Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tám Ngàn Câu

04/04/20199:05 SA(Xem: 4352)
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tám Ngàn Câu


BÁT-NHà
BA-LA-MẬT-ĐA
TÁM NGÀN CÂU & KỆ TÓM LƯỢC
Anh dịch: Edward Conze
Việt dịch: Đỗ Đình Đồng

 

BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

TÁM NGÀN CÂU

 

  Mục Lục

 

Chương I. Thực hành Nhất thiết chủng trí

  1. Dẫn nhập
  2. Tính Tịch diệt của Ngã
  3. Nghĩa của ‘Bồ-tát’
  4. Nghĩa của ‘Đại sĩ’
  5. Nghĩa của ‘Đại thừa’
  6. Chứng đắc

 

Chương II. Thích-đề (Sakra)

  1. Lời mở đầu
  2. Làm sao Trụ trong Không, hay Bát-nhã Ba-la-mật
  3. Các Thánh và Mục đích của họ đều là Ảo ảnh
  4. Hoa của Thích-đề
  5. Tu Luyện trong Bát-nhã Ba-la-mật
  6. Tính Vô biên của Bát-nhã Ba-la-mật
  7. Thọ ký

 

Chương III. Tôn trọng Pháp khí của các Ba-la-mật,

                    Giữ các Phẩm tính thiện Vô lượng

  1. Những Lợi thế Thế gian của Bát-nhã Ba-la-mật
  2. Sự Sùng bái Bát-nhã Ba-la-mật so với sự

Sùng bái chư Phật

  1. Bát-nhã Ba-la-mật, một Đại Thần chú
  2. Bát-nhã Ba-la-mật và các Ba-la-mật khác
  3. Thêm những Ưu thế nữa từ Bát-nhã Ba-la-mật

 

Chương IV. Sự Công bố các Phẩm tính

  1. Giá trị Tương đối của Xá lợi của Như Lai

và của Bát-nhã Ba-la-mật

  1. Tỉ dụ Ngọc Như ý
  2. Giá trị Vô thượng của Bát-nhã Ba-la-mật

Chương V. Tính Cách mạng của Công đức

  1. Bát-nhã Ba-la-mật, Nguồn Công đức
  2. Bát-nhã Ba-la-mật Giả hiệu
  3. Bát-nhã Ba-la-mật Vĩ đại hơn bất cứ Món

quà Tinh thần nào khác

 

Chương VI. Hồi hướngHoan hỉ

  1. Công đức Vô thượng của Hồi hướngHoan hỉ
  2. Tầm vóc của Hoan hỉ
  3. Vấn đề Siêu hình
  4. Làm sao Tránh được những Cái thấy Điên đảo
  5. Quán xét Công đức

 

Chương VII. Địa ngục

  1. Tán ca Bát-nhã Ba-la-mật
  2. Ưu thế của Bát-nhã Ba-la-mật đối với

các Ba-la-mật khác

  1. Bát-nhã Ba-la-mật Không đem lại gì cả
  2. Tại sao Bát-nhã Ba-la-mật Vĩ đại
  3. Nguyên nhân Tin Bát-nhã Ba-la-mật
  4. Nhân và Quả của Không tin

 

Chương VIII. Thanh tịnh

  1. Sự Thâm sâuTính Thanh tịnh của Bát-nhã Ba-la-mật
  2. Chấp trước
  3. Vô chấp
  4. Như Hư khôngTiếng vang
  5. Kết luận

 

Chương IX. Tán thán

  1. Bát-nhã Ba-la-mật Hoàn toàn Thanh tịnh
  2. Hiệu quả của Bát-nhã Ba-la-mật
  3. Chuyển Bánh xe Pháp thứ hai
  4. Cách thức và Phẩm tính của Bát-nhã Ba-la-mật

Chương X. Công bố các Phẩm tính Mang trong Tâm

  1. Hành vi Quá khứThái độ Hiện tại đối với

Bát-nhã Ba-la-mật

  1. Những Phẩm tính Xứng đáng của một Bồ-tát đắc

Bát-nhã Ba-la-mật

  1. Năm Tỉ dụ Minh họa Sự Gần gũi với Giác ngộ Viên mãn
  2. Tại sao các Bồ-tát được chư Phật ưu ái
  3. Thái độ Đúng đối với Bát-nhã Ba-la-mật
  4. Những Chướng ngại đối với Bát-nhã Ba-la-mật
  5. Vị Bồ-tát được chư Phật hộ trì
  6. Tiên đoán về Sự Truyền bá Bát-nhã Ba-la-mật
  7. Miêu tả các Bồ-tát sẽ học Bát-nhã Ba-la-mật

 

Chương XI. Những Việc làm của Ma vương

  1. Những Việc làm Dị biệt của Ma vương
  2. Bát-nhã Ba-la-mật và các Kinh của hàng Thanh văn
  3. Những Việc làm Dị biệt của Ma vương
  4. Nguồn gốc Bất hòa giữa Thầy và Trò
  5. Sự Sai hướng của Mục đích
  6. Thêm sự Bất hòa giữa Thầy và Trò
  7. Ma vương Khuyên bỏ Bát-nhã Ba-la-mật
  8. Sự Đối lập giữa Ma vương và Phật

 

Chương XII. Chỉ ra Thế gian

  1. Bát-nhã Ba-la-mật Mẹ của chư Phật
  2. Như Lai Biết Thế gian Như thế nào
  3. Làm sao Như Lai biết Tâm của Chúng sinh
  4. Các Tướng Thâm sâu, và Chúng bị ràng buộc

như thế nào

  1. Thế giới Cho thấy Rỗng không

 

Chương XIII. Không thể Nghĩ bàn

  1. Năm Thuộc tính của Bát-nhã Ba-la-mật
  2. Sự Tái sinh Tinh thần Kết quả từ Tri kiến này
  3. Không Có gì để Nắm bắt
  4. Phản ứng của chư Thiên

 

Chương XIV. Các Tỉ dụ

  1. Tái sinhVị laiQuá khứ
  2. Những Hành vi của một Bồ-tát Thất bại trong

Bát-nhã Ba-la-mật

  1. Bốn Tỉ dụ

 

Chương XV. Chư Thiên

  1. Phận sự của Người Mới tu
  2. Một Bồ-tát Trợ giúp Chúng sinh Như thế nào
  3. Miêu tả Bát-nhã Ba-la-mật

 

Chương XVI. Chân như

  1. Chân như Như Lai
  2. Trái đất Rung chuyển, và Số đông Được cứu
  3. Bát-nhã Ba-la-mậtPhương tiện Thiện xảo
  4. Giác ngộTánh không
  5. Những Điều Tiên quyết để đi đến Giác ngộ

 

Chương XVII. Biểu tượng, Biểu hiệu, và Dấu hiệu

          của Bất thối chuyển

  1. Những Biểu hiệu Dị biệt của Bất thối chuyển
  2. Những Việc làm của Ma vương
  3. Thêm những Biểu hiệu của Bất thối chuyển

 

Chương XVIII. Tánh Không

  1. Những Trạm dừng Thâm sâu
  2. Làm saoTheo dõi Bát-nhã Ba-la-mật
  3. Công đức
  4. Vô lượng, Rỗng không và Thuyết thoại
  5. Không Tăng hay Giảm

 

Chương XIX. Nữ Thần sông Hằng

  1. Tùy thuộc Phát sinh
  2. Không Phát triển
  3. Không có Trợ duyên Khách quan và không Tự hữu
  4. Năm chỗ Gây sợ hãi
  5. Tiên đoán của Nữ Thần Sông Hằng

 

Chương XX. Bàn về Phương tiện Thiện xảo

  1. Tánh khôngBiên tế của Thực tại
  2. Ba Tỉ dụ
  3. Các Cửa đến Giải thoát và những Lời nguyện

về Chúng sinh

  1. Bất Thối chuyển
  2. Những Kinh nghiệm về Mộng và Tướng của

Bất thối chuyển

  1. Bất Thối chuyển và Huyền lực của Thành thật

 

Chương XXI. Những Việc làm của Ma Vương

  1. Kiêu mạn và Huyền lực của Thành thật
  2. Kiêu mạn trong Nối kết với sự Công bố Tên
  3. Lỗi lầm trong Nối kết với Xả ly

 

Chương XXII. Thiện Tri thức

  1. Các Thiện Tri thức
  2. Không, Nhiễm và Tịnh
  3. Chú ý đến Bát-nhã Ba-la-mật, và Viên ngọc có

Giá trị Lớn

  1. Không và sự Tăng trưởng trong Giác ngộ

 

Chương XXIII. Thích-đề

  1. Địa vị Thượng đẳng của Bồ-tát
  2. Báo đáp của Bát-nhã Ba-la-mật

 

Chương XXIV. Tự phụ

  1. Những Duyên Mở ra cho một Bồ-tát đối với

Tác động của Ma Vương

  1. Thái độ Đúng của Bồ-tát đối với các Bồ-tát khác

 

Chương XXV. Huấn luyện

  1. Một Bồ-tát được Huấn luyện Như thế nào trong

Nhất Thiết trí

  1. Sự Có ít Bồ-tát
  2. Bát-nhã Ba-la-mật Hiểu tất cả các Ba-la-mật khác
  3. Công đức từ Bát-nhã ba-la-mật
  4. Bồ-tát và Thanh văn

 

Chương XXVI. Như huyễn

  1. Thích-đề Tán thán các Bồ-tát
  2. Hoan hỉ, Chuyển Công đức
  3. Bản tánh của Huyễn

 

Chương XXVII. Cốt lõi

  1. Can đảm của vị Bồ-tát trong Khó khăn
  2. Vị Bồ-tát được chư Thiên Bảo vệ, và Chống lại Ma vương
  3. Chư Phật Tán thán Bồ-tát ấy
  4. Giác ngộChân như
  5. Không và Sự Trú trong Bát-nhã Ba-la-mật

 

Chương XXVIII. Avakirnakusuma

  1. Sự Tiên đoán về Avakirnakusuma
  2. Tán thán Bát-nhã Ba-la-mật
  3. Truyền Kinh cho A-nan-đa
  4. Cõi Phật Bất Động (Akshobhya Buddha)
  5. Tịch diệt, Không Tịch diệt và Bát-nhã Ba-la-mật
  6. Những Lợi thế Phát xuất từ Bát-nhã Ba-la-mật

 

Chương XXIX. Những Phương pháp Tiếp cận

 

Chương XXX. Tát-đà-ba-luân

  1. Tát-đà-ba-luân Lên đường tìm Bát-nhã Ba-la-mật
  2. Miêu tả Thành Chúng hương, và Đời sống của Bồ-tát Đàm-vô-kiệt
  3. Danh sách và Nghĩa của các Tam-muội
  4. Tát-đà-ba-luân và Người Con gái của Thương nhân
  5. Cuộc Gặp gỡ với Đàm-vô-kiệt

 

Chương XXXI. Bồ-tát Đàm-vô-kiệt

  1. Sự Đến và Đi của các Như Lai
  2. Tát-đà-ba-luân Tự Hy sinh
  3. Đàm-vô-kiệt Chứng minh Pháp

 

Chương XXXII. Trao phó

  1. Kết thúc Câu chuyện Tát-đà-ba-luân
  2. Bát-nhã Ba-la-mật được Trao phó cho A-nan-đa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương I

 

THỰC HÀNH NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ

 

  1. DẪN NHẬP

 

     Một thời tôi nghe như vầy. Đức Thế Tôn trú ở thành Vương Xá[1], trên núi Linh Thứu, cùng với chúng đại tỳ-kheo, với 1.250 vị, tất cả đều là A-la-hán, – đã hết rỉ lậu, không cấu uế, điều ngự đầy đủ, hoàn toàn tự tại trong tâm, khéo giải thoáttrí tuệ, thuần chủng, những Rồng lớn, việc làm đã xong, phận sự đã thành tựu, gánh nặng đã đặt xuống, phúc lợi riêng đã thành tựu, những kiết sử ràng buộc trở nên tịch diệt, tâm khéo được giải thoát bằng chánh kiến, trong sự điều tâm hoàn toàn – ngoại trừ một vị duy nhất, tức Tôn giả A-nan-đa.[2]

     Đức Thế Tôn nói với Trưởng lão Tôn giả Tu-bồ-đề[3]: Bây giờ hãy làm nó rõ ràng, này Tu-bồ-đề, với chư Bồ-tát, đại sĩ, bắt đầu từ bát-nhã ba-la-mật, làm sao các Bồ-tát, đại sĩ, tiến vào bát-nhã ba-la-mật!

     Vì thế Tôn giả Xá-lợi-phất[4] tự nghĩ: [4] Trưởng lão Tôn giả Tu-bồ-đề, sẽ giảng giải bát-nhã ba-la-mật của chính ngài ấy, vén mở bát-nhã ba-nhã ba-la-mật bằng hành tác và sức lực của riêng ngài ấy, hay nhờ thần lực của Phật? 

     Tôn giả Tu-bồ-đề, nhờ thần lực của Phật, biết rằng Tôn giả Xá-lợi-phất đã đàm luận như thế trong tâm ngài ấy, nói với Tôn giả Xá-lợi-phất: Bất cứ điều gì, thưa Tôn giả Xá-lợi-phất, các đệ tử của Thế Tôn dạy, tất cả đều biết là việc làm của Như Lai[5]. Vì trong pháp do Như Lai chứng minh họ tự huấn luyện mình, họ giác ngộ chân tánh của nó, họ giữ nó trong tâm. Từ đó về sau không một điều gì họ dạy mâu thuẫn với chân tánh của pháp. Ấy đúng là đưa ra sự chứng minh pháp của Như Lai. Bất cứ điều gì những người con đó của một gia đình thiện lương thuyết giảng đều là bản tánh của pháp, họ không đưa vào sự mâu thuẫn với thực tánh của pháp.

 

  1. TÍNH TỊCH DIỆT CỦA NGÃ

 

     Vì thế Tôn giả Tu-bồ-đề, do thần lực của Phật, bạch với Đức Thế Tôn: Thế Tôn đã nói, ‘Bây giờ hãy làm nó rõ ràng, này Tu-bồ-đề, với chư Bồ-tát, đại sĩ, bắt đầu từ bát-nhã ba-la-mật, các Bồ-tát, đại sĩ tiến vào bát-nhã ba-la-mật như thế nào!’ Khi nói về ‘Bồ-tát,’ chữ ‘Bồ-tát’ ấy chỉ pháp gì? Con không, Ôi Thế Tôn, thấy pháp ‘Bồ-tát’ đó [5], cũng không thấy pháp gọi là ‘bát-nhã ba-la-mật.’ Vì thế con không tìm, không hiểu, cũng không thấy pháp ‘Bồ-tát,’ hay ‘bát-nhã ba-la-mật,’ con sẽ giáo huấn hay khuyến dụ Bồ-tát gì trong bát-nhã ba-la-mật gì? Nhưng, Ôi Thế Tôn, nếu khi nêu ra điều này, tâm của Bồ-tát ấy không trở nên sợ sệt, cũng không thản nhiên, không thất vọng cũng không ngã lòng, nếu ngài ấy không bỏ đi hay trở nên chán nản, không run rẩy, không sợ hay kinh hãi, ấy chính là Bồ-tát này, đại sĩ này, được giáo huấn trong bát-nhã ba-la-mật. Một cách chính xác, nên biết đây là bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát ấy, là sự giáo huấn của ngài ấy trong bát-nhã ba-la-mật. Như thế khi ngài ấy trụ vững chắc, đó là sự giáo huấn và khuyến dụ của ngài ấy. Hơn nữa, khi một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật và phát triển nó, ngài ấy sẽ tự huấn luyện mình rằng không tự kiêu về tâm bồ-đề đó. Tâm ấy là vô tâm, vì trong yếu tánh tâm trong sáng.

     Xá-lợi-phất: Tâm ấy mà nó là vô tâm, là cái gì đó mà nó có [hiện hữu]?

     Tu-bồ-đề: Ở đó có hiện hữu không, hay người ta có thể lãnh hội không, ‘có’ hay ‘không có’ trong trạng thái vắng mặt của tâm này?

     Xá-lợi-phất: Không, không phải thế. [6]

     Tu-bồ-đề: Vậy thì đó có phải là câu hỏi thích hợp khi Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi hay tâm ấy mà nó là vô tâm là một cái gì đó mà nó có?

     Xá-lợi-phất: Thế thì trạng thái vắng mặt tâm này là gì?

     Tu-bồ-đề: Ấy là không có sự biến đổi hay phân biệt.

     Xá-lợi-phất: Vậy ngài có giảng điều này không, ngài Tu-bồ-đề, ngài người mà đức Thế Tôn đã tuyên bố là đệ nhất trong những người An trụ. Và vì lý do đó, [tức là bởi vì không tự kiêu về tâm bồ-đề] nên được xem là một Bồ-tát không thể bỏ giác ngộ viên mãn, và là một người không bao giờ ngừng đem bát-nhã ba-la-mật đến tâm. Hoặc một người muốn tu luyện ở mức độ của Thanh văn, hay Duyên giác, hay Bồ-tát, – một người lắng nghe bát-nhã ba-la-mật này, chấp nhận nó, giữ trong tâm, tụng nó, nghiên cứu nó, truyền bá nó cho người khác, và trong chính bát-nhã ba-la-mật này người được phú bẩm sự thiện xảo trong phương tiện sẽ tận lực, với mục đích tìm ra tất cả các pháp tạo thành một Bồ-tát. [7] Chỉ trong bát-nhã ba-la-mật này tất cả các pháp kiến lập một vị Bồ-tát, và Bồ-tát ấy sẽ tự huấn luyện và tận sức mình, được chỉ ra đầy đủ. Ngài ấy muốn tu luyệngiác ngộ viên mãn cũng sẽ lắng nghe, v.v…, bát-nhã ba-la-mật này. Người được phú bẩm thiện sự xảo trong phương tiện nên tận sức mình chỉ trong bát-nhã ba-la-mật này, với mục đích tìm được tất cả các pháp kiến lập một vị Bồ-tát.

     Tu-bồ-đề: Tôi không tìm được bất cứ cái gì tương ứng với chữ  ‘Bồ-tát,’ hay chữ ‘bát-nhã ba-la-mật,’ – mà lúc ấy tôi nên giáo huấn và khuyên nhủ Bồ-tát nào trong bát-nhã ba-la-mật nào? Chắc chắn ấy sẽ là điều đáng tiếc nếu tôi không thể tìm được chính cái ấy, chỉ bằng chữ thôi sẽ khiến cho một Bồ-tát sinh ra và lìa đời. Hơn nữa, như thế cái gì được chỉ định thì không tương tục cũng chẳng phải không tương tục, không gián đoạn cũng chẳng phải không gián đoạn. Vì sao? Bởi vì nó không hiện hữu. Đó là [lý do] tại sao nó không tương tục cũng chẳng phải không tương tục, không gián đoạn cũng chẳng phải không gián đoạn. Nên thừa nhận một vị Bồ-tát không trở nên sợ hãi khi được dạy bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này [8] là không thiếu trong bát-nhã ba-la-mật, khi trụ ở địa bất thối chuyển của Bồ-tát, trụ vững chắc, vì không trụ ở bất cứ nơi nào. Hơn nữa, một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật và phát triển nó, không nên trụ trong sắc, v.v… Bởi vì, khi trụ trong sắc, v.v…, ngài ấy theo đuổi trong tác động của sắc, và không phải trong bát-nhã ba-la-mật. Vì trong khi theo đuổi trong tác động của sắc, ngài ấy không thể có được bát-nhã ba-la-mật, cũng không tận sức mình vì nó, cũng không hoàn thành nó. Khi không hoàn thành bát-nhã ba-la-mật, ngài ấy không thể đi đến nhất thiết trí, chừng nào ngài ấy còn là người cố gắng thích hợp với những cái chủ yếu lẫn tránh. Vì trong bát-nhã ba-la-mật thì sắc không thích hợp. Nhưng sự không thích hợp của sắc, v.v…, không phải là sắc, v.v… Và bát-nhã ba-la-mật cũng không thể thích hợp được. Như vậy một Bồ-tát nên theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Nên gọi nội kiến tập trung này của một vị Bồ-tát là ‘sự không thích hợp của tất cả các pháp.’ Nó quảng đại, cao quí, không giới hạn và vững vàng, không bị bất cứ một Thanh văn hay Duyên giác nào chia xẻ. Không thể bám giữ chính cảnh giới Nhất thiết trí, bởi vì không thể nắm bắt nó bằng tướng. Nếu có thể nắm bắt nó bằng tướng, thì Du sĩ Tiên-ni[6] không có niềm tin nơi đạo của chúng ta. Du sĩ Tiên-ni tin quyết tri kiến này của nhất thiết trí, và là một ‘tín đồ’ ông ta [9] nhập vào tri kiến với một phạm vigiới hạn. Ông ta không chấp giữ sắc, v.v… Ông ta cũng không bình luận tri kiến đó với hân hoan và khoái lạc. Ông ta cũng không xem nó là bên trong sắc, v.v…, cũng không phải bên ngoài, cũng không cả hai bên trong và bên ngoài, cũng không khác hơn sắc, v.v…Trong đoạn kinh này, Du sĩ Tiên-ni, là người luôn luôn tin quyết vào tri kiến của nhất thiết trí, được gọi là tín đồ. Ông ta nhận chân tánh của các pháp làm tiêu chuẩn của mình, và tin quyết vào vô tướng, vì thế ông ta không chấp giữ bất cứ pháp nào ông ta có thể thích nghi hay buông thả. Ông ta cũng không quan tâm đến cả Niết-bàn. Nên biết đây cũng là bát-nhã ba-la-mật của một Bồ-tát, mà ông ta không chấp giữ sắc, v.v…, và ông ta không nhập Niết-bàn giữa đường, trước khi ông ta giác ngộ mười lực của Như Lai, bốn vô úy của ngài, và mười tám pháp bất cộng của một vị Phật. Vì thế, nên biết đây cũng là bát-nhã ba-la-mật của một Bồ-tát. [10] Thêm nữa, một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật và phát triển nó, nên quán sátthiền định về ba-la-mật đó là gì, ai có nó, và về bát-nhã ba-la-mật này là pháp vô hữu, bất khả đắc. Khi các quán sát này không làm Bồ-tát ấy sợ, thì biết ngài ấy là một Bồ-tát sở hữu bát-nhã ba-la-mật.

     Xá-lợi-phất: Làm sao biết được một Bồ-tát sở hữu bát-nhã ba-la-mật, khi chính sắc không sở hữu tự tánh của sắc, v.v…; khi bát-nhã ba-la-mật không sở hữu tự tánh của bát-nhã ba-la-mật; khi chính nhất thiết trí không sở hữu tự tánh của nhất thiết trí?

     Tu-bồ-đề: Đúng vậy, thưa ngài Xá-lợi-phất. Sắc tự nó không sở hữu tự tánh của sắc, v.v… Bát-nhã ba-la-mật không sở hữu tướng của ‘bát-nhã ba-la-mật.’ Tướng không sở hữu tự tánh của tướng. Cái có tướng không sở hữu tự tánh của cái có tướng, và tự tánh không sở hữu tướng của tự tánh. [11]

     Xá-lợi-phất: Song, vị Bồ-tát tu luyện trong đây sẽ đi đến nhất thiết trí chứ?

     Tu-bồ-đề: Ngài ấy sẽ đi đến. Bởi vì tất cả các pháp đều bất sinh, và không đi đến. Khi theo đuổi như thế, một Bồ-tát đến gần nhất thiết trí. Ở gần nhất thiết trí, thân, ý, và tướng của ngài ấy sẽ trở nên hoàn toàn thanh tịnh, vì thuần thục chúng sinh, và ngài ấy sẽ gặp chư Phật. Như vậy một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật đến gần nhất thiết trí.

     Tu-bồ-đề nói thêm về vị Bồ-tát ấy: Ngài ấy theo đuổi trong tướng khi ngài ấy theo đuổi trong sắc, v.v…, hay trong tướng của sắc, v.v…, hay trong ý tưởng rằng ‘sắc là tướng,’ hay trong tùy thuộc phát sinh của sắc, hay trong sự dừng lại hay hủy diệt của sắc, hay trong ý tưởng rằng ‘sắc là rỗng không.’ hay ‘Tôi theo đuổi’ hay ‘Tôi là một Bồ-tát.’ Vì ngài ấy thực tế theo đuổi trong ý tưởng ‘Tôi là một Bồ-tát’ như là cái căn bản. [12] Hay, khi nó xảy ra với ngài ấy ngài ấy theo đuổi như thế, theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật và phát triển nó,’ – ngài ấy chỉ theo đuổi trong tướng. Nên biết một Bồ-tát như thế là không thiện xảo trong phương tiện.

     Xá-lợi-phất: Vậy thì ngài ấy phải theo đuổi như thế nào nếu ngài ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật? 

     Tu-bồ-đề: Ngài ấy không nên theo đuổi trong các uẩn, cũng không theo đổi trong tướng, cũng không theo đuổi trong ý kiến rằng ‘các uẩn là tướng,’ cũng không theo đuổi trong sự sinh của các uẩn, trong sự trụ hay diệt của chúng, cũng không theo đuổi trong ý kiến rằng ‘các uẩn rống rỗng,” hay ‘Tôi theo đuổi,’ hay ‘Tôi là một Bồ-tát.’ Và [13] không nên nảy sinh, ‘ngài ấy theo đuổi như thế, theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật và phát triển nó.’ Ngài ấy theo đuổi nhưng không vui thích những ý kiến như ‘Tôi theo đuổi,’ ‘Tôi không theo đuổi,’ ‘Tôi không theo đuổi cũng chẳng không theo đuổi,’ và cùng cái [bốn] ấy với ‘Tôi sẽ theo đuổi.’ Ngài ấy không đến gần bất cứ pháp nào cả, bởi vì tất cả các pháp không thể tiếp cận và không thể thích hợp. Vậy thì vị Bồ-tát ấy có nội kiến tập trung ‘Không nắm bắt bất cứ pháp nào bằng danh, sự quảng đại, cao quí, không bị giới hạnvững chắc, không bị bất cứ Thanh văn hay Duyên giác nào chia xẻ. Khi trú trong nội kiến tập trung này, một Bồ-tát sẽ nhanh chóng đạt được giác ngộ viên mãn mà các Như Lai quá khứ đã thọ ký cho ngài ấy. Nhưng khi trú trong định đó, ngài ấy không phê bình nó, cũng không nghĩ ‘Tôi được nhiếp thọ,’ ‘Tôi sẽ nhập định,’ ‘Tôi đang nhập định,’ Tôi đã nhập định.’ Tất cả, trong mỗi và mọi cách, không hiện hữu đối với ngài ấy. [14]

Xá-lợi-phất: Người ta có thể thị hiện định ấy không?

Tu-bồ-đề: Không, thưa ngài Xá-lợi-phất. Bởi vì người con ấy của gia đình thiện lương không biết cũng không nhận thức nó.

Xá-lợi-phất: Ngài nói rằng người ấy không biết cũng không nhận thức nó ư?

Tu-bồ-đề: Tôi nói, vì định ấy không hiện hữu.

Thế Tôn: Nói khéo đấy, Tu-bồ-đề. Và một Bồ-tát nên tu luyện như thế trong ấy, bởi vì lúc ấy ông ta tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật.

Xá-lợi-phất: Khi tu luyện như thế, ngài ấy tu luyện trong bát- nhã ba-la-mật ư?

Thế Tôn: Khi tu luyện như thế, ông ấy tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật.

Xá-lợi-phất: Khi tu luyện như thế, ngài ấy tu luyện trong những pháp nào?

Thế Tôn: Ông ấy không tu luyện trong bất cứ pháp nào hết. [15] 

Bởi vì các pháp không hiện hữu theo cách như thế như những người, ngu không có học, tầm thường quen giả sử.

     Xá-lợi-phất: Thế thì chúng hiện hữu thế nào?

     Thế Tôn: Vì chúng không hiện hữu, thế là chúng hiện hữu. Và như thế, vì chúng không hiện hữu[7], chúng được gọi là [quả của] vô minh[8]. Những người ngu ngốc, không học, tầm thường cứ ở trong chúng. Mặc dù không hiện hữu, họ kiến lập tất cả các pháp. Khi kiến lập các pháp, chấp giữ hai biên, họ không biết hay thấy các pháp đó [trong thực tướng của chúng]. Vì thế họ kiến lập tất cả các pháp không hiện hữu. Khi kiến lập chúng, họ cứ ở hai biên. Rồi họ tùy thuộc vào cái mắc xích như là sự thật căn bản, và kiến lập các pháp quá khứ, vị lai, và hiện tại. Sau khi kiến lập, họ cứ ở trong danh và sắc. Họ kiến lập tất cả các pháp không hiện hữu, họ không biết cũng không thấy đạo như thật. Hậu quả, họ không tiến hành từ ba giới, và không thức tỉnh trước biên tế của thực tại. Vì lý do đó, họ đi đến chỗ trở thành những ‘người ngu’ kiểu mẫu. Họ không có niềm tin nơi chánh pháp. Nhưng một Bồ-tát không ở lại nơi bất cứ pháp nào.

     Xá-lợi-phất: Khi tu luyện như thế, có phải đó là một Bồ-tát tu luyện trong nhất thiết trí?

     Thế Tôn: Khi tự tu luyện như thế, một Bồ-tát không những tu luyện trong nhất thiết trí, mà ông ấy còn tu luyện trong tất cả các pháp, [16] Khi tự tu luyện như thế, một Bồ-tát được tu luyện trong nhất thiết trí, đến gần nó, tiến đến nó.

     Tu-bồ-đề: Nếu, Ôi Thế Tôn, có người hỏi, – Người huyễn này sẽ được tu luyện trong nhất thiết trí, sẽ đến gần nó, sẽ đi đến nó chăng? Nên giải thích như thế nào?

     Thế Tôn: Tôi sẽ hỏi ông một câu ngược lại, ông có thể trả lời theo cách hay nhất của ông.

     Tu-bồ-đề: Thật khéo nói, Ôi Thế Tôn. Và Tôn giả Tu-bồ-đề lắng nghe đức Thế Tôn.

     Thế Tôn: Ý ông thế nào, Tu-bồ-đề, có phải sắc, v.v…, là một

vật, và huyễn là một vật khác?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, bạch Thế Tôn. Bởi vì không phải như thế, không phải huyễn là một vật, và sắc, v.v…, là một vật khác; sắc

chính là huyễn, huyễn chính là sắc.

     Thế Tôn: Ý ông thế nào, Tu-bồ-đề, có phải ý niệm ‘Bồ-tát’ ấy, cái thống trị ấy, khái niệm ấy, sự phát biểu theo qui ước ấy, – ở trong năm thủ uẩn không?    

     Tu-bồ-đề: Vâng, đúng ạ. Bởi vì một Bồ-tát tu luyện mình trong bát-nhã ba-la-mật sẽ tu luyện mình như một người huyễn vì giác ngộ vô thượng. [17] Vì nên nhớ rằng năm thủ uẩn giống như một người huyễn. Bởi vì Thế Tôn đã nói rằng sắc giống như huyễn. Và cái gì là đúng với sắc cũng đúng với sáu căn, và năm thủ uẩn

     Tu-bồ-đề: Các vị Bồ-tát mới lên xe sẽ không run rẩy khi họ nghe sự giảng giải này sao? 

     Thế Tôn: Họ sẽ run rẩy khi họ rơi vào tay các ác tri thức, nhưng không [run rẩy] nếu họ rơi vào tay các thiện tri thức.

     Tu-bồ-đề: Vậy thì ai là thiện tri thức của Bồ-tát?

     Thế Tôn: Những người giáo huấn và khuyên nhủ ông ta trong các ba-la-mật. Những người chỉ cho ông ta những hành vi của Ma vương, nói ‘đây là cách nhận ra những lỗi lầmhành vi của Ma vương. Đây là những lỗi lầmhành vi của Ma vương. Ông nên loại bỏ chúng sau khi ông nhận ra chúng.’ Nên biết những người này là thiện tri thức của một Bồ-tát, một đại sĩ, được trang bị chiếc áo giáp vĩ đại, lên đường trên chiếc xe lớn, đã lên xe đại thừa. [18]

 

  1. NGHĨA CỦA ‘BỒ-TÁT’

 

     Tu-bồ-đề: Về những gì Thế Tôn đã nói, khi nói về ‘Bồ-tát,’ –

chữ ‘Bồ-tát’ có nghĩa là gì?

     Thế Tôn: Không cái gì thực có là nghĩa của chữ ‘Bồ-tát.’ Bởi vì một Bồ-tát tu luyện mình trong vô chấp đối với tất cả các pháp. Vì Bồ-tát ấy, đại sĩ ấy, thức tỉnh trong vô chấp đối với giác ngộ viên mãn theo nghĩa ông ấy hiểu tất cả các pháp. Bởi vì ông ấy lấy giác

ngộ làm mục đích của mình, nên được gọi là Bồ-tát,[9] đại sĩ.

 

  1. NGHĨA CỦA ‘ĐẠI SĨ’

 

     Tu-bồ-đề: Lại nữa, khi Thế Tôn nói một Bồ-tát là ‘một đại sĩ,’ – vì lý do gì mà gọi một Bồ-tát là một đại sĩ?

     Thế Tôn: Một Bồ-tát được gọi là ‘một đại sĩ’ theo nghĩa ông ấy

 sẽ khiến cho một khối lớn, một tập thể chúng sinh đạt cái cao nhất.

     Xá-lợi-phất: Một Bồ-tát được gọi là một ‘đại sĩ’ theo nghĩa gì cũng rõ ràng đối với con. [19]

     Thế Tôn: Vậy thì bây giờ hãy làm rõ ràng ý ông là gì!

     Xá-lợi-phất: Một Bồ-tát được gọi là một ‘đại sĩ’ theo nghĩa ngài ấy chứng minh pháp đến độ những sai lầm to lớn sẽ bị bỏ đi, – những tà kiến như sự giả định về ngã, chúng sinh, thọ giả (linh hồn), người, hữu, vô hữu, đoạn, thường, nhân cách, v.v…

     Tu-bồ-đề: Một Bồ-tát được gọi là ‘đại sĩ’ theo nghĩa gì cũng rõ ràng đối với con. [19]

     Thế Tôn: Vậy thì bây giờ hãy làm rõ ràng ý ông là gì!

     Tu-bồ-đề: Một Bồ-tát được gọi là một ‘đại sĩ,’ nếu ngài ấy vẫn không chấp trước, không dính líu, tâm bồ-đề, tâm nhất thiết trí, tâm bất bình đẳng, tâm bình đẳng với những cái bất bình đẳng, không được bất cứ một Thanh văn hay Duyên giác nào chia xẻ. Bởi vì tâm nhất thiết trí [tự nó] không có rỉ lậu, và không bao gồm [thế giới thực nghiệm]. Và trong khía cạnh tâm nhất thiết trí, không có rỉ lậu và không bao gồm, ngài ấy vẫn không chấp trước và không dính líu. Theo nghĩa đó một Bồ-tát thực đến chỗ trở thành một ‘đại sĩ’ kiểu mẫu.

     Xá-lợi-phất: Vì lý do gì ngài ấy không chấp trước ngay cả với tâm đó, và không dính líu với nó?

     Tu-bồ-đề: Bởi vì nó không phải là tâm.

     Xá-lợi-phất: Có phải tâm đó, là không vô tâm, là một cái gì đó mà nó là [hiện hữu] không? [20]

     Tu-bồ-đề: Có hiện hữu ở đó không, hay người ta có thể nhận

biết không, là ‘có’ hoặc ‘không có’ trong trạng thái tâm vắng mặt này?

     Xá-lợi-phất: Không, không phải thế.

     Tu-bồ-đề: Thế thì làm sao Tôn giả Xá-lợi-phất có thể nói, ‘có phải tâm đó, là vô tâm, là một cái gì đó mà nó có [hiện hữu] không?

     Xá-lợi-phất: À, ngài có giảng giải điều này không, ngài là người mà Thế Tôn tuyên đã công bố là đệ nhất trong những người An trụ.

     Vì thế Tôn giả Phú-lâu-na,[10] con trai của ngài Di-lặc,[11] nói với Thế Tôn: ‘Đại sĩ,’ người được gọi như thế, được trang bị chiếc áo giáp vĩ đại là người đó, người đó lên đường bằng xe đại thừa, được lên xe đại thừa. Đó là tại sao người đó đến chỗ trở thành một ‘đại sĩ’ kiểu mẫu.  

     Tu-bồ-đề: Vĩ đại thế nào mà tôn xưng ngài ấy danh hiệu gọi là ‘được trang bị chiếc áo giáp vĩ đại’? 

     Thế Tôn: Ở đây Bồ-tát ấy, đại sĩ ấy, nghĩ như vầy: ‘Tôi sẽ đưa vô số chúng sinh đến Niết-bàn nhưng không có chúng sinh nào đến Niết-bàn, hay được đưa đến Niết-bàn.’ Tuy nhiên nhiều chúng sinh trong ấy có thể đưa đến Niết-bàn, song không có chúng sinh nào được đưa đến Niết-bàn, cũng không có sự đưa đến Niết-bàn. Vì như thế là chân tánh của các pháp, thấy bản tánh của các pháp là hư huyễn. [21] Cũng vậy, Tu-bồ-dề, nếu một nhà ảo thuật khôn lanh, hay người tập sự của nhà ảo thuật, triệu gọi một đám đông người ở ngã ba dường, và rồi lại làm họ biến mất. Ý ông thế nào, Tu-bồ-đề, có ai bị người nào giết, hay ám sát, hay hủy diệt, hay bị làm cho biến mất không?

     Tu-bồ-đề: Thật không có, bạch Thế Tôn.

     Thế Tôn: Dù vậy một Bồ-tát, một đại sĩ, đưa vô số chúng sinh đến Niết-bàn, song không có chúng sinh nào được đưa đến Niết-bàn, hay đưa những người khác đến đó. Nghe sự giảng giải này mà không sợ, đó là điều vĩ đại đem danh hiệu cho Bồ-tát ấy được biết như là ‘được trang bị chiếc áo giáp vĩ đại.’

     Tu-bồ-đề: Theo con hiểu nghĩa lời dạy của Thế Tôn, vì chắc

chắn không phải được trang bị chiếc áo giáp mà vị Bồ-tát này, vị đại sĩ này, nên được biết đến.

     Thế Tôn: Đúng vậy. Vì nhất thiết trí không phải được tạo ra,

không phải không được tạo ra, không phải kết quả.   

     Tu-bồ-đề: Đúng vậy. Vì sắc, v.v…, [22] chẳng phải bị ràng buộc hay được giải thoát. Và điều đó cũng đúng với Như của sắc, Như của thọ, v.v…

 

     Phú-lâu-na:  Nhưng vậy thì cái gì là sắc của cái mà ngài nói nó

không phải bị ràng buộc cũng không được giải thoát, và cái gì là Như của sắc, v.v…?

     Tu-bồ-đề: Sắc của người huyễn thì không buộc cũng không giải. [23] Bởi vì trong chân tướng nó chẳng ở đó, bởi vì nó ly cách, bởi vì nó bất sinh. Đây là chiếc áo giáp vĩ đại, chiếc áo giáp vĩ đại của một Bồ-tát, của một đại sĩ, được trang bị chiếc áo giáp vĩ đại, đã lên đường bằng chiếc xe lớn, đã lên chiếc xe đại thừa.

     Sau những lời này Tôn giả Phú-lâu-na im lặng.

 

  1. NGHĨA CỦA ‘ĐẠI THỪA’

 

     Tu-bồ-đề: Ấy là như thế, Ôi Thế Tôn, một Bồ-tát, một đại sĩ, được trang bị cái áo giáp vĩ đại, và trở thành người lên đường trên chiếc xe lớn, đã lên chiếc xe đại thừa. Nhưng thế nào là chiếc xe đại thừa? Làm sao biết người ấy đã lên đường trên chiếc xe đó? Nó từ đâu tới và đi về đâu? Nó sẽ đứng ở chỗ nào? Ai sẽ tới bằng phương tiện xe đại thừa này?

     Thế Tôn: ‘Đại thừa’ [chiếc xe lớn] là chữ đồng nghĩa của vô lượng. ‘Vô lượng’ có nghĩa là vô cùng. Nó từ ba giới tới. Nó ra đi đến nơi không có trợ duyên khách quan nào. Ấy sẽ là một Bồ-tát, một đại sĩ, sẽ đi tới, – người ấy sẽ đi tới bất cứ nơi nào. Cũng không một người nào ra đi trên đó. Nó sẽ không trụ ở bất cứ chỗ nào. [Và cuối cùng], bằng phương tiện chiếc xe đại thừa này không một ai đi tới, không một ai đã đi tới, không một ai sẽ đi tới. [24] Bởi vì không pháp nào trong các pháp này, – người ấy đi tới, và bởi [pháp] đó mà người ấy đi tới – hiện hữu, cũng không thể đạt được các pháp. Vì tất cả các pháp không hiện hữu, pháp gì có thể đi tới bởi pháp gì? Như thế, Tu-bồ-đề, một Bồ-tát, một đại sĩ, được trang bị chiếc áo giáp vĩ đại, và lên chiếc xe đại thừa.

     Tu-bồ-đề: Thế Tôn nói về ‘chiếc xe đại thừa.’ Vượt qua thế giới với chư thiên, người, a-tu-la, chiếc xe ấy sẽ đi tới. Vì nó cũng như hư không, và quá ư quảng đại. Như trong hư không, trong chiếc xe này như thế có chỗ cho vô lượngvô số chúng sinh. Chiếc xe đại thừa của chư Bồ-tát, chư đại sĩ cũng vậy. Người ta không thể thấy nó đến, hay đi, và chỗ trú của nó không hiện hữu. Như vậy người ta không thể đến chỗ bắt đầu của chiếc xe lớn này, cũng không thể đến chỗ cuối hay chỗ giữa của nó. Nhưng nó tự đồng nhất mọi nơi. Vì thế, người ta nói về ‘chiếc xe đại thừa.’

     Thế Tôn: Nói khéo đấy, Tu-bồ-đề. Nó là như thế. Nó như vậy mà nó là chiếc xe lớn của các Bồ-tát, các đại sĩ. Đã tu luyện ở trong đó, các Bồ-tát thực đạt đến nhất thiết trí, đã đạt đến, sẽ đạt đến.

     Phú-lâu-na: Trưởng lão Tu-bồ-đề này, khi được hỏi về bát-nhã ba-la-mật, ngài ấy tưởng rằng chiếc xe đại thừa là một vật gì đó có thể chỉ ra được. [25]

     Tu-bồ-đề: Ôi Thế Tôn, con có nói về chiếc xe đại thừa mà không vi phạm bát-nhã ba-la-mật chứ?

     Thế Tôn: Ông có nói. Ông chỉ ra chiếc xe đại thừa phù hợp với bát-nhã ba-la-mật.

 

  1. CHỨNG ĐẮC

 

     Tu-bồ-đề: Nhờ thần lực của Phật, Ôi Thế Tôn. Hơn nữa, Ôi Thế Tôn, một Bồ-tát [bắt đầu cuộc hành trình] không tiến gần [mục đíchcảnh giới Bồ-tát viên mãn] từ nơi bắt đầu, không ở nơi kết thúc, cũng không ở chặng giữa. Bởi vì Bồ-tát thì vô biên như sắc, v.v…, vô biên. Ngài ấy không tiến gần ý kiến ‘Bồ-tát là sắc,’ v.v… Điều đó cũng không hiện hữu, và không nhận biết được. Như vậy trong mỗi và mọi cách con không được bất cứ pháp nào trong các pháp kiến lập một Bồ-tát. Con không thấy pháp mà chữ ‘Bồ-tát’ chỉ. Bát-nhã ba-la-mật con cũng không thấy cũng không đạt được. Nhất thiết trí con cũng không thấy, cũng không đạt được. Vì trong mỗi và mọi cách con không nhận biết cũng không thấy pháp ấy, – pháp gì con nên dạy và khuyên nhủ qua pháp gì và trong pháp gì? ‘Phật,’ ‘Bồ-tát,’ ‘bát-nhã ba-la-mật,’ tất cả chỉ là danh tự. Và những gì các danh từ ấy chỉ là một cái gì đó bất tạo. Nó như là có ngã. [26] Mặc dù chúng ta nói về ‘ngã,’ nhưng tuyệt đối ngã là một cái gì đó bất tạo. Vì thế tất cả các pháp khôngtự tánh, sắc là cái gì, v.v…, mà không thể nắm bắt, và cái gì đó không được tạo ra. Như vậy sự kiện tất cả các pháp khôngtự tánh giống như sự kiện chúng không được tạo ra. Nhưng sự bất tạo của tất cả các pháp khác với [chính] những pháp đó. Làm sao con dạy và khuyên nhủ sự bất tạo trong bát-nhã ba-la-mật mà nó cũng là bất tạo? Nhưng người ta không thể nhận biết tất cả các pháp khác hơn là bất tạo, dù chúng là những pháp kiến lập một vị Phật, hay một Bồ-tát, hay người đi đến giác ngộ. Nếu một Bồ-tát, khi được dạy điều này, không sợ, thì nên biết rằng ‘Bồ-tát này, đại sĩ này, theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, phát triển nó, quán sát nó, và thiền định về nó.’ Bởi vì thời gian ấy Bồ-tát không tiếp cận sắc, v.v…, cũng không đi đến sắc. Vì sự bất sinh của sắc, v.v…, không phải là sắc, v.v… [27] Sự bất diệt của sắc, v.v…, không phải là sắc, v.v…Sự bất sinh và sắc vì thế không phải hai, cũng không phân chia. Sự bất diệt và sắc vì thế không phải hai cũng không phân chia. Cũng như người ta gọi nó là ‘sắc,’ v.v…, người ta làm một phép đếm về cái gì không phải là hai. Như vậy vị Bồ-tát quán sát trong bát-nhã ba-la-mật tất cả các pháp trong tất cả các chủng, và lúc đó ngài ấy [28] không tiếp cận sắc, v.v…

     Xá-lợi-phất: Như tôi hiểu lời dạy của Tôn giả Tu-bồ-đề, Bồ-tát cũng là bất sinh. Nếu Bồ-tát là bất sinh, vậy thì làm sao ngài ấy tiếp tục cuộc hành hương khó khăn, và làm sao có thể trải nghiệm những đau khổ đó vì chúng sinh?

     Tu-bồ-đề: Tôi không tìm một Bồ-tát tiếp tục cuộc hành hương khó khăn. Trong bất cứ trường hợp nào, người theo đuổi trong sự tưởng khó thì không phải là một Bồ-tát. Bởi vì người tạo ra sự tưởng khó không thể làm việc hạnh phúc cho vô số chúng sinh. Trái lại, người ấy hình thành ý niệm thong dong, hình thành ý niệm tất cả chúng sinh, dù đàn ông hay đàn bà, là cha mẹ và con cái của mình, và như vậy người ấy tiếp tục cuộc hành hương của một Bồ-tát. Vì thế một Bồ-tát nên đồng nhất tất cả chúng sinh với cha mẹ và con cái của mình, vâng, ngay cả với tự ngã của riêng mình, như vầy: ‘Vì tôi, chính tôi, muốn hoàn toàn không có tất cả mọi đau khổ, cũng như tất cả chúng sinh muốn hoàn toàn không có tất cả mọi đau khổ.’ Hơn nữa về tất cả chúng sinh, nên hình thành ý niệm: ‘Ta không nên bỏ rơi tất cả những chúng sinh này. Ta nên giải thoát họ khỏi cái khối đau khổ vô lượng ấy! và ta không nên sinh ra ý nghĩ ghét họ, dù cho ta bị chặt chân tay hằng trăm lần!’ Như vậy một Bồ-tát sẽ nâng cao trái tim mình lên. Khi trụ như một người có trái tim như thế, thì ngài ấy sẽ không theo đuổi cũng không trụ như người tưởng khó. [29] Hơn nữa một Bồ-tát nên phát sinh ý nghĩ ‘như trong mỗi và mọi cách ngã không hiện hữu, và không đến gần được, cũng vậy trong mỗi và mọi cách tất cả các pháp đều không hiện hữu, và không đến gần được.’ Ngài ấy nên ứng dụng ý niệm này với tất cả các pháp, bên trong và bên ngoài. Khi ngài ấy trụ như người có trái tim như thế, thì ngài ấy sẽ không theo đuổi, cũng không trụ, như người tưởng khó. Nhưng khi Tôn giả Xá-lợi-phất nói rằng ‘bất sinh là Bồ-tát,’ quả thật như thế, ‘bất sinh là Bồ-tát.’

     Xá-lợi-phất: Thêm nữa, có phải chỉ Bồ-tát là bất sinh hay các pháp kiến lập ngài ấy cũng vậy?

     Tu-bồ-đề: Các pháp kiến lập ngài ấy cũng là bất sinh.

     Xá-lợi-phất: Có phải các pháp kiến lập một Bồ-tát bất sinh hay cảnh giới của nhất thiết trí cũng vậy?

     Tu-bồ-đề: Cảnh giới của nhất thiết trí cũng là bất sinh.

     Xá-lợi-phất: Có phải chỉ cảnh giới của nhất thiết tríbất sinh hay các pháp kiến lập nó cũng vậy?

     Tu-bồ-đề: Các pháp kiến lập nhất thiết trí cũng là bất sinh.

     Xá-lợi-phất: Có phải chỉ các pháp kiến lập nhất thiết tríbất sinh hay hạng người thường cũng vậy?

     Tu-bồ-đề: Người thường cũng là bất sinh.  

     Xá-lợi-phất: Có phải chỉ hạng người thường bất sinh hay các

pháp kiến lập họ cũng vậy?

     Tu-bồ-đề: Các pháp kiến lập hạng người thường cũng là bất sinh. [30]

     Xá-lợi-phất: Thưa Tôn giả Tu-bồ-đề, nếu một Bồ-tát là bất sinh và các pháp kiến lập ngài ấy cũng vậy, cảnh giới nhất thiết trí cũng vậy, các pháp kiến lập nó cũng vậy, hạng người thường cũng vậy, và các pháp kiến lập họ cũng vậy, – thế thì chắc chắn một Bồ-tát không có bất cứ một gắng sức nào cũng đạt đến cảnh giới của nhất thiết trí ư?

     Tu-bồ-đề: Tôi không ước mong chứng đắc một pháp bất sinh, cũng không [ước mong] tái hợp nhất với một [pháp bất sinh]. Hơn nữa, nguời ta có đạt được sự chứng đắc một pháp bất sinh qua một pháp bất sinh không?

     Xá-lợi-phất: Vậy thì người ta có đạt được sự chứng đắc bất sinh qua một pháp bất sinh, hay qua một pháp sinh không?

     Tu-bồ-đề: Vậy thì một pháp bất sinh được sinh, hay nó không được sinh?

     Xá-lợi-phất: Thế thì sự sinh một pháp mà pháp ấy là sự bất sinh, hay sự bất sinh một pháp mà pháp ấy là sự sinh?

     Tu-bồ-đề: Nói một pháp sinh là một pháp bất sinh là không thể hiểu được.

     Xá-lợi-phất: Nói bất sinh cũng không thể hiểu được.

     Tu-bồ-đề: Bất sinh chỉ là thuyết thoại. Bất sinh chỉ xuất hiện trước con mắt tâm. Bất sinh chỉ là tia sáng trong tâm. Tuyệt đối nó không là cái gì hơn thế. 

     Xá-lợi-phất: Nên xếp Tôn giả Tu-bồ-đề vào hạng nhất của những người thuyết giảng pháp. [31] Dù người ta có thể vấn nạn ngài ấy bằng bất cứ cách nào, ngài ấy cũng tìm được đường ra, ngài ấy không lạc ra ngoài [lời dạy đúng về] chân tánh của Pháp, và ngài ấy không mâu thuẫn với chân tánh đó của Pháp.

     Tu-bồ-đề: Đây là Chân như Cứu cánh của Thế Tôn, yếu tánh của Thanh văn, những người không có bất cứ sự ủng hộ nào, như thế, khi bị vấn nạn bằng bất cứ cách nào, họ cũng tìm được lối ra, không mâu thuẫn với chân tánh của các pháp, cũng không xa lìa nó. Và

bởi vì họ không tùy thuộc vào bất cứ một pháp nào.

     Xá-lợi-phất: Nói hay, ngài Tu-bồ-đề. Và cái gì là ba-la-mật của các Bồ-tát [không cho phép họ] tùy thuộc vào bất cứ pháp nào?

     Tu-bồ-đề: Bát-nhã ba-la-mật, phúc lợi cho tất cả [ba] thừa, cũng là ba-la-mật [không cho phép họ] nương tựa vào bất cứ pháp nào, bởi vì [nó cho thấy rằng] tất cả các pháp không có sự hộ trợ nào cả [vì thế không thể cống hiến gì hết]. Vì nếu một Bồ-tát, khi được dạy bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, mà không sợ, lúc ấy nên biết rằng ngài ấy tự điều chỉnh mình phù hợp với bát-nhã ba-la-mật, và ngài ấy không thiếu sự chú ý này [đối với những sự kiện chân thật về các pháp]. 

     Xá-lợi-phất: Một Bồ-tát không thiếu sự chú ý khi ngài ấy được điều chỉnh phù hợp với bát-nhã ba-la-mật thì thế nào? [32] Vì nếu một Bồ-tát không thiếu sự chú ý, thì ngài ấy [tự động] sẽ thiếu sự điều chỉnh để phù hợp với bát-nhã ba-la-mật. Và nếu không thiếu sự điều chỉnh phù hợp với bát-nhã ba-la-mật, ngài ấy sẽ thiếu sự chú ý. Nhưng nếu [ở] một Bồ-tát mà hai sự kiện là ngài ấy không thiếu sự chú ý và ngài ấy không thiếu sự trú trong bát-nhã ba-la-mật, cùng thuộc về nhau, thì tất cả chúng sinh cũng sẽ không thiếu sự trú trong bát-nhã ba-la-mật. Bởi vì họ cũng trú không thiếu chú ý.

     Tu-bồ-đề: Nói hay, nhưng tôi phải chứng minh lại cho ngài, mặc dù Tôn giả Xá-lợi-phất đã nắm đúng vấn đề chừng nào lời nói còn liên quan. Bởi vì nên biết rằng chú ý không có tự tánh theo cách chúng sinh không có tự tánh; chú ý không thực hữu theo cách chúng sinh không thực hữu; chú ý ly cách theo cách chúng sinh ly cách; chú ý không thể nghĩ bàn theo cách chúng sinh không thể nghĩ bàn; những hành động chú ý của tâm không trải qua quá trình đưa đến giác ngộ theo cách chúng sinh không trải qua quá trình đó; những hành động của chú ý không trải qua quá trình đưa đến giác ngộ theo bất cứ chân nghĩa nào hơn chúng sinh trải qua. Qua sự chú ý có tánh cách như thế tôi ước mong rằng một Bồ-tát, một Đại sĩ, có thể trú ở chỗ trú này. 

 

Chương II

 

THÍCH-ĐỀ[12]

 

  1. TỰA

 

     Lại cũng lúc đó, nhiều thiên đến hội ấy, và ngồi chỗ của mình: Thiên đế Thích-đề, với bốn vạn thiên của [trời] Ba mươi ba; bốn hộ vệ thế gian, với hai vạn thiên thuộc đám tùy tùng của Bốn Đại Thiên vương; Phạm-thiên, người trị vì thế giới này, với một vạn thiên thuộc đám cùng đi của Phạm-thiên; và năm ngàn thiên của cõi Tịnh Độ. Nhưng thần lực của Phật, sự trang nghiêmuy quyền của ngài vượt qua ngay cả sự huy hoàng của chư thiên, một báo đáp cho những hành vi họ đã làm trong quá khứ.

     Thích-đề: Thưa ngài Tu-bồ-đề, nhiều ngàn thiên đây đến hội này, và đã ngồi chỗ của họ, bởi vì họ muốn nghe về bát-nhã ba-la-mật từ ngài Tu-bồ-đề thánh thiện, và lắng nghe lời khuyên của ngài ấy cho các Bồ-tát, sự giáo huấn và khuyên nhủ của ngài ấy. Rồi một Bồ-tát trụ trong bát-nhã ba-la-mật như thế nào, tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật như thế nào, hiến mình cho bát-nhã ba-la-mật như thế nào?  

     Tu-bồ-đề: Vậy thì hãy để tôi giải thích cho ngài, nhờ thần lực, sự trang nghiêmuy lực của Phật. Chúng thiên nào chưa phát tâmgiác ngộ viên mãn, nên làm thế. Tuy nhiên, chúng thiên nào chắc chắn họ đã an toàn ra khỏi thế gian này [tức là, những vị A-la-hán đã đạt lần sinh cuối cùng, và nghĩ rằng họ đã làm xong tất cả] là không thích hợp cho giác ngộ viên mãn [bởi vì họ không muốn đi, vì bi tâm, trở lại với sinh tử]. Vì sao? Cơn lụt sinh tử bao vây họ lại. [34] Không có khả năng tái sinh lại nhiều lần, họ không thể phát tâmgiác ngộ viên mãn. Song nếu họ cũng phát tâmgiác ngộ viên mãn, tôi cũng sẽ xác nhận cho họ. Tôi sẽ không bít lấp thiện căn của họ. Vì nên dương cao những pháp phân minh nhất lên trên

tất cả các pháp khác.

     Thế Tôn: Khéo nói đấy, Tu-bồ-đề. Ông khéo khuyến khích các Bồ-tát.

     Rồi Tu-bồ-đề thưa với Thế Tôn: Chúng con nên biết ơn Thế Tôn, không nên không biết ơn. Vì trong quá khứ, trong sự hiện diện của các Như Lai quá khứ, Thế Tôn đã vì chúng con, sống đời phạm hạnh với giác ngộmục đích của ngài. Ngay cả sau khi ngài đã nhất định trở thành một Bồ-tát [một chúng sinh hiến mình cho giác ngộ], các vị đệ tử vẫn dạy bảo và khuyên nhủ ngài ấy trong các ba-la-mật, và do theo đuổi trong đó ngài ấy đã sản sinh ra tri kiến cùng tột. Dù như thế chúng con cũng sẽ trợ giúp, bênh vực, giúp đỡ, và hộ trì các Bồ-tát. Bởi vì các Bồ-tát ấy, nếu chúng con trợ giúp, bênh vực, giúp đỡ và hộ trì các ngài ấy, sẽ sớm biết giác ngộ viên mãn.

 

  1. LÀM SAO TRỤ TRONG KHÔNG,

HAY BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Rồi Tu-bồ-đề nói với Thích-đề: Này ngài Kiều-thi-ca, bây giờ hãy lắng nghe và chú ý kỹ. Tôi sẽ dạy ngài một Bồ-tát trụ trong bát-nhã ba-la-mật như thế nào. [35] Được trang bị với chiếc áo giáp vĩ đại, Bồ-tát ấy nên phát triển như thế để ngài ấy không trụ ở bất cứ chỗ nào trong những chỗ này: không ở sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không ở mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không ở sắc, thanh, hương, vị, xúc, ý; không ở nhãn thức, v.v…, cho đến: không ở ý thức, v.v…, cho đến: không ở các đại, tức là, đất, nước, lửa, gió, khí, thức: không ở các trụ cột niệm, chánh tinh tấn, những đường đến thần thông, các căn, các lực, các giác chi, các Đạo phần, không ở các quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, hay A-la-hán; không ở cảnh giới Duyên giác, cũng không ở cảnh giới Phật. Ngài ấy không nên trụ ở ý niệm ‘đây là sắc,’ ‘đây là thọ,’ v.v…, đến: ‘đây là cảnh giới Phật.’ Ngài ấy không nên trụ ở các ý niệm ‘sắc, v.v…, là thường, [hay] vô thường’; [36] ‘sắc là hiền hay ác’; ‘sắc là ngã, hay không phải ngã,’ ‘sắc là dễ thương hay đáng ghét,’ ‘sắc là rỗng không, hay nhận biết được như một cái gì đó.’ ngài ấy không nên trụ ở ý niệm các quả của đời sống phạm hạnh (thánh thiện) lấy sự cao quí của chúng từ Vô vi[13]. Hay người được quả Dự lưu thì xứng đáng với các vật bố thí, và sẽ tái sinh bảy lần là nhiều nhất. Hay người được quả Nhất lưu thì xứng đáng với các vật bố thí, nhưng vì chưa hoàn toàn thắng đến cuối cùng, sẽ tạo ra một kết cuộc xấu sau khi người ấy đến thế gian này một lần nữa. Hay người được quả Bất lai thì xứng đáng với những vật bố thí, không trở lại thế gian này một lần nữa, và sẽ đạt Niết-bàn ở chỗ khác. Hay một A-la-hán thì xứng đáng với các vật bố thí, và sẽ chỉ ở đây trong chính cuộc hiện hữu này đạt được Niết-bàn trong cõi vô dư Niết-bàn. Hay một Duyên giác thì xứng đáng với những vật bố thí, và sẽ đạt được Niết-bàn sau khi vươn lên trên mức độ Thanh văn, nhưng không đạt mức độ Phật. Một vị Phật thì xứng đáng với các vật cúng dường, và sẽ đạt được Niết-bàn nơi Niết-bàn của Phật, trong cõi vô dư Niết-bàn, sau khi đã vươn lên trên mức độ của người thường, của Thanh văn, và của Duyên giác, đã đem hạnh phúc cho vô số chúng sinh, đã đưa đến Niết-bàn trăm ngàn na-do-tha[14] câu-lợi[15] chúng sinh không đếm được, đã làm kiên cố vô số chúng sinh [37] của cảnh giới Thanh văn, cảnh giới Duyên giác, và cảnh giới Phật viên mãn, đã trụ ở địa của một vị Phật và đã làm việc làm của một vị Phật, – do đó ngay cả một Bồ-tát cũng không nên trụ chỗ trụ của mình.

     Vì thế Tôn giả Xá-lợi-phất tự nghĩ: Nếu vì thế ngay cả một người không trụ chỗ của mình, vậy thì làm sao người ta trụ và tu luyện mình? Tôn giả Tu-bồ-đề, nhờ thần lực của Phật, biết được tâm ý của Tôn giả Xá-lợi-phất và nói: Này ngài Xá-lợi-phất, ý ngài thế nào, đức Như Lai trụ ở đâu?

     Xá-lợi-phất: Như Lai chẳng trụ ở đâu cả, bởi vì tâm ngài ấy không tìm sự hộ trợ nào. Ngài ấy không trụ nơi cái gì hữu vi cũng không trụ nơi cái gì vô vi, cũng không từ những chỗ ấy hiện ra.

     Tu-bồ-đề: Dù vậy một Bồ-tát sẽ trụ và tu luyện mình. Ngài ấy sẽ quyết định rằng ‘như Như Lai không trụ ở bất cứ chỗ nào, cũng chẳng không trụ, [38] không trụ riêng cũng chẳng không trụ riêng, tôi cũng sẽ như vậy.’ Cũng vậy ngài ấy nên tu luyện mình ‘như Như Lai được đặt định, như vậy tôi sẽ trụ, và tu luyện mình.’ Ngài ấy tu luyện mình như vậy. ‘Như Như Lai được đặt định, như vậy tôi sẽ trụ, khéo được đặt định bởi vì không có chỗ nào để trụ.’ Dù vậy một Bồ-tát nên trụ và tu luyện mình. Khi tu luyện như thế, ngài ấy tự điều chỉnh mình hợp với bát-nhã ba-la-mật, và sẽ không bao giờ ngừng đem nó đến tâm.

 

  1. CÁC VỊ THÁNH VÀ MỤC TIÊU CỦA HỌ

ĐỀU LÀ ẢO ẢNH

    

     Do vậy ý nghĩ đến với một vài vị trong các thiênhội chúng: Những gì các vị tiên nói và thì thầm, chúng ta hiểu dù lầm thầm. Những gì ngài Tu-bồ-đề vừa bảo chúng ta, chúng ta không hiểu. Tu-bồ-đề đọc được ý nghĩ của họ, và nói: Chẳng có gì để hiểu, chẳng có gì để hiểu cả. Vì không cái gì đặc biệt để chỉ ra, không cái gì đặc biệt để giải thích.

     Do đó các thiên nghĩ: Nguyện ngài Tu-bồ-đề Thánh thiện mở rộng điều này! Nguyện ngài Tu-bồ-đề Thánh thiện mở rộng điều này! Những gì ngài Tu-bồ-đề Thánh Thiện khám phá, chứng minh, và dạy ở đây còn hoằng viễn hơn hoằng viễn, vi tế hơn vi tế, thâm sâu hơn thâm sâu. Tu-bồ-đề đọc được ý nghĩ của họ, và nói: Không ai có thể đạt được bất cứ quả nào của đời sống phạm hạnh hay giữ nó, – từ quả Dự lưu đến giác ngộ viên mãn – [39] trừ phi người ấy kiên nhẫn chấp nhận tính bất khả đắc của pháp ấy.

     Rồi các thiên đó nghĩ: Nên nguyện điều gì cho những người giống như người xứng đáng lắng nghe giáo pháp từ ngài Tu-bồ-đề Thánh thiện? Tu-bồ-đề đọc được ý nghĩ của họ, và nói: Những ai học giáo pháp từ tôi nên nguyện giống như huyễn hóa của ảo thuật, vì họ sẽ không nghe lời nói của tôi cũng không chứng nghiệm các sự kiện họ diễn đạt.

     Chư thiên: Chúng sinh như huyễn ảnh, họ không phải chỉ là huyễn ảnh chứ?

     Tu-bồ-đề: Giống như huyễn như mộng là những chúng sinh đó. Vì không phải là hai thứ khác nhau là ảo ảnh huyễn thuật và chúng sinh, là mộng và chúng sinh. Tất cả những sự kiện khách quan cũng giống như ảo ảnh huyễn thuật, như mộng. Các hạng thánh khác nhau, từ bậc Dự lưu đến cảnh giới Phật, cũng giống như ảo ảnh huyễn thuật, như mộng. [40]

     Chư thiên: Một vị Phật giác ngộ viên mãn, ngài nói, cũng giống như ảo ảnh huyễn thuật, như mộng ư? Cảnh giới Phật, ngài nói, cũng giống như ảo ảnh huyễn thuật, như mộng ư?

     Tu-bồ-đề: Ngay cả Niết-bàn, tôi nói, giống như ảo ảnh huyễn thuật, như mộng. Những thứ khác còn hơn thế nữa!

     Chư thiên: Ngay cả Niết-bàn, ngài Tu-bồ-đề Thánh thiện, ngài nói, giống như ảo ảnh, như giấc mộng ư?

     Tu-bồ-đề: Dù cho ngẫu nhiên có thể có bất cứ vật gì phân minh hơn, tôi cũng nói nó giống như ảo ảnh, như mộng. Vì không phải hai vật khác nhau là ảo ảnh và Niết-bàn, là mộng và Niết-bàn.

     Vì thế Tôn giả Xá-lợi-phất, Tôn-giả Phú-lâu-na, con của ngài Di-lặc, Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la[16], Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên[17], Tôn giả Ma-ha Ca-diếp-ba[18] và các Đại Đệ tử khác, cùng với nhiều ngàn Bồ-tát, nói: Ngài Tu-bồ-đề, ai sẽ là người lãnh hội được bát-nhã ba-la-mật như được giải thích ở đây?

     Vì thế Tôn giả A-nan-đa nói với các Trưởng lão đó: Các Bồ-tát không thể đọa lạc sẽ lãnh hội nó, hay những người đã đạt chánh kiến, hay các vị A-la-hán đã khô hết rỉ lậu.

     Tu-bồ-đề: Không ai lãnh hội bát-nhã ba-la-mật này như được giải thích ở đây [tức là, được giải thích theo cách như thế mà thực ra không có giải thích gì cả]. [41] Vì đã không chỉ ra, soi sáng, hay thông tri một pháp nào. Vì thế sẽ không có ai có thể lãnh hội nó.

 

  1. HOA CỦA THÍCH-ĐỀ

 

     Do đó ý nghĩ này đến với Thích-đề: Bây giờ hãy để tôi, để lễ

bái bài pháp được ngài Tu-bồ-đề Thánh thiện dạy này, biến ra một số hoa, và rải chúng lên ngài Tu-bồ-đề Thánh thiện. Rồi Thích-đề triệu gọi hoa và rải chúng lên Tôn giả Tu-bồ-đề. Tôn giả Tu-bồ-đề nghĩ cho mình bằng cách đáp: Những hoa này [bây giờ] xuất hiện giữa chư thiên của trời Ba mươi ba mà trước kia ta đã không chú ý đến. Những hoa này, Thích-đề rải, là những huyễn hóa. Chúng không phải là sinh ra từ cây, bụi cây hay dây leo. Những hoa này Thích-đề rải là tâm tạo. Thích-đề đáp: Những hoa ấy không có sinh ra gì cả. Vì thực ra không có hoa, hoặc chúng xuất ra từ tâm, hay từ cây, bụi cây hay dây leo. Lúc ấy Tu-bồ-đề nói: Như ngài nói, ngài Kiều-thi-ca[19], ‘những hoa này đã không sinh ra gì cả, [42] không phải từ tâm, cũng không từ bụi cây hay dây leo’ – bởi vì cái chẳng bao giờ sinh ra thì không phải là hoa.

 

  1. TU LUYỆN TRONG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Rồi ý nghĩ đến với Thiên đế Thích-đề: Trí tuệ thâm sâu, chắc chắn, là ngài Tu-bồ-đề Thánh thiện, ở đấy ngài ấy giải thích sự hiện hữu chỉ bằng danh từ [của tất cả các pháp riêng rẽ], không đưa nó vào mâu thuẫn [với mô phạm chân lý], nhưng mở rộnggiảng giải một cách đơn giản. Rồi ngài ấy nói với Tôn giả Tu-bồ-đề: Đúng như vậy. Vị Bồ-tát nên tự tu luyện như thế trong đó [trong nội kiến này] như ngài Tu-bồ-đề Thánh thiện chỉ ra.

     Tu-bồ-đề: Ngài ấy nên như vậy. Khi tự tu luyện như thế, ngài ấy không tu luyện mình trong quả của bậc Dự lưu, cũng không trong quả của đời sống phạm hạnh, cho đến cảnh giới Phật. Khi tu luyện mình ở các địa ấy, tu luyện mình trong cảnh giới Phật, hay ở cảnh giới nhất thiết trí; và vì thế ở trong Phật pháp vô lượngvô số. Vì thế một người tu luyện mình không vì sự tăng của sắc, thọ, v.v…, cũng không vì sự giảm của chúng; [43] không thích hợp với sắc, v.v…, cũng không buông chúng đi. Một người tu luyện mình không chấp giữ bất cứ pháp nào khác, ngay cả nhất thiết trí, không làm xuất sinh một, hay làm một biến mất. Khi tu luyện như thế, một Bồ-tát tu luyện trong nhất thiết trí, và ngài ấy sẽ đi đến nhất thiết trí

     Thích-đề: Một Bồ-tát sẽ đi đến nhất thiết trí, dù cho ngài ấy không tu luyện mình chấp giữ bất cứ pháp nào, – ngay cả nhất thiết trí, – cũng không sản sinh một hay làm một biến mất?

     Tu-bồ-đề: Ngài ấy sẽ đi đến. [44]

     Thích-đề lúc ấy nói với Xá-lợi-phất: Một Bồ-tát nên tìm bát-nhã ba-la-mật ở đâu?

     Xá-lợi-phất: Trong lời giải thích của Tôn giả Tu-bồ-đề.

     Thích-đề: Nhờ thần lực của ai, và uy lực của ai, mà ngài Tu-bồ-đề Thánh thiện dạy bát-nhã ba-la-mật?

     Xá-lợi-phất: Nhờ thần lực của Như Lai, và uy lực của Như Lai.

     Tu-bồ-đề: Quả thực ấy là thần lực của Như Lai, thưa ngài Thích-đề, nhờ đó tôi dạy bát-nhã ba-la-mật. Và khi ngài hỏi, ‘Một Bồ-tát nên tìm bát-nhã ba-la-mật ở đâu?’, câu trả lời là: Ngài ấy không nên tìm nó trong sắc, cũng không tìm trong bất cứ uẩn nào khác; cũng không tìm trong cái gì khác hơn sắc, hay bất cứ uẩn nào khác. Bởi vì bát-nhã ba-la-mật không phải là một trong các uẩn, cũng không khác hơn các uẩn. [45]

 

  1. TÍNH VÔ CÙNG CỦA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Thích-đề: Bát-nhã ba-la-mật này, thưa ngài Tu-bồ-đề, là một ba-la-mật vĩ đại, vô hạn, vô lượng, vô cùng.

     Tu-bồ-đề: Đúng vậy. Vì sao? Bát-nhã ba-la-mật vĩ đại, vô hạn, vô lượng, và vô cùng bởi vì sắc, thọ, v.v…, cũng vậy. Vì thế người ta không ở lại trong sự tin quyết rằng đây là một ‘ba-la-mật vĩ đại,’ một ‘ba-la-mật vô hạn,’ một ‘ba-la-mật vô lượng,’ và ‘ba-la-mật vô cùng.’ Đó là tại sao bát-nhã ba-la-mật là một ba-la-mật vĩ đại, vô hạn, vô lượng, và vô cùng. [46] Bát-nhã ba-la-mật là một ba-la-mật vô cùng bởi vì các vật cũng như chúng sinh [cá thể] đều vô cùng. Bát-nhã ba-la-mật là một ba-la-mật vô cùng bởi vì người ta không thể được nó ở đầu, giữa, hay cuối của bất cứ một sự thật khách quan nào [vì là một pháp, nó không có tự tánh]. Hơn nữa, bát-nhã ba-la-mật là một ba-la-mật vô cùng bởi vì tất cả những sự thật khách quan đều vô tận, vô biên, và đầu, giữa, và cuối của chúng không nhận biết được. Vì không thể biết được đầu, giữa và cuối của sắc, v.v… Theo cách ấy bát-nhã ba-la-mật la một ba-la-mật vô cùng lý do là vì sự vật vô cùng. Hơn nữa, một chúng sinh thì vô tậnvô biên bởi vì đầu, giữa hay cuối của nó bất khả đắc. Vì thế, bát-nhã ba-la-mật là một ba-la-mật vô cùng là vì chúng sinh vô cùng.

     Thích-đề: Làm sao mà, ngài Tu-bồ-đề Thánh thiện, bát-nhã ba-la-mật là một ba-la-mật vô cùnglý do chúng sinh vô cùng?

     Tu-bồ-đề: Không phải thế, bởi vì số chúng sinh quá lớn và phong phú.

     Thích-đề: Vậy thì làm sao, thưa ngài Tu-bồ-đề Thánh thiện, bát-nhã ba-la-mật một ba-la-mật vô cùnglý do chúng sinh vô cùng? [47]

     Tu-bồ-đề: Chữ ‘chúng sinh’ chỉ thực thể gì?

     Thích-đề: Chữ ‘chúng sinh’ không chỉ pháp hay vô pháp. Nó là một từ được thêm vào [cái gì thực sự ở đó] như là một cái gì ngẫu nhiên, vô căn cứ, không là cái gì trong tự thể, không tìm thấy nơi sự thực khách quan.

     Tu-bồ-đề: Do đó [tức là, do nói chữ ‘chúng sinh’] bất cứ chúng sinh nào cũng hiện ra [như là sự thực tối hậu]?

     Thích-đề: Quả thực không, ngài Tu-bồ-đề Thánh thiện!

     Tu-bồ-đề: Khi không một chúng sinh nào hiện ra, làm sao có thể có được sự vô cùng của họ. Nếu một Như Lai, với giọng nói ở mức vô cùng, với giọng nói sấm rền thâm sâu của ngài ấy, nên phát âm, trong vô số kiếp như cát sông Hằng, chữ ‘chúng sinh,’ ‘chúng sinh,’ – vì thế ngài ấy sẽ sản sinh, hay ngừng lại, bất cứ chúng sinh nào, trong quá khứ, vị lai hay hiện tại ư?

     Thích-đề: Quả thực không, thưa ngài Tu-bồ-đề Thánh thiện! Bởi vì chúng sinh xưa nay thanh tịnh, hoàn toàn thanh tịnh.

     Tu-bồ-đề: Theo cách này bát-nhã ba-la-mật cũng là một ba-la- mật vô cùng bởi lý do chúng sinh vô cùng. Theo cách này, nên biết bát-nhã ba-la-mật vô cùng do chúng sinh vô cùng. [48]

  1. THỌ KÝ

 

     Vì thế chư thiên chung quanh Thích-đề, Phạm-thiên và Ba-xà-ba-đề,[20] và các nhóm nam và nữ chung quanh các Tiên nhân[21]  hét lên ba lần khải hoàn: Chào Pháp! Chào Pháp! Chào Pháp giới của Pháp! Và họ thêm: Đẹp thay là Trưởng lão Tu-bồ-đề bây giờ đã chỉ ra, chứng minh, phô bày và làm sáng tỏ cách Như Lai đến thị hiện như thế nào. Là chủng của Như Lai vì thế chúng ta sẽ quan tâm vị Bồ-tát sở hữu bát-nhã ba-la-mật viên mãn này và trú trong đó.

     Lúc ấy Thế Tôn nói: Đúng thế, Ôi chư thiên! Tôi cũng đã làm như vậy, khi tôi gặp đức Như Lai Nhiên Đăng[22] ở kinh đô Dipavati, thành vương xá, sở hữu đầy đủ bát-nhã ba-la-mật này, vì thế đức Như Lai Nhiên Đăng, đã tiên đoán rằng một ngày kia tôi sẽ giác ngộ viên mãn, và nói với tôi: “Ông, người Bà-la-môn trẻ, trong một thời vị lai, sau số kiếp không thể tính được, sẽ trở thành một Như Lai, tên là Thích-ca-mâu-ni, – được phú bẩm tri kiếnđức hạnh, Thiện Thệ, một thế gian giải, không ai vựơt qua được, người thuần thục của những người chưa thuần thục, thầy của Trời và người, một vị Phật, một Thế Tôn!”

     Chư thiên đáp: Kỳ diệu, Ôi Thế Tôn, quá ư kỳ diệu, Ôi Thiện Thệ, nhất thiết trí được bát-nhã ba-la-mật này nuôi dưỡngnâng cao nhiều biết bao nơi các Bồ-tát, các đại sĩ!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương III

 

SỰ TÔN KÍNH PHÁP KHÍ CỦA CÁC BA-LA-MẬT,

CHỨA GIỮ CÁC PHẨM TÍNH THIỆN VÔ LƯỢNG

 

  1. NHỮNG LỢI THẾ THẾ GIAN CỦA

BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Đức Thế Tôn thấy chư thiên đã tụ hội và an tọa, các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, nam cư sĩnữ cư sĩ tụ hội và an tọa, và ngài nói với chư thiên như vầy: Ma vương và nhóm của y sẽ không thể làm hại những người thọ nhận bát-nhã ba-la-mật, mang nó trong tâm, thuyết giảng, nghiên cứutruyền bá nó. Người và ma cũng sẽ không làm hại họ được. Họ cũng sẽ không chết không đúng lúc. Các thiên ấy lên đườnggiác ngộ viên mãn, nhưng chưa nắm được bát-nhã ba-la-mật này, sẽ tiếp cận người đã [50] làm được như thế, lắng nghe người ấy, và sẽ hiểu, v.v…, bát-nhã ba-la-mật này. Một người sùng mộ bát-nhã ba-la-mật này chắc chắn sẽ không bao giờ cứng đơ vì sợ hãi, – dù người ấy ở trong rừng, dưới gốc cây, hay trong một túp lều, hay một chỗ trống, hay một con đường, hay một đại lộ, một rừng cây, hay trên biển cả.

     Bốn Đại Thiên Vương: Kỳ diệu, Ôi Thế Tôn, là những người hiểu, v.v…, bát-nhã ba-la-mật này nên rèn luyện cho chúng sinh trong ba thừa, song không nhận thức bất cứ chúng sinh nào. Chúng tôi, Ôi Thế Tôn, sẽ bảo vệ những người như thế. [51]

     Thích-đề, Phạm-thiên, và các Thiên khác cũng hứa bảo vệ người theo bát-nhã ba-la-mật.

     Thích-đề: Kỳ diệu, Ôi Thế Tôn, là hiểu, v.v…, bát-nhã ba-la-mật này, người ta sẽ được rất nhiều lợi thế ngay cả ở đây và bây giờ. Khi thọ nhận bát-nhã ba-la-mật, người ta có thọ nhận tất cả sáu ba-la-mật không?

     Thế Tôn: Có. Hơn nữa, khi nhận lấy, v.v…, bát-nhã ba-la-mật,

người ta được các lợi thế ở đây và bây giờ. Hãy chú ý lắng nghe, tôi sẽ dạy ông đó là những lợi thế nào.

     Hãy cứ như vậy, thưa Thế Tôn, chư thiên đáp.

     Thế Tôn: Những cãi vã, thỏa thuậnmâu thuẫn của những người phản đối pháp của tôi sẽ biến mất một cách đơn giản; những ý định của những người chống đối sẽ không được thực hiện. [52] Bởi vì nó là sự thật đối với những người theo bát-nhã ba-la-mật, những tranh luận đó sẽ biến mất một cách đơn giản, và sẽ không trụ lại. Đây là một lợi thế ngay cả ở đây và bây giờ. Có một loại cỏ, tên là Ma-đề[23], chữa tất cả độc. Giả sử một con rắn độc, bị đói, thấy một con vật, và đuổi theo, theo mùi thơm, để ăn nó; nhưng nếu con vật đó đi đến một vùng đất có loại cỏ ấy và đứng đó, lúc ấy mùi của cỏ đó khiến cho con rắn quay trở lại. Bởi vì tính chất chữa trị của cỏ ấy mạnh đến độ chế ngự được độc của con rắn. Cũng vậy, những cãi vã, thỏa thuận, và mâu thuẫn đối với những người theo bát-nhã ba-la-mật sẽ được hiển bày, tĩnh chỉ, và giải tỏa, [53] qua ngọn lửa ác liệt của bát-nhã ba-la-mật, qua uy lực của nó, qua sức mạnh của nó, qua sự thấm nhiễm uy lực của nó. Chúng sẽ biến mất, và không phát triển hay trụ lại. Vì sao? Bởi vì bát-nhã ba-la-mật làm giảm bớt tất cả ác, – khỏi lòng tham chấp Niết-bàn, không làm nó gia tăng. Chư thiên, tất cả chư Phật, và tất cả chư Bồ-tát, sẽ bảo vệ những người theo bát-nhã ba-la-mật. Đây sẽ là một lợi thế ngay cả ở đây và bây giờ. Hơn nữa, lời nói của người theo bát-nhã ba-la-mật sẽ trở nên có thể chấp nhận được, mềm dịu, độ lượng, và thích đáng. Giận dữ và tự phụ sẽ không chế ngự được người ấy. Bởi vì bat-nhã ba-la-mật thuần thụcchuyển hóa người ấy. Giận dữ và tự phụ người ấy không tăng. Thù địch cũng như cái ác sẽ không bám giữ người ấy, cũng không có ngay cả có khuynh hướng hướng về chúng. [54] Người ấy sẽ tâm niệmthân thiện. Người ấy tư duy: ‘Nếu ta nuôi dưỡng ác ý trong ta, các căn của ta sẽ thành mảnh mún, nét mặt của ta sẽ bị hỏng, và trong bất cứ trường hợp nào, nó cũng hoàn toàn phi lý mà ta, người đã lên dường vì giác ngộ viên mãn, và muốn tự tu luyện vì nó, sẽ hứng chịu hậu quả của giận dữ.’ Theo cách này người ấy sẽ nhanh chóng lấy lại được chánh niệm. Đây sẽ là một lợi thế khác ngay cả ở đây và bây giờ.

     Thích-đề: Kỳ diệu làm sao bát-nhã ba-la-mật này được dựng lập để kiểm tra và huấn luyện các Bồ-tát.

     Thế Tôn: Hơn nữa, này Kiều-thi-ca, nếu một người theo bát-nhã ba-la-mật ra chiến trường, đến tiền tuyến, người ấy không thể mất mạng mình nơi đó. Không thể có chuyện người ấy sẽ mất mạng vì sự tấn công của người nào khác. [55] Nếu có người đánh người ấy – bằng kiếm, hay gậy, hay cục đất, hay bất cứ vật gì khác – thì thân người ấy không thể bị đánh trúng. Bởi vì đại tri thức là cái này, bát-nhã ba-la-mật; một tri thức không có đo lường, một tri thức hoàn toàn không có sự đo lường, một tri thức không gì vượt qua được, một tri thức làm bình đẳng những cái không bình đẳng là cái này, bát-nhã ba-la-mật. Bởi vì khi người ta tu luyện mình trong tri thức này, thì người ta không có ý quấy rầy sự yên ổn của mình hay của người khác. Vị Bồ-tát, vị đại sĩ được tu luyện trong tri thức này, sẽ đạt đến giác ngộ viên mãn, sẽ đạt được tuệ tri của nhất thiết trí. Một khi được giác ngộ viên mãn vị ấy sẽ đọc được ý nghĩ của tất cả chúng sinh. Bởi vì với các Bồ-tát, các đại sĩ được tu luyện trong tri thức này, không gì là không đạt được, không biết, không chứng ngộ. Đó là tại sao người ta nói tuệ giác của nhất thiết trí. Đây là một lợi thế khác ngay cả ở đây và bây giờ. [56]

     Thêm nữa, bát-nhã ba-la-mật này được viết xuống thành sách và đã được thờ ở đâu, nó đã được học hiểu, v.v…, ở đâu, ở đó người và ma không thể làm hại, ngoại trừ là hình phạt cho những hành vi quá khứ. Đây là một lợi thế khác ngay cả ở đây và bây giờ.

     Cũng như, này Kiều-thi-ca, những người và ma đó đi đến đạo tràng, hay đến vùng lân cận nó, hay bên trong nó, hay đến gốc cây giác ngộ, không thể bị người và ma làm đau, hay làm bị thương, hay bị chiếm đoạt, ngay cả với sự trợ giúp những chúng sinh ác thú, ngoại trừ là sự trừng phạt những hành vi trước kia. Bởi vì trong đó, các Như Lai quá khứ, vị laihiện tại đạt được giác ngộ, các ngài nâng đỡ tất cả chúng sinhtiết lộ với họ sự không sợ, không thù nghịch, không kinh hãi. Cũng vậy, này Kiều-thi-ca, nơi nào người ta thọ nhận, v.v…, bát-nhã ba-la-mật này nơi ấy chúng sinh không thể bị người và ma làm khổ. [57] Bởi vì bát-nhã ba-la-mật này biến địa điểm nó ở thành cái rương đựng thánh tích chân thật cho chúng sinh, – đáng được thờ phụngchiêm ngưỡng, – thành nơi nương náu cho những chúng sinh đến đó, một nơi qui y, một chỗ nghỉ ngơi và vơi bớt cuối cùng. Đây là một lợi thế khác ngay cả ở đây và bây giờ. 

    

  1. SỰ SÙNG BÁI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

SO VỚI SỰ SÙNG BÁI CHƯ PHẬT

 

     Thích-đề: Giả sử có hai người. Một trong hai người đó, một người con trai hay một người con gái của gia đình thiện lương, đã viết xuống bát-nhã ba-la-mật này thành một quyển sách; rồi người ấy đặt nó lên, tôn vinh, sùng kính, thờ phụng, và trang nghiêm nó bằng hoa trời, nhang, mùi thơm, tràng hoa, thuốc cao, bột thơm, tràng phan, lọng, phướn, chuông, cờ, với những hàng đèn chung quanh, và với nhiều loại thờ cúng. Người kia đặt trong Tháp miếu xá-lợi của đức Như Lai đã nhập Bát Niết-bàn; người ấy sẽ giữ và bảo tồn chúng; người ấy sẽ tôn vinh, thờ cúngtrang nghiêm chúng bằng hoa trời, nhang, v.v…, như trước. Trong hai người ấy, người nào, Ôi Thế Tôn, có công đức lớn hơn?

     Thế Tôn: Tôi sẽ hỏi ông về điểm này, và ông có thể trả lời cách tốt nhất theo khả năng của ngài. Như Lai, khi đạt và biết được giác ngộ viên mãn hay nhất thiết trí, trong đó Như Lai đã tu luyện con người nhất thiết tríNhư Lai đem lại bằng những thực hành nào? [58]

     Thích-đề: Đó là vì đức Thế Tôn đã tu luyện mình chính trong bát-nhã ba-la-mật này mà Như Lai đã có được và biết giác ngộ viên mãn hay nhất thiêt trí.

     Thế Tôn: Vì thế Như Lai không lấy tên mình theo sự kiện Như Lai có được con người nhục thân mà từ sự kiện Như Lai có được nhất thiết trí. Và nhất thiết trí này của Như Lai đến từ bát-nhã ba-la-mật. Mặt khác, con người nhục thân của Như Lai là kết quả của sự thiện xảo trong phương tiện bát-nhã ba-la-mật. Và điều đó trở thành nền tảng vững chắc cho [sự đắc thành] tri kiến nhất thiết trí [của những người khác]. Do nền tảng này ủng hộ mà xảy ra sự tiết lộ tri kiến nhất thiết trí, sự tiết lộ Phật thân, Pháp thân, Tăng-già thân. Sự có được con người nhục thân như thế là nguyên nhân tri kiến nhất thiết trí. Khi nền tảng vững chắc của tri kiến đó mà nó có, vì tất cả chúng sinh, trở thành cái rương chứa thánh tích đích thực, đáng được lễ bái, tôn vinh, kính trọngchiêm ngưỡng. Sau khi tôi đến Bát Niết-bàn, xá-lợi của tôi cũng sẽ được thờ phụng. Vì lý do này mà người ấy sao chép và sùng bái bát-nhã ba-la-mật tạo ra công đức lớn hơn. Vì trong khi làm như thế, người ấy sùng bái tri kiến nhất thiết trí. [59] Người con trai hay người con gái của gia đình thiện lương sao chép bát-nhã ba-la-mật, và thờ phụng nó, sẽ sinh công đức nhiều hơn. Vì do sùng bái bát-nhã ba-la-mật, người ấy sùng bái tri kiến nhất thiết trí.

     Thích-đề: Có thể nào những người của Diêm-phù-đề đó, không sao chép bát-nhã ba-la-mật này, không thọ nhận, không học hiểu nó, không thờ phụng nó, không biết Thế Tôn dạy rằng sùng bái bát-nhã ba-la-mật là có lợi ích lớn! Làm sao họ không ý thức Thế Tôn đã dạy rằng sùng bái bát-nhã ba-la-mật đem lại những lợi thế, báo đáp lớn! Nhưng họ không biết điều này, họ không ý thức điều này! Họ không có niềm tin nơi nó!

     Thế Tôn: Này Kiều-thi-ca, ý ông thế nào, bao nhiêu người trong cõi Diêm-phù-đề được phú bẩm niềm tin hoàn toàn nơi Phật, Pháp, và Tăng-già? [60]

     Thích-đề: Chỉ một ít.

     Thế Tôn: Đúng vậy, Kiều-thi-ca. Chỉ một ít người trong cõi Diêm-phù-đề bẩm sinh với niềm tin nơi Phật, Pháp, và Tăng-già. Còn ít hơn những người ít ỏi đó là những người đạt được quả Dự lưu, rồi sau đó, quả Nhất lai, hay quả Bất hoàn. Còn ít hơn nữa là người đạt quả A-la-hán. Ít hơn nữa là những người chứng được sự giác ngộ của Duyên giác. Ít hơn nữa là những người phát tâm đến giác ngộ đầy đủ. Ít hơn nữa là những người phát tâm đến giác ngộ đầy đủ, làm mạnh tâm đó. Ít hơn nữa là những người phát tâm đến giác ngộ đầy đủ, làm mạnh tâm đó, cộng thêm trú với hết sức tinh tấn. Ít hơn nữa là những người theo đuổi thiền định về bát-nhã ba-la-mật. Ít hơn nữa là những người theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Ít hơn nữa là những người, khi theo đuổigắng sức trong bát-nhã ba-la-mật, trú ở địa của Bồ-tát bất thối chuyển. Ít hơn nữa, khi theo đuổigắng sức trong bát-nhã ba-la-mật, sẽ biết giác ngộ viên mãn. Ít hơn nữa, khi theo đuổigắng sức trong bát-nhã ba-la-mật, thực biết giác ngộ viên mãn. Bây giờ, những Bồ-tát ấy trụ ở địa của Bồ-tát bất thối chuyển, và biết giác ngộ viên mãn, họ giảng giải bát-nhã ba-la-mật cho những người con trai và con gái của gia đình thiện lương [61] nhiệt tâm muốn tu luyện mình và gắng sức trong bát-nhã ba-la-mật. Và đến phiên họ thọ nhận bát-nhã ba-la-mật, học và sùng bái nó. Mặt khác, có vô số chúng sinh phát tâmgiác ngộ, làm mạnh tâm niệm giác ngộ đó, theo đuổi hướng về giác ngộ, – và có lẽ chỉ một hay hai người trong bọn họ có thể trú ở địa của Bồ-tát bất thối chuyển! Vì giác ngộ viên mãn thì khó đạt đến nếu kém tinh tấn, giãi đãi, một chúng sinh thấp kém, có ý nghĩ, ý kiến, ý địnhtrí tuệ thấp kém. Rồi thì, nếu có người muốn biết nhanh giác ngộ viên mãn, người ấy nên sẵn sàng và liên tục nghe và học bát-nhã ba-la-mật này. Vì người ấy sẽ hiểu rằng trong quá khứ, khi là một Bồ-tát, đức Như Lai đã tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật; người ấy cũng nên tu luyện trong đó mà người ấy [bát-nhã ba-la-mật] là Đạo sư của mình. Trong bất cứ trường hợp nào, dù Như Lai còn tại thế hay đã nhập Niết-bàn, các Bồ-tát nên trở lại với bát-nhã ba-la-mật này. [62] Thế thì, này Kiều-thi-ca, nếu có người, để thờ phụng Như Lai đã nhập Niết-bàn, xây nhiều câu-lợi[24] Tháp miếu bằng bảy báu, thờ xá-lợi của Như Lai trong đó, và suốt đời tôn vinh xá-lợi bằng hoa, v.v…, rồi người ấy, nhờ sức mạnh đó, sẽ có được rất nhiều công đức không?

     Thích-đề: Người ấy sẽ được, Ôi Thế Tôn.

     Thế Tôn: Nhiều hơn thế sẽ là công đức của một người thực sự tin vào bát-nhã ba-la-mật này; tin tưởng phó thác nơi nó, tịch tĩnh trong niềm tin, tâm bồ-đề của người ấy phát khởi, với ý muốn nhiệt thành, nghe nó, học nó, mang nó trong tâm, tụng đọc và nghiên cứu nó, truyền bá, chứng minh, giải thích, xiển dương và niệm nó, soi sángchi tiết cho người khác, khai mở nghĩa của nó, thẩm tra nó bằng tâm mình; dùng trí tuệ của mình đến độ đầy đủ nhất, xem xétthấu triệt; sao chép nó, bảo tồn và cất giữ bản sao chép ấy – như thế thiện pháp có thể trường tồn, như thế sự dẫn đạo của chư Phật không thể bị hủy diệt, như thế thiện pháp tiếp tục được ủng hộ, vì sự dẫn đạo của các ngài ấy sẽ không cạn kiệt, – cuối cùng, tôn vinh và thờ phụng bát-nhã ba-la-mật này. [63] Nhiều hơn nữa sẽ là công đức của người sùng mộ bát-nhã ba-la-mật so sánh không chỉ với công đức của một người xây nhiều câu-lợi Tháp miếu làm bằng bảy báu, thờ xá-lợi của Như Lai. Nó sẽ nhiều hơn công đức của một người làm đầy toàn thể cõi Diêm-phù-đề bằng những Tháp miếu như thế. [64] Nó sẽ nhiều hơn công đức do tất cả chúng sinh tạo ra trong một thiên thế giới bốn châu nếu mỗi một chúng sinh được xây một Tháp miếu như thế. [65] Cũng như, nếu tất cả chúng sinh trong một tiểu thiên thế giới, [66] hay một trung thiên thế giới, [67] hay một đại thiên thế giới cũng làm như thế. [68] Hay đặt ra một trường hợp tưởng tượng, tất cả chúng sinh trong một đại thiên thế giới đồng thời trở thành người, và mỗi người xây một Tháp miếu như thế; và nếu mỗi người xây tất cả các Tháp miếu đó, và tôn vinh chúng trong một kiếp hay phần còn lại của một kiếp; [69] thì người sùng mộ bát-nhã ba-la-mật ấy vẫn có công đức nhiều hơn công đức kết quả từ hậu quả của những hành vi công đức của tất cả những chúng sinh dựng và thờ phụng vô số Tháp miếu đó.

     Thích-đề: Đúng vậy, Ôi Thế Tôn. Vì người tôn vinh bát-nhã ba-la-mật, theo nghĩa tuyệt đối, người ấy tôn vinh chư Phật quá khứ, vị laihiện tại trong tất cả các thiên thế giới, chỉ có tri kiến của một vị Phật có thể nhận biết được. Công đức của người ấy sẽ nhiều hơn ngay cả công đức của tất chúng sinh trong các đại thiên thế giới vô số như cát sông Hằng, [70] nếu mỗi một chúng sinh trong số đó xây một Tháp miếu, và nếu mỗi một chúng sinh trong số đó xây tất cả các Tháp miếu đó, và tôn vinh chúng trong một kiếp hay trong phần còn lại của một kiếp.

 

  1. BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT, MỘT ĐẠI THẦN CHÚ  

     Thế Tôn: Đúng vậy, Kiều-thi-ca. Công đức của người sùng mộ bát-nhã ba-la-mật nhiều hơn công đức đó; nó vô lượng và không thể tính toán, [71] không thể nghĩ bàn, không thể so sánh, không thể giới hạn. Bởi vì nhất thiết trí của chư Như Lai đến từ bát-nhã ba-la-mật; sự thờ xá-lợi của Như Lai đến từ nhất thiết trí. Vì thế sự tích lũy công đức của người sùng mộ bát-nhã ba-la-mật không mang tỉ lệ tương xứng nào với sự tích lũy công đức sinh ra từ sự xây Tháp miếu, làm bằng bảy báu, chứa và thờ phụng xá-lợi của Như Lai. [72]

     Vì thế bốn vạn thiên đó trong hội chúng nói với Thiên đế Thích-đề: Thưa Ngài, hãy thọ nhận bát-nhã ba-la-mật! Bát-nhã ba-la-mật ấy, thưa Ngài, nên được thọ nhận, trì tụng, nghiên cứu và giải thích!

     Thế Tôn: Này Kiều-thi-ca, hãy thọ nhận bát-nhã ba-la-mật, trì tụng, nghiên cứugiải thích nó! Vì nếu các A-tu-la hình thành ý tưởng có đánh nhau với chư Thiên của Trời Ba mươi ba, và nếu ông, Kiều-thi-ca, ghi nhớ trong tâm và niệm bát-nhã ba-la-mật này, thì các A-tu-la sẽ lại bỏ ý tưởng đó. [73]

     Thích-đề: Một tri thức vĩ đại là bát-nhã ba-la-mật này, một tri thức không có sự đo lường, một tri thức hoàn toàn không có đo lường, một tri thức không gì vượt qua được, một tri thức vô song, một tri thức làm bình đẳng những cái bất bình đẳng.

     Thế Tôn: Đúng thế, Kiều-thi-ca. Nhờ tri thức này, tức bát-nhã ba-la-mật, chư Phật quá khứ biết giác ngộ viên mãn. Nhờ tri thức này chư Phật vị lai sẽ biết nó [giác ngộ viên mãn]. Nhờ tri thức này chư Phật hiện tại thực biết nó [giác ngộ viên mãn]. Nhờ tri thức này tôi biết nó [giác ngộ viên mãn]. [74] Chỉ nhờ tri thức này mười thiện đạo hoạt động trở thành thị hiện trên thế gian, bốn thiền hợp tác với các giác chi, bốn tâm vô lượng hợp tác với các giác chi, bốn chứng đắc vô tướng được các giác chi duy trì, sáu thần thông hợp tác với các giác chi, ba mươi bảy pháp kiến lập các giác chi, vắn tắt, tám vạn bốn ngàn pháp môn, tri kiến của Phật, tri kiến của bậc Tự-hữu, tri kiến bất khả tư nghị. Nhưng khi trong thế gian không có các Như Lai, thì các Bồ-tát, – được phú bẩm sự thiện xảo trong các phương tiện như là kết quả nghe sự tuôn chảy của bát-nhã ba-la-mật trong quá khứ (khi có các Phật), đầy lòng thương xót chúng sinh, đến thế gian này vì thương xót, – nuôi dưỡng trong thế gian mười thiện đạo, bốn thiền vì không hợp tác với các giác chi, v.v…, đến: năm thần thông không hợp tác với các giác chi. [75] Cũng như nhờ cái đĩa mặt trăng, tất cả cây, cỏ, sao và các chòm sao được chiếu sáng theo uy lựcsức mạnh của chúng, như thế sau khi Như Lai nhập diệtChánh Pháp của Ngài biến mất, trong sự vắng mặt các Như Lai, dù đúng đắn, chính trực, xuất sắc, hay đời sống phạm hạnh được thai nghén và thị hiện trong thế gian, tất cả cái đó đến từ vị Bồ-tát ấy, đã được ngài ấy đem đến, truyền bá từ sự thiện xảo trong phương tiện của ngài ấy. Nhưng nên biết sự thiện xảo trong phương tiện của các Bồ-tát đến từ bát-nhã ba-la-mật. Hơn nữa, những người sùng mộ bát-nhã ba-la-mật, vì thế, nên mong nhiều lợi thế ở đây và bây giờ.

     Thích-đề: Đó là những lợi thế nào?

     Thế Tôn: Những người sùng mộ sẽ không chết một cách không đúng lúc, không vì độc, hay kiếm, hay lửa, hay nước, hay gậy, hay bạo động. Khi họ nhớ đến và niệm bát-nhã ba-la-mật này, [76] những tai họa đe dọa họ từ vua hay hoàng tử, từ các quan cố vấn và các quan thượng thư của vua, sẽ không xảy ra. Nếu các vua, v.v…, cố ý làm hại những người hay nhớ đến và niệm bát-nhã ba-la-mật họ sẽ không thành công; bởi vì bát-nhã ba-la-mật phù hộ họ. Mặc dù các vua, v.v…, có thể tiếp cận họ với ý định làm hại, thay vì thế họ sẽ quyết định chào mừng các vua quan ấy, cải hóa họ, lễ phépthân thiện với họ. Vì bát-nhã ba-la-mật này bày tỏ thái độ từ bi đối với tất cả chúng sinh. Vì thế, dù cho người sùng mộ bát-nhã ba-la-mật có thể ở giữa nơi hoang vắng bị nhiều rắn độc tràn vào phá hoại, người cũng như ma không thể làm hại họ được, ngoại trừ là một hình phạt cho những hành vi quá khứ.

     Liền đó, một trăm du sĩ của những môn phái khác đến gần đức Thế Tôn với ý thù hận. Thiên đế Thích-đề, nhận biết những du sĩ đó từ xa, và nghĩ: Chắc chắn những du sĩ của các phái khác đó đang đến gần Thế Tôn với ý nghĩ thù hận. Rồi hãy để ta nhớ lại bát-nhã ba-la-mật này nhiều như ta đã học được từ Thế Tôn, [77] đưa nó vào tâm, tụng niệm và loan truyền nó, như thế những du sĩ đó không thể đến gần đức Thế Tôn, và sự thuyết giảng bát-nhã ba-la-mật này không thể bị gián đoạn.

     Vì thế Thiên đế Thích-đề, hồi tưởng bát-nhã ba-la-mật này nhiều như mình đã học được từ đức Thế Tôn, đưa nó đến tâm, niệm và triển khai nó. Những du sĩ của các phái khác do đó đã cung kính vái chào Thế Tôn từ đằng xa, và bỏ đi, theo con đường của họ.

     Vì thế khiến cho Tôn giả Xá-lợi-phất [suy nghĩ]: Vì lý do gì những du sĩ dị giáo đó cung kính vái chào đức Thế Tôn từ đằng xa và ra đi theo đường của họ?

     Thế Tôn: Khi Thiên đế Thích-đề, nhận thức ý nghĩ của những du sĩ thù nghịch của các phái khác đó, ông ta hồi tưởng bát-nhã ba-la-mật này, đưa nó đến tâm, niệm và loan truyền nó, với mục đích khiến cho những du sĩ của các phái khác muốn tranh cãi, biện luận và làm trở ngại quay trở lại, đề phòng họ đến gần nơi bát-nhã ba-la-mật này đang được giảng dạy. Và tôi đã cho phép Thiên đế Thích-đề. Bởi vì tôi thấy không có một pháp thanh tịnh nào nơi các du sĩ đó. [78] Tất cả họ muốn đến gần với ý niệm thù nghịch, với những suy nghĩ thù địch.

     Vì thế, Ác Ma nghĩ: Bốn chúng của Như Lai tụ hội, ngồi mặt đối mặt với Như Lai. Mặt đối mặt [với Như Lai] chư thiên này của cõi dục và cõi sắc chắc chắn sẽ được thọ ký tại hội chúng là những Bồ-tát sẽ giác ngộ viên mãn. Bây giờ hãy để ta đến gần làm mù họ. Do đó Ma vương triệu gọi bốn đoàn quân, và di chuyển hướng về chỗ Thế Tôn.

     Vì thế Thiên đế Thích-đề, nghĩ: Chắc chắn đây là Ác Ma, triệu gọi bốn đoàn quân, di chuyển hướng về chỗ Thế Tôn. Nhưng cách dàn trận của đoàn quân này không phải là cách dàn trận của đoàn quân của Vua Tần-bà-sa-la[25], không phải của đoàn quân của Vua Ba-tư-nặc[26], không phải của đoàn quân của tộc Thích-ca[27] hay của tộc Licchavi. Từ lâu Ác Ma, đã theo đuổi Thế Tôn, tìm cơ hội để đột nhập, tìm cơ hội để đi vào, ý định làm chúng sinh đau đớn. Bây giờ tôi sẽ hồi tưởng bát-nhã ba-la-mật này, đem đến tâm, niệm và loan truyền nó. Vì thế Thích-đề hồi tưởng, đem đến tâm, niệm và loan truyền nó. [79] Tức thời Ác Ma, lại quay lưng bỏ đi.

     Do đó chư thiên của Trời Ba mươi ba triệu gọi hoa trời Mạn-đa-la[28], bay qua không trung, và rải lên đức Thế Tôn. Và họ kêu lên trong khải hoàn: “Chắc chắn bát-nhã ba-la-mật này đã đến với người của Diêm-phù-đề từ lâu!” Nắm lấy thêm hoa Mạn-đà-la, họ rải và rắc lên Thế Tôn, và nói: “Ma vương và nhóm của y sẽ không có cơ hội để nhập vào các chúng sinh thuyết giảng và phát triển bát-nhã ba-la-mật, hay theo đuổi nó. Những chúng sinh nghe và học bát-nhã ba-la-mật sẽ được phú bẩm không phải với những thiện căn nhỏ. Những người đến nghe bát-nhã ba-la-mật này đã thực hành phận sự của họ nơi các bậc Chiến Thắng trong quá khứ. Nhiều hơn thế biết bao là những người sẽ học và niệm, sẽ được tu luyện trong Như, tiến đến nó, nỗ lực vì nó; họ sẽ là những người tôn vinh các Như Lai. [80] Vì nó ở trong bát-nhã ba-la-mật này mà người ta nên tìm nhất thiết trí. Giống như tất cả những viên ngọc đều do đại dương sinh sản, và nên tìm chúng qua đại dương, cũng vậy nên tìm viên ngọc nhất thiết trí vĩ đại của các Như Lai qua biển lớn bát-nhã ba-la-mật.”

     Thế Tôn: Đúng vậy, Kiều-thi-ca. Viên ngọc vĩ đại nhất thiết trí của chư Như Lai đến từ biển lớn bát-nhã ba-la-mật.

 

  1. BÁT-NHÃBA-LA-MẬT,

VÀ CÁC BA-LA-MẬT KHÁC

 

     A-nan-đa: Thế Tôn không tán thán bố thí ba-la-mật hay bất cứ ba-la-mật nào của năm ba-la-mật đầu; ngài không nói tên của chúng.

Ngài chỉ tán thán bát-nhã ba-la-mật, nói một mình tên của nó.

Thế Tôn: Đúng vậy, A-nan-đa. Vì bát-nhã ba-la-mật kiểm soát năm ba-la-mật ấy. Ý ông thế nào, A-nan-đa, có thể gọi bố thí không hồi hướng đến nhất thiết tríbố thí ba-la-mật chăng?

A-nan-đa: Dạ không, Thế Tôn.

Thế Tôn: Với các ba-la-mật kia cũng vậy. [81] Ý ông thế nào, A-nan-đa, có phải bát-nhã mà nó chuyển các thiện căn bằng cách hồi hướng chúng đến nhất thiết trí là không thể nghĩ bàn chăng?

     A-nan-đa: Dạ, không thể nghĩ bàn, hoàn toàn không thể nghĩ bàn.

     Thế Tôn: Vì thế Bát-nhã ba-la-mật có tên từ sự thù thắng vô thượng[29] của nó. Qua nó, các thiện căn, hồi hướng đến nhất thiết trí, có tên ‘các ba-la-mật.’ Do vì nó hồi hướng các thiện căn đến nhất thiết tríbát-nhã ba-la-mật kiểm soát, hướng dẫn, chỉ đạo năm ba-la-mật. Như vậy, năm ba-la-mật ấy chứa trong bát-nhã ba-la-mật, và hạn từ ‘bát-nhã ba-la-mật’ chỉ là một từ đồng nghĩa chỉ sự hoàn thành của sáu ba-la-mật. Vậy thì, khi công bố bát-nhã ba-la-mật, tất cả sáu ba-la-mật được công bố. Giống như những viên ngọc, rải rác đây đó trên trái đất rộng lớn, phát triển khi tất cả các duyên thuận lợi; trái đất rộng lớn ủng hộ chúng, và chúng phát triển nhờ sự ủng hộ của trái đất rộng lớn; dù vậy, hiện thân trong bát-nhã ba-la-mật, năm ba-la-mật ấy yên nghỉ trong nhất thiết trí, chúng phát triển bởi vì được bát-nhã ba-la-mật ủng hộ; và vì được bát-nhã ba-la-mật duy trì chúng có tên ‘ba-la-mật.’ [82] Như vậy là bát-nhã ba-la-mật kiểm soát, hướng dẫn, chỉ đạo năm ba-la-mật ấy. 

 

  1. NHỮNG LỢI THẾ NỮA TỪ BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Thích-đề: Cho đến bây giờ Như Lai chưa công bố tất cả những phẩm tính của bát-nhã ba-la-mật, những phẩm tính người ta có được bằng cách học, nghiên cứu, và niệm bát-nhã ba-la-mật, tôi đã học được từ Thế Tôn, và loan truyền [mà giờ đây các ngoại đạoMa vương đã phải quay đi]!

     Thế Tôn: Đúng vậy, Kiều-thi-ca. Hơn nữa, không chỉ người học, nghiên cứu và niệm bát-nhã ba-la-mật, sẽ có những phẩm tính đó, mà còn người thờ phụng bản sao chép nó, tôi dạy, người ấy cũng sẽ có những lợi thế đó ở đây và bây giờ. [83]

     Thích-đề: Tôi cũng sẽ bảo vệ người thờ phụng bản sao chép bát-nhã ba-la-mật, và còn nhiều hơn thế nữa là người học, nghiên cứu và niệm nó.

     Thế Tôn: Nói khéo đấy, Kiều-thi-ca. Hơn nữa, khi có người niệm bát-nhã ba-la-mật này, nhiều trăm Thiên sẽ đến gần, nhiều ngàn, nhiều trăm ngàn Thiên cũng lắng nghe pháp. Và khi nghe pháp, các Thiên đó sẽ muốn tạo ra sự sẵn sàng nói nơi người thuyết pháp đó. Ngay cả khi người ấy không muốn nói, các Thiên đó vẫn mong rằng, do sự kính trọng của họ đối với pháp, sự sẵn sàng sẽ phát sinh nơi người ấy, và người ấy sẽ cảm thấy được thúc giục dạy. [84] Đây lại là một phẩm tính khác mà người nào đó có được ngay ở đây và bây giờ khi học, nghiên cứu, và niệm bát-nhã ba-la-mật. Hơn nữa, tâm của những người dạy bát-nhã ba-la-mật này vẫn sẽ không sợ trước bốn chúng. Họ sẽ không sợ bị những người thù nghịch nạn vấn, vì bát-nhã ba-la-mật bảo vệ họ. Chìm ngập trong bát-nhã ba-la-mật người ta không thấy sự thù nghịch, không thấy những kẻ hành động với lòng thù nghịch, cũng không thấy những kẻ muốn thù nghịch. Như vậy, được bát-nhã ba-la-mật duy trì, người ta sẽ không bị chỉ tríchsợ hãi tác động. Người nào đó cũng có được những phẩm tính này chỉ ở đây và bây giờ khi nghe, nghiên cứu và niệm bát-nhã ba-la-mật. Thêm nữa, người ấy sẽ thân mật với cha mẹ mình, với bạn bè, thân nhânbà con, với Sa-môn (Sramanas) và Bà-la-môn. Người ấy sẽ có tài và có khả năng biện luận, hợp với pháp, bất cứ phản biện nào có thể phát sinh, và có thể giao tiếp với những phản vấn. Những phẩm tính này cũng có người có được ngay ở đây và bây giờ khi học, nghiên cứu, và niệm bát-nhã ba-la-mật. [85] Hơn nữa, Kiều-thi-ca, trong các Thiên của Bốn Đại Thiên Vương các Thiên đã lên đườnggiác ngộ viên mãn sẽ quyết tâm đến chỗ mà người ta đã đặt bản sao chép bát-nhã ba-la-mật, và thờ phụng nó. Họ sẽ đến, nhìn lên bản sao chép bát-nhã ba-la-mật này, kính chào nó, lễ bái nó, học, nghiên cứu và niệm nó. Rồi họ lại ra đi. Và điều đó áp dụng cho tất cả chư Thiên, đến các Thiên cao nhất. [88] Và người con trai hay người con gái của một gia đình thiện lương nên ước nguyện rằng chư Thiên, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ga-ru-đa, Khẩn-na-la, Mô-ha-ra-ga, người và ma, ở mười phương trong vô số thiên thế giới, với sự trợ giúp của sách này, nên thấy bát-nhã ba-la-mật, bái chào nó, kính lễ nó, học, nghiên cứu, và niệm nó; rồi họ nên trở về các thế giới của họ; và họ có thể bố thí món pháp thí này. Tuy nhiên, Kiều-thi-ca, ông không nên nghĩ rằng chỉ trong thế giới bốn châu này các Thiên của cõi dục và của cõi sắc, đã lên đườnggiác ngộ viên mãn, sẽ quyết định trở lại chỗ đó. Không phải vậy, Kiều-thi-ca, ông nên xem! Không, tất cả chư Thiên trong đại thiên thế giới, đã lên đườnggiác ngộ viên mãn, sẽ quyết định đến chỗ đó. Họ sẽ đến, nhìn lên bản sao chép bát-nhã ba-la-mật này kính chào nó, kính bái nó, học, nghiên cứu và niệm nó. Hơn nữa, cái nhà, căn phòng, hay chỗ của người thờ phụng bát-nhã ba-la-mật sẽ được canh giữ tốt. Không ai làm hại người ấy, ngoại trừ là một hình phạt cho những hành vi quá khứ. Đây là một phẩm tính khác mà một người có được ngay ở đây và bây giờ. [89] Vì chính các Thiên có năng lực, và các chúng sinh siêu nhiên khác, sẽ quyết định đến chỗ đó.

     Thích-đề: Làm sao biết được chư Thiênchúng sinh siêu nhiên khác đến chỗ đó nghe, v.v…, bát-nhã ba-la-mật?  

     Thế Tôn: Khi một người tưởng ở một nơi nào đó một thứ ánh sáng cao vời hay ngửi mùi của một tiên nhân chưa từng ngửi trước kia, rồi người ta nên biết chắc rằng một Thiên, hay một chúng sinh siêu nhiên khác, đã đến, đã đến gần. Hơn nữa, những thói quen sạch sẽ và thanh tịnh sẽ hấp dẫn các Thiên đó, v.v…, và sẽ làm họ vô cùng thích thú, quá vui, đầy nhiệt tình và hoan hỉ. Nhưng các thần có năng lực nhỏ hơn, đã chiếm trước chỗ đó, sẽ quyết định bỏ đi. Vì họ không thể chịu được vẻ huy hoàng, sự trang nghiêm và cao quí của các Thiên đầy năng lực đó, v.v… Và khi chính các Thiên đầy năng lực ấy, v.v…, sẽ quyết định đến với người ấy hoài, người sùng mộ bát-nhã ba-la-mật đó sẽ có được rất nhiều niềm tin tịch tĩnh. Đây là một phẩm tính khác mà người con trai hay người con gái của một gia đình thiện lương sẽ có được ngay ở đây và bây giờ. Hơn nữa, không nên hình thành bất cứ thói quen không sạch sẽ hay bất tịnh nào trong phạm vi chỗ trú đó của người chỉ đường đến Pháp; vả lại sự kính trọng sâu xa của người ta đối với nó vẫn không đầy đủ. Hơn nữa, người sùng mộ bát-nhã ba-la-mật sẽ không bị mệt mỏi nơi thân hay tâm. Thoải mái người ấy nằm xuống, thoải mái người ấy bước đi. Trong giấc ngủ người ấy không thấy ác mộng. Khi thấy bất cứ điều gì trong mộng, [91] người ấy chỉ thấy các Như Lai, hay Tháp miếu, hay Bồ-tát, hay các Đệ tử của Như Lai. Khi nghe âm thanh, người ấy sẽ nghe âm thanh của các ba-la-mật và của những giác chi. Người ấy sẽ chỉ thấy các cây giác ngộ; và ở bên dưới những cây ấy là các Như Lai, trong khi các Ngài thức tỉnh với giác ngộ viên mãn. Và người ấy cung sẽ thấy những người Giác ngộ viên mãn chuyển bánh xe pháp như thế nào. Và người ấy sẽ thấy nhiều Bồ-tát, tụng bát-nhã ba-la-mật này, hân hoan vì sự hợp xướng của nó, tuyên bố nên đạt nhất thiết trí như thế nào, nên tịnh hóa Phật địa như thế nào. Người ấy được cho thấy sự thiện xảo trong các phương tiện. Người ấy nghe âm thanh tuyệt vời của giác ngộ viên mãn của chư Phật, chư Thế Tôn: ‘Ở phương này, ở phần này của thế giới, trong thiên thế giới này, dưới cái tên này, một Như Lai chứng minh pháp, có nhiều ngàn Bồ-tát và Thanh văn, nói đúng hơn là được nhiều trăm ngàn na-do-tha câu-lợi Bồ-tát và Thanh văn, vây quanh và tháp tùng.’ Khi có những giấc mộng như thế, người ấy sẽ ngủ thong dong, sẽ thức dậy thong dong. Ngay cả khi bị ném thức ăn, thân của người ấy vẫn cảm thấy thoải mái và quá ư nhẹ nhàng. Không một khuynh hướng ý nghĩ nào phát sinh nơi người ấy vì quá nhiệt tình với thức ăn. Người ấy sẽ chỉ có sự thích thú nhẹ nhàng với thức ăn. [92] Một người sùng mộ bát-nhã ba-la-mật không có ham muốn mãnh liệt nào đối với thức ăn, và chỉ có sự thích thú nhẹ nhàng đối với nó, ngay cả một tỳ-kheo, tu tập Du-già, và đã ra khỏi định, – bởi vì những ý nghĩ của người ấy trào tràn với những thích thú khác. Vì ở mức độ đó, người ấy đã hiến mình sùng mộ sự phát triển bát-nhã ba-la-mật, đến mức độ đó các thiên sẽ cung cấp thức ăn của trời cho người ấy. Những phẩm tính này cũng đạt được ngay cả ở đây và bây giờ. Nhưng lại nữa, Kiều-thi-ca, nếu có người sao chép bát-nhã ba-la-mật thành tập, và thờ phụng nó, nhưng không học, nghiên cứu và niệm nó; và nếu có người khác thực tin bát-nhã ba-la-mật, tin tưởng phó thác cho nó, và quyết ý vì nó, niềm tin tịch tĩnh, ý nghĩ hướng đến giác ngộ, tâm ý nhiệt thành, nghe nó, học nó, mang nó trong tâm, tụng đọc và nghiên cứu nó, soi sáng nó một cách chi tiết cho người khác, khai mở nghĩa của nó, dùng tâm thẩm tra nó, và dùng tối đa trí tuệ của mình quán sát nó toàn triệt; biên chép nó, bảo tồn và đem cất bản biên chép ấy, như thế thiện pháp có thể trường tồn, như thế sự dẫn đạo của chư Như Lai không thể bị đoạn diệt, như thế thiện pháp không thể biến mất, như thế các Bồ-tát, các đại sĩ, có thể được tiếp tục trợ giúp, vì sự dẫn đạo của họ sẽ không thất bại, – và cuối cùng, tôn vinh và thờ phụng bát-nhã ba-la-mật này; rồi càng sinh chậm công đức càng nhiều. [93] Những người muốn có được những phẩm tính phân biệt này ở đây và bây giờ nên bắt chước người ấy, và họ nên thực tin vào bát-nhã ba-la-mật, v.v…, đến: bởi vì sự dẫn đạo của các ngài ấy sẽ không thất bại. Người ấy sẽ quyết tâm chia xẻ nó với những người muốn nó. Như thế con mắt vĩ đại Dẫn đạo của chư Phật sẽ không thất bại, hoặc đối với người ấy hoặc đối với những người khác trong sự truy cầu đức hạnh. Thêm nữa, bát-nhã ba-la-mật nên được tôn vinh và sùng bái trong tất cả mọi thời. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương IV

 

CÔNG BỐ CÁC PHẨM TÍNH

 

  1. GIÁ TRỊ TƯƠNG ĐỐI CỦA XÁ-LỢI NHƯ LAI

VÀ CỦA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Thế Tôn: Này Kiều-thi-ca, một mặt nếu ông được cho cõi Diêm-phù-đề này đầy ắp xá-lợi của chư Như Lai; và nếu mặt khác, ông có thể chia xẻ một tập sao chép bát-nhã ba-la-mật này; và nếu ông phải chọn giữa hai cái ấy, ông chọn cái nào?

