặc những thanh niên mang tinh thần Phật giáochí nguyện ứng dụng triết lý Phật giáo để tạo thành phương châm sống, tạo thành lý tưởng phụng sự vào đời sống xã hội.

Tổ chức Thanh niên Phật giáo lấy tinh thần của Đạo đức học Phật giáo, giá trị nền tảng của Thiền định Phật giáo, và tính khai sáng của tuệ giác Giác ngộ để ứng dụng vào trong đời sống cá nhân và hành xử trong các hoạt động ứng dụng và hành động trong đời sống xã hội.

  1. Thanh niên Phật giáo ứng dụng và hành động trong bối cảnh Mỹ và Hải ngoại

Đây là nội dung nhằm để trình bày một cái nhìn tổng thể và để tạo thành sự tập hợp lớn mạnh cho tính khả thi của Tổ chức thanh niên Phật giáo trong ứng dụng và trong hành động.

Nhận thức được tính thực tiễn trong ứng dụng, mang khát vọng tạo ra mục đích phát triển và mang hình ảnh của đạo Phật ứng dụng vào trong các lĩnh vực cụ thể trong xã hội, trong giáo dục, trong y khoa, nghiên cứu, công nghệ và công íchTừ thiện xã hội... Các ứng dụng của Thanh niên Phật giáo với mục đích để đáp ứng các vấn đề đang diễn ra tại Mỹ và Hải ngoại nhằm thích nghi và tạo nên sự phát triển mang tính khả thi và bền vững cho xã hội và cho quốc gia.

Sự tương tác của xã hội ngày nay có xu hướng toàn cầu hóa, mang thông điệp của những ứng dụng hữu ích nhằm tạo ra sự cân bằng trong các hoạt động, tạo thành mối liên hệ đa chiều nhằm mang lại sự đồng thuận trong đa dạng và hợp tác hữu hiệu cho xã hội.

Tính thích nghi của Thanh niên Phật giáođặc tính cần và có cho hoạt tính hoạt độngứng dụng trong sự thống nhất về tư tưởng hành động để đi đến ứng dụng và hành động trong thực tế.

Thanh niên Phật giáo khi ứng dụng các giá trị phổ quát trong tổ chức Gia đình Phật tử thì giá trị phổ quát của thanh niên tạo đà cho sự phát triển trong đa dạng; Thanh niên Phật giáo khi ứng dụng Đạo đức học Phật giáo với hoạt tính nhất thể trong bản thệ - bản thể Tăng già thì giá trị Đạo đức sống của thanh niên trở nên vững chãi tạo nên sự truyền bá mang hoạt tính mở mà vững vàng, ứng dụng mà hoạt dụng linh hoạt; Thanh niên Phật giáo khi ứng dụng các giá trị nhân văn nhân bản vào trong cộng đồng thì giá trị nhân văn nhân bản thanh niên tạo nên giá trị tinh thần trong đời sống cộng đồng.  

2.1.       Ứng dụng và hành động trong Đoàn thể Tăng đoàn, trong tổ chức GĐPT và trong Cộng đồng

Tăng đoàn là chiếc nôi hun đúc nên thanh niên Phật giáo. Người thanh niên Phật giáo đầu tiền trên hành tinh này là thanh niên Siddhārtha Gautama[1]. Khi chứng đạt chân lý giác ngộ trở thành vị Phật và với việc nói Bài Pháp đầu tiên tại Vườn Nai độ Năm Anh Em Kiều Trần Như xuất gia thành Tăng thì Giáo Hội Tăng đoàn được hình thành, và khi đó Ngài đã truyền trao lại thể tánh thanh niên Phật giáo cho những người thanh niên đương thời và được truyền đến ngày nay như chúng ta đã thấy trên hành tinh này. Với nguồn gốc xuất phát cao đẹp như vậy đã tạo nên hoạt tính thanh niên Phật giáo trong (giữa) Giáo hội Tăng đoàn, hình thành nên một Đoàn thể của những người tĩnh thức và dấng thân phụng sự, ứng dụng vào đời sống xã hội.

Tổ chức GĐPT là nơi bảo bọc và nâng đỡ Thanh niên Phật giáo cứng cáp và trang bị hành trang tinh thần Thanh niên Phật giáo để phụng sự vào đời.

Cộng đồng là nơi để Thanh niên Phật giáo thỏa sức phát huy và mang tư tưởng hành động của mình ra xã hội để cống hiến.

Tổ chức Giáo hội Tăng đoàn là sự thống nhất về mặt tinh thần bản thệ/thể Tăng già, sự thống nhất về nền tảng Giới luật, sự tương thích trong các Giáo hội Tăng đoàn mang tính Quốc gia[2]; Giáo hội Tăng đoàn thích ứng vào lúc Thời điểm lịch sử đang diễn tiến[3]; Giáo hội Tăng đoàn mang ý nghĩa Hệ Phái, Thiền Phái, Phả hệ trong các Trường phái Phật giáo trên thế giới[4].

