Sự Tồn Tại Của Diệu Pháp - Tương Ưng, Sn-xlvi.25

03/10/201012:00 SA(Xem: 40570)
Sự Tồn Tại Của Diệu Pháp - Tương Ưng, Sn-xlvi.25

TƯƠNG ƯNG, SN-XLVI.25
SỰ TỒN TẠI CỦA DIỆU PHÁP

Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.

Tương Ưng SN-XLVI25

Người Bà-la-môn

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn ông Cấp Cô Độc. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vị Bà-la-môn ấy thưa với Thế Tôn:

--"Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài? Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?"

--"Do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài. Thế nào là bốn?

Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời, trú, quán thọ trên các thọ ... trú, quán tâm trên tâm ... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Do không tu tập, không làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài. Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài."

Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn: -- "Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Từ nay cho đến mạng chung, xin Ngài cho con được trọn đời quy ngưỡng".

Samyutta Nikaya, SN XLVII.25

A Certain Brahmin

Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Savatthi, in Jeta's Grove, Anathapindika's Park. Then a certain brahmin approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:

"Master Gotama, what is the cause and reason why, after a Tathagata has attained final Nibbana, the true Dhamma does not endure long? And what is the cause and reason why, after a Tathagata has attained final Nibbana, the true Dhamma endures long?"

"It is, brahmin, because the four foundations of mindfulness are not developed and cultivated that the true Dhamma does not endure long after a Tathagata has attained final Nibbana. And it is because the four foundations of mindfulness are developed and cultivated that the true Dhamma endures long after a Tathagata has attained final Nibbana. What four?

Here, friend, a bhikkhu dwells contemplating the body in the body ... feelings in feelings ... mind in mind ... mental phenomena in mental phenomena, ardent, clearly comprehending, mindful, removing covetousness and displeasure in regard to the world.

It is because these four foundations of mindfulness are not developed and cultivated that the true Dhamma does not endure long after a Tathagata has attained final Nibbana. And it is because these four foundations of mindfulness are developed and cultivated that the true Dhamma endures long after a Tathagata has attained final Nibbana"

When this was said, that brahmin said to the Blessed One: "Magnificent, Master Gotama! From today let Master Gotama remember me as a lay follower who has gone for refuge for life".

HT Minh Châu dịch Việt

English translation by Bhikhhu Bodhi

 

(http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vbud/vbkin068.htm)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2017(Xem: 7663)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.