Quyển Thứ Bảy

29/04/201012:00 SA(Xem: 13915)
Quyển Thứ Bảy
KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT
Hán dịch: Pháp Sư Cưu-Ma-La-Thập - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Viện Phật Học Phổ Hiền Xuất Bản PL. 2530 DL 1986 (Trọn bộ 3 tập)
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn hành P.L 2539 DL. 1995 (Trọn bộ 3 tập)


 QUYỂN THỨ BẢY

 PHẨM THẮNG XUẤT
 THỨ HAI MƯƠI HAI


 Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Đại thừa và người Đại thừa vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Bạch đức Thế Tôn! Đại thừa nầy đồng đẳng với hư không.

 Như hư không dung thọ vô lượng vô biên a tăng kỳ chúng sanh. Cũng vậy, Đại thừa nầy dung thọ vô lượng vô biên a tăng kỳ chúng sanh.

 Đại thừa nầy chẳng thấy chỗ đến, chẳng thấy chỗ đi, chẳng thấy chỗ dừng ở.

 Đại thừa nầy, chẳng thể được quá khứ, chẳng thể được vị lai, chẳng thể được hiện tại. Ba đời bình đẳngĐại thừa nầy.

 Do duyên cớ trên đây nên gọi là Đại thừa”.

 Đức Phật nói: "Đúng như vậy. Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát Đại thừasáu ba la mật: Đàn na ba la mật, Thi la ba la mật, Tỳ lê gia ba la mật, Thiền na ba la mật, Bát nhã ba la mật.

 Lại có đại Bồ Tát Đại thừa là tất cả đà la ni môn, tất cả tam muội môn. Như là thủ lăng nghiêm tam muội đến ly trước như hư không bất nhiễm tam muội.

 Lại có đại Bồ Tát Đại thừanội không đến vô pháp hữu pháp không.

 Lại có đại Bồ Tát Đại thừatứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng.

 Nầy Tu Bồ Đề! Như lời ông nói, Đại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu Dục giới là có chơn thiệt chẳng hư vọng, là đế lý chẳng điên đảo, thường hằng chẳng hư hoại chẳng phải pháp không có, thời Đại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Bởi dục giới hư vọng, nhớ tưởng, phân biệt, hoà hiệp danh tự v.v. có tất cả tướng vô thường phá hoạipháp không có. Thế nên Đại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu Sắc giớiVô sắc giới là có chơn thiệt chẳng hư vọng, là đế lý chẳng điển đảo, thường hằng chẳng hư hoại, chẳng phải pháp không có, thời Đại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Bởi sắc giớiVô sắc giới hư vọng, nhớ tưởng, phân biệt, hòa hiệp danh tự v.v.. có tất cả tướng vô thường phá hoạipháp không có. Thế nên Đại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu sắc uẩn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ là có chơn thiệt chẳng hư vọng, là đế lý chẳng điên đảo, thường hằng chẳng hư hoại, chẳng phải pháp không có, thời Đại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Bởi sắc uẩn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ hư vọng, nhớ tưởng, phân biệt, hòa hiệp danh tự v.v. có tất cả tướng vô thường phá hoạipháp không có, nên Đại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu pháp tánh như thiệt tế, bất khả tư nghì tánh là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Đại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Bởi pháp tánh đến bất tư nghì tánh không có pháp, chẳng phải pháp, nên Đại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Đại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Bởi Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật không có pháp chẳng phải pháp, nên Đại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Nầy Tu Bồ Đề! nếu nội không đến vô pháp hữu pháp không là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Đại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Bởi nội không đến vô pháp hữu pháp không không có pháp, chẳng phải pháp, nên Đại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Đại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Bởi tứ niệm xứ đến bất cộng pháp không có pháp, chẳng phải pháp, nên Đại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu tánh nhơn pháp, bát nhơn pháp, Tu Đà Hoàn pháp, Tư Đà Hàm pháp, A Na Hàm pháp, A La Hán pháp, Bích Chi Phật pháp và Phật pháp là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Đại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Bởi tánh nhơn pháp đến Phật pháp không có pháp, chẳng phải pháp, nên Đại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Nầy Tu Bồ Đề! nếu bực tánh địa, bực bát nhơn, bực Tu Đà Hoàn nhẫn đến Phật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Đại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Bởi tánh địa đến chư Phật không có pháp chẳng phải pháp, nên Đại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Đại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Bởi tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la không có pháp chẳng phải pháp, nên Đại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát từ lúc mới phát tâm đến lúc ngồi đạo tràng, những tâm trong khoảng trung gian đó là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Đại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Bởi những tâm trong khoảng trung gian từ lúc phát tâm đến lúc ngồi đạo tràng của đại Bồ Tát không có pháp chẳng phải pháp, nên Đại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu như kim cang huệ của đại Bồ Tát là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời đại Bồ Tát nầy không thể biết được tất cả kiết sửtập khí không có pháp, chẳng phải pháp để được nhứt thiết chủng trí.

 Bởi như kim cang huệ không có pháp, chẳng phải pháp, nên đại Bồ Tát biết được, tất cả kiết sửtập khí không có pháp, chẳng phải pháp được nhứt thiết chủng trí. Thế nên Đại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu ba mươi hai tướng của chư Phật là pháp có mà chẳng là pháp không có, thời oai đức của chư Phật chẳng thể chiếu sáng vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Bởi ba mươi hai tướng không có pháp, chẳng phải pháp, nên oai đức của chư Phật chiếu sáng vượt hơn tất cả thế gianchư Thiên, Nhơn, A tu la.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu quang minh của chư Phật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời chẳng thể chiếu sáng hằng sa quốc độ.

 Bởi quang minh của chư Phật không có pháp, chẳng phải pháp, nên có thể chiếu khắp hằng sa quốc độ.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu sáng mươi thứ âm thanh trang nghiêm của chư Phật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời chư Phật chẳng thể dùng sáu mươi thứ âm thanh trang nghiêm ấy thấu đến khắp vô lượng a tăng kỳ quốc độ mười phương.