Trong bối cảnh của Tổ chức Thanh niên, với thời cuộc của xã hộiquốc giathời đại ngày nay thì việc Thanh niên Phật giáo Ứng dụng và hành động trong tổ chức Đoàn thể Tăng đoàn, trong tổ chức GĐPT và trong Cộng đồng là điều hợp đạo, hợp lý, hợp thời nhằm lan tỏa hình ảnh của Giáo hội Tăng đoàn để truyền bá sâu và rộng vào trong lòng công chúng.

Thanh niên Phật giáo Ứng dụng và hành động trong đoàn thể Gia đình Phật tử giữa Giáo hội Tăng đoàn và trong Cộng đồng, ở các phương diện:

-      Trong tổ chức Giáo hội Tăng đoàn thì Thanh niên Phật giáo ứng xử và áp dụng tính tổ chức thống nhất,

-      Thanh niên Phật giáo có sự bình đẳng giữa mọi thành viên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội và có mục tiêu tối cao là đem lại giác ngộ, cơ hội phụng sự cho mọi thành viên.

-      Kỷ luật của Thanh niên Phật giáo dựa trên nguyên tắc tự giác, đa dạng và dân chủ. Lấy nền tảng Đạo đức học Phật giáo làm điều luật, điều răn. Phù hợp với Luật Mỹ (Hải ngoại)

-      Tham gia ủng hộ Giáo hội Tăng đoàn.

-      Đưa hoạt động Thanh niên phát triển vào trong xã hội. Ví dụ như hình thành nên Tổ chức Thanh niên phụng sự Hoa Kỳ (Hải ngoại)

-      Ứng dụng và tạo thành các hoạt động Thanh niên để lan tỏa tạo thành Hoạt động xã hội ở cấy độ chuyên môn, bài bản vào xã hội. Tham gia các hoạt động Cộng đồng để tạo liên kết và tạo thành Thanh niên lãnh đạo trong Cộng đồng, ví dụ như người khởi xướng phong trào, v.v…

-      Từ phong trào Văn nghệ đơn thuần trong tổ chức Thanh niên, nên tuyển chọn và hình thành nên hoạt động Nghệ thuật, hình thành Học viện nghệ thuật Thanh niên Phật giáo Hoa Kỳ (Hải ngoại).

Nhờ phương châm ứng dụng và hành động như vậy sẽ tạo nên tổ chức có tính bình đẳng và qui củ nên đoàn thể tránh được nhiều chia rẽ. Nhờ hoạt độngứng dụng như vậy nên Thanh niên Phật giáo sẽ có mục tiêu, cảm hứng và mang lại giá trị lợi ích từ nhiều mặt để phát triển, tránh được sự bào mòn tư tưởng và không có mục tiêu phát triển.

Khi đã hình thành và ứng dụng trong hành động có tính khả thi như vậy Tổ chức Thanh niên Phật giáo ở khía cạnh này, tức là khía cạnh Ứng dụng và hành động trong Đoàn thể Tăng đoàn, trong tổ chức GĐPT và trong Cộng đồng nên đi đến sự liên kết, đa dạng và phụng sự.

Rõ ràng, chúng ta nhận thấy rằng sẽ dẫn đến và hình thành nên một Tổ chức Thanh niên Phật giáo có hữu ích cho xã hội và hữu ích cho quốc gia, sau khi đã liên kết xâu kết các vấn đề như đề xuất trên thành ứng dụng và hành động. Đừng ngần ngại hãy cùng nhau ngồi lại với nhau cùng ứng dụng và hành động nhằm tạo nên các giá trị cho xã hộiquốc gia mang tinh thần của Thanh niên Phật giáo.

2.2.      Ứng dụng và hành động trong môi trường Giáo dục, Y khoa, Nghiên cứu, Công nghệ và Công íchTừ thiện xã hội

Thanh niên Phật giáo ứng dụng và hành động trong môi trường giáo dục:

Môi trường Giáo dục là nơi tốt để Thanh niên Phật giáo học tập, tôi luyện và hình thành nên phẩm cách, chuyên môn, học thuật và là cơ hội tốt để trở nên nhà Giáo dục đóng góp phụng sự vào cho xã hội và cho quốc gia.

Thanh niên Phật giáo ứng dụng và hành động trong môi trường giáo dục chính là sự tiếp nhận giáo dục và sự tự giáo dục để mang các giá trị hữu ích phụng sự cho đời, ở các phương diện:

-      Là Thanh niên Phật giáo hãy dừng suy nghĩ: Môi trường Giáo dục đã làm gì/ giúp gì cho tôi? Mà hãy trở nên người tiếp nhận triết lý giáo dục và giáo dục học như thế nào trong tôi.

-      Thanh niên Phật giáo Ứng dụng kỹ năng giáo dục, tư duy giáo dục, phương pháp giáo dục... (vào) và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua môi trường giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu trong giáo dục.

-      Ứng dụng tinh thần Tam học, cầu thị trong tư tưởng Phật giáo để nhận thức và đón nhận các giá trị giáo dục diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác (vị thầy giáo, bạn,…), ứng dụng vào việc tự học, tự giáo dục.

-      Ứng dụng tinh thần Bi Trí Dũng và chánh niệm để đi đến trải nghiệm/ kinh nghiệmnhận thứcảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động (các khái niệm đó đều có thể được xem là có tính giáo dục) để hình thành nên phương châm giáo dụcứng dụng hành động nhằm tạo nên các giá trị giáo dục đóng góp cho xã hội, đóng góp cho quốc gia; như việc trở thành một sinh viên có kiến thức song song với khả năng áp dụng kiến thức, trở thành một nhà giáo (nhà giáo dục), các nhà nghiên cứu giáo dục, học thuật hàn lâm. Từ đó Thanh niên Phật giáo đóng góp vào môi trường Giáo dục.

Điển hình trong khía cạnh ứng dụng và hành động của Thanh niên Phật giáo trong phạm vi này, khi đã hình thành, xâu kết và vững vàng các Thanh niên Phật giáo có thể có mặt trong Học viện Hàn lâm giáo dục, giáo viên. Khi đến vào đúng thời điểm chín muồi của Tổ chức Thanh niên Phật giáo sẽ hình thành nên Học viện giáo dục Thanh niên Phật giáo Mỹ (Hải ngoại), v.v… hoặc Trường Giáo dục kỹ năng ứng dụng Phật giáo, hoặc Học viện Chánh niệm, v.v…

Sự trong sáng và khơi nguồn sáng tạo trong giáo dục cần sự đóng góp từ các Thanh niên Phật giáo, đóng góp vào cho môi trường Giáo dục.

Thanh niên Phật giáo Ứng dụng và hành động trong Y Khoa:

Thanh niên Phật giáo đã học và có tâm từ bi khi và đã được đào tạo từ một hoặc nhiều kỹ năng về Y học, Y khoa thì đây là môi trường tốt và có nhiều đặc tính phụng sự để sử dụng ba đặc tính nền tảng là Đạo đức, Thiền định, Tuệ giác kết hợp hài hòa với Ngũ MinhTứ ân để ứng dụng và hành động trong Y học, Y khoa nhằm phụng sự và đóng góp vào xã hội.

Y đức và đức hạnh Y phương minh của một Thanh niên Phật giáo đã thấm nhuần sẽ là nền tảng vững chãi để trở nên một Bác sĩ/ Dược sĩ/ Điều dưỡng viên chuyên môn và giàu tâm đức….. Đây là con đường hành động giúp cho Thanh niên Phật giáo hướng tâm trí đến để mang lại các giá trị lợi lạc cho số đông và cho xã hội. Thanh niên Phật giáochí hướngbi nguyện sẽ là người có học thức chuyên môn hòa điệu với lý tưởng cao đẹp để dấng thân phụng sự vào đời.

Với những ân đức cao đẹp trong triết lý Tứ ânphương cách ứng dụng Bi – Trí trong Y học, Y khoa thì Thanh niên Phật giáo có tâm phụng sự vừa giúp đời cứu người lại vừa hoàn thiện con đường báo Phật ân đức, phụng sự chúng sanh để hoàn thiện con đường Bồ tát đạo của chính mình.

Phương thức ứng dụng sự tĩnh tâm, minh sátchánh niệm của Thanh niên Phật giáo vào y khoa và khám chữa bệnh là một trong những lợi lạc cho ngành Y khoa và cho con người. Qua cách áp dụng này, người Bác sĩ/ Dược sĩ/ Điều dưỡng viên…. Sẽ có sự tập trung chuyên môn, lại phát huy được sự bình an trong nội tâm và mang lại sự bình yên cho xung quanh trong quá trình phụng sự kỹ năng y học y đức của mình. Nó soi lối cho tâm trí trở nên quân bình trong lĩnh vực y khoa nhằm mang lại các quân bìnhgiá trị sức khỏe cho thân thể lẫn tinh thần.

Sử dụngứng dụng các tâm đức, y đức và tuệ đức trong ngành y khoa Thanh niên Phật giáomục đích phụng sự sẽ biết sử dụng tuệ giáckiến thức của mình để mang lại sự tốt lành cho xung quanh. Thông qua con đường phụng sự và mang đạo vào Y khoa như thế Thanh niên Phật giáo đóng góp một cách thiết thực cho xã hội và cho quốc gia.

