Thế Nào Là Tạng Kinh?

16/02/201312:00 SA(Xem: 10122)
Thế Nào Là Tạng Kinh?

THẾ NÀO LÀ TẠNG KINH ?
Gs. U Ko Lay
 Tỳ khưu ni Huyền Châu dịch

Chương III: Thế Nào Là Tạng Kinh?
Chương IV: Tạng Kinh - Trường Bộ Kinh
a. Phẩm Giới
1. Kinh Phạm Võng
2. Kinh Sa Môn Quả
3. Kinh Ambattha
4. Kinh Soṇadanḍa
5. Kinh Kūtadanta
6. Kinh Mahāli
7. Kinh Jāliya
8. Kinh Đại Sư Hống
9. Kinh Poṭṭhapāda
10. Kinh Subha
11. Kinh Kiên Cố
12. Kinh Lohita
13. Kinh Tam Minh
b. Đại Phẩm
1. Kinh Đại Bổn
2. Kinh Đại Duyên
3. Kinh Đại Niết Bàn
4. Kinh Đại Thiện Kiến Vương
5. Kinh Janavasabha
6. Kinh Đại Điền Tôn
7. Kinh Đại Hội
8. Kinh Thiên Vương Sở Vấn
9. Kinh Đại Niệm Xứ
10. Kinh Pāyāsi
c. Phẩm Pāthika
1. Kinh Pāthika
2. Kinh Udumbarika
3. Kinh Chuyển Thánh Vương
4. Kinh Khởi Thế Nhân Bổn
5. Kinh Tự Hoan Hỷ
6. Kinh Thanh Tịnh
7. Kinh Tướng
8. Kinh Giáo Thọ Singāla
9. Kinh Āṭānāṭiya
10. Kinh Phúng Tụng
11. Kinh Thập Thượng

 


 

CHƯƠNG III

THẾ NÀO LÀ TẠNG KINH?

Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau. (Một ít bài Kinh được thuyết bởi vài đệ tử xuất sắc của Đức Phật, như Đại Đức Sāriputta, Mahā Moggallāna, Ānanda, v.v.. cũng như những bài tường thuật cũng được bao gồm trong những cuốn sách của Tạng Kinh). Những bài thuyết pháp của Đức Phật biên soạn lại với nhau trong Tạng Kinh được thuyết giảng cho thích hợp với những tình huống khác nhau, cho những người có căn cơ hoàn toàn khác nhau. Mặc dầu bài pháp hầu như có ý cho lợi ích của chư tỳ khưu, và liên quan đến việc thực hành đời sống trong sạch và với những lời giải thích về Giáo Pháp, cũng có nhiều bài pháp khác liên quan đến sự tiến bộ vật chấttinh thần của cư sĩ.

Tạng Kinh đem lại ý nghĩa của Giáo Pháp của Đức Phật, diễn tả chúng một cách rõ ràng, che chởhộ trì chúng chống lại sự xuyên tạchiểu lầm. Chỉ như sợi dây phục vụ như sợi chỉ đỏ hướng dẫn người thợ nề trong công việc của họ, chỉ như sợi dây bao quanh những đoá hoa cho hoa khỏi rơi hay khỏi tan tác, cũng như thế đối với phương pháp của Kinh, ý nghĩa những lời dạy của Đức Phật có thể làm sáng tỏ, nắm vững, hiểu đúng và cho sự bảo đảm hoàn hảo khỏi bị hiểu lầm.

Tạng Kinh được chia thành năm bộ sưu tập riêng biệt được biết như bộ (Nikāya). Đó là Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh và Tập Hợp Bộ Kinh (Tiểu Bộ Kinh).

(a) Sự Vâng Giữ và Những Pháp hành trong Giáo Pháp của Đức Phật.

Trong Tạng Kinh được tìm thấy không những chỉ những nền tảng của pháp mà còn những lời khuyên thực dụng để Pháp có ý nghĩa và có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày. Tất cả những điều vâng giữ và pháp hành tạo thành những bước thực tiễn trên con đường Bát Chánh Cao Thượng của Đức Phật.dẫn đến sự thanh lọc tâm ở ba mức độ:

Giới - Đạo đức trong sạch nhờ chánh hạnh,
Định - Tâm thanh lọc nhờ định (Samatha)
Tuệ - Tuệ trong sáng nhờ Thiền Tuệ (Vipassana)

Trước tiên, một người phải có quyết tâm đúng để quy y Phật, để hành theo giáo pháp của Ngài, và được chư tăng hướng dẫn. Những đệ tử đầu tiên tuyên bố trung thành với Đức Phật và tự nguyện theo giáo pháp của ngài là hai anh em thương buôn, Tapussa và Bhallika. Họ đang thương du với đồ đệ của họ trong năm trăm cổ xe khi họ thấy Đức Phật ở trong thánh địa của cây Bồ Đề sau khi ngài Giác Ngộ. Hai thương buôn nầy dâng ngài bánh mật. Nhận vật họ cúng dường và như vậy bỏ nhịn ăn mà ngài tự đặt ra suốt trong bảy tuần, Đức Phật nhận họ làm đệ bằng cách bảo họ đọc theo ngài:

"Con xin quy y Phật"
"Con xin quy y Pháp."

Lời đọc nầy trở thành công thức tuyên bố đức tin vào Đức PhậtGiáo Pháp của Ngài. Sau nầy khi Tăng được thành lập, công thức nầy được thêm vào câu thứ ba:

" Con xin quy y Tăng."

(b) Trên con đường chánh để bố thí.

Như một bước thực tiễn, có khả sử dụng ngay và có hiệu quả bởi những người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, Đức Phật thuyết những bài pháp về bố thí, dâng cúng vật thực, giải thích những đức tính của nó và vật thực có được, được làm đúng chánh hạnhthái độ đúng của tâm nhờ đó vật thực đem dâng cúng sẽ thăng hoa tâm hồn.

Lực thúc đẩy trong hành động bố thítác ý, ý muốn cho ra. Bố thí là hành động thiện chỉ phát sanh với tác ý. Không có ý cho ra thì không có hành động cho. Tác Ý trong dâng cúng vật thực có ba loại:

(i) Tác ý bắt đầu với tư tưởng 'Tôi sẽ dâng cúng' và tồn tại suốt trong thời kỳ sửa soạn lễ vật cúng dường - Pubba Cetanā, tác ý trước khi hành động.

(ii) Tác ý phát sanh và giây phút dâng cúng lúc trao nó đến người nhận.- Muñca Cetanā- tác ý trong lúc hành động

(iii) Tác ý câu hữu với hỷ và lại hoan hỷ phát sanh lúc hồi tưởng, gợi lại về hành động đã cúng dường hay bố thí - Apara Cetanā- tác ý sau khi hành động.

Dù vật cúng dường làm để dâng cúng đến Đức Phật còn tại thế hay đến một mẫu nhỏ xá lợi của ngài sau khi Niết Bàn, Chính tác ý, sức mạnh và sự trong sạch của nó, từ đó quyết định tính chất của kết quả .

Cũng được giải thích trong những bài Kinh, thái độ sai lầm của tâm với thái độ đó không có hành động bố thí nào được thực hiện.

Thí chủ nên tránh coi thường người khác không có thể có vật cúng dường tương tự; cũng không nên tự đắc khoe về vật thí của mình. Bị ô nhiễm bởi những tư tưởng không xứng đáng đó, tác ý của người đó chỉ có mức thấp.

Khi hành động thí bị thúc đẩy bởi sự mong chờhiệu quả lợi ích của sự phát đạt và hạnh ngay, hay sự tái sanh trong những kiếp sống cao hơn, tác ý đi cùng được xếp loại hai.

Chỉ khi thiện nghiệp bố thí được hoàn thành bằng tâm xả ly, được thúc đẩy bởi tư tưởng thuần vị tha, chỉ ước mong chứng đắc Niết Bàn nơi mọi khổ ải đều chấm dứt, tác ý đua đến hành động đó được xếp loại cao.

Những ví dụ có rất nhiều trong các bài Kinh liên quan đến bố thí và các cách dâng cúng vật thí.