 Bởi sáu mươi thứ âm thanh trang nghiêm của chư Phật không có pháp, chẳng phải pháp, nên chư Phật có thể dùng âm thanh trang nghiêm ấy thấu đến khắp vô lượng a tăng kỳ quốc độ mười phương.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu pháp luân của chư Phật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời chư Phật không thể chuyển pháp luân mà tất cả Sa Môn, Bà La Môn hoặc chư Thiên vương, Ma vương, Phạm vương và tất cả thế gian chúng sanh đều chẳng chuyển được.

 Bởi pháp luân của chư Phật không có pháp, chẳng phải pháp, nên chu Phật có thể chuyển pháp luân mà tất cả Sa Môn, Bà La Môn hoặc Trời, Người và tất cả chúng khác trong thế gian đều chẳng chuyển được.

 Nầy Tu Bồ Đề! Chư Phật vì chúng sanh chuyển pháp luân. Nếu chúng sanh ấy là pháp thiệt có mà chẳng phải là pháp không có, thời không thể làm cho chúng sanh ấy ở nơi vô dư y Niết Bànnhập Niết Bàn.

 Bởi chư Phật vì chúng sanh chuyển pháp luân. Chúng sanh ấy không có pháp, chẳng phải pháp, nên có thể làm cho chúng sanh ấy ở trong vô dư y Niết bàn đã diệt độ, nay diệt độ, sẽ diệt độ”.

 PHẨM ĐẲNG KHÔNG
 THỨ HAI MƯƠI BA


 "Nầy Tu Bồ Đề! Ông nói Đại thừa đồng đẳng với hư không.

 Đúng như vậy, Đại thừa đồng đẳng với hư không.

 Nầy Tu Bồ Đề! Như hư không không có Đông, Tây v.v. mười phương, Đại thừa cũng không có mười phương.

 Như hư không chẳng phải dài, vắn, vuông, tròn Đại thừa cũng chẳng phải dài, vắn, vuông, tròn.

 Như hư không chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, Đại thừa cũng chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng, đen.

 Thế nên nói rằng Đại thừa đồng đẳng với hư không.

 Nầy Tu Bồ Đề! Như hư không chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại.

 Như hư không chẳng tăng, chẳng giảm. Cũng vậy, Đại thừa chẳng tăng, chẳng giảm.

 Như hư không chẳng cấu, chẳng tịnh. Cũng vậy, Đại thừa chẳng cấu, chẳng tịnh.

 Như hư không chẳng sanh, chẳng diệt, không dừng, không đổi. Cũng vậy, Đại thừa chẳng sanh, chẳng diệt, không dừng, không đổi.

 Như hư không chẳng phải thiện bất thiện, chẳng phải ký vô ký. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải thiện bất thiện, chẳng phải ký vô ký.

 Như hư không chẳng thấy nghe, chẳng hay biết. Cũng vậy, Đại thừa không thấy nghe, hay biết.

 Như hư không chẳng thể biết được, chẳng thể hay được, chẳng thể thấy được, chẳng thể dứt được, chẳng thể chứng được, chẳng thể tu được. Cũng vậy, Đại thừa chẳng thể biết được, hay được, thấy được, dứt được, cũng chẳng thể chứng được, tu được.

 Thế nên nói rằng Đại thừa đồng đẳng với hư không.

 Nầy Tu Bồ Đề! hư không chẳng phải tướng nhiễm, tướng ly. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải tướng nhiễm, chẳng phải tướng ly.

 Như hư không chẳng hệ thuộc Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới. Cũng vậy, Đại thừa chẳng hệ thuộc Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.

 Như hư không chẳng có sơ phát tâm nhẫn đến đệ thập tâm. Cũng vậy, Đại thừa không có sơ pháp tâm nhẫn đến hệ thập tâm.

 Như hư không chẳng có càn huệ địa, tánh nhơn địa, bát nhơn địa, kiến địa, bạc địa, ly dục địa, dĩ tác địa. Cũng vậy, Đại thừa không có càn huệ địa đến dĩ tác địa.

 Như hư không chẳng có quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán. Cũng vậy, Đại thừa không có quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán.

 Như hư không chẳng có Thanh Văn địa, Bích Chi Phật địa. Cũng vậy Đại thừa không có Thanh Văn địa đến Phật địa.

 Thế nên nói rằng Đại thừa đồng đẳng với hư không.

 Nầy Tu Bồ Đề! Như hư không chẳng phải sắc vô sắc, chẳng phải khả kiến, bất khả kiến,? chẳng phải hữu đối, vô đối, chẳng phải hiệp, chẳng phải tán. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải sắc nhẫn đến chẳng phải tán.

 Như hư không chẳng phải thường vô thường, chẳng phải lạc, khổ, chẳng phải ngã vô ngã. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải thường vô thường, lạc, khổ, ngã vô ngã.

 Như hư không chẳng phải không bất không, chẳng phải tướng vô tướng, chẳng phải tác vô tác. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải không đến chẳng phải vô tác.

 Như hư không chẳng phải tịch diệt chẳng tịch diệt, chẳng phải ly chẳng ly. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải tịch diệt đến chẳng phải ly.

 Như hư không chẳng phải tối sáng. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải tối sáng.

 Như hư không chẳng phải khả đắc, bất khả đắc. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải khả đắc, chẳng phải bất khả đắc.

 Như hư không chẳng phải khả thuyết, bất khả thuyết. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải khả thuyết, chẳng phải bất khả thuyết.

 Thế nên nói rằng Đại thừa đồng đẳng với hư không.

 Nầy Tu Bồ Đề! Như lời ông nói, như hư không dung thọ vô lượng vô biên chúng sanh, Đại thừa cũng dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh.

 Đúng như vậy. Vì chúng sanh vô sở hữu, nên biết rằng hư không vô sở hữu. Vì hư không vô sở hữu, nên biết rằng Đại thừa cũng vô sở hữu. Do đây nên Đại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh.