Hoặc tiến xa hơn, sẽ hình thành nên Bệnh viện Y mang tinh thần Phật giáo như Phật giáo Tây Tạng đã từng ứng dụng, Học viện Y khoa Tây Tạng…

Thanh niên Phật giáo Ứng dụng và hành động trong Nghiên cứu:

Hoạt động nghiên cứu, hoặc công việc nghiên cứu là một lãnh vực khoa học. Mang hai lới ý nghĩa, khoa học ứng dụng và khoa học nhân văn. Khi Thanh niên Phật giáo có tâm và lòng phụng sự là người sẽ luôn hướng đến mục tiêu phụng sự, vừa nâng cao quá trình nhận thức khai minh trên đạo lộ của Tuệ giác vừa tạo nên các hệ giá trị trong nghiên cứu.

Chính sự khai minh và lòng nhiệt huyết (vì) khi đã ý thức một cách thấu triệt con đường Bồ tát đạo phụng sự vào đời, trong bối cảnh của Mỹ và Hải ngoại thì đây quả là một môi trường nhiều tiềm năng để Thanh niên Phật giáo phát huy xứ mạng phụng sự của mình.

Lý tưởng phụng sự của Thanh niên niên Phật giáo và sự tự soi rọi lại chính mình qua con dường thực hành khiến cho người Thanh niên Phật giáo luôn tự ý thức và tạo ra các giá trị cảm hứng cho xung quanh trong quá trình nghiên cứu. Điển hình có thể hình thành nên Viện nghiên cứu Thanh niên Phật giáo Mỹ (Hải ngoại), Viện Ứng dụng Tâm lý học Phật giáo, Trung tâm hỗ trợ Tự nhận thức – Thanh niên Phật giáo Mỹ (Hải ngoại), v.v….

Thanh niên Phật giáo Ứng dụng và hành động trong Công nghệ:

Lĩnh vực Công nghệ và Thông tin Truyền thông hoặc Khoa học kỹ thuật là một môi trường lý tưởng để mang lại thành công và mang lại sự ứng dụng các tinh hoa của triết lý Đại thừa Khai phương tiện của Thanh niên Phật giáo.

Ngang qua triết lý Hoa Nghiêm, Triết Lý Pháp Hoa, v.v… là thế giới tư tưởng pháp giớivũ trụ học, sẽ là phương trời thong dong cho giới Thanh niên Phật giáo ứng dụng và đóng góp vào lĩnh vực Công nghệ, sau khi đã được thụ huấn và học hỏi nghiên cứu trong môi trường học hoặc tự học.

Thanh niên Phật giáo sẽ nhận thấy rằng, khả năng của tâm thức và công nghệ là cả một tầng số nối dài vô tận trong phát khởi ý tưởng và tạo ra những ứng dụng tương thích với xã hội, ví dụ ứng dụng trong ngành Công nghệ IT, ứng dụng trong Kỹ thuật số và Vũ trụ học…. Thanh niên Phật giáo nhận thứcthấu triệt bản thể học Phật giáo bằng việc ứng dụng triết lý Vô thườngVô ngã sẽ hình thành nên nền công nghệ đa chiều trong nghiên cứu Công nghệ, hoặc nghiên cứu chân không tương thích với lý thuyết Tánh không. Tạo ra các ứng dụng tương tác giữa truyền thông và công nghệ.

Các thí nghiệm khoa học Công nghệ sẽ ngày một sáng tạo khi có tinh thần khai minh, nhân bản, chánh niệmTánh không của Thanh niên Phật giáo. Hy vọng một ngày không xa, thành viên Thanh niên Phật giáo sẽ có mặt trong NASA, MIT, hoặc California Academy of Siciences…. Để đóng góp và phụng sự.

          Thanh niên Phật giáo Ứng dụng và hành động trong Công íchTừ thiện xã hội:

          Các tiện ích về Công íchTừ thiện xã hội sẽ là môi trường tương thích để Thanh niên Phật giáo ứng dụng và hành động triết lý Bi tâmTình thươngTrí tuệ của mình nhằm mang lại các tiện ích và áp dụng Từ bi vào đời sống xã hội một cách hữu hiệu.

          Trong lãnh vực này chúng ta sẽ thấy được sức trưởng thành của Thanh niên Phật giáo khi họ đóng góp vào Công ích hoặc Quỹ từ thiện và các hoạt động từ thiện công ích. Chính khả năng về kỹ năng lãnh đạo và tính hy sinh phụng sự đã khiến cho Thanh niên Phật giáo càng ý thứcvai tròtrách nhiệm của mình để cùng nhau tạo ra các giá trị mang sự nhiệt tâm và lòng Bi nguyện để Dũng mãnh phụng sự vào đời sống xã hội.

