Vai Trò Và Tầm Nhìn Của Đạo Phật Đối Với Việc Sức Mạnh Tinh Thần Để Phòng Chống Đại Dịch Covid-19

14/05/20205:58 SA(Xem: 8360)
Vai Trò Và Tầm Nhìn Của Đạo Phật Đối Với Việc Sức Mạnh Tinh Thần Để Phòng Chống Đại Dịch Covid-19

VAI TRÒ VÀ TẦM NHÌN CỦA ĐẠO PHẬT
ĐỐI VỚI VIỆC SỨC MẠNH TINH THẦN
ĐỂ PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19

 (The Role of Buddha’s Vision for Increasing Mental Strength to Fight Against Corona Pandemic) Dr. Priyadarsini Mitra | Thích Vân Phong biên dịch

 

Nữ cư sĩ Tiến sĩ Priyadarsini MitraBây giờ tất cả chúng ta trong một vấn đề phổ quát, đang ‘giãn cách xã hội’ nhằm tạo ra khoảng cách vật lý làm hàng rào giữa hai hoặc nhiều người, từ đó giúp tránh hoặc tạm dừng quá trình lây lan đại dịch Covid-19. Một số lượng lớn người đang trải qua sự lo lắng hãi hùng, hoảng loạn nghiêm trọng trong cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đại dịch Covid-19 đã và đang thách thức cuộc sống, sức khỏe, gia đình, thực phẩm, công ăn việc làmgiải trí văn hóa nghệ thuật, thể thao của chúng ta. Nó cũng làm phiền sự yên tâm của chúng ta, và buộc chúng ta phải đặt câu hỏi về sự tồn tại của chính chúng ta. Khép kín bởi giãn cách xã hội đang diễn ra và các loại trầm cảm đang gia tăng. Những suy nghĩ tiêu cực khắc sâu trong tâm khảm của chúng ta bởi thời điểm không chắc chắn (vô thường) này, giữa mối quan tâm trước mắt và thực sự về nghề nghiệp, gia đình và tài chính của chúng ta.

Cuộc sống bình thường của chúng ta đã đột biến bất ngờ. Chúng ta bị vướng mắc với một số câu hỏi cơ bản như, tại sao tôi phải trải qua điều này? Tại sao tôi có thể theo dõi diễn biến cuộc sống thường nhật của tôi? Nguồn gốc của vấn đề này là gì? Hôm nay tôi khỏe nhưng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với tôi vào ngày mai? Mỗi buổi sáng, chúng ta nhận được tin tức về sự lan nhanh rộng khắp bởi đại dịch Covid-19. Chúng ta đang trở nên hoảng loạn. Chúng ta đang đau khổ cả về thể chất lẫn tinh thần. Các Bác sĩ và các nhà khoa học đang làm việc chăm chỉ để tìm giải pháp y tế để hóa giải virus độc hại này. Trong khi đó Đức Phật có thể cung cấp cho chúng ta một số phương pháp để hóa giải những phiền toái, căng thẳng của nội tâmchất chứa quá tải bởi những phiền não nghiệp chướng. Nếu chúng ta có thể nhận ra những lời vàng ngọc quý báu của Đức Phật về những sự kiện cơ bản trong cuộc sống và thực hành thiền định, từ trường tâm lực của chúng ta có thể tăng cường mạnh mẽ để chiến đấu chống lại cuộc khủng hoảng hiện tại bởi đại dịch Covid-19 hiểm ác này.

Đức Phật là nhà đại cách mạng toàn diện, một nhà cải cách xã hội vĩ đại. Đạo Phật không phải là một tôn giáo cổ điển phổ quát, mà còn là một trường phái triết học Ấn Độ cổ đại. Những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật thuyết giáo, triết lý học và đạo đức con người, để tạo nên một xã hội hoàn hảo, hòa bình thông qua sự cải tạo tâm thức, hóa giải phiền não khổ đau, để tâm hồn trở nên thanh tịnh. Tất cả những lời vàng ngọc quý báu của Đức Như Lai Thế tôn đều có thể ứng dụng thực tế hóa trong đời sống thường nhật và thiết lập một xã hội hoàn hảo thông qua tuệ giác bởi Phật tính của mỗi cá nhân chúng ta vốn đã có sẳn. Xã hộihình thức tập thể của nhiều cá thể tập hợp lại và theo lời Phật dạy, mỗi cá nhân đều có thể tự tu hành tự thành Phật (giác ngộ) và có thể hướng dẫn những điều kiện tốt nhất cho bản thântha nhân. Sau khi đạt được giác ngộ hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài đã thuyết giảng những giáo lý từ bi, trí tuệ, tự do, bình đẳng để giúp hóa giải những nỗi khổ niềm đau thông qua tâm trí con người đạt được giác ngộ tối cao. Nhiều người trong chúng ta thường ví Đức Phật là bậc Đại Y vương, cũng là vị đại thí chủ. Ngài biết nguyên nhân khổ đau của chúng sinh, giúp ta nhổ tận gốc phiền não, si mê đó chính là chuyển mê khai ngộ. Sau khi khai ngộ, là vĩnh viễn thoát ly sinh tử phiền não khổ đau. Bây giờ chúng ta cũng có thể dùng thần y diệu dược của Ngài để loại bỏ căn bệnh hiện tại (sợ hãi, hoảng loạn và lo lắng về đại dịch Covid-19) khỏi cuộc sống của chúng ta.