 Tại sao vậy? Vì chúng sanh hư khôngĐại thừa đều bất khả đắc vậy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì Đại thừa vô sở hữu nên biết rằng vô số vô sở hữu. Vì vô số vô sở hữu nên biết rằng vô lượng vô sở hữu. Vì vô lượng vô sở hữu nên biết rằng vô biên vô sở hữu. Vì vô biên vô sở hữu nên biết rằng tất cả các pháp vô sở hữu. Do đây nên Đại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh.

 Tại sao vậy? Vì chúng sanh hư không, Đại thừa vô số vô lượng vô biên, tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả đều vô sở hữu, nên biết rằng pháp như, pháp tánh, thiệt tế vô sở hữu.

 Vì pháp như, pháp tánh, thiệt tế vô sở hữu, nên biết nhẫn đến vô số vô lượng vô biên đều vô sở hữu.

 Vì vô số vô lượng vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp vô sở hữu.

 Do nhơn duyên nầy nên Đại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì chúng sanh ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả cùng thiệt tế vô biên và tất cả pháp đều bất khả đắc vậy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì ngã đến tri giả, kiến giả đều vô sở hữu nên biết rằng bất khả tư nghì tánh vô sở hữu.

 Vì bất khả tư nghì tánh vô sở hữu nên biết sắc, thọ, tưởng, hành, thức vô sở hữu.

 Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

 Vì hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa vô sở hữu.

 Vì Đại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên đều vô sở hữu.

 Vì vô biên vô sở hữu nên biết tất cả các pháp vô sở hữu.

 Do nhơn duyên nầy nên Đại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Vì ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả, tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì ngã vô sở hữu nhẫn đến tri giả, kiến giả vô sở hữu nên biết nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý vô sở hữu.

 Vì? nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

 Vì hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa vô sở hữu.

 Vì Đại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên và tất cả các pháp vô sở hữu.

 Do nhơn duyên nầy nên Đại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Vì ngã đến tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả đều vô sở hữu nên Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật đều vô sở hữu.

 Vì Bát nhã ba la mật vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

 Vì hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa vô sở hữu.

 Vì Đại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên vô sở hữu.

 Vì vô số vô lượng vô biên vô sở hữu nên biết tất cả các pháp vô sở hữu.

 Do nhơn duyên nầy nên Đại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì ngã chúng sanh đến tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì ngã đến tri giả, kiến giả đều vô sở hữu nên biết nội không đến vô pháp hữu pháp không đều vô sở hữu.

 Vì vô pháp hữu pháp không vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

 Vì hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa vô sở hữu.

 Vì Đại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên vô sở hữu.

 Do nhơn duyên nầy nên Đại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì ngã chúng sanh đến tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì ngã chúng sanh đến tri giả, kiến giả vô sở hữu nên biết tứ niệm xứ đến bất cộng pháp vô sở hữu.

 Vì bất cộng pháp vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

 Vì hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa vô sở hữu.

 Vì Đại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên vô sở hữu.

 Vì vô biên vô sở hữu nên biết tất cả các pháp vô sở hữu.

 Do nhơn duyên nầy nên Đại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì ngã chúng sanh đến tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì ngã chúng sanh đến tri giả, kiến giả vô sở hữu nên biết tánh địa đến dĩ tác địa vô sở hữu.

 Vì dĩ tác địa vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

 Vì hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa vô sở hữu.

 Vì Đại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên vô sở hữu.

 Do nhơn duyên nầy nên Đại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì ngã chúng sanh đến tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì ngã đến tri giả, kiến giả vô sở hữu nên biết Tu Đà Hoàn đến A La Hán vô sở hữu.

 Vì A La Hán? Vô sở hữu nên biết tất cả các pháp vô sở hữu.

 Do nhơn duyên nầy nên Đại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì bất khả đắc vậy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì ngã đến tri giả, kiến giả vô sở hữu nên biết Thanh Văn thừa vô sở hữu.

 Vì Thanh văn thừa vô sở hữu nên biết Bích Chi Phật thừa vô sở hữu.

 Vì Bích Chi Phật thừa vô sở hữu nên biết Phật thừa vô sở hữu.

 Vì Phật thừa vô sở hữu nên biết người Thanh Văn vô sở hữu.

 Vì người Thanh Văn vô sở hữu nên biết Tu Đà Hoàn vô sở hữu nhẫn đến Phật vô sở hữu.

 Vì Phật vô sở hữu nên biết nhứt thiết chủng trí vô sở hữu.

 Vì nhứt thiết chủng trí vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

 Vì hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa vô sở hữu.

 Vì Đại thừa vô sở hữu nên vô số đến tất cả các pháp vô sở hữu.

 Do nhơn duyên nầy nên Đại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy?

 Vì bất khả đắc vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Như trong tánh Niết bàn dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh, Đại thừa nầy cũng dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh.

 Do nhơn duyên nầy nên nói rằng Đại thừa đồng đẳng với hư không cũng dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh.

 Nầy Tu Bồ Đề! Như lời ông nói Đại thừa nầy chẳng thấy chỗ đến, chẳng thấy chỗ đi, chẳng thấy chỗ ở.

 Đúng như vậy. Đại thừa nầy chẳng thấy chỗ đến, chỗ đi, chỗ ở. Tại sao vậy? Vì tất cả các pháp tướng chẳng lay động vậy nên các pháp chẳng có chỗ đến, chỗ đi, chỗ ở.

 Tại sao vậy? Nầy Tu Bồ Đề! Sắc không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở. Thọ, tường, hành, thức cũng như vậy.

 Sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp không từ đây đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

 Sắc như, thọ như, tưởng như, hành như, thức như không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

 Sắc tánh đến thức tánh không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

 Sắc tướng đến thức tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

 Như ngũ uẩn, thập nhị nhập, thập bát giới, lục đại chủng cũng vậy. Nhãn, nhãn pháp, nhãn như, nhãn tánh, nhãn tướng, đến thức chủng, thức chủng pháp, thức chủng như, thức chủng tánh, thức chủng tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỏ ở.

 Nầy Tu Bồ Đề! Như, như pháp, như như, như tánh, như tướng, thiệt tế, thiệt tế pháp, thiệt tế như, thiệt tế tánh, thiệt tế tướng, bất khả tư nghì, bất khả tư nghì pháp, bất khả tư nghì như, bất khả tư nghì tánh, bất khả tư nghì tướng, đều không? từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

 Nầy Tu Bồ Đề! Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật, ba la mật, ba la mật pháp, ba la mật như, ba la mật tánh, ba la mật tướng, không từ đâ đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

 Tứ niệm xứ, tứ niệm xứ pháp, tứ niệm xứ như, tứ niệm xứ tánh, tứ niệm xứ tướng, không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở. Nhẫn đến mười tám pháp bất cộng cũng vậy

 Nầy Tu Bồ Đề! Bồ Tát, Bồ Tát pháp, Bồ Tát như, Bồ Tát tánh, Bồ Tát tướng, không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

 Phật, Phật pháp, Phật như, Phật tánh, Phật tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

 Vô thượng chánh đẳng chánh giác pháp, chánh giác như, chánh giác tánh, chánh giác tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chở ở.

 Nầy Tu Bồ Đề! Hữu vi, hữu vi pháp, hữu vi như, hữu vi tánh, hữu vi tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

 Vô vi, vô vi pháp, vô vi như, vô vi tánh, vô vi tướng, không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

 Do nhơn duyên nầy nên Đại thừa đây chẳng thấy chỗ đến, chẳng thấy chỗ đi, chẳng thấy chỗ ở.

 Nầy Tu Bồ Đề! Như lời ông nói, Đại thừa đây tiền tế, hậu tế, trung tế đều bất khả đắc, Đại thừa đây gọi là ba đời bình đẳng nên gọi là Đại thừa.

 Đúng như vậy. Nầy Tu Bồ Đề! Đại thừa đây tiền tế bất khả đắc, hậu tế bất khả đắc, trung tế bất khả đắc, ba đời bình đẳng nên gọi là Đại thừa.

 Tại sao vậy? Vì đời quá khứ thời đời quá khứ rỗng không, đời vị lai thời đời vị lai rỗng không, đời hiện tại thời đời hiện tại rỗng không, ba đời bình đẳng thời ba đời bình đẳng rỗng không, Đại thừa thời Đại thừa rỗng không, Bồ Tát thời Bồ Tát rỗng không. Tại sao vậy? tánh không nầy chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải khác, thế nên gọi là ba đời bình đẳng, là đại Bồ Tát Đại thừa.

 Trong Đại thừa nầy, bình đẳng cùng chẳng bình đẳng đều bất khả đắc, nhiễm cùng chẳng nhiễm, sân cùng chẳng sân, si cùng chẳng si, mạn cùng chẳng mạn đều bất khả đắc, nhẫn đến tất cả pháp thiện cùng pháp bất thiện đều bất khả đắc.

 Trong Đại thừa nầy, thường cùng vô thường, lạc cùng khổ, thiệt cùng không thiệt, ngã cùng vô ngã đều bất khả đắc.

 Trong Đại thừa nầy, Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới đều bất khả đắc. Vượt qua Dục giới, vượt qua Sắc giới, vượt qua Vô sắc giới đều bất khả đắc.

 Tại sao vậy? Vì Đại thừa nầy, tự pháp bất khả đắc vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Quá khứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức, quá khứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức rỗng không. Vị lai sắc, thọ, tưởng, hành, thức rỗng không. Hiện tại sắc thọ, tưởng, hành, thức, hiện tại sắc, thọ, tưởng, hành, thức rỗng không.


 Trong tánh không, quá khứ, vị lai, hiện tại sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều bất khả đắc. Tại sao vậy? Vì trong tánh không, không đó còn là bất khả đắc huống là trong tánh không mà có được những tam thế ngũ uẩn.

 Nầy Tu Bồ Đề! Quá khứ, vị lai, hiện tại lục ba la mật đều bất khả đắc. Trong ba đời bình đẳng, lục ba la mật cũng bất khả đắc. Tại sao vậy? Vì trong bình đẳng quá khứ, vị lai, hiện tại đều bất khả đắc. Trong bình đẳng, bình đẳng cũng còn là bất khả đắc, huống là trong bình đẳng mà có được quá khứ, hiện tại, vị lai.

 Như lục ba la mật, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng cũng vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Trong quá khứ, vị lai, hiện tại, người phàm phu bất khả đắc. Trong ba đời bình đẳng, người phàm phu cũng bất khả đắc.

 Tại sao vậy? Vì chúng sanh đến tri giả, kiến giả đều bất khả đắc vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Trong quá khứ, vị lai, hiện tại, Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát và Phật đều bất khả đắc. Trong ba đời bình đẳng, Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát và Phật cũng đều bất khả đắc.

 Tại sao vậy? Vì chúng sanh đến tri giả, kiến giả đều bất khả đắc vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát an trụ trong Bát nhã ba la mật học tướng ba đời bình đẳng sẽ được đầy đủ nhứt thiết chủng trí. Đây gọi là đại Bồ Tát Đại thừa, cũng chính là tướng ba đời bình đẳng.

 Đại Bồ Tát an tụ trong đây thời hơn tất cả thế gian, hành trời, Người, A tu la thành tựu nhứt thiết trí”.

 Bấy giờ Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Lành thay, lành thay! Đại Bồ Tát Đại thừa nầy, quá khứ chư đại Bồ Tát học trong đây đã được nhứt thiết chủng trí. Vị lai chư đại Bồ Tát học trong đây sẽ được nhứt thiết chủng trí. Hiện tại chư đại Bồ Tát trong vô lượng vô số quốc độ mười phương cũng học trong đây mà được nhứt thiết chủng trí.

 Bạch đức Thế Tôn! Do đây nên Đại thừa nầy thiệt là đại Bồ Tát Đại thừa vậy”.

 Đức Phật nói: "Đúng như vậy. Quá khứ, hiện tại, vị lai, hiện tại chư Phật học trong Đại thừa nầy nên đã được, sẽ được và hiện được nhứt thiết chủng trí”.

