10. Kinh Subha (Tu-bà) (Subha Sutta)

27/04/201012:00 SA(Xem: 17293)
10. Kinh Subha (Tu-bà)  (Subha Sutta)
Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRƯỜNG BỘ
Dìgha Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2535 - 1991


10. Kinh Subha (Tu-bà)

(Subha sutta)

Tụng phẩm I

1. Như vậy tôi nghe. Một thời, Đại đức Ananda ở tại Sàvatthi (Xá-vệ), tại rừng Jetavana (Kỳ-đà), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc), sau khi đức Thế Tôn nhập diệt không bao lâu. Lúc bây giờ thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta ở tại Sàvatthi vì một vài công việc.

2. Rồi thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta gọi một thanh niên Bà-la-môn khác:

- Này thanh niên Bà-la-môn, hãy đi đến chỗ Sa-môn Ananda ở, thay mặt ta hỏi thăm Sa-môn Ananda có ít bệnh ít não, khinh an, khí lực an ổn: "Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta hỏi thăm Tôn giả Ananda có ít bệnh ít não, khinh an, khí lực an ổn", và nói thêm: "Hân hạnh thay, nếu Tôn giả Ananda có lòng từ mẫn đến tại trú xứ của thanh niên Subha Todeyyaputta".

3. - Tôn giả, xin vâng.

Thanh niên Bà-la-môn vâng lời thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta đến tại chỗ của Tôn giả Ananda, sau khi đến, nói lên những lời chúc tụng thân hữu xã giao với Tôn giả Ananda rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, thanh niên Bà-la-môn ấy nói với Tôn giả Ananda: "Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta hỏi thăm Tôn giả Ananda ít bệnh ít não, khinh an, khí lực an ổn. Hân hạnh thay, nếu Tôn giả Ananda có lòng từ mẫn đến tại trú xá của thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta".

4. Khi được nói vậy Tôn giả Ananda nói với thanh niên Bà-la-môn ấy:

- Này thanh niên Bà-la-môn, nay không phải thời, vì hôm nay tôi vừa mới uống thuốc. Ngày mai tôi sẽ đến, vừa hợp thời, hợp nghi.

Rồi thanh niên Bà-la-môn ấy từ chỗ ngồi đứng dậy, đến tại chỗ của thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta; khi đến xong, liền thưa với thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta:

- Chúng tôi đã thay mặt Tôn giả thưa với Tôn giả Ananda: "Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta hỏi thăm Đại đức Ananda có ít bệnh ít não, khinh an, khí lực an ổn. Hân hạnh thay, nếu Tôn giả Ananda có lòng từ mẫn đến tại trú xá của thanh niên Bà-la-môn, Subha Todeyyaputta". Này Tôn giả, khi được nói vậy Sa-môn Ananda nói với tôi: "Này thanh niên Bà-la-môn, nay không phải thời, vì hôm nay tôi mới vừa uống thuốc. Ngày mai, tôi sẽ đến, vừa hợp thời hợp nghi". Này Tôn giả, sự việc đã như vậy, khiến Tôn giả Ananda đã có cơ hội ngày mai đến.

5. Và Tôn giả Ananda, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng đắp y, đem theo y bát, với vị Tỷ-kheo người xứ Cetiya làm vị Sa-môn tùy hành, đến tại chỗ ở của thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta, sau khi đến, liền ngồi tại chỗ đã soạn sẵn. Rồi thanh niên Subha Todeyyaputta đến trước Tôn giả Ananda, sau khi đến, nói lên những lời chúc tụng thân hữuxã giao với Tôn giả Ananda, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta nói với Tôn giả Ananda:

- Tôn giả Ananda đã lâu ngày là thị giả của Tôn giả Gotama, sống gần và ở một bên Ngài. Tôn giả Ananda chắc biết Tôn giả Gotama đã tán thán những pháp nào và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo những pháp ấy. Tôn giả Ananda, những pháp Tôn giả Gotama tán thán là những pháp gì và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo những pháp ấy?

6. - Này thanh niên Bà-la-môn, Thế Tôn tán thán ba pháp uẩn và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo những pháp ấy. Ba pháp ấy là gì? Chính là Thánh giới uẩn, Thánh định uẩn, Thánh tuệ uẩn. Thế Tôn tán thán ba pháp uẩn ấy. Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo những pháp ấy.

- Tôn giả Ananda, thế nào là Thánh giới uẩn, Tôn giả Gotama tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy?

7. - Này thanh niên Bà-la-môn, ở đây Như Lai sanh ra đời, vị A-la-hán. Chánh Đẳng Giác... như vậy này thanh niên Bà-la-môn là Tỷ-kheo đầy đủ giới đức. (Xem kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 40 - 63).

8. - Này thanh niên Bà-la-môn, đó là Thánh giới uẩn Thế Tôn tán thán và Ngài đã khích lệ khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy. Và còn pháp uẩn khác cao thượng hơn cần phải hành trì?

- Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda, thật hy hữu thay, Tôn giả Ananda, Thánh giới uẩn này thật viên mãn, không phải không viên mãn; Tôn giả Ananda, tôi không thấy Thánh giới uẩn viên mãn này ở những Sa-môn, Bà-la-môn nào ngoài giáo hội này. Tôn giả Ananda, và nếu những Sa-môn, Bà-la-môn khác có thấy Thánh uẩn này tự nơi mình, các vị này cũng đã thỏa mãn với pháp ấy: "Hành trì như vậy là đầy đủ, chứng đạt như vậy là đầy đủ. Đó là mục đích Sa-môn hạnh của chúng tôi, không có gì cao thượng hơn cần phải hành trì nữa!" Nhưng Tôn giả Ananda còn nói: "Còn pháp uẩn cao thượng hơn cần phải hành trì".

Tụng phẩm II

1. Tôn giả Ananda, thế nào là Thánh định uẩn, Tôn giả Gotama tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo y chỉ mọi người theo pháp ấy?

- Này thanh niên Bà-la-môn, thế nào là Tỷ-kheo hộ trì các căn?... Không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do y dục sanh ấy thấm nhuần.

(xem kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 64 - 76).

13. Này thanh niên Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không có hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần. Đó là thiền định của vị ấy.

14. Này thanh niên Bà-la-môn, lại nữa Tỷ-kheo ấy diệt tầm diệt tứ... không thấm nhuần.

(xem kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 77-78)...

Đó là thiền định của vị ấy.

16. Lại nữa, này thanh niên Bà-la-môn, ly hỷ trú xả... không thấm nhuần. (Xem kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 79-82)... Đó là thiền định của vị ấy.

19. Này thanh niên Bà-la-môn, đó là Thánh định uẩn Tôn giả Gotama tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy và còn pháp uẩn khác cao thượng hơn cần phải hành trì.

- Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda! Thật hy hữu thay, Tôn giả Ananda! Thánh định uẩn này thật viên mãn, không phải không viên mãn; Tôn giả Ananda, tôi không thấy Thánh định uẩn viên mãn này ở những Sa-môn, Bà-la-môn nào ngoài giáo hội này. Tôn giả Ananda, và nếu những Sa-môn khác có thấy Thánh định uẩn này tự nơi mình, các vị này cũng đã thỏa mãn với pháp ấy: "Hành trì như vậy là đầy đủ. Đó là mục đích Sa-môn hạnh của chúng tôi. Không còn gì cao thượng hơn cần phải hành trì nữa". Nhưng Tôn giả Ananda còn nói: "Còn pháp uẩn cao thượng hơn cần phải hành trì".

20. Tôn giả Ananda, thế nào là Thánh tuệ uẩn, Tôn giả Gotama tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy?

- Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm... và bị trói buộc (xem kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 83-84).

22. Này thanh niên Bà-la-môn, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm hướng tâm đến chánh trí, chánh kiến, vị ấy biết: "Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, do cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, trong thân ấy thức ta nương tựa và bị trói buộc". Đó là trí tuệ của vị ấy.

23. Với tâm định tĩnh... không thiếu một căn nào (xem kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 85-86). Đó là trí tuệ của vị ấy.

25. Với tâm định tĩnh... Sau đời sống hiện tại, không có đời sống nào khác nữa (xem kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 87-98).

36. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đưa đến lậu tận trí. Vị ấy tuệ tri như thật: "Đây là khổ", Tuệ tri như thật: "Đây là nguyên nhân của khổ", tuệ tri như thật: "Đây là sự diệt khổ", tuệ tri như thật: "Đây là con đường đưa đến diệt khổ", tuệ tri như thật: "Đây là những lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Đây là nguyên nhân của lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Đây là sự diệt trừ các lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc", nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự biết: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết: "Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa". Đó là trí tuệ của vị ấy.

37. Này thanh niên Bà-la-môn, đó là Thánh tuệ uẩn, Thế Tôn tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy. Không còn pháp nào cao thượng hơn cần phải hành trì.

- Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda, thật hy hữu thay, Tôn giả Ananda! Tôn giả Ananda, Thánh tuệ uẩn này thật viên mãn, không phải không viên mãn. Tôn giả Ananda, tôi không thấy Thánh tuệ uẩn viên mãn này ở những Sa-môn, Bà-la-môn nào ngoài giáo hội này. Không còn pháp nào cao thượng hơn cần phải hành trì. Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda! Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Tôn giả Ananda, con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp, và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Ananda nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2017(Xem: 8143)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :