Sách "Nhận Thức Quán - Mười liệu pháp chánh niệm" của tác giả Henepola Gunaratana

20/01/202112:45 SA(Xem: 3361)
Sách "Nhận Thức Quán - Mười liệu pháp chánh niệm" của tác giả Henepola Gunaratana
blank
Tứ Đế, giáo lý căn bản của Phật giáo đã chỉ ra rằng sự tham ái, những khát vọng mù quáng cho dục vọng cá nhân, là nhân đưa đến tất cả những khổ đau và trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi. Tuy nhiên, ở một số giáo lý khác, Đức Phật cũng đã chỉ ra rằng mối liên hệ nhân quả giữa tham ái và khổ đau không phải là cuối cùng. Tham ái, bản thân nó là nhân duyên, xuất phát từ căn nguyên sâu thẳm hơn, chính là Vô minh. Vô minh, Pāli là 
avijjā, là một ý nghĩa phủ định – sự thiếu hiểu biết đúng đắn (vijjā). Điều này có nghĩa rằng, những gì thuộc về tham ái và những cảm xúc uế trược khác như lòng căm thù, giận dữ, ngã mạn, đố kỵ… là sự thất bại trong nhận thức.
Mục đích tối hậu của việc thực hành Phật đạo đó là việc đạt được sự đột phá về nhận thức để bạt nhổ gốc rễ vô minh vốn câu hữu trong tận sâu thẳm nơi tâm thức chúng ta. Chính điều này đòi hỏi phải phác thảo một tiến trình tỉ mỉ. Để đạt được chiến thắng tối hậu, bên cạnh việc chặt đứt mối liên hệ giữa cảm thọái dục – điều đã được nói đến trong rất nhiều Kinh điển – mà còn là đảo ngược những tiến trình từ vô minh đến tà kiến. Điều này có nghĩa là sự nhận thức của chúng ta phải được chuyển hóa.
… Trong truyền thống Thượng Tọa Bộ, bài kinh nổi tiếng nhất về sự chuyển hoá nhận thức là Kinh Girimānanda (Tương Ưng, 10.60). Trong Kinh này, Đức Phật dạy mười sự nhận thức, mà thực chất là mười lĩnh vực quán chiếu. Ngài không chỉ liệt kê chúng như đã làm trong bài kinh ngắn liên hệ trước, mà còn giải thích ngắn gọn tuần tự từng lĩnh vực bằng con đường thực tập. Bài Kinh do đó cũng được xem là bảng trích yếu súc tích về chủ đề thiền quán. Song, Kinh Girimānanda lại được phổ biến một lí do khác nhau chẳng hạn như: Nó cũng dạy như một bài ‘Kinh Phòng Hộ’, (paritta), một bài Kinh của sự che chở, một ý nghĩa chữa lành. Như một bối cảnh để cho bài Kinh ra đời, Đức Phật dạy mười phép nhận thức vì lợi ích cho vị Tăng đang bệnh tên là GirimānandaTỳ-kheo này được mô tả là người bệnh trầm trọng, có lẽ sắp mất. Và chúng ta được kể rằng ngay khi bài Kinh được giảng kết thúc, Thầy Girimānandasau khi học mười phép nhận thức này, Thầy đã khỏi hẳn bệnh, bình phục khoẻ mạnh…

Thiền của Phật giáo đã du nhập vào nền văn hóa hiện đại Tây phương bằng con đường thực tập chánh niệm. Nó được rút ra từ những tư liệu gốc và được giảng dạy như một phương pháp thanh tịnh thực tế. Bây giờ, nó không những được dạy như một phương tiện của trí tuệ giải thoát mà còn cho những mục đích xác định bởi giá trị bảo vệ xã hội; chẳng hạn như thành tựu vật chất, sức khoẻ sinh lý, tính đại chúng, hiệu quả làm việc cao hơn. Nếu Phật pháp được ứng dụng một cách đúng đắn vào môi trường văn hoá hiện đại của họ như vậy, những phương pháp thiền căn bản phải hiển hiện trong mọi lĩnh vực của họ và được dạy dưới ánh sáng của trí tuệ triết học Phật giáo. Kinh Girimānanda đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này. Mười sự nhận thức được dạy trong Kinh bao trùm một lĩnh vực rộng lớn từ sự nhận thức về vô thường, vô ngã cho đến sự quán chiếu đưa đến vô dục, chẳng hạn như sự quán chiếu bản chất bất tịnh của xác thân và sự nguy hiểm trong bản chất nhạy cảm của chúng ta đưa đến bệnh tật và huỷ hoại. Chúng bao gồm các sự thiền quán về Niết-bàn và chánh niệm trên hơi thở, một công cụ cho sự phát triển cả hai thứ là định tĩnh và trí tuệ…
Lời Giới Thiệu Của Ngài Bhikku Boddhi. Dịch giả: Thích Thanh An.
(Sách phát hành tại thư quán Hương Tích và Amazon)
blank
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2017(Xem: 7664)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.