Thiền sư Thích Nhất Hạnhviên tịch tại chùa Từ Hiếu ở Huế, thọ 95 tuổi
21/01/20223:08 CH(Xem: 6977)
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNHVIÊN TỊCH TẠI CHÙA TỪ HIẾU Ở HUẾ, THỌ 95 TUỔI
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch tại Huế, theo thông tin từ Tăng đoàn Làng Mai nói với BBC tối thứ Sáu 21/01 giờ châu Âu.
Sư cô Chân Hiến Nghiêm, người Anh, hiện có mặt tại Pháp cho BBC News Tiếng Việt biết vào lúc 20:55 giờ London tối thứ Sáu rằng "lễ tang thầy của chúng tôi sẽ được tổ chức ngay từ sáng Thứ Bảy, ở Huế và kéo dài 5 ngày".
Thông tin từ Tăng đoàn Làng Mai cho haythiền sư Thích Nhất Hạnhviên tịch lúc 00:00 giờ ngày 22/01, năm 2022, ở tuổi 95, theo giờ Việt Nam ở chùa Từ Hiếu, Huế.
"Đây là ngôi chùa thầy quy y đúng 80 năm về trước."
Thông bạch, cáo phó còn nói "nhà tác giả và nhả thơ, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết trên 100 cuốn sách, và sách của thầy được dịch sang 40 ngôn ngữ".
Các cuốn in bằng tiếng Anh, The Miracle of Mindfulness, Peace is Every Step, Anger, và How to Love, đều nổi tiếngthế giới.
Một bài trên BBC News tiếng Anh hồi 2018 gọi ông là "người cha của môn Chánh niệm" (The Father of Mindfulness).
Các sách báo quốc tế đặt ông vào vị trí là một trong số các "lãnh tụ tâm linh, tinh thần" - The Guardian ở Anh coi ông là 'exiled spiritual leader'- có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài một quốc gia.
BBC News Tiếng Việt hồi tháng 8/2010 có bài mô tả chuyến thăm của thiền sư đến London thuyết giảng về Phật giáo cho đa số người nghe là dân Anh và châu Âu:
"Những người Việt Nam mới gặp phái Làng Mai có thể ngạc nhiên một cách thích thú khi thấy đa phần tăng ni theo ông là người Phương Tây. Nhưng đây không phải là chuyện lạ vì thực ra, Phật giáo cũng từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam. Và nếu sau này, người thay thế Thiền sưNhất Hạnh là một đệ tửTây Phương thì cũng hợp lý bởi Làng Mai trước hết là một sản phẩm của xã hội châu Âu. Thông điệp của Thích Nhất Hạnh ngay từ thời Chiến tranh Việt Nam cũng đã vượt lên vị trí địa lý của xứ sở quê ông."
Trang BBC Religion viết về cuộc đời ông như sau:
Sinh năm 1926, ông quy y năm 16 tuổi và đúng tám năm sau đã lập ra Viện Phật giáoẤn Quang ở Sài Gòn.
Năm 1961, Thích Nhất Hạnh sang Hoa Kỳ học và dạy môn tôn giáoso sánh ở các đại học Columbia và Princeton. Ông trở vềViệt Nam hai năm sau đó để tham gia dẫn dắt các nỗ lựcPhật giáo vì hòa bình.
Tháng 2/1964, ông lập ra dòng Tiếp Hiện, và đến 1966 lại rời Việt Nam ra thế giới để kêu gọi hòa bình trong khi cuộc chiến Việt Nam lan rộng.
Năm 1967, mục sư Martin Luther King đề cử ông cho giải Nobel Hòa bình, ca ngợi ông như sau
"Vị sư nhỏ bé từ Việt Nam nhưng là học giả có trí tuệ rất lớn. Ý tưởng vì hòa bình của ông, nếu được áp dụng, sẽ có thể tạo ra động lực cho đối thoại giữa các đạo giáo, vì tình huynh đệ của thế giới, vì nhân loại."
Năm 1969, thầy Thích Nhất Hạnh dẫn phái đoànPhật giáo vì Hòa bình tới Hòa đàm Paris, và lập ra Tăng đoànPhật giáo Thống nhất (Unified Buddhist Church - UBC) ở Pháp. Từ đó hình thành cộng đồngtu tập đầu tiên năm 1975, và sau đó là cơ sở Làng Mai ở miền Nam nước Pháp từ 1982.
Các cơ sở khác về sau được mở ra ở nước khác, gồm cả Việt Nam.
Nhưng việc 'bén rễ' của hệ phái này ở Lâm Đồng bất thành và tăng ni của tu việnBát Nhã theo Làng Mai bị chính quyền gây khó khăn, phải bỏ đi năm 2009.
Xem thêm bài phỏng vấn của BBC năm 2009 về sự kiện tại tu việnBát Nhã, Lâm Đồng.
Một cơ sở sau đó ra đời tại Thái Lan, trong vùng núi thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima.
Tháng 8/2017, chính quyền VN lại cho phépthiền sư Thích Nhất Hạnh về thăm quê hương và ông ở lại đó cho đến khi qua đời.
Tuy được ca ngợi trên thế giới, cách nhìn về ông và trung tâm Làng Mai do ông sáng lập đã và đang khá khác nhau trong cộng đồng người gốc Việt ở hải ngoại, với nhiều lời khen và cũng có cả chỉ trích.
Quan hệ của Làng Mai với nhà nước Việt Namhiện hành và những chức sắc của Giáo hội Phật giáo theo con đường 'xây dựng chủ nghĩa xã hội' cùng Đảng Cộng sản cũng không hoàn toàn êm đẹp, tuy đã cải thiệnđáng kể từ sau sự kiệnBát Nhã.
Mới trong tháng 11/2021, trang Phật giáo Việt Nam đăng bài của ông Trần Đăng Khoa "Mừng Thiền sư Thích Nhất Hạnh 95 tuổi".
Bài có đoạn "nhân ngày sinh nhật ông, tôi lại nhớ đến cuốn sách rất thú vị: "Những bước chân an lạc".
"Cuốn sách tập hợp một số bài báo trong hàng vạn bài viết về Thiền sư Thích Nhất Hạnh của các cây bút nổi tiếng trên thế giới."
"Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất an...Thích Nhất Hạnh cho rằng, chỉ có tình thương yêu mới xóa bỏ được mọi hận thù.một trong những công lao lớn nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là đã hiện đạihóa đạo Phật, đưa đạo Phậtđi vàocuộc đời."
Tết cổ truyền của dân tộc lại về trên đất nước thân yêu. Trong không khí hân hoan đón chào Xuân Ất Tỵ - 2025, thay mặt Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi gởi lời chúc mừng năm mới đến tất cả các cấp Giáo hội, tới chư Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; thân chúc quý vị một năm mới thân khỏe tâm an, cát tường như ý.
QUẬN CAM (VB/PTH) --- Có gì dị biệt giữa Tết Quận Cam và Tết Sài Gòn? Dĩ nhiên là nhiều dị biệt. Và cũng dĩ nhiên là rất nhiều tương đồng. Bởi vì rất nhiều truyền thống đón Tết vẫn còn lưu truyền nơi thủ đô người Việt Hải ngoại.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.