Sau khi thành đạo vô thượng Bồ đề, lần đầu tiên Đức Phật chuyển Pháp luân, thuyết Tứ Diệu đế:

1. Khổ đế (duḥkha-satya): Chỉ cho trạng thái khổ não bức bách thân tâm. Nhận thức đúng thế gian, không luận là hữu tình hay vô tình của tất cả mọi sự vật giữa thế gian, tất cả đều là khổ; cùng mọi giá trị phán đoán do những hoàn cảnh chung quanh tạo ra trong cuộc sống của con người thuộc về thế tục, thì bản chất của chúng là khổ. Khổ đếChân đế chỉ cho quan hệ sinh tử thật là khổ.

2. Tập đế (samudaya-satya): có nghĩa là nhóm họp tích chứa. Nhận thức đúng tất cả nghiệp hoặc phiền não, chúng có khả năng nhóm họp quả khổ sinh tử ba cõi. Tập đếchân đế chỉ cho quan hệ sinh khởi cùng căn nguyên của mọi thứ khổ của chúng sinh ở trong thế gian này.

3. Diệt đế (nirodha-satya): là tịch diệt. Nhận thức đúng về việc đoạn trừ dục ái nguồn gốc của khổ, thì khổ sẽ diệt được, và có thể sẽ nhập vào cảnh giới Niết-bàn. Diệt đếchân đế chỉ cho sự quan hệ diệt tận khổ và tập.

4. Đạo đế (mārga-satya): Đạo có nghĩa là thông suốt. Nhận thức đúng về đạo diệt khổ, qua bát Chánh đạo (Từ chánh kiến cho đến chánh tuệ). Nếu nương tựa vào chúng mà tu hành, thì sẽ thoát khỏi hai đế khổ-tập, đạt đến cảnh giới Niết-bàn tịch tĩnh. Đạo đếchân đế chỉ cho sự quan hệ đến bát Chánh đạo.

Qua Tứ đế khổ và tập biểu thị cho nhân quả mê vọng của thế gian; tức quả của hữu lậu thế giankhổ đế, nhân của hữu lậu thế giantập đế; quả của vô lậu xuất thế giandiệt đế, nhân của vô lậu xuất thế gianđạo đế. Đó là nhân quả Tứ đế giải thoát sinh tử qua kinh điển dành riêng cho các nhà Thinh văn như trong kinh Pháp Hoa (Puṇḍarika) phẩm tựa đã dạy.

Trong hai diệu đế (sự thật) đầu tiên, Đức Phật đã chẩn đoán vấn đề của cuộc sống và xác định đó là khổ đau, sau đó Ngài nói rõ nguyên nhân của sự khổ tức là vô minh. Chân lý thứ ba là nhận ra rằng, có một thần y diệu dược tuyệt vời đó tức là giác ngộ (Niết bàn). Chân lý thứ tư là toa thuốc bao gồm Bát Chánh đạo làm diệu dược trị liệu. Con đường để đạt được một sự an ủi từ đau khổ. Đau khổ có thể đến dưới nhiều hình thức. Ba hình thức cơ bản được thể hiện trong ba cảnh đầu tiên khi còn là vị Đông cung Thái tử đã chứng kiến già, bệnh, chết - của con người, Thái tử Tất Đạt Đa nhận thấy mọi vật chất tài bảo mà phụ vương Ngài sở hữu chẳng khác nào những giấc mơ và bóng ảnh. Hiện tại sự đau khổ của chúng ta đến từ một số bệnh đặc biệt phát sinh từ Virus corona trở thành đại dịch hiểm ác lan nhanh toàn cầu. Ngay cả khi chúng ta không phải chịu những nguyên nhân bên ngoài như bệnh tật, chúng taxu hướng không hài lòng. Đâu là sự thật đau khổ. Điều tương tự đang xảy ra bây giờ với chúng ta đang đau khổ về tinh thầnsợ hãi, lo lắng và hoảng loạn. Đức Phật không phải là người lạc quan cũng không phải là một người bi quan, nhưng là một người rất thực tế. Do đó, giáo lý của Ngài không kết thúc bằng việc giải thích ‘Đau khổ’ mà còn tiếp tục đề xuất nhiều cách khác nhau để giải quyết và nhổ tận gốc những đau khổ khỏi cuộc sống của chúng ta.

Đức Phật dạy rằng tất cả các hình thức đau khổ bắt nguồn từ sự không kiểm soát của chúng ta bởi dục vọng ham muốn, và phát sinh từ tam độc tham lam, giận dữsi mê. Đây là ba nguyên nhân nội tại của khổ đau. Mặc dù chúng ta không xác nhận được, nhưng sự đau khổ phổ biến hiện nay có thể là kết quả của một số loại nguyên nhân như tham, sân và si. Nhưng hiện tại vấn đề này đang gia tăng chắc chắn cho sự thiếu hiểu biết của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ đơn giảntuân theo lệnh giãn cách xã hội, hay cách ly vật lý, là một tập hợp các hành động kiểm soát nhiễm trùng phi dược phẩm nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm sự lây lan của một bệnh truyền nhiễm. Khi chúng ta nhận ra điều này thì chúng ta cũng sẽ không bị hoảng loạn.

Đức Phật đã dạy cách thoát khỏi vô minh và để đạt đến Niết bàn hay Giác ngộ, tự mình giải thoát tất cả khổ đau bởi thể chấttinh thần. Vì vậy, đạt được Niết bàn hoặc đạt đến Giác ngộ có nghĩa là để thoát khỏi tam độc tham, sân và si.

