Thư Viện Hoa Sen

Xem Phim “Cuộc Đời Đức Phật”

15/10/201312:00 SA(Xem: 55310)
Xem Phim “Cuộc Đời Đức Phật”

Phim “Cuộc đời đức Phật”
gây “sốt” với hàng ngàn khán giả

08/10/2013 22:30:00 Nhuận Bình - Đăng Huy

Đêm 7/10/2013, Ban văn hóa GHPGVN TP.HCM cùng nhà sản xuất phim người Ấn Độ Vinodh Seneviratne và diễn viên Gagan Malik người đóng vai đức Phật đã công chiếu bộ phim “Cuộc đời đức Phật” (Sidhartha Gautama) tại nhà văn hóa truyền thống chùa Phổ Quang, số 64/3, đường Huỳnh Lan Khanh, F.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.

Mặc dù thời gian chuẩn bị công chiếu bộ phim chỉ thực hiện trong vòng 03 ngày để hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ, họp báo và mời gọi rộng rãi đến mọi người, nhưng đêm chính thức công chiếu bộ phim đã gây sốt với số lượng người tham dự. Ngoài sự hiện diện quý báu của chư tôn thiền đức tăng ni gồm có HT. Thích Thiện Tánh, HT. Thích Tịnh Hạnh, HT. Thích Như Tín, TT. Thích Chơn Không, TT. Thích Nhật Từ... Khán thính giả đông đến mức hơn 2000 ghế tại giảng đường chính và gác lững không còn chỗ trống. BTC đã tăng cường thêm máy chiếu ở tầng dưới nhưng vẫn không còn chỗ. Rất nhiều tăng niPhật tử phải chen chúc nhau đứng dọc các hành lang, hai bên cánh gà, ngồi bệt giữa các lối đi và đứng phía sau các giảng đường. Điều đáng nói ở đây, thời tiết tại TP.HCM không mấy thuận lợi, trời bắt đầu đỗ mưa từ lúc 16h30 chiều và mưa suốt cho đến hơn 19h00 đêm, nhưng người đến tham dự vẫn kéo về như một ngày hội lớn. Điều đó có thể thấy, rất lâu rồi hàng tăng ni Phật tử đang chờ đợi sự lột xác ngoạn mục, chuyển tải mọi thông điệp chân thật, sống động từ Đức Phật đến tất cả mọi người.

Bộ phim là tác phẩm điện ảnh có quy mô lớn với mức đầu tư hàng triệu USD. Cùng với sự góp mặt của dàn diễn viên nổi tiếng của Bollywood tại Ấn Độ. Mặc dù đã có nhiều tác phẩm điện ảnh tái hiện lại cuộc đời lịch sử của đức Phật. Nhưng bộ phim này được nhà làm phim Vinodh Seneviratne dựng lại một cách chân thật, gần gủi mà các bộ phim trước chưa thực hiện được.

Để hoàn thành tác phẩm điện ảnh này, tổ chức Viếng Sáng Á Châu (Light of Asia Foundation), Tích Lan với sự bảo trợ của Tổng thống Tích Lan đã phối hợp với Bollywood Ấn Độ đầu tư hàng triệu Dollar để thực hiện. Phim có sự cố vấn của Giáo hội Phật giáo Tích Lan, các nhà Phật học, các sử gia, các nhà khảo cổ và các nhà văn hóa nổi tiếng, nhờ đó, đã phác họa thành công bức tranh về một đức Phật lịch sử, phù hợp với truyền thống văn hóa, xã hội Ấn Độ 26 thế kỷ trước.

Có thể nói, Việt Nam là đất nước sau Tích Lan hội đủ duyên lành khi được may mắn xem bộ phim này công chiếu lần đầu tiên sau khi đoàn làm phim đóng máy. Điều này có thể kể đến, nhân dịp tham dự Lễ hội văn hóa Phật giáo châu Á lần thứ 2, TT. Thích Nhật Từ (Trưởng Ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM) được xem bộ phim này tại lễ hội, nên Thầy đã làm việc với nhà xuất phim Vinodh Seneviratne và diễn viên Gagan Malik người đóng vai Thái tử Tất-đạt-đa và được hai vị hoan hỷ cho phép giới thiệu phim tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, ấn bản quốc tế của bộ phim được giới thiệu ở hải ngoại, bắt đầu từ Việt Nam.