Thanh niên Phật giáo sẽ tạo sự hào phóng với một lòng nhiệt huyết và một phong trào lớn mạnh vì lợi ích số đông, vì lợi ích của sự phụng sự trong Từ thiện xã hội, ví dụ như hình thành nên các Quỹ (Foundation), Hội từ thiện Bất vụ lợi Thanh niên Phật giáo Mỹ (Hải ngoại), Trung Tâm nghiên cứu Thanh Niên (Phật giáo) và Học viện ứng dụng nghiên cứu xã hội học, Hội Thanh niên Phật giáo nghiên cứu Văn học Mỹ (Hải ngoại), v.v…  

 

2.3.      Ứng dụng và hành động trong khu vực Hành chánh công

Hành chánh công/ hoặc Hành chính công là một ngành khoa học trong quyền Hành pháp. Thanh niên Phật giáo trong bối cảnh Hoa Kỳ và Hải ngoại nên hướng đến để góp phần nhằm đóng góp và mang lại lợi ích cho xã hội và cho quốc gia, nơi mà Thanh niên Phật giáo có mặt.

Ứng dụng Đạo đức học Phật giáo (Giới luật Phật giáo/ căn bản 5 giới Phật tử) làm giá trị nền tảng trong cách sống và trong tư tưởng của Thanh niên Phật giáo nhằm mang lại sự minh bạch, dân chủtrong sáng cho ngành Hành pháp trong chính phủ khi (và nếu) Thanh niên Phật giáo đủ khả nănguy tín để bước vào lĩnh vực này, nhằm ứng dụng và tạo ra giá trị thiết thực cho xã hã và quốc gia; trong bối cảnh Mỹ và Hải ngoại thì đây là một môi trường có nhiều cơ hội để Thanh niên Phật giáo thỏa chí thanh niên để mà phụng sự.

Thanh niên Phật giáo ứng dụng và hành động trong khu vực Hành chánh công chính là sự ứng dụng một cách thiết thực triết lý và tư tưởng Bi – Trí – Dũng kết hợp hài hòa với Chánh niệm vào nền Hành pháp một cách thiết thực để đóng góp vào giá trị Công bằngMinh bạchDân chủ trong Hành pháp, ở các phương diện:

-      Thanh niên Phật giáo để Ứng dụng Quyền hành pháp khi đã được chọn (bầu) nhằm cân bằng và thực thi quyền hạn song hành với một trong ba quyền trong cơ cấu quyền lực Nhà nước, bên cạnh quyền lập pháp và quyền tư pháp.

-      Khi các thành viên Thanh niên Phật giáo đã có kế hoạch bước vào lĩnh vực này, thì đó là cơ hội đóng góp vào Quyền hành pháp trong các cơ quan hành chính Nhà nước, và thực thi để đảm bảo hoàn thành chức năngnhiệm vụ của mình.

-      Ứng dụng và hành động trong quá trình lập quy[5] (quyền) và quá trình hành chính[6] (quyền).

-      Thanh niên Phật giáo nên hướng đến và bước chân mình vào Bộ máy hành pháp, vào một ngày ở hiện tại và tương lai thì Thanh niên Phật giáo có mặt trong Nội các (chính phủ) và các cơ quan hành chính công.

-      Mở rộng thêm trong khía cạnh tương quan trong vấn đề hành pháp, có sự song hành với một trong ba quyền trong cơ cấu Nhà nước, bên cạnh quyền lập pháp và quyền tư pháp. Thanh niên Phật giáo nên hướng đến và bước chân mình vào nền lập pháptư pháp để hành động và đóng góp cho xã hội, cho quốc gia nơi mà Thanh niên Phật giáo có mặt.

2.4.       Ứng dụng và hành động truyền thông trong Phong trào tiến bộ về Tự do - Dân chủ trên thế giới

Triết lý nhập thế và thích nghi trong tư tưởng Phật học là một lợi thế lớn để Thanh niên Phật giáo áp dụng triết lý ứng dụng truyền thông trong Phật giáo vào trong các phong trào tiến bộ về Tự do - Dân chủ trên thế giới. Triết lý nhập thế cùng với hình ảnh của một Đạo Phật ứng dụng trong bối cảnh Mỹ và Hải ngoại sẽ là cơ hội truyền thông lớn lao để Phong trào Thanh niên Phật giáoTự doDân chủ tạo ra liên kết và mang lại sự hiểu biết đa chiều trong chánh nghĩa.

Các quyền căn bản[7] và các giá trị nhân văn rất thích hợp và tương thích với giá trị nhân bản (nhân văn nhân thừa Phật giáo) mà Thanh niên Phật giáo có thể theo đuổiphụng sự.

Thanh niên Phật giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa, đa dạng hóa, dân chủ hóa, và tự do hóa, các hệ giá trị đó phù hợp với quyền hiến định và Hiến pháp Mỹ (Hải ngoại); đây sẽ là một nội dung tạo đà thúc đẫy cho Thanh niên Phật giáo đủ khả năng nhằm ứng dụngliên kết với các Phong trào tổ chức Trên thế giới và Khu vực, Ví dụ như liên kết với: Tổ chức Phóng viên Không biên giới, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền, Liên đoàn Quốc tế về Cơ học Lý thuyếtỨng dụng, Liên đoàn Quốc tế về Dược học Cơ bản và Lâm sàng, Liên đoàn Quốc tế về Điều khiển Tự động, Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới, Bác sĩ không biên giới,….

