Sn 4.5 - Paramaṭṭhaka Sutta Kinh Về Tối Thượng

28/10/20189:59 SA(Xem: 4638)
Sn 4.5 - Paramaṭṭhaka Sutta Kinh Về Tối Thượng
NGUYÊN GIÁC
Dịch Việt & Chú Giải
KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Sn 4.5 - PARAMAṬṬHAKA SUTTA

KINH VỀ TỐI THƯỢNG

 

Kinh này nói rằng những ai tự cho mình đã có được tầm cao nhất của cái nhìn (một tri kiến, một quan kiến, một lập trường, một giải thích [về vũ trụ và con người…]) và cho là thấp kém tất cả các quan kiến khác – người đó còn rơi vào tranh cãi, còn thấy có “tôi” (ngã) và “của tôi” (ngã sở), còn nắm giữ những gì được thấy nghe hay biết.

Người trí sẽ không còn giữ kiến nào về thế giới này, do vậy không vin vào kiến thức, không vin vào giới cấm và không vin vào nghi lễ tôn giáo, xa lìa ngã và ngã sở và cũng không tự thấy mình cao thượng hơn hay thấp kém hơn ai, và cũng không thấy mình ngang hàng với ai. Người trí buông bỏ hết tất cả, với tâm vô sở trụ buông bỏ cả kiến thức (vì kiến thức là cái hôm qua đã học, không phải cái hiện tiền sinh động từng khoảnh khắc), không còn dính gì tới có/không, không dính gì thế giới này hay thế giới sau, không dàn dựng giáo thuyết nào và giới cấm nào. Người này là bậc Như Thị (is one who is Thus).

Kinh này nói y hệt như Bát Nhã. Ngôn phong kinh cũng y hệt như các vị sư trong Thiền Tông (kiểu: gặp Phật thì hãy giết Phật, gặp ma thì hãy giết ma).

Trong bài Kệ 802, có lời dạy Vô Niệm y hệt như lời Lục Tổ Huệ Năng.

Hai dòng đầu bài Kệ 802, bản Anh dịch của Gil Fronsdal viết: Here, one does not conceive the slightest concept/ In regard to what is seen, heard, or thought (Nơi đây, người đó [trong tâm] không khởi lên một khái niệm nhỏ nào/ đối với những cái được thấy, nghe, tư lường).

Bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi viết: Not even a subtle notion is formulated by him/ about what is seen, heard, or sensed here (Không có ngay cả một niệm vi tế nào hình thành [trong tâm] người đó/ về những cái được thấy, nghe, nhận biết).

Bản Việt dịch của HT Thích Minh Châu viết:

802. Đối vị ấy ở đây,

Những gì được thấy nghe,

Được cảm thọ tưởng đến,

Chút suy tưởng cũng không...

 

Riêng bài Kệ 803 trong kinh Sn 4.5, bản Anh dịch của sư Bhante Varado viết rằng người trí cũng buông bỏ cả lời Đức Phật dạy, trích:

 

He does not concoct religious teachings,

Nor does he blindly follow them.

He does not hold on even to the Buddha’s teachings.

 

Dịch:

Người đó không dựng lập lời dạy tôn giáo nào

Cũng không mù quáng theo chúng

Người đó cũng không bám giữ lời dạy của Đức Phật.

 

Chỗ này cần suy nghĩ: tại sao Đức Phật nói là chớ nên giữ gìn cái nhìn (view, quan kiến, lập trường) nào, kể cả giới luật và lời dạy Đức Phật? Thứ nhất, nên tự nhắc là, trong khi chưa qua sông, chớ nên rời bỏ bè pháp. Thứ nhì, nếu lời dạy (về giới luật, về kinh điển) của Đức Phật chỉ còn là ký ức của những cái hôm qua để chúng ta phải giữ gìn, có nghĩa là tức khắc chúng ta mất cái hiện tiền của hôm nay và do vậy [người sống với hiện tại] nên rời bỏ ký ức hôm qua đó. Thái độ này được Thiền sư Pháp Loa (1284 - 1330), tức vị Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam, nói rằng phải sống với tâm thức làm sao để mỗi lần nói lên đều mỗi lần mới, kể cả khi nhắc lại lời kinh, ý tổ. Muốn lìa “cái tâm hôm qua” có nghĩa là, như ngài Pháp Loa dạy, phải sống với một vị “Phật vốn tâm không.” Nghĩa là, buông bỏ hết cả thân tâm, và do vậy khi cầm tới bất kỳ pháp nào, tất cả đều trở thành mới tinh khôi. Nghĩa là, Thiền tập chính là người sống với sơ tâm (beginner's mind) – như lời dạy của Thiền sư Đạo Nguyên (1200-1253, Nhật Bản). Sơ tâm như thế, ngồi thiền, tụng kinhgiữ giới mới thực là sống cái hiện tiền.

Tóm lược ý kinh: Buông tất cả, kể cả tâm buông bỏ. Tâm vô niệm trong mọi thời thấy nghe hay biết. Sống với Như Thị [của cái hiện tiền].

Kinh này gồm các bài kệ từ 796 tới 803.

 

796

Nếu có ai chọn một cái nhìn [quan kiến, quan điểm] nào,

cho rằng cái nhìn đó là tối thượng trên thế giới

và nói rằng tất cả cái nhìn khác là thấp kém

như thế, người đó chưa thoát khỏi tranh cãi.

 

797

Trong bất cứ những gì người đó thấy lợi ích

trong cái được thấy, được nghe, được nhận biết

hay trong giới luậtnghi lễ tôn giáo

và do vậy người đó nắm giữ cái nhìn đó

rồi thấy tất cả các cái nhìn khác là thấp kém.

 

798

Người trí gọi như thế là bị trói buộc khi dựa vào cái nhìn này và xem các cái nhìn khác là thấp kém

do vậy, một tu sĩ không nên dựa vào những gì thấy nghe hay biết

cũng không dựa vào giới luậtnghi lễ tôn giáo.

 

799

Và do vậy người đó không giữ cái nhìn nào trong thế giới này

[mà cái nhìn đó] dựa vào kiến thức, giới luật, nghi lễ tôn giáo

cũng không tự thấy mình cao hơn hay thấp hơn

hay ngang bằng với bất kỳ ai.

 

800

Rời tất cả các lập trường, không nắm giữ gì hết

không dựa vào kiến thức

không về phe nào trong các tranh cãi, chia rẽ

cũng không lui về giữ bất kỳ cái nhìn nào.

 

801

Người trí không nghiêng về bất kỳ phía nào

dù về hữu hay phi hữu (có/không), dù cõi này hay cõi sau

Không có gì để nắm giữ, bấu víu trong

tất cả các giáo thuyết người này đã học và suy tính

 

802

Trong những cái được thấy, nghe, nhận biết

chớ để một niệm vi tế nào khởi trong tâm

Với người không nắm giữ một kiến nào như thế

làm sao có ai trong thế giới này xếp loại được vị đó.

 

803

Vị đó không dựng lập, thiên về,

không nắm giữ giáo thuyết nào

không bị dẫn dắt bởi giới luật hay nghi lễ tôn giáo

Sống với Như Thị [is Thus] vị đó qua bờ, không lùi lại.

Hết Kinh Sn 4.5

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.