Thời lượng bộ phim khoảng gần 2 tiếng, có khá ít lời thoại, chủ yếu đặc tả nội tâm của các tuyến nhân vật. Nhiều cảnh gây xúc động lòng người. Ấn tượng nhất có lẽ là cảnh chia ly giữa Thái tử Tất-đạt-đa (Siddhartha) và Da-du-đà-la (Yashodhara). Có thể nói, Thái tử nữa đêm rời được khỏi hoàng cung đi tìm chân lý chính nhờ vào bàn tay sắp xếp của bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề và Da-du-đà-la (Yashodhara). Da-du-đà-la đã thể hiện trọn vẹn một cách xuất sắc để hoàn thành tâm nguyện của chồng. Đây là một trong những phân đoạn lấy đi nhiều nước mắt của người xem. Bộ phim đã kết thúc trong sự thỏa nguyện của đông đảo khán giả có mặt, người ta bắt đầu hiểu đúng hơn về một đức Phật lịch sử, không phù phiếm, không mang nặng đặc tính thần thánh, mà ở đó, đức Phật đơn giản chỉ là một con người bình thường, rất người, nhưng Ngài khác hơn người vì Ngài đã hoàn thiện được nhân cách của một vĩ nhân, người của muôn người.

Cuối chương trình chiếu phim, TT. Thích Nhật Từ, TT. Thích Chơn Không, ĐĐ. Thích Quang Thạnh đã giao lưu trực tiếp với nhà sản xuất phim Navin Gooneratne và diễn viên Gagan Malik, người thủ vai thái tử Tất-đạt-đa. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh bộ phim từ các tăng ni, nhà báo, giới tri thức và quý Phật tử được đặt ra. Nhà làm phim Navin Gooneratne và diễn viên Gagan Malik đã trả lời một cách chân thành từ những gì mình cảm được. Đặc biệt, nam diễn viên chính Gagan Malik đã rất ngưỡng mộ đức Phật, anh phát nguyện ăn chay và sống theo nếp sống từ biđức Phật đã thể trong cuộc đời của Ngài. Điều đáng nói, nhà làm phim Navin Gooneratne đã tuyển chọn hơn 300 diễn viên, cuối cùng ông nhận thấy Gagan Malik là người phù hợp nhất để đóng vai này. Buổi giao lưu rất sôi nổi với nhiều câu hỏi thú vị, dù trời vẫn đang mưa, nhưng hội trường chiếu phim chưa từng bớt nóng từ khi công chiếu bộ phim này.

Xin giới thiệu một số hình ảnh đã ghi nhận:

 

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

(Phật Tử Việt Nam)

 


DIỄN VIÊN GAGAN MALIK VÀO VAI TẤT ĐẠT ĐA NHƯ THẾ NÀO
Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Khi diễn viên Gagan Malik bước vào phòng họp báo, bước đi khoan dung, ánh mắt độ lượng, nét mặt từ bi đã khiến con mắt của các nhà nghề có thể biết được sự thành công của anh trong vai Tất Đạt Đa mặc dù chưa xem phim.

Hình tượng Thích Ca Mâu Ni là một nhân vật cực kỳ vĩ đại. Do đó cực kỳ khó cho đạo diễn khi chọn diễn viên, và diễn viên cũng cực kỳ khó nhập vai. Một vai diễn không nhiều hành động, không có tính hấp dẫn thế tục.

Đức Phật có 32 tướng tốt và 40 vẻ đẹp. Diễn viên Gagan Malik may mắn được trời phú cho sở hữu một hình thể quá hoàn hảo, đó là lý do anh đã vượt qua trên 300 người được tuyển chọn vào vai Thái tử Tất Đạt Đa.

 blank

Muốn hoá thân vào vai Đức Phật, trước tiên anh phải là một Phật tử, ăn chay, thiền định, buông bỏ mọi ham muốn tiền – tài. Gagan Malik đã tu luyện suốt 6 năm trời để tu thân và luyện tâm, thiền hành chân đất trầy da, côn trùng cắn.

Giai đoạn Tất Đạt Đa giã từ vua cha, hoàng huynh, vợ và con rời khỏi hoàng cung để khất thực, ép xác tu hành khổ hạnh, Gagan Malik đã phải thực hiện chế độ ăn làm sao vừa giữ sức khỏe vừa có hình thể của người sức kiệt, anh đã sút đi 7 ký thịt.

blankĐến khi giai đoạn phim Tất Đạt Đa đạt thành Chánh đẳng Chánh giác, Gagan Malik lại phải thực hiện chế độ ăn uống làm sao lên 10 ký. Văn hóa thường phục của Thái tử Tất Đạt Đa cách nay 2600 năm chủ yếu là xà rông cuốn nửa thân hình từ hông xuống, vai trái là một vuông vải vắt tréo, còn lại là thân để trần. Phải làm sao có được hình thể khỏe mạnh, đẹp nhưng không toát lên ngôn ngữ phàm tục từ da thịt.


Qua 6 năm buông bỏ mọi ham cầu, tham dục, sân si ngoài đời, anh mắt của Gagan Malik đã trở thành ánh mắt từ bi của Đức Phật. Nhờ tu thiền nên Gagan Malik đã có nét mặt đức độ của Chư Phật, nhờ nhiều năm hành thiền Gagan Malik đã có những bước đi chánh niệm, nhờ buông bỏ phàm tục Gagan Malik đã có một dung mạo khoan dung của đấng từ tâm vô lượng.

blankVô vàn các nhân vật Thái tử trong các tác phẩm nghệ thuật đều diễn ra với các cảnh tranh luận bất hòa, những cuộc đọ đao gươm đẫm máu giữa rừng xác chết. Những cảnh yêu đương, ly biệt éo le, những lời thống thiết đầm đìa nước mắt, Một diên viên chỉ cần vận dụng kỹ thuật diễn là được gọi là… thành công. Nhưng với vai diễn này của Gagan Malik, từng cảnh diễn thể hiện vai Tất Đạt Đa buộc người xem lặng người chú ý từng chi tiết rất nhỏ của anh trong diễn suất.


Khi Thái tử Tất Đạt Đa cùng Nan Đà ra ngoài thành, thấy một ông già bệnh tật đang cố giấu mặt vào trong nhưng không tránh khỏi cặp mắt quan sát của Thái tử. Hóa ra là cha của Nan Đà. Khóe mắt của Tất Đạt Đa mọng nước mắt, không tuôn tràn giàn giụa nhưng chan chứa lòng từ bi vừa có ý trách người bạn đã cố giấu Thái tử về bệnh tật của cha mình vừa thể hiện trách nhiệm của mình trước nghịch cảnh trớ trêu. Hoặc trong cảnh Thái tử từ giã vợ trước lúc lên đường đi tìm chân lý mới cho cuộc sống của nhân loại, ống kính đặc tả rất lâu ánh mắt, sắc thái của Thái tử, Gagan Malik đã biểu hiện đầy đủ ngôn ngữ nội tâm rất giá trị về nghệ thuật diễn điện ảnh trước ống kính.

blankTrước khi đạo diễn Sama Weeraman quyết định chọn Gagan Malik vào vai Thái tử Tất Đạt Đa, ông hỏi anh: “Có uống rượu không? Có ăn chay không?” Gagan Malik ngạc nhiên nói: “Tôi là diễn viên đã gần 10 năm, chưa ai hỏi về sinh hoạt cá nhân của tôi bao giờ?”. Sau khi nghe đạo diễn nói muốn mời anh đóng vai Đức Phật thì Gagan Malik mới cười vỡ lẽ, sau này nghĩ lại vẫn buồn cười. Thực tế cho thấy, nếu người thường uống rượu ánh mắt luôn ướt mèm, ánh mắt dung chứa phàm tục, da mặt nám, thần sắc không biểu lộtrí tuệ, trí nhớ kém diễn suất không đạt chất lượng, nếu thiền định sẽ bị phân tâm. Đó là lý do đạo diễn đã hỏi Gagan Malik như vậy.


Nhiều người thắc mắc anh là một diễn viên hạng sao của Ấn Độ, tiền tài danh vọng trong tầm tay mà có thể dễ dàng bỏ lại sau lưng để đón nhận vai điện ảnh vừa khó diễn vừa mất nhiều thời gian, không có hợp đồng kinh tế diễn suất. Gagan Malik nói: “Tôi là diễn viên điện ảnh bắc Ấn cũng là một ca sĩ, trước đây tôi luôn luôn quan tâm đến tiền và danh vọng, nhưng từ khi tôi được chọn vào vai Đức Phật, tôi đã không còn tham, sân, si nữa. Thái tử Tất Đạt Đa đã hy sinh ngôi báu vua cha cho thừa kế, bỏ lâu đài, vàng ngọc, châu báu, vợ con là vì cái gì? Nếu khôngchúng ta ? Tại sao chúng ta không thể học tập Ngài để sống tốt hơn? Đó là lựa chọn của tôi. Bộ phim Sri Siddhartha Gautama (Cồ Đàmhọ thích Ca) đã thực sự cho tôi được chạm vào sự tinh khiết của Đức Phật, Ngài đã giáo hóa tôi, một người chẳng hiểu gì về Phật giáo, nay đã trở một Phật tử thuận thành.”

 blank

blankGagan Malik “bật mí”, cái tên của anh đang có là do bà ngoại đã đặt “Gagan” có nghĩa là “bầu trời”. Trưởng thành, anh kết hôn với một nữ sinh cùng trường, hai người sống rất hạnh phúc. Có lẽ vì thế nên khán giả cho rằng anh sinh ra là để dành cho hóa thân vào vai Đức Phật, từ ngoại hình, gương mặt, ánh mắt, khóe môi, hàm răng, mái tóc, vầng trán, chân, tay đều hoàn hảo.

Khán giả của Gagan Malik giờ đây đã thấy anh thay đổi cá tính, bớt “ngầu” hơn trước. Hình ảnh một Gagan Malik luôn thanh thản, tự tại như một vị Phật trước các “fan” đã khiến cho họ hâm mộ anh hơn, không đơn giản là vì Gagan Malik đẹp mà sự thành công mỹ mãn của anh qua vai diễn Thái tử Tất Đạt Đa về nghệ thuật diễn suất, giá trị hơn cả là cái tâm của anh khi chuẩn bị cho vai diễn này công phu như thế nào.


Nguyễn Thị Ngọc Trâm
(Phật Tử Việt Nam
)


THƯ MỜI 
XEM PHIM “CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT”

moi-xem-phim-2Ban văn hóa GHPGVN TP.HCM trân trọng kính mời chư tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử gần xa đến tham dự buổi chiếu phim “Cuộc đời đức Phật” (Sidhartha Gautama) do Hội Viếng Sáng Á Châu (Ligh of Asia Foundation) thực hiện với sự tài trợ của Tổng thống Tích Lan. Chương trình có sự giao lưu với nhà sản xuất phim Navin Gooneratne diễn viên Gagan Malik, người thủ vai thái tử Tất-đạt-đa.

Thời gian: 18h30 ngày 07/10/2013 (nhằm ngày 3 tháng 9 Quý Tỵ).

Địa điểm: Nhà truyền thống Văn hóa, Chùa Phổ Quang, đường Huỳnh Lan Khanh, F.2, Q. Tân Bình, TP.HCM

Đây là tác phẩm điện ảnh quy mô với mức đầu tư hàng triệu dollar. Bộ phim đã có sự góp mặt của dàn diễn viên Bollywood Ấn Độ. Đoàn làm phim đã tham khảo về nội dung cuộc đời Đức Phật từ nhiều sử gia, nhà khảo cổ, nhà văn hóa, nhà xã hội học và các nhà Phật học nổi tiếng tại Ấn Độ và Nepal. Qua đó, cuộc đời Đức Phật lịch sử được tái hiện một cách chân thật, gần gủi mà các bộ phim trước chưa thể hiện được.

Kính mong được đón tiếp chư tôn đức và quý Phật tử.