Truyền thông là một lãnh vực rộng lớn có nhiều cảm hứng, có nhiều cơ hội để Tổ chức Thanh niên Phật giáo ứng dụng và đóng góp vào quá trình truyền thông trong bối cảnh Mỹ và hải ngoại, cũng như trên thế giới.

2.5.      Ứng dụng và hành động để yểm trợ Phong trào tiến bộ về Tự do - Dân chủ - Nhân quyền Việt Nam

Chủ đề đề cập đến tình hình và các vấn đề liên quan đến tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Thanh niên Phật giáoý thức Dân tộc và được yểm trợ bởi quyền Công dân, quyền tự do, dân chủ, nhân quyền của thế giới là một lợi thế trong quá trình vận độngyểm trợ cho Phong trào tiến bộ về Tự do - Dân chủ - Nhân quyền Việt Nam.

Ứng dụng triết lý nhập thế phụng sự chánh nghĩa và tư tưởng tôn trọng sự tự do, bao gồm tự do mưu cầu hạnh phúc, tự do lập hội, tự do tôn giáo khiến cho Tổ chức Thanh niên Phật giáo Mỹ (Hải ngoại) có điều kiện ứng dụng đức tính Vô úy, đức tính Lục hòa kết hợp nhuần nhuyễn với Bi – Trí – Dũng – Chánh niệm để yểm trợ Phong trào Thanh niên Phật giáo Việt Nam (Quốc nội), yểm trở và tư vấn Thanh niên/ Phong trào Thanh niên Việt Nam (Quốc nội) về nhận thức quyền Tự do, dân chủ trong vai trò trách nhiệm của mình để tiến tới hành dộng và ứng dụng trong điều kiện của Quốc nội. Ví dụ như yểm trở về lý thuyết để hình thành nên Phong trào Thanh niên Phật giáo vì tự to tôn giáo Việt Nam, liên kếtyểm trợ - truyền thông với Phong trào Liên Tôn tự do tôn giáo Việt Nam, Phong trào xã hội Dân sự Việt Nam, Thanh niên Việt Nam vì Dân tộc Việt Nam,….

Ở khía cạnh này, chúng ta cần tham khảo vào tình hình thực tế của Phong trào Thanh niên tại Việt Nam, vừa tham khảo vào các trích dẫn có căn cứ từ việc khảo sát thực địa cho đến việc tham khảo vào các báo cáo của các chính phủ, các báo cáo của các tổ chức quốc tế, v.v…. Ở đây, sau sự kiện 1945 và 1975 tại Việt Nam, xin được nêu ra một vài đoạn có căn cứ như thế này: Theo điều 4 Hiến pháp 1992, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của xã hội, điều này minh chứng sự chuyên chế, độc đảng và thiếu sự tự do lập hội (đảng). Economist Intelligence Unit (EIU) xếp Việt Nam vào nhóm chính thể chuyên chế (xem từ: Economist Intelligence Unit). Theo xếp hạng theo Chỉ số dân chủ năm 2012 do Tạp chí Economist tiến hành, Việt Nam đứng thứ 144 trên tổng số 167 quốc gia được xếp hạng. Theo danh sách của tạp chí này, Việt Nam nằm trong nhóm chính phủ độc tài thiếu dân chủ. Trong nhiều năm, bộ ngoại giao Mỹ cũng xếp Việt Nam vào nhóm nước "chưa có dân chủ, hạn chế tự do báo chí, tôn giáo". Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (Quốc nội) không được tự do hành đạo và hoạt động….

Thanh niên Phật giáolý tưởng sẽ không và ít than phiền rằng: Tôi đã ở trong Tổ chức thanh niên Phật giáo lâu năm mà tốn nhiều thì giờ, không có môi trường hoạt động, thiếu động lực sanh nhàm chán…. Các vấn đề tương tự, xin thưa là vì quý vị Thanh niên đó (hoặc tổ chức Thanh niên Phật giáo đó) đã không tự ý thức và không chịu vận động để hành động. Ở đặc tính ứng dụng này, chúng ta thấy rằng Thanh niên Phật giáo có nhiệt huyết, có tiềm năng là (sẽ và đã) có một sức mạnh lan tỏa đầy cảm hứng để đóng góp và yểm trợ (vào) cho Phong trào tiến bộ về Tự do - Dân chủ - Nhân quyền Việt Nam. Ví dụ các Tổ chức Thanh niên Phật giáo Mỹ (Hải ngoại) có lợi thế hưởng lợi từ các quốc gia/ nhà nước có tự do, dân chủ có thể thành lập tổ chức Thanh niên Phật giáo Mỹ (Hải ngoại) vì Tự doDân chủ - Nhân quyền Việt Nam để vận động hành lang, hoạt tham gia tham chính, hoặc vận động quyền tài phán thông qua kiến nghị đến Quốc hội (Thượng Viện/ Hạ Viện), Nghị viện Châu âu, Úc (Hải ngoại) nhằm yểm trợliên kết ủng hộ Phong trào tiến bộ về Tự do - Dân chủ - Nhân quyền Việt Nam: bao hàm các quyền chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa,... Hiện tại, Liên Hiệp quốc có hai công ước về nhân quyền gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hộiVăn hóa là một lợi thế lớn cho Thanh niên Việt Nam (Quốc nội)/ Thanh niên Phật giáo Việt Nam (Quốc nội) áp dụng và hành động vào trong xã hội Việt Nam hiện tình. Là một lợi thế lớn để tranh thủ sự vận độngyểm trợ từ nơi khác để Thanh niên Phật giáo Mỹ (Hải ngoại) yểm trợ  Phong trào tiến bộ về Tự do - Dân chủ - Nhân quyền Việt Nam.

 Nhận định thay lời kết

Nếu có tìm lực sức mạnh to lớn nào trong thực thể con người và trong nhân loại thì đó chính là tìm lực sức mạnh của Thanh niên. Thanh niên Phật giáo cũng không ngoại lệ, thanh niên Phật giáo chứa đựng một tìm lực sức mạnh to lớn để tự thân vận động, thích nghi và phát triển thành một tìm lực sức mạnh trong thực thể và trong bản thể trong con người thanh niên Phật giáo.

Với lý tưởng và hoài bão của mình người Thanh niên Phật giáo sẽ chấp cao lý trí để ứng dụng và hành động trong hiện tại và kể cả ở tương lai để đóng góp thiết thực vào trong đời sống xã hội và trong quốc gia, nơi mà Thanh niên Phật giáo có mặt.

Chủ đề Thanh niên Phật giáo ứng dụng và hành động trong bối cảnh Mỹ và Hải ngoại chỉ là một yếu tố trong vô vàn yếu tố then chốt trong thanh niên để hình thành nên thế hệ thanh niên Phật giáolý tưởng, có nguyện vọng dấn thân và phụng sự.

Hãy dừng than thở, và ngừng đặt vấn đề xét lại đối với Thanh niên Phật giáo, hãy tập trung vào việc hành động và ứng dụng phụng sự, chúng ta sẽ thấy được sức mạnh ngày càng lớn mạnh của Tổ chức Thanh niên Phật giáo đóng góp vào cho đời sống xã hội và cho quốc gia.

Trân trọng cảm ơn Hội nghị hội thảo!

 San Diego, California, USA, Ngày 4 tháng 12, năm 2019,

Trân trọng với Lòng từ,

Thích Giác Chinh.

 


[1] Phiên âm tiếng Việt từ tiếng Phạn là Tất-đạt-đa Cồ-đàm: 悉達多 瞿曇, là người sáng lập nên Phật giáo, từng sống ở Ấn Độ cổ đại vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và 4 trước Công nguyên.

[2] Tổ chức Giáo hội Tăng đoàn (GHTĐ) mang tính Quốc gia: Là Tổ chức Giáo hội Tăng đoàn ở mỗi quốc gia khác nhau trên thế giới. Tổ chức GHTĐ đó có sự hòa đồng, phương tiện hóa và thể nhập hóa vào quốc gia dân tộc mang đạm nét Dân tộc tính của quốc gia đó.

[3] Giáo hội Tăng đoàn thích ứng vào lúc Thời điểm lịch sử đang diễn tiến, có thể nhận thức bởi tên gọi: Giáo hội Tăng đoàn Thời cuộc Lịch sử (GHTĐTCLS), là một Tổ chức Tăng đoàn bao gồm nhiều Tông Môn Pháp Phái trong cùng nhau ngồi lại và tạo ra đường hướng nhận thức, phương pháp hành động và truyền bá… vào trong lúc mà thời khắc Lịch sử có nhiều biến động để hình thành nên Tổ chức Giáo hội Tăng đoàn, ví dụ như: Tổ chức Giáo hội Tăng đoàn Trúc Lâm thời Trần, là sự tập hợp và mang ý nghĩa của sự kết nối ba dòng Thiền; Thiền phái này được xem là tiếp nối nhưng là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi. Hoặc, Tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN). Nhìn vào lịch sử thành lập của GHPGVNTN vào tháng 1 năm 1964 chúng ta nhận thấy: Trong thời gian sôi động của thời cuộc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chính thức khai sinh tháng 1 năm 1964 nhằm quy tụ các hội đoàn, tông phái Phật giáo về một mối. Cuộc chính biến thúc bách các tổ chức Phật giáo miền Nam và miền Trung thuộc Phật giáo Đại thừa (Bắc tông) lẫn Phật giáo nguyên thủy (Nam tông) đoàn kết gia nhập dưới một hiến chương thành một giáo hội, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Cuộc họp bắt đầu từ ngày 31 Tháng Chạp năm 1963 tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn với:

Ủy ban Liên phái Phật giáo: Thượng tọa Thích Tâm Châu

Giáo hội Tăng già Bắc Việt: Thượng tọa Thích Tâm Giác

Thiền tịnh Đạo tràng: Thượng tọa Thích Minh Trực

Giáo hội Nguyên thủy Việt Nam: Thượng tọa Thích Pháp Tri

Giáo hội Theravada: Lục cả Lâm Em

Giáo hội Tăng già Bắc Việt tại miền Nam: Thượng tọa Thích Thanh Thái

Giáo hội Tăng già Trung phần: Thượng tọa Thích Huyền Quang

Giáo hội Tăng già Nam Việt: Thượng tọa Thích Thiện Hoa

Hội Phật học Nam Việt: cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền

Hội Phật giáo Nguyên thủy: cư sĩ Nguyễn Văn Hiếu

Hội Phật giáo Trung phần: Thượng tọa Thích Trí Quang

Hội Việt Nam Phật giáo: cư sĩ Vũ Bảo Vinh

Đại diện Phật tử Theravada: cư sĩ Sơn Thái Nguyên

[4] Là Tổ chức Giáo hội Tăng đoàn mang tính Hệ phái, Thiền phái…. Ví dụ: Giáo hội Phật giáo Nam Tông, Giáo hội Phật giáo Thiên Thai Tông, Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất Sĩ, Hội Thiền học Việt Nam v.v…

[5] Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản pháp quy dưới luật, để cụ thể hoá luật pháp do các cơ quan lập pháp ban hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

[6] Quyền hành chính là quyền tổ chức quản lý tất cả các mặt, các quan hệ xã hội. Quyền hành chính bao gồm các quyền về tổ chức nhân sự trong cơ quan hành chính, quyền tổ chức thực thi và áp dụng pháp luật trong các mối quan hệ giữa tổ chức với cá nhân, tổ chức với tổ chức và giữa các cá nhân với nhau trong đời sống xã hội.

[7] Chúng tôi khẳng định những chân lý này là hiển nhiên, mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Tạo hoá ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự doquyền mưu cầu hạnh phúc. (Trích Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ bản Tiếng Việt)


Summary of the content of the conference presentation:

The application and action of Buddhist Youth
in the context of the USA and Overseas
Thich Giac Chinh

Founder of the Sakyamuni Buddhist Sangha of the United States (SBSUS)
Abbot of Dharma Meditation Temple

 

Young Buddhists are the young people who gather together to form an organization called the Buddhist Youth, or the Buddhist youth who are willing to apply the philosophy of Buddhism to form the motto living, forming the ideal of serving in social life.

Buddhist Youth Organization takes the spirit of Buddhist Ethics, the fundamental value of Buddhist Meditation, the enlightening nature of Wisdom to apply it in personal life and to behave in Application activities and actions in social life.

-      Applied Buddhist youth and the motto of action in the context of the US and Overseas:

This content is intended to present a holistic view and to form a strong gathering for the feasibility of the Buddhist Youth Organization in its application and in action.

Perception of practicality in application, with the desire to create development goals and bring the image of Buddhism into specific areas of society, education, medicine, research, technology and Public Benefit - Social Charity... The application of Buddhist Youth with the purpose to meet ongoing issues in the US and Overseas to adapt and create feasible and sustainable development for society and for the nation.

Social interaction today tends to globalize, bringing the message of useful applications to create a balance in activities, to form a multi-dimensional relationship to bring multi-consensus and effective cooperation for society.

Application and action in the Sangha Union, in the Buddhist Sangha organization and in the Community:

- In the context of the Youth Organization, with the era of society - nation and today, the application of Buddhist Youth and action in the organization of Sangha Congregation, in the organization of the Gia Dinh Phat Tu Council and in the Community is the appropriate with ethical, timely and appropriate awareness to spread the image of the Sangha Organization to integrate and develop deeply into to the public.

- Application and action in the area of Education, Medicine, Research, Technology and Public Benefit - Social Charity

- Application and action in the Public Administration area

- Communication application and action in the progressive movement on Freedom - Democracy in the world

- Application and action to support the progressive movement for Freedom - Democracy - Human Rights in Vietnam.

If there is a great force of power to be found in the human entity and in mankind, it is the strength of the Youth.

Buddhist youth contains a great find of great inner strength to mobilize, adapt and develop itself into a force-seeking the being and in nature within the Buddhist youth.

With their ideals and their goals, the Buddhist Youth will raise use their minds to apply and act in the present and even in the future to make practical contributions to social life and in the nation, where that Buddhist youth are present.

Stop complaining, focus on the action and application of service, we will see the growing strength of the Buddhist Youth Organization, will contribute practical values to social life and to the nation.






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.