Niết Bàn có nhiều nghĩa, nghĩa đen là thổi tắt, thường được dịch nghĩa là tịch diệt, vô sanh, giải thoát. Thật ra mục đích của tu hành là phát hiện ra Tâm bất nhị, không còn tương đối. Tâm đó vốn vô sinh vô diệt, là bản thể của pháp giới, của vũ trụ vạn vật. Niết Bàn cũng chính là một thuộc tính hay một trạng thái của Tâm bất nhị. Tâm là bất khả tư nghị, bởi vì cái mà ta có thể suy nghĩ được, nói được, không còn là bất nhị, mà đã phân cực thành hai: chủ thể (ta) và đối tượng (bên ngoài của ta). Ta (ngã) bao gồm thân thể bằng vật chất (ngũ uẩn) và bát thức (thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm giác thân thể, ý thức, mạt-na thứca-lại-da thức. Bên ngoài của ta bao gồm thế giới được cho là khách quan, trong đó có sơn hà, đại địa, cầm thú, cá tôm, nhà cửa, xe cộ, vật dụng, tiền tài, thực phẩm v.v…

Khi Tâm đã phân cực thành hai, nhận thức của ta (ngã) phát sinh nhiều hạn chếsai lầm. Cái ta trở nên vô cùng bé nhỏ vì số lượng đã phát sinh. Trên thế giới hiện nay có 7 tỷ người thì có 7 tỷ cái ta. Trên địa cầu có hàng tỷ tỷ sinh vật thì có tỷ tỷ cái ta. Thế giới bên ngoài là đối tượng của ta cũng trở nên hạn chế vì đã phát sinh ra không gian, thời gian và số lượng. Hạn chế về không gian, chẳng hạn địa cầu đã trở nên nhỏ bé, chật chội, không đủ chỗ cư trú và tài nguyên để nuôi cho 7 tỷ người và hàng tỷ tỷ sinh vật khác sống thoải mái. Hạn chế về thời gian, chẳng hạn đời người khoảng 100 năm là quá ngắn ngủi, nhất là tuổi thanh xuân khỏe mạnh và đẹp đẽ chỉ khoảng 30 năm đầu, sau đó bắt đầu già yếu, bệnh tật và cuối cùng là cái chết. Hạn chế về số lượng, chẳng hạn tài nguyên vật chấtnăng lượng có hạn, không đủ diện tích trồng trọt, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, nhà ở, đường đi, vật dụng sinh hoạt cho 7 tỷ người sống, làm việc, di chuyển một cách thoải mái; ngoài ra còn nhu cầu của muôn loài khác.

Bất cứ ai một khi đã đạt được Giác ngộ, họ nhận ra thực tế của cuộc sống và trở nên từ bi với tất cả chúng sinh. Chân lý cuối cùng của Đức Phật giống như một đơn thuốc cho việc giải quyết tận gốc phiền não khổ đau. Bát Chánh đạo giống như một liều thuốc để xóa đau khổ của chúng ta.

Bát chánh đạocon đường chân chánh có tám chi, giúp chúng sanh hướng đến một đời sống cao thượng, hạnh phúc. Bát thánh đạo là tám phương tiện vi diệu đưa chúng sanh đến đời sống an lạc, giải thóat, tiến đến địa vị giác ngộ. Những bậc Hiền, Thánh nương theo tám phương tiện này để đi đến Niết bàn, Phật quả.

1-Chánh kiến: Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Nghĩa là sự nhận thức sáng suốthợp lý trên căn bản của trí tuệ, không còn vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp.

2- Chánh Tư Duy: Tư duysuy nghĩ. Chánh tư duysuy nghĩ chân chánh, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người.

3- Chánh ngữ: Ngữ là lời nói. Chánh ngữlời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.

4- Chánh nghiệp: Nghiệp gốc từ chữ Phạn được Trung hoa dịch ra, có nghĩa là hành động có tác ý. Chánh nghiệp nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chánh.

5- Chánh mạng: Mạng là sự sống, đời sống. Đời sống chân chánh nghĩa là sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác.

6- Chánh tinh tấn: Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần. Siêng năng chuyên cần chân chánh thẳng tiến đến mục đíchlý tưởng mà Phật đã dạy. Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người.

7- Chánh niệm: Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chánh. Chánh niệm có 2: Chánh ức niệm và chánh quán niệm. Ưùc niệm là nhớ nghĩ đến quá khứ, những chuyện đã qua. Quán niệmquán sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai.

8- Chánh định: Định trong Phật học hiểu là Thiền định. Định nghĩa là tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Chánh định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.

Bát Chánh đạo còn được gọi là “Con đường Trung đạo”. Trên thực tế, Đức Phật đã dạy “Con đường Trung đạo” thoát khỏi hai thái cực của sự mê đắm nhục dục và sinh tử. “Con đường Trung đạo” là một con đường cao quý nhất để loại bỏ vô minh, có được sự tự do bởi thoát khỏi đau khổ của kiếp nhân sinhđạt được Giác ngộ. Đức Phật dạy chúng ta rằng, thực sự Niết bàn Diệu tâm của chúng ta vốn sẳn sàng trong an lạc hạnh phúc, nhưng bởi vô minh che khuất vì thế đau khổ mới hiện hữu bức bách chúng ta. Con đường cực đoanchúng ta đang đi là nguyên nhân của mâu thuẩn khổ đau, bởi chúng ta luôn ham muốn nhiều hơn và điều này dẫn chúng ta đến những hành động bất thiện, tạo ra hai sự khác biệt cực đoan, ví dụ, giàu và nghèo, và tất cả chúng ta đều đau khổ.

Chúng ta có thể loại bỏ vô minh của mình bằng cách đi theo “Con đường Trung đạo” hay con đường “Bát Chánh đạo”. Đức Phật mô tả Bát Chánh đạo như một phương tiện hướng dẫn đến giác ngộ. Vì vậy, với tâm giác ngộ, chúng ta có thể chữa lành tâm trí hoảng loạn, tâm hồn khổ đau và có thể chăm sóc người khác.