(c) Đạo đức trong sạch nhờ chánh hạnh (sīla)

Vâng giữ giới hình thành phương diện cơ bản nhất của Đạo Phật. Nó gồm việc thực hành Chánh Ngữ, Chánh NghiệpChánh Mạng để thanh tẩy những cấu uế trong hành động, lời nóitư tưởng. Cùng với Tam Quy (như đã trình bày ở trên) phật tử tại gia vâng giữ Năm Giới (Ngũ Giới) bằng cách đọc lời tuyên thệ đây:

Con xin vâng giữ điều học là tránh xa sự sát sanh
Con xin vâng giữ điều học là tránh xa sự trộm cắp.
Con xin vâng giữ điều học là tránh xa sự tà dâm
Con xin vâng giữ điều học là tránh xa sự nói dối.
Con xin vâng giũ điều học là tránh xa sự uống rượu và các chất say.

Thêm vào phương diện phủ định của công thức trên là việc nhấn mạnh sự kiêng giữ, cũng có phương diện tích cực của giới. Ví dụ, chúng ta tìm thấy trong nhiều bài kinh

Câu nầy: ' Vị ấy ngăn giữ không sát sanh, dẹp dùi cui và gươm qua một bên, đầy lòng từ và bi vị ấy sống vì lợi íchhạnh phúc của tất cả chúng sanh. Mỗi giới đề ra trong công thức nầy đều có hai phương diện.

Nhờ vào cá nhân và giai đoạn tiến bộ của một người, những thứ khác của giới, đó là Tám Giới, Mười Giới v.v...có thể được vâng giữ. Đối với chư tỳ khưu trong Giáo Hội, nhiều giới luật cao và tiến bộ hơn được đặt ra. Năm Giới luôn luôn được đệ tử cư sĩ thọ trì họ thỉnh thoảng nâng cao giới luật của chính mình bằng thọ trì Tám Giới và Mười Giới. Đối với những ai đã bắt đầu sống đời thánh đạo, Mười Giới là những thiết bị ban đầu thiết yếu cho sự tiến bộ hơn.

Giới trong sạch hoàn hảo như nền tảng cơ bản cho giai đoạn tiến bộ tiếp theo, đó là, Định - thanh lọc tâm bằng thiền định.

(d) Những Phương Pháp thực tiễn để rèn luyện tâm nhằm phát triển định, Samādhi

Việc rèn luyện tâm nhằm thăng hoa tinh thần gồm hai bước. Bước thứ nhất là thanh lọc tâm khỏi mọi phiền nãolậu hoặcđể tâm có thể tập trung vào một điểm. Nỗ lực kiên định (Chánh tinh tấn) phải được thực hiện để thu hẹp lại những tư tưởng trong tâm dao động, chập chờn. Sau đó chú tâm (Chánh Niệm hay chú tâm đúng) phải được đặt trên đề mục thiền đã chọn mãi cho đến khi đạt nhất tâm (Chánh Định). Trong tình trạng như thế, tâm thoát khỏi năm triền cái, trong sáng, thanh tịnh, có lực và sáng suốt Chính lúc đó nó sẵn sàng tiến lên bước thứ hai nhờ đó Tuệ Đạo và Quả có thể đạt để vượt qua tình trạng khổ sầu.

Tạng Kinh thuật nhiều phương pháp thiền đưa đến nhất tâm. Trong nhiều bài Kinh của Tạng nầy phân ra nhiều phương pháp thiền, được Đức Phật giải thích khi thì riêng lẻ khi thì chung cho phù hợp với tình huống và mục đích qua đó chúng được giới thiệu. Đức Phật biết sự khác biệt tính cáchbản chất tâm của mỗi cá nhân, những căn cơthiên hướng khác nhau của những ai đến với ngài để được hướng dẫn. Theo đó ngài giới thiệu những phương pháp khác nhau cho những người nhau để thích hợp với tính cách và nhu đặc biệt của mỗi cá nhân.

Pháp hành để luyện tâm đưa đến kết quả cuối cùng trong Nhất Tâm được là Thiền Định (Samādhi Bhavanā). Những ai thích phát triển thiền định ắt phải nghiêm trì giới luật, thu thúc lục căn, an tịnh, tự chủ, và ắt phải bằng lòng. Sau khi hội đủ bốn điều kiện nầy vị ấy chọn một nơi có thể thích hợp cho việc hành thiền, một nơi thanh vắng. Rồi vị ấy ngồi kiết già, giữ thân thẳng và tâm tỉnh giác; vị ấy nên bắt đầu thanh lọc tâm khỏi năm triền cái, đó là, tham dục, sân hận, dã dượi buồn ngủ, bất anlo lắng, và nghi hoặc, nhờ chọn phương pháp thiền thích hợp với vị ấy và hành vơi nhiệt tâm tinh cần. Ví dụ, với phương pháp niệm thở, vị ấy cứ quán sát hơi thở ra và vào mãi cho đến khi tâm vị ấy khắn khít với hơi thở ở đầu chóp mũi một cách an toàn.

Khi vị ấy nhận ra rằng năm triền cái đã bị trừ diệt, vị ấy trở nên vui lòng, thoả thích, an tịnhhạnh phúc. Đây là giai đoạn bắt đầu định, sẽ phát triển hơn cho đến khi đạt Nhất Tâm.

Như vậy Nhất Tâm là tâm tập trung khi nó ý thức về một đề mục, và chỉ một của bản chấtlợi ích và thiện. Điều nầy đạt được nhờ hành thiền trên một trong những đề mục được Đức Phật giới thiệu nhằm mục đích đó.

(e) Những phương pháp luyện tâm thực tiễn để phát triển Tuệ Minh Sát (paññā)

Đề mục và những phương pháp thiền được dạy trong những bài Kinh của Tạng nầy được đề ra nhằm đắc Định cũng như phát triển Tuệ Minh Sát (Vipassanā ñāṇa), như con đường thẳng đến Niết Bàn.

Là bước thứ nhì trong việc phát triển thiền, sau khi đắc định, khi tâm tập trung trở nên trong sáng, vững mạnh và điềm tĩnh, thiền sinh hướng tâm trực tiếp đến thiền Minh Sát. Với Tuệ Minh Sát nầy vị ấy phân tích ba đặc tường của thế giới hiện tượng, đó là Vô Thường (Anicca), Khổ (Dukkha) Vô Ngã (Anatta).

Khi vị ấy tiến lên trong pháp hành nầy, tâm vị ấy ngày càng trở nên thanh tịnh vững chắcđiềm tĩnh hơn, vị ấy hướng tâm trực tiếp đến Tuệ Đoạn Tận Các Lậu Hoặc (Āsavakkhaya Ñāna). Lúc đó vị ấythực sự hiểu khổ, nhân sanh khổ, khổ diệtcon đường dẫn đến diệt khổ. Vị ấy cũng hoàn toàn hiểu các lậu hoặc như chúng thực sự là, nhân sanh lậu hoặc, diệt lậu hoặccon đường dẫn đến diệt tận lậu hoặc.

Với tuệ đoạn tận lậu hoặc nầy, vị ấy trở nên giải thoát. Tuệ giải thoát phát sanh trong vị ấy. Vị ấy biết không còn tái sanh nữa, đã sống đời phạm hạnh, vị ấy đã hoàn thành những việc cần làm cho sự giác ngộ Đạo, không có gì hơn cho vị ấy làm đối với sự giác ngộ như thế.

Đức Phật chỉ dạy một việc duy nhất - Diệt Khổgiải thoát khỏi đời sống hữu vi. Đề mục nhằm đạt được bằng thực hành thiền (Định hay Tuệ) như đã đề ra trong nhiều bài kinh trong Tạng Kinh.

 

CHƯƠNG IV

TẠNG KINH

TRƯỜNG BỘ KINH


Bộ Sưu Tập Những Bài Kinh Dài Do Đức Phật Thuyết

Bộ sưu tập nầy trong Tạng Kinh, tên là Trường Bộ Kinh được gộp thành từ ba mươi bốn bài Kinh dài do Đức Phật thuyết, được chia thành ba phần: (a) Sīlakkhandha Vagga, Giới Phẩm; (b) Mahā Vagga, Đại Phẩm; và (c) Pāthika Vagga, Phẩm bắt đầu bằng những bài Kinh về Pāthika, ẩn sĩ ngoại đạo loã thể.

*

(a) Giới Phẩm (Sīlakkhandha Vagga Pāli)

Phẩm nầy có mười ba bài Kinh liên rộng đến các loại giới, đó là. Tiểu Giới, giới cơ bản có thể áp dụng cho tất cả; Trung Giới và Đại Giới do đa số Sa MônBà la môn thực hành. Nó cũng thảo luận những tà kiến thịnh hành thời đó cũng như những quan điểm hiến tế và đẳng cấp của bà la môn, và những cách hành đạo khác nhau như pháp khổ hạnh thái quá.

(1) Kinh Phạm Võng (Brahmajāla Sutta)

Cuộc thảo luận giữa Suppiya, ẩn sĩ ngoại đạo, và học trò của ông Brahmadatta, trong đó, người thầy mạ lỵ Phật, Pháp và Tăng đã đem làm thành bài kinh nổi tiếng nầy được liệt kê đầu tiên trong Bộ (Nikāya) nầy.

Liên hệ với việc mạ lỵ Phật, Pháp và Tăng, Đức Phật ra lệnh chúng đệ tử của ngài chớ tiếc nuối, chẳng bất bình, cũng không sân hận, bởi vì nó chỉ phương hại đến tinh thần của họ. Đối với những lời ngợi khen Đức Phật, Pháp và Tăng, Đức Phật khuyên chúng đệ tử ngài không cảm thấy hài lòng, vui thích hay hưng phấn vì nó sẽ làm trở ngại cho sự tiến bộ của họ trên đường Đạo.

Đức Phật nói rằng bất cứ người đời nào ngợi ca Đức Phật người ấy nói cách nào cũng chẳng thể đánh giá đầy đủ những đức tính vô song của Đức Phật, đó là Siêu Định (Samādhi) và Tuệ (Paññā). Người đời chỉ có thể đụng đến những "vấn đề có tính nhỏ bé, vặt vảnh, thuần giới.". Đức Phật giải thích ba loại giới và nói rằng có nhiều pháp sâu sắc, khó thấy, vi tế và chỉ có người trí mới có thể hiểu được. Bất cứ ai muốn ca ngợi đúng những đức tính chân thực của Đức Phật chỉ nên làm vậy trong thuật ngữ những pháp nầy.

Sau đó Đức Phật tiếp tục giải thích nhiều tà kiến khác nhau. Có những sa mônbà la môn suy đoán về quá khứ, kế thừa và khẳng định những tà kiến của họ trong mười tám cách khác nhau, đó là,

(i) Bốn loại thường kiến, Sassata Diṭṭhi

(ii) Bốn loại Nhị Kiến trong Thường và Không Thường, Ekacca Sassata Diṭṭhi

(iii) Bốn Kiến về Thế Giới Hữu Hạn hay Vô Hạn, Antānanta Diṭṭhi,

(iv) Bốn kiến trườn uốn mơ hồ, Amarāvikkhepa Vāda

(v) Hai loại Học Thuyết Vô Nhân, AdhiccasamuppannaVāda

Có nhiều Sa môn, Bà la môn, suy đoán tương lai, kế thừa và khẳng định những tà kiến của họ trong bốn mươi bốn cách, đó là,

(i) Mười sáu loại tà kiến về đời sống của tưởng sau khi chết, Uddhamaghātanika Saññī.Vāda

(ii) Tám loại kiến về sự không tồn tại của tưởng sau khi chết, Uddhamāghatanika Asaññī Vāda

(iii) Tám loại kiến về kiếp sống Phi Tưởng Phi Phi tưởng sau khi chết, Uddhamāghātanuka Nevasaññā Nāsaññī Vāda

(iv) Bảy Loại Đoạn Kiến, Uccheda Vāda

(v) Năm Loại Niết Bàn Trần Gian như có thể chứng ngộ ngay trong kiếp sống nầy, Diṭṭhadhamma Nibbāna Vāda.

Đức Phật nói rằng sa mônbà la môn suy đoán về hiện tại hay tương lai, hay cả hiện tại lẫn tương lai như thế nào đi nữa, họ đã làm như vậy rơi vào trong sáu mươi hai tà cách hay một trong sáu mươi hai tà cách nầy.

Đức Phật tuyên bố thêm rằng Ngài biết tất cả những loại tà kiến nầy, cũng biết nơi đến và kiếp sống tiếp đó sẽ là gì, của những ai nắm giữ những tà kiến nầy sẽ bị tái sanh vào.

Đức Phật phân tích kỹ những tà kiến đã được khẳng định trong sáu mươi hai tà kiến nầy và chỉ ra rằng những tà kiến nầy phát xuất từ cảm thọ phát sanh như là kết quả của thường xuyên tiếp xúc qua các sáu căn cảm giác. Người nào nắm giữ bất cứ cái gì trong những tà kiến nầy, cảm thọ trong họ phát sanh thành tham ái; tham ái phát sanh thành chấp thủ; chấp thủ phát sanh thành hữu; tiến trình duyên sinh do nghiệp trong hữu phát sanh thành tái sanh; và tái sanh phát sanh thành già, chết, sầu, ưu, khổ, não và thất vọng.

Nhưng người nào biết bất cứ cái gì như chúng thực đang là, gốc của sáu căn tiếp xúc, sự chấm dứt của chúng, vị ngọt và sự nguy hại của chúng và cách thoát khỏi chúng, vị ấy chứng ngộ các pháp, không những chỉ là giới (Sīla), mà còn định (Samādhi) giải thoát (Vimutti), tuệ (Paññā), vượt lên trên tất cả những loại tà kiến nầy.

Tất cả Sa mônBà la môn nắm giữ sáu mươi hai loại tà kiến đều bị bắt trong cái lưới của bài kinh nầy giống như tất cả cá trong hồ bị gom trong tấm lưới mảnh do người đánh cá thiện xảo hay do học trò ông quăng ra.

(2) Kinh Sa Môn Quả (Sāmaññaphala Sutta)

Vào một đêm trăng rằm trong lúc Đức Phật ngự tại rừng xoài của Ông Jīvaka tại Rājagaha bài kinh về kết quả của đời sống Sa môn, tự thân chứng nghiệm trong kiếp sống nầy, được dạy cho Vua Ajātasattu theo lời thỉnh cầu của ông. Đức Phật giải thích cho ông lợi ích của đời sống sa môn bằng cách cho ông những ví dụ người hầu của ông chủ nhà hay ông chủ đất đang gieo trồng trên đất của chính Đức vua trở thành sa môn, thì chính bản thân Đức Vua tỏ lòng tôn trọng và dâng cúng tứ vật dụng đến người đó, đồng thời che chởbảo đảm an toàn cho người đó.

Đức Phật giải thích thêm về những lợi ích khác cao hơn và tốt hơn của một người sa môn bằng cách liệt kê về (i) làm sao ông gia chủ sau khi nghe pháp do Đức Phật thuyết, từ bỏ đời sống gia đìnhtrở thành sa môn nhờ đức tin trong sạch; (ii) làm sao người ấy trở nên vững mạnh trong ba địa hạt của giới: tiểu, trung và đại; (iii) làm sao người ấy có thu thúc lục căn tốt đến nỗi không bị tham sân chế ngự; (iv) làm sao người ấy có được chánh niệm ý thức rõ ràng và vẫn tri túc; (v) làm sao, nhờ diệt trừ năm triền cái, vị ấy đạt được tứ thiền - Nhất thiền, nhị thiền, tam thiềntứ thiền - như những lợi ích cao hơn của những điều đã đề cập trước kia, (vi) làm sao vị ấy có thể trang bị được tám tuệ cao hơn, đó là, Minh Sát Tuệ, Như Ý Thông, Thần Thông, Nhĩ Thông, Tha tâm thông, Túc Mạng Thông, Nhãn Thông, Lậu Tận Thông.

Như vậy khi tuệ giải thoát phát sanh trong vị ấy, vị ấy biết vị ấy đã sống đời trong sạch. Không có lợi ích nào của sa môn, tự thân chứng nghiệm hài lòng hơn và cao đẹp cả.

(3) Kinh Ambaṭṭha (Ambaṭṭha Sutta)

Ambaṭṭha, một người đệ tử trẻ của Pokkharasāti, người bà la môn học thức, được thầy gởi đến để điều tra xem xét liệu Gotama có đúng là Đức Phật chân chính không, có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc Đại nhân không. Thái độ thanh niên ấy láo xược, tự kiêu bởi dòng họ Bà la môn của thanh niên ấy khiến Đức Phật làm giảm lòng kiêu ngạo của thanh niên ấy bằng cách chứng minh rằng dòng Khattiya thực sự cao hơn dòng Bà la môn.. Đức Phật giải thích thêm tính cách cao thượng của con người không xuất phát từ dòng tộc sanh thành nhưng xuất phát từ sự hoàn hảo trong ba phạm trù giới, đắc các tầng thiền và thành tựu tám loại thượng trí.

(4) Kinh Soṇadanda (Soṇadanda Sutta)

Bài Kinh nầy thuyết cho bà la môn Soṇadanda người đến gần Đức Phật trong lúc ngài ngụ gần Hồ Gaggarā ở Campā trong nước Aṇga. Đức phật hỏi ông người ta nên cần có đức tính gì để được công nhậnBà la môn. Khi bị Đức Phật hỏi thêm, ông nói rằng đạo đứckiến thức là những phẩm chất tối thiểu, không có hai đức tính đó không ai có thể được xem là Bà la môn. Thuận lời yêu cầu của ông, Đức Phật giải thích ý nghĩa của thuật ngữ đạo đứckiến thức. Những ý nghĩa nầy ông tự nhận là không biết một tí gì về chúng cả, đó là, ba phạm trù của giới, sự thành đạt bốn tầng thiền và thành tựu tám loại thượng trí.

(5) Kinh Kūṭadanta (Kūṭadanta Sutta)

Vào đêm rạng Đại Tế lễ, ông Bà la môn Kūṭdanda đến gặp Đức Phật hỏi ý kiến về việc làm sao chủ trì tế lễ tốt nhất. Cho ví dụ về tiên đế Mahāvijita, đã làm một buổi đại tế lế, Đức Phật tuyên bố nguyên tắc được thoả thuận bởi bốn đẳng cấp từ các tỉnh thành, đó là, bậc phạm hạnh, quan đại thần, bà la môn giàu có và các gia chủ; tám đức tính có được trong Đức Vua người sẽ dâng cúng lễ vật; bốn phẩm chất của cố vấn hoàng gia Bà la môn người sẽ chủ trì buổi tế lễ và ba thái độ tâm đối với việc cúng tế. Khi hội đủ tất cả những điều kiện nầy, buổi tế lễ do Đức Vua dâng cúng đã là một sự thành công vĩ đại, không mất sanh mạng của một con vật nào, dân chúng không phải quá vất vả, không ai bị áp đặt làm việc gì, mọi người đều hoan hỷ cùng hợp tác trong buổi đại tế.

Ông Bà la môn Kūṭadanta bèn hỏi Đức Phật liệu có lễ tế nào được thực hiện mà ít rắc rối và ít tổn hao sức lực, nhưng mang lại nhiều kết quả lợi ích. Đức Phật bảo về pháp hành truyền thống cúng dường tứ vật dụng đến chư tỳ khưu có giới hạnh thanh cao. Ít rắc rối và nhiều lợi ích hơn là cúng dường tự viện cho Tăng Đoàn. Còn tốt hơn nữa là thực hành theo pháp hành có thứ tự lên dần có hiệu quả tốt. (i) Quy y Phật Pháp và Tăng; (ii) Thọ Trì Ngũ Giới; (iii) Từ bỏ đời sống gia đình sống đời phạm hạnh, trở nên có giới hạnh nghiêm trì, chứng đắc thiền, và được trang bị với tám loại thượng trí kết quả chứng ngộ sự tận diệt các lậu hoặc thù thắng hơn tất cả các loại cúng tế khác.

(6) Kinh Mahāli (Mahāli Sutta)

Mahāli Oṭṭhaddha, người cai trị dòng Licchavī, một lần đến với Đức Phật và kể cho Ngài nghe về những gì hoàng tử Sunakkhatta Licchavi, đã kể với ông. Sunakkhatta đã từng là đệ tử của Đức Phật trong ba năm sau đó ông từ bỏ giáo pháp nầy. Ông kể Mahāli làm sao ông ấy đạt được Thiên Nhãn Thông qua đó ông ấy đã thấy sự kỳ diệu của những hình sắc đẹp và đáng ưa thích thuộc cõi trời. Mahāli muốn biết từ Đức Phật liệu Sunakkhatta không nghe được âm thanh của cõi trời bởi vì chúng không tồn tại, hay liệu ông không nghe được chúng mặc dù chúng tồn tại.

Đức Phật giải rằng có những âm thanh ở cõi nhưng Sunakkhatta không nghe chúng bởi vì ông ấy phát triển định chỉ nhằm mục đích đạt được Thiên nhãn Thông chứ không phải Thiên Nhĩ thông.

Đức Phật giải thích thêm rằng chúng đệ tử của ngài phạm hạnh không phải nhằm mục đích đạt được những thần thông như thế nhưng nhắm đến chứng ngộ các pháp cao xa và thù thắng hơn các loại tâm phàm tục nầy. Những pháp như thế là sự thành tựu Bốn Quả Cao Thượng - Những trạng thái của Bậc Thánh Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai, và trạng thái tâm và tuệ của Bậc Thánh Ala hán tận diệt mọi lậu hoặc đã tích chứa từ nhiều kiếp.

Con đường mà những pháp nầy có thể chứng ngộBát Thánh Đạo: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh NiệmChánh Định.

(7) Kinh Jāliya (Jāliya Sutta)

Một thời khi Đức Phật đang ngự tại Tự viện Ghositā gần Kosambi, hai vị ẩn sĩ ngoại đạo Muṇḍiya và Jāliya đến gần Đức Phật và hỏi liệu linh hồn là thân vật chất, hay thân vật chấtlinh hồn, hay liệu linh hồn là một và thân vật chất là một thứ khác.

Đức Phật giải thích làm sao một người cuối cùng có thể chứng ngộ giải thoát không còn quan tâm đến ngay cả liệu linh hồn là thân vật chất, hay thân vật chấtlinh hồn hay liệu linh hồn là một thứ và thân vật chất là thứ khác.

(8) Kinh Đại Sư Hống (Mahāsīhanāda Sutta)

Bài nầy định nghĩa sa môn thật sự là gì, bà la môn thực sự là gì. Đức Phật đang ngự trong rừng nai của Kaṇṇakathala ở Uruñña. Sau đó ẩn sĩ ngoại đạo loã thể Kassapa đến gần ngài và nói rằng ông từng nghe rằng Sa môn Gotama chê tất cả các pháp hành khổ hạnh và rằng sa môn Gotama khinh khi những ai sống đời khổ hạnh.

Đức Phật trả lời rằng họ nhạo báng ngài với những gì không được ngài nói, những gì không đúng sự thật. Khi Đức Phật có thể thấy bằng thiên nhãn vận mệnh xấu cũng như vận mệnh tốt của những ai hành hình thức cực kỳ khổ hạnh, và của những ai hành hình thức ít khổ hạnh, làm sao ngài có thể khinh khi tất cả những hệ thống tự hành khổ ép xác được.

Kassapa, lúc đó, vẫn giữ quan niệm rằng chỉ những ẩn sĩ ngoại đạo, luyện tập pháp hành đứng hay ngồi suốt đời họ, những ai điều độ trong ăn uống, ăn chỉ một lần trong hai ngày, trong bảy ngày, trong mười lăm ngày v.v... mới thực sự là sa mônbà la môn. Đức Phật giải thích cho họ sự vô ích của cực kỳ khổ hạnh và dạy rằng chỉ khi vị ẩn sĩ thực hành và trở nên hoàn thành trong giới, định và tuệ; trau dồi tâm từ, và trú trong tâm giải thoát, và tuệ giải thoát vị ấy xứng gọi là sa mônbà la môn. Lúc đó Đức Phật giải thích đầy đủ về giới, định và tuệ, cuối cùng Kassapa quyết định gia nhập Tăng đoàn của Đức Phật.

(9) Kinh Poṭṭhapāda (Poṭṭhapāda Sutta)

Một thời khi Đức Phật đang ngự tại tự viện Anāthapiṇḍika trong rừng Jeta tại thành Sāvatthi.Ngài viếng thăm Sảnh đường Ekasālaka nơi nhiều quan điểm khác nhau được thảo luận. Vào thời đó Poṭṭhapāda ẩn sĩ ngoại đạo hỏi ngài về bản chất của tưởng diệt (saññā). Poṭṭhapāda muốn biết làm sao tưởng diệt được xảy ra. Đức Phật kể ông rằng chính nhờ lý donhân duyên mà hình thành tâm thức trong một chúng sanh khởi và diệt (Adhicitta Sikkhā) và một dạng tâm nào đó dừng nghỉ nhờ hành thiền.

Sau đó Đức Phật tiến tới giải thích về những pháp hành nầy gồm thọ trì giới, phát triển định tâm mà kết quả trong sự sanh và diệt của tầng thiền kế tục. Thiền sinh tiến bộ từ giai đoạn nầy đến giai đoạn khác trong một tiến trình mãi cho đến khi vị ấy đạt được Diệt Thọ Tưởng Định [sự diệt của tất cả các dạng Tâm (Nirodhasamāpatti)].

(10) Kinh Subha (Subha Sutta)

Bài Kinh nầy không do Đức Phật thuyết nhưng do thị giả thân tín của ngài, Đại Đức Ānanda, theo lời thỉnh cầu của thanh niên Subha. Vào lúc đó Đức Phật đã qua đời. Và thanh niên Subha muốn biết từ môi thị giả thân tín của ngài những pháp nào được Đức Phật ca ngợi và những pháp đó là gì mà ngài khuyến khích dân chúng thực hành.

Ānanda kể ông ấy rằng Đức Phật hằng ca ngợi ba pháp uẩn, đó là, giới uẩn, định uẩn và Tuệ uẩn. Đức Phật khuyến khích người ta thực hành những pháp nầy, sống trong pháp, và thiết lập vững chắc trong pháp. Ānanda giải thích pháp uẩn nầy rất chi tiết cho thanh niên Subha, cuối cùng cậu ấy trở thành đệ tử thuần thành.

(11) Kinh Kiên Cố (Kevaṭṭa Sutta)

Đức Phật ngự tại Nāḷandā trong rừng xoài Pāvāriko. Một thiện tín thuần thành đến gần Đức Phậtyêu cầu ngài bảo một trong những đệ tử biểu diễn thần thông hầu dân chúng trong thành Naḷandā sẽ mãi mãi kính mộ Đức Phật.

Đức Phật dạy ông ấy về ba loại thần thông mà ngài đã biết và tự chứng ngộ bằng trí tuệ siêu nhiên.Thần thông thứ nhất là, iddhi pāṭihāriya, bị Đức Phật từ chối bởi vì nó bị xem như là thuật đen gọi là ma thuật Gandhārī. Đức Phật cũng từ bỏ loại thần thông thứ hai, ādesanā pāṭihāriya vì chúng có thể được xem như bùa chú cintāmani. Ngài giới thiệu loại thần thông thứ ba, anusāsanī pāṭihāriya, thần thông của năng lực giảng dạy như nó liên quan đến việc thực hành Giới, Định và Tuệ cuối cùng dẫn đến sự tận diệt Lậu Hoặc, Āsavakkhaya Ñāṇa.

(12) Kinh Lohicca (Lohicca Sutta)

Bài Kinh đề ra ba loại thầy đáng trách: (i) Thầy là người chưa hoàn thành trong pháp hành cao thượng và dạy đồ chúng mà chúng không vâng lời thầy. (ii) Thầy là người chưa hoàn thành trong pháp hành cao thượng và dạy đồ chúng rồi chúng thực hành như đã được thầy hướng dẫn và đạt được giải thoát (iii) Thầy là người đã viên thành hoàn mãn trong pháp hành cao thượng và dạy đồ chúng nhưng chúng không vâng lời thầy.

Thầy là người đáng ngợi khen là người đã trở nên viên thành hoàn mãn trong tam pháp hành Gíơi, Định và Tuệ và dạy đồ chúng trở nên viên thành hoàn mãn như thầy.

(13) Kinh Tam Minh (Tevijja Sutta)

Hai thanh niên bà la môn Vāsetha và Bhāradvāja đến gặp Đức Phật trong lúc ngài đi một chuyến quanh Vương Quốc Kosala. Chúng muốn Đức Phật giải quyết cuộc tranh luận như là con đường đúng dẫn trực tiếp đến cộng trú với Phạm Thiên. Mỗi người chỉ nghĩ con đường duy nhất được thầy của mỗi người chỉ là con đường đúng.

Đức Phật dạy rằng vì không ai trong những người thầy của họ thấy Phạm Thiên, họ như một đoàn người mù mỗi người nắm vào chéo áo của người đi trước. Sau đó ngài chỉ cho họ con đường chính thực sự dẫn đến cõi Phạm Thiên, đó là con đường giới và định, và phát triển tâm từ, bi, hỷ và xả đối với tất cả chúng sanh hữu tình.

*

(b) Đại Phẩm (Mahā Vagga Pāḷi)

Mười bài Kinh trong phẩm nầy có vài bài quan trọng nhất trong Tam Tạng Kinh Điển, liên hệ đến nhiều phương diện lịch sứ và tiểu sử cũng như nhiều phương diện học thuyết của Đạo Phật . Bài Kinh nổi tiếng nhất là bài Kinh Mahāparinibbāna liên quan đến những ký sự ngắn của bảy vị Phật quá khứcuộc đời Đức Phật Vipassī .Hai bài Kinh quan trọng nhất về học thuyết: Kinh Mahānidāna giải thích những mắc xích nhân quả, và bài Kinh Mahāsatipaṭṭhāna đề cập đến Bốn Phép Chánh Niệm và những phương tiện thực tiễn của thiền Tứ Niệm Xứ.

(1) Kinh Đại Bổn (Mahāpadāna Sutta)

Bài Kinh nầy được thuyết tại thành Sāvatthi cho chư tỳ khưu dành một ngày để thảo luận về Túc Mạng Minh của Đức Phật. Ngài kể về bảy vị Phật quá khứ, có tích chuyện đầy đủ của từng vị, Phật Vipassī, hồi tưởng lại tất cả các sự kiện của chư Phật, đẳng cấp xã hội của họ, danh tánh, bộ tộc và tuổi thọ, hai vị đại đệ tử Phật, những hội chúng của chư vị, sự thành đạt và sự giải phóng của chư vị khỏi mọi phiền não.

Đức Phật giải thích rằng khả năng nhớ và hồi tưởng các kiếp tuỳ thuộc vào khả năng phân tích sắc sảo thấu suốt của riêng ngài cũng như nhờ chư thiên làm cho những vấn đề đó được ngài biết đến

(2) Kinh Đại Duyên (Mahānidāna Sutta)

Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại thị trấn Kammāsadhamma cho Đại Đức Ānanda để chỉnh lại ý kiến sai lầm về học thuyết Duyên Khởi (Paṭiccasuppāda), mặc dầu có dấu hiệu sâu sắc và thâm thuý mà rõ ràng và có thể thăm dò được. Đức Phật nói rằng học thuyết nầy xuất hiện không chỉ sâu sắc và thâm thuý mà còn thực sự sâu sắc và thâm thuý về bốn điểm: sâu sắc trong ý nghĩa, sâu săc như là một học thuyết, sâu sắc liên quan đến tính cách trong đó nó được dạy, và sâu sắc liên hệ đến những sự kiện mà theo đó nó được thành lập.

Sau đó ngài giải thích kỹ lưỡng về học thuyết và nói rằng bởi vì thiếu hiểu biết đúng và ý thức thâm sâu về học thuyết nầy, chúng sanh bị bắt trong và không thể thoát khỏi, vòng luân hồi khốn khổ và tàn hại. Ngài kết luận rằng không có sự hiểu biết sâu sắc về học thuyết nầy, ngay cả tâm của những người đã đắc thiền, sẽ bị mây che với những ý tưởng về cái ngã (atta).

(3) Kinh Đại Niết Bàn (Mahāparinibbāna Sutta)

Bài Kinh nầy mô tả những sự kiện quan trọng về những ngày cuối của Đức Phật, một biên niên sử đầy đủ chi tiết về những gì ngài đã làm, những gì ngài đã nói và những gì xảy ra với ngài suốt trong một năm cuối đời ngài. Sưu tập trong hình thức tường thuật, những khía cạnh cơ bản và quan trọng nhất của giáo lý Đức Phật được rải rác trong nhiều bài Kinh . Là bài Kinh dài nhất trong Trường Bộ Kinh, nó được chia thành sáu chương.

Vào đêm rạng ngày thực hiện chuyến đi vĩ đại cuối cùng, trong lúc ngự tại thành Rājagaha, Đức Phật đã thuyết giảng nhiều bài kinh nổi tiếng về bảy yếu tố không thoái Đức Vua và Hoàng tử và Bảy Yếu tố không thoái của chư tỳ khưu.

Sau đó ngài bắt đầu cuộc hành trình cuối trước tiên đi đến làng Pāṭali ở đó Đức Phật dạy về hiệu quả của đời sống đạo đứcvô đạo đức. Rồi ngài đi tiếp đến làng Koṭi nơi đó ngài giải thích về Bốn Sự Thật Cao Quý. Rồi ngài tiếp đến ngự ở làng Nātika nơi đây bài kinh nổi tiếng về tấm Gương Chân Lý được thuyết giảng.

Kế đó Đức Phật đi Vesalī với hội chúng đông chư tỳ khưu. Ở Vesalī, Đức Phật tuần du đến một làng nhỏ tên là Veluva ở đó ngài lâm trọng bệnh đến nỗi có thể xem nhưđịnh mệnh. Nhưng Đức Phật quyết định duy trì tiến trình sự sống và không qua đời mà không nhắn nhủ hàng cư sĩ và chưa tạm biệt tăng chúng. Khi Đại Đức Ananda bạch đức Phật người thật lo lắng làm sao bởi vì bệnh tình của Đức Phật, Đức Phật ban pháp lệnh sâu sắc như sau: Hãy là người hộ trì của chính mình, là nơi nương nhờ của chính mình. Hãy lấy Pháp là nơi nương nhờ của các con, không nương nhờ vào nơi nào khác."

Chính tại thành VesalīĐức Phật quyết định qua đời và chứng ngộ Parinibbāna trong vòng ba tháng nầy. Ngay giây phút Đức Phậtquyết định nầy có xảy ra trận động đất lớn. Đại Đức Ānanda, khi được Đức Phật cho biết lý do của động đất, thỉnh cầu ngài thay đổi quyết định nhưng không có hiệu quả tí nào.

Sau đó Đức Phật ra lệnh triệu tập Tăng chúng và ngài cho họ biết ngày ngài nhập diệt sắp đến. Đoạn ngài ôn lại tất cả các nguyên lý căn bản Giáo Pháp của Ngài và sách tấn họ tinh cần, tỉnh giác, và thường xuyên canh giữ tâm của chính mỗi người hầu đoạn tận khổ.

Sau đó Đức Phật rời Vesali và đi đến Làng Bhanḍa nơi đây ngài tiếp tục thuyết những bài kinh cho Tăng chúng tháp tùng theo ngài về Giới (Sīla), Định (Samādhi) và Tuệ (Paññā). Ngài lại tiếp tục cuộc hành trình về phía bắc, ngài thuyết bài kinh về Bốn Quyền hạn lớn, Mahāpadesa, tại tỉnh lỵ Bhoga.

Từ đó ngài tiếp tục đi đến Pāvā và ngụ trong rừng Xoài của Cunda, con trai ông thợ Kim hoàn, người ấy dâng cúng thực phẩm đến Đức Phậthội chúng tỳ khưu. Sau khi độ xong bửa do Cunda dâng cúng, bệnh trầm trọng phát sanh đến Đức Phật tuy nhiên ngài vẫn tiếp tục cuộc hành trình cho đến khi đến Kusinārā ở đây trong rừng cây Sal của các hoàng tử Malla, ngài giục Ānanda trải giường cho ngài ngự. Ngài ngự trên giường với chánh niệmgiải thoát, chờ giờ nhập diệt (parinibbāna).

Thậm chí khi ngự trên giường chờ giờ nhập diệt Đức Phật vẫn tiếp tục dạy, giải thích rằng có bốn nơi phát sanh lòng tôn kínhtận tâm. bốn người xứng đáng xây tháp phụng thờ, và trả lời những câu hỏi của Ānanda về tự mình nên ứng xử như thế nào với phái nữ, hay về những gì nên được làm liên quan đến xá lợi của Đức Phật. Hành động vô ngã cuối cùng của ngài nhằm giải thích cặn kẻ Chân Lýchỉ đường cho Subhadda, ẩn sĩ. ngoại đạo.

Rồi sau khi chắc chắn rằng không còn vị tỳ khưu nào có nghi ngờ gì trong Phật, Pháp và Tăng, Đức Phật nhắn nhủ lời cuối cùng: "Tất cả các pháp hữu vi đều có bản chất cố hữu là hoại và diệt. Hãy tinh cần nỗ lực với tròn đủ chánh niệm."

Rồi khi chư tỳ khưu triệu tập, các hoàng tử và dân chúng đảnh lễ ngài với tâm vô cùng tôn kính, Đức Phật qua đời và chứng ngộ Parinibbāna.

(4) Kinh Đại Thiện Kiến Vương (Mahāsudassana Sutta)

Bài Kinh nầy được Phật dạy trong lúc ngài ngự trên giường chờ giờ nhập diệt trong rừng cây Sal của hoàng gia Mallas. Khi đại đức Ānanda van nài ngài đừng nhập diệt trong tỉnh lỵ nhỏ, trơ trụi và không có ý nghĩa nầy, Đức Phật dạy rằng Kusinārā không phải là thành phố nhỏ không có ý nghĩa.

Trong những thời xa xưa, nơi đây được biết là Kusāvatī, thủ đô của chư vị Chuyển Luân Thánh Vương đã cai bốn châu thiên hạ trên thế gian.

Đoạn Đức Phật mô tả vẻ nguy nga và đồ sộ của Kusavati thời vua Đại Thiện Kiến (Mahāsudassana) cai trị. Ngài cũng mô tả đức vua đã cai trị các lãnh địa của mình chân chính như thế nào và cuối cùng từ bỏ tất cả những tham luyếnthực hành thiền định, qua đời và đạt đến cảnh giới an lạc của Phạm Thiên.

Đức Phật tiết lộ rằng thời đó ngài là vua Đại Thiện Kiến (Mahāsudassana). Ngài từ bỏ thân xác nơi nầy (trước kia là Kusāvatī) sáu lần như là Vua Chuyển Luân Thánh Vương. Bây giờ ngài từ bỏ thân xác lần thứ bảy và là lần cuối cùng. Ngài chấm dứt bài kinh nhắc Ānanda rằng tất cả các pháp hữu vi thực sự là vô thường. Sanh và diệt là bản chất cố hữu của nó. Chỉ có Niết bàn tịch tịnh mới là sự chấm dứt tuyệt đối của chúng.

(5) Kinh Janavasabha (Janavasabha Sutta)

Bài Kinh nầy là bài nói rộng ra của bài kinh khác được Đức Phật thuyết vào cuộc hành trình cuối đời ngài. Ānanda biết vận mệnh của những cư sĩ từ xứ Magadha. Đức Phật bảo vô số người từ Magadha đã đến cõi trời nhờ đức tin vào nơi Phật, Pháp và Tăng. Tin tức nầy do thiên nam Janavasabha người trước kia là vua Bimbisāra. Ông bạch Phật rằng rất thường có hội chư thiên trên cõi trời vào những ngày Bát Quan Trai khi vua của Chư ThiênPhạm Thiên Sanankumāra dạy pháp về phát triển Các căn của Thần Lực, về Ba Cơ Hội, về Bốn Phép Chánh Niệm và Bảy Yếu Tố Định.

(6) Kinh Đại Điền Tôn (Mahāgovinda Sutta)

Trong bài kinh nầy, Pañcasikha, một thiên nam ở cõi trời Càn Thát Bà kể với hội chúng chư thiên nơi Phạm Thiên Sanakumāra dạy pháp như đã được Mahāgovinda chỉ bày, Bồ tát Mahagovinda đã đến cõi trời Phạm Thiên. Đức Phật nói rằng Mahagovinda là không ai khác hơn chính ngài và giải thích rằng Pháp ngài đã dạy thời đó có thể dẫn con người chỉ đến cõi trời Phạm Thiên. Với lời dạy của Ngài bây giờ như là Đức Phật Toàn Giác, có thể đạt được những thành tựu cao hơn như Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Laithành tựu cao nhất là quả vị A La Hán.

(7) Kinh Đại Hội (Mahāsamaya Sutta)

Đức Phật đang ngự trong rừng Đại Lâm tại Kapilāvatthu với hội chúng A La Hán tổng số lên đến năm trăm vị..Lúc bấy Chư ThiênPhạm Thiên từ mười ngàn thế giới đến để đảnh Đức Phậthội chúng Thánh Tăng. Đức Phật nói với Thánh chúng danh tánh của Chư ThiênPhạm Thiên như được liệt kê trong bài kinh nầy.

(8) Kinh Thiên Vương Sở Vấn (Sakkapañha Sutta)

Một thời khi Đức Thế Tôn ngự tại Động Indasāla gần thành Rājagaha, Sakka, Thiên Vương, giáng xuống để hỏi ngài vài câu hỏi nào đó. Thiên vương muốn biết tại sao có hận thù và bạo lực giữa những chúng sanh khác nhau. Đức thế tôn bảo ông chính là do ganh ghétích kỷ mà sanh ra thù hận giữa các chúng sanh. Ngài giải thích thêm rằng ganh ghétích kỷ do thích và không thích gây ra, mà ngược lại có gốc của chúng trong tham ái. Và tham ái phát sanh từ tầm (vitakka) mà nó có nguồn gốc trong ảo tưởng muốn kéo dài vòng luân hồi (papañca-saññā-saṇkha).

Sau đó Đức Phật đưa ra đề cương để dời ảo tưởng muốn kéo dài vòng luân hồi nầy gồm hai loại tầm cầu, những tầm cầu nên được theo đuổi và những tầm cầu không nên theo đuổi.

(9) Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhāna Sutta)

Bài Kinh nầy là một trong những bài kinh về học thuyết quan trọng nhất của Đức Phật. Nó thâm thuý ở điểm là con đường duy nhất 'để thanh tịnh chúng sanh, vượt qua sầu não, đoạn tận khổ ưu, đạt đến thánh đạo, chứng ngộ Niết bàn.'Bài Kinh nầy thuyết trực tiếp đến chư tỳ khưu ở thị trấn Kammasadhamma, định nghĩa 'con đường duy nhất' như Bốn Phép Chánh Niệm được làm thành mười bốn cách quán tưởng thân, chín cách quán thọ, mười sáu cách quán tâm, và năm cách quán pháp. Bài Kinh chấm dứt với lời bảo đảm rõ ràng về kết quả thiết thực: Quả vị A La Hán ngay trong kiếp sống nầy hay trạng thái Bất Laithể đạt được trong vòng bảy năm, bảy tháng , hay bảy ngày.

(10) Kinh Pāyāsi

Bài Kinh nầy kể lại làm sao Đại Đức Kumārakassapa chỉ con đường thẳng cho Thống đốc Pāyāsi của tỉnh Setabyā trong xứ Kosala. Thống đốc Pāyāsi nắm giữ tà kiến:" Không có thế giới khác; không có chúng sanh nào phát sanh lại sau khi chết; không có quả của hành động xấu hay tốt."Đại Đức Kumārakassapa chỉ cho ông con đường thẳng, minh hoạ lời ngài dạy bằng nhiều ví dụ để cho ông sáng tỏ. Cuối cùng Pāyāsi trở nên tràn đầy tín tâmquy y Phật, Pháp và Tăng. Đại Đức Kumārakassapa cũng dạy ông đúng cách của vật cúng dường được làm và những vật cúng dường nên được làm với lòng tôn kính thích đáng, bằng chính hai tay mình, với sự cung kính và không phải như vất bỏ chúng. Chỉ với những điều kiện nầy việc cúng dường, làm phước đó mới mang lại kết quả thù thắng.

*

(c) Phẩm Pāthika (Pāthika Vagga Pāḷi)

Phẩm nầy gồm mười một bài Kinh ngắn hơn có nội dung tổng hợp. Chúng đề cập đến sự phủ định của Đức Phật pháp khổ hạnh cực kỳ khắc nghiệt và sai lầm của những đồ chúng ở các phái khác; chúng cũng đề cập đến từng thời kỳ tiến hoà và huỷ diệt của vũ trụ, tích chuyện của các vị Chuyển Luân Thánh Vương và ba nươi hai tướng tốt của bậc Đại Nhân. Có một bài Kinh Singālā, thuyết cho một người thanh niên Ba La Môn chỉ bày những bổn phận được thực hiện bởi những thành viên trong xã hội loài người. Hai bài Kinh cuối, Phúng Tụng (Sangīti) và Thập Thượng (Dasuttara), là những bài Kinh được Đại Đức Sariputta thuyết và chúng chứa những danh sách thuật ngữ học thuyết được phân loại tuỳ theo chủ đề và những đơn vị số. Thể loại luận bàn của chúng khác với chín bài kinh khác trong phẩm nầy.

(1) Kinh Pāthika

Vào thời Đức Phật, có nhiều đạo sư khác cùng với đệ tử của họ, nắm giữ nhiều quan niệm khác nhau về đời sống phạm hạnh gồm những gì, về nguồn gốc và sự phát triển của vũ trụ, và về sự biểu diễn những phép lạthần thông. Sunakkhatta, hoàng tử Licchavi trở thành đệ tử của Đức Phật và được chấp nhận vào Tăng Đoàn.

Nhưng ông thấy giới luậtGiáo Pháp ở trên ông và trên tầm mức hiểu biết của ông, cùng lúc đó ông bị thu hút vào giáo pháppháp hành của những phái khác. Sau ba năm ông rời Tăng Đoàn rồi thành một đồ chúng của một trong những phái khác, ông bắt đầu thoá mạ giáo pháp của Đức Phậtthực hiện nhiều lần vu khống Đức Phật và chúng đệ tử của Ngài. Nhiều bài giảng ngắn trong Kinh Pāthika tường trình về những lời phủ nhận và giải thích của Đức Phật liên quan đến nhiều lời buộc tội của Sunakkhatta.

(2) Kinh Udumbarika (Udumbarika Sutta)

Bài Kinh nầy thuyết cho Nigrodha, du ẩn sĩđồ chúng của ông trong vườn thượng uyển của hoàng hậu Udumbarika gần Rajāgaha, để huỷ luận thuyết sai lầm của họ và thiết lập luận thuyết hợp lý. Quá bị ám ảnh với những tà kiến sai lầm của chính họ, những du sĩ nầy không đáp lời mời của Đức Phật để hành theo Giáo Pháp của ngài bảo đảmhiệu quả thiết thực trong bảy ngày.

(3) Kinh Chuyển Luân Thánh Vương (Cakkavatti Sutta)

Trong thành Mātulā, của xứ Magadha, Đức Phật ra lệnh cho chư tỳ khưu hãy là những người hộ độ cho chính mình, là nơi nương nhờ của chính mình, nương nhờ vào pháp và không nương nhờ vào ai khác. Sau đó Đức Phật kể chuyện Daḷhanemi, Vua Chuyển Luân Thánh Vương, có Thiên Xa như là một trong bảy báu của Đức Vua. Vua và những người kế vị cai trị bốn châu thiên hạ, nắm và sử dụng uy lực và quyền hành của Chuyển Luân Thánh Vương. Thọ mạng của chư vị dài lâu và bao lâu còn sống thì còn duy trì chánh đạohoàn thành những bổn phận cao thượng của vua Chuyển Luân Thánh Vương, Chánh Pháp là người hộ độ duy nhất, cung cấp chỗ trú ẩn và an ninh, thân tặng tài sản và nhu yếu phẩm cho người cần, Lãnh thổ của họ duy trì hoà bình, thịnh vượng và phát triển.

Nhưng khi Quốc vương không thực hiện được những bổn phận của vị vua chánh trực, khi Chánh Pháp không còn là nơi nương nhờ, đạo đức con người suy sút. Tuổi thọ giảm dần đến chỉ còn mười tuổi. rồi mười thiện nghiệp sanh ra những hiệu quả ích lợi hoàn toàn mất và mười ác nghiệp cho quả bất thiện sinh sôi nẩy nở tràn lan. Người ta quên không tỏ ra tôn kính bậc lãnh đạo và các trưởng lão, lơ là thực hiện những bổn phận đối với cha mẹ, sa mônbà la môn. Cũng có phát sanh sân hận và tà ý lẫn nhau, những tư tưởng giết nhau, rồi tiếp đến là đánh nhau, phá hại và tàn sát.

Một ít người sống sót từ cuộc tàn sát đồng lòng từ bỏ các tà hạnh, sống trong tinh thần hài hoà, làm các thiện nghiệp, tỏ lòng tôn kính các bậc lãnh đạo và các trưởng lão, thực hành những bổn phận đối với cha mẹ, sa mônbà la môn. Cuối cùng đạo đức được cải thiện, tuổi thọ con người tăng lên lại dần đến tám mươi ngàn tuổi khi đó Vị Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện thêm một lần nữa để cai trị đúng chánh pháp. Như vậy, chư tỳ khưu được lệnh sinh hoạt đúng chánh Pháp, biến Pháp là người hộ độ, là nơi nương nhờ. Pháp sẽ chỉ đường cho họ phát triển thể chấttâm linh cho đến họ đạt quả vị Ala hán.

(4) Kinh Khởi Thế Nhân Bổn (Aggañña Sutta)

Bài Kinh nầy được thuyết tại thành Sāvatthi cho hai chú sa di đang tu học, VāseṭṭhaBhāradvāja, chỉ ra những tà kiến của những người Bà la môn như việc liên quan đến đẳng cấp. Bên phía Bà la môn tuyên bố rằng trong bốn giai cấp của con người, giai cấp Bà la môn được công nhận là cao thượng nhất trong thời đó, kế đến là giai cấp Sát Đế Lỵ - Khattiya, giai cấp cao thượng và hoàng gia; tiếp theogiai cấp Vessa - iai cấp mậu dịch và cuối cùngSuda - giai cấp hạ tiện nhấṭ

Đức Phật phủ nhận những lời tuyên bố nầy của phía Bà la môn, bằng cách giải thích thế giới phải chịu những tiến trình tiến hoá và hoại diệtmô tả làm sao con người xuất hiện đầu tiên trên trái đất và làm sao nổi lên bốn giai cấp. Ngài giải thích thêm rằng dòng tộc sản sinh của một người nào không quyết định tính cách cao thượng của người đó nhưng do đức hạnhtrí tuệ hiểu biết Tứ Thánh Đế.

'Dù ai đi nữa nắm giữ tà kiến và phạm tà hạnh đều là không cao thượng cho dù thuộc đẳng cấp nào. Bất kỳ ai tự mình thu thúc trong hành động, lời nóitư tưởng và phát triển Ba Mươi Bảy Bồ Đề Phần cho đến khi diệt tận mọi phiền não ngay trong kiếp sống nầy là người lãnh đạo, người cao thượng nhất giữa loài ngườichư thiên bất kể sanh ra trong dòng tộc nào.

(5) Kinh Tự Hoan Hỷ (Sampasādanīya Sutta)

Lòng tịnh tín bất động vào Đức Phật của Đại đức Sāriputta đã được công bố một lần trong bài diễn thuyết hùng hồn ngợi ca Đức Phật trong sự hiện diện của ngài. Về việc phát ngôn hùng hồn gan dạ về những phẩm chất của Đức Phật, Đức Phật hỏi ông liệu ông có hiểu biết tự thân nào về các tâm của chư Phật, ở quá khứ,vị laihiện tại, giới hạnhcủa chư vị, định tâmtrí tuệ của chư vị và cách giải thoát của chư vị.

Đại Đức Sāriputta nói ngài không tuyên bốkiến thức như thế tự ngài thẩm định bằng cách tuyên bố rõ tiến trình của pháp được tất cả chư vị Phật thực hiện - những thành tựu trong giới luật, từ bỏ năm triền cái, an trú trong bốn phép chánh niệmhuân tập Bảy yếu tố giác ngộ - chỉ tiến trình nầy mới có thể dẫn đến giác ngộ siêu việt.

(6) Kinh Thanh Tịnh (Pāsādika Sutta)

Đại Đức Ānanda cùngđi với tỳ khưu Cunda đến gặp Đức Phật để báo cho ngài biết Niganṭḥa Nāṭaputta đã từ trần, vị lãnh đạo của một phái nổi tiếng, và sự chia rẽ đã phát sanh giữa chúng đệ tử của ông.

Đức Phật bảo họ đó là điều tự nhiên và có mầm mống xảy ra trong giáo pháp không được dạy tốt, không được phổ biến rộng rãi, không dẫn đến giải thoát, và không được dạy bởi người đã giác ngộ siêu việt.

Trái lại, Đức Phật giải thích rằng giáo pháp mà khi đem ra dạy thì được dạy tốt, được phổ biến rộng rãi nhờ người đã giác ngộ siêu việt, không có tà kiến, không có suy xét về quá khứ hay tương lai hay về ngã. Trong Giáo Pháp của Đức Phật, chư tỳ khưu được Bốn Phép Chánh Niệm nhờ đó những tà kiến và những xét đoán nầy được dẹp qua một bên.

(7) Kinh Tướng (Lakkhaṇa Sutta)

Bài Kinh nầy về ba mươi hai thân tướng trang nghiêm của bậc Đại Nhân được Đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi, trong tự viện của ông Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika). Đối với người có ba mươi hai thân tướng trang nghiêm, chỉ có thể có hai tiến trình dành sẳn cho vị ấy và không cho ai khác.

"Nếu sống đời tại gia, người ấy sẽ trở thành Chuyển Luân Thánh Vương cai trị đúng chánh đạo cả bốn châu thiên hạ. Nếu từ bỏ đời sống gia đình xuất gia sống đời vô gia đình, vị ấy sẽ trở thành Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đức Phật giải thích chi tiết ba mươi hai thân tướng trang nghiêm, cùng với sự tích những việc thiện mà ngài đã hoàn thành trong những kiếp trước bằng đức hạnh nhờ đó có được những thân tướng ấy.

(8) Kinh Giáo Thọ Singala (Singāla Sutta)

Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại thành Rajāgaha nhằm giúp cho người thanh niên Singāla. Thanh niên Singāla thường lễ bái sáu hướng, đó là, Đông, Nam, Tây, Bắc, Thượng và Hạ theo lời cha dạy trước khi ông từ trần. Đức Phật giải thích cho thanh niên nầy rằng trong giáo pháp của ngài, sáu hướng là: Hướng Đông đại diện cho cha mẹ; hướng Nam đại diện cho thầy tổ; hướng Tây cho vợ và con; hướng Bắc cho bằng hữu và những người cộng sự; hướng Trên đại diện cho Sa MônBà La Môn.

Đức Phật giải thích thêm về sáu nhóm trong xã hội được đề cập đến trong bài Kinh được xem là linh thiêng và đáng tôn trọng và tôn thờ. Người tôn kính họ bằng cách thực hiện những bổn phận đối với họ. Sau đó những bổn phận nầy được giải thích cho thanh niên Singāla.

(9) Kinh Āṭānāṭiya (Āṭānāṭiya Sutta)

Tứ Đại Thiên Vương đến diện kiến Đức Phật và bạch ngài rằng có những người không có đức tin trong số chúng sanh vô hình có thể phương hại đến những người theo Đức Phật. Do đó Tứ Đại Thiên Vương muốn dạy chư tỳ khưu bài chú hộ trì được biết như là Kinh Hộ Trì Āṭānāṭiya. Đức Phật im lặng tán thành.

Sau đó Tứ Đại Thiên Vương đọc bài kinh hộ trì Āṭānāṭiya, Đức Phật khuyên chư tỳ khưu, chư tỳ khưu và các đệ tử cư sĩ học, ghi nhớ hầu có thể sống dễ dàng thoải mái và được canh phòng và hộ trì cẩn thận.

(10) Kinh Phúng Tụng (Sangīti Sutta)

Đức Phật đang đi vòng quanh xứ Mallas khi ngài đến Pāvā. Cái chết của Nigaṇṭha Nātaputta vừa chỉ mới xảy ra và đồ chúng của ông bỏ đi trong sự bất hoà, xung đột, tranh cãi về những học thuyết.

Đại đức Sāriputta người giảng bài kinh nầy quy tội chia rẽ trong đồ chúng của Nātaputta cho sự kiện rằng giáo pháp của Nāṭaputta không được dạy tốt cũng không được phổ biến rộng rãi, và không dẫn đến giải thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi, và được người dạy không có sự giác ngộ siêu việt.

Nhưng giáo pháp của Đức Phật được giảng dạy tốt, phổ biến rộng rãi, dẫn đến giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, được Đức Phật giảng dạy - người đã chứng ngộ giải thoát siêu việt. Ngài khuyên chư tỳ khưu đọc tụng pháp được Đức Phật dạy, trong sự tương hợp và không có bất hoà hầu Giáo Pháp nầy trường tồn. Sau đó Đức Phật tiếp tục liệt kê các pháp được phân loại dưới những đề mục riêng như Nhóm có Một Pháp, Nhóm có Hai Pháp, v.v... đến nhóm có mười pháp. để dễ ghi nhớ và tụng đọc.

(11) Kinh Thập Thượng (Dasuttara Sutta)

Bài Kinh nầy cũng được Đại Đức Sāriputta, trong lúc Đức Phật ngụ Campā để chư tỳ khưu được giải thoát khỏi xiềng xích, chứng ngộ Niết Bàn, và đưa đến khổ tận.

Đại Đức dạy pháp được phân loại như Nhóm có Một Pháp, Nhóm có Hai Pháp, v.v... đến Nhóm có Mười Pháp.

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2017(Xem: 7663)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.