 PHẨM HỘI TÔNG
 THỨ HAI MƯƠI BỐN


 Bấy giờ Ngài Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Đức Phật sai Ngài Tu Bồ Đềchư đại Bồ Tát giải thuyết Bát nhã ba la mật. Nay sao lại nói Đại thừa làm chi?"

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Con nói Đại thừa có rời Bát nhã ba la mật chăng?"

 Đức Phật nói: "Tu Bồ Đề nói Đại thừa không rời Bát nhã ba la mật. Tại sao vậy? Vì tất cả pháp thiện, pháp trợ đạo, Thanh Văn pháp hoặc Bích Chi Phật pháp, hoặc Bồ Tát pháp, hoặc Phật pháp đều nhiếp vào trong Bát nhã ba la mật”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Những thiện pháp, trợ đạo pháp, Thanh Văn pháp, Bích Chi Phật pháp, Bồ Tát pháp, Phật pháp nào đều nhiếp vào trong Bát nhã ba la mật?"

 Đức Phật nói: "Những lục ba la mật, tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, ba giải thoát môn, thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, đại từ đại bi, mười tám pháp bất cộng đây và và những thiện pháp, trợ đạo pháp khác, hoặc Thanh Văn pháp, hoặc Bích Chi Phật pháp, hoặc Bồ Tát pháp, hoặc Phật pháp đều nhiếp vào trong Bát nhã ba la mật.

 Nầy Tu Bồ Đề! Hoặc đại Bồ Tát Đại thừa, hoặc sáu môn ba la mật, hoặc ngũ ấm đến ý xúc, nhơn duyên, danh thọ, hoặc sáu đại chủng, hoặc tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần, ba môn giải thoát và những thiện pháp, hoặc hữu lậu, vô lậu, hoặc hữu vi, vô vi, hoặc tứ đế, hoặc tam giới, hoặc thập bát không, hoặc các môn tam muội, các môn đà la ni đến mười tám pháp bất cộng, hoặc Phật, Phật pháp, Phật tánh, Phật như, thiệt tế, bất khả tư nghì tánh, Niết Bàn, tất cả những pháp nầy đều chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc, không hình, không đối, không ngại, không đẳng một tướng, chính là vô tướng.

 Nầy Tu Bồ Đề! Do nhơn duyên đây nên Đại thừa của ông nói tùy thuận với Bát nhã ba la mật. Tại sao vậy? Vì Đại thừa chẳng khác Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật chẳng khác Đại thừa, Bát nhã ba la mật cùng Đại thừa không hai không khác. Năm ba la mật kia cũng như vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Tứ niệm xứ chẳng khác Đại thừa, Đại thừa chẳng khác tứ niệm xứ, Đại thừa cùng tứ niệm xứ không hai, không khác. Tứ chánh cần đến mười tám pháp bất cộng cũng như vậy.

 Do nhơn duyên đây nên Tu Bồ Đề nói Đại thừa chính là nói Bát nhã ba la mật”.

 PHẨM THẬP VÔ
 THỨ HAI MƯỜI LĂM

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát tiền tế bất khả đắc, hậu tế bất khả đắc? , trung tế bất khả đắc.

 Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ Tát, đây cũng là bất khả đắc.

 Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, là đại Bồ Tát, đây cũng là bất khả đắc.

 Nơi tất cả thứ, tất cả chỗ cầu tìm đại Bồ Tát đều bất khả đắc.

 Bạch đức Thế Tôn! Con sẽ dạy cho những đại Bồ Tát nào về Bát nhã ba la mật?

 Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát chỉ có danh tự . Như nói danh tự ngã, ngã rốt ráo chẳng sanh. Như ngã, các pháp cũng không tự tánh như vậy.

 Những sắc gì rốt rái chẳng sanh? Những thọ, tưởng, hành, thức gì rốt ráo chẳng sanh?

 Bạch đức Thế Tôn! Rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi là sắc. Rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi là thọ, tưởng, hành, thức.

 Bạch đức Thế Tôn! Nếu pháp rốt ráo chẳng sanh sẽ dạy Bát nhã ba la mật nầy chăng? Rời pháp rốt ráo chẳng sanh cũng không có Bồ Tát thật hành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

 Nếu Bồ Tát nghe lời nói nầy mà tâm chẳng trầm một, chẳng ăn năn, chẳng kinh hãi, chẳng sợ sệt phải biết rằng đây là bực đại Bồ Tát có thể thật hành Bát nhã ba la mật”.

 Ngài Xá Lợi Phất hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Nhơn duyên gì mà nói rằng đại Bồ Tát tiền tế bất khả đắc, hậu tể bất khả đắc, trung tế bất khả đắc?

 Nhơn duyên gì mà nói rằng vì sắc vô biên nên biết Bồ Tát cũng vô biên. Vì thọ, tưởng, hành, thức vô biên nên biết Bồ Tát cũng vô biên?

 Nhơn duyên gì mà nói rằng sắc là Bồ Tát đây cũng bất khả đắc; thọ, tưởng, hành, thức là Bồ Tát đây cũng bất khả đắc?

 Nhơn duyên gì mà nói rằng nơi tất cả thứ tất cả chỗ, Bồ Tát đều bất khả đắc, thời sẽ những dạy Bồ Tát nào về Bát nhã ba la mật?

 Nhơn duyên gì mà nói rằng Bồ Tát chỉ có danh tự?

 Nhơn duyên gì mà nói rằng như nói danh tự ngã, ngã rốt ráo chẳng sanh. Như ngã, các pháp cũng không tự tánh như vậy. Những sắc gì rốt ráo chẳng sanh, những thọ, tưởng, hành, thức gì rốt ráo chẳng sanh?

 Nhơn duyên gì mà nói rằng rốt ráo chẳng sanh gọi là sắc, rốt ráo chẳng sanh chẳng gọi là thọ, tưởng, hành, thức?

 Nhơn duyên gì mà nói rằng nếu pháp rốt ráo chẳng sanh sẽ dạy Bát nhã ba la mật nầy chăng?

 Nhơn duyên gì mà nói rằng rời pháp rốt ráo chẳng sanh cũng không có Bồ Tát thật hành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

 Nhơn duyên gì mà nói rằng nếu Bồ Tát nghe lời nói nầy mà tâm chẳng trầm một, chẳng ăn năn, chẳng kinh hãi, chẳng sợ sệt thời gọi là đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật?

 Ngài Tu Bồ Đề trả lời Ngài Xá Lợi Phất: “Vì chúng sanh vô sở hữu, nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc, hậu tế bất khả đắc, trung tế bất khả đắc. Vì chúng sanh không, vì chúng sanh ly nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

 Vì sắc vô sở hữu, vì thọ, tưởng, hành, thức vô sở hữu nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc. Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức không, vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức ly nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

 Vì ngũ ấm tánh vô sở hữu nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc. Vì lục ba la mật vô sở hữu nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

 Tại sao vậy? Vì trong tánh không, tiền tế bất khả đắc, hậu tế bất khả đắc, trung tế bất khả đắc.

 Tánh không chẳng khác Bồ Tát. Bồ Tát chẳng khác tiền tế.

 Tánh không cùng Bồ Táttiền tế, ba pháp ấy không hai, không khác. Vì nhơn duyên nầy mà Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

 Nầy Ngài Xá Lợi Phất! Vì sáu ba la mật rỗng không, vì sáu ba la mật rời lìa, vì sáu ba la mật tánh không có nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

 Tại sao vậy? Vì trong tánh không, tiền tế bất khả đắc, hậu tế bất khả đắc, trung tế bất khả đắc.

 Tánh không chẳng khác Bồ Tát. Bồ Tát chẳng khác tiền tế. Tánh không cùng Bồ Táttiền tế, ba pháp nầy không hai không khác. Do đây nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

 Nầy Ngài Xá Lợi Phất! Vì nội không đến vô pháp hữu pháp khôngvô sở hữu, là rỗng không, là rời lìa, là tánh không có nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

 Vì tứ niệm xứ đến bất cộng phápvô sở hữu, là rỗng không, là rời lìa, là tánh không có nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.
 Tại sao vậy? Vì trong tánh không, tiền tế, hậu tếtrung tế đều bất khả đắc. Tánh không cùng Bồ Táttiền tế không hai, không khác. Do đây nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

 Nầy Ngài Xá Lợi Phất! Vì tất cả tam muội môn, tất cả đà la ni môn là vô sở hữu, là rỗng không, là rời lìa, là tánh không có nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

 Vì pháp tánh, pháp như, thiệt tế, bất khả tư nghì tánh là vô sở hữu, rỗng không, rời lìa tánh không có nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

 Nầy Ngài Xá Lợi Phất! Vì Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật Đàvô sở hữu rỗng không, rời lìa tánh không có nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

 Vì Vô thượng Bồ đề, nhứt thiết chủng trívô sở hữu, rỗng không, rời lìa tánh không có nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

 Tại sao vậy? Vì trong tánh không, tiền tế, hậu tế, trung tế đều bất khả đắc, Bồ Tát cũng bất khả đắc.

 Không chẳng khác Bồ Tát, cũng chẳng khác tiền tế. Không cùng Bồ Táttiền tế, các pháp nầy không hai không khác. Do đây nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

 Như tiền tế, hậu tếtrung tế cũng như vậy.

 Lại nầy Xá Lợi Phất! Sắc như hư không, thọ, tưởng, hành, thức cũng như hư không.

 Tại sao vậy? Như hư không, biên bờ và trung gian đều bất khả đắc. Vì không có biên và trung nên chỉ gọi tên là hư không.

 Cũng vậy, sắc, thọ, tưởng, hành, thức, biên bờ và trung gian đều bất khả đắc. Vì sắc rỗng không. Trong rỗng không cũng không có biên bờ, không có trung gian. Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy.

 Do nhơn duyên nầy nên vì sắc vô biên mà biết Bồ Tát cũng vô biên. Vì thọ, tưởng, hành, thức vô biên nên biết Bồ Tát cũng vô biên. Nhẫn đến bất cộng pháp cũng luận thuyết như vậy.

 Lại nầy Xá Lợi Phất! Sắc sắc tướng rỗng không, nhẫn đến thức thức tướng rỗng không.

 Đàn na ba la mật Đàn na ba la mật tướng rỗng không, nhẫn đến Bát nhã ba la mật Bát nhã ba la mật tướng rỗng không.

 Nội không nội không tướng rõng không, nhẫn đến vô pháp hữu pháp không tướng rỗng không.

 Tứ niệm xứ tứ niệm xứ tướng rỗng không, nhẫn đến bất cộng pháp bất cộng pháp tướng rỗng không.

 Pháp như pháp như tướng rỗng không nhẫn đến bất khả tư nghì tánh bất khả tư nghì tánh tướng rỗng không.

 Tam muội môn tam muội môn tướng rỗng không, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí nhứt thiết chủng trí tánh rỗng không.

 Thanh Văn thừa Thanh Văn thừa tướng rỗng không, nhẫn đến Phật thừa Phật thừa tướng rỗng không.

 Thanh Văn nhơn Thanh Văn nhơn tướng rỗng không, nhẫn đến Phật tướng tánh rỗng không.

 Trong rỗng không đó, sắc bất khả đắc, thọ, tưởng. hành, thức bất khả đắc. Do đây nên sắc là Bồ Tát đây cũng bất khả đắc. Thọ, tưởng, hành, thức là Bồ Tát đây cũng bất khả đắc.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Trong sắc, sắc bất khả đắc. Trong thọ, sắc bất khả đắc. Trong thọ, thọ bất khả đắc. Trong sắc, thọ bất khả đắc. Trong tưởng, thọ bất khả đắc. Trong tưởng, tưởng bất khả đắc. Trong sắc thọ, tưởng bất khả đắc. Trong hành, tưởng bất khả đắc. Trong hành, hành bất khả đắc.

 Trong sắc thọ tưởng, hành bất khả đắc. Trong thức, thức bất khả đắc. Trong sắc thọ tưởng hành, thức bất khả đắc.

 Nầy Ngài Xá Lợi Phất! Trong nhãn, nhãn bất khả đắc. Trong nhĩ, nhĩ bất khả đắc. Trong nhãn, nhĩ bất khả đắc. Trong tĩ, tĩ bất khả đắc. Trong nhãn nhĩ, tĩ bất khả đắc. Trong thiệt, tĩ bất khả đắc. Trong thiệt, thiệt bất khả đắc. Trong nhãn nhĩ tĩ, thiệt bất khả đắc. Trong thân, thân bất khả đắc. Trong nhãn nhĩ tĩ thiệt, thân bất khả đắc. Trong ý, thân bất khả đắc. Trong ý, ý bất khả đắc. Trong nhãn nhĩ tĩ thiệt thân, ý bất khả đắc.

 Như ngũ ấm và sáu căn, sáu trần, sáu thức và sáu xúc cùng sáu xúc, nhơn duyên, sanh thọ cũng vậy.

 Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật, nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng, tất cả tam muội đến tất cả đà la ni môn, tánh pháp đến Bích Chi Phật pháp, sơ địa đến thập địa, nhứt thiết chủng trí, đạo chủng trí và nhứt thiết chủng trí cũng như vậy.

 Tu Đà Hoàn đến Phật cũng như vậy.

 Nầy Ngài Xá Lợi Phất! Trong Bồ Tát, Bồ Tát bất khả đắc. Trong Bát nhã ba la mật, Bồ Tát bất khả đắc. Trong Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật bất khả đắc. Trong Bồ Tát, Bát nhã ba la mật bất khả đắc. Trong Bát nhã ba la mật, giáo hóa vô sở hữu bất khả đắc. Trong giáo hóa, giáo hóa vô sở hữu bất khả đắc. Trong giáo hóa, Bồ TátBát nhã ba la mật vô sở hữu bất khả đắc.

 Tất cả pháp vô sở hữu bất khả đắc như vậy. Do nhơn duyên nầy nên trong tất cả thứ, tất cả chỗ, Bồ Tát bất khả đắc. Thời sẽ dạy Bồ Tát nào về Bát nhã ba la mật?

 Lại nầy Xá Lợi Phất! Sắc là giả danh. Thọ, tưởng, hành, thức là giả danh. Sắc gọi là chẳng phải sắc, nhẫn đến thức gọi là chẳng phải thức.

 Tại sao vậy? Vì danh danh tướng rỗng không. Nếu rống không thời chẳng phải là Bồ Tát. Do nhơn duyên nầy Bồ Tát chỉ có giả danh.

 Nầy Ngài Xá Lợi Phất! Đàn na ba la mật chỉ có danh tự. Trong danh tự chẳng phải có Đàn na ba la mật. Trong Đàn na ba la mật chẳng phải có danh tự. Do nhơn duyên nầy Bồ Tát chỉ có giả danh.

 Như Đàn na ba la mật, năm ba la mật kia cũng vậy.

 Như lục ba la mật, nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến bất cộng pháp, tam muội môn, đà la ni môn, đến nhứt thiết chủng trí cũng vậy. Do đây nên Bồ Tát chỉ có giả danh.

 Lại nầy Xá Lợi Phất! Ngã rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh. Nhẫn đến tri giả, kiến giả rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.

 Sắc đến thức rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.

 Nhãn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.
 Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.

 Nội không đến vô pháp hữu pháp không rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.

 Tứ niệm xứ đến bất cộng pháp rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.

 Tam muội môn đến nhứt thiết chủng trí rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.

 Thanh Văn đến Phật rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.

 Do nhơn duyên nầy nên nói rằng như ngã, danh tự ngã cũng rốt ráo chẳng sanh.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Vì các pháp hòa hiệp sanh nên không có tự tánh.

 Những gì hòa hiệp sanh nên không có tự tánh?

 Sắc hòa hiệp sanh nên không có tự tánh.

 Thọ, tưởng, hành, thức hòa hiệp sanh nên không có tự tánh.

 Nhãn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ hòa hiẹp sanh nên không có tự tánh.

 Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật hòa hiệp sanh nên không có tự tánh.

 Tứ niệm xứ đến bất cộng pháp hòa hiệp sanh nên không có tự tánh.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Tất cả pháp vô thường cũng không mất”.

 Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Sắc vô thường cũng không mất. Thọ, tưởng, hành, thức vô thường cũng không mất.

 Tại sao vậy? Vì nếu pháp vô thường thời là tướng lay động, tướng rỗng không. Do đây nên tất cả pháp hữu vi vô thường cũng không mất.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Hoặc pháp hữu lậu hoặc pháp vô lậu, hoặc pháp hữu ký, hoặc pháp vô ký, là pháp vô thường cũng không mất.

 Tại sao vậy? Vì nếu pháp vô thường thời là tướng lay động, là tướng rỗng không. Do đây nên tất cả pháp có tạo tác vô thường cũng không mất.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Tất cả pháp chẳng phải thường, chẳng phải diệt”.

 Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Những pháp nào chẳng phải thường, chẳng phải diệt?”

 Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc chẳng phải thường chẳng phải diệt, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ, chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy.

 Do những nhơn duyên trên đây, nên các pháp hòa hiệp sanh không có tự tánh”.

 Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Do duyên cớ gì mà sắc đến thức rốt ráo chẳng sanh?”

 Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc đến thức chẳng phải pháp tạo tác. Vì tác giả bất khả đắc.

 Nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ chẳng phải pháp tạo tác, vì tác giả bất khả đắc.

 Tất cả pháp đều chẳng phải khởi, chẳng phải tác, vì tác giả bất khả đắc.

 Do đây nên sắc đến thức rốt ráo bất khả sanh”.

 Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Do nhơn duyên gì mà rốt ráo bất khả sanh chẳng gọi là sắc đến thức?”

 Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc tánh rỗng không. Rỗng không nầy không có sanh, không có diệt, không có trụ, không có dị. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

 Nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ cùng tất cả pháp hữu vi tánh rỗng không. Rỗng không nầy không có sanh, diệt, trụ, dị.

 Do đây nên rốt ráo chẳng sanh chẳng gọi là sắc. Rốt ráo chẳng sanh chẳng gọi là thọ, tưởng, hành, thức”.

 Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Pháp rốt ráo chẳng sanh, nên dạy Bát nhã ba la mật nầy chăng?”

 Ngài Tu Bồ Đề nói: “Rốt ráo chẳng sanh chính là Bát nhã ba la mật. Bát nhã ba la mật chính là rốt ráo chẳng sanh. Bát nhã ba la mật cùng rốt ráo chẳng sanh không hai không khác. Do đây nên nói rằng rốt ráo chẳng sanh, nên dạy Bát nhã ba la mật nầy chăng?”

 Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Do nhơn duyên gì mà rời lìa rốt ráo chẳng sanh thời không Bồ Tát thật hành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?”

 Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, chẳng thấy rốt ráo chẳng sanh khác với Bát nhã ba la mật, cũng chẳng thấy rốt ráo chẳng sanh khác với Bồ Tát. Rốt ráo chẳng sanh với Bồ Tát không hai, không khác.

 Chẳng thấy rốt ráo chẳng sanh khác với sắc, vì rốt ráo chẳng sanh với sắc không hai, không khác.

 Chẳng thấy rốt ráo chẳng sanh khác với sắc, vì rốt ráo chẳng sanh với sắc không hai, không khác.

 Chẳng thấy rốt ráo chẳng sanh khác với thọ, tưởng, hành, thức vì rốt ráo chẳng sanh với thọ, tưởng, hành, thức không hai, không khác, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí cũng như vậy.

 Do đây nên lìa rốt ráo chẳng sanh nên không có Bồ Tát thật hành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”.

 Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Do nhơn duyên gì mà Bồ Tát nghe thuyết trên đây tâm chẳng trầm một, chẳng ăn năn, chẳng kinh hãi, chẳng sợ sệt, thời gọi là Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật?”

 Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đại Bồ Tát chẳng thấy các pháp có giác tri tưởng. Đại Bồ Tát thấy tất cả các pháp như mộng, như hưởng, như ảnh, như ảo, như diệm, như hóa. Do đây nên nghe thuyết trên đây, Bồ Tát tâm chằng trầm một, chẳng ăn năn, chẳng kinh hãi, chẳng sợ sệt”.

 Bấy giờ Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: “Thế Tôn! Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật quán sát các pháp như vậy. Lúc ấy đại Bồ Tát chẳng lãnh thọ sắc, chẳng hiển thị sắc, chẳng an trụ sắc, chẳng chấp trước sắc, cũng chẳng nói là sắc. Với thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

 Với nhãn, nhĩ, tĩ, thiêt, thân, ý chẳng thọ, chẳng thị, chẳng trụ, chẳng trước, cũng chẳng nói là nhãn đến ý.

 Với Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật, chẳng lãnh thọ, chẳnh hiển thị, chẳng an trụ, chẳng chấp trước, cũng chẳng nói là Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật.
 Với nội không đến vô pháp hữu pháp không, chẳng lãnh thọ, chẳng hiển thị, chẳng an trụ, chẳng chấp trước, cũng chẳng nói là nội không đến vô pháp hữu pháp không.

 Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát đối với tứ niệm xứ đến bất cộng pháp nhẫn đến nhứt thiết chủng trí, chẳng lãnh thọ, chẳng hiển thị, chẳng an trụ chẳng chấp trước.

 Bạch đức Thế Tôn! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát chẳng thấy sắc nhẫn đến chẳng thấy nhứt thiết chủng trí.

 Tại sao vậy? Sắc chẳng sanh thời chẳng phải sắc. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng sanh thời chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức.

 Nhãn chẳng sanh thời chẳng phải nhãn. Nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý chẳng sanh thời chẳng phải nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý.

 Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật chẳng sanh thời chẳng phải Đàn na ba la mật đến chẳng phải Bát nhã ba la mật.

 Nội không đến vô pháp hữu pháp không chẳng sanh thời chẳng phải nội không đến chẳng phải vô pháp hữu pháp không.

 Tại sao vậy? Sắc chẳng sanh thời chẳng hai, chẳng khác. Nhẫn đến vô pháp hữu pháp không chăng sanh thời chẳng hai, chẳng khác.

 Bạch đức Thế Tôn! Tứ niệm xứ chẳng sanh thời chẳng phải tứ niệm xứ. Nhẫn đến bất cộng pháp chẳng sanh thời chẳng phải bất cộng pháp.

 Pháp như, pháp tánh đến bất khả tư nghì tánh chẳng sanh thời chẳng phải pháp như đến chẳng phải bất khả tư nghì tánh. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí chẳng sanh thời chẳng phải nhứt thiết chủng trí.

 Tại sao vậy? Tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí chẳng sanh thời chẳng hai, chẳng khác. Bất sanh đây chẳng phải một, chẳng phải hai, ba, chẳng phải sai khác. Thế nên pháp ấy chẳng sanh thời chẳng phải pháp ấy.

 Bạch đức Thế Tôn! Sắc tướng chẳng diệt thời chẳng phải sắc.

 Tại sao vậy? Sắc và tướng chẳng diệt chẳng hai, chẳng khác. Vì pháp chẳng diệt nầy chẳng phải một, chẳng phải hai, ba, chẳng phải sai khác. Thế nên sắc tướng chẳng diệt thời chẳng phải sắc.

 Như sắc, thọ, tướng, hành, thức nhẫn đến bất cộng pháp cũng vậy.

 Do đây nên sắc vào trong pháp số vô nhị, thọ, tưởng, hành, thức vào trong pháp số vô nhị, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí vào trong pháp số vô nhị”.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2017(Xem: 17415)
07/06/2010(Xem: 87941)
07/06/2010(Xem: 76683)
11/03/2017(Xem: 47897)
25/02/2015(Xem: 9289)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.