Ngữ Pháp Pali (Sách Ebook PDF)

09/12/20224:33 CH(Xem: 6092)
Ngữ Pháp Pali (Sách Ebook PDF)
NGỮ PHÁP PALI
“A practical grammar of the Pāli language” 
Tác giả Charles Duroiselle 
Dịch Việt: Thích Nhuận Đức
Bìa sách Ngữ Pháp PāliPDF icon (4)Ngữ Pháp Pali - Thích Nhuận Đức

LỜI GIỚI THIỆU
____________


Tôi xin trân trọng giới thiệu tác phẩm văn phạm Pāli “A practical grammar of the Pāli language” của tác giả Charles Duroiselle với bản dịch hoàn thiện của Đại đức Thích Nhuận Đức, nguyên là sinh viên khoa Pāli khóa X, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ Phật họcgiáo dục tại trường Savitribai Phule Pune University, Ấn Độ.

Tác phẩm gồm 15 chương dành cho người học Pāli từ cơ bản đến nâng cao:

Chương 1: các mẫu tự Pāli gồm có 8 nguyên âm và 33 phụ âm, đồng thời hướng dẫn cách phát âm.

Chương 2: luật hòa âm (Sandhi).

Chương 3: sự đồng hóa trong tiếng Pāli, giúp người học hiểu rõ về sự thay đổi của các từ Pāli.

Chương 4: quá trình tăng cường âm, biến đổi âm.

Chương 5: người học có thể nắm bắt các biến cách phức tạp của các danh từ Pāli (nam tánh, nữ tánh, trung tánh) theo những công thức quy luật của tiếng Pāli, có thể nói đây là chương quan trọng của người học tiếng Pāli. Nắm rõ được sự biến cách này, người học xem như nắm được 50% về sự học ngôn ngữ Pāli.

Chương 6: sự hình thành danh từ nữ tánh dựa trên các danh từ và tính từ.

Chương 7: tính từ Pāli trình bày theo hệ thống nam tánh, nữ tánh, trung tánh bằng hình thức bảng so sánh, giúp người học nắm rõ được sự khác biệt của các tính từ thay đổi theo tánh.

Chương 8: số đếm và số thứ tự cũng theo 3 tánh (nam tánh, nữ tánh và trung tánh) với các bảng so sánh rất cần cho người học Pāli.

Chương 9: đại từ, đại tính từ, nguồn gốc của đại từ, cũng so sánh với 3 tánh (nam tánh, nữ tánh, trung tánh), giúp người học có được một phương pháp hệ thống, khoa học, dễ tiếp cận môn học.

Chương 10: động từ với 6 thì chi tiết giúp người học có thể so sánh với cách chia động từ trong ngữ pháp tiếng Anh, tiếng Pháp… Đây cũng là một chương quan trọng cho người học tiếng Pāli.

Chương 11: các bất biến cách, chương này tương đối đơn giản đối với người học tiếng Pāli, chỉ cần học thuộc lòng là được.

Chương 12: các từ ghép Pāli, giúp người học hiểu rõ về sự mất đi của các nguyên âm và phụ âm khi ghép chung 2 từ Pāli với nhau.

Chương 13: sự chuyển hóa ngữ cũng là sự hình thành của danh từ và tính từ.

Chương 14: cú pháp Pāli, liên quan đến trật tự câu, mạo từ, sự hòa hợp, cú pháp của danh từ, cú pháp của tính từ, cú pháp của đại từ, sự lặp lại cú pháp của động từ.

Chương 15: vần luật liên quan thể thơ trong tiếng Pāli.

Nói tóm lại, đây là tác phẩm dạy về văn phạm tiếng Pāli theo phong cách trình bày của học giả phương Tây, giúp người học nắm vững kiến thức ngữ pháp Pāli bằng phương pháp khoa học, hệ thống, theo phương thức hiện đại, rất hữu ích cho Tăng ni Phật tử Việt Nam có duyên nghiên cứu môn cổ ngữ “khó nuốt” này.

Tôi xin trân trọng công đức biên soạngiới thiệu giáo trình “ngữ pháp thực hành của ngôn ngữ Pāli” của học giả Charles Duroiselle và tán thán công đức dịch thuật của Đại đức Thích Nhuận Đức, sinh viên Pāli khóa X, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu sinh tiến sĩ trường Savitribai Phule Pune University, Ấn Độ. Đây là dịch phẩm có giá trị đối với Tăng ni, Phật tử và các nhà học thuật nghiên cứu về loại hình ngôn ngữ cổ xưa này.

Thiền viện Phước Sơn, Đồi Lá Giang, 02/09/2021

Hòa thượng Tiến sĩ Thích Bửu Chánh

- Phó Viện trưởng kiêm trưởng khoa Pāli Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Giảng viên môn cổ ngữ Pāli và Abhidhamma Piṭaka


 

Bản dịch từ tác phẩm “A practical grammar of the Pāli language” của tác giả Charles Duroiselle, do nghiên cứu sinh Thích Nhuận Đức dịch sang Việt và nhờ tôi viết lời giới thiệu.

Với kinh nghiệm của một giảng viên khoa Pāli, chúng tôi thấy rằng đây là tác phẩm cơ bản để độc giảthể tham khảo và nghiên cứu trong quá trình học ngôn ngữ Pāli.

Một vườn hoa đẹp là một vườn hoa có nhiều loại hoa và nhiều sắc hương. Cũng vậy, tác phẩm này cũng là một trong nhiều tài liệu để nghiên cứu về ngôn ngữ Pāli. Tôi rất hoan hỷ với công trình dịch thuật này của nghiên cứu sinh Thích Nhuận Đức vì nay có rất ít người thích nghiên cứu về loại ngôn ngữ cổ này.

“A practical grammar of the Pāli language” của tác giả Charles Duroiselle chỉ trình bày về lý thuyết và nó có giá trị cho người bắt đầu học ngữ pháp Pāli từ căn bản đến nâng cao. Tôi tin dịch phẩm này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các bạn độc giả trong quá trình học và nghiên cứu ngôn ngữ Pāli.

 

10/06/2021

Hòa thượng Thích Giác Giới

Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam

tại Thành phố Hồ Chí Minh

Giám đốc trung tâm Pāli, Viện nghiên cứu

Phật học Việt Nam

 

LỜI DỊCH GIẢ
_______________

 

Trong những năm từ năm 2013 đến năm 2017, tôi may mắn được học tập và nghiên cứu tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh về môn cổ ngữ Pāli, thế nhưng không có nhiều tài liệu để tham khảo. Vì thế, tôi còn rất nhiều thắc mắc và hạn chế trong việc tìm hiểu về ngôn ngữ này.

Bốn năm học dưới mái trường Học viện Phật giáo với sự dạy dỗ tận tình của các bậc tôn túc như Hòa thượng thượng Giác hạ Giới, thượng Bửu hạ Chánh và Ni sư Thích nữ Tịnh Vân đã giúp tôi có những kiến thức cơ bản và có niềm say mê với loại ngôn ngữ cổ xưa này.

Mong muốn đưa thêm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho sinh viên tại Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Mahesh Deoka, một trong những học giả nổi tiếng trong và ngoài Ấn Độ về ngôn ngữ Pāli tại trường Savitribai Phule Pune University, tôi xin dịch tác phẩm “A practical grammar of the Pāli language” của tác giả Charles Duroiselle từ tiếng Pāli- Anh sang tiếng Việt.

Cuốn sách “A practical grammar of the Pāli language” dịch là “Ngữ pháp thực hành của ngôn ngữ Pāli”. Tôi đã giữ nguyên câu văn, từ vựng Anh-Pāli-Việt để giúp người học đạt được hiệu quả cao nhất trong việc tiếp cận với nội dung, đi từ dễ đến khó. Vì vậy, người học có thể nắm bắt được nội dung cốt yếu trong ngữ pháp của câu và từ.

Tôi mong quyển sách này sẽ phần nào giúp người học Phật với trình độ từ cơ bản đến nâng cao, các nghiên cứu sinh, học giả tại Việt Nam có thêm một nguồn tài liệu tham khảo mới để Pháp Phật luôn được trường tồn và ngôi nhà chánh Pháp luôn được rộng mở.

Pune, 02/02/2020

Thích Nhuận Đức

Nghiên cứu sinh Giáo dụcPhật học tại trường Savitribai Phule Pune University, Ấn Độ

 

Con xin dâng dịch phẩm này lên

Hòa thượng thượng Giác hạ Giới, Giám đốc Trung tâm Pāli, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam; giảng viên khoa Pāli, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hòa thượng tiến sĩ thượng Bửu hạ Chánh, Phó viện trưởng kiêm trưởng khoa Pāli, giảng viên môn cổ ngữ Pāli và Abhidhamma Pitaka tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thượng tọa Bổn sư thượng Chúc hạ Tín, trụ trì chùa Bát Nhã, Đà Nẵng.

Tác giả Charles Duroiselle (1871-1951), nhà sử học và khảo cổ người Miến Điện gốc Pháp. Ông là một học giảnhà viết sử học tiếng Pāli nổi tiếng, đã xuất bản các chuyên khảo về Cung điện Mandalay và các chủ đề liên quan khác tại Miến Điện.

Giáo sư Mahesh Deoka, trưởng khoa Phật học tại trường Savitribai Phule University, thành phố Pune, Ấn Độ.

Ni sư Thích nữ Tịnh Vân, giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 

LỜI TỰA
_____________________

 

Văn học Phật giáo truyền thống sử dụng được bốn loại ngôn ngữ cổ như Pāli, Sanskrit, Trung, Tây Tạng. Ngoài bốn loại ngôn ngữ trên, ngôn ngữ Magadhῑ được biết như là một loại ngôn ngữ của Phật dạy (Dhammanirutti) trong truyền thống Phật giáo Theravada, nó được ngài Buddhaghosa ca ngợi như là ngôn ngữ gốc (mūlabhāsa), những lời dạy của chính Đức Thế Tôn (sakānirutti).

Theo các nhà ngữ pháp Pāli cho rằng, kiến thức về ngôn ngữ Pāli vô cùng cần thiết đối với việc hiểu những lời dạy của Đức Phật, nó chứa đựng con đường giải thoát mà được dạy bởi bậc Điều Ngự Trượng Phu (Jina) (Tham khảo Kinh giáng phúc trong Kaccāyanavyākaraṇa). Truyền thống Theravada nhấn mạnh đến triết lý Phật giáo để hiểu được nghĩa chính xác, tường tận của lời Phật dạy. Do đó, để hiểu sâu về triết lý đó thì cần phải nắm đến bốn loại paṭisaṃbhidās, đó là dhamma, attha, nirutti and patibhāna.

Ngữ pháp là phương tiện hữu hiệu nhất để hiểu về bất kỳ ngôn ngữ nào và Pāli không ngoại trừ nguyên tắc ấy. Trong truyền thống Phật giáo Theravada, chúng ta cần biết ít nhất năm loại ngữ pháp Pāli. Chúng bao gồm Bodhisattavyākaraṇa, Sabbaguṇākaravyākaraṇa, Kaccāyanavyākaraṇa, Saddanīti and Moggallānavyākaraṇa. Trong đó, hai loại đầu không còn sử dụng được nữa và chúng được tìm thấy trong các công trình trích dẫn, nghiên cứu ngữ pháp sau này. Từ khi văn phạm Pāli truyền thống được viết dưới dạng ngôn ngữ Pāli, chúng không dễ dàng sử dụng đối với sinh viên mới học Pāli.

Khi việc nghiên cứu được bắt đầu ở phương Tây, họ cảm thấy cần thiết phải có một cuốn văn phạm Pāli được viết bằng ngôn ngữ châu Âu. Để thỏa mãn nhu cầu Pāli của họ thì sự sắp xếp, mô tả văn phạm Pāli trở nên thiết yếu cho những người học Pāli với những cấp độ kiến thức khác nhau. Để đi đến quyết định thực tế này, nhiều cuốn sách ngữ pháp Pāli được viết trong hai thế kỷ qua. Hầu hết những cuốn sách ấy được viết bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ châu Âu khác. Tuy nhiên, nó vẫn còn khó khăn để tìm thấy những sách hướng dẫn có nội dung hay cho người học trong các ngôn ngữ Á châu và Ấn Độ. Đây là một rào cản lớn trong sự phát triển về ngôn văn và văn phạm của các học giả Pāli tại khu vực Ấn Độ và phần còn lại của châu Á bởi vì tiếng Anh không phải là phương tiện truyền thông giao tiếp ở nhiều nơi trong khu vực này. Tuy sự phiên dịch có thể mang chúng ta đi đến gần với bản gốc nhưng dù sao đi nữa chúng không thể thay thế hoàn toàn được nó sau này. Vì vậy, để nghiên cứu được văn học Phật giáo bằng tiếng Pāli thì việc nghiên cứu ngữ pháp trở nên vô cùng thiết yếu.

Quyển sách hiện tại của nghiên cứu sinh Thích Nhuận Đức thuộc loại sách thứ hai. Nó được dịch sang tiếng Việt từ bản gốc bằng tiếng Anh “A practical grammar of the Pāli language” của tác giả Charles Duroiselle. Bản gốc này đã được xuất bản vào năm 1906 tại Rangoon, Miến Điện. Quyển sách này bao gồm 15 chương và được xem là cuốn sách khá toàn diện về lĩnh vực học ngôn ngữ Pāli. Sự nỗ lực dịch cuốn sách ngữ pháp này của nghiên cứu sinh Thích Nhuận Đức xứng đáng khen ngợi vì đây là tác phẩm đầu tay được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt về chuyên đề ngữ pháp Pāli.

Cho đến nay, Hòa thượng Thích Minh Châu đã dịch hai phần đầu của cuốn New Pāli Course, tác giả A. P. Buddhadatta Mahathera với tên sách là Giáo trình Pāli. Tại Việt Nam cũng có các tác phẩm nghiên cứu Pāli của các học giả như Hòa thượng Thích Hộ Giới, Hòa thượng Thích Giác Giới và Ni sư Thích nữ Tịnh Vân v,v được viết bằng tiếng Việt.