Vì sự vô minh của chúng ta, chúng ta không nhận ra rằng tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau. Để giải thích điều này Đức Phật đã dạy về thuyết Duyên khởi cũng được gọi là Nhân duyên sinh và vì bao gồm 12 thành phần nên cũng có tên khác là Thập nhị nhân duyên (Dvādaśanidāna, dvādaśāṅgapratītyasamutpāda, རྟེན་འབྲེལ་ཡན་ལག་བཅུ་གཉིས་), là một trong những giáo lý quan trọng nhất của đạo Phật. Thuyết này chỉ rõ là mọi hiện tượng tâm lývật lý tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng với mười hai yếu tố. Các yếu tố này làm loài hữu tình cứ mãi vướng mắc trong Luân hồi.

Đức Phật thuyết lý 12 Nhân Duyên:

Mười hai nhân duyên của luân hồi là một dây chuyền liên tục, chuyền từ khâu này đến khâu khác, trong một đời cũng như trong nhiều đời. Mười hai nhân duyên ấy là vô minh duyên ra hành, hành duyên ra thức, thức duyên ra danh sắc, danh sắc duyên ra lục nhập, lục nhập duyên ra xúc, xúc duyên ra thọ, thọ duyên ra ái, ái duyên ra thủ, thủ duyên ra hữu, hữu duyên ra sinh, sinh duyên ra lão tử.

Cần nhận rõ hành tướng của các nhân duyên, hiểu rõ sự tác động của nhân duyên này đối với sự phát sinh của nhân duyên khác, dùng phép quán duyên khởi, diệt trừ những khâu chính trong dây chuyền 12 nhân duyên, để đi đến chứng được đạo quả của Duyên giác thừa.

1. Vô minh: Vô minh là không sáng suốt, là mề lầm, không nhận được bản tính duyên khởi chân thật. Do vô minh, nên không biết tất cả sự vật tương đối và bị vô thường chi phối bởi thời gian, không gian, số lượng hạn chế như thân, cảnh, sinh, diệt, năng, sở, có, không, đều do nhân duyên hợp giả tạm sinh ra, do nhân duyên tan rã mà giả tạm mất đi, đều theo nhân duyênchuyển biến như huyễn, như hóa, không có thật thể. Chính vì không biết như thế, nên lầm nhận thật có cái ta, thật có cái thân, thật có hoàn cảnh, rồi do sự đối đãi giữa thân tâmcảnh giới, phát khởi ra những tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng.

2. Hành: Hành, chính là cái tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng, nó làm cho chúng sinh nhận lầm có cái tâm riêng, cái ta riêng của mình, chủ trương gây các nghiệp, rồi về sau chịu quả báo.

3. Thức: Tâm niệm sinh diệt tiếp tục ấy, theo nghiệp báo duyên ra cái thức tâm của mỗi đời, chịu cái thân và cái cảnh của loài này hoặc loài khác.

4. Danh sắc: Các thức theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc. Sắc, bao gồm những cái có hình tướng, như thân và cảnh; Danh, bao gồm những cái không có hình tướng, như cái sự hay biết, nói một cách khác, là thức tâm thuộc nghiệp nào, thì hiện ra thâm tâmcảnh giới của nghiệp ấy.

5. Lục nhập: Thân tâm đối với cảnh giới thì duyên khởi ra các sự lãnh nạp nơi 6 giác quan, nhãn căn lãnh nạp sắc trần, nhĩ căn lãnh nạp thinh trần, tỷ căn lãnh nạp hương trần, thiệt căn lãnh nạp vị trần, thân căn lãnh nạp xúc trầný căn lãnh nạp pháp trần.

6. Xúc: Do những lãnh nạp như thế, mà các trần ảnh hưởng đến tâm hay biết sinh ra quan hệ với nhau, nên gọi là xúc.

7. Thọ: Do những quan hệ giữa tâm và cảnh như thế, nên sinh ra các thọ là khổ thọ, lạc thọ, hỷ thọ, ưu thọxả thọ.

8. Ái: Do các thọ đó, mà sinh lòng ưa ghét, đối với lạc thọ, hỷ thọ thì ưa, đối với khổ thọ, ưu thọ thì ghét và đã có ưa ghét thì tâm gắn bó với thân, với cảnh, hơn bao giờ hết.

9. Thủ: Do tâm gắn bó với thân, với cảnh nên không thấy được sự thật như huyễn, như hóa, mà còn kết hợp được những ảnh tượng rời rạc đã nhận được nơi hiện tại, thành những sự tướng có định, rồi từ đó chấp mọi sự vật đều có thật, sự chấp trước như thế, gọi là thủ.

10. Hữu: Do tâm chấp trước, nên những sự vật như huyễn như hóa lại biến thành thật có, có thân, có cảnh, có người, có ta, có gây nghiệp, có chịu báo, có sống và có chết, cái có như thế, tức là hữu.

11. Sinh: Có sống, tức là có sinh, nói một cách khác, là do không rõ đạo lý duyên khởi như huyễn, không có tự tánh, nên nhận lầm thật có sinh sống.

12. Lão tử: Lão tử là già rồi chết. Do có sinh sống, nên có già, rồi có chết.

Mười hai nhân duyên là một dây chuyền liên tục, chuyền từ khâu này đến khâu khác trong nhiều đời. Do có vô minh qua hành ở các đời quá khứ nên duyên khởi ra thức tâm của đời này. Thức tâm ấy, theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc, danh sắc duyên sinh ra lục thập, lục thập duyên sinh ra xúc, xúc duyên sinh ra thọ. Thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ, đều là cái quả báo dị thục của các nghiệp, đã gây ra từ trước.

Vâng, mọi thứ điều liên quan đến nhau và phụ thuộc lẫn nhauchúng ta hiện đang phải chịu đựng. Chúng ta không tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội, chúng ta không sử dụng khẩu trang, mặt nạ, chúng ta không quan tâm đến người khác, chúng ta không duy trì khoảng cách giữa người với người thì đau khổ sẽ phát sinh. Chúng ta không nhận ra rằng, đây không phải là vấn đề cá nhân của chúng ta, mà là một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Chúng ta đang nghĩ đây là vấn đề cá nhân của chúng ta, và chúng ta đang sợ hãi, hoảng loạn và lo lắng. Một số người nghĩ rằng, họ không đau khổ nên họ an toàn và họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Họ cũng đang làm việc sai trái. Tất cả chúng ta đều có liên quan đến nhau, nếu chúng ta không quan tâm, yêu thương chăm sóc cho nhau thì chắc chắn kết quả xấu sẽ phát sinh cho toàn xã hội. Nếu chúng ta có thể nhận ra ngay từ đầu thì sẽ không có vấn đề gì phát sinh.

Bây giờ chúng ta có thể thấy rằng, tất cả chúng ta được kết nối với nhau bởi vì tất cả chúng ta đang chịu đựng một vấn đề phổ quát. Nó chứng minh rằng, một người đang bi ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 được xác nhận dương tính, và lây lan sang một người khác. Để loại bỏ vấn đề này, chúng ta phải tuân theo trách nhiệm phổ quát.

 Pháp Duyên Khởi (The Doctrine of Dependent Origination) nói rõ sự phụ thuộc lẫn nhau đó có thể nhìn dưới khía cạnh đồng thời hoặc có thứ tự thời gian, đều hướng về sự giả tạm, trống rỗng, giải thích mối tương quan giữa mọi thứ mà thực tế chúng ta có thể thấy rõ hơn tại thời điểm đại dịch Covid-19. Bây giờ chúng ta đang tự chăm sóc bản thân như thường xuyên rửa tay, mũi, vệ sinh mũi, miệng, sử dụng khẩu trang, gián tiếp chúng ta cũng đang bảo vệ người khác. Hiện tại trong cuộc sống an toàn của chúng ta phụ thuộc vào nhau. Vì vậy, khi chúng ta sẽ hiểu khái niệm phụ thuộc lẫn nhau như một thực tế của cuộc sống thì chúng ta sẽ nhận ra trách nhiệm phổ quát của mình.

Ở những nơi có số lượng lớn các trường hợp nhiễm bệnh Virus corona, chúng ta có thể thấy rằng, mọi người sẽ đi chợ và mua nhiều thứ hơn so với nhu cầu của họ. Họ phải nghĩ rằng vấn đề này sẽ không bao giờ kết thúc, vì họ đang chạy để mua mọi thứ và làm cho các cửa hàng trống rỗng, chỉ biết lo cho cái ta riêng lẻ ích kỷ này chứ không quan tâm đến người khác, và đồng thời họ đang phá vỡ các quy tắc giãn cách xã hội, và khiến mọi người dễ bị lây nhiễm dịch bệnh hiểm ác này. Nơi đây họ bị chìm đắm trong si mê dục lạc, tâm trí bị mê muộicuối cùng họ trở nên bất hạnh. Họ phải đang đối mặt với đau khổ bởi họ không biết gì về thực tế tồn tại của cuộc sống. Nơi đây chúng ta phải tìm hiểu biết về một triết lý quan trọng khác của Đức Phật đó là “Tam Pháp Ấn”.

“Tam Pháp Ấn”: vô thường, khổ và vô ngã chính là ba dấu ấn mang tính pháp định, dùng để ấn chứng, chứng nhận tính xác thực của Chính pháp. Mọi giáo lý của đạo Phật, tất yếu đều phải mang các pháp ấn, nếu thiếu một trong những pháp ấn đó thì giáo lý ấy chắc chắn không phải Chính pháp, lời Phật dạy. Chính vì tính chất quan trọng này mà Tam pháp ấn luôn được nhắc đến trong hầu hết kinh điển, từ Kinh tạng Nam truyền đến Bắc truyền.

Vì sự si mê của chúng ta, chúng ta đang nghĩ rằng, mọi thứ đều là tồn tại vĩnh viễn, và chúng ta đang mãi mê chạy theo lợi nhuận chưa từng có, trở nên tham lam ích kỷ và làm những việc bất thiện. Trong hiện tượng thế giới này, không có gì là tồn tại vĩnh viễn hoặc cố định, không thay đổi hoặc bất diệt. Khái niệm vô thường không phải là một cuộc điều tra siêu hình, cũng không phải là một trực giác thần bí, mà là một phán đoán thực tế bằng cách quán chiếu và phân tích.

“Vô thường” (anitya; pi. anicca) nghĩa là "không chắc chắn", "thay đổi", "không trường tồn". ... Nó mang đến một sự xác nhận như một sự phát hiện chân chính, đó là tất cả những hiện tượng – dù thuộc tâm lý, hay thuộc ngoại cảnh tự nhiên, không có ngoại hạng – đều là vô thường.

Vì sự si mê của chúng ta, chúng ta không nhận ra mọi sự vô thường của mọi thứ, và chúng ta chìm đắm trong tham lam, thù hận và si mê dẫn đến đau khổ. Thứ hai trong “Tam Pháp Ấn” của sự tồn tạiĐau khổ. Đức Phật tuyên bố rằng nhiều sự đồng hành của cuộc sống là tứ khổ; sinh, già, bệnh và chết đều là những đau khổ căn bản. Đau khổ được đánh dấu với sự tồn tại của chúng ta nhưng chúng ta phải chiến đấu để chống lại với phiền não khổ đau với tâm trí giác ngộ của chúng ta. Và nếu chúng ta muốn có thể làm bởi điều kiện thực sự của chúng taan lạc, hạnh phúc.

Điểm thứ ba trong “Tam Pháp Ấn” là Vô ngã:

Bản chất vô thường của hiện tượng sắc chất này, dẫn đến một kết luận quan trọng rằng, khi mọi thứ đều vô thường thì không có linh hồn hay bản ngã có thể tồn tại vĩnh viễn. Vô ngã nghĩa là không có một bản chất trường tồn, bất biến, không có một chủ thể tuyệt đối, không có một linh hồn bất diệt, không có đấng sáng tạo vĩnh cửu. Vì tất cả sự vật đều do duyên sinh, sự hiện hữu của mỗi sự vật, mỗi chúng sinh là sự hiện hữu trong tương quan, do tác động nhân duyên mà thành. Sự hiện hữu của chúng ta là do bốn đại kết hợp, năm uẩn định hình trong cơ chế nhân duyên mà thành, nên tất cả đều là Vô ngã.

Khái niệm vô ngã phủ nhận sự tách biệt của chúng ta với những người khác, và với phần còn lại của thế giới tự nhiên. Thực sự việc vắng mặt của bất kỳ số lượng bản thân để chấp nhận mọi người như nhau. Ý niệm là gốc rễ của mọi tệ nạn. Ý niệm tự tạo ra sự bất bình đẳng. Với việc tự loại bỏ khái niệm, tất cả các tệ nạn được loại bỏ. Nếu chúng ta có thể nhận ra khái niệm “Vô ngã” thì chúng ta có thể chấp nhận tất cả mọi người đều bình đẳng, chúng ta không có sự tách biệt với nhau và tất cả các vấn đề của chúng ta đều bình đẳng.

Tại thời điểm này, chúng ta nên cố gắng và hiểu lý thuyết này và chăm sóc bản thân và những người khác. Vì vậy, nếu chúng ta có thể nhận ra sự tồn tại của “Tam Pháp Ấn” thì chúng ta sẽ thoát khỏi những suy nghĩ có hại của cái “Ta” và cái “của Ta”, tham lam, hận thù, ham muốn ích kỷ, chấp trước và tất cả những trạng thái bất thiện khác, và cũng nhận ra rằng đau khổ là một phần cuộc sống của chúng ta, nhưng “Vô thường” như mọi thứ đều vô thường.

Trong thời gian xảy ra đại dịch Virus corona độc hại này, chúng ta đang trải nghiệm thực tế về sự tồn tại của “Tam Pháp Ấn” thật rõ ràng. Bây giờ cuộc sống bình thường của chúng ta đã thay đổi, vì vậy chúng ta đang nhận ra thực tế vô thường. Cơn lốc bất ngờ ập đến của đại dịch hiểm ác đang trong xã hội của chúng ta, gây bao tang tóc khổ đau, chết chóc, cảnh tỉnh chúng ta về sự vô thường đó. Chúng ta đang chịu đựng khủng khiếp từ đại dịch ‘Covid-19’ này về thể chấttinh thần do chúng ta nhận ra đau khổ là một phần của cuộc sống. Bây giờ, nếu chúng ta không đề phòng như không sử dụng khẩu trang, mặt nạ, duy trì giãn cách xã hội thì chúng ta sẽ gieo rắc đau khổ cho nhau, bởi chúng ta không có sự phân biệt hay rào cản lẫn nhau, vì vậy chúng ta nhận ra rằng, không có khái niệm nhị nguyên, vô ngã. Trong thời gian này, thực tế khi chúng ta nhận ra rằng, mọi thứ đều được kết nối với nhau thì tư duy nhị nguyên tác biệt giữa bản thân mình ‘self’ và người khác ‘other’ hoặc bản thân mình ‘self’ và tình bạn hữu ‘society’ sẽ tự động biến mất.

Chánh niệmthiền định là những giáo lý căn bản của đạo Phật. Khi thiền định là một thực hành kiên trì và hướng nội thì nhận thức thực hành chánh niệm từng khoảnh khắc. Trong thời gian giãn cách xã hội có thể mang lại sự kích thích hoàn hảo để bắt đầu quen dần với việc thực hành thiền định. Trong thời gian cách ly này, nếu chúng ta thường xuyên tu tập thiền định thì tâm trí của chúng ta tăng cường sức mạnh từ trường tâm trí để chiến đấu chống lại sự sợ hãi, tức giận và khi vô thường đến. Khi chúng ta thường xuyên thực hành thiền định thì chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận rằng, mọi thứ đều vô thườngthời gian rồi sẽ qua mau.

Mục đích của việc thực hành thiền chánh niệm là để thoát khỏi các hành vi bốc đồng với nhận thức của cơ thể. Với việc thực tập chánh niệm, người ta có thể trở nên ý thức hơn về việc tránh chạm vào mặt, mũi và rửa tay đều đặn trong tình huống xấu ác này. Là một thiền sinh khi chúng ta hít vào, sau đó chúng ta nên thừa nhận sự đau khổlo lắngmọi người đang phải đối mặt, và trong khi thở ra, chúc mọi người phúc đức cát tườnghạnh phúc. Hành động chiêm niệm này có tác dụng tâm lý có thể mang lại sự bình an, hạnh phúc nội tâm mỗi người hành thiền, thậm chí có thể mang lại việc cải thiện tốt cho thể chất lẫn tinh thần. Những người khác cũng được hưởng lợi gián tiếp từ một người thực hành thiền, đó cũng là một tác dụng đáng kể của thiền định. Thực hành chánh niệm làm cho chúng ta tự kỷ luật hơn trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, và khắc sâu hành vi hoàn hảo của chúng ta, điều vô cùng quý giá trong tình huống nguy cấp này của đại dịch Virus corona.

Tu tập thiề định có thể giúp chúng ta thoát khỏi sự hoảng loạn, lo lắng và có ý thức hoặc lưu tâm đến các hoạt động của mình để chúng ta cẩn thận hơn khi không chạm vào mặt, mũi. v.v. . . Nó sẽ giúp chúng taý thức thường xuyên vệ sinh sạch, rửa tay, sử dụng khẩu trang, mặt nạ, duy trì giãn cách xã hộiquan tâm đến những môi trường xung quanh khác, để chúng ta cẩn thận về mọi cơ hội lây nhiễm virus corona hiểm ác này. Các thực hành thiền định của chúng ta có thể giúp chúng ta đánh giá thực tế của sự “vô thường”, đau khổ, sự phân ly và cái chết không sao tránh khỏi. Thiền định có thể hướng chúng ta sống một cuộc sống hạnh phúc chỉ với những nhu cầu cơ bản.

Đối với nhiều người trong chúng ta, thiền định có thể khiến chúng ta đánh giá lại những gì chúng ta coi như là bất hạnh của mình. Khi chúng ta tham gia vệ sinh tốt, thường xuyên rửa tay làm công việc hoặc thực hiện các nhiệm vụ tại tư gia, giống cách chúng ta có thể tu tập chánh niệm. Với thực hành này, chúng ta cũng có thể phát triển trí tuệthực hiện hóa chánh niệm của mình, ngoài việc quan tâm một cách đơn giản. Trong đạo Phật, chánh niệm còn được gọi là trái tim của thiền quán. Trên căn bản thì chánh niệm là một ý niệm hết sức đơn giản. Sức mạnh của chánh niệm nằm ở chỗ ta biết thực hànháp dụng nó. Chánh niệm có nghĩa là chú ý theo một đường lối đặc biệt: có mục đích, ở trong giây phút hiện tại và không phán xét. Chánh niệm này có thể giữ cho chúng ta an toàn khi chúng ta nhận thức rõ hơn về bản thân trước khi ra khỏi nhà. Nó giúp chúng ta nhớ đeo găng tay và khẩu trang và duy trì khoảng cách an toàn với đồng nghiệp hoặc người mua hàng đồng nghiệp và tất cả những thứ cần thiết khác.

Trong giáo lý tuyệt diệu của đạo Phật có “Tứ vô lượng tâm”: Tứ vô lượng tâm là bốn tâm vô biên, vô lượng, không có ngần mé, bao trùm tất cả chúng sinh. Tứ vô lượng tâm còn được gọi là bốn phạm trú vì khi tu tập thành tựu bốn tâm này rồi, sẽ cùng ở chung (cộng trú) với Phạm thiên, sẽ có đời sống phẩm hạnh cao cả, thanh tịnh.

Tứ vô lượng tâm đó là: Tâm từ (mettā), tâm bi (karuṇā), tâm hỷ (muditā) và tâm xả (upekkhā). Chúng chính là bốn đề mục (đối tượng, công án) để tu tập thiền định Sắc giới, tức là thành tựu các trạng thái tâm thanh cao, lìa bỏ đời sống dục vật chất. Nói cách khác, bốn tâm vô lượng này sẽ không được an trú nếu như các trạng thái tâm tham, sân, các tâm sở bất thiện cũng như các triền cái chưa được yên lặng.

Tứ vô lượng tâm chỉ thật sự có mặt trong nội tâm của người khéo tu tập, tinh cần và miên mật công phu thiền định vậy.

Nếu chúng ta có thể thay thế bốn thái độ ứng xử này trong việc thay thế các trạng thái tâm lý lo lắngsợ hãi thì chắc chắn chúng ta có được một cuộc sống an lạc hạnh phúc tuyệt vời. Khi cảm xúc xung quanh nỗi sợ hãi hoặc lo lắng trở nên quá mạnh, người ta nên nhớ lại những ví dụ về lòng trắc ẩn, thiện tâm và sự đồng cảm. Khi tâm hồn của chúng ta tràn đầy từ bi tâm này, thiện tâm yêu thương và niềm vui cảm thông thì chúng ta sẽ bận rộn trong việc quan tâm chăm sóc người khác, và tự động từ nỗi sợ hãi từ tâm trí của chúng ta và những suy nghĩ tiêu cực sẽ biến mất.

“Sự thanh thản hồn nhiên” (Equanimity) hoặc trạng thái cân bằng tâm trí, đức trầm tĩnh. Trạng thái tâm trí này sẽ không bao giờ bị áp đảo bởi những ảo tưởng viễn dong, dại dột, lo lắng,sợ hãi hoặc bất kỳ loại vô minh nào. Trạng thái bình đẳng không phân biệt thân sơ, kẻ thù hay người lạ, xem mọi người đều cùng là nhân loại bình đẳng như nhau. “Sự thanh thản hồn nhiên” (Equanimity) dạy chúng ta rằng, chúng ta nên giữ cân bằng cho việc quan tâm chăm sóc và giúp đỡ tha nhân mà không tạo bất kỳ sự khác biệt nào. Lòng trắc ẩn có một vai trò quan trọng trong tình huống khủng hoảng phổ quát này. Từ bi tâm chắc chắn duy trì giãn cách xã hội, sử dụng khẩu trang, mặt nạ giúp đỡ người đau khổ. Đây là thời điểm thích hợp để tất cả chúng ta quan tâm đến các mối quan hệ của mình. Khoảnh khắc này mang đến cơ hội mạnh mẽ để mở rộng từ bi tâm đến với tha nhânchúng ta mong họ sức khỏe an toàn, và kích hoạt từ bi tâm khi chúng ta nỗ lực giúp đỡ những người đang bệnh, sợ hãi, căng thẳng về tài chính, cô đơn và người già yếu và những nhu cầu thiết yếu khác.

Vì vậy, tại thời điểm này, chúng ta phải nhận ra rằng những kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật có thể giúp chúng ta trở thành dũng sĩ ra trận mạt chiến đấu với giặc vô thườnglo lắng, hiện tại đang được tạo ra một cách nghiêm trọng với sự lây lan của đại dịch ‘Covid-19’. Trong thời điểm vô thường này có thể là một cơ hội không thể chấp nhận được, để đưa những giáo lý quý báu này vào hiện thực hóa. Không còn nghi ngờ gì nữa, đại dịch hiểm ác này cho chúng ta cơ hội để tránh xa mọi bất công hay bất kỳ hành động xấu ác nào. Trước đây chúng ta bỏ qua và bây giờ đã đến lúc để trau dồi sự hiện diện với những gì đang xảy ra trước mắt. Chúng ta sẽ khôn ngoan hơn khi làm việc, để giảm bớt những nỗi khổ niềm đau của chính mình và của những người khác bằng cách nhận ra và thực nghiệm những lời dạy quý báu của Đức Phật.

Nếu chúng ta thấy được những giá trị quý báu bởi lời vàng ngọc của Đức Phậtthực hành thiền định vào cuối thời kỳ bất ổn này, chúng ta có thể trở lại cuộc sống bình thường của chúng ta cảm thấy ấm lòng từ bi hơn. Chúng ta có thể trở nên tập trung hơn trong hiện tại và ít tập trung vào tương lai có thể xảy ra. Chúng ta có thể nhận thức rõ hơn về vẻ đẹp của môi trường xung quanh, thay vì tập trung vào các nhiệm vụhoạt động để thực hiện nhiều hơn những mong muốn của chúng ta. Chúng ta sẽ cẩn trọng hơn về những thứ gần gũi và đáng sợ, những người hàng xóm và thiên nhiên hơn là những ham muốn tiện nghi vật chất ích kỷ của chúng ta. Chúng ta không để đánh mất bản thân trong vai  trò và trách nhiệm của mình, nhưng chúng ta phải gắn bó hơn với bản sắc tự nhiên của mình. Chúng ta sẽ không tìm kiếm hạnh phúc bên ngoài bằng cách mua những thứ không cần thiết và làm việc không ngừng nghỉ để thực hiện những ham muốn ích kỷ, thay vì những hoạt động đó, chúng ta sẽ tự nhận mình bằng một sự hài lòng đơn giản xuất hiện tự nhiên từ nội tâm của chúng ta. Đại dịch hiểm ác này có thể là một hồi chuông cảnh tỉnh để chúng ta nhận ra thực tế, một thời gian để quan tâm đến các sự kiện tồn tại cốt lõi của cuộc sống mà chúng ta thường bỏ qua.

Cuối cùng, chúng ta phải nhận chân được giá trị của nguyên lý vô thường thì đại dịch hiểm ác này cũng sẽ chấm dứt. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng, đau khổ sẽ đeo bám chúng tachúng ta phải kiên quyết chiến đấu với nó với sự trợ giúp của các giá trị quý báu từ bithiền địnhchúng ta đang thực nghiệm. Chúng ta không quên nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta với từ bi tâm, lòng nhân ái, niềm vui cảm thông và sự bình tĩnh, trầm hùng để quan tâm gần gũi chăm sóc những người thân yêu, hàng xóm, thiên nhiên và tất cả nhân loại trên thế giới này. Nếu chúng thực sự làm như vậy thì tất cả chúng ta sẽ được hưởng lợi lạc bởi tất cả chúng ta đều tương tác phụ thuộc lẫn nhaucá thể chúng ta không thể tách rời đồng thể của nhân loại để tồn tại. Và cuối cùng, chúng ta thực nghiệm chánh niệmthiền định của đạo Phật, vì đã nhận ra những giá trị quý báu qua giáo lý của Đức Phậttăng cường tâm lực để hóa giải những nỗi sợ hãi, lo lắng và hoảng loạn. Nếu chúng ta nhận thức được những lời vàng ngọc của Đức Phật như “Tứ Diệu đế” cao quý, Lý nhân duyên sinh, vạn pháp đều không có tự tính. Vạn pháp đều thành trụ không phải nhờ tự tính của chúng mà nhờ các duyên, nhờ các pháp khác “không có cái ta tự thân tồn tại độc lập, cái ta có tính phụ thuộc”, sự tồn tại của “Tam Pháp Ấn”, thực nghiệm “Tứ Vô lượng tâm”, “Chánh niệm”và “Thiền định”, điều này có thể giúp chúng ta tạo ra một thế giới mới thoát khỏi sự hỗn loạn này. Bằng cách hiện thực hóa tầm nhìn của đạo Phật, hiện tại chúng ta sẽ có nhiều phương phápđiều kiện để phòng chống Đại dịch Virus corona.

Cuối cùng, tôi muốn chia sẻ trong thời đại dịch này, nếu chúng ta gieo trồng chủng tử Phật pháp trong tâm thức của chúng ta, những hoa thơm trái ngọt sẽ sớm kết quả tươi đẹp, và mọi người sẽ được thưởng thức hương thơm của những loài hoa quý, trái ngọt như sự giác ngộ của con người, xã hội hưởng được ấm no, hạnh phúc tự do, hòa bình và tự nhiên không bị ô nhiễm.

Tác giả: Nữ cư sĩ Tiến sĩ Priyadarsini Mitra
Chuyên về nghiên cứu tôn giáo đối chiếu,
đối thoại liên tôn, Vi Diệu Pháp
 và Kinh điển Đại thừa,
đến từ Đại học Vishwa Bharti;
Đại học Gautam Buddha University
Buddhist Studies and Civilization
Biên dịch: Thích Vân Phong
(Nguồn: Isma Times)


MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.