     Thích-đề: Chỉ bát-nhã bala-mật này. Bởi vì tôi yêu mến sự Dẫn đạo của chư Như Lai. Như Thế Tôn có nói: “Các Pháp thân là chư Phật, chư Thế Tôn. Nhưng, này các tỳ-kheo, các ông không nên nghĩ rằng thân cá nhân này là thân của tôi. Này các tỳ-kheo, các ông nên thấy tôi từ sự thành tựu của Pháp thân.” Nhưng nên thấy thân Như Lai như là do thực tế (biên tế của thực tại) mang đến, tức là, do bát-nhã ba-la-mật. Không phải là, Ôi Thế Tôn, tôi thiếu kính trọng xá-lợi của Như Lai. Trái lại, tôi thực sự kính trọng nó. Vì đến từ bát-nhã ba-la-mật này mà xá-lợi của Như Lai được thờ phụng, và do đó, khi một người thờ phụng bát-nhã ba-la-mật này thì sự thờ phụng xá-lợi của Như Lai cũng được thờ phụng. Vì xá-lợi của Như Lai đến từ bát-nhã ba-la-mật. Cũng như chiếc ngai vàng của tôi ở Diệu pháp[30], cung điện của chư Thiên. Khi tôi ngồi lên đó, [95] chư Thiên đến chờ tôi. Nhưng khi tôi không ngồi, chư Thiên, vì kính trọng tôi, họ kính trọng chỗ ngồi của tôi, đi nhiễu quanh nó, và lại bỏ đi. Vì họ hồi tưởng rằng, ngồi trên chỗ ngồi ấy, Thiên đế Thích-đề, chứng minh Pháp với chư Thiên của Trời Ba mươi ba. Cũng vậy, bát-nhã ba-la-mậtnhân duyên nổi bật thực sự nuôi dưỡng nhất thiết trí của Như Lai. Xá-lợi của Như Lai, mặt khác, là những món ký gửi đích thực của nhất thiết trí, nhưng đó không phải những điều kiện hay lý do đích thực, cho sự sản sinh tri kiến đó. Vì nguyên nhân tri kiến của nhất thiết trí bát-nhã ba-la-mật cũng được thờ phụng qua xá-lợi của Như Lai. Vì lý do này, của hai món đã đề cập trước, tôi chỉ chọn bát-nhã ba-la-mật của Như Lai. Nhưng không phải vì tôi thiếu kính trọng xá-lợi của Như Lai. [Chọn như thế] tôi thực có sự kính trọng nó, vì xá-lợi đó được thờ phụng bởi vì được bát-nhã ba-la-mật thấm nhập. Và nếu tôi phải chọn giữa tập sao chép bát-nhã ba-la-mật ở một bên và cả một đại thiên thế giới đày ắp xá-lợi của Như Lai ở bên kia, [96] tôi vẫn chỉ chọn bát-nhã ba-la-mật này, vì cùng lý do. Vì xá-lợi của Như Lai là những món ký gửi chân thật của tri kiến nhất thiết trí, nhưng chính tri kiến ấy đến từ bát-nhã ba-la-mật. Rồi vì thế, trong hai món đó tôi chỉ chọn bát-nhã ba-la-mật này. Nhưng đó không phải là tôi thiếu kính trọng xá-lợi của Như Lai. [Chọn như thế] tôi thực sự có sự kính trọng đối với xá-lợi. Tuy nhiên, xá-lợi được thờ phụng bởi vì nó đến từ bát-nhã ba-la-mật này, và được bát-nhã ba-la-mật này thấm nhập.

 

  1. TỈ DỤ NGỌC NHƯ Ý

 

     Giống như viên ngọc vô giáđặc tính ngăn ngừa người và ma không vào được nơi đặt nó. Nếu có người bị ma ám, người ta chỉ phải giơ viên ngọc này ra, và ma sẽ bỏ đi. Nếu có người bị gió đè và dùng viên ngọc này khi thân bị xẹp, người đó sẽ giữ gió ấy lại, ngăn ngừa nó không trở nên tệ hơn, khiến nó giảm nhẹ. Sẽ có hiệu quả tương tự khi áp dụng cho thân bỏng vì nước mật, nghẽn vì đờm, hay đau vì hậu quả của chứng bệnh phát sinh do sự rối loạn các chất dịch. [97] Nó sẽ chiếu sáng bóng tối của đêm đen tối nhất. Trong nóng, nó sẽ làm mát địa điểm đặt nó. Trong lạnh nó sẽ làm ấm. Sự có mặt của nó xua đi rắn độc và những độc vật khác ra khỏi những vùng chúng phá hoại. Nếu có người đàn ông hay đàn bà bị rắn độc cắn, người ta chỉ cần cho họ nhìn thấy ngọc ấy; và sự thấy nó sẽ chống lại độc ấy, và làm nó bỏ đi. Những phẩm tính của ngọc này là như thế. Nếu có người có nhọt trong mắt, hay sự thấy của mắt bị mờ, hay một chứng bịnh nơi mắt, hay mắt có vảy, người ta chỉ cần đặt ngọc ấy lên mắt, và chỉ sự có mặt của nó thôi sẽ loại trừ và làm dịu được những đau đớn đó. Những phẩm tính của nó là như thế. Đặt vào nước, nó nhuộm tất cả nước màu của nó. Bọc nó trong vải trắng và ném vào nước, nó làm nước thành trắng. Cũng vậy, khi bọc hay buộc nó trong vải màu xanh đen, hay vàng, hay đỏ, hay đỏ đậm, hay trong vải có bất cứ màu gì khác, nó sẽ nhuộm nước ấy thành màu của vải ném vào. Nó cũng sẽ làm trong bất cứ chất đục gì có thể có trong nước. Bẩm sinh với những phẩm tính như thế là viên ngọc đó. [98]

     A-nan-đa: Những viên ngọc này, ngài Kiều-thi-ca, thuộc về thế giới của các thần hay thuộc về người ở Diêm-phù-đề?

     Thích-đề: Những ngọc ấy được tìm thấy ở nơi các thần. Mặt khác, những viên ngọc tìm thấy nơi những người ở Diêm-phù-đề thì khá thô, nhỏ hơn và không được phú cho những phẩm chất như thế. Chúng vô cùng kém hơn những viên ngọc trời. Nhưng những [ngọc] đó ở nơi các thần thì tốt và đầy đủ tất cả các phẩm tính khả hữu. Nếu bây giờ viên ngọc đó được đặt vào giỏ, hay đặt trên giỏ, thì cái giỏ ấy sẽ vẫn đáng ham muốn sau khi người ta lấy viên ngọc ra. Cái giỏ, nhờ các phẩm tính của viên ngọc, sẽ trở một thành vật mong ước tối thượng. Cũng như thế, Ôi Thế Tôn, là những phẩm tính tri kiến của nhất thiết trí đến từ bát-nhã ba-la-mật. Ấy cũng như câu chuyện về xá-lợi của Như Lai, người đi đến Bát Niết-bàn, được thờ phụng. Vì nó là món ký gửi của tri kiến nhất thiết trí. Và như sự chứng minh pháp của chư Phật và chư Thế Tôn trong tất cả các thiên thế giới nên được sùng bái bởi vì nó đến từ bát-nhã ba-la-mật, sự chứng minh pháp của pháp sư cũng vậy. Như quan hầu cận của nhà vua không sợ gì quyền lực của vua [99] và được đám người rất đông sùng bái, cũng vậy người thuyết giảng pháp, bởi vì, nhờ thần lực của Pháp thân, người ấy không sợ và được đám người rất đông sùng bái. Nhưng xá-lợi của Như Lai được sùng bái vì cùng lý do mà người ta sùng bái sự chứng minh pháp và người thuyết giảng pháp.

 

  1. GIÁ TRỊ VÔ THƯỢNG CỦA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Rồi vì thế, Ôi Thế Tôn, nếu có hai phần; và nếu không chỉ đại thiên thế giới này, mà nếu còn tất cả các thiên thế giới, vô số như cát sông Hằng, đầy xá-lợi của Như Lai, được đặt xuống như là phần thứ nhất; và tập sách sao chép bát-nhã ba-la-mật như là phần thứ hai. Nếu tôi được mời chọn một trong hai và lấy nó, tôi sẽ chỉ lấy bát-nhã ba-la-mật này. Ấy không phải, Ôi Thế Tôn, là tôi thiếu kính trọng đối với xá-lợi của Như Lai. Sự kính trọng của tôi đối với xá-lợi là thực. Nhưng bát-nhã ba-la-mật thấm nhập nhất thiết trí, và xá-lợi của Như Lai được thờ phụng bởi vì nó đến từ nhất thiết trí. Như vậy, sùng bái bát-nhã ba-la-mật thực rasùng bái chư Phật và chư Thế Tôn, quá khứ, vị lai, và hiện tại. Hơn nữa, Ôi Thế Tôn, người nào muốn thấy, hợp với pháp, chư Phật và chư Thế Tôn chỉ hiện hữu bây giờ trong vô lượngvô số các thiên thế giới, nên theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, tạo nỗ lực trong nó, phát triển nó. [100]

     Thế Tôn: Đúng thế, Kiều-thi-ca. Tất cả chư Như Lai đúng là nợ bát-nhã ba-la-mật này sự giác ngộ của họ, – dù họ sống trong quá khứ, vị lai hay hiện tại. Tôi bây giờ, này Kiều-thi-ca, cũng là một Như Lai, đúng là tôi nợ bát-nhã ba-la-mật này sự giác ngộ của tôi.

     Thích-đề: Ba-la-mật vĩ đại là bát-nhã ba-la-mật. Vì nó cho phép Như Lai biết và thấy đúng những ý nghĩ và hành động của tất cả chúng sinh.

     Thế Tôn: Đúng thế, Kiều-thi-ca. Ấy là bởi vì một Bồ-tát theo đuổi một thời gian lâu trong bát-nhã ba-la-mật này mà ông ấy biết và thấy đúng ý nghĩ và hành động của tất cả chúng sinh.

     Thích-đề: Một Bồ-tát chỉ theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật và không [theo đuổi] trong các bát-nhã kia ư?

     Thế Tôn: Ông ấy theo đuổi trong tất cả sáu ba-la-mật. Nhưng là bát-nhã ba-la-mật [101] kiểm soát Bồ-tát ấy khi ông ấy bố thí hay trì giới, hay tự hoàn thiện mình trong nhẫn nhục, hay nỗ lực tinh tấn, hay nhập định, hay minh sát các pháp. Sự phân biệt hay khác nhau giữa sáu ba-la-mật này là bất khả đắc, – tất cả chúng được sự thiện xảo trong phương tiện duy trì, hồi hướng đến bát-nhã ba-la-mật, hồi hướng đến nhất thiết trí. Chỉ vì người ta không nghĩ ra có sự phân biệt hay khác nhau nào giữa những cái bóng ném xuống của những cây khác nhau ở Diêm-phù-đề, – dù màu của chúng có thể khác nhau, hình dáng, lá, hoa và quả của chúng, chiều cao và chu vi của chúng – nhưng tất cả chúng chỉ được gọi là ‘những cái bóng’; dù vậy sự phân biệt hay khác nhau giữa sáu ba-la-mật là bất khả đắc, – tất cả chúng được sự thiện xảo trong các phương tiện duy trì, hồi hướng đến bát-nhã ba-la-mật, hồi hướng đến nhất thiết trí.

     Thích-đề: Được phú bẩm những phẩm tính vĩ đại là bát-nhã ba-la-mật này, những phẩm tính vô lượng, những phẩm tính vô biên!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương V

 

TÍNH CÁCH MẠNG CỦA CÔNG ĐỨC

 

  1. BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT, NGUỒN CÔNG ĐỨC VĨ ĐẠI

 

Thích-đề: Chúng ta hãy xem lại hai người. Một người tin thực sự bát-nhã ba-la-mật, tin tưởng phó thác nơi nó, v.v…, đến: vì sự dẫn đạo của người ấy sẽ không thất bại [như ở trg. 62]. Và khi nghe sự giải thích này, người ấy quyết định rằng mình sẽ không bao giờ bỏ bát-nhã ba-la-mật này, – chắc chắn lợi ích rất nhiều, lợi thế rất lớn, kết quả rất lớn, phần thưởng rất lớn, được phú bẩm những phẩm tính rất vĩ đại! – người ấy sẽ canh giữ nó, bởi vì nó quá khó đạt. Và chính người ấy sẽ tôn vinh, sùng bái và ngưỡng mộ nó. Người kia trước hết tôn trọng nó, rồi bố thí một bản sao cho một người con trai hay con gái khác của một gia đình thiện lương, ham muốn nó, và nhiệt tình hỏi xin nó. [103] Trong hai người này người nào có công đức lớn hơn, người có ý định cho nó hay người không có ý định cho nó?

Thế Tôn: Tôi sẽ hỏi ông về điểm này, và ông có thể trả lời cách tốt nhất theo khả năng ông. Nếu người một mình tôn vinh xá-lợi của Như Lai sau khi nhập Bát Niết-bàn, chăm sóc và bảo tồn nó; và nếu người kia không chỉ tự mình tôn vinh xá-lợi của Như Lai, chăm sóc và tôn trọng nó, nhưng thêm vào đó tiết lộ nó với những người khác, cho đi, và chia xẻ, hy vọng rằng sự thờ phụng xá-lợi sẽ trở nên lan rộng, vì thương xót chúng sinh; rồi trong hai người, người nào sẽ được nhiều công đức hơn: Người trong khi tự mình thờ phụng xá lợi, tiết lộ, cho và chia xẻ với những người khác hay người một mình đơn độc thờ nó?

Đế thích: Người chia xẻ với những người khác. [104]

Thế Tôn: Đúng vậy, Kiều-thi-ca. Người bố thí bát-nhã ba-la-mật này cho những người khác, giúp đỡ những người khác, có ý định bố thí, người ấy nhờ sức mạnh đó sẽ có công đức lớn hơn. Thêm nữa nếu người ấy đi đến chỗ có những người trở thành những khí cụ thích hợp cho bát-nhã ba-la-mật này, và chia xẻ với họ, thì người ấy còn có nhiều công đức hơn. Hơn nữa, này Kiều-thi-ca, công đức của người khiến tất cả chúng sinh trong châu Diêm-phù-đề theo mười đường nghiệp thiện và an định họ trong đó sẽ nhiều không?

Thích-đề: Sẽ nhiều.

Thế Tôn: Nhiều hơn sẽ là công đức của người làm bản sao chép bát-nhã ba-la-mật này, tin nơi nó và có niềm tin nơi nó, niềm tin tịch tĩnhkiên định; sẽ phát tâmgiác ngộ và với ý định nồng nhiệt sẽ cúng dường bát-nhã ba-la-mật này cho một Bồ-tát khác đã phát tâm bồ-đề; trước hết sẽ hoàn thiện chính mình bằng cách viết và đọc tụng không mệt mỏi; rồi sau khi lao động nhiều nhiệt tình, người ấy sẽ thuyết phục vị Bồ-tát kia, giải thích bát-nhã ba-la-mật này cho Bồ-tát ấy, khiến cho đến với nó, làm đầy nhiệt tâm vì nó, [105] làm cho ông ấy hoan hỉ nơi nó, bằng lời nói của mình đưa ông ấy đến với nó, giáo dục ông ấy trong nó, làm sáng những lợi ích của nó cho ông ấy, làm sạch ý nghĩ của ông ấy, phá tan những nghi ngờ của ông ấy; và nói với ông ấy như sau: “Hãy đến đây, hỡi người con trai của gia đình thiện lương, hãy tu luyện mình trong chính Đạo của Bồ-tát này, vì kết quả của sự tu luyện này, sự theo đuổi này, sự đấu tranh này chắc chắn anh sẽ nhanh chóng tỉnh thức với giác ngộ viên mãn. Sau đó anh sẽ giáo dục vô số chúng sinh trong sự tịch diệt hoàn toàn của thực thể tái sinh, nói cách khác, trong sự tiết lộ biên tế của thực tại.” Bởi vì ông ấy có ý định bố thí, vì thế công đức của ông ấy nhiều hơn. Và điều này đúng dù cho nếu so sánh nó với công đức của một người trụ trong sự tuân theo mười đường nghiệp thiện tất cả chúng sinh trong các thiên thế giới bất kỳ cỡ nào, [106] ngay cả trong tất cả các thiên thế giới có nhiều như cát sông Hằng. [107] Hay nếu so sánh nó với công đức của người an định cho những người khác trong bốn thiền, bốn Vô lượng, bốn chứng đắc vô tướng, năm thần thông, trong bất cứ số thiên thế giới nào. [112] Trong mỗi trường hợp, một người không những chỉ viết bát-nhã ba-la-mật này và tụng nó một mình, mà còn viết nó cho những người khác và bố thí cho họ, sẽ dễ dàng có công đức nhiều hơn. Hơn nữa, này Kiều-thi-ca, một người cũng sẽ được công đức nhiều hơn nếu người ấy thâm mật với nghĩa ấy khi tụng bát-nhã ba-la-mật này; và viết nó cho những người khác, bố thí nó, xiển dương và làm nó sáng rõ, cả nghĩa và chữ.   

 

  1. BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT TƯƠNG TỰ (GIẢ HIỆU)

 

     Thích-đề: Rồi người ta có thể giải thích bát-nhã ba-la-mật này không?

     Thế Tôn: Có thể, nên giải thích cho người không hiểu nó. Vì trong vị lai bát-nhã ba-la-mật giả hiệu sẽ xuất hiện. Khi nghe nó, người không hiểu [bát-nhã ba-la-mật thực là gì] nên ý thức [rằng lắng nghe bát-nhã ba-la-mật giả hiệu] sẽ bị hỏng, nếu người ấy muốn được giác ngộ viên mãn.

     Thích-đề: Trong vị lai người ấy nên làm thế nào để nhận ra nếu và khi nào người ta xiển dương bát-nhã ba-la-mật giả hiệu? [113]

     Thế Tôn: Trong vị lai sẽ có một vài tỳ-kheo thân không phát triển, hành vi đạo đức, ý nghĩtrí tuệ không phát triển, ngu và đần như cừu, không có trí tuệ. Khi họ tuyên bố rằng họ sẽ xiển dương bát-nhã ba-la-mật, thực tế họ sẽ xiển dương cái giả hiệu của nó. Họ sẽ xiển dương bát-nhã ba-la-mật giả hiệu bằng cách dạy rằng sự vô thường của sắc, v.v…, phải được giải thích là sự đoạn diệt của sắc, v.v… Gắng sức vì nội kiến đó, theo họ, đó sẽ là sự theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Nhưng trái lại, không nên xem sự vô thường của sắc, v.v…, như là sự đoạn diệt của sắc, v.v… Vì xem sự vật theo cách đó có nghĩa là theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật giả hiệu. Vì lý do đó, Kiều-thi-ca, nên xiển dương nghĩa của bát-nhã ba-la-mật. Bằng cách xiển dương nó, người ta sẽ được công đức nhiều hơn.

 

  1. BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT VĨ ĐẠI HƠN BẤT CỨ

MÓN QUÀ TINH THẦN NÀO KHÁC

 

     Và công đức đó sẽ nhiều hơn nếu người ta thiết định chúng sinh trong bất cứ con số nào của các thiên thế giới trong quả của người Nhập lưu. [116] Và điều đó cũng duy trì tốt quả của người Nhất lai, của người Bất hoàn, và của A-la-hán. Vì bát-nhã ba-la-mật đem đến quả của người Nhất lai, của người Bất hoàn và của A-la-hán. [125] Và Bồ-tát ấy sẽ gia tăng sức chịu đựng của mình bằng cách phản chiếu rằng bằng tự tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật, ông ấy dần dần trở thành người có được các pháp tạo nên một vị Phật, và sẽ đến gần giác ngộ viên mãn. Vì ông ấy biết rằng bằng cách tự luyện mình trong sự tu luyện này, theo đuổi trong đó, chiến đấu trong đó, ông ấy sẽ đem lại tất cả các quả của đời sống phạm hạnh, từ quả Nhập lưu đến cảnh giới Phật. Công đức của người chia xẻ bát-nhã ba-la-mật cũng sẽ lớn hơn công đức của người thiết định trong cảnh giới Duyên giác bất cứ số chúng sinh nào trong bất cứ thiên thế giới nào. [128] Hơn nữa, Kiều-thi-ca, nếu có người đưa tâm của chúng sinh nhiều như có trong cõi Diêm-phù-đề lên đến giác ngộ viên mãn; và nếu có người khác không những chỉ đưa tâm của họ lên đến giác ngộ viên mãn, nhưng thêm vào, cũng cho họ một tập sao chép bát-nhã ba-la-mật này; hay nếu người ấy trình một tập sao chép bát-nhã ba-la-mật này với một Bồ-tát bất thối chuyển, với hy vọng ngài ấy sẽ cho mình tu luyện trong đó, [129] nỗ lực vì nó, phát triển nó, và kết quả là sự phát triển, gia tăng, và phong phú của bát-nhã ba-la-mật, thực hiện Phật pháp; rồi so với người trước, người ấy sẽ được công đức lớn hơn, vì chắc chắn một khi tỉnh thức với giác ngộ viên mãn, người ấy sẽ chấm dứt những đau khổ của chúng sinh. Và công đức của người ấy sẽ lớn hơn, dù cho người kia đưa tâm của bất cứ số chúng sinh nào trong bất cứ thiên thế giới nào lên đến giác ngộ viên mãn. [130] Hay chúng ta hãy so sánh lại hai người: Người thứ nhất trình một tập sao chép bát-nhã ba-la-mật này với bất cứ số chúng sinh nào trong bất cứ thiên thế giới nào trở thành bất thối chuyển đối với giác ngộ viên mãn, nhất định lên đường vì nó; thêm vào, người thứ nhì sẽ xiển dương nó với họ, theo nghĩa và theo chữ. Người ấy sẽ không nhờ sức mạnh đó mà được nhiều công đức ư? [131]

     Thích-đề: Công đức của người ấy quả thực nhiều. Không dễ dàng gì tính được khối công đức đó, hay đếm nó, hay tìm được bất

cứ vật gì tương tự, giống nó, hay có thể so sánh với nó.

      Thế Tôn: Còn nhiều hơn nữa là công đức của một người giáo huấn và khuyên nhủ trong bát-nhã ba-la-mật những Bồ-tát bất thối chuyển đó muốn đạt giác ngộ viên mãn nhanh hơn. [133] Và hơn nữa, còn một Bồ-tát khác sẽ xuất hiện, nói rằng mình sẽ đạt được giác ngộ viên mãn nhanh hơn họ. Nếu có người giáo huấn và khuyên nhủ Bồ-tát đó trong bát-nhã ba-la-mật hiểu nhanh hơn, người ấy có công đức còn nhiều hơn nữa.

     Thích-đề: Đến độ mà một Bồ-tát đến gần giác ngộ viên mãn hơn, đến độ ngài ấy nên được giáo huấn và khuyên nhủ trong bát-nhã ba-la-mật, vì điều đó đưa ngài ấy càng ngày càng đến gần Chân Như hơn. Khi đến gần Chân Như hơn, ngài ấy ban nhiều quả và lợi thế cho những người đã phục vụ mình, tức là, những người mà  nhờ họ ngài ấy thọ hưởng y áo, bình bát đựng của bố thí, chỗ ở, và những phương thuốc trị bệnh. Công đức của ngài ấy bây giờ còn nhiều hơn, vậy thì sự thật ngài ấy đến gần giác ngộ viên mãn hơn. [134]

     Tu-bồ-đề: Nói hay, ngài Kiều-thi-ca. Ngài làm cho những người thuộc Bồ-tát thừa vững mạnh hơn, trợ giúp họ, đứng bên họ. Dù vậy ngài cũng nên hành động. Một thánh đệ tử muốn cống hiến trợ giúp tất cả chúng sinh, người ấy làm cho các Bồ-tát vững mạnh hơn trong thái độ đối với giác ngộ viên mãn, trợ giúp họ, đứng bên họ. Ấy là điều nên làm. Vì giác ngộ viên mãn của các Bồ-tát phát sinh từ bát-nhã ba-la-mật. Bởi vì, nếu các Bồ-tát không phát tâm bồ-đề, họ sẽ không tu luyện mình trong giác ngộ viên mãn hay trong sáu ba-la-mật, và như vậy họ sẽ không thức tỉnh với giác ngộ viên mãn. Nhưng bởi vì các Bồ-tát tự tu luyện trong sự tu luyện của Bồ-tát, trong sáu ba-la-mật, do đó họ phát tâm bồ-đề, vì thế họ thức tỉnh với giác ngộ viên mãn.

 

 

 

 

 

 Chương VI

 

HỒI HƯỚNGHOAN HỈ

 

  1. CÔNG ĐỨC VÔ THƯỢNG

CỦA HỒI HƯỚNGHOAN HỈ

 

     Di-lặc: Một mặt chúng ta có, về phần của Bồ-tát, việc làm công đức thấy được khi Bồ-tát ấy hoan hỉcông đức của người khác, và khi ngài ấy hồi hướng công đức ấy đến giác ngộ tột cùng của tất cả chúng sinh; mặt khác, về phần chúng sinh, có việc làm công đức thấy được khi bố thí, trì giới, khi phát triển thiền định. Trong những việc này, việc làm công đức của một Bồ-tát thấy được khi hoan hỉhồi hướng được tuyên bố là việc tốt nhất, việc thù thắng và cao cả nhất, việc chí caovô thượng, không gì trên nó, không gì bằng, làm bình đẳng những cái không bình đẳng

 

  1. TẦM MỨC CỦA HOAN HỈ

 

     Tu-bồ-đề: Một Bồ-tát, một đại sĩ, xem thế giới với mười phương của nó, trong mọi phương, mở rộng khắp nơi. Ngài ấy xem các thiên thế giới, hoàn toàn không thể đo lường, hoàn toàn ở bên kia tính toán, hoàn toàn vô lượng, hoàn toàn không thể nghĩ bàn, vô cùngvô biên.

     Ngài ấy xem trong thời quá khứ, trong mỗi một phương, trong mỗi một thiên thế giới, các Như Lai, hoàn toàn không thể đo lường, hoàn toàn ở bên kia tính toán, hoàn toàn vô lượng, hoàn toàn không thể nghĩ bàn, vô cùngvô biên, đã đạt được Niết-bàn cứu cánh trong cõi Niết-bàn ấy không lưu lại gì phía sau, – [136] dấu vết bị cắt đứt, dòng chảy bị cắt đứt, chướng ngại bị hủy diệt, những dẫn đạo qua [thế giới] hữu, nước mắt đã khô, với tất cả chướng ngại bị nghiền nát, gánh nặng được đặt xuống, hạnh phúc riêng của họ đã đạt được, nơi họ các xiềng xích [kiết sử] của hữu bị diệt, tâm tư được chánh kiến khéo giải thoát, và họ đã đạt được ba-la-mật cao

nhất trong sự kiểm soát toàn thể tâm họ.

     Ngài ấy xem họ, từ chỗ họ bắt đầu phát tâm bồ-đề, đến lúc họ đạt được giác ngộ viên mãn, cho đến cuối cùng nhập Niết-bàn vô dư, không để lại gì phía sau, và toàn thể quãng thời gian ấy đến khi thiện Pháp biến mất [như mỗi vị trong các Như Lai này thuyết giảng].  

     Ngài ấy xem xét khối lượng giới luật, khối lượng thiền định, khối lượng bát-nhã, khối lượng giải thoát, khối lượng tri kiến giải thoát của các Phật và các Thế Tôn đó.

     Thêm vào, ngài ấy xem kho tàng công đức hợp tác với sáu ba-la-mật, với sự đạt được các phẩm tính của một vị Phật, và với các ba-la-mật vô úy và các lực; và những cái đó hợp tác với sự hoàn thiện của các thần thông, của thông hiểu, của thệ nguyện; và kho tàng công đức hợp tác với sự thành tựu tri kiến của nhất thiết trí, với sự lo lắngchúng sinh, đại từđại bi, vô lượngvô số những phẩm tính Phật.

     Và ngài ấy cũng xem giác ngộ viên mãnhạnh phúc của nó, sự hoàn thiện quyền tối thượng trên tất cả các pháp, và sự thành tựu diệu lực tối thượng vô lượng và không thể chinh phục được mà nó chinh phục tất cả, và lực tri kiến của Như Lai về cái gì là thực có, cái nào không có che đậy, vướng mắc hay chướng ngại, không bình đẳng, làm bình đẳng những cái không bình đẳng, không thể so sánh, vô lượng, và lực tri kiến của Phật nổi bật giữa các lực ấy, tri kiến của một vị Phật, sự hoàn thiện mười lực, sự chứng đắc thong dong vô thượng kết quả từ bốn vô úy, [137] và sự đắc Pháp qua chứng ngộ thực tướng tối hậu của tất cả các pháp.

     Ngài ấy cũng xem sự chuyển bánh xe Pháp, cầm đuốc Pháp, đánh trống Pháp, làm đầy vỏ sò Pháp, vung kiếm Pháp, tuôn mưa Pháp, và làm tươi mát tất cả chúng sinh, bằng quà pháp, bằng sự trình quà Pháp với họ. Ngài ấy còn xem kho tàng công đức của tất cả những người được giáo dục và huấn luyện bởi sự chứng minh Pháp đó, – dù họ quan tâm pháp của chư Phật, hay pháp của Duyên giác, hay của Thanh văn, – tin vào chúng, cố định với chúng, và sẽ kết thúc trong giác ngộ viên mãn.

     Ngài ấy cũng xem kho tàng công đức, kết hợp với sáu ba-la-mật, của tất cả các Bồ-tát đó những vị mà các Phật và các Thế Tôn đó đã thọ ký giác ngộ viên mãn. Ngài ấy xem kho tàng công đức của tất cả những người thuộc thừa Duyên giác, và họ được thọ ký sự giác ngộ của Duyên giác. Ngài ấy xem việc làm công đức thấy được khi bố thí, trì giới và phát triển thiền định, của bốn chúng của các Phật và các Thế Tôn đó, tức là, của các tỳ-kheo và tỳ-kheo ni, các nam cư sĩnữ cư sĩ. Ngài xem các căn lành được trồng trong suốt thời gian đó bởi các Thần[31], Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ga-ru-đa, Khẩn-na-la, và Ma-hầu-la-già, bởi người và ma, và cũng bởi súc sinh, vào thời ấy các Phật và Bồ-tát đó đã chứng minh Pháp, và khi các ngài nhập Niết-bàn, và khi các ngài đã vào Bát Niết-bàn [138] – cảm ơn Phật, Thế Tôn, cảm ơn Pháp, cảm ơn Tăng-già, và cảm ơn những người có sự tu dưỡng tâm chân chánh. [Trong thiền định Bồ-tát ấy] tích tập thiện căn của tất cả những vị đó, tất cả lượng công đức đó không ngoại lệ hay dư thừa, cuộn nó lại thành một cuộn, cân nó, và hoan hỉ vì nó với sự hoan hỉ tuyệt vời và cao cả nhất, sự hoan hỉ cao nhất và cùng tột, không gì trên nó, không gì bằng, bình đẳng những cái không bình đẳng. Khi hoan hỉ như thế, ngài ấy thốt ra nhận định: “Tôi chuyển việc làm công đức thấy được khi hoan hỉ thành giác ngộ viên mãn. Nguyện nó nuôi dưỡng sự giác ngộ viên mãn [của chính tôi và của tất cả chúng sinh]!

 

  1. VẤN ĐỀ SIÊU HÌNH    

 

     Bây giờ, vì quan tâm những nền tảng này qua đó người thuộc thừa Bồ-tát hoan hỉ, quan tâm những trợ duyên và những quan điểm, qua đó người ấy dấy lên ý nghĩ, – những nền tảng, những trợ duyên khách quan và những quan điểm đó được hiểu theo cách như thế, chúng có được xử lý như là những dấu hiệu không?

     Di-lặc: Không, không được. [139]

     Tu-bồ-đề: Nếu người ấy xử lý cái nền tảng không hiện hữu đó

như là một dấu hiệu, và trợ duyên khách quan đó không hiện hữu, thì người ấy sẽ không có nhận thức điên đảo, ý nghĩ điên đảo, những cái thấy điên đảo ư? Vì cũng ở nơi người tham lam, khi người ấy phân biệt một thực thể [nền tảng] không hiện hữutư duy về nó – nghĩ rằng có thường trong vô thường, dễ chịu trong đau khổ, ngã trong cái gì vô ngã, thương yêu trong cái gì tỵ hiềm – ở đó dấy lên nhận thức điên đảo, ý nghĩ điên đảo, cái thấy điên đảo. Và vì nền tảng [thực thể], trợ duyên khách quan, quan điểm [đều không hiện hữu], giác ngộ cũng vậy, tâm [bồ-đề] cũng vậy, và tất cả các pháp cũng vậy, tất cả các yếu tố cũng vậy. Nhưng rồi trên nền tảng nào, do trợ duyên khách quan nào, hay quan điểm nào mà người ấy chuyển tâm gì thành giác ngộ viên mãn, hay việc làm công đức gì thấy được khi hoan hỉ mà người ấy chuyển thành giác ngộ cùng tột, chánh đẳng và viên mãn gì? 

     Di-lặc: Không nên dạy hay xiển dương điều này trước một Bồ-tát mới lên đường trong thừa. Vì Bồ-tát ấy sẽ mất niềm tin nhỏ bé mà nó là của ông ấy, sự thương mến, tịch tĩnh, và kính trọng nhỏ bé đó mà chúng là của ông ấy. Nên dạy và xiển dương điều này trước một Bồ-tát bất thối chuyển. Thay vì, một Bồ-tát được thiện tri thức nâng đỡ do đó sẽ không sợ, không trở nên thản nhiên, không bị ném bỏ, không phiền muộn, sẽ không chuyển tâm mình đi hướng khác, cũng không lo lắng, không run rẩy, sợ sệt, kinh hãi. [140] Và như thế Bồ-tát ấy nên chuyển việc làm công đức thấy được khi hoan hỉ vào nhất thiết trí

     Tu-bồ-đề: Ý nghĩ mà do đó người ta hoan hỉ và chuyển, hay hồi hướng [thiện căn nối kết với hoan hỉ] đó, – ý nghĩ [hoan hỉ] đó [vào lúc chuyển] thì tịch diệt, ngừng lại, ra đi, đảo ngược. Vì thế, ý nghĩ mà do nó người ta chuyển hướng đến giác ngộ viên mãn là gì? Hay ý nghĩ mà nó chuyển việc làm công đức thấy được khi hoan hỉ thành giác ngộ viên mãn là gì? Hay nếu hai ý nghĩ ấy không bao giờ gặp nhau, làm sao người ta có thể chuyển hay hồi hướng ý nghĩ bằng ý nghĩ? Cũng không thể chuyển [hay lật nhào, chuyển hóa] ý nghĩ ấy theo chừng mức người ta quan tâm đến tự tánh của nó.

Thích-đề: Những Bồ-tát mới lên đường trên xe đại thừa nên ý

thức về sự lo sợ khi nghe giải thích này. Rồi làm sao một Bồ-tát nên chuyển việc làm công đức thấy được khi hoan hỉ ấy vào giác ngộ viên mãn? Và làm sao người ta bám vào việc làm công đức thấy được khi hoan hỉ thành công khi bám vào ý nghĩ nối kết với hoan hỉ ấy, và làm sao người ta chuyển ý nghĩ nối kết với hoan hỉ ấy thành công khi chuyển nó?

thế Tôn giả Tu-bồ-đề hướng tâm mình đến Bồ-tát Di-lặc, định tâm nơi ngài ấy, và nói như vầy [141]: Ở đây Bồ-tát ấy xem công đức kết nối với các Phật và các Thế Tôn quá khứ, theo cách chúng ta đã miêu tả trước [tức các câu 135-38]. Ngài ấy tích lũy thiện căn của tất cả những cái đó, tất cả phẩm tính của các thiện căn đó không có ngoại lệ và dư thừa, cuộn nó thành một cuộn, cân nó, và hoan hỉ vì nó. Rồi ngài ấy chuyển việc làm công đức thấy được khi hoan hỉ qua giác ngộ viên mãn. [142] Làm sao khi chuyển, Bồ-tát ấy có thể khôngnhận thức điên đảo, ý nghĩ điên đảo, cái thấy điên đảo?

 

  1. LÀM SAO TRÁNH ĐƯỢC THẤY ĐIÊN ĐẢO

 

     Di-lặc: Vị Bồ-tát ấy không phải trở thành người nhận thức ý nghĩ, vì kết quả của ý nghĩ do đó mà ngài ấy chuyển. Như thế việc làm công đức thấy được khi hoan hỉ trở thành cái gì đó được chuyển thành giác ngộ viên mãn. Nếu không nhận thức ý nghĩ đó, [nhận diện nó] như là ‘đây là ý nghĩ đó,’ thì một Bồ-tát không có nhận thức, ý nghĩ, hay thấy điên đảo. Nhưng nếu vị ấy nhận thức ý nghĩ mà do nó ngài chuyển, [nhận diện nó] như là ‘đây là ý nghĩ đó,’ thì vị ấy trở thành người nhận thức ý nghĩ. Kết quả, vị ấy có nhận thức, ý nghĩ, và thấy điên đảo. Nhưng một Bồ-tát chuyển đúng, không sai, khi vị ấy nhận thức và đem đến tâm ý nghĩ chuyển [143] theo cách như thế mà vị ấy xem nó là ‘chỉ tịch diệt, tịch diệt,’ là ‘ngừng lại, ra đi, đảo ngược’; và khi vị ấy phản chiếu thấy rằng cái gì tịch diệt cái ấy không thể chuyển được; và [tịch diệt, v.v…] này chính là bản tánh của các pháp, cũng là của ý nghĩ mà do đó người ta chuyển, cũng là của các pháp qua đó người ta chuyển, cũng như của các pháp mà người ta chuyển đến chúng. Như thế Bồ-tát ấy nên chuyển. Vị ấy nên [các câu 145-49] xem các Phật vị lai, các Phật hiện tại, các Phật quá khứ, vị laihiện tại theo cùng cách vị ấy xem các Phật quá khứ. Trong những hoàn cảnh nào vị ấy không có nhận thức, ý nghĩ, hay cái thấy điên đảo? Nếu trong khi chuyển, vị ấy nghĩ đến các pháp là diệt, dừng lại, ra đi, đảo ngược, và pháp được chuyển thành là không thể diệt, thì nó [thiện căn] trở thành cái được chuyển thành giác ngộ viên mãn. Vì vị ấy không an định trong quá trình hồi hướng. Hơn nữa nếu vị ấy xem không pháp nào có thể chuyển thành pháp, thì nó cũng trở thành cái được chuyển thành giác ngộ viên mãn. Như thế vị Bồ-tát chuyển ấy không có nhận thức, ý nghĩ hay cái thấy điên đảo. Vì vị ấy không ở lại trong quá trình hồi hướng đó. Hơn nữa, nếu vị ấy tri kiến rằng ý nghĩ không thể nhận thức ý nghĩ, pháp không thể tri kiến pháp, thì nó cũng trở thành cái được chuyển thành giác ngộ viên mãn. Đây là sự thuần thục vô thượng của Bồ-tát ấy. Nhưng mặt khác, nếu một Bồ-tát nhận thức sự tích lũy công đức đó, thì vị ấy không thể chuyển nó thành giác ngộ viên mãn. Bởi vì vị ấy ở lại trong quá trình hồi hướng đó. Thêm nữa nếu vị ấy phản chiếu rằng sự tích lũy công đức này cũng ly cách và tĩnh lặng, rằng việc làm công đức ấy cũng thấy được khi hoan hỉ [150], thì vị ấy chuyển thành giác ngộ viên mãn. Thêm vào, nếu vị ấy vẫn không nhận thức rằng tất cả những sự cố hữu vi thì tĩnh lặng và ly cách, thì đó là bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát ấy. Nhưng vị ấy không chuyển thành giác ngộ viên mãn nếu vị ấy nhận thức rằng cái này ở đây là thiện căn của các Phật, các Thế Tôn đã đi đến Bát Niết-bàn; rằng thiện căn đó chỉ như [huyễn] như quá trình hồi hướng; và rằng [ý nghĩ] mà do đó nó được chuyển cũng thuộc cùng loại, có cùng tướng, thuộc cùng hạng, có cùng tự tánh. Vì các Phật và các Thế Tôn không cho phép sự hồi hướng xảy ra qua tướng. Vị ấy không nhớ cũng không chuyển [thiện căn đó] đến giác ngộ viên mãn nếu vị ấy đem lại một tướng bằng cách phản chiếu những gì là quá khứ thì tịch diệt, ngừng lại, đảo ngược; những gì là vị lai thì chưa đến; và cái thuộc hiện tại không an định thì khả đắc, và cái gì bất khả đắc thì không có tướng hay tầm cỡ. Mặt khác, vị ấy cũng chuyển đến giác ngộ viên mãn nếu vị ấy không đem lại một tướng hay ghi nhớ kết quả của sự hoàn toàn không chú ý, nếu vị ấy không chú ý là kết quả của sự thiếu chú tâm, hay thiếu hiểu biết. Nhưng thiện căn đó trở thành cái được chuyển thành giác ngộ viên mãn do duyên mà vị ấy ghi nhớ tướng đó, nhưng vị ấy không xem nó là tướng. Như thế Bồ-tát ấy nên tu luyện mình trong đó. Nên biết điều này là sự thiện xảo trong các phương tiện của vị ấy. Qua sự thiện xảo trong các phương tiện đó, khi vị ấy chuyển thiện căn, thì vị ấy ở gần nhất thiết trí. Bồ-tát ấy muốn tu luyện mình trong phương tiện thiện xảo của mình, tuy nhiên, nên luôn luôn nghe bát-nhã ba-la-mật này, nghiên cứu nó, và học hỏi nó. [151] Vì không có sự trợ giúp của bát-nhã ba-la-mật người không được dạy không thể vào được công việc hồi hướng bằng phương tiện bát-nhã ba-la-mật. Nhưng không nên khẳng định với kết quả rằng nhờ bát-nhã ba-la-mật có thể chuyển hóa việc làm công đức ấy thành giác ngộ viên mãn. Vì đoạn diệt là những đời sống cá nhân đó, doạn diệt là những nghiệp hành, tĩnh lặng, ly cách, không có căn bản. Hơn nữa, người đó đã mang lại tướng, tạo ra phân biệt, người ấy nhận thức cái gì có thực trong cái gì không có thực tựa như nó có thực, và người ấy chuyển hóa cái căn bản thành cái không có căn bản. Các Phật và các Thế Tôn không cho phép thiện căn của người ấy trở thành cái được chuyển hóa thành giác ngộ viên mãn theo cách này. Vì chúng đối với người ấy trở thành cái đại căn bản. Ngay cả Bát Niết-bàn của các Phật, các Thế Tôn người ấy cũng xem như là tướng và phân biệt, người ấy đạt Niết-bàn theo một quan điểm, và nó không phải sự hồi hướng được người ta nhận thức là một căn bản mà các Như Lai gọi là nguồn đại hạnh phúc. Vì quá trình hồi hướng này không phải không có độc, không phải không có gai. Nó giống như thức ăn có vẻ tuyệt hảo, nhưng thực sự nó có độc. Màu, mùi, vị và xúc của nó dường như đáng ham muốn, tuy nhiên, nó có độc nên tránh và những người cẩn trọng không ăn. Những người khờ dại và những người ngu đần có thể nghĩ rằng nên ăn nó. Màu, mùi, vị, và xúc của thức ăn đó hứa hẹn hạnh phúc, nhưng sự chuyển hóa của nó trong người ăn nó sẽ dẫn đến kết cuộc đau đớn. Kết quả, người ấy chết, hay đau chết người. Cũng vậy một vài [người nhận thức cái căn bản] nắm bắt một cách tệ hại nghĩa của những gì được khéo dạy, phân biệt nó một cách tệ hại, làm chủ nó một cách tệ hại, và hiểu lầm nó, không hiểu nghĩa như thực, họ sẽ giáo huấn [152] và khuyên nhủ những người khác xem khối công đức của các Phật và các Thế Tôn quá khứ, vị laihiện tại theo cách đã miêu tả trước [các câu 135-38], để hoan hỉ nó, và chuyển việc làm công đức thấy được khi hoan hỉ thành giác ngộ viên mãn. Như thế sự chuyển đó, khi được phương tiện tướng thực hiện, chuyển thành độc tính. Nó giống như thức ăn có độc đã đề cập trước đây. Không thể có sự chuyển nào cho người nhận thức cái căn bản. Vì cái căn bản có độc [có tầm mức]. Vì thế người thuộc thừa Bồ-tát không nên tu luyện mình như thế. Vậy thì người ấy nên tu luyện mình như thế nào? Người ấy nên bám vào thiện căn của các Phật và Thế Tôn của quá khứ, vị laihiện tại như thế nào? Và làm sao bám được một cách thành công vào cái mà nó trở thành một cái gì đó? Người ấy nên chuyển như thế nào? Và làm sao nó trở thành cái được chuyển thành giác ngộ vô thượng thành công? Ở đây người con trai hay người con gái của một gia đình thiện lương thuộc thừa Bồ-tát, và không muốn phỉ báng Như Lai, như thế nên hoan hỉ vì tất cả thiện căn đó, như thế nên chuyển nó: “Con hoan hỉ trong thiện căn đó xem như là các Như Lai với Phật tri kiếnPhật nhãn của các ngài biết và thấy nó, – loại của nó là như thế, hạng của nó là như thế, phẩm tính của nó là như thế, tự tánh của nó là như thế, tướng của nó là như thế, và cách hiện hữu của nó là như thế. Và con chuyển nó theo cách như thế như các Như Lai có thể cho phép thiện căn đó được chuyển thành giác ngộ viên mãn.” Khi hoan hỉ như thế, chuyển như thế, một Bồ-tát trở thành không có lỗi. Sự chánh đáng của chư Phật, chư Thế Tôn, được hoan hỉ. Thiện căn ấy trở thành cái được chuyển thành giác ngộ viên mãn. Và ngài ấy không phỉ báng các Như Lai đó. Như vậy, sự chuyển của ngài ấy trở thành sự chuyển không có độc, một sự chuyển vĩ đại, một sự chuyển thành pháp giới; nó trở thành hoàn hảo, hoàn toàn hoàn hảo, qua nhiệt tâm và quyết tâm của người chuyển. Hơn nữa, người thuộc thừa Bồ-tát nên chuyển với sự thông hiểu rằng tất cả giới, định, huệ, giải thoát, tri kiến giải thoát, không gồm trong dục giới, sắc giới, vô sắc giới, và chúng không phải là quá khứ, vị lai hay hiện tại. Vì mọi sự vật ở trong ba thời hay [154] trong ba giới thì không bao gồm [trong thực tướng tối hậu]. Vậy thì sự chuyển cũng không bao gồm, và pháp [nghĩa là, cảnh giới Phật] mà quá trình chuyển hóa được chuyển thành cũng vậy, – nếu ngài ấy chỉ tin chắc điều đó. Khi một Bồ-tát chuyển theo cách như thế, ngài ấy không bao giờ có thể mất chuyển nữa, và nó trở thành không bao gồm, không có độc, một sự chuyển vĩ đại, một sự chuyển của pháp giới, hoàn hảo, hoàn toàn hoàn hảo. Nhưng mặt khác, khi ngài ấy ở lại nơi sự chuyển, và xem nó như là một tướng, thì vị ấy chuyển sai. Tuy nhiên, một Bồ-tát chuyển với ý tưởng rằng qua sự chuyển này nó thành pháp giới, vì các Phật, các Thế Tôn biết và cho phép, thiện căn đó trở thành cái được chuyển thành giác ngộ viên mãn, đã chuyển thành công. Đây là phương pháp chuyển đúng. Và theo cách này nó trở thành cái được chuyển thành giác ngộ vô thượng, đã chuyển thành công.  

     Thế Tôn: Khéo nói, Tu-bồ-đề[32], khéo nói. Ông thực hiện chức năng của Đạo sư khi ông chứng minh Pháp với các Bồ-tát. Vì sự chuyển này, sự chuyển của pháp giới, đó là sự chuyển của một Bồ-tát. Ông ấy nghĩ: Vì các Phật và Thế Tôn biết và thấy thiện căn trong pháp giới này, – loại của nó là như thế, hạng của nó là như thế, phẩm tính của nó là như thế, tự tánh của nó là như thế, tướng của nó là như thế, cách hiện hữu của nó là như thế, – vì thế tôi hoan hỉ nó. Và vì các ngài ấy cho phép, nên tôi chuyển nó.” [155]

 

  1. QUÁN XÉT CÔNG ĐỨC

 

     Khối công đức của một Bồ-tát, sinh ra từ sự chuyển pháp giới của ngài ấy, được tuyên bốthượng đẳng so với sự tích lũy công đức về phần một người tạo nên và an định trong mười đường nghiệp thiện tất cả chúng sinh trong đại thiên thế giới vô số như cát sông Hằng. Và nó cũng thượng đẳng nếu tất cả chúng sinh đó được bốn thiền, hay bốn Tâm Vô lượng, hay bốn chứng đắc vô tướng, hay [156] năm thần thông; hoặc cũng bằng như vậy nếu họ trở thành những bậc Nhập lưu, v.v…, đến: những bậc Duyên giác. Đây không phải là tất cả. [157] Nếu tất cả chúng sinh trong tất cả các thiên thế giới đã lên đườnggiác ngộ vô thượng; và này Tu-bồ-đề, nếu tất cả những chúng sinh đó cung cấp, trong vô số kiếp như cát sông Hằng, cho tất cả chúng sinh trong những đại thiên thế giới khác nhau, vô số như cát sông Hằng, tất cả [những gì] họ có thể cần; nhưng họ sẽ cúng dường trong khi nhận thức cái căn bản. Và khi tiến hành theo cách này, nếu chúng ta tưởng tượng tất cả những chúng sinh đó là một chúng sinh duy nhất, và nếu mỗi một Bồ-tát, trong vô số kiếp như cát sông Hằng, cung cấp cho tất cả các Bồ-tát đó tất cả [những gì] họ có thể cần, và đối xử họ với lòng kính trọng; nếu như thế mỗi một vị trong tất cả các Bồ-tát đó, nếu tất cả họ cùng nhau cúng dường vật đó, bây giờ các Bồ-tát đó nhờ sức mạnh ấy có được công đức nhiều không?

     Tu-bồ-đề: Quả thật rất nhiều, Ôi Thế Tôn. Khối công đức đó sẽ thách thức sự tính toán. Nếu nó là một vật thể vật chất, nó không thể tìm được một chỗ ngay cả trong các đại thiên thế giới vô số như cát sông Hằng.

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Và sự tích lũy công đức này, do bố thí về phần của những Bồ-tát nhận thức cái căn bản, là vô cùng nhỏ so với công đức do một người thuộc thừa Bồ-tát tạo ra, do bát-nhã ba-la-mậtphương tiện thiện xảo nắm giữ, và chuyển thiện căn đó thành giác ngộ viên mãn bằng phương tiện chuyển này của pháp giới. [158] Vì mặc dù các Bồ-tát nhận thức cái căn bản đã bố thí nhiều phẩm vật tốt, họ cũng tính chúng thành một cái ‘rất ít.’

     Vì thế hai vạn Thiên của Bốn Đại Thiên Vương, chắp tay lễ bái Thế Tôn, và nói: “Sự chuyển hóa thành nhất thiết trí của các thiện căn này do những người được bát-nhã ba-la-mậtphương tiện thiện xảo hộ trì, là một sự chuyển hóa vĩ đại của các Bồ-tát ấy. Bởi vì nó vượt qua sự tích lũy công đức, phát xuất từ bố thí, của những Bồ-tát đó đặt chân trên một cái gì dù nó có thể vĩ đại đến đâu.”

     Vì thế một trăm ngàn thiên của trời Ba mươi ba lại mưa xuống

trên Thế Tôn hoa trời, nhang thơm, nước hoa, vòng hoa, dầu thơm, phấn thơm, ngọc và y phục. Họ sùng bái Thế Tôn với lọng trời, phướn, chuông, cờ, và những hàng đèn vây quanh tất cả, với nhiều loại sùng bái. Họ chơi các nhạc cụ của trời [để tôn vinh Thế Tôn] và họ nói: [159] “Cuộc chuyển hóa pháp giới này là một cuộc chuyển hóa vĩ đại của các Bồ-tát. Bởi vì nó vượt qua khối công đức tích lũy kết quả từ phẩm vật của các Bồ-tát đặt cái căn bản nơi cái gì đó, bởi vì sự chuyển hóa vĩ đại đó được bát-nhã ba-la-mậtphương tiện thiện xảo hộ trì.”

     Tất cả các hạng Thiên khác xuất hiện nơi cảnh, sùng bái Thế Tôn, và cất giọng nói. Họ nói: “Kỳ diệu, Ôi Thế Tôn, đến độ sự chuyển hóa thiện căn do các Bồ-tát được bát-nhã ba-la-mậtphương tiện thiên xảo hộ trì vượt qua khối công đức của các Bồ-tát đặt cái căn bản nơi một cái gì đó, mặc dù nó tích lũy trong thời gian lâu như thế, và được nhiều sự tận lực như thế đem lại.”

     Vì thế, Thế Tôn nói với chư thiên, từ các thiên thuộc cõi Tịnh cư trở xuống: “Chúng ta hãy để lại trường hợp tích lũy công đức của tất cả chúng sinh trong vô số thiên thế giới đã nhất định lên đườnggiác ngộ viên mãn, và đã bố thí phẩm vật vì muốn đạt giác ngộ viên mãn. [160] Cùng cách ấy chúng ta hãy xem trường hợp tất cả chúng sinh trong vô số thiên thế giới, lập nguyện đạt giác ngộ viên mãn, và phát tâm bồ-đề, sẽ bố thí phẩm vật trên mức độ rộng lớn như đã miêu tả trước [tức trg. 157]. Mặt khác, chúng ta xem một Bồ-tát, người được bát-nhã ba-la-mậtphương tiện thiện xảo bảo trì, bám giữ các thiện căn của các Phật, Bồ-tát, Duyên giác, và Thanh văn, và của tất cả những chúng sinh khác cũng như những thiện căn đã được gieo trồng, sẽ được gieo trồng, và đang được gieo trồng, và hoan hỉ vì tất cả theo cách đã miêu tả trên. Rồi sự tích lũy công đức về phần của các Bồ-tát trước kia bố thí phẩm vật trong khi nhận thức cái căn bản – chỉ vì họ nhận thức cái căn bản – sẽ là vô cùng ít. [161]

     Tu-bồ-đề: Thế Tôn miêu tả sự hoan hỉthiện căn của tất cả chúng sinh như là sự hoan hỉ thù thắng nhất. Sự hoan hỉ này là sự

hoan hỉ thù thắng nhất vì lý do gì?

     Thế Tôn: Nếu một người thuộc thừa Bồ-tát không nắm bắt các pháp quá khứ, vị laihiện tại, người ấy không quan tâm đến chúng, không nhắm vào chúng, không cấu tạo chúng, không phân biệt chúng, không thấy cũng không xem chúng [162] nếu người ấy quán xét chúng với sự tin quyết rằng tất cả các pháp được cấu dệt bởi cấu trúc tư tưởng, bất sinh, không tới, không đến, không đi, và không một pháp nào từng được sinh hay bị diệt trong quá khứ, vị lai hay hiện tại; nếu một người quán các pháp đó theo cách như thế, thì sự hoan hỉ của người ấy phù hợp với chân tánh của các pháp đó, và sự chuyển hóa [công đức] của một người thành giác ngộ viên mãn cũng như vậy. Đây là lý do thứ nhất tại sao sự hoan hỉ của Bồ-tát là sự hoan hỉ thù thắng nhất. Việc làm công đức thấy được khi bố thí về phần của vị Bồ-tát nhận thức cái căn bản, có cái căn bản trong thấy, thì vô cùng nhỏ so với sự chuyển hóa thiện căn do vị Bồ-tát đó làm. Hơn nữa, Tu-bồ-đề, người thuộc thừa Bồ-tát muốn hoan hỉ trong thiện căn của tất cả các Phật và Thế Tôn, nên hoan hỉ theo cách như vầy: Vì giải thoát [không phát sinh, vì những chướng ngại do cấu nhiễm và do những cái có khả năng nhận thức diệt], vật bố thí cũng vậy, giới luật cũng vậy, v.v…; sự hoan hỉ cũng vậy, việc làm công đức thấy được khi hoan hỉ cũng vậy; [163] vì giải thoát, chuyển hóa cũng vậy, các Phật và Thế Tôn, Duyên giác, và Thanh văn đã nhập Bát Niết-bàn cũng vậy; vì giải thoát, các pháp quá khứ, hay đã diệt; cũng như các pháp vị lai, hay chưa sinh; và các pháp hiện tại, hay đang tiến hành bây giờ; vì giải thoát tất cả chư Phật và Thế Tôn quá khứ, vị laihiện tại cũng vậy. Như thế, tôi hoan hỉ với sự hoan hỉ thù thắng nhất trong chân tánh của các pháp, không buộc, không mở, không vướng mắc. Từ đó tôi chuyển việc làm công đức thấy được khi hoan hỉ thành giác ngộ viên mãn; nhưng thực sự không có sự chuyển xảy ra, bởi vì không có gì chuyển, không có gì diệt. Đây là lý do thứ nhì tại sao sự hoan hỉ của Bồ-tát ấy là sự hoan hỉ thù thắng nhất. [164]

     Nhưng trở lại vấn đề công đức. Bây giờ chúng ta hãy xét trường hợp tất cả chúng sinh trong vô số các thiên thế giới đã nhất định lên đườnggiác ngộ viên mãn, và để tiến đến giác ngộ viên mãn, trong vô số kiếp họ sẽ đảm nhận bổn phận giữ giới, tức là sự hành xử tốt của thân, ngữ và ý, – trừ khi nhận thức cái căn bản. Tuy nhiên, sự tích lũy công đức của họ thì vô cùng nhỏ so với sự tích lũy công đức của một Bồ-tát phát xuất từ hoan hỉ, – chỉ vì họ nhận thức cái căn bản. [165] Và cũng giống như vậy nếu tất cả chúng sinh đó trong vô số kiếp thực hành nhẫn nhục, dù họ mãi bị bạo hành, đánh đập và chửi mắng rất nhiều; [166] hay nếu họ thực hành tinh tấn, và không ở trong hoàn cảnh giãi đãi hay hôn trầm, quăng ném hay chinh phục; [168] hay cuối cùng, nếu họ nhập định. Bao lâu họ còn thực hiện những thực hành đó trong khi nhận thức cái căn bản, công đức của họ sẽ vô cùng nhỏ bé so với công đức của một Bồ-tát hoan hỉ vì các thiện căn của tất cả chúng sinh với sự hoan hỉ thù thắng nhất, chuyển hóa thiện căn này thành giác ngộ vô thượng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương VII      

 

          ĐỊA NGỤC

 

  1. TÁN CA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Xá-lợi-phất: Bát-nhã Ba-la-mật, Ôi Thế Tôn, là sự thành tựu tri kiến nhất thiết trí.

     Thế Tôn: Xá-lợi-phất, Đúng như ông nói.

     Xá-lợi-phất: Bát-nhã ba-la-mật ban cho ánh sáng, Ôi Thế Tôn. Con lễ bái bát-nhã ba-la-mật! Bát-nhã ba-la-mật đáng tôn kính. Bát-nhã ba-la-mật không uế trược, toàn thế gian không thể làm ô uế bát-nhã ba-la-mật. Bát-nhã ba-la-mật là nguồn ánh sáng. Bát-nhã ba-la-mật lấy đi bóng tối của mọi người trong ba giới, và dẫn ra khỏi bóng tối mù lòa do ô nhiễmtà kiến gây nên. Chúng ta có thể tìm được chỗ trú trong bát-nhã ba-la-mật. Thù thắng nhất là những việc làm của bát-nhã ba-la-mật. Bát-nhã ba-la-mật khiến chúng ta tìm sự an toàn của các giác chi. Bát-nhã ba-la-mật rọi ánh sáng cho người mù, đem ánh sáng đến như thế tất cả sợ hãiphiền não có thể bị bỏ rơi. Bát-nhã ba-la-mật có năm mắt, và chỉ đường cho tất cả chúng sinh. Bát-nhã ba-la-mật tự có nhãn căn. Bát-nhã ba-la-mật giải tán sự ảm đạmtối tăm của mê hoặc. [171] Bát-nhã ba-la-mật không làm gì tất cả các pháp. Bát-nhã ba-la-mật hướng dẫn những người đi lạc vào đường tà trở lại đường chánh. Bát-nhã ba-la-mật đồng nhất với nhất thiết trí. Bát-nhã ba-la-mật không bao giờ sản sinh bất cứ pháp nào, bởi vì bát-nhã ba-la-mật bỏ những cặn bã liên hệ với cả hai loại che phủ, những cái do ô nhiễm sinh ra và những cái do những cái có khả năng nhận thức sinh ra. Bát-nhã ba-la-mật không đoạn bất cứ pháp nào. Tự chẳng đoạn và chẳng sinh là bát-nhã ba-la-mật. Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của chư Bồ-tát, vì tánh không của sở tướng. Là thí chủ trân bảo của tất cả Phật pháp, bát-nhã ba-la-mật sinh ra mười lực (của Phật). Bát-nhã ba-la-mật không bị nghiền nát. Bát-nhã ba-la-mật bảo vệ những người không có sự bảo vệ, với sự trợ giúp của bốn vô úy. Bát-nhã ba-la-mậtthuốc giải độc sinh tử. Bát-nhã ba-la-mậttri kiến rõ ràng về tự tánh của tất cả các pháp, vì bát-nhã ba-la-mật không lạc đường. Bát-nhã ba-la-mật của chư Phật, chư Thế Tôn, đặt bánh xe Pháp vào chuyển động.

 

  1. ƯU THẾ CỦA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

TRÊN CÁC BA-LA-MẬT KHÁC

 

     Một Bồ-tát nên trụ trong bát-nhã ba-la-mật như thế nào, chăm sóc và tôn kính bát-nhã ba-la-mật như thế nào?

     Thế Tôn: Nên đối xử bát-nhã ba-la-mật như chính vị Đạo sư trong mọi cách.

     Lúc ấy Thích-đề hỏi Xá-lợi-phất: Do đâu và vì lý do gì ngài Xá-lợi-phất thánh thiện nêu lên câu hỏi này? [172]

     Xá-lợi-phất: Nó khởi lên bởi vì tôi nghe nói rằng “một Bồ-tát được bát-nhã ba-la-mậtphương tiện thiện xảo hộ trì, chuyển hóa việc làm công đức thấy được khi hoan hỉ, thành nhất thiết trí, vượt qua khỏi toàn bộ việc làm công đức khi bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, và thiền định của tất cả các Bồ-tát theo cái căn bản.” Ấy chỉ là bát-nhã ba-la-mật hướng dẫn năm ba-la-mật đi lên con đường đến nhất thiết trí. Cũng như, thưa ngài Kiều-thi-ca, những người sinh ra bị mù, một trăm, hay một ngàn, hay một trăm ngàn trong bọn họ, không có người dẫn đường, họ không thể đi theo con đường và đến một ngôi làng, thị trấn hay thành phố; cũng vậy, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh thấn và thiền định tự chúng không thể gọi là ‘ba-la-mật’ được vì không có bát-nhã ba-la-mật chúng như là sinh ra đã bị mù, không có người dẫn đường không thể đi lên con đường đến nhất thiết trí, càng ít có thể đến được nhất thiết trí. Tuy nhiên, khi bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấnthiền định được bát-nhã ba-la-mật duy trì, thì chúng dược gọi là ‘ba-la-mật,’ vì lúc ấy [173] năm ba-la-mật có được một nhãn căn cho phép chúng đi lên con đường đến nhất thiết trí và đến nhất thiết trí.

 

  1. BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT KHÔNG TÌM ĐƯỢC GÌ CẢ

     Xá-lợi-phất nói với đức Thế Tôn: Một Bồ-tát nên thành tựu bát-nhã ba-la-mật như thế nào?

     Thế Tôn: Ông ấy nên xem sự không thành tựu của sắc, v.v… Sự không thành tựu của năm uẩn, đó gọi là ‘sự thành tựu của bát-nhã ba-la-mật.’ Như thế, bởi vì không có gì bị tác động, sự thành tựu của năm uẩn được gọi là sự thành tựu của bát-nhã ba-la-mật.

     Xá-lợi-phất: Khi bát-nhã ba-la-mật được sự thành tựu như thế thành tựu, nó tìm được pháp gì?

     Thế Tôn: Khi được thành tựu theo cách như thế, bát-nhã ba-la-mật không tìm được một pháp nào, và kết quả thật sự bát-nhã ba-la-mật đến chỗ trở thành ‘bát-nhã ba-la-mật’ có kiểu mẫu.

     Thích-đề: Thế thì, Ôi Thế Tôn, bát-nhã ba-la-mật này không tìm được ngay cả nhất thiết trí?

     Thế Tôn: Không tìm được vì nếu nó là cái căn bản, hay một quá trình của tâm, hay một hành động ý nguyện. [174]

     Thích-đề: Rồi làm sao nó tìm được?

     Thế Tôn: Đến mức nó không tìm được, đến mức đó nó tìm được.

     Thích-đề: Kỳ diệu, Ôi Thế Tôn, là thấy mức độ mà bát-nhã ba-la-mật này không tìm được cũng không diệt bất cứ pháp nào. Vì mục đích không sinh và không diệt của tất cả các pháp dựng lập bát-nhã ba-la-mật, tuy nhiên không thực sự hiện diện.

     Tu-bồ-đề: Nếu một Bồ-tát cũng nhận thức điều này, thì ngài ấy sẽ tránh xa bát-nhã ba-la-mật này, xem nó như là không xứng đáng và không ý nghĩa, và không hành động với nó.

     Thế Tôn: Điều này hoàn toàn đúng. Vì nơi nào bát-nhã ba-la-mật được chiếu sáng, nơi đó sắc không trở nên được chiếu sáng, các uẩn kia cũng không, các quả của đời sống phạm hạnh cũng không, cho đến cảnh giới Phật.

     Tu-bồ-đề: Bát-nhã ba-la-mật này là một ba-la-mật vĩ đại, ôi Thế Tôn! [175]

 

  1. TẠI SAO BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT VĨ ĐẠI

 

     Thế Tôn: Ý ông thế nào, Tu-bồ-đề, bát-nhã ba-la-mật này là một

ba-la-mật vĩ đại theo cách gì?

     Tu-bồ-đề: Nó không làm cho sắc, v.v…, lớn hơn hay nhỏ hơn, nó không kết hợp hay phân tán sắc, v.v…Nó cũng không làm các lực của một Như Lai mạnh hơn hay yếu hơn, cũng không kết hợp hay phân tán các lực ấy. Nó không làm cho ngay cả nhất thiết trí đó lớn hơn hay nhỏ hơn, cũng không kết hợp hay phân tán nhát thiết trí. Vì nhất thiết trí không bị kết hợp và phân tán. Nếu vị Bồ-tát nhận thức ngay cả điều này, thì ngài ấy không theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, còn nhiều hơn thế biết bao nếu ngài ấy hình thành ý niệm: Được phú bẩm tri kiến nhất thiết trí, như vậy tôi sẽ chứng minh pháp cho chúng sinh, như vậy tôi sẽ dẫn dắt những chúng sinh ấy đến Niết-bàn cứu cánh.’ Vì sự nhận biết này của chúng sinh như là sự thật căn bản, khi ngài ấy nói, “Tôi sẽ dẫn dắt những chúng sinh đó đến Niết-bàn cứu cánh,” không thể là kết quả của bát-nhã ba-la-mật. Đây quả thật sẽ là một căn bản lớn của sự nhận biết về phần ngài ấy. Vì sự vắng mặt của tự tánh nơi chúng sinh nên biết như là thuộc về chính yếu tánh của bát-nhã ba-la-mật. Nên biết rằng bát-nhã ba-la-mật không có tự tánh bởi vì chúng sinh không có tự tánh; rằng bát-nhã ba-la-mật ly cách bởi vì chúng sinh ly cách; rằng bát-nhã ba-la-mật là không thể nghĩ bàn bởi vì chúng sinh là [không thể nghĩ bàn]; [176] rằng bát-nhã ba-la-mậtbản tánh bất hoại bởi vì chúng sinh có [bản tánh bất hoại]; rằng bát-nhã ba-la-mật thực tế không trải qua quá trình dẫn đến giác ngộ bởi vì chúng sinh không [trải qua]; rằng bát-nhã ba-la-mật được xem là như thực, không trải qua quá trình đưa đến giác ngộ bởi vì chúng sinh là như thực, không trải qua quá trình đó; rằng cách mà theo đó Như Lai đi đến sở hữu đầy đủ các lực của ngài nên hiểu theo cách chúng sinh đi đến sở hữu đầy đủ lực của họ. Do đây mà bát-nhã ba-la-mật là một ba-la-mật vĩ đại.

 

  1. NGUYÊN NHÂN TIN BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Xá-lợi-phất: Các Bồ-tát tái sinh ở đây, và sẽ tin quyết bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này ở đây, không phân vân, nghi ngờ hay sững sốt, nơi các ngài ấy tịch và các ngài ấy thực hành trong bao lâu, các ngài ấy sẽ theo giáo pháp của bát-nhã ba-la-mật này, hiểu nghĩa của nó, và giáo huấn người khác trong nó cả hai, bằng phương pháp bày tỏ nghĩa và bằng phương pháp bày tỏ giáo pháp không?

     Thế Tôn: Nên biết rằng một Bồ-tát như thế tái sinh ở đây sau khi ông ấy chết ở các thiên thế giới khác nơi ông ấy tôn vinh và tham vấn các Phật, các Thế Tôn. Bất cứ Bồ-tát nào, sau khi tịch ở các thiên thế giới khác nơi ông ấy tôn vinh và tham vấn các Phật, các Thế Tôn, tái sinh ở đây, khi ông ấy nghe dạy bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, đồng nhất bát-nhã ba-la-mật này với Đạo sư, [177] và tin chắc rằng ông ấy mặt đối mặt với Đạo sư, rằng ông ấy thấy Đạo sư. Khi người ta dạy bát-nhã ba-la-mật, ông ấy chú ý lắng nghe, tỏ lòng kính trọng nó trước khi nghe nó, và không cắt ngắn câu chuyện. Nên biết một Bồ-tát như thế là một người thực hành đã lâu, đã tôn vinh nhiều vị Phật.

     Tu-bồ-đề: Có thể nào nghe bát-nhã ba-la-mật ấy, phân biệt và quán xét nó, nói những câu khẳng định và phản chiếu nó gì không? Người ta có thể giải thích, hay học, bởi vì những biểu tượng, biểu hiệu hay dấu hiệu nào đó, đây là bát-nhã ba-la-mật, hay ở đây, đây là bát-nhã ba-la-mật, hay ở đó, đó là bát-nhã ba-la-mật không?

     Thế Tôn: Quả thực không thể, Tu-bồ-đề. Bát-nhã ba-la-mật này không thể xiển dương, hay nghe, hay phân biệt, hay quán xét, hay tuyên bố, hay phản chiếu được bằng phương tiện các uẩn, hay bằng phương tiện các giới, hay bằng phương tiện các nhập. Đây là hậu quả của sự thật là tất cả các pháp đều ly cách, tuyệt đối ly cách. Cũng không thể hiểu bát-nhã ba-la-mật bằng các uẩn, các giới, hay các nhập. Vì chính các uẩn, các giới và các nhập đều rỗng không, ly cách và tĩnh lặng. Chính như thế mà bát-nhã ba-la-mật và các uẩn, các giới, và các nhập không phải hai, cũng không phân chia. Kết quả vì là không, sự ly cách và tĩnh lặng của chúng, chúng bất khả đắc. Thiếu cái căn bản nhận biết trong tất cả các pháp, đó gọi là ‘bát-nhã ba-la-mật.’ Ở đâu không có nhận thức, tên gọi, quan niệm hay sự phát biểutính cách qui ước, ở đó người ta nói ‘bát-nhã ba-la-mật.’ [178]

     Tu-bồ-đề: Có nên biết vị Bồ-tát đó nỗ lựcbát-nhã ba-la-mật thâm sâu này là người thực hành bao lâu rồi không?

     Thế Tôn: Ở đây người ta phải phân biệt, vì sự phú bẩm không đồng của các Bồ-tát khác nhau.

 

  1. NHÂN VÀ QUẢ CỦA KHÔNG TIN

 

     Hoàn toàn có thể có một vài Bồ-tát, mặc dù họ đã thấy nhiều trăm, nhiều ngàn, nhiều trăm ngàn Phật, và đã sống đời phạm hạnh trong sự hiện diện của các ngài ấy, tuy nhiên họ không thể có niềm tin nơi bát-nhã ba-la-mật. Lý do là trong quá khứ họ cũng không có sự kính trọng bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này khi nó được dạy trước sự hiện diện của các Phật và các Thế Tôn đó. Bởi vì họ không kính trọng nó, họ không ham muốn học nhiều hơn về nó, không tôn vinh nó, không thiện chí hỏi câu hỏi, và thiếu niềm tin. Thiếu niềm tin, do, đó họ bước ra khỏi hội chúng. Ấy là bởi vì trong quá khứ họ đã sản xuất, tích lũy, chồng chất, và kết tập nghiệp đưa đến sự suy đồi của pháp mà ở hiện tại họ cũng bước ra khi người ta dạy bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này. Vì thiếu kính trọng, không tín ngưỡngniềm tin vững chắc nơi bát-nhã ba-la-mật, họ không có sự hòa hợp nơi thân hay nơi tâm họ. Không có sự hòa hợp họ không biết, thấy, nhận ra hay nhận biết bát-nhã ba-la-mật này. Trước hết họ không tin, rồi họ không nghe, rồi họ không thừa nhận nó, và như thế họ sản xuất, tích lũy, chồng chất, và thu thập nghiệp dẫn đến sự suy đồi của pháp. [179] Đến phiên điều này sẽ sinh ra nghiệp dẫn đến sự suy yếu trong trí tuệ. Đến phiên điều đó khiến họ sẽ khước từ, chối bỏ và mắng chửi bát-nhã ba-la-mật này khi được dạy, và khi từ chối nó, họ sẽ bỏ đi. Nhưng do từ chối bát-nhã ba-la-mật này họ từ chối nhất thiết trí của chư Phật và chư Thế Tôn, quá khứ, vị laihiện tại. Không bằng lòng với việc làm hỏng sự tương tục của riêng họ, tựa như tất cả đang cháy, họ sẽ ngăn cản, can gián, cũng đuổi người khác đi, – những người có trí thông minh, trí tuệ, công đứcthiện căn nhỏ, chỉ được phú bẩm chút ít niềm tin, lòng yêu thương, sự tịch tĩnh, và sự muốn làm, những người mới bắt đầu, chủ yếu không xứng đáng, – cố gắng lấy đi ngay cả chút niềm tin, lòng thương yêu, sự tịch tĩnh và sự ham muốn làm nhỏ bé đó. Họ sẽ nói rằng không nên tu luyện trong đó, họ sẽ tuyên bố rằng ấy không phải là lời của Phật. Trước tiên họ làm hỏng và trở nên xa lạ với sự tương tục của riêng họ, rồi đến sự tương tục của những người khác. Do đó họ sẽ phỉ báng bát-nhã ba-la-mật. Phỉ báng bát-nhã ba-la-mật có nghĩa là phỉ báng nhất thiết trí, và thêm nữa là chư Phật quá khứ, vị laihiện tại. Họ sẽ bị đưa ra khỏi sự hiện diện của các Phật và Thế Tôn, bị bãi miễn khỏi Pháp, bị trục xuất khỏi Tăng-già. Ở tất cả mọi lối, họ sẽ bị đóng cửa vào Tam Bảo. Những hoạt động của họ cắt đi lợi íchhạnh phúc của chúng sinh, và họ sẽ thu thập chúng do nghiệp đưa đến các đại địa ngục. [180] Bởi vì họ tạo ra các nghiệp hành này, họ sẽ tái sinh nơi các đại địa ngục, trong nhiều trăm năm, v.v… đến nhiều trăm ngàn na-do-tha câu-lợi kiếp. Họ sẽ chuyển từ đại địa ngục này sang đại địa ngục khác. Sau một thời gian rất lâu thế giới của họ sẽ bị lửa thiêu sạch. Rồi họ sẽ bị ném vào các đại địa ngục ở các thiên thế giới khác, ở đó họ lại chuyển từ đại địa ngục này đến đại địa ngục khác. Khi thế giới đó cũng bị lửa thiêu, họ sẽ lại bị ném vào các đại địa ngục ở một thiên thế giới khác, ở đây họ sẽ lại chuyển từ đại địa ngục này sang đại địa ngục khác. Khi thế giới đó cũng bị lửa thiêu, nghiệp này của họ sẽ không cùng tận, sẽ vẫn còn một tàn dư hậu quả nào đó và chết ở đó, họ sẽ lại bị ném vào thiên thế giới này. Ở đây họ sẽ lại tái sinh trong các đại địa ngục, và chịu những đau khổ lớn trong đó, cho đến lúc thế giới này một lần nữa bị lửa thiêu. [181] Vì thế như chúng ta thấy, họ sẽ trải qua một nghiệp vướng mắc với nhiều cảm giác đau đớn. Vì sao? Bởi vì giáo lý của họ rất tệ.

     Xá-lợi-phất: Ngay cả hậu quả của năm tội nghịch cũng không có sự cân xứng nào với sự hành xử sai của ý và ngữ sao?

     Thế Tôn: Không có. Tất cả những người chống đối bát-nhã ba-la-mật và khuyên người khác bỏ nó là những người mà tôi không đồng ý ông thấy họ, còn ít hơn biết bao nếu ông trở nên thân mật với họ hay [bố thí cho họ] sự giàu sang, danh dự hay địa vị? Sự thực, nên xem họ là những người làm ô danh của pháp, như vật vô giá trị, như người hèn hạ, như rắn độc. [182] Họ là những người mang bất hạnh, họ sẽ làm bại hoại những người lắng nghe họ. Nên xem những người làm ô danh bát-nhã ba-la-mật là những người làm ô danh Pháp. 

     Xá-lợi-phất: Thế Tôn chưa nói với chúng con thời gian một người như thế phải ở trong các đại địa ngục là bao lâu.

     Thế Tôn: Hãy để yên điều đó đi, Xá-lợi-phất. Nếu nói điều ấy ra những người nghe sẽ phải ý thức e rằng máu nóng trào ra miệng họ, e rằng họ phải chết hoặc bị đau đớn rất nhiều, e rằng áp lực thô bạo đè họ xuống, e rằng mũi nhọn sầu não đi vào tim họ, e rằng họ sẽ sụp ngã nặng, e rằng họ sẽ teo lại và héo úa, e rằng người ấy có tội vì những sự phật lòng này nghe nói về thời gian chịu đựng bao lâu trong khi thân họ [phải ở lại trong các địa ngục]. – Vì vậy Thế Tôn từ chối trả lời câu hỏi của Tôn giả Xá-lợi-phất. Vì lần thứ nhì, vì lần thứ ba Tôn giả Xá-lợi-phất đã nói như vầy với Thế Tôn: Xin hãy nói cho con, Ôi Thế Tôn, sự câu lưu người ấy ở địa ngục là bao lâu, để làm chỉ dẫn cho các thế hệ vị lai.

     Thế Tôn: Bởi vì người ấy gây nên, tích lũy, chồng chất, và thu thập nghiệp này của ý và ngữ, người ấy phải ở lại các đại địa ngục một thời gian lâu. Các thế hệ vị lai sẽ được ban cho sự chỉ dẫn rất nhiều, do hậu quả của nghiệp hành bất thiện của sự hành xử sai này của ngữ và ý, nên người ấy sẽ chịu đau đớn trong thời gian rất dài. Chỉ nói lên sự đau đớn vô lượngtrọng đại của người ấy cũng sẽ là cái nguồn đủ làm xao xuyến những người con trai và con gái của gia đình thiện lương. [183] Nó sẽ chuyển họ ra khỏi những hoạt động xui khiến làm bại hoại pháp, họ sẽ tạo nên sự hình thành của công đức, và họ sẽ không bác bỏ thiện pháp, còn cứu ngay cả sinh mạng của họ nữa, vì họ không muốn gặp những đau đớn như thế.

     Tu-bồ-đề: Một người như thế sẽ trở nên khéo hạn chế trong những hành vi của thân, ngữ hay ý. Vì một khối rất lớn phi công đức do những lời dạy sai như thế sinh ra. Hành vi nào, Ôi Thế Tôn, là hành vi tạo ra khối phi công đức rất lớn ấy?

     Thế Tôn: Những lời dạy sai tạo ra. Chính ở đây sẽ có những người bị mê hoặc, những người bỏ thế gian vì Pháp-Luật khéo dạy, sẽ quyết định làm ô danh, bác bỏ, chống đối bát-nhã ba-la-mật này. Nhưng chống đối bát-nhã ba-la-mật là chống đối sự giác ngộ của chư Phật và chư Thế Tôn. Điều đó có nghĩa là người ta chống đối nhất thiết trí của chư Phật và chư Thế Tôn trong quá khứ, vị laihiện tại. Chống đối nhất thiết trí có nghĩa là chống đối thiện pháp. Chống đối thiện pháp có nghĩa là chống đối tăng-già các Đệ tử của Như Lai. Và khi người ta chống đối tăng già các Đệ tử của Như Lai, thì người ta bị đóng cửa mọi nẻo vào Tam Bảo. Rồi người ta quản lý để có được nghiệp hành bất thiện lớn hơn không thể đo lường và không thể tính toán được.

     Tu-bồ-đề: Vì lý do gì [184] những người đó tin rằng họ nên chống đối bát-nhã ba-la-mật này?

     Thế Tôn: Người như thế là bị Ma vương theo đuổi. Nghiệp của người ấy khiến cho trí tuệ suy yếu, và vì thế người ấy không có lòng tin hay niềm tin tịch tĩnh nơi các pháp thâm sâu. Được phú bẩm hai ác pháp đó, người ấy sẽ chống đối bát-nhã ba-la-mật này. Hơn nữa, Tu-bồ-đề, người ấy sẽ là người ở trong tay các ác tri thức; hay người ấy có thể là người không tu tập; hay là người đã định trú nơi các uẩn; hay là người tâng bốc mình và phản đối người khác, tìm kiếm lỗi lầm. Cũng được phú bẩm bốn thuộc tính này sẽ là người tin rằng nên chống đối bát-nhã ba-la-mật này khi người ta dạy nó. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương VIII

 

THANH TỊNH

 

  1. BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

THÂM SÂUTHANH TỊNH

 

     Tu-bồ-đề: Khó mà có được niềm tin nơi bát-nhã ba-la-mật nếu người ta không tu tập, thiếu thiện căn và ở trong tay của ác tri thức.

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Khó mà có được niềm tin nơi bát-nhã ba-la-mật nếu người ta không tu tập, chỉ có các thiện căn nhỏ bé, trì độn, không quan tâm, ít học, có loại trí tuệ thấp kém, ỷ lại vào ác tri thức, không còn nhiệt tâm để hỏi, không thiện chí hỏi câu hỏi và không tu tập trong các thiện pháp

     Tu-bồ-đề: Vậy thì bát-nhã ba-la-mật này thâm sâu như thế nào vì rất khó có được niềm tin nơi nó?

     Thế Tôn: Sắc không có buộc hay mở, bởi vì sắc khôngtự tánh. Khởi điểm quá khứ của quá trình vật chất [= sắc] không có buộc hay mở, bởi vì khởi điểm quá khứ của quá trình vật chất không có tự tánh. Kết thúc của quá trình vật chất, trong vị lai, không có buộc hay mở, bởi vì sự kết thúc vị lai của quá trình vật chất không có tự tánh. Quá trình vật chất hiện tại không có tự tánh, bởi vì sự kiện hiện hữu hiện tại không phải là phần tự tánh của sắc hiện tại. [186] Với các uẩn còn lại cũng vậy.

     Tu-bồ-đề: Khó, quá khó để có được niềm tin nơi bát-nhã ba-la-mật, nếu người ta không tu tập, không trồng thiện căn, ở trong tay của ác tri thức, chịu sự điều khiển của Ma vương, lười biếng, ít tinh tấn, bị cướp đi chánh niệmngu si.

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Bởi vì tính thanh tịnh của sắc đồng nhất với tính thanh tịnh của quả, và tính thanh tịnh của quả đồng nhất với tính thanh tịnh của sắc. Như vậy tính thanh tịnh của sắc và tính thanh tịnh của quả không phải hai, không bị phân chia, không bị làm vỡ ra từng phần, không bị cắt ra từng phần. Như thế tính thanh tịnh của sắc đến từ tính thanh tịnh của quả, và tính thanh tịnh của quả đến từ tính thanh tịnh của sắc. [187] Và sự đồng nhất tương tự hiện hữu giữa tính thanh tịnh của sắc và tính thanh tịnh của nhất thiết trí. Điều đó cũng áp dụng cho các uẩn khác.

     Xá-lợi-phất: Thâm sâu, Ôi Thế Tôn, là bát-nhã ba-la-mật!

     Thế Tôn: Vì tính thanh tịnh.

     Xá-lợi-phất: Một nguồn quang minhbát-nhã ba-la-mật.

     Thế Tôn: Vì tính thanh tịnh.

     Xá-lợi-phất: Một ánh sáng là bát-nhã ba-la-mật.

Thế Tôn: tính thanh tịnh.

Xá-lợi-phất: Không tùy thuộc tái sinhbát-nhã ba-la-mật.

Thế Tôn: tính thanh tịnh.

Xá-lợi-phất: Không ô nhiễmbát-nhã ba-la-mật.

Thế Tôn:tính thanh tịnh.

Xá-lợi-phất: Không có sự chứng đắc hay tái hợp trong bát-nhã ba-la-mật.

Thế Tôn: tính thanh tịnh.

Xá-lợi-phất: Bát-nhã ba-la-mật không tự sinh trở lại.

Thế Tôn:tính thanh tịnh. [188]

Xá-lợi-phất: Tuyệt đối không có sự tái sinh của bát-nhã ba-la-mật trong dục giới, hay trong sắc giới, hay trong vô sắc giới.

Thế Tôn:tính thanh tịnh.

Xá-lợi-phất: Bát-nhã ba-la-mật không biết cũng không nhận thức.

Thế Tôn: tính thanh tịnh.

Xá-lợi-phất: Thế thì bát-nhã ba-la-mật không biết cũng không nhận thức cái gì?

Thế Tôn: Sắc, và các uẩn khác. Vì sao? Vì tính thanh tịnh.

Xá-lợi-phất: Bát-nhã ba-la-mật không trợ giúp cũng không cản trở nhất thiết trí.

Thế Tôn:tính thanh tịnh.

Xá-lợi-phất: Bát-nhã ba-la-mật không được cũng không bỏ bất cứ pháp nào.

Thế Tôn: tính thanh tịnh.

Tu-bồ-đề: Sắc thanh tịnh, v.v…, là vì tự kỷ thanh tịnh.

Thế Tôn: Bởi vì nó rốt ráo thanh tịnh. [189]

Tu-bồ-đề: Quả thanh tịnh, nhất thiết trí thanh tịnh, là vì tự kỷ thanh tịnh.

Thế Tôn: Bởi vì tính rốt ráo thanh tịnh của nó.

Tu-bồ-đề: Không có sự chứng đắc hay tái hợp là vì tự kỷ thanh tịnh.

Thế Tôn: Bởi vì tính rốt ráo thanh tịnh của nó.

Tu-bồ-đề: Sắc vô biên, v.v…, là vì tự kỷ vô biên.

Thế Tôn: Bởi vì tính rốt ráo thanh tịnh của nó.

Tu-bồ-đề: Một Bồ-tát hiểu nó như thế, ngài ấy có bát-nhã ba-la-mật.

Thế Tôn: Bởi vì tính tính rốt ráo thanh tịnh của nó.

Tu-bồ-đề: Hơn nữa, bát-nhã ba-la-mật này không đứng ở bờ này cũng không đứng ỏ bờ kia, cũng không đứng ngang qua cả hai.

Thế Tôn: Bởi vì tính tính rốt ráo thanh tịnh của nó. [190]

Tu-bồ-đề: Một Bồ-tát xem ngay cả [nội kiến] đó như là một đối tượng của nhận thức, vì thế ông ấy sẽ từ bỏ bát-nhã ba-la-mật này ra đi, và xa lìa nó.

 

  1. CHẤP TRƯỚC

 

     Thế Tôn: Nói hay, Tu-bồ-đề. Vì danh và tướng cũng là nguồn gốc của chấp trước.

     Tu-bồ-đề: Kỳ diệu, Ôi Thế Tôn, là thấy mức độ bát-nhã ba-la-mật này được khéo dạy, khéo giải thích, khéo làm tròn. Thế Tôn còn công bố nguồn gốc của những chấp trước này.

     Xá-lợi-phất: Ngài Tu-bồ-đề, những chấp trước này là những chấp trước nào?

     Tu-bồ-đề: Là chấp trước nếu người ta nhận thức rằng các uẩn là rỗng không, pháp quá khứ là pháp quá khứ, pháp vị lai là pháp vị lai, và pháp hiện tại là pháp hiện tại. Là chấp trước nếu người ta lập thành quan niệm rằng có người thuộc thừa Bồ-tát tạo được khối công đức rất lớn qua sự phát sinh đầu tiên ý nghĩ về giác ngộ.

     Thích-đề: Bằng cách nào, ngài Tu-bồ-đề thánh thiện, ý nghĩ về

giác ngộ trở thành nguồn gốc của chấp trước?

     Tu-bồ-đề: Người ta trở nên chấp trước khi người ta nhận thức ý nghĩ về giác ngộ này là ‘đây là ý nghĩ đầu tiên về giác ngộ,’ và nếu người ta cải hóa nó thành giác ngộ viên mãn trong khi ý thức rằng người ta làm như vậy. Vì hoàn toàn không thể chuyển bản tánh chính yếu của ý nghĩ. Vì thế người ta nên giữ sự hòa hợp với chân tướng khi bảo người khác thấy cái tối thượng, và phấn khích họ đạt giác ngộ vô thượng. [191] Bằng cách ấy người ta không lãng phí tự kỷ, và cách người ta phấn khích người khác đạt cái tối thượng có sự thừa nhận của các Phật. Và người ta thành công trong sự buông bỏ tất cả những điểm chấp trước.

     Thế Tôn: Nói hay đấy, Tu-bồ-đề, ông làm cho các Bồ-tát ý thức những điểm chấp trước. Bây giờ tôi sẽ công bố những chấp trước khác, vi tế hơn. Hãy lắng nghe kỹ, chú ý kỹ. Tôi sẽ dạy các ông.

     “Nói hay, Ôi Thế Tôn,” và Tôn giả Tu-bồ-đề lắng nghe trong im lặng.

     Thế Tôn: Ở đây, Tu-bồ-đề, người con trai hay người con gái của một gia đình thiện lương, theo dõi Như Lai qua một tướng. Nhưng, rất nhiều tướng, rất nhiều chấp trước. Vì chấp trước từ tướng đến. Như thế người ấy ý thức rằng mình hoan hỉ trong tất cả các pháp không rỉ lậu của chư Phật và chư Thế Tôn quá khứ, vị laihiện tại, và sau khi hoan hỉ, người ấy chuyển thiện căn mà nó kết hợp với hành động hoan hỉ của người ấy thành giác ngộ viên mãn. Tuy nhiên, thực ra chân tánh của các pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, cũng không phải hiện tại; nó hoàn toàn nằm bên ngoài ba thời; và vì lý do đó không thể cải hóa nó được, không thể xem nó là một tướng, hay một trợ duyên khách quan, và không thể thấy, hay nghe, hay cảm, hay biết nó. [192]

 

  1. KHÔNG CHẤP TRƯỚC

 

     Tu-bồ-đề: Thâm sâu là yếu tánh của các pháp.

     Thế Tôn: Bởi vì nó ly cách.

     Tu-bồ-đề: Thâm sâu là yếu tánh của bát-nhã ba-la-mật.

     Thế Tôn: Bởi vì yếu tánh của nó thanh tịnhly cách, vì thế bát-nhã ba-la-mật có yếu tánh thâm sâu.  

     Tu-bồ-đề: Ly cách là yếu tánh của bát-nhã ba-la-mật. Con kính bái bát-nhã ba-la-mật.

     Thế Tôn: Tất cả các pháp cũng ly cách trong yếu tánh của chúng. Và sự ly cách yếu tánh của tất cả các pháp đồng nhất với bát-nhã ba-la-mật. Vì Như Lai biết đầy đủ tất cả các pháp bất tạo.

     Tu-bồ-đề: Vì thế tất cả các pháp có đặc tính không được Như Lai biết đầy đủ ư?

     Thế Tôn: Ấy chỉ là qua yếu tánh của chúng mà các pháp ấy không phải là một cái gì đó. Bởi vì tất cả các pháp có một tướng duy nhất, đó là không tướng. Vì lý do này mà tất cả các pháp có đặc tính không được Như Lai biết một cách đầy đủ. Vì không có hai tánh của pháp, nhưng chỉ một tánh duy nhất là tánh của tất cả các pháp. Và tánh của tất cả các pháp là không tánh, và không tánh là tánh của tất cả các pháp. Như thế tất cả các điểm chấp trước được bỏ đi. [193]

     Tu-bồ-đề: Thâm sâu, Ôi Thế Tôn, là bát-nhã ba-la-mật này.

     Thế Tôn: Thâm sâu như hư không thâm sâu.

     Tu-bồ-đề: Khó hiểu, Ôi Thế Tôn, là bát-nhã ba-la-mật này.

     Thế Tôn: Bởi vì không một cái gì được người giác ngộ hiểu đầy đủ.

     Tu-bồ-đề: Không thể nghĩ bàn, Ôi Thế Tôn, là bát-nhã ba-la-mật này.

     Thế Tôn: Bởi vì bát-nhã ba-la-mật không phải là một cái gì mà ý nghĩ phải biết, hay ý nghĩ có lối vào.  

     Tu-bồ-đề: Bát-nhã ba-la-mật không phải là cái được tạo ra, Ôi Thế Tôn.

     Thế Tôn: Bởi vì không một tác nhân nào có thể nhận biết được.

     Tu-bồ-đề: Vậy thì trong những hoàn cảnh này, một Bồ-tát nên

theo đuổi như thế nào trong bát-nhã ba-la-mật?

     Thế Tôn: Một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, nếu trong khi theo đuổi, ông ấy không theo đuổi trong các uẩn; hay nếu ông ấy không theo đuổi trong tin quyết rằng các uẩn là vô thường, hay chúng rỗng không, hay chúng không khiếm khuyết cũng không hoàn hảo [194]. Và nếu ông ấy không theo đuổi trong tin quyết rằng sắc không phải là sự khiếm khuyết hay sự hoàn hảo của sắc, với các uẩn khác cũng thế, thì ông ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật.

     Tu-bồ-đề: Kỳ diệu, Ôi Thế Tôn, là những lý do chấp trướckhông chấp trước của các Bồ-tát được giải thích khéo làm sao.

     Thế Tôn: Người ta theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật nếu người ta không theo đuổi trong ý kiến rằng sắc có chấp trước, hay không có chấp trước. Và như sắc, các uẩn khác, nhãn căn, v.v…, cũng vậy, đến thọ sinh ra từ sự tiếp xúc của mắt; các pháp (the physical elements), sáu ba-la-mật, ba mươi bảy giác chi, các lực, các vô úy, các trí phân tích, mười tám pháp bất cộng, và các quả của đời sống phạm hạnh, từ quả Nhập lưu đến nhất thiết trí. [195] Khi theo đuổi như vậy, một Bồ-tát không sinh ra chấp trước vào bất cứ cái gì, từ sắc đến nhất thiết trí. Vì nhất thiết trí thì không chấp trước, nó không có buộc cũng có không mở, và không có gì hiện lên trên nó. Nó là như thế, này Tu-bồ-đề, Bồ-tát đó nên theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật qua vươn lên hoàn toàn trên tất cả mọi chấp trước. [196]

 

  1. NHƯ HƯ KHÔNG HAY TIẾNG VANG

 

     Tu-bồ-đề: Kỳ diệu, Ôi Thế Tôn, là pháp này thâm sâu biết bao, con muốn nói bát-nhã ba-la-mật. Chứng minh không làm nó giảm hay tăng. Không chứng minh cũng không làm nó giảm hay tăng.

Thế Tôn: Nói hay, Tu-bồ-đề. Là một Như Lai nên trong suốt đời nói lời ca ngợi hư không, do đó không làm tăng dung lượng của hư không; và hư không cũng không giảm trong khi ngài ấy không nói lời ca ngợi nó. Hay như với một người huyễn. Ca ngợi không thấm nhập y cũng không thắng phục y. Khi không có ca ngợi, y không bị tác động hay thất vọng. Cũng vậy, chân tánh của các pháp cũng chỉ đến chừng đó, dù nó được chứng minh hay không.

Tu-bồ-đề: Người làm việc khó là vị Bồ-tát, trong khi theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, không chán nản cũng không phấn khởi; kiên trì nỗ lực vì nó và không quay lưng bỏ đi. Sự phát triển bát-nhã ba-la-mật giống như sự phát triển hư không. Nên kính lễ các vị Bồ-tát được trang bị chiếc áo giáp này. Vì họ muốn được trang bị bằng hư không, vì chúng sinh, họ mặc chiếc áo giáp ấy. Được trang bị chiếc áo giáp vĩ đại là một Bồ-tát, một vị anh hùng là một Bồ-tát, khi người ấy muốn được trang bị một chiếc áo giáp, và đạt được giác ngộ viên mãn, vì chúng sinh giống như hư không, giống như pháp giới. Ngài ấy là người muốn giải thoát hư không, là người muốn loại bỏ hư không, là người đã đạt được chiếc áo giáp đại tinh tấn ba-la-mật. [197] Bồ-tát ấy được trang bị chiếc áo giáp ấy vì chúng sinh giống như hư không, giống như Pháp giới.   

Vì thế một vị tỳ-kheo nào đó vái chào đức Thế Tôn: Con kính lễ, Ôi Thế Tôn, bát-nhã ba-la-mật! Vì nó không sinh cũng không diệt bất cứ pháp nào.   

Thích-đề: Nếu có người, thưa ngài Tu-bồ-đề thánh thiện, nỗ lựcbát-nhã ba-la-mật này, người ấy nỗ lực vì cái gì?

Tu-bồ-đề: Người ấy nỗ lựchư không. Người ấy nỗ lực chỉ vì cái trống không nếu người ấy quyết định tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật hay thực hành nó. 

Thích-đề: Xin hãy, Ôi Thế Tôn, ra lệnh cho tôi che chở, bênh vực và bảo vệ người con trai hay người con gái đó của gia đình thiện lương mang trong tâm bát-nhã ba-la-mật này!

Tu-bồ-đề: Thưa ngài Thích-đề, ngài có thể thấy được cái pháp mà ngài có ý muốn che chở, bênh vực và bảo vệ không?

Thích-đề: Không thể như vậy, thưa ngài Tu-bồ-đề thánh thiện.

Tu-bồ-đề: Như vậy khi một Bồ-tát trụ trong bát-nhã ba-la-mật như nó được xiển dương, thì đó sẽ là sự che chở, bênh vực và bảo vệ của ngài ấy. Mặt khác, khi ngài ấy không có trong bát-nhã ba-la-mật, [198] thì những người và ma đó tìm lối vào sẽ có được lối vào ngài ấy. Tuy nhiên, người ta muốn sắp xếp sự che chở, bênh vực và bảo vệ cho hư không nếu người ta muốn sắp xếp sự che chở, bênh vực và bảo vệ cho một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Ý ngài thế nào, ngài Kiều-thi-ca, ngài có thể sắp xếp sự che chở, bênh vực và bảo vệ cho một tiếng vang?

Thích-đề: Không thể như vậy, thưa ngài Tu-bồ-đề thánh thiện.

Tu-bồ-đề: Cũng vậy một Bồ-tát, theo đuổi và trú trong bát-nhã ba-la-mật, hiểu tất cả các pháp giống như tiếng vang. Ngài ấy không nghĩ về chúng, không phê bình, nhận diện, hay nhận thức về chúng, và ngài ấy biết rằng những pháp đó không hiện hữu, thực tướng của chúng không xuất hiện, không thể tìm được, không thể có được. Nếu ngài ấy trú như thế, ngài ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-ba-la-mật.

 

  1. KẾT LUẬN

 

     Vì thế, do thần lực của Phật, bốn Đại Thiên Vương trong Đại thiên thế giới, và tất cả các Thích-đề, các Thiên đế, và tất cả các thần Đại Phạm-thiên, và Sahapati, Đại Phạm-thiên – tất cả đến chỗ Thế Tôn. Họ lễ bái dưới chân Thế Tôn đầu chạm đất, bước đi ba vòng quanh Thế Tôn, và đứng sang một bên. Nhờ thần lực của Phật và thần thông của ngài, tâm họ có ấn tượng do thấy cảnh ngàn Phật. [199]

     Trong những lời này, các tỳ-kheo kêu gọi Tu-bồ-đề, v.v…, xin xiển dương chính bát-nhã ba-la-mật này, chính chương này của bát-nhã ba-la-mật. Với sự tham chiếu, các Thiên đế Thích-đề hỏi những câu hỏi và những câu phản vấn. Chỉ bát-nhã ba-la-mật này đã được dạy ở chính chỗ này. Bồ-tát Di-lặc, bậc đại sĩ, sau khi đạt giác ngộ viên mãn, cũng sẽ dạy chính bát-nhã ba-la-mật này, ngay tại chỗ này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương IX

 

TÁN THÁN

 

  1. BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT HOÀN TOÀN THANH TỊNH

 

     Tu-bồ-đề: Gọi nó là ‘bát-nhã ba-la-mật,’ Ôi Thế Tôn, chỉ là cho nó một cái tên. Và cái gì tương ứng với cái tên đó thì bất khả đắc. Ngay cả bát-nhã ba-la-mật này cũng không thể tìm thấy hay đạt được. Cho đến đây nó cũng chỉ là một chữ. Không có sự nhị nguyên nào của các pháp giữa hai cái đó có thể tìm thấy hay đạt được. Vậy thìlý do gì Bồ-tát Di-lặc, bậc đại sĩ, sau khi đạt được giác ngộ viên mãn, cũng sẽ dạy chính bát-nhã ba-la-mật này ngay tại chỗ này, cũng bằng những lời này? 

     Thế Tôn: Lý do là Di-lặc sẽ giác ngộ viên mãnsự thật là các uẩn chẳng phải thường cũng chẳng phải vô thường, chúng chẳng buộc cũng chẳng mở, chúng tuyệt đối thanh tịnh.

     Tu-bồ-đề: Quả thực bát-nhã ba-la-mật hoàn toàn thanh tịnh. [201]

     Thế Tôn: Bát-nhã ba-la-mật hoàn toàn thanh tịnh bởi vì các uẩn thanh tịnh, và bởi vì sự bất sinh của chúng hoàn toàn thanh tịnh, sự bất đoạn của chúng, sự không ô nhiễm và không thanh tịnh của chúng [hoàn toàn thanh tịnh]. Nó thanh tịnh bởi vì hư không thanh tịnh và bởi vì các uẩn không cấu uế, và các lực ô nhiễm không thể nắm giữ chúng được. Bát-nhã ba-la-mật hoàn toàn thanh tịnh bởi vì, giống như hư khôngtiếng vang, không thể nói được, không thể giao thiệp được, và không cống hiến một căn bản nào để nhận biết. Nó hoàn toàn thanh tịnh bởi vì nó không bị bất cứ pháp nào, cấu uế hay không cấu uế, che phủ.

 

  1. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Tu-bồ-đề: Ấy quả thực là sự được nhiều đối với những người con trai và con gái này của gia đình thiện lương đến nghe bát-nhã ba-la-mật này. Còn nhiều hơn thế nếu họ nhận lấy, mang nó trong tâm, lặp đi lặp lại, nghiên cứu, truyền bá, giảng dạy, giải thích, và làm chủ nó. Mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân họ, sẽ không có bệnh, và tâm họ sẽ không mê mờ. Họ sẽ không chết dữ. Nhiều ngàn thiên (thần) sẽ đi theo gần họ ở phía sau. [202] Vào các ngày mồng tám, mười bốn và rằm, bất cứ ở đâu, người con trai hay người con gái của gia đình thiện lương dạy bát-nhã ba-la-mật này, ở đó người ấy được công đức rất nhiều.

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Nhiều ngàn thiên (thần), Tu-bồ-đề, sẽ đi theo gần ở phía sau người con trai hay con gái đó của gia đình thiện lương, và nhiều ngàn thiên (thần) sẽ đến chỗ [người] dạy bát-nhã ba-la-mật. Ham muốn nghe pháp, tất cả họ sẽ bảo vệ người thuyết giảng pháp dạy bát-nhã ba-la-mật này. Vì bát-nhã ba-la-mật là vật quí nhất trong thế giới với chư thiên, người và a-tu-la. Đó cũng là lý do tại sao một người như thế tạo ra rất nhiều công đức. Mặt khác, sẽ có nhiều chướng ngại cho việc viết, nhận lấy, mang trong tâm, lặp đi lặp lại, nghiên cứu, truyền bá, giải thích và niệm bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này. Vì những vật quí nhất khởi lên nhiều thù nghịch. Chúng càng tuyệt vời, sự thù nghịch càng dữ dội. Nhưng đây là cái quí nhất trên toàn thế giới, bát-nhã ba-la-mật này, đã được dựng lên và gánh vác lợi íchhạnh phúc thế gian, bằng cách cho thấy rằng tất cả các pháp không sinh cũng không diệt, không uế cũng không tịnh. [203] Nhưng bát-nhã ba-la-mật không bám vào bất cứ pháp nào, không làm ô nhiễm bất cứ pháp nào, cũng không hộ trì bất cứ pháp nào. Vì tất cả các pháp này không hiện hữu cũng không khả đắc. Bởi vì được nhận biết, bát-nhã ba-la-mật không có cấu uế. ‘Không cấu uế,’ thì cũng đồng với bát-nhã ba-la-mật. Và bởi vì các uẩn không cấu uếbát-nhã ba-la-mật không cấu uế. Một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật nếu ngài ấy không nhận thức ngay cả điều đó. Hơn nữa, bát-nhã ba-la-mật này không vào hay tự đặt mình vào bất cứ pháp nào, nó không tiết lộ hay định rõ bất cứ pháp nào, nó không đem lại hay mang theo bất cứ pháp nào.

 

  1. CUỘC CHUYỂN BÁNH XE PHÁP THỨ NHÌ

 

     Vì thế, rất nhiều ngàn thiên (thần) trong cõi trung thiên đã gọi lớn với nhiều tiếng la hoan hỉ, vẫy y phục, và nói: Bây giờ chúng tôi quả thật thấy cuộc chuyển bánh xe pháp thứ nhì xảy ra ở Diêm-phu-đề!

     Thế Tôn: Tu-bồ-đề, đây không phải là cuộc chuyển bánh xe pháp thứ nhì. Không pháp nào có thể chuyển tới hay lui. Đây chỉ là bát-nhã ba-la-mật của một Bồ-tát. [204]

     Tu-bồ-đề: Vĩ đại là bát-nhã ba-la-mật này của một Bồ-tát, không chấp trước tất cả các pháp, muốn biết giác ngộ viên mãn, song chưa giác ngộ bất cứ pháp nào, hay sẽ chuyển bánh xe pháp nhưng sẽ không để lộ ra bất cứ pháp nào. Vì không pháp nào để đạt ở đây, không pháp nào để chỉ ra, không pháp nào tiếp tục đến pháp nào. Cũng không pháp nào quay lại bất cứ pháp nào khác. Bởi vì ngay từ đầu tất cả các pháp là bất sinh, vì yếu tánh của chúng là ly cách.

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Vì không chẳng tới cũng chẳng lui, và điều đó cũng tốt cho Vô tướngVô nguyện. Chứng minh điều đó là chứng minh tất cả các pháp. Nhưng không ai chứng minh nó, không ai nghe nó, không ai nhận nó, và không ai chứng ngộ nó trong quá khứ, hiện tại hay vị lai. Cũng không do sự chứng minh pháp này khiến cho bất cứ người nào đến Niết-bàn. Cũng không do sự chứng minh pháp này khiến cho bất cứ người nào xứng đáng với phẩm vật [tạo ra]. [205]

 

  1. CÁCH THỨC VÀ PHẨM TÍNH

CỦA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Tu-bồ-đề: Đây là ba-la-mật của cái gì không có [hiện hữu], bởi vì hư không không phải là một cái gì là [hiện hữu]. Đây là bát-nhã ba-la-mật bình đẳng với những cái không bình đẳng, bởi vì tất cả các pháp giống nhau trong đó [vì bất sinh] chúng bất khả tri. Đây là bát-nhã ba-la-mật ly cách, của cứu cánh không. Ba-la-mật này không thể bị nghiền nát, bởi vì tất cả các pháp đều không được nhận biết. Đây là ba-la-mật không dấu vết, bởi vì cả thân và tâm đều vắng mặt. Đây là ba-la-mật không có tự tánh, bởi vì nó không đến cũng không đi. Ba-la-mật này không thể diễn tả được, bởi vì tất cả các pháp không phân biệt. Ba-la-mật này không có tên, bởi vì các uẩn không nhận biết được. Ba-la-mật này không đi mất, bởi vì không một pháp nào từng đi mất. Người ta không thể dự phần ba-la-mật này, bởi vì không một pháp nào thể nắm giữ được. Bát-nhã ba-la-mật này vô tận, vì nối kết với pháp vô tận. Ba-la-mật này không có khởi nguyên, bởi vì không một pháp nào thực sự xảy ra. Đây là ba-la-mật không làm gì cả, bởi vì không tác nhân có thể nhận biết được. Ba-la-mật này không phát sinh [tri kiến] bất cứ vật gì, bởi vì tất cả các pháp đều không có ngã. Ba-la-mật này không truyền lại, bởi vì không có khởi nguyên của chết và tái sinh. Ba-la-mật này không rèn luyện, bởi vì các thời kỳ quá khứ, vị laihiện tại không nhận biết được. Đây là ba-la-mật của mộng, hưởng, ảnh phản chiếu, bóng nước trong sa mạc, hư huyễn, bởi vì nó cho biết tin về bất sinh. Ba-la-mật này không có ô nhiễm, bởi vì tham, ghét và mê hoặc không có tự tánh. Ba-la-mật này không biết thanh tịnh, bởi vì không một pháp khí khả hữu nào có thể nhận biết được. Ba-la-mật này không tì vết, bởi vì hư không không tì vết. [206] Ba-la-mật này không có ngăn ngại, bởi vì nó hoàn toàn vươn lên trên tất cả mọi thái độ của tâm đối với các pháp. Ba-la-mật này không có một thái độ nào của tâm, bởi vì nó bất động. Ba-la-mật này không thể lay chuyển, do sự kiên định của pháp giới. Ba-la-mật này từ bỏ tham, bởi vì trong pháp không có sự sai lầm trong các pháp. Ba-la-mật này không hiện lên, bởi vì trong pháp khôngphân biệt. Ba-la-mật này tịch tĩnh, bởi vì trong tất cả các pháp không một tướng nào được nhận biết. Ba-la-mật này không có lỗi, vì là ba-la-mật của tất cả các đức hạnh. Ba-la-mật này không ô nhiễm, bởi vì tưởng tượng là cái không hiện hữu. Không tìm được một chúng sinh nào trong ba-la-mật này, bởi vì giới hạn của thực tại. Ba-la-mật này không có giới hạn, bởi vì sự thị hiện của tất cả các pháp không khởi lên. Ba-la-mật này không theo sau tính nhị nguyên đối đãi, bởi vì nó không an định nơi tất cả các pháp. Ba-la-mật này không phân biệt, bởi vì tất cả các pháp không phân biệt. Ba-la-mật này không lu mờ, bởi vì nó không có bất cứ mong muốn nào đối với mức độ của Thanh vănDuyên giác. Ba-la-mật này không phân biệt, bởi vì tính đồng nhất căn bản của tất cả phân biệt. Ba-la-mật này vô cùng, bởi vì tánh của pháp không giới hạn. Ba-la-mật nay không chấp trước, bởi vì tính không chấp trước của nó đối với tất cả các pháp. Vô thường là ba-la-mật này, bởi vì tất cả các pháp không giới hạn. Xấu ác là bát-nhã ba-la-mật này, bởi vì tánh của pháp đồng với hư không. Rỗng không là ba-la-mật này, bởi vì tất cả các pháp đều không nhận biết được. Vô ngã là ba-la-mật này, bởi vì không có sự an định trong tất cả các pháp. Vô tướng là ba-la-mật này, bởi vì không có sự sinh lại trong pháp. [207] Đây là ba-la-mật của toàn bộ tánh không, bởi vì vô tậnvô biên. Đây là ba-la-mật của các giác chi, như thế là những trụ cột chánh niệm, v.v…, bởi vì chúng là không thể nhận biết được. Đây là ba-la-mật của Không, của Vô tướng, của Vô nguyện, bởi vì ba cửa giải thoát là bất khả tri. Đây là ba-la-mật của tám giải thoát, bởi vì chúng là bất khả tri. Đây là ba-la-mật của chín trạm dừng kế tiếp, bởi vì thiền thứ nhất, v.v…, là bất khả tri. Đây là ba-la-mật của bốn Thánh đế, bởi vì bệnh, v.v…, là bất khả tri. Đây là ba-la-mật của mười ba-la-mật, bởi vì bố thí, v.v…, là bất khả tri. Đây là ba-la-mật cả mười lực, bởi vì nó không thể bị nghiền nát. Đây là ba-la-mật của bốn vô úy, bởi vì tuyệt đối nó không thể bị làm cho sợ. Đây là ba-la-mật của các trí phân tích, bởi vì nó không bị chướng ngại khi không chấp trước nhất thiết trí. Đây là ba-la-mật của tất cả các pháp bất cộng, bởi vì chúng siêu việt tất cả sự đếm. Đây là ba-la-mật Chân như của Như Lai, bởi vì không có sự sai trong tất cả các pháp. Đây là ba-la-mật của Tự hữu, bởi vì tất cả các pháp khôngtự tánh. Bát-nhã ba-la-mật này là ba-la-mật tri kiến của nhất thiết trí, bởi vì nó biết tất cả mọi cách thức tự tánh của tất cả các pháp.

    

 

 

 

Chương X

 

CÔNG BỐ CÁC PHẨM TÍNH

MANG TRONG TÂM

 

  1. NHỮNG HÀNH VI QUÁ KHỨ, VÀ THÁI ĐỘ

HIỆN TẠI ĐỐI VỚI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Vì thế Đế-thích, Thiên-đế, nghĩ: Những người đến nghe bát-nhã ba-la-mật này phải là những người đã thực hiện bổn phận của họ dưới nhiều bậc Chiến Thắng, đã trồng thiện căn dưới nhiều vị Phật, đã được thiện tri thức hộ trì. Còn nhiều hơn thế là những người thọ nhận bát-nhã ba-la-mật này mang nó trong tâm, tham cứu, truyền bágiải thích nó, và hơn nữa là những người tu luyện trong Như, tiến đến Như, nỗ lực vì Như. Họ được phú bẩm nhiều hơn là những thiện căn ít giá trị. Họ sẽ là những người đã tôn vinh nhiều vị Phật, đã tham vấn hết lần này đến  lần khác. Ấy đúng là bát-nhã ba-la-mật này mà họ đã nghe trong quá khứ trước sự hiện diện của các Như Lai trước kia. Họ đã trồng thiện căn dưới nhiều vị Phật, [209] những người con trai và con gái ấy của gia đình thiện lương, ngay khi được dạy, giải thích và lặp đi lặp lại, họ sẽ không trở nên sợ hay vô cảm, sẽ không trở nên thất vọng hay buồn rầu, sẽ không hướng tâm đi chỗ khác hay chịu đau đớn, sẽ không run, sợ, hay kinh hãi.

     Xá-lợi-phất đọc được những ý nghĩ của Thích-đề, và nói: Giống như một Bồ-tát bất thối chuyển nên xem người ấy, khi được dạy và giải thích cho chính bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, có niềm tin nơi nó, và tin cậy, tin vững chắc, tâm người ấy đầy niềm tin tịch tĩnh, phát tâm trực tiếp hướng về giác ngộ, chấp nhận, v.v..., bát-nhã ba-la-mật này, tu luyện trong Như, tiến đến Như, nỗ lực vì Như. Vì bát-nhã ba-la-mật này thâm sâu, Ôi Thế Tôn, và do đó có người với thiện căn nhỏ bé, không chịu tham vấn, không học được gì khi mặt đối mặt với các Phật và các Thế Tôn trong quá khứ, và không tu luyện trong quá khứ, ở đây không thể tin bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này. Và về những người không tin nó cũng không hiểu nó, và những người quyết định từ chối nó, [210] trong quá khứ họ cũng đã từ chối bát-nhã ba-la-mật này khi được dạy cho, do đó không xứng đáng với thiện căn của họ. Đối với những người không có tu luyện trong quá khứ không thể tin bát-nhã ba-la-mật này. Bây giờ khi họ từ chối nó, họ cũng đã từ chối nó trong quá khứ. Và đó là lý do tại sao, khi được dạy cho bát-nhã ba-la-mật này, họ không có niềm tin, hay kiên nhẫn, hay thích thú, hay muốn làm, hay khí lực, hay thận trọng, hay quyết tâm. Và trong quá khứ họ cũng không tham hỏi các Phật, các Thế Tôn, hay đệ tử của các ngài.

     Đế-thích: Thâm sâu, Ôi ngài Xá-lợi-phất thánh thiện, là bát-nhã ba-la-mật. Ấy chẳng có gì phải kinh ngạc, khi ngườì ta dạy nó, một Bồ-tát không tin nó, nếu ngài ấy không tu tập trong quá khứ.

     Rồi Đế-thích nói với Thế Tôn: Tôi kính lễ, Ôi Thế Tôn, bát-nhã ba-la-mật! Người ta kính lễ tri kiến của nhất thiết trí khi người ta kính lễ bát-nhà ba-la-mật.

     Thế Tôn: Đúng vậy. Vì nhất thiết trí của chư Phật, chư Thế Tôn, đến từ đó, [211] và ngược lại, bát-nhã ba-la-mật là cái sinh ra từ tri kiến của nhất thiết trí. Đó là lý do tại sao chúng ta nên theo đuổi, trụ lại, tiến tới, và nỗ lực trong bát-nhã ba-la-mật này.

     Thích-đề: Làm sao một Bồ-tát, người theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, trở thành người trụ trong bát-nhã ba-la-mật? Làm sao ngài ấy nỗ lực trong bát-nhã ba-la-mật?

     Thế Tôn: Nói hay, nói hay, này Kiều-thi-ca. Nói hay, lại nói hay, Kiều-thi-ca, vì ông đã quyết định hỏi Như Lai về vấn đề này. Trong chuyện đó ông đã được thần lực của Phật hứng khởi. Ở đây, này Kiều-thi-ca, một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật không trụ trong sắc, .v…, không trụ trong quan niệm ‘đây là sắc, v.v…’ và đó có nghĩa là ông ấy nỗ lực vì sắc, v.v… Ông ấy không áp dụng cho mình quan niệm ‘đây là sắc, v.v…’ Cho đến đây ông ấy không áp dụng cho mình quan niệm ‘đây là sắc, v.v…,’ ông ấy không trụ trong quan niệm ‘đây là sắc, v.v…’ [212] Như thế ông ấy trở thành người trụ trong bát-nhã ba-la-mật, như thế ông ấy nỗ lực.

     Xá-lợi-phất: Thâm sâu, Ôi Thế Tôn, là bát-nhã ba-la-mật. Khó nắm bắt là bất-nhã ba-la-mật. Vô hạn là bát-nhã ba-la-mật.       

     Thế Tôn: Đúng vậy, Xá-lợi-phất. Ông ấy không trụ trong quan niệm ‘sắc, v.v… thì thâm sâu.’ Cho đến đây ông ấy không nỗ lực, ông ấy không trụ trong quan niệm này ông ấy nỗ lực vì sắc, v. v… Ông ấy không nỗ lựcquan niệm ‘sắc, v.v… thâm sâu.’ Cho đến đây ông ấy không nỗ lựcquan niệm này ông ấy không trụ trong quan niệm ‘sắc, v.v…, thâm sâu.’

 

  1. NHỮNG PHẨM HẠNH XỨNG ĐÁNG CỦA

BỒ-TÁT CÓ ĐƯỢC BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Xá-lợi-phất: Trước một Bồ-tát bất thối chuyển, một Bồ-tát được thọ ký giác ngộ, nên dạy bát-nhã ba-la-mật thâm sâu. Vì ngài ấy sẽ không do dự, không nghi ngờ, không mê mờ, không tranh biện nó. [213] 

     Thích-đề: Dạy bát-nhã ba-la-mật này trước một Bồ-tát chưa được thọ ký thì có lỗi gì?

     Xá-lợi-phất: Ngài Kiều-thi-ca, nếu chưa được thọ ký, một Bồ-tát được bát-nhã ba-la-mật này, vì thị kiến, sùng bái và nghe, và nếu ngài ấy vẫn không sợ khi nghe nó, thì có thể chắc chắn rằng ngài ấy từ xa đến, lên đường đã lâu trên xe, và thiện căn của ngài ấy đã khéo được thuần thục. Từ giờ trở đi cho đến khi ngài ấy thọ nhận sự thọ ký giác ngộ viên mãn sẽ không còn lâu nữa. Có thể chắc chắn rằng sự thọ ký đó sẽ gần, và sẽ đến với ngài ấy trước khi ngài ấy đi qua một, hai hay ba Như Lai. Và dĩ nhiên, ngài ấy sẽ làm hài lòng các Như Lai mà ngài ấy đi qua, sẽ làm hài lòng họ vĩnh viễn, và ngài ấy sẽ thấy thị kiến của các Như Lai đó sẽ kết quả thọ ký, và sẽ đưa ngài ấy đến sự thọ ký giác ngộ viên mãn. Từ xa đến, Ôi Thế Tôn, lên đường đã lâu trên xe đại thừa, với thiện căn khéo được thuần thục là vị Bồ-tát được bát-nhã ba-la-mật này vì thị kiến, tán thán, sùng bái và nghe. Còn nhiều hơn thế nếu ngài ấy không chỉ nghe, mà còn chấp nhận nó, [214] mang nó trong tâm, thuyết giảng, nghiên cứu, truyền bá, giải thíchtụng niệm nó. 

     Thế Tôn: Đúng vậy, Xá-lợi-phất, như ông nói.

 

  1. NĂM TỈ DỤ MINH HỌA SỰ GẦN VỚI

GIÁC NGỘ VIÊN MÃN

 

     Xá-lợi-phất: Một tỉ dụ hay thí dụ lóe vào tâm con, Ôi Thế Tôn. Như vậy chúng ta có thể chắc chắn rằng một người thuộc thừa Bồ-tát, khi người ấy mộng thấy mình ngồi ở bồ-đề đạo tràng, thực tế là gần giác ngộ viên mãn; như vậy chúng ta có thể chắc chắn rằng người làm tròn các duyên vừa được nói qua đã từ xa đến, lên đường đã lâu trên xe Bồ-tát, và gần sự thọ ký giác ngộ. Chúng ta có thể chắc chắn rằng các Phật, các Thế Tôn, sẽ thọ ký [215] Bồ-tát này đạt giác ngộ viên mãn. Vì một Bồ-tát lên đường đã lâu trên xe, và thiện căn đã thuần thục, nếu ngài ấy được bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, dù cho ngài ấy không được gì khác hơn nghe nó. Còn nhiều hơn thế nữa nếu ngài ấy cũng mang nó trong tâm, v.v…, đến: niệm nó. Vì ý nghĩ của những chúng sinh không có nhiều nghiệp tích lũy dẫn dắt đến sự làm bại hoại pháp sẽ trở nên gớm ghét bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, sẽ lánh xa nó. Do có nhiều nghiệp đó những chúng sinh không tích tập thiện căn sẽ không thấy thỏa mãn hay tin biên tế của thực tại này. Nhưng những chúng sinh thấy thỏa mãn và tin nó là những người có tích tập các thiện căn, đã khéo tích tập chúng.

     Một người ra khỏi khu rừng hoang khổng lồ, lớn một trăm dặm, lên đến một ngàn dặm, có thể thấy những dấu hiệu nào đó chỉ một thị trấn, hay một nơi không có chỗ trú ngụ, – như là những đàn bò, hay trại chăn nuôi, hay những đường biên giới, hay những khu vườn, hay những lùm cây. [216] Từ những dấu hiệu đó người ấy sẽ suy luận độ gần của một nơi có người ở. Người ấy cảm thấy hạnh phúc hơn, và bọn cướp không làm người ấy lo lắng nữa. Cũng vậy, đối với một Bồ-tát mà bát-nhã ba-la-mật này hiện lên nên biết rằng ngài ấy hoàn toàn gần với giác ngộ vô thượng, không bao lâu nữa ngài ấy sẽ nhận sự thọ ký. Ngài ấy cũng sẽ không còn sợ hàng Thanh vănDuyên giác. Vì dấu hiệu này đã xuất hiện trước ngài ấy, nghĩa là, ngài ấy thọ nhận bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, vì thị kiến, tán thán, sùng bái, và nghe.

     Thế Tôn: Đúng vậy, Xá-lợi-phất. Mong ông cũng làm sáng tỏ đoạn này. Vì những gì ông nói, và những gì ông sẽ nói, là nhờ thần lực của Phật.

     Xá-lợi-phất: Một người muốn thấy biển lớn, có thể du hành đến đó. Bao lâu trên đường du hành người ấy còn thấy cây, hay dấu hiệu của cây, núi, hay dấu hiệu của núi, người ấy biết rằng biển lớn hãy còn xa. Nhưng khi không còn thấy cây hay núi nữa, thì người ấy biết rằng biển lớn vĩ đại rất gần ở đây. Vì biển lớn vĩ đại này dần dần lài dốc xuống, và bên trong nó không có cây hay núi. [217] Và mặc dù người ấy chưa thể thấy biển lớn vĩ đại ngay trước mắt mình, nhưng có thể hoàn toàn chắc chắn rằng biển lớn hoàn toàn gần, cách đây không xa lắm. Tương tựtrường hợp của vị Bồ-tát đã nghe bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này. Ngài ấy biết rằng, mặc dù chưa mặt đối mặt với chư Như Lai, chưa được thọ ký giác ngộ viên mãn, tuy nhiên ngài ấy hoàn toàn gần sự thọ ký đó. Vì ngài ấy đã thọ nhận bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, vì thị kiến, tán thán, sùng bái và nghe.

     Vào mùa xuân, Ôi Thế Tôn, khi lá của năm vừa qua héo tàn, người ta có thể thấy chồi non trên nhiều cây. Rồi người của Diêm-phù-đề sẽ vui mừng, bởi vì khi thấy những dấu hiệu này trong rừng cây, họ biết rằng hoa và trái cũng sẽ sớm hiện ra. Vì họ thấy những dấu hiệu này trên các cây. Cũng vậy, Ôi Thế Tôn, người ta có thể chắc chắn rằng một Bồ-tát khi thọ nhận bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, khi nó hiện lên vì ngài ấy, mà ngài ấy thuần thục các thiện căn của mình đã lâu. Ấy chỉ vì những thiện căn này hiện hữu, có được trong quá khứ, mà Bồ-tát ấy được ban cho bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này. Lúc ấy chư thiên thấy các Phật quá khứ đều hoan hỉ, hân hoanvô cùng hứng thú, bởi vì họ cảm thấy chắc chắn rằng không lâu Bồ-tát này sẽ nhận được thọ ký giác ngộ viên mãn, vì với các Bồ-tát quá khứ đây là những dấu hiệu sự thọ ký giác ngộ viên mãn của họ đang đến. [218]   

     Một người đàn bà, có thai với tử cung nặng nề, vặn vẹo, và hoàn toàn mệt mỏi, bà ấy không đi quanh nhiều, ăn ít, thấy ít yên ổn, nói ít, ít sức mạnh nhưng nhiều đau đớn, thường kêu la lớn và kỵ ở chung theo thói quen. Bà ấy nhận thấy rằng mình trải qua tất cả những cảm giác không thích thú này nơi thân là kết quả của sự phóng túng trong sự chú ý không khôn ngoan trong quá khứ, thực hiện nó, phát triển nó, tạo ra nhiều thứ vì nó. Khi thấy những triệu chứng này nơi thân bà ấy, người ta có thể chắc chắn rằng không lâu bà ấy sẽ sinh một đứa con. Cũng vậy, đối với một Bồ-tát khi bát-nhã ba-la-mật hiện lên vì thị kiến, tán thán, sùng bái, và nghe, và nếu khi nghe nó, ý nghĩ của ngài ấy hoan hỉ nơi nó, và ngài ấy không trở nên ham muốn nó, thì người ta có thể chắc chắn rằng không lâu ngài ấy sẽ nhận sự thọ ký giác ngộ viên mãn.

 

  1. VÌ SAO CÁC BỒ-TÁT ĐƯỢC CHƯ PHẬT ƯU ÁI

 

     Tu-bồ-đề: Thực kỳ diệu là được thấy mức độ mà chư Như Lai khéo hộ trì các Bồ-tát, khéo bảo bọc và ưu ái họ. [219]

     Thế Tôn: Ấy là vì các Bồ-tát đó đã làm vì sự vui sướnghạnh phúc của số nhiều, vì bi mẫn thế gian. Vì bi thương trời, người, vì lợi ích, sự vui sướnghạnh phúc của đại chúng nên họ muốn đạt giác ngộ viên mãn, và từ đó chứng minh pháp vô thượng.

 

  1. THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐỐI VỚI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Tu-bồ-đề: Về phần của một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, sự phát triển của bát-nhã ba-la-mật trở nên gia tăng hoàn thiện như thế nào?

     Thế Tôn: Một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật khi ông ấy không xét lại sự tăng hay giảm của sắc, v.v…, khi ông ấy không xét lại pháp hay vô pháp. Như vậy sự phát triển của bát-nhã ba-la-mật trở nên gia tăng hoàn thiện.

     Tu-bồ-đề: Lời giải thích này chắc chắn không thể nghĩ bàn.

     Thế Tôn: Bởi vì sắc không thể nghĩ bàn, các uẩn kia cũng vậy. Khi ông ấy không tưởng rằng sắc, v.v…, không thể nghĩ bàn, thì ông ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. [220]

     Xá-lợi-phất: Ai nhiệt tâm tin vào bát-nhã ba-la-mật thâm sâu

này?

     Thế Tôn: Vị Bồ-tát thực hành trong bát-nhã ba-la-mật.

     Xá-lợi-phất: Một Bồ-tát trở nên thực hành như thế nào, và nghĩa của ‘thực hành’ là gì?

     Thế Tôn: Ở đây vị Bồ-tát không kiến tạo các lực, cũng không kiến tạo các vô úy hay các pháp bất cộng, hay ngay cả cảnh giới nhất thiết trí. Bởi vì các lực là không thể nghĩ bàn, các vô úy cũng vậy, các pháp bất cộng cũng vậy, cảnh giới nhất thiết trí cũng vậy, và tất cả pháp cũng vậy. Khi thực hành như thế, một Bồ-tát không theo đuổi ở bất cứ nơi nào, thì ông ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Vì lý do đó, ông ấy được gọi là ‘thực hành,’ và đó là nghĩa của chữ ‘thực hành.’

 

  1. NHỮNG CHƯỚNG NGẠI ĐỐI VỚI

BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Tu-bồ-đề: Thâm sâu, Ôi Thế Tôn, là bát-nhã ba-la-mật. Nó là một khối bảo vật. Nó là một khối thanh tịnh, thanh tịnh như hư không. Sẽ không ngạc nhiên nếu nhiều chướng ngại xuất hiện đối với người thọ nhận, v.v…, bát-nhã ba-la-mật này. [221]

     Thế Tôn: Sẽ có nhiều chướng ngại cho sự nghiên cứu bát-nhã ba-la-mật này. Vì Ác Ma, sẽ có những nỗ lực to lớn gây khó khăn. Vì thế, nên nhanh lên mà sao chép nó. Nếu một người có một tháng, hay hai tháng, hay ba tháng để sao chép nó thì chỉ nên thực hiện việc sao chép. Nếu có một năm hay hơn, thì chỉ nên thực hiện việc sao chép bát-nhã ba-la-mật này [vì sau đó, hay trong thời gian đó có thể bị tất cả mọi thứ xen vào làm trở ngại]. Bởi vì sự thật là khi kính trọng những vật rất quí báu sẽ không có nhiều khó khăn xuất hiện

     Tu-bồ-đề: Ở đây, Ôi Thế Tôn, khi đang nghiên cứu bát-nhã ba-la-mật thì Ác Ma, sẽ tỏ ra cuồng nhiệt nhiều cách, tận lực gây khó khăn.

     Thế Tôn: Dù thế [222] y không có sức tạo ra những chướng ngại

thực sự cho một Bồ-tát đặt sự chú ý không phân chia của mình vào

phận sự của ông ấy.

 

  1. VỊ BỒ-TÁT ĐƯỢC CHƯ PHẬT HỘ TRÌ

 

     Xá-lợi-phất: Nếu, Ôi Thế Tôn, Ác Ma, quyết tâm gây chướng ngại cho việc nghiên cứu bát-nhã ba-la-mật này, làm sao ngay bây giờ người ta có thể thực sự nghiên cứu nó, và nhờ thần lực của ai họ có thể làm như vậy?

     Thế Tôn: Ấy là nhờ thần lực của chư Phật và chư Thế Tôn, của chư Như Lai, mà họ nghiên cứu nó, và họ tạo tiến bộ tu luyện trong Như. Vì nó ở trong tánh của sự vật mà chư Phật, chư Thế Tôn tự trụ, giữ gìnhộ trì chính các ngài trong vô lượngvô số các thiên thế giới, sẽ ghi nhớ và hộ trì mọi người dạy [223] và nghiên cứu bát-nhã ba-la-mật này. Chư Phật sẽ ghi nhớ người ấy trong tâm và trợ giúp người ấy. Và hoàn toàn không thể gây chướng ngại cho người được chư Phật ghi nhớ và hộ trì.

     Xá-lợi-phất: Ấy là nhờ thần lực của Phật, lực hộ trìân huệ của ngài mà các Bồ-tát nghiên cứu bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, tu luyện tiến bộ trong Như. [224]

     Thế Tôn: Đúng vậy, Xá-lợi-phất. Họ được Như Lai biết đến, họ được Như Lai hộ trì và thấy, và Như Lai thấy họ bằng mắt Phật. Và những Bồ-tát đó nghiên cứu bat-nhã ba-la-mật này và tu luyện tiến bộ trong Như, Họ ở gần Như của giác ngộ vô thượng, và họ thăng bằng trong quyết định của họ đối với sự đạt giác ngộ viên mãn. Nếu họ chỉ nghiên cứu bát-nhã ba-la-mật này, không tu luyện tiến bộ trong Như, [225] họ sẽ không đứng thăng bằng trong Như trong giác ngộ vô thượng; tuy nhiên họ cũng được Như Lai biết đến, được Như Lai hộ trì và thấy, và Như Lai thấy họ bằng mắt Phật. Sự nghiên cứu liên tục bát-nhã ba-la-mật đó, và sự kích động tinh thần vì nó, sẽ có nhiều lợi ích cho họ, một lợi thế lớn, quả và báo. Vì nhắm vào thực tại tối hậu, bát-nhã ba-la-mật đã được dựng lập để tất cả chúng sinh thâm nhập pháp thực sự là gì.

   

 

     8.  TIÊN ĐOÁN SỰ TRUYỀN BÁ

          BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Hơn nữa, các Kinh này kết hợp với sáu ba-la-mật, sau khi Như Lai ra đi, sẽ xuất hiện ở phương Nam. Từ phương Nam các Kinh sẽ truyền bá đến phương Đông, và từ đó đến phương Bắc – từ thời gian khi Pháp Luật Tạng[33] giống như đề-hồ tươi mát mới được làm thành ngay vào thời kỳ thiện pháp biến mất. Lúc đó những người nghiên cứugiữ gìn bát-nhã ba-la-mật này sẽ được Như Lai ghi nhớ; Như Lai sẽ biết, hộ trì và thấy họ, thấy họ bằng mắt Phật.

     Xá-lợi-phất: Ngay cả trong lần cuối cùng, trong thời kỳ cuối cùng, bát-nhã ba-la-mật rất thâm sâu này cũng sẽ được truyền bá rộng rãi ở phương bắc, ở phần phương bắc của thế giới ư?

     Thế Tôn: Những người ở phương Bắc sẽ nỗ lực trong bát-nhã thâm sâu này sau khi họ nghe nó, [226] họ sẽ làm nó được truyền bá rộng rãi. Vì lên đường đã lâu trên xe đại thừa nên biết các Bồ-tát sẽ nghiên cứu bát-nhã ba-la-mật này.

 

     9.  MIÊU TẢ CÁC BỒ-TÁT SẼ THAM HỌC

          BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Xá-lợi-phất: Những Bồ-tát ở phương Bắc sẽ tham học bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, họ sẽ nhiều hay ít?

     Thế Tôn: Sẽ có nhiều, một số rất nhiều Bồ-tát ở phương Bắc. Nhưng sẽ chỉ có một vài người trong bọn họ sẽ tham học bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, và khi được dạy cho, họ sẽ không bị nó làm cho phá giới. Vì lên đường đã lâu trên xe đại thừa nên họ được biết đến. [227] Trong quá khứ họ đã theo đuổi, tham vấnlễ bái các Như Lai. Họ sẽ trở thành hoàn toàn giữ giới luật, và họ sẽ nâng cao phúc lợi của nhiều người, nghĩa là, bắt đầu từ ngay đây sự giác ngộ của tôi. Chỉ vì họ mà tôi đã nói những bài pháp kết hợp với cảnh giới nhất thiết trí. Nơi họ, ngay cả sau khi đã đi qua lần sinh hiện tại, chính những ý kiến này kết hợp với cảnh giới nhất thiết trí và với bát-nhã ba-la-mật, sẽ vẫn bám chặt vì thói quen. Họ sẽ dạy chính bài pháp này và hoan hỉ, nghĩa là, quan tâm đến giác ngộ vô thượng. Họ sẽ khéo thiết lập trong bát-nhã ba-la-mật này và tập trung vào nó. Ngay cả Ma vương cũng không thể làm họ sai hướng, những người khác thì còn ít hơn nữa, dù những người ấy dùng năng lực ý chí hay thần chú. Bởi vì thú hướng hướng về giác ngộ viên mãn của họ vững chắc không thể phản kháng được. Do nghe bát-nhã ba-la-mật này, những người con trai và con gái của gia đình thiện lương sẽ có được một độ nhiệt tâm, phấn khởi phi thườngniềm tin tịch tĩnh. Vì nhiều người, họ sẽ trồng thiện căn, nghĩa là, nơi giác ngộ vô thượng. Bởi vì sự hiện diện của tôi, mặt đối mặt với tôi, họ đã thốt ra lời nguyện: “Chúng con, theo đuổi trong tu tập của một Bồ-tát, sẽ đưa lên đường đến giác ngộ viên mãn nhiều trăm chúng sinh, vâng, nhiều [228] na-do-tha câu-lợi chúng sinh. Chúng con sẽ hộ trì sự giác ngộ hoàn hảo cho họ, thúc giục, khuyến khích và kích thích họ đạt được nó, giúp nó tới, giúp họ đứng vững trong nó, giúp họ trở nên không thối chuyển.” Và khi tôi quán sát tâm họ bằng tâm tôi, tôi hoan hỉ vì những người con trai và con gái của gia đình thiện lương thuộc thừa Bồ-tát và đã lập lời nguyện này. Vì thế họ sẽ trở nên tin rất chắc rằng họ sẽ tìm sự tái sinh ở các Phật địa khác, và cũng sẽ đến mặt đối mặt với các Như Lai ở đó, chứng minh pháp, và từ các ngài ấy họ sẽ nghe tường tận chính bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này. Ở các Phật địa đó họ cũng sẽ đưa vô số chúng sinh lên đường đến giác ngộ vô thượng, và sẽ giúp họ cầu tìm giác ngộ viên mãn. [229]

     Xá-lợi-phất: Kỳ diệu là nghĩ rằng nơi các pháp quá khứ, vị laihiện tại không có gì Như Lai không thấy, không nghe, không cảm thấy, và không biết. Không có một pháp nào mà ngài không tri kiến, không có sự hành xử của bất cứ chúng sinh nào mà ngài không biết. Ngài còn tri kiến ngay cả cách hành xử vị lai của các Bồ-tát nhiệt tâm vì giác ngộ, đầy ý muốn nhiệt tình, tận lực tinh tấn. Nhưng trong những người con trai và con gái của gia đình thiện lương trong vị lai sẽ tham học bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, đã tận lực nhân danh sáu ba-la-mật này và phúc lợi của tất cả chúng sinh, tìm kiếmgắng sức đạt bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, vài người sẽ không đạt được nó trong khi những người kia sẽ đạt được nó mà không gắng sức. Đó, Ôi Thế Tôn, là vì lý do gì?

     Thế Tôn: Đúng thế, Xá-lợi-phất. Không có gì trong các pháp quá khứ, vị lai hay hiện tạiNhư Lai không thấy, nghe và cảm thấy, hay không biết. Đúng hơn nữa là lúc ấy trong thời kỳ đó, vài vị Bồ-tát săn lùng và [230] tìm kiếm bát-nhã ba-la-mật này sẽ không được nó. Những Bồ-tát khác sẽ được nó mà không săn lùng hay tìm kiếm nó. Họ sẽ là những Bồ-tát trong quá khứ đã kiên trì săn lùng và tìm kiếm bát-nhã ba-la-mật này. Do sự thúc giục của thiện căn này trước kia mà họ sẽ được bát-nhã ba-la-mật này, bất chấp sự kiện bây giờ họ không săn lùng và tìm kiếm. Và các Kinh cũng khác với Kinh này, chỉ đón chào bát-nhã ba-la-mật này vì phù hợp, sẽ đến với họ. Vì đây là định luật, này Xá-lợi-phất, là nếu một Bồ-tát kiên trì săn lùng và tìm kiếm bát-nhã ba-la-mật này, ông ấy sẽ được nó sau một hay hai ba lần sinh, và những Kinh khác cũng kết hợp với bát-nhã ba-la-mật lúc ấy sẽ tự đến với ông ấy.

     Xá-lợi-phất: Chỉ những Kinh này kết hợp với sáu ba-la-mật đến với vị ấy, và không có những kinh khác?

     Thế Tôn: Cũng sẽ có những Kinh rất thâm sâu khác sẽ đến với với người con trai hay con gái này của gia đình thiện lương vì sự phù hợp riêng của chúng. Vì đây là một định luật, này Xá-lợi-phất, là nếu các Bồ-tát đưa những người khác lên đường đến giác ngộ viên mãn, giúp họ trong cuộc cầu tìm giác ngộ viên mãn, [231] giúp họ trở thành không thể phản kháng, và nếu chính họ cũng tu luyện trong đó, thì sau khi đi qua khỏi lần sinh hiện tại này, vì chuyện của họ, những Kinh rất thâm sâu này sẽ đến với họ, những Kinh kết hợp với sự không nhận biết cái căn bản, kết hợp với không, kết hợp với sáu ba-la-mật.

 

 

 

 

 

Chương XI

 

     NHỮNG VIỆC LÀM CỦA MA VƯƠNG

 

  1. NHỮNG VIỆC LÀM SAI KHÁC CỦA MA VƯƠNG

 

     Tu-bồ-đề: Thế Tôn đã công bố các đức hạnh của những người con trai và con gái của gia đình thiện lương. Còn có chướng ngại nào sẽ xuất hiện với họ không?

     Thế Tôn: Nhiều việc làm của Ma vương sẽ gây chướng ngại cho họ.

     Tu-bồ-đề: Chúng thuộc loại gì?

     Thế Tôn: Các Bồ-tát dạy bát-nhã ba-la-mật sẽ hiểu nó chỉ sau một thời gian lâu. Hay sau khi đã hiểu, lại liền bị quấy rầy. Hay họ sẽ viết ngáp, cười và chế giễu. Hay họ sẽ tham cứu nó với những ý nghĩ bị quấy rầy. Hay họ sẽ viết với tâm họ để ở chỗ khác. Hay họ sẽ không có được chánh niệm. Hay họ sẽ viết trong khi cười, ngạo nhau, hay trong khi chế giễu nhau, hay với đôi mắt phân tán. [233] Hoặc những gì họ viết sẽ bất hòa với nhau. “Chúng tôi không thể bám chân vững chắc trong nó, chúng tôi không có được hoan hỉ vì nó,” với những lời này họ sẽ từ chỗ ngồi đứng dậy, và bỏ đi. Tâm họ không có niềm tin tịch tĩnh, họ sẽ nghĩ ‘chúng tôi không có duyên tiền định với bát-nhã ba-la-mật này,’ họ sẽ từ chỗ ngồi đứng dậy, và bỏ đi. Hay bởi vì quyển sách này không nói tên chỗ họ sinh, không nhắc đến tên riêng hay bộ tộc của họ, của mẹ và cha họ, của gia đình họ, họ có thể quyết định không lắng nghe bát-nhã ba-la-mật, và bỏ đi. Và mỗi lần bỏ đi, hết lần này đến lần khác, họ sẽ phải nhận lấy sinh tử trong nhiều kiếp như họ đã sinh ra ý nghĩ, và trong những kiếp ấy họ sẽ tạo những nỗ lực mới. Vì lý do gì? Bởi vì những Bồ-tát từ chối lắng nghe bát-nhã ba-la-mật này không thể tiến đến các đạo pháp dù là thế gian hay siêu thế gian.

 

  1. BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

CÁC KINH THANH VĂN

     Thêm vào, những người thuộc thừa Bồ-tát có thể từ bỏ bát-nhã ba-la-mật này mà nó nuôi dưỡng tri kiến của nhất thiết trí, và quyết định tìm các Kinh không nuôi dưỡng nó. Hơn nữa, những người không tu luyện mình trong bát-nhã ba-la-mật này không muốn tu luyện trong các đạo pháp thế gian hay siêu thế gian, cũng không đi đến các pháp ấy. [234] Vì không tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật, họ không thể đi đến các đạo pháp thế gian hay siêu thế gian. Những người có trí thông minh giới hạn loại bỏ bát-nhã ba-la-mật, là gốc rễ của sự nhận biết các đạo pháp thế giansiêu thế gian, như thực, và thay vì quyết định tìm sự ủng hộ nơi những gì chỉ là cành nhánh. Như một con chó từ chối miếng đồ ăn được chủ cho, và thích ngoạm lấy một miệng đầy nước từ người đầy tớ hơn; cũng vậy, trong vị lai, một vài người thuộc thừa Bồ-tát sẽ từ chối bát-nhã ba-la-mật này, mà nó là gốc rễ của tri kiến nhất thiết trí, và quyết định tìm cái cốt lõi, sự gia tăng, cảnh giới Phật, trong thừa Thanh vănDuyên giác, mà nó thực sự tương ứng với cành, lá, và tàng cây. Nên hiểu đây cũng là do Ma vương làm. Vì những người có trí thông minh nhỏ bé sẽ không tri kiến được rằng bát-nhã ba-la-mật một mình nuôi dưỡng tri kiến của nhất thiết trí. Họ sẽ loại bỏ và từ chối bát-nhã ba-la-mật, và quyết định tham cứu những Kinh khác vì cao hơn nó, những Kinh chào đón hàng Thanh văn hay Duyên giác. Nên so sánh chúng với cành, lá, và tàng cây. Vì một Bồ-tát không nên tu luyện theo cùng cách mà những người thuộc thừa Thanh văn hay Duyên giác tu luyện. Rồi các Thanh vănDuyên giác tu luyện cách nào? Họ lập tâm rằng “chúng ta sẽ thuần thục một tự kỷ duy nhất, chúng ta sẽ bình an một tự kỷ duy nhất, chúng ta sẽ dẫn đến Niết-bàn một tự kỷ duy nhất.” Như thế họ quyết tâm luyện tập những pháp tu nhằm sinh ra những thiện căn để làm họ thuần thục, làm họ bình an, đưa họ đến Niết-bàn. Một Bồ-tát chắc chắn không nên tu luyện mình theo cách ấy. Trái lại, ông ấy nên tu luyện mình như vầy: [235] “Tự kỷ của tôi, tôi sẽ đặt nó nơi Chân như, và như thế tất cả thế gian có thể được nhờ, tôi sẽ đặt tất cả chúng sinh vào Chân như, và tôi sẽ đưa đến Niết-bàn toàn thể thế giới vô lượng chúng sinh.” Với chủ tâm đó, một Bồ-tát nên quyết tâm thực hành tất cả những pháp tu sinh ra tất cả các thiện căn. Nhưng ông ấy không nên khoa trương về chúng. Hãy tưởng tượng một người, không thể nhìn thấy con voi, cố gắng quyết định màu sắc và hình dạng của nó. Trong tối, người ấy sờ xem bàn chân con voi, và quyết định màu sắc và hình dạng con voi bằng cách suy luận từ bàn chân nó. Làm một việc như thế có thông minh không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, Thế Tôn!

     Thế Tôn: Cũng đúng như vậy với những người thuộc thừa Bồ-tát không hiểu bát-nhã ba-la-mật này và không tham hỏi về nó, nhưng trong khi ấy lại ham muốn giác ngộ viên mãn, từ chối nó, và thích tìm các Kinh đón chào hàng Thanh văn hay Duyên giác hơn. Và đây cũng là điều do Ma vương làm. Giống như người ham muốn châu ngọc không tìm chúng nơi đại dương, mà tìm nơi lỗ nước bùn trong dấu chân bò, và như thế kết quả làm đại dương ngang bằng với nước trong dấu chân bò. Người ấy có thông minh lắm không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, Thế Tôn!

     Thế Tôn: Điều tương tự cũng áp dụng cho những người thuộc thừa Bồ-tát, mặc dù họ đã có bát-nhã ba-la-mật này, tuy nhiên nếu họ tự dứt mình ra khỏi nó, [236] không nhảy vào hay thăm dò nó. Và những người thích các Kinh chào đón hàng Thanh văn hay Duyên giác hơn, qua biện hộ cho sự trú bất động không quan tâm, mà nó không giới thiệu thừa Bồ-tát, nhưng chỉ làm thuần, làm vơi bớt, Niết-bàn của một tự kỷ đơn độc. Quyết định có được cuộc sống ẩn cư, đạt các quả của đời sống phạm hạnh, từ quả Dự Lưu đến cảnh giới Duyên giác, nhập Niết-bàn sau khi người ta đã, trong chính đời này, giải thoát tâm, không còn bám vào nữa, khỏi những rỉ lậu, – có nghĩa là “kết hợp với hàng Thanh văn hay Duyên giác.” Các Bồ-tát không nên khởi tâm như thế. Vì khi họ đã lên đường trên xe đại thừa các Bồ-tát mặc chiếc áo giáp vĩ đại. Tâm họ không nên dấy lên đối với bất cứ sự không quan tâm nào. Vì họ là chân nhân, những vị lãnh đạo thế giới, những người nâng cao hạnh phúc thế gian. Vì thế họ nên liên tục và luôn luôn được huấn luyện trong sáu ba-la-mật. Nhưng những người đó thuộc thừa Bồ-tát, và những người, không biết và hiểu các Kinh kết hợp với sáu ba-la-mật, từ chối bát-nhã ba-la-mật này, và thích các Kinh chào đón hàng Thanh văn hay Duyên giác hơn, – thiện căn của họ chưa thuần thục, trí thông minh của họ có giới hạnnghèo nàn, quyết tâm của họ yếu. Họ giống như người thợ hồ, hay người thợ hồ mới tập sự, họ muốn xây một cung điện có tầm cỡ của cung điện Vaijayanta, và họ sẽ đo kích thức của nó theo cách đo chiếc xe mặt trời hay mặt trăng. [237] Một thủ tục tương tự được theo bởi những người từ chối bát-nhã ba-la-mật và cố tìm nhất thiết trí qua các Kinh kết hợp với hàng Thanh vănDuyên giác, những Kinh giới thiệu sự làm thuần, làm vơi bớt, và Niết-bàn không có gì hơn là chỉ một tự kỷ. Nếu họ tìm những Kinh như thế và tu luyện với ý định này, các Bồ-tát này có phải rất thông minh không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, Thế Tôn.

     Thế Tôn: Điều này cũng do Ma vương làm. Giả sử một người trước thấy Thiên đế, và quyết định theo các tướng của những gì người ấy thấy màu da, hình dáng, vẻ đẹp và sự trang nghiêm của vua ấy. Rồi người ấy cũng làm điều tương tự với vị tư lệnh của một thành trì. Nếu người ấy không thể phân biệt, nếu người ấy phải nói về vị tư lệnh của thành trì, “cũng giống y như Thiên đế về màu da, hình dáng, vẻ đẹp và sự trang nghiêm,” [238] Mặt khác, nếu người ấy xem Thiên đế ngang bằng với vị tư lệnh thành trì, thì đấy có phải là một việc làm thông minh không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, Thế Tôn!

     Thế Tôn: Điều như vậy cũng áp dụng với những người thuộc thừa Bồ-tát và trong vị lai họ sẽ từ chối bát-nhã ba-la-mật này, và tìm kiếm nhất thiết trí qua các kinh kết hợp với hàng Thanh văn hay Duyên giác. Đây cũng là việc do Ma vương làm cho họ. Trái lại, chắc chắn tôi không nói rằng Bồ-tát nên tìm kiếm nhất thiết trí qua các Kinh kết hợp với hàng Thanh văn hay Duyên giác. Bồ-tát chắc chắn không thể đi đến giác ngộ vô thượng trừ phi họ được huấn luyện những gì Như Lai đã tuyên bố trong bát-nhã ba-la-mật như là phương tiện thiện xảo của Bồ-tát. Về tri kiến đầy đủ của một Bồ-tát thì người ta không biết gì trong các Kinh khác. Vì thế lúc ấy, này Tu-bồ-đề, Như Lai thấy lợi thế này trong bát-nhã ba-la-mật, bằng nhiều phương pháp chỉ nó cho các Bồ-tát, thúc giục và giới thiệu nó, làm họ đầy nhiệt tâm vì nó, khiến họ hoan hỉ vì nó, trao phó cho nó, trong hy vọng rằng như thế vị Bồ-tát ấy có thể trở thành bất thối chuyển đối với giác ngộ viên mãn. Này Tu-bồ-đề, những Bồ-tát ấy tỏ ra rất thông minh, khi đã đạt và gặp được chiếc xe lớn, không thối chuyển, sẽ lại bỏ nó, bỏ đi, và thích một chiếc xe kém hơn?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, Thế Tôn! [239]

     Thế Tôn: Nếu một người đang đói lả từ chối thức ăn ngon thượng hạng, và thích ăn thức ăn ôi dở hạng kém, có phải y rất thông minh không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, Thế Tôn!

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề, trong vị lai một vài Bồ-tát sẽ từ chối bát-nhã ba-la-mật này, sẽ thích các Kinh kết hợp với hàng Thanh văn hay Duyên giác, và sẽ tìm kiếm nhất thiết trí qua các Kinh chào đón hàng Thanh văn hay Duyên giác. Có phải những Bồ-tát ấy rất thông minh không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, Thế Tôn!

     Thế Tôn: Đây cũng là điều do Ma vương làm cho họ. Một người có được một viên ngọc vô giá và xem nó ngang bằng với một viên ngọc có giá trị và phẩm chất thấp hơn, có phải người ấy là một người thông minh không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, Thế Tôn! [240]

     Thế Tôn: Cũng vậy, trong vị lai sẽ có vài người thuộc thừa Bồ-tát, mặc dù họ đã được viên ngọc bát-nhã ba-la-mật thâm sâusáng ngời này, tuy nhiên họ sẽ nghĩ rằng nên xem nó ngang bằng với thừa Thanh vănDuyên giác, và sẽ quyết định tìm kiếm nhất thiết tríphương tiện thiện xảo ở hàng Thanh văn hay Duyên giác. Có phải họ rất thông minh không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, Thế Tôn!

     Thế Tôn: Đây cũng là điều do Ma vương làm cho họ.

 

  1. NHỮNG VIỆC LÀM SAI KHÁC CỦA MA VƯƠNG

 

     Hơn nữa, Tu-bồ-đề, khi bát-nhã ba-la-mật này được dạy, chứng minh, học, tụng, niệm, hay chỉ viết xuống, nhiều tia chớp nội kiến sẽ đến làm ngơ ngác nhiều người, và chúng sẽ làm tâm bối rối. Đây cũng là điều do Ma vương làm cho các Bồ-tát này.

     Tu-bồ-đề: Có thể nào viết bát-nhã ba-la-mật xuống không?

     Thế Tôn: Không, Tu-bồ-đề. Cũng là hành vi của Ma vương nếu sau khi đã viết bát-nhã ba-la-mật xuống, người ta nghĩ rằng đã viết bát-nhã ba-la-mật xuống hay chưa viết bát-nhã ba-la-mật, hay nếu người ta chấp vào bát-nhã ba-la-mật hoặc ở văn tự, hoặc một cái gì đó không ở văn tự. – Hơn nữa, Tu-bồ-đề, trong khi họ viết bát-nhã ba-la-mật xuống, tâm họ để ý tất cả mọi thứ: nơi chốn, làng mạc, thị trấn, thành phố, các vùng thôn quê, quốc gia, đế đô, vườn lạc thú, thầy giáo, [241] chuyện kể, bọn cướp, chỗ tắm, đường phố, kiệu cáng, những dịp hạnh phúc, những dịp sợ hãi, đàn bà, đàn ông, những người trung tính, những tình thế không thích hợp, mẹ cha, anh em chị em, bạn bè, thân nhân, bà con bên mẹ, vợ chính, con trai và con gái, nhà cửa, đồ ăn thức uống, quần áo, giường nằm, chỗ ngồi, cách sống, phận sự, cơ hội tham lam, ghét và mê hoặc, đúng lúc, lúc may mắn, về ca hát, âm nhạc, khiêu vũ, thơ, kịch, luận văn, kinh doanh, chuyện khôi hài, những màn trình diễn âm nhạc, những phiền muộn, phiền não, và bản thân họ. Những hành vi này và những hành động chú ý khác Ác Ma, sẽ sắp xếp khi bát-nhã ba-la-mật được dạy, nghiên cứu, hay chỉ viết xuống và như thế y sẽ gây chướng ngại và làm bối rối suy nghĩ cho các Bồ-tát. Một bồ-tát nên nhận ra đây là việc làm của Ma vương và tránh nó. [242] Thêm vào, những ý nghĩ của ông ấy cũng có thể là về vua chúa, hoàng tử, voi, ngựa, xe và các đội quân. Đó cũng là điều do Ma vương làm cho ông ấy. Thêm vào, những ý nghĩ của ông ấy có thể là về lửa, cám dỗ, tiền, bắp và chỗ có nhiều người tụ họp. Đây cũng là điều do Ma vương làm cho ông ấy. Hơn nữa, những khó khăn sẽ lại phát sinh về được, vinh dự, y áo, bát chứa đồ bố thí, chỗ ở, thuốc men dùng chữa bệnh, hay thay vào là những ý nghĩ hứng thú về được, vinh dựdanh tiếng có thể dày vò vị Bồ-tát dạy, giải thích, hay chỉ viết bát-nhã ba-la-mật này. Đây cũng là điều do Ma vương làm cho họ. Họ nên nhận ra và tránh những hành vi này của Ma vương. Hơn nữa, Ác Ma, sẽ đến chỗ các Bồ-tát dạy, v.v…, bát-nhã ba-la-mật này, và sẽ mang theo các Kinh rất thâm sâu kết hợp với hàng Thanh vănDuyên giác. Y sẽ khuyên họ nên “tu luyện theo đây, viết, xiển dương, và niệm cái này, vì nhất thiết trí sẽ được tạo ra từ nó.” [243] Nhưng một Bồ-tát thiện xảo trong phương tiện không nên mong mỏi những Kinh đó. Vì mặc dù chúng dạy Không, Vô Tướng, và Vô Nguyện, tuy nhiên chúng không thông báo sự thiện xảo trong phương tiện của các Bồ-tát. Một Bồ-tát chưa có trí phân biệt cao hơn của tri kiến về phương tiện thiện xảo từ chối bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, và thay bằng tìm kiếm phương tiện thiện xảo trong các Kinh kết hợp với hàng Thanh vănDuyên giác. Nên biết đây cũng là việc làm của Ma vương cho một Bồ-tát. 

 

  1. NGUỒN GỐC BẤT HÒA GIỮA THẦY VÀ TRÒ

 

     Rồi lại có những hành vi của Ma vương phá hỏng cơ hội hợp tác giữa thầy và trò. Trước hết, có thể là trò nhiệt tình, và ham học bát-nhã ba-la-mật, nhưng thầy biếng nhác và không muốn chứng minh pháp. Hay, thầy có thể không mệt mỏi và muốn cống hiến bát-nhã ba-la-mật, trong khi trò mệt mỏi hay quá bận rộn. Thứ nhì, có thể là trò nhiệt tình, và ham học bát-nhã ba-la-mật, ghi nhớ nó trong tâm, thuyết giảng, nghiên cứu, truyền bá, hay chỉ viết nó, có thể trò lanh lợi, thông minh, và có trí nhớ tốt; nhưng thầy có thể đi vào một lãnh vực khác, hay ông ta có thể không quen với những điểm chính, không quen với các chi tiết, không có tri kiến cao hơn. [244] Hay, thầy có thể không mệt mỏi, sở hữu tri kiến cao hơn, muốn cho và thuyết giảng bát-nhã ba-la-mật này; nhưng trò bắt đầu đi đến một lãnh vực khác, hoặc không quen với những điểm chính, không quen với các chi tiết, không có tri kiến cao hơn. Hơn nữa, thầy có thể là người bám vào sức nặng của những vật thể gợi ham muốn, để có được, vinh dự, và y áo, trong khi trò là người có ít ước muốn, dễ bằng lòng, và hoàn toàn không bám lấy. Hay có thể ông ta là người không muốn cho đi bất cứ vật gì có giá trị. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự không hòa hợp, khi nó là vấn đề tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật hay sao chép nó. Mặt khác, trò có thể đầy tín ngưỡng, ham nghe bát-nhã ba-la-mật này và hiểu nghĩa của nó, phóng khoángrộng lượng; nhưng thầy không tín ngưỡng, quá dễ thỏa mãn, và không muốn dạy. Hay, trò có thể đầy tín ngưỡng, ham nghe và hiểu nghĩa; nhưng có thể thầy, bởi vì một vài chướng ngại cản trở lối vào pháp của ông ta, không có những Kinh này thuộc quyền sử dụng của ông ta, và không thể thăm dò chúng; trò hiển nhiên không tiếp xúc với vị thầy không có được chúng. [245] Hay nữa, thầy có thể muốn dạy, khi trò không nhiệt tình nghe. Hơn nữa, có thể là trò không muốn nghe bởi vì anh ta trĩu nặng lười nhác, trĩu nặng mệt nhọc thân thể, nhưng thầy muốn dạy; trái lại, dù trò muốn nghe, thầy có thể không muốn dạy bởi vì ông ta trĩu nặng lười nhác hay mệt mỏi thân thể. Sự không hòa hợp này cũng sẽ khiến cho việc viết, thuyết giảng, và nghiên cứu khó khăn.  