Trưởng Ban Văn hóa

TT. Thích Nhật Từ



moi-xem-phim-3THÔNG CÁO BÁO CHÍ
VỀ BỘ PHIM “CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT”

 

Đức Phật Thích Ca xuất hiện cách đây 2637 năm. Sự giác ngộ của Ngài đã khai sinh đạo Phật, một tôn giáo nhân bản và minh triết. Từ bỏ cơ hội làm vua, Ngài đã bỏ lại sau lưng cung vàng điện ngọc, tìm cầu chân lý, phát hiện con đường Trung đạo, trở thành bậc Giác ngộ đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Sinh ra tại vườn Lâm-tỳ-ni vào năm 624 TTL, ngài được đặt tên là Sĩ-đạt-đa (Siddhartha), có nghĩa là “hoàn thành ước nguyện.” Các nhà tiên tri lỗi lạc bấy giờ đã tiên đoán Thái tử sẽ trở thành vị Chuyển luân thánh vương trong tương lai. Riêng nhà tiên tri A-tư-đà cho rằng Thái tử sau này sẽ trở thành Pháp vương, bậc Giác ngộ tuyệt đối.

Để hoàn thành ước nguyện của vua cha, Thái tử đã sánh duyên cùng công chúa Da-du-đà-la (Yashodhara) con của vua Thiện Giác. Ước vọng tìm cầu chân lý tiếp tục thôi thúc Thái tử. Trong khi vi hành qua bốn cửa thành, Thái tử đã tận mắt nhìn thấy cảnh già, bệnh, chết như quy luật của cuộc đời. Ngài quyết định tìm kiếm con đường chấm dứt khổ đau. Sau sáu năm tu tập, cuối cùng ngài đã trở thành Phật.

Đã có nhiều tác phẩm điện ảnh tái hiện lại cuộc đời đức Phật. Tổ chức Viếng Sáng Á Châu (Light of Asia Foundation), Tích Lan với sự bảo trợ của Tổng thống Tích Lan đã phối hợp với Bollywood Ấn Độ đầu tư hàng triệu USD để thực hiện bộ phim này. Phim có sự cố vấn của Giáo hội Phật giáo Tích Lan, các nhà Phật học, các sử gia, các nhà khảo cổ và các nhà văn hóa nổi tiếng, nhờ đó, đã phác họa thành công bức tranh về đức Phật lịch sử, phù hợp với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội Ấn Độ 26 thế kỷ trước.

Nhân dịp tham dự Lễ hội văn hóa Phật giáo châu Á lần thứ 2, Thượng tọa Thích Nhật Từ (Trưởng Ban Văn hóa) đã làm việc với nhà xuất phim Vinodh Seneviratne và diễn viên Gagan Malik người đóng vai đức Phật và được hai vị hoan hỷ cho phép giới thiệu phim tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, ấn bản quốc tế của bộ phim được giới thiệu ở hải ngoại, bắt đầu từ Việt Nam.

Buổi họp báo về việc ra mắt phim sẽ được tổ chức lúc 08g00 ngày 07-10-2013 tại Tòa soạn Báo Giác Ngộ (85 Nguyễn Đình Chiểu, Q3, TP.HCM). Phim sẽ được chiếu tại Chùa Phổ Quang (lúc 18g30 ngày 07-10-2013), Tu viện Tường Vân (lúc 08g00 ngày 13-10-2013) và Chùa Hoằng Pháp (lúc 14g00 ngày 13-10-2013) và một số tỉnh thành phía Nam.

Kính mong chư Tôn đức và quý Phật tử đón xem.

BAN VĂN HÓA

DIỄN VIÊN (CASTING)

Gagan Malik với vai Thái tử Tất-đạt-đa
Anchal Singh với vai Công chúa Da-du-đà-la
Ranjan Ramanayake với vai Vua Tịnh Phạn
Anshu Malik với vai Hoàng hậu Maya
Anjani Perera với vai Hoàng hậu Ba-xà-ba-đề
Gautam Gulati với vai hoàng tử Đề-bà-đạt-đa
Roshan Ranawana với vai hoàng tử Nan-đà
Saranga Dissasekara với vai Xa-nặc
Douglas Ranasinghe với vai Vua Thiện Giác
Dilhani Perera với vai Hoàng hậu Pramitha
Jeewan Kumarathunga với vai Vua Tần-ba-sa-la
Buddhadasa Withanaarachchi với vai Đạo sĩ Vishwamithra
Wilson Gunaratne với vai đạo sĩ A-tư-đà
Ranjith Piyasighe với vai Bà-la-môn Kiều-trần-như
Edwin Ariyadasa với vai đạo sĩ Rama
Oshadhi Hewamadduma với vai nàng Sujatha
Nalaka Daluwattha với vai hoàng tử Rohana

1. Đạo diễn: Sama Weeraman
2. Sản xuất và thiết kế: Navin Gooneratne
3. Sản xuất điều hành: Vinodh Seneviratne
4. Cố vấn sản xuất: Thượng tọa Mettavihari Thero
5. Đồng sản xuất: Jeff Goonewardana
Kanthi Perera
Ranga Dias
6. Phó sản xuất: GS. Nimal De Silva
Basanta Bidari
Alston Koch
7. Sản xuất đường dây: Preethi Warawitage
8. Sản xuất tại Việt Nam: TT. Thích Nhật Từ

CỐ VẤN KỊCH BẢN
Gs. Thượng tọa Bellawila Wimalarathana Nayaka Thero
GS. Thượng tọa Kollupitiye Mahinda Sangarakkitha Nayaka Thero
Tiến sĩ Thượng tọa Dharmaratana Nayaka Thero
GS.TS. Ananda Gurure
GS.TS. Toichi Endo
GS.TS. Nimal De Silva
1. Kịch bản điện ảnh: Edwin Ariyadasa
Saman Weeraman
Navin Gooneratne
George Paldano
Dịch kịch bản tiếng Việt: Tiến sĩ TT. Thích Nhật Từ
(Vietnamese Script Translation)
2. Đạo diễn ảnh: K. D. Dayananda
3. Đạo diễn âm nhạc: Pradeep Ratnayaka
4. Biên tập và thiết kế âm thanh: Pravin Jayaratne
5. Thiết kế bộ: Navin Gooneratne
Roshan Chandrarathne
Baratha Kumara Liyanage
6. Đạo diễn nghệ thuật: Roshan Chandrarathne
Sumith Hiran Fernando
Chitharamullage Rângbuddha
7. Make-up chính: Jayantha Ranawaka
Make-up cho sao Ấn Độ: Pradeep Nayak Kanaiyalal
8. Thiết kế thời trang và nữ trang: Navin Goonaratne
Omesh Wijeratne
Cố vấn thiết kế ý niệm: Ayanthi Gooneratne
Charmini Hemachandra
Architects of 124 Designs
9. Đạo diễn sân khấu: Shahid Hassan
Kaushalya Uwickramasinghe
Điều phối hỗ trợ sân khấu: Nuwan Kaluarachchi
10. Trợ lý đạo diễn thứ 1: Divya Vats (Ấn Độ)
Jagath Seneviratne
Trợ lý đạo diễn thứ 2: Keerthi Ratnayaka
Trợ lý đạo diễn thứ 3: Shammu Kasun Madusanka
11. Cô gái tiếp tục: Jayashree Das (Ấn Độ)
12. Biên đạo múa: Channa Wijewardana
Ravibandu Vidyapathi
Rangana Ariyadasa
13. Sáng tác lời nhạc: TT. Pallegama Hemaratana Nayaka Thero
TT. Rabukkana Siddhartha Thero
16. Ca sĩ: Amarasiri Peries
Surali Fernando (USA)
Taiko Wada (Nhật Bản)
Akiko Uesugi (Nhật Bản)
17. Quay phim đơn vị 2: Sajith Weerapperuma
18. Biên tập tập hợp: Brent Swallowell
19. Hiệu ứng thị giác: Gayan Soysa
20. Biên tập Video (quảng cáo): Pradeep Jayaratne
Ủy ban viết chuyện: Roshan Chandraratne
Senaka Navaratne
21. Quản lý sản xuất: Ranjith Liyanage
Shashika N. Ganegodage
Avrille de Valliere

XEM THÊM FILE HÌNH ẢNH GIỚI THIỆU PHIM:
Sri Siddhartha Gautama - Booklet (Sep2013)

XEM THÊM VIDEO CLIP GIỚI THIỆU CỦA NHÀ SẢN XUẤT
Sri Siddhartha Gauthama Trailer












Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: