ĐẠT LAI LẠT MATUYÊN BỐ SẼ CÓ NGƯỜI KẾ NHIỆM ÔNG SAU KHI ÔNG QUA ĐỜI
Geeta Pandey, BBC News, Delhi & Samira Hussain BBC News, Dharamshala
Nhà lãnh đạotinh thần của Phật giáo Tây Tạng, người từng được trao giải Nobel Hòa bình, sắp bước sang tuổi 90
Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạotinh thầnTây Tạng sống lưu vong, tuyên bố ông sẽ có người kế nhiệm sau khi ông qua đời, dập tắt mọi đồn đoán về việc liệu thể chế 600 năm tuổi này có kết thúc khi ông viên tịch hay không.
"Tôi khẳng định rằng thể chế này sẽ tiếp tục," ông nói trong một tin nhắn video vào đầu cuộc họp của các nhà lãnh đạotôn giáo tại thị trấn Dharamshala thuộc dãy Himalaya.
Ông nói thêm rằng các thành viên trong văn phòng của Đạt Lai Lạt Ma sẽ tham khảoý kiến của những người đứng đầu các truyền thốngPhật giáo Tây Tạng và các nhà lãnh đạotôn giáo khác để tìm kiếm và công nhận người kế nhiệm theo truyền thống trước đây.
Trong một thông điệp được xem là nhằm vào Trung Quốc, ông nhắc lại rằng "không ai khác có bất kỳ thẩm quyền nào để can thiệp vào vấn đề này".
Ông đã thành lập một chính phủ lưu vong tại thị trấn Dharamsala, nằm trên vùng đồi ở phía bắc Ấn Độ, và được coi là nguồn quyền lực thay thế đối với những người phản đối sự kiểm soát chặt chẽ của Bắc Kinh đối với Tây Tạng.
Sinh nhật quan trọng lần thứ 90 của ông vào ngày 6/7 sẽ diễn ra sau Hội nghịTôn giáoTây Tạng lần thứ 15 kéo dài ba ngày, bắt đầu từ sáng 2/7. Các hoạt động kỷ niệm đã bắt đầu từ ngày 30/6, tức ngày sinh của ông, theo lịch âm Tây Tạng.
Hơn 7.000 khách mời, bao gồm một số bộ trưởng Ấn Độ, sẽ tham dựlễ kỷ niệm. Nam diễn viên Hollywood Richard Gere, một tín đồtrung thành lâu năm, cũng có mặt.
Nguồn hình ảnh,Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Diễn viên Hollywood Richard Gere (bìa phải) là một tín đồ lâu năm của Đạt Lai Lạt Ma
Trong quá khứ, vị lãnh đạotinh thần từng được trao giải Nobel Hòa Bình đã nhiều lần phân vân về việc có nên duy trìthể chếĐạt Lai Lạt Ma đã tồn tại hơn 600 năm hay không. Vài năm trước, ông nói rằng người kế nhiệm của mình có thể là một bé gái, hoặc có thể sẽ không có người kế nhiệm nào cả.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ông cũng nói rằng nếu cộng đồng người Tây Tạnglưu vongtiếp tụcủng hộvị trí này, điều mà trên thực tế đang diễn ra, thì thể chế đó sẽ tiếp tục và văn phòng của ông sẽ chọn ra người kế nhiệm.
Ông luôn nhấn mạnh rằng người kế nhiệm của mình sẽ được sinh ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, điều khiến Bắc Kinh tức giận.
Mặc dù Đạt Lai Lạt Ma luôn ủng hộ "con đường trung đạo" để giải quyếtvấn đềTây Tạng - quyền tự trị thực sự trong phạm viTrung Quốc - Bắc Kinh vẫn coi ông là một phần tử ly khai. Trung Quốc cho rằng điều kiện sống của người dân Tây Tạng đã được cải thiệnđáng kể dưới sự cai trị của họ.
Youdon Aukatsang, một nghị sĩ trong Quốc hội lưu vong của Tây Tạng, cho biết vị Đạt Lai Lạt Mahiện tại "là một lực lượng gắn kết và thống nhất phong trào Tây Tạng" và một số người Tây Tạng cho rằng cần sớm công nhận người kế nhiệm của ông vì lo ngại điều đó có thể ảnh hưởng đến cộng đồng và phong trào trong tương lai.
"Thể chế Đạt Lai Lạt Ma rất quan trọng đối với cuộc đấu tranh của người Tây Tạng. Đây cũng là biểu tượng của bản sắc Tây Tạng và là ngọn hải đăng của nơi trú ẩn tinh thần của chúng tôi. Điều đó sẽ tiếp tục. Tôi nghĩ sẽ có một khoảng trống, nhưng chúng tôi phải tiếp tục, chúng tôi không có lựa chọn nào khác", bà nói.
"Chúng tôi có những khoảng trống rất lớn cần phải lấp đầy nhưng chúng tôi phải lấp đầy chúng, đúng không? Tôi nghĩ nhiều người sẽ phải đảm nhậnvai trò đó, một người sẽ không đủ".
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biếtTrung Quốc cũng dự kiến sẽ chỉ định vị Đạt Lai Lạt Makế tiếpcủa riêng họ.
"Trung Quốc sẽ lập luận rằng chỉ có Đảng Cộng sản Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh mới có thẩm quyềntìm ra sự tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma", Dibyesh Anand, giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Đại học Westminster, nói với BBC.
"Sau vài tháng hoặc vài năm, họ sẽ cho người của mình xác định một cậu bé và tuyên bố đó là Đạt Lai Lạt Matiếp theo, rồi áp đặt điều đó. Dĩ nhiên, phần lớn người Tây Tạng sẽ chối bỏ và phần lớn mọi người trên thế giới sẽ chế giễu chuyện đó. Nhưng đừng quên rằng Trung Quốc có rất nhiều nguồn lực và sẽ tìm cách áp đặt ý muốn của họ."
Bà Aukatsang cho biết "mặc dù nhiều năm qua Trung Quốc đã cố gắngkiểm soát khối óc và trái tim của người Tây Tạng bên trong Tây Tạng", nhưng Bắc Kinh đã "hoàn toàn thất bại".
Một vị Đạt Lai Lạt Ma do Trung Quốclựa chọn, bà nói, "sẽ không được công nhận, không chỉ người Tây Tạngmà cảthế giới sẽ không công nhận vì Trung Quốc không có tính chính danh để tìm raĐạt Lai Lạt Ma tương lai".
"Chúng tôi lo ngại nhưng chúng tôi biết rằng bất kể mối lo ngại của chúng tôi là gì, Trung Quốc sẽ đưa ra một Đạt Lai Lạt Macủa riêng họ, chúng tôi sẽ gọi đó là vị Đạt Lai Lạt Ma mà Trung Quốccông nhận. Tôi không lo rằng người đó sẽ có bất kỳ uy tín nào trong thế giớiTây Tạng hay thế giới Phật giáo".
Các tín đồPhật giáo Tây Tạng tin rằng các vị Lạt Ma cao cấp của họ sẽ được tái sinh, và một Đạt Lai Lạt Ma mới sẽ được các chức sắc Phật giáolựa chọn nếu họ tin rằng người đó mang linh hồn của vị tiền nhiệm.
Vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện tại sinh ngày 6/7/1935 tại một ngôi làng nhỏ của Tây Tạng, trong một gia đìnhnông dân và có tên khai sinh là Lhamo Dhondub.
Khi ông lên hai tuổi, một nhóm nhà sư cấp cao đã công nhận ông là hiện thân tái sinh của 13 vị Đạt Lai Lạt Ma trước đó.
Theo tiểu sửchính thức của ông, bằng chứng quyết định được đưa ra khi các nhà sư đưa cho cậu bé hai tuổi khi ấy một số đồ vật từng thuộc về người tiền nhiệm.
Cậu bé mới biết đi đã chỉ chính xác các vật phẩm thuộc về vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 và nói rằng: "Cái này là của tôi. Của tôi".
Ông trở thànhĐạt Lai Lạt Ma khi chưa tròn 4 tuổi, được giáo dục tại một tu việnTây Tạng và có bằng tiến sĩ về triết họcPhật giáo.
Nhưng vào năm 1950, khi ông 15 tuổi, quân đội của chính quyền Cộng sản mới thành lập của Mao Trạch Đông đã tiến vào Tây Tạng. Một năm sau, Trung Quốc soạn ra một bản thỏa thuận gồm 17 điểm nhằm hợp pháp hóa việc sáp nhập Tây Tạng vào Trung Quốc.
Một cuộc nổi dậy của người Tây Tạng vào năm 1959, nhằm chấm dứt sự cai trị của Trung Quốc đã bị đàn áp, hàng ngàn người biểu tìnhbị giết.
Đạt Lai Lạt Ma đã vượt biên sang Ấn Độ bằng đường bộ, cùng với 10.000 tín đồ rồi định cư tại Dharamsala, điều hành một chính phủ lưu vong từ đó. Năm 2011, ông từ bỏvai trò chính trị của mình nhưng vẫn là nhà lãnh đạotinh thầntối cao của Phật giáo Tây Tạng.
Một số người đã chạy trốn cùng ông vẫn nuôi hi vọng về việc trở vềTây Tạng.
"Tôi tin là tôi sẽ trở vềTây Tạng. Nếu không phải tôi, thì thế hệ sau của tôi chắc chắn sẽ trở về", Lobsang Choedon, 84 tuổi, người đã tham dựlễ kỷ niệm hôm 30/6 cho biết.
Con gái và các cháu của bà Choedon đều được sinh ra - và đã sống cả cuộc đời - ở Ấn Độ. Tuy nhiên, người cháu trai 15 tuổi của bà, Ngawang Lhundup, vẫn cảm thấy một sự gắn bó sâu sắc với quê hương tổ tiên.
Cậu đã nghe những câu chuyện về Tây Tạng từ khi còn nhỏ và nói rằng cậu sẽ cân nhắc đến việc đến thăm Tây Tạng mặc dù nơi này đang nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc.
"Nhưng nếu nơi này không còn bị Trung Quốc chiếm, tôi sẽ rất vui mừng được quay trở lạiTây Tạng."
Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong, tuyên bố ông sẽ có người kế nhiệm sau khi ông qua đời, dập tắt mọi đồn đoán về việc liệu thể chế 600 năm tuổi này có kết thúc khi ông viên tịch hay không.
Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.