Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên Tại Miến Điện

24/06/20164:01 SA(Xem: 26139)
Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên Tại Miến Điện

TIẾN SĨ PHẬT HỌC VIỆT NAM ĐẦU TIÊN TẠI MIẾN ĐIỆN
Kevin Hoai

 

Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên tại Miến Điện 6Lúc 13 giờ ngày 17/6/2016, Trường Đại Học Phật Giáo Quốc Tế (ITBMU) tại TP. Yangon, Miến Điện, đã long trọng tổ chức Lễ Trao Bằng Tốt Nghiệp cho Tăng Ni Sinh viên các nước, khóa tiến sĩ, thạc sĩ, và cử nhân Phật học.

Buổi lễ vô cùng vinh dự được cung nghinh Ngài Tăng Thống Miến Điện - HT. Tiến sĩ Kumarabhivamsa, 3 Bâc Tam Tạng Cao Quý của Miến Điên -  HT. Sirindabhivamsa, HT. Gandhamalalankara, và HT. Abhijatabhivamsa , Hiệu trưởng Trường Đại học - HT. Tiến sĩ Nandamalabhivamsa, Phó hiệu trưởng - HT. Tiến sĩ Candavarabhivamsa, các Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Giảng sư, Giáo sư, Tiến sĩ của Trường cũng như của các Đại học khác, cùng đông đảo Tăng Ni sinh viên, Quý quan khách. Trường hân hạnh tiếp đón Ông Thura U Aung Ko Bộ trưởng Bộ Tôn GiáoVăn Hóa Miến Điện, Đại Sứ Quán của các nước.

Sư Cô Diệu Hiếu đã hân hạnh nhận bằng Tiến sĩ Phật học từ Ngài HT Hiệu Trưởng. Được Bộ Trưởng Bộ Tôn GiáoVăn hóa Miến Điện đến chấp tay kính mừng và thưa hỏi và Đài truyền hình Miến Điện đến quay phim và đưa tin.

Trong số 02 tiến sĩ, 28 thạc sĩ, và 51 cử nhân của 22 quốc gia, Tăng Ni sinh Việt Nam gồm:

- 01 Tiến sĩ: Sư cô Thích Nữ Diệu Hiếu

- 06 Thạc sĩ: Sư Phước Nhựt, Sư Pháp Thiện, Sư Giác Nhẫn, Sc. Liên Sen, Sc. Liên Nghiêm, Sc. Phước Thu.

- 11 Cử nhân: Sư Thiện Hảo, Sư Pháp Hậu, Sc. Chơn Đức, Sc. Hạnh Từ, Sc. Liên Hạnh, Sc. Liên Đăng, Sc. Liên Kỉnh, Sc. Đồng Huệ, Sc. Huệ Lý, Sc. Như Phước, Cô Ngọc Hương.

Đặc biệt Sư cô Thích Nữ Diệu Hiếu (Thế danh: Tào Thanh Thanh Thủy) là Tiến sĩ Việt Nam, khoa Thiền Minh Sát, đầu tiên của Trường. Sư Cô đã bảo vệ thành công tốt đẹp Luận văn của mình với đề tài: Đánh Giá Mối Tương Quan Giữa Định và Minh Sát trong Thiền Phật Giáo (Evaluation of Interrelationship between Samatha and Vipassana in Buddhist Meditation), dưới sự hướng dẫn của Thượng Tọa Tiến sĩ Chekinda - Giảng sư, Thiền sư nổi tiếng tại Miến Điện, Trưởng khoa Thiền Minh Sát.
Sư cô đã nhiệt tâm, nổ lực viết đề tài mới mẻ, giá trị này với tâm nguyện đóng góp phần công sức của mình cho việc nghiên cứu chi tiết lý thuyếtthực hành lời Đức Phật dạy về Thiền - tinh hoa của Phật giáo; nhắm đến mục tiêu hiểu rõ và hành đúng, thành tựu trí tuệ, an vui, và Giải thoát cho những ai đang tìm về với Đạo Phật.


Dưới đây là một số ảnh trong ngày lễ ra trường của Sư cô Thích Nữ Diệu Hiếu:

Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên tại Miến Điện 3Hiệu trưởng Trường Đại học - HT. Tiến sĩ Nandamalabhivamsa
trao bằng Tiến sĩ cho Sư Cô Thích Nữ Diệu Hiếu
Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên tại Miến Điện 4Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên tại Miến Điện 9Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên tại Miến Điện 8Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên tại Miến Điện 7Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên tại Miến Điện 6Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên tại Miến Điện 5Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên tại Miến Điện 3Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên tại Miến Điện 2Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên tại Miến Điện 1Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên tại Miến Điện 10

Bài đọc thêm:
Trường Đại Học Phật Giáo Quốc Tế





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/01/2020(Xem: 7373)
29/10/2019(Xem: 11684)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.