Ứng Phú Đạo Tràng Phải Chăng Là Nền Tảng Của Phật Giáo Cổ Truyền?

03/08/20204:16 CH(Xem: 3548)
Ứng Phú Đạo Tràng Phải Chăng Là Nền Tảng Của Phật Giáo Cổ Truyền?

ỨNG PHÚ ĐẠO TRÀNG
PHẢI CHĂNG LÀ NỀN TẢNG CỦA PHẬT GIÁO CỔ TRUYỀN?
TK. THÍCH ĐỒNG BỔN

_______________________________________________________


blankNhắc đến Phật giáo cổ truyền là phải nhắc đến khía cạnh lễ nhạc trong tất cả nghi lễ trong một ngôi chùa hay trong các nghi thức của Phật giáo. Người ta thường hay quan niệm rằng, người tu theo đạo Phật, thì giáo phái nào cũng có căn bản giống nhau là hướng vào nội tâm để tu hành giải thoát, về mặt thể hiện bằng hình thức bên ngoài, đó là tụng kinh niệm Phật lễ bái... thế thì có gì để nhận diện được điểm khác biệt giữa hệ phái này hay của giáo phái kia? Đúng là để nhận định về một bản sắc của một giáo phái, thì chúng ta phải đi sâu vào cửa thiền, dần dần mới hiểu thấu và nắm rõ được điều khác biệt đó.

Sắc thái đặc thù của hệ phái Phật giáo cổ truyền, đơn giản nhất để chúng ta dễ nhận ra, đó là việc các nhà sư thực hiện nghi lễ cúng bái với lễ nhạc dân gian theo vùng miền, mà dân gian gọi nôm na là "Thầy cúng", hoặc theo cách gọi ngôn ngữ bác học hơn trong thiền môn, đó là "Ưng phú đạo tràng".

Nói đến nghi lễ trong Phật giáo cổ truyền, luôn gắn với nhạc lễ dân tộc. Nghi lễ mà không có âm nhạc, chỉ là gõ mõ tụng kinh đơn thuần, thì giáo phái nào, ông sư hay Phật tử nào cũng làm được. Nhưng với nghi lễ mà có lễ nhạc, thì phải là những nhà sư có chuyên môn về khoa giáo âm nhạc cổ truyền, có học hỏi đến nơi đến chốn mới có thể thực hành nhịp nhàng cùng với dàn nhạc cổ ngũ âm của dân tộc. Hình tượng nhà sư lúc này được nhân dân xem trọng kính ngưỡng nhất, bởi chính nhà sư chứ không ai khác,và qua những nghi thức tán thán Tam bảo trong thiền môn, mà có sự hòa quyện lễ nhạc cổ truyền dân tộc đã ngấm trong huyết quản của dân tộc bao đời qua, đại chúng mới thấy gần gũi, dấy lên tính uy linh của thần Phật. Qua những nghi thức như thế, nhân dân biết thêm trên đời này ngoài “vạn vật hữu linh” mà họ thờ cúng lâu nay, thì có thêm ông Phật uy linh hơn cần phải nương tựa. Nhân dân ta từ xưa, thậm chí không ít người ngày nay biết tới Phật là nhờ qua những nghi lễ như thế, chứ không phải qua kinh sách. Bây giờ, trong nghi thức triệu thỉnh vong linh ở các đám ma chay, hay triệu thỉnh thập loại cô hồn trong nghi thức cúng thí trai đàn chẩn tế ở các lễ hội… vẫn là như thế.

Điều chúng tôi muốn đặt ra ở tham luận này, đó là quan điểm về "Ứng phú đạo tràng" có phải là cốt lõi của Phật giáo cổ truyền hay không? Ta biết rằng, nét đẹp văn hóa Phật giáo, chính là phần nghi thức thể hiện bằng lễ nhạc Phật giáo. Lễ nhạc Phật giáo vốn là bản sắc nằm trong văn hóaâm nhạc cổ truyền của dân tộc. Chính vì thế, hai chữ "cổ truyền" cũng nói lên một tính chất đặc thù của Phật giáo cổ truyền Việt Nam.
.../....

Xem tiếp:
Ứng Phú Đạo Tràng Phải Chăng Là Nền Tảng Của Phật Giáo Cổ Truyền -. Thích Đồng Bổnpdf-icon




.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.