Việc nghiên cứu Phật giáo hầu hết dựa trên các bản dịch Hán và Việt. Các trường Đại học Phật giáo tại Việt Nam đang khuyến khích các tăng ni sinh nghiên cứu Phật học qua các kinh điển bằng ngôn ngữ Pāli và Sanskrit, đó là một bước đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các ngôn ngữ Pāli, Sanskrit vẫn chưa được phát triển tại Việt Nam nên những người có nguyện vọng học ngôn ngữ trên cần phải đến Ấn Độ hoặc những nơi khác để học. Trong tương lai, chúng tôi kỳ vọng sẽ có những học giả được đào tạo tốt, là những người có thể phát huy việc nghiên cứu văn học Phật giáo Pāli và Sanskrit tại đất Việt.

Tôi tin rằng cuốn sách ngữ pháp Pāli được dịch sang tiếng Việt của nghiên cứu sinh Thích Nhuận Đức sẽ là một tài liệu hữu ích trong việc nghiên cứu ngôn ngữ Pāli. Tăng sinh Thích Nhuận Đức đang nghiên cứu cả hai ngôn ngữ Pāli và Sanskrit tại trường Savitribai Phule Pune University, vì vậy dịch phẩm này sẽ giúp cho tăng sinh hiểu biết thêm về ngôn ngữ Pāli. Tôi hy vọng rằng, cuốn sách này sẽ làm tài liệu tham khảo cho nhiều người khao khát học lời Phật dạytác giả sẽ thành công trong việc nghiên cứu về ngữ pháp Pāli.

Pune, 24/11/2020 Giáo sư Mahesh Deoka

Trưởng khoa Phật học tại Trường Savitribai Phule Pune University, Ấn Độ

 

LỜI MỞ ĐẦU
CHO LẦN TÁI BẢN THỨ TƯ
______________________________________

Duroiselle đã viết tác phẩm này vào năm 1906, trong thời gian này với nền học thuật tiếng Anh đã dành cho ngôn ngữ Pāli nói chung và ngữ pháp cổ điển của thứ tiếng này nói riêng. Điều này được thúc đẩy bởi nghiên cứu do James D’Alwis thực hiện vào những năm 1850, xuất bản vào năm 1863, có tên là Giới thiệu về Ngữ pháp tiếng Pāli của Kaccayana. Chúng ta có thể nói rằng giai đoạn học thuật được khởi đầu bằng tác phẩm tiên phong của D’Alwis và kết thúc vào khoảng thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất. Mặc dù không có thiết lập một danh sách đầy đủ của các ấn phẩm nghiên cứu ngữ pháp Pāli được xuất bản bằng các thứ tiếng châu Âu trong thời kỳ này, chúng ta vẫn có thể kể tên một số tác phẩm chính của các tác giả như: D’Alwis (1863), Mason (1868), Senart (1871), Grey (1883),

Tha  Do  Oung  (1899), Tilby  (1899), Vidyabhusana  (1901),

Franke (1902), Duroiselle (1906), và DeSilva (1915). Mỗi tác giả đều biết về các tác phẩm trước đó và những tác giả khác; tuy nhiên, một số lượng lớn các bài báo được đăng trên tạp chí và công trình từ điển học sơ khai đã bị bỏ qua trong danh sách ngắn này. Tiếp sau đó là khoảng một thế kỷ đã có nhiều nghiên cứu tiếng Anh trong lĩnh vực này.

Tôi đã tìm thấy một bản sao tác phẩm của James D’ Alwis (hiện nay rất hiếm) vào tháng Giêng năm 2006 khi xem qua nhiều ấn bản mà gia đình Rhys–Davids đã để lại cho trường đại học Peradeniya, Sri Lanka (sau này là Đại học Quốc gia Ceylon). Những tác phẩm này đều mang, từ lề lối học thuật cho đến những tác động tình cảm cá nhân được gói ghém trong các trang sách hiển nhiên trong một số trường hợp chúng không bị bất kỳ độc giả nào trước tôi làm phiền). Tôi đặc biệt nhớ lại một đoạn trích từ một tờ báo được dán vào một trong những bộ sách cũ và mục nát này, lưu giữ một “bức thư gửi cho biên tập viên” mà C. A. F. Rhys–Davids đã yêu cầu đính chính bản cáo phó của chồng bà: rõ ràng tờ báo đã ghi nhầm rằng vị học giả đã qua đời sau con trai ông, nhưng thực tế là người con trai đã hy sinh trước đó trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mọi thứ trong Lời giới thiệu của D’Alwis… phản ánh lối diễn đạt trong địa hạt học thuật của thời đại đó. Đó là sự chắp vá của những lĩnh vực quan sát, ghi chép và “tin đồn” được thực hiện vội vàng về các văn bản mà trong một số trường hợp, thậm chí không được xác định chính xác. Tuy nhiên, nó phục vụ tốt mục đích của mình: trước đây là một lĩnh vực học thuật cực kỳ ít người biết đến đã trở thành chủ đề của một số bài báo trên các tạp chí lớn như Hiệp hội Hoàng gia châu Á Bengal) và một số nhà nghiên cứu đã chấp nhận thử thách. Francis Mason đã tìm hiểu văn phạm tiếng Pāli từ căn gác xép tách biệt của ông ở Miến Điện. Công trình nghiên cứu này mang tính hướng dẫn nhiều hơn về chủ đề này được tiến hành vào năm 1868. Ông đã thực hiện công việc này thật nhanh để thúc đẩy nỗi lo sợ rằng bất cứ văn bản nào nếu không được bảo quản an toàn, trong một thời gian ngắn sẽ không còn tồn tại. Về ngữ pháp Pāli nói riêng, cả D’ Alwis và Mason đều nghĩ rằng họ đang chạy đua với thời gian để tìm một số bản thảo Kaccāyana cuối cùng, nếu không tác phẩm sẽ bị biến mất vĩnh viễn:

[D’ Alwis] thu hút sự chú ý đến một số tác phẩm tiếng Pāli trước đây còn tồn tại ở Ceylon, và trong số đó, có cả cuốn “Ngữ pháp Kaccāyana”, mà sau đó ông coi như đã bị thất truyền.

 

Những nỗi sợ hãi này có cơ sở không? Chúng được tạo ra trong sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân châu Âu, với “Chính sách tiêu thổ”, cướp bóc và đốt phá các ngôi đền, và sự tàn phá vô cảm tất cả những thứ “bản địa” trong các đợt nổi dậy và đàn áp các thuộc địa Phật giáo Nam tông trong thời đại đó. Thực sự đáng lưu tâm là một văn bản phổ biến như Kaccāyana Vyākaraṇa cũng có thể bị coi là có nguy cơ tuyệt chủng vào giữa thế kỷ 19. Mối hiểm nguy thực sự đối với tất cả văn hóavăn học “bản địa” đã được chứng minh quá thường xuyên trong ký ức sống. Vụ tàn sát hàng nghìn người Sinhala, và việc biến văn hóa vật chất của họ thành tro bụi trong cuộc đàn áp Khởi nghĩa Uva 1817–1818 và được tái hiện ở quy mô nhỏ hơn trong cuộc nổi dậy Matale năm 1848 (một cuộc nổi dậy kết thúc bằng cuộc hành quyết của người Anh đối với một tu sĩ Phật giáo). Chúng ta không cần phải nhắc lại dòng thời gian của ba cuộc chiến tranh Anh–Miến đã xác định cùng thời kỳ này trên đất liền; trong những cuộc chiến tranh này, các văn bản Phật giáo không chỉ bị người Anh cướp phá mà còn bị thiêu trên giàn lửa để bẻ gãy tinh thần phản kháng của người bản xứ.

Vì vậy, khi nhìn lại một thời kỳ hoạt động phi thường của giới học giả châu Âu, chúng ta phải nhận thức rằng điều đó diễn ra hết sức bình thường trong một thời kỳ châu Âu tàn bạo. Kỳ vọng của một số học giảnghiên cứu về một nền văn hóa sẽ sớm lụi tàn, nói cách khác, chính họ đã góp tay vào việc tiêu diệt nền văn hóa đó. Nổi tiếng nhất là trường hợp của Max Müller và điều này cũng đúng với F. Mason, người ít nổi tiếng hơn.

Tất cả những điều này đủ để nói rằng tác phẩm lúc bấy giờ của Duroiselle không được viết trong bầu không khí yên tĩnh của một nhà nghiên cứu, nhưng trên thực tế nó diễn ra trong một bối cảnh có sự cạnh tranh nhiều hơn trong lĩnh vực này so với hiện nay. Vì nhiệm vụ và sự tỉ mỉ của tôi là phải làm quen với phần lớn học thuật từ thời đại đó, lựa ra một số tập để tìm hiểu, nên ở đây tôi lưu ý đến một số điểm đặc biệt trong các tác phẩm của Duroiselle.

Duroiselle đã sử dụng văn học Jātakas và văn học kinh điển Pāli sau này một cách rộng rãi để hình thành ý tưởng của mình về việc sử dụng ngôn ngữ “chính xác’’. Vì vậy, ông đã liệt kê nhiều hình thức biến cách và chia động từ mà không được đưa vào trong bảng của các tác giả khác. Điều này có thể rất hữu ích như một tài liệu tham khảo của học giả, nhưng nó cũng có thể gây nhầm lẫn hơn hoặc thậm chí hơi đánh lừa đối với người mới bắt đầu.

Mặc dù hầu hết các quan sát về ngữ pháp của Duroiselle dựa trên việc đọc kỹ các nguồn tài liệu cổ điển, nhưng ông có một số điểm tự do rất hiện đại trong việc gán các thuật ngữ ngữ pháp (tiếng Anh) và thay đổi thứ tự của nhiều trường hợp. Loại thứ hai đặc biệt gây nhầm lẫn vì tên truyền thống của nhiều trường hợp Pāli là số thứ tự (do đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong thứ tự của chúng đều khiến thuật ngữ truyền thống trở nên nhầm lẫn).

Duroiselle đôi khi đúc kết các gốc và các quy tắc tiếng Phạn và tiếng Pāli. Mặc dù, để ghi nhận đúng mức, ông cũng đưa ra một số quan điểm tinh tế về sự khác biệt của các ngôn ngữcố gắng giải thích những điểm bất quy tắc trong tiếng Pāli bằng cách tham chiếu đến kinh Vệ Đà, hay đến phạm vichắc chắnấn tượng trong thời gian đó. Mặt trái của điều này là nó có khả năng gây ra nhiều nhầm lẫn, vì Duroiselle dường như

đưa ra các tham chiếu qua lại giữa các khái niệm Phạn ngữ và tiếng Pāli (và gốc từ) với giả định rằng độc giả của ông sẽ có thể phân biệt dễ dàng và hiểu chúng một cách riêng biệt.

Tái bản này đa phần là công sức của việc định dạng lại, căn chỉnh lại và giới thiệu những chỉnh sửa nhỏ cho ấn bản thứ ba (chủ yếu theo chỉ thị của Thượng tọa Nyanatusita, Viện trưởng Viện Phật giáo Forest Hermitage ở Kandy, hiện đang là biên tập viên của BPS (Buddhist Publication Society). Trong vòng chưa đầy mười năm, việc mã hóa và định dạng tệp kỹ thuật số đã thay đổi rất nhiều nên đây thực sự là một việc làm cần thiết. Có thể sẽ bị phàn nàn rằng các bản này tiện dụng đến mức khó chịu. Tuy nhiên, ấn bản lần thứ tư này ít nhất cũng phù hợp với một mục đích: cho phép tìm kiếmtham chiếu các định dạng kỹ thuật số một cách nhanh chóng.

Tròn một trăm năm sau lần xuất bản đầu tiên, Ngữ pháp thực hành của Duroiselle vẫn được coi là một nguồn tài liệu rất hữu ích và tính đến nay hoàn toànthể không có ấn phẩm nào có thể sánh ngang với lối hành văn/ xử lý súc tích về vấn đề này, hoặc chứng minh ở một mức độ có thể so sánh được về sự hiểu biết văn chương và ngữ pháp cổ điển. Đây là một bằng chứng lâu dài cho sự cần cù chăm chỉ của tác giả và có lẽ nó phản ánh sự lãng quên lĩnh vực nghiên cứu này trong các thế hệ sau.

Eisel Mazard,

Vientiane, Lao P. D. R., 2006

LỜI MỞ ĐẦU

CHO LẦN TÁI BẢN THỨ BA
__________________________________________

 

 

Hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Pāli nhập môn bao gồm các bài học dạy nguyên lý cơ bản của ngôn ngữ theo từng giai đoạn, nhưng vì chúng cũng rất khó sử dụng làm tài liệu tham khảo khi bạn cần tra cứu cách chia của danh từ hoặc cách chia động từ. Bởi vì sự bao quát thực tếtoàn diện về các yếu tố của ngôn ngữ Pāli trong các chương hoàn chỉnh là một tài liệu tham khảo rất hữu ích. Cuốn sách này cũng không được viết cho các chuyên gia ngôn ngữ học, mà dành cho những sinh viên có ít kinh nghiệm nghiên cứu ngữ pháp tiếng Pāli. Vì những lý do này, tôi thấy đây là quyển sách cực kỳ hữu ích và tôi giới thiệu nó cho những người đã đọc hết một trong những cuốn sách có bài tập tốt nghiệp nhằm giới thiệu những điều cơ bản về ngữ pháp của tiếng Pāli. Sau khi bạn đã hoàn thành một trong những cuốn sách sơ bộ đó và chuyển sang đọc các văn bản tiếng Pāli, bạn sẽ thấy cuốn sách này là một người bạn rất tốt.

Thật không may, cuốn sách này đã không còn in trong nhiều năm, ít người biết đến sự tồn tại của nó và những bản sao mà những người biết về nó đang sử dụng chủ yếu là bản sao được chụp như của tôi. Vì vậy, tôi nghĩ rằng việc nhập văn bản vào máy tính sẽ hữu ích cho cả bản thân tôi và những người khác quan tâm đến việc nghiên cứu ngôn ngữ Pāli.

Trong quá trình tái bản ấn phẩm này, tôi đã thực hiện một số chỉnh sửa và thay đổi so với bản gốc. Tôi đã giữ hầu hết các cách đánh vần và cách sử dụng tiếng Anh cổ. Điều này có một sức hấp dẫn nhất định và một bài học về ngôn ngữ. Tiếng Pāli không thay đổi trong 80 năm qua, nhưng người đọc sẽ sớm thấy tiếng Anh đã thay đổi rất nhiều. Tôi đã thực hiện các sửa đổi chủ yếu là các lỗi trong chỉnh sửa bố cục và dấu chấm câu trong sách gốc. Tuy nhiên, tôi vẫn giữ lại một ít và tạo một số mới để các biên tập viên của ấn bản thứ tư sửa lại khi họ cập nhật tiếng Anh.

Tôi muốn cảm ơn Sayadaw U. Jotika, người đầu tiên đã cho tôi xem cuốn sách và cô Goh Poay Hoon, người đã giúp sao chép nó cho tôi. Ngoài ra Sean Doyle cũng đã hào phóng cho tôi sử dụng máy scan và phần mềm nhận dạng ký tự quang học của anh để scan bản gốc và sau đó tạo một văn bản nháp để chỉnh sửa; Gary Dellora, người đầu tiên thực hiện việc chỉnh sửa văn bản được scan đầu tiên; và Aniek Ley, người đã tặng chiếc máy tính để tôi soạn thảo văn bản này. Cầu mong bất kỳ công đức nào được thực hiện bởi tất cả những người có liên quan sẽ là tiền đề để chúng ta lên cõi Niết bàn.

U. Dhamminda,

1997, Mawlamyine

LỜI MỞ ĐẦU

CHO LẦN TÁI BẢN THỨ HAI
__________________________________________

 

 

Cuốn ngữ pháp này được viết vào thời điểm nó rất cần cho các trường phổ thôngđại học. Kết quả là chỉ trong vòng ba tháng đã được báo chí biết đến, viết bài và đăng tải. Không kể một vài lỗi bị len vào và hiện đã được sửa chữa. Sự ưu ái dành cho tác phẩm này đã vượt quá mong đợi của tác giả, khi được phê bình và đón nhận tại châu Âu. Những lời phê bình tích cực không tìm thấyẤn Độ theo ý kiến của một số học giả Ấn Độ thì khiếm khuyết lớn của nó là ở tính hai mặt; nó không đủ chặt chẽ với hệ thống giải thích ngữ pháp cổ của người Hindu; Hệ thống này được các học giả công nhậnđánh giá cao là hệ thống phù hợp nhất, nhưng trên thực tế lại là hệ thống phù hợp duy nhất cho phương pháp truyền đạt kiến thức lưu hành trong thời đại mà ngữ pháp tiếng Phạn nguyên thủy và được mô phỏng theo chúng, những quy tắc ngữ pháp tiếng Pāli đầu tiên đã được viết theo cách đó. Tuy nhiên, thời thế khác thì sử dụng những phương pháp khác. Không chỉ mình tôi nghĩ rằng hệ thống Hindu cũ, mặc dù những giá trị của nó không thể phủ nhận được, nhưng nó không thể thành công khi đem áp dụng vào các phương pháp giảng dạy tại phương Tây, rõ ràng hơn, nhanh chóng hơn và hợp lý hơn. Nhưng việc đi theo lối mòn càng không thể chấp nhận được, tác giả đã không nghĩ là cần liên tục tham khảo các hình thức tiếng Phạn và so sánh chúng với nhau để suy ra các hình thức tiếng Pāli. Cần phải nhớ rằng phương pháp so sánh này dù hay và hữu ích đối với những người đã quen với tiếng Phạn muốn theo học tiếng Pāli, nhưng không đáp ứng nhu cầu thực tế của tầng lớp sinh viên mà cuốn sách này nhắm đến. Điều này có nghĩa là những sinh viên trẻ hoàn toàn không biết gì về những nguyên tắc đầu tiên của tiếng Phạn, và đa số những người ấy, ít nhất là không có ý định học thứ tiếng đó. Ngoài ra, đối với những người sau này có thể tham gia một khóa học, mối quan hệ chặt chẽ giữa hai ngôn ngữ có thể thấy một cách dễ dàng và rõ ràng.

Lưu ý: những nhận xét không tán thành được ám chỉ ở đây, rõ ràng là được tìm thấy trong phần giới thiệu về H. T. Ấn bản năm 1915 về Bālavātāro (Ba La Mật) của De Silva:

 

Tác phẩm của Giáo sư Duroiselle được coi là một ấn bản bất thường… và có nhiều chỗ đã trái với các nguyên tắc của Ngữ pháp tiếng Pāli gốc. [tr. vi]

 

Văn bản thứ hai được chuẩn bị ở Colombo và Galle, Sri Lanka (Không phải ở Ấn Độ, như đã nêu trong phần phản hồi của Duroiselle) nhưng nó được xuất bản ở Pegu, Miến Điện, nơi Duroiselle chắc chắn sẽ để ý hoặc nghe nói về nó trong khi nó đến với công chúng. ––E. M., 2007]

Trong phần §603, có đề cập đến một khái niệm được gọi là “trạng ngữ tuyệt đối”, nó được giải thích trong một tác phẩm tiếng Pāli có tên là Niruttidīpanī được in ở Yangon (Rangoon).

  1. Monier Williams cũng đề cập đến khái niệm này trong lời tựa quyển Ngữ pháp tiếng Phạn của ông.

Nhiều tác phẩm văn học chính thức liên quan đến nhiệm vụ không cho phép tôi xem ấn bản thứ hai này qua báo chí. Giáo sư Maung Tin của trường Đại học Yangon, đã thực hiện công

 

việc khó khăn này một cách ân cần nhất, ông đã đọc và sửa chữa từng bản in. Những người đã có kinh nghiệm hiệu đính nhiều quyển sách có tính chất tương tự như cuốn sách hiện tại, sẽ dễ dàng hiểu được tầm quan trọng của sự giúp đỡ mà người học trò cũ của tôi đã thực hiện cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn anh ấy.

Chas. Duroiselle,

1915, Mandalay

LỜI MỞ ĐẦU

CHO LẦN TÁI BẢN THỨ NHẤT
_____________________________________

 

 

Cuốn Ngữ pháp này được viết cho các sinh viên của tôi ở trường Đại học Yangon, để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của họ và làm cho việc học ngôn ngữ Pāli trở nên dễ dàng hơn. Theo hiểu biết của tôi, không có cuốn ngữ pháp tiếng Pāli nào phù hợp với yêu cầu của những sinh viên, mà ngay cả các thành tố của tiếng Phạn cũng không biết, nhưng lại có trong tay những quyển ngữ pháp của Muller, của Frankfurte hay của Minayef, vốn chỉ dành cho những người không chuyên tiếng Phạn, thì thà chơi ô chữ còn hơn là giúp họ học hành. Hơn nữa, những quy tắc ngữ pháp này không hoàn toàn đầy đủ, chỉ bao gồm những biến tố của danh từ và động từ. Quyển văn phạm của James Gray, được viết với cùng một mục đích như quyển hiện đang được giới thiệu với công chúngđã lâu không còn có mặt trên thị trường; nó có hai nhược điểm: tiếng Pāli đều là các ký tự của tiếng Miến Điện, và nó quá sơ đẳng để giúp học sinh nắm vững ngôn ngữ này.

Theo tôi, đây là lần đầu tiên, nguồn gốc của một từ đã được xử lý một cách có hệ thống và đầy đủ trong một tác phẩm của châu Âu. Chương về Cú pháp cũng vậy, mặc dù không hoàn toàn thấu đáo (để làm được như vậy cần phải có một tập đặc biệt), là một điểm đặc trưng mới lạ, khi cho rằng cú pháp chưa bao giờ được xử lý, ngoại trừ một trường hợp duy nhất (Ngữ pháp tiếng Pāli của H. H. Tilby, Rangoon Baptist College, 1899), rất ngắn gọn và không có ví dụ nào để minh họa các quy tắc.

Một trong những khó khăn lớn nhất đã gặp phải là giải thích một số hình thái (chủ yếu là đồng hóa âm và động từ), mà không có sự trợ giúp của tiếng Phạn; các học giả hiểu rõ tiếng Pāli hình thành như thế nào thì mới có thể giải thích được, nói ra có vẻ tùy tiện, nhưng thực ra trong một số trường hợp thì rất khó hiểu; vậy nên, mặc dù đối tượng mong muốn của tôi là viết cho những sinh viên, chưa từng biết đến những thành tố đầu tiên của tiếng Phạn. Tôi nghĩ đó là điều hợp lý khi để rải rác đây đó trong toàn bộ tác phẩm một số giải thích dựa trên ngữ pháp tiếng Phạn để giúp cho một số dạng trở nên dễ hiểu hơn. Nhưng học viên có thể tự do bỏ qua chúng khi cho rằng những hình thái của tiếng Pāli ấy đúng như nó đã được trình bày. Tuy nhiên, tôi có lời khuyên rằng anh ta nên đọc lại thêm lần nữa.

Xuyên suốt mỗi quy tắc được minh họa sâu sắc với các ví dụ lấy từ các jātakas1 và từ các sách khác, và ngữ pháp Pāli bản địa. Các đoạn văn đã được đánh số, để thuận tiện cho việc tra cứu các quy tắc, chúng được trích dẫn bất cứ khi nào cần thiết, để giúp việc học phần ngữ pháp đó mà học viên thực sự đọc dễ dàng hơn.

Sẽ không có những tìm tòi, phát hiện mới về ngữ pháp được mong đợi ở đây, nhưng các học giả sẽ tìm thấy trong tác phẩm hiện đã phát hành một vài điều mà trước đây chưa từng xuất hiện trong các sách ngữ pháp tiếng Pāli đã xuất bản ở châu Âu.

Dưới đây là danh sách các sách ngữ pháp tiếng Pāli bản địa được tham khảo:

Saddanīti,       Mahārūpasiddhi,       Mahārūpasiddhi–Ṭikā, Akhyātapadamālā, Moggallāna, Kaccāyana, Gaḷon Pyan.

Đồng thời tôi đã tận dụng tất cả các sách ngữ pháp được xuất bản ở Châu Âu mà tôi có thể tiếp cận.


Rangoon, ngày 20 tháng 12 năm 1906

Chas. Duroiselle








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2017(Xem: 8130)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.