 

  1. SỰ LẠC HƯỚNG CỦA MỤC TIÊU

 

     Hơn nữa, khi viết, hay dạy bát-nhã ba-la-mật, hay tu luyện trong nó, có người sẽ đến và khinh chê sự sống ở địa ngục, ở thế giới súc sinh, ở Ngạ quỉ và A-tu-la, nói “rất xấu là tất cả những hình thức sống này, rất xấu là tất cả các vật hữu vi; hãy chấm dứt cái xấu này, và để chúng tái sinh cho số phận của chúng.” Đây cũng là việc làm của Ma vương. [246] Lại nữa, có người có thể đến và ca ngợi đời sống chư thiên: “Rất hạnh phúcchư thiên, rất hạnh phúcđời sống ở các cõi trời. Vì thế người ta nên chăm sóc nhục cảm trong dục giới, nhập vào các định đã được biết rõ trong sắc giới, và nhập vào những chứng đắc đã được biết rõ trong vô sắc giới.” Tuy nhiên, toàn bộ điều này được bát-nhã xem chỉ là tái sinh trong đau khổ. Bởi vì đức Thế Tôn đã nói: “Tôi không tán thán bất cứ loại tái sinh nơi hữu nào, bởi vì nó không kéo dài lâu hơn một cái búng ngón tay. Vì mọi sự vật hữu vi đều vô thường. Bất cứ sự vật nào có thể gây khổ đều là xấu. Tất cả [những gì] ở trong ba giới đều là rỗng rỗng. Tất cả các pháp đều không có ngã. Khi người trí tuệ hiểu rằng toàn bộ đây như vậy là không vĩnh viễn, vô thường, xấu, phải chịu hủy hoại, rồi chỉ ở đây họ nên đạt các quả của đời sống phạm hạnh, từ quả Nhập lưu đến A-la-hán. Hãy để họ ý thức hơn nữa về sự gặp gỡ với những chứng đắc đó, mà thực ra là những thất bại, và nhiều đau khổ.” Tuy nhiên, đối với một vài Bồ-tát đây sẽ là cái nguồn lo âu [bởi vì họ sẽ cảm thấy chán nản vì sự cầu tìm giác ngộ viên mãn bởi sự ham muốn tái sinhcõi trời]. Đây cũng là Ma vương làm cho họ.

 

  1. THÊM BẤT HÒA GIỮA THẦY VÀ TRÒ

 

     Hơn nữa, thầy có thể là một tỳ-kheo thích cô tịch trong khi trò thích đời sống cộng đồng hơn. Ông ta sẽ bảo họ rằng ông ta sẽ cho những người nào đến chỗ ông ta bát-nhã ba-la-mật này, mà không cho người nào không đến. Với ham muốn và nhiệt tình vì pháp mà họ đánh giá, họ đến chỗ thầy, và ông ta vẫn không cho họ cơ hội nào để học bất cứ điều gì. Ông ta là người hăng hái vì những mảnh mún không có giá trị của những vật gợi ham muốn, mà họ không muốn cho ông ta bất cứ vật gì ông ta đánh giá. [247] Đi đến chỗ nào ông ta cũng thiếu thức ăn, phiền phức vây quanh, và sinh mạng của ông ta ở trong nguy hiểm. Và học trò của ông ta sẽ nghe những người khác nói rằng chỗ đó thiếu thực phẩm, đầy phiền não và nguy hiểm đến tánh mạng. Và ông thầy đó sẽ nói với những người con trai và con gái ấy của gia đình thiện lương: “Đây là chỗ thiếu thức ăn. Dĩ nhiên, này các nam tử của gia đình thiện lương, các người có thể đến đây nếu các người muốn. Nhưng tôi sợ rằng các người sẽ hối tiếc vì đã đến.” Đây là một mưu kế tinh vi mà ông ta dùng để từ chối họ. Trong chán ghét, họ sẽ giải thích những lời ấy như là dấu hiệu từ chối, không phải là dấu hiệu muốn cho. Tin chắc rằng ông ta không muốn cho, họ sẽ không đến chỗ ông ta. Hơn nữa, thầy có thể đã lên đường đến một nơi nguy hiểm vì có độc, dã thú săn mồi, ma quỉ. Và ông ta sẽ đi từ chỗ đó đến nơi hoang vắng có thú săn mồi, rắn và cướp, có dấu hiệu hạn hán và nạn đói. Với những học trò tương lai, ông ấy nói: “Các anh ý thức, tôi giả sử, rằng ở địa điểm này chúng ta đã ra đi vì có nhiều nguy hiểm, độc, dã thú săn mồi, ma ăn thịt sống, rắn và cướp tụ thành đám đông, không có thực phẩm cũng không có nước. Như vậy các anh sẽ trải qua rất nhiều đau khổ.” Như thế ông ta từ chối họ bằng một mưu kế tinh vi. Chán ghét, họ sẽ không đến với ông ta, và quay lại bỏ đi. [248] Cuối cùng, thầy có thể là một trong những tỳ-kheo bám vào sức nặng trong mối liên hệ của họ với các gia đình thân hữu nuôi dưỡng họ. Toàn bộ thời gian đi thăm họ, ông ta luôn rất bận rộn theo cách đó, và từ chối những học trò tương lai đó vì lý do “trước hết, có người tôi phải đi thăm.” Đây cũng sẽ là nguồn gốc bất hòa khi viết và nghiên cứu bát-nhã ba-la-mật này. Đây cũng là việc làm của Ma vương. Bằng những cách như thế, Ma vương sẽ tự cựa quậy để ngăn người ta học, tham cứu, dạy, và viết bát-nhã ba-la-mật này. Vì thế, Tu-bồ-đề, tất cả những yếu tố ngăn sự hợp tác giữa thầy và trò nên nhận biếthành vi của Ma vương, và nên cố gắng tránh chúng.

 

  1. MA VƯƠNG KHUYÊN TỪ BỎ

BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Tu-bồ-đề: Thế thì, Ôi Thế Tôn, lý do Ma vương tạo nhiều nỗ lực lớn và tự xoay trở, bằng mưu kế này hay mưu kế khác, để ngăn trở người ta học và tham cứu bát-nhã ba-la-mật này là gì? [249]

     Thế Tôn: Bát-nhã ba-la-mật là cái nguồn của nhất thiết trí của chư Phật, chư Thế Tôn. Và đến phiên nó là cái nguồn đạo của chư Như Lai, dẫn độ vô lượngvô số chúng sinh đến chỗ bỏ đi các ô nhiễm. Nhưng với những người đã bỏ ô nhiễm, Ma vương không thể có được lối vào, khiến y buồn rầu và xuống tinh thần, và mũi nhọn sầu muộn làm y tức giận. Vì thế, khi có người viết và tham cứu bát-nhã ba-la-mật này, y biến nỗi khổ tâm to lớn của mình thành đại nỗ lực và tự cựa quậy, bằng mưu kế này hay mưu kế khác, ngăn cản sự học bát-nhã ba-la-mậy này. Hơn nữa, Ác Ma, sẽ đến trong lớp ngụy trang Sa-môn, và gây phân tranh. Để khuyên những người con trai của gia đình thiện lương gần đây đã lên đường trên chiếc xe đại thừa từ bỏ, y sẽ nói: “Các Ngài lắng nghe đó chẳng phải là bát-nhã ba-la-mật. Như nó đã được truyền xuống trong các Kinh của tôi, như nó bao gồm trong các Kinh của tôi, đó là bát-nhã ba-la-mật.” Như thế y sẽ gieo nghi ngờ trong tâm của các Bồ-tát gần đây mới lên đường trên chiếc xe ấy, những người mà trí thông minh nhỏ bé, biếng nhácgiới hạn, những người mù và những người mà sự giác ngộ vị lai chưa được thọ ký. Bị nghi ngờ nắm giữ, họ sẽ không học, tham cứu hay viết bát-nhã ba-la-mật này. [250] Đây cũng là Ma vương làm cho họ. Hơn nữa, Ma vương có thể đến trong lớp cải trang một vị Phật, với những tỳ-kheo do huyễn thuật biến ra quanh y, và chủ trương rằng một Bồ-tát theo đuổi trong các pháp thâm sâu là người nhận ra biên tế của thực tại, người trở thành một Thanh văn, không phải một Bồ-tát, như Bồ-tát này. Đây cũng là một trong những việc làm của Ma vương. Này Tu-bồ-đề, khi có người viết và tham cứu bát-nhã ba-la-mật này, Ác Ma tạo ra những hành vi này mà tôi đã nói đến và cũng như nhiều hành vi khác nữa. Tất cả những cái đó Bồ-tát nên nhận ra, và tránh đi, không đào luyện chúng. Bồ-tát ấy nên đáp lại chúng bằng tinh tấn, chánh niệm và tự hữu.

 

  1. SỰ ĐỐI LẬP GIỮA MA VƯƠNG VÀ PHẬT

 

     Tu-bồ-đề: Đúng vậy, Ôi Thế Tôn. Bất cứ cái gì rất quí báu đều kêu gọi chiến sự. Bởi vì nó rất thượng đẳng, khó đạt được, và có giá trị lớn. Vì thế người ta nên mong rằng, như một định luật, nhiều chướng ngại sẽ xuất hiệnbát-nhã ba-la-mật này. Khi quá sợ những chướng ngại này, có người trở nên lười biếng, nên biết rằng những người quyết định không học, tham cứu và viết bát-nhã ba-la-mật này là những người bị Ma vương vây hãm, nhưng gần đây đã lên đường trên chiếc xe ấy, trí thông minh của họ nhỏ bé, trì độn, có giới hạnđiên đảo, [251] và tâm họ từ chối vận hành trong các pháp rất cao diệu này.

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Và trong khi đúng là những hành vi này của Ma vương sắp xuất hiện, rất nhiều tác nhân đến lượt sẽ xuất hiện chống lại những sai lầm của Ma vương. Những người quyết định học, tham cứu và viết bát-nhã ba-la-mật này được thần lực của Phật, lực hộ trìân huệ của ngài ảnh hưởng. [252] Vì trong khi Ác Ma, sẽ tạo những nỗ lực to lớn để gây chướng ngại, thì Như Lai đến lượt sẽ gửi đến sự trợ giúp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XII

 

     CHỈ RA THẾ GIỚI

 

  1. BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT, MẸ CỦA CHƯ PHẬT

 

     Thế Tôn: Như người mẹ có nhiều đứa con, – năm, hay mười, hay hai mươi, hay ba mươi, hay năm mươi, hay một trăm, hay một ngàn. Nếu bà ấy cảm thấy bệnh, tất cả các con tự tận sức ngăn mẹ khỏi chết, giữ bà sống lâu như có thể, giữ cho thân bà không đau và không khó chịu. Bởi vì họ ý thức rằng đối với bà họ nợ bà sự hiện hữu của họ, rằng bà đã mang họ đến thế giới này trong sự đau đớn to lớn của bà, rằng bà đã dạy họ theo cách của thế gian. Vì thế họ chăm sóc tốt bà, cho bà mọi thứ có thể làm bà hạnh phúc, bảo vệ tốt cho bà, làm nhiều cho bà, và họ hy vọng rằng bà sẽ không bị đau – đến từ sự tiếp xúc với mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hay ý, hay đến từ hơi thở, mật đắng, đờm, hay sự mất trật tự của những chuyện khôi hài, hay từ côn trùng, muỗi chích, hay những con vật bò, từ người hay ma, từ bất cứ vật gì rơi lên người bà, hay xé tách bà ra, hay từ sự va chạm tai hại. [254] Bằng cách này những người con đó tôn vinh mẹ họ bằng cách cho bà tất cả những gì có thể làm bà hạnh phúc, làm nhiều cho bà, ấp ủ và bảo vệ bà, bởi vì họ ý thức rằng bà là người mẹ, người sinh ra họ, rằng bà đã mang họ vào thế giới này trong sự đau đớn to lớn, rằng bà giáo huấn họ theo cách của thế gian. Cũng bằng cách này, các Như Lai đem bát-nhã ba-la-mật này đến tâm, và qua thần lực, lực hộ trìân huệ của các ngài mà những người viết, học, nghiên cứu, truyền bá và niệm nó. Và các Như Lai ngay bây giờ cũng trú ở các thiên thế giới,  – vì sự vui sướnghạnh phúc của nhiều người, vì thương xót họ, vì sự vui sướnghạnh phúc của một số người rất đông, vì thương xót chư thiên, người, và tất cả chúng sinh – các ngài cũng đem bát-nhã ba-la-mật này đến tâm, và các ngài cũng tỏ ra nhiệt tâm, như thế bát-nhã ba-la-mật này có thể dài lâu, như thế nó không thể bị hủy diệt, như thế Ma vương và nhóm của y không thể ngăn được người ta dạy, viết và thực hành bát-nhã ba-la-mật này. Các Như Lai rất thích bát-nhã ba-ba-la-mật này, các ngài ấp ủ và bảo vệ nó rất nhiều. Vì bát-nhã ba-la-mạt là người mẹ, người sinh ra các ngài, bát-nhã ba-la-mật dạy các ngài nhiều cách về thế gian. Các Như Lai đến từ bát-nhã ba-la-mật. Vì bát-nhã ba-la-mật đã sinh và đã chỉ ra tri kiến  nhất thiết trí, bát-nhã ba-la-mật đã chỉ ra cho các ngài thế giới thực sự là gì. [255] Nhất thiết trí của chư Như Lai đến từ bát-nhã ba-la-mật. Tất cả các Như Lai, quá khứ, vị lai, và hiện tại đạt được giác ngộ viên mãn nhờ chính bát-nhã ba-la-mạt này. Theo nghĩa này, bát-nhã ba-la-mật sinh các Như Lai và dạy các ngài trong thế giới này.

 

  1. NHƯ LAI BIẾT THẾ GIỚI BẰNG CÁCH NÀO

 

     Tu-bồ-đề: Bát-nhã ba-la-mật dạy các Như Lai như thế nào trong thế giới này, và cái mà chư Như Lai gọi là ‘thế giới’ là gì? [256]  

     Thế Tôn: Năm uẩn được Như Lai tuyên bố là ‘thế giới’[34]. Năm gì? Sắc, thọ, tưởng, hành, và thức.

     Tu-bồ-đề: Năm uẩn được bát-nhã ba-la-mật chỉ ra như thế nào, hay cái được nó chỉ ra là gì?

     Thế Tôn: Bát-nhã ba-la-mật của chư Như Lai chỉ ra năm uẩn như là thế giới, bởi vì chúng không vỡ vụn hay tan đi[35]. Vì năm uẩntánh không làm tự tánh, và vì không tự tánh, tánh không không thể vỡ vụn hay tan đi. Theo nghĩa này bát-nhã ba-la-mật dạy chư Như Lai trong thế giới này. Và vì không không vỡ vụn cũng không tan đi, như thế Vô tướng, Vô nguyện, Vô quả, Vô sinh, Vô hữu, và Pháp giới cũng vậy.

 

  1. NHƯ LAI BIẾT TÂM CỦA

CHÚNG SINH BẰNG CÁCH NÀO [36]

     Hơn nữa, Tu-bồ-đề, nhờ bát-nhã ba-la-mật này Như Lai tuệ tri

vô lượng vô số chúng sinh như thực. Và qua sự vắng mặt của tự tánh nơi chúng sinh. [257] Như Lai cũng tuệ tri ý nghĩ và hành động của vô lượng vô số chúng sinh, vì chúng sinh không có sự hiện hữu thực sự [như những cá thể tách rời]. Hơn nữa Như Lai, nhờ bát-nhã ba-la-mật, tuệ tri chúng thực sự là những ý nghĩ tập hợp của vô số chúng sinh là ‘những ý nghĩ tập hợp.’ Và làm sao Như Lai biết được?  Như Lai tuệ kiến sự tập hợp đó tương đương với sự tịch diệt [của những ý nghĩ cá thể, nói theo cách thực nghiệm, đã ngừng hiện hữu, đang nhập vào tuyệt đối]. Và sự tịch diệt đó [nếu chúng ta xét chân thực tại của nó], chỉ là phi tịch diệt. Hơn nữa, Như Lai tuệ tri những ý nghĩ phân tán của chúng sinh như thực. Vì Như Lai tuệ tri rằng ý nghĩ bị phân tán [bởi sự vật của thế giới bên ngoài bởi vì không chú ý] Pháp giới. Mặt khác, ngài biết rằng những ý nghĩ đó, như chúng thực sự có trong thực tướng tối hậu, thì không có tướng, không tịch diệt [từ giây phút này đến giây phút khác], rằng sự tương tục của chúng không bị làm gián đoạn, và thực sự chúng không bị phân tán [bởi vì thực tế, chúng không thể bị hướng dẫn đến những vật bên ngoài]. [258] Như Lai biết tâm vô cùngvô tận của chúng sinh. Vì Như Lai đại bi muốn một cái tâm mà với nó ngài tuệ tri như thực rằng “nên hiểu tâm phi tịch diệt vô lượng của chúng sinh giống như hư không phi tịch diệt vô lượng.” Và cái tâm ấy của Phật thì không bao giờ diệt, nó không bao giờ sinh, nó không có thời gian giữa sinh và diêt, nó không ủng hộ, nó vô cùng, vì không thể đo lường nó được, và nó vô tận, như chính Pháp giới. Như Lai biết tâm ô nhiễm của chúng sinh chúng vì cái gì. Vì ngài biết rằng tâm người thường thực sự không bị ô nhiễm bởi các lực ô nhiễm của những cái thấy điên đảo, mà chúng chỉ là những ý kiến sai lầm, thực sự không tìm được chỗ nào nơi họ. [259] Như Lai biết những ý nghĩ không bị ô nhiễm chúng thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng tâm ấy trong yếu tánh thì quang minh trong sáng. Như Lai biết những ý nghĩ giải đãi chúng thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng những ý nghĩ đó thực sự không thể đi vớ vẩn ở bất cứ nơi an nghỉ nào. Như Lai biết những ý nghĩ hoạt động khẩn trương chúng thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng những ý nghĩ được tận dụng để được bình tĩnh, và chúng có thể không còn được tận dụng khi không gì còn lại có thể nắm bắt được. Như Lai biết [260] những ý nghĩ rỉ lậu chúng thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng những ý nghĩ đó không có tự tánh, chúng chỉ là biểu hiện giả của gì không phải chúng. Như Lai biết những ý nghĩ không rỉ lậu thực sự vì cái gì. Vì ngài biết rằng những ý nghĩ đó dẫn đến sự không hiện hữu [của rỉ lậu] và [khi sự tương tục hoàn toàn thanh tịnh], không có gì có thể khiến chúng hướng đến. Như Lai biết những ý nghĩ tham lam thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng tâm tham lam không phải là tâm như thực, và tâm như thực không phải là tâm tham lam. [261] Như Lai biết tâm không tham lam thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng cái tâm mà từ nó tham lam ra đi thì không phải là cái tâm tham lam, và chân tướng của cái tâm từ bỏ tham lam thì không phải là tâm tham lam, bởi vì nó xa lìa tham lam. Và vì Như Lai tuệ tri các tâm tham không tham, vì thế ngài biết, theo cùng cách, các tâm ghétkhông ghét, và mê hoặckhông mê hoặc. [263] Như Lai cũng biết những ý nghĩ hiếm ít của chúng sinh thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng những ý nghĩ đó không kết hợp với thế giới hiện tướng, chúng không bao gồm trong thế giới hiện tướng. Như Lai biết những ý nghĩ rộngphong phú thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng những ý nghĩ đó không thực sự tăng hay giảm, những ý nghĩ đó không ra đi, bởi vì chúng không thể làm thế [vì chúng cốt yếu đồng nhất với Pháp giới, và không có chỗ nào bên ngoài để đi]. Như Lai biết những ý nghĩ chưa qua chúng thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng những ý nghĩ đó chưa đến, chúng không đi, và thực tướng của chúng cũng không bao gồm trong hiện tại. [264] Như Lai biết những ý nghĩ đã qua chúng thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng những ý nghĩ đó tất cả đều giống nhau trong Chân như tối hậu, thêm vào, trong tự tánh chúng hoàn toàn giống nhau [nghĩa là, chỉ là hư huyễn]. Như Lai biết những ý nghĩ trở nên không bị giới hạn chúng thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng những ý nghĩ đó trở nên không bị giới hạn bởi vì chúng đã ngừng nương tựa vào bất cứ cái gì. Như Lai biết những ý nghĩ có những thuộc tính có thể nhận thức được chúng thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng tất cả những ý nghĩ đó trông giống nhau vì trong tự tánh toàn bộ chúng là những ý nghĩ. [265] Như Lai biết những ý nghĩ không có những thuộc tính có thể nhận thức được chúng thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng ý nghĩ, vì tự nó không có tướng, và ly cách với đối tượng của chúng, thì không thể nhận thức được, và không đến trong tầm của ba, hay tất cả năm loại thị kiến. Như Lai biết những ý nghĩ phản ứng chúng thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng những ý nghĩ đó biểu hiện cái gì không thực sự có ở đó, rằng chúng rỗng không, không có trợ duyên khách quan. Như Lai biết những ý nghĩ không phản ứng chúng thực ra là vì cái gì. Vì ngài biết rằng những ý nghĩ đó là không phải hai, [266] và rốt ráo không có thực, chúng chỉ có vẻ như đến một thực tướng nào đó. Như Lai biết những ý nghĩ hạ đẳng chúng thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng trong chân như thực tướng của những ý nghĩ hạ đẳng không có tưởng tượng tự phụ. Như Lai biết những ý nghĩ tối thượng chúng thực sự là vì cái gì. Vì ngài biết rằng những ý nghĩ đó không bị cản trở, bởi vì ngay cả cái ý nghĩ nhỏ nhất cũng không được nhận biết. Như Lai biết những ý nghĩ không tập trung chúng thực ra là vì cái gì. [267] Vì ngài biết rằng những ý nghĩ đó giống nhau trong việc chúng chấp giữ những dị biệt [được qui hướng về sự biểu thị sai về một thế giới của những sự vật tách rời mà chúng bị phân tán, và] chúng không thành một tổng hợp; theo nghĩa đó chúng không tập trung. Như Lai Lai biết những ý nghĩ tập trung chúng thực ra là vì cái gì. Vì ngài biết rằng những ý nghĩ đó giống nhau trong pháp giới tự đồng nhất, và bằng cách không làm tất cả những phân tán, chúng thành tổng hợp, và theo nghĩa này chúng là những ý nghĩ tập trung, giống như hư không. Như Lai biết những ý nghĩ không giải thoát chúng thực ra là vì cái gì. Vì ngài biết rằng những ý nghĩ đó, trong tự tánh, bây giờ đã giải thoát, vì chúng không có tự tánh hiện hữu. [268] Như Lai biết những ý nghĩ giải thoát chúng thực ra là vì cái gì. Vì Như Lai không nhận biết bất cứ một ý nghĩ nào là quá khứ, là vị lai, hay là hiện tại, bởi vì ý nghĩ không thực sự ở đó. Như Lai biết những ý nghĩ không thể nhận thức được chúng thực ra là vì cái gì. Vì ngài biết rằng ý nghĩ đó, bởi vì nó không thực sự ở đó, người ta không thể nhận thức được nó; bởi vì nó không có thực tướng, nên không thể phân biệt được; bởi vì nó thiếu thực tướng hoàn toàn, nên không thể nắm bắt được, – bằng mắt tuệ, bằng mắt trời, còn ít hơn biết bao là bằng mắt thịt, vì nó không đến trong phạm vi của mắt nào trong những mắt đó. Hơn nữa, Như Lai tuệ tri, chúng thực ra là vì cái gì, những khuynh hướng của vô số chúng sinh nói những câu khẳng định hay phủ định sự vật. Vì ngài biết [269] rằng tất cả những ý kiến này phát sinh tùy thuộc vào sắc, và các uẩn khác. Làm sao ngài phân biệt được sự tùy thuộc vào các uẩn của những câu nói khẳng định và phủ định đó? Nếu chúng ta lấy những câu như – ‘Như Lai tiếp tục hiện hữu sau khi chết,’ ‘Như Lai không tiếp tục hiện hữu sau khi chết,’ ‘Như Lai tiếp tục và không tiếp tục hiện hữu sau khi chết,’ ‘Như Lai không tiếp tục cũng chẳng không tiếp tục hiện hữu sau khi chết’ – thì những câu nói đó chỉ ám chỉ các uẩn [và chúng không có căn bản nào trong thực tướng của Như Lai]. Điều đó cũng đúng với những câu nói tương tự, nghĩa là, khi người ta nói: ‘Thường hằng là ngã và thế giới, – chỉ cái đó là chân lý, mọi thứ khác đều là mê hoặc.’ Và như vậy nếu có người chủ trương rằng ngã và thế giới đều không thường hằng, vừa thường hằng vừa không thường hằng, không thường hằng cũng chẳng không thường hằng. [270] Hay tương tự, nếu có người chủ trương rằng ngã và thế giới hữu cùng, hay không phải hữu cùng, hay vừa hữu cùng vừa vô cùng, hay chẳng phải hữu cùng cũng chẳng phải không hữu cùng. Hay cuối cùng, nếu có người nói ‘cái mà nó là linh hồn, cái đó là thể xác,’ hay ‘một cái là linh hồn, một cái là thể xác,’ tất cả những câu nói này chỉ ám chỉ các uẩn. Nhờ bát-nhã ba-la-mậtNhư Lai biết những câu nói khẳng định và phủ định đó thực ra chúng vì cái gì. [271] Như Lai tri kiến rằng các uẩn đồng nhất với Chân như. Đó là tại sao Ngài biết, nhờ bát-nhã ba-la-mật, những câu nói khẳng định và phủ định thực sự là vì cái gì. Như vậy Như Lai khiến cho Chân như được biết qua Chân như của Như Lai, qua Chân như của các uẩn, qua Chân như của nhũng câu nói khẳng định và phủ định. Và chính Chân như đó của các uẩn, đó cũng là Chân như của thế giới. Vì Như Lai đã nói rằng “năm uẩn được kể như là ‘thế giới.’” Vì thế lúc ấy, Tu-bồ-đề, cái mà nó là Chân như của các uẩn, đó là Chân như của thế giới, đó là Chân như của tất cả các pháp; cái mà nó là Chân như của thế giới, đó là Chân như của tất cả các pháp; cái mà nó là Chân như của tất cả các pháp, đó là Chân như của Chân như của quả Nhập lưu, và như thế, cho đến: đó là Chân như của cảnh giới Duyên giác, đó là Chân như của Như Lai. Vì thế tất cả Chân như này, – Chân như của Như Lai, của năm uẩn, của tất cả các pháp, của tất cả các thánh Thanh vănDuyên giác – chỉ là một Chân như duy nhất, không có dấu vết sai khác nào của khẳng định và phủ định, là một, không khác, vô tận, không bị ảnh hưởng, không hai, không nguyên nhânbất nhị. [272] Đó là Chân nhưNhư Lai biết đầy đủ, nhờ bát-nhã ba-la-mật. Bát-nhã ba-la-mật dạy Như Lai trong thế giới này như vậy. Như Lai chỉ bày thế giới cho thế gian mê đắm này thực ra nó là vì cái gì là như vậy. Và như thế thị kiến về thế giới này xảy ra. Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của chư Như Lai, người đã sinh ra các Ngài là như vậy. Như Lai, sau khi giác ngộ Chân như, tri kiến Chân như của thế giới, Tính Bất hư của nó, Chân như bất biến của nó là như vậy. Và vì thế, chỉ vì Ngài đã giác ngộ Chân như[37] nên Như Lai được gọi là Như Lai[38].

     Tu-bồ-đề: Thâm sâu, Ôi Thế Tôn, là Chân như. Giác ngộ của chư Phật, chư Thế Tôn, sinh ra và hiển lộ qua nó. Ai khác có thể tin chắc nơi nó, trừ một Bồ-tát bất thối chuyển, hay một A-la-hán tâm ý đã hoàn thành, hay một người đã đạt được chánh kiến. Do đó những trạm dừng [stations] cực kỳ thâm sâu này được Như Lai miêu tả sau khi ngài đã chứng ngộ chúng.

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Vì Chân như này mà Như Lai biết đầy đủ, là vô tận, và Như Lai miêu tả nó là vô tận sau khi đã biết nó đầy đủ.

 

  1. CÁC TƯỚNG THÂM SÂU, VÀ

CHÚNG BỊ RÀNG BUỘC NHƯ THẾ NÀO

     Vì thế, do Thiên đế Thích-đề, dẫn đầu, các thiên cõi dục và cõi

 sắc, và hai vạn thiên của cõi Phạm-thiên đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ dưới chân ngài, đứng sang một bên, và nói: Các pháp thâm sâu đã được hiển bày, Ôi Thế Tôn, là những tướng cố định nơi chúng chăng? [273]

     Thế Tôn: Các tướng cố định nơi sự thật là chúng rỗng không, vô tướng, vô nguyện, không kết hợp với nhau, không sinh, không đoạn, không nhiễm, không tịnh, chúng không hiện hữu, Niết-bàn, pháp giới, và Chân như. Vì những tướng ấy không có gì ủng hộ. Chúng giống như hư không. Những tướng ấy không do Như Lai cố định, không thể tính chúng vào các uẩn, chúng không tùy thuộc vào các uẩn, chúng không do thần, rồng hay người cố định, và chúng không thể bị thế giới với các thần, người và a-tu-la làm cho rơi rớt. Vì thế giới này với các thần, người và a-tu-la cũng chỉ có tướng này. Không một bàn tay nào cố định những tướng đó. Nói rằng hư không này được một cái gì đó cố định nó có đúng không?

     Chư thiên: Dạ không, Ôi Thế Tôn, bởi vì nó vô vi.

     Thế Tôn: Đúng vậy, ôi chư thiên. Không tùy thuộc vào chư Như Lai có sinh hay không, [274] các tướng ấy đứng ra như vậy. Hợp với những gì đứng ra như thế Như Lai miêu tả thực tướng của chúng, sau khi Như Lai biết nó đầy đủ. Vì thế, Như Lai được gọi là ‘Như Lai.’

     Tu-bồ-đề: Thâm sâu, Ôi Thế Tôn, là những tướng này mà Như Lai đã biết đầy đủ. Nhưng bát-nhã ba-la-mật này là tri kiến không chấp trước của chư Như Lai. Vì cánh đồng tri kiến không chấp trước là bát-nhã ba-la-mật tầm mức của chư Như Lai

 

  1. THẾ GIỚI HIỂN BÀY NHƯ LÀ RỖNG KHÔNG

 

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Như vậy đó là bát-nhã ba-la-mật dạy chư Như Lai trong thế giới này. Mức độ mà chư Như Lai trú trong sự tùy thuộc thâm mật ở pháp này, bát-nhã ba-la-mật, đến mức độ đó là những pháp này, đứng kiên trì mãi, được Như Lai biết đầy đủ, qua sự không trụ một chỗ nào. Vì thế các ngài trú trong sự tùy thuộc gần gũi và thâm mật nơi Pháp ấy. Các ngài đối xử Pháp với sự kính trọng, tôn nghiêm, sùng bái và trang trọng, vì các ngài biết rằng yếu tánh này của các pháp chínhbát-nhã ba-la-mật. Vì nhất thiết trí của chư Như Lai sinh ra từ bát-nhã ba-la-mật này, và vì thế chư Như Lai biết ơncảm ơn bát-nhã ba-la-mật. Công bình có thể gọi các Như Lai là ‘biết ơn và cảm ơn’[39]. Trong biết ơncảm ơn, Như Lai [275] ưu ái và ấp ủ chiếc xe trên đó ngài đã đến và con đường mà ngài đã đạt được giác ngộ viên mãn. Người ta nên biết đó là sự biết ơncảm ơn của Như Lai. Thêm vào, Như Lai đã biết tất cả các pháp một cách đầy đủ là bất tạo[40], là không phải bất tạo, là không phải do kết hợp với nhau. Người ta cũng nên biết đây là sự biết ơncảm ơn của Như Lai. Vì cảm ơn bát-nhã ba-la-mậttuệ tri của Như Lai như thế đã tiến hành nơi tất cả các pháp. Đó là một nét khác của sự thậtbát-nhã ba-la-mật chỉ dạy chư Như Lai trong thế giới này. 

     Tu-bồ-đề: Nhưng làm sao bát-nhã ba-la-mật có thể chỉ dạy các Như Lai trong thế giới này nếu tất cả các pháp là không thể biết được và không thể nhận thức được?

     Thế Tôn: Tốt, này Tu-bồ-đề, là ông quyết định hỏi Như Lai về vấn đề này. Tất cả các pháp quả thật là không thể biết được và không thể cảm nhận được. Bởi vì chúng rỗng không, và không tựa vào bất cứ vật gì. Như thế là tất cả các pháp, nhờ bát-nhã ba-la-mật, mà các Như Lai biết được một cách đầy đủ. Vì một lý do khác, bát-nhã ba-la-mật cũng có thể được xem là người dạy các Như Lai trong thế giới này, nghĩa là, bởi vì không thấy có một uẩn nào. [276]

     Tu-bồ-đề: Làm sao có thể có được sự không thấy sắc, v.v…?

     Thế Tôn: Ở đâu ý thức phát sinh một hành động mà không có một uẩn nào trợ duyên khách quan, ở đó xảy ra sự không thấy sắc, v.v…. Nhưng chỉ không thấy các uẩn này là thấy thế giới. Đó là cách Như Lai thấy thế giới. Như thế đó là bát-nhã ba-la-mật hành động như là người chỉ dạy các Như Lai trong thế gian này. Và làm sao bát-nhã ba-la-mật hiển bày thế giới nó vì cái gì? Bát-nhã ba-la-mật hiển bày thế giới là rỗng không, không thể nghĩ bàn, tĩnh lặng. Vì tự tịnh, bát-nhã ba-la-mật hiển bày thế giới, làm cho thế giới được biết đến, nó chỉ ra thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XIII

 

          KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN

 

  1. NĂM ĐỨC TÍNH CỦA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Tu-bồ-đề: Thâm sâu, Ôi Thế Tôn, là bát-nhã ba-la-mật. Chắc là một tác nhân vĩ đại đã dựng lập bát-nhã ba-la-mật như một tác nhân không thể nghĩ bàn, không thể so sánh, không thể đo lường, không thể tính toán, như một tác nhân bình đẳng những cái không bình đẳng.

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Và vì sao nó là tác nhân không thể nghĩ bàn? Bởi vì không thể nghĩ bàn là cảnh giới Như Lai, cảnh giới Phật, Tự-hữu, và cảnh giới nhất thiết trí. Và về những điều này người ta không thể phản chiếu bằng một ý nghĩ, bởi vì chúng không thể nào là đối tượng của ý nghĩ, hay của ý chí, hay của bất cứ một pháp nào kiến tạo ý nghĩ. Và vì sao nó là tác nhân không thể so sánh? Bởi vì người ta không thể phản chiếu cảnh giới Như Lai, v.v…, cũng không thể so sánh nó. Và vì sao nó không thể đo lường? [278] Bởi vì cảnh giới Như Lai, v.v…, thì không thể đo lường. Và vì sao nó không thể tính toán? Bởi vì cảnh giới Như Lai, v.v…, thì không thể tính toán. Và vì sao nó là tác nhân bình đẳng những cái không bình đẳng? Bởi vì không cái gì có thể bằng với Như Lai, với Bậc Giác Ngộ viên mãn, với Tự-hữu, với Nhất-thiết-trí, cái gì có thể cao hơn Như Lai thì còn ít hơn biết bao?

     Tu-bồ-đề: Năm đức tính này chỉ áp dụng với cảnh giới Như Lai, v.v…, hay cũng áp dụng cho các uẩn và cho tất cả các pháp?

     Thế Tôn: Chúng cũng áp dụng cho mấy cái kia. Các uẩn, và tất cả các pháp cũng không thể nghĩ bàn. Vì với yếu tánh thực của sắc, v.v…, không có ý nghĩ, cũng không ý chí, cũng không có bất cứ pháp nào kiến tạo ý nghĩ, cũng không có bất cứ sự so sánh nào. Vì lý do đó các uẩn và tất cả các pháp [279] cũng không thể nghĩ bàn và không thể so sánh. Chúng cũng không thể đo lường, bởi vì người ta không thể tư duy về sự đo lường sắc, v.v…, vì cách đo lường đó không hiện hữu, vì thế tất cả các pháp vô cùng. Chúng cũng không thể tính toán được, bởi vì chúng vượt lên trên tất cả các khả năng tính toán. Chúng cũng bình đẳng với những cái không bình đẳng, bởi vì tất cả các pháp giống như hư không. Này Tu-bồ-đề, ý ông thế nào, ở đó có sự giống nhau nào hiện hữu liên quan với hư không, hay đo đếm, hay so sánh, hay ý nghĩ, hay một pháp kiến tạo ý nghĩ không?  

     Tu-bồ-đề: Dạ không, Thế Tôn. [280]

     Thế Tôn: Cũng vậy, tất cả các pháp đều không thể nghĩ bàn, không thể so sánh, không thể đo lường, bình đẳng với những cái không bình đẳng. Vì chúng là pháp Như Lai. Nhưng các pháp Như Lai đó thì không thể nghĩ bàn bởi vì tất cả ý nghĩ đã đoạn, và không thể so sánh bởi vì chúng đã hoàn toàn vượt lên trên toàn bộ sự so sánh. Bằng các chữ ‘không thể nghĩ bàn’ và ‘không thể so sánh’ là để chỉ tất cả các đối tượng thuộc ý thức. Và với ‘không thể đo lường’, ‘không thể tính toán’ và ‘bình đắng với những cái không bình đẳng’, cũng vậy. Bởi vì tất cả sự đo lường, tính toán, giống nhau đã đoạn là các pháp Như Lai không thể đo lường, không thể tính toán, bình đẳng với những cái không bình đẳng. Chúng không thể đo lường, không thể tính toán, bình đẳng với những cái không bình đẳng bởi vì tính không thể đo lường và tính không thể tính toán của chúng thì giống như hư không. Các pháp này không thể so sánh cùng nghĩa với hư không không thể so sánh. Các pháp này chắc chắn không thể đặt cạnh nhau, đó là lý do chúng không thể so sánh. Các pháp này không thể nghĩ bàn, không thể so sánh, không thể đo lường, không thể tính toán, bình đẳng với những cái không bình đẳng đồng nghĩa với hư không có những thuộc tính này.

 

  1. SỰ TÁI SINH TINH THẦN

KẾT QUẢ TỪ TRI KIẾN NÀY

 

     Khi nghe dạy giáo pháp về tính không thể nghĩ bàn này, v.v…, tâm của năm trăm tỳ-kheo được giải thoát, không còn bám vào các lậu nữa, và tâm của hai ngàn tỳ-kheo ni cũng vậy. Sáu ngàn nam cư sĩ và ba ngàn nữ cư sĩ được con mắt pháp thanh tịnh, điềm tĩnh, không cấu uế. Hai vạn Bồ-tát đạt hạnh nhẫn nhục chấp nhận các pháp vô sinh. Và Thế Tôn đã thọ ký rằng họ sẽ đạt giác ngộ trong chính Hiền kiếp[41] này. Và về các nam cư sĩnữ cư sĩ, với con mắt pháp thanh tịnh, họ cũng đã được Thế Tôn thọ ký, và họ cũng sẽ được giải thoát, không còn chấp các rỉ lậu nữa. [281]

 

  1. KHÔNG GÌ ĐỂ CHẤP GIỮ

 

     Tu-bồ-đề: Thâm sâu, Ôi Thế Tôn, là bát-nhã ba-la-mật. Chắc chắn vì một đại tác nhân mà nó được dựng lập.

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Vì nhất thiết trí đã được trao phó cho nó, và vì thế nó có được hàng Thanh văn và hàng Duyên giác. Một vị vua có xức dầu thánh, một Sát-đế-lỵ[42], cảm thấy dũng mạnh và an ninh trong vương quốc của mình, trao phó toàn bộ công việc triều chánh, thành phố và vương quốc của mình cho quan thượng thư, và chính nhà vua chỉ có một ít quan tâm, và gánh nặng của mình nhẹ đi. Cũng vậy, bất cứ pháp nào của các Phật, các Duyên giác, hay các Thanh văn có thể có, tất cả đều được trao phó cho bát-nhã ba-la-mật. Ấy là bát-nhã ba-la-mật nơi chúng làm việc ấy. Theo cách này thì bát-nhã ba-la-mật đã được dựng lập vì một đại tác nhân, nghĩa là, như thế người ta không nên bám vào sắc, v.v…, cũng không trụ nơi nó. Và về các uẩn, cũng như các quả của đời sống phạm hạnh, từ quả Dự lưu đến cảnh giới nhất thiết trí, cũng vậy.

Tu-bồ-đề: Bát-nhã ba-la-mật đã được dựng lập bằng cách nào mà người ta không bám vào cảnh giới nhất thiết trí, cũng không trụ nơi

nó? [282]

Thế Tôn: Ông có xem quả vị A-la-hán như là một pháp có thực mà ông có thể chấp giữ hay trụ không?

Tu-bồ-đề: Dạ không, Thế Tôn!

Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Tôi cũng không xem cảnh giới Như Lai là có thực, và vì thế tôi không chấp giữ nó, không trụ nơi nó. Vì lý do đó nhất thiết trí cũng là cảnh giới trong đó người ta không chấp giữ vật gì cũng không trụ nơi vật gì.

Tu-bồ-đề: Các Bồ-tát chỉ mới lên đường trên xe, và thiện căn của họ còn nhỏ, phải ý thức rằng họ không run rẩy khi nghe giải thích này. Mặt khác, các Bồ-tát khi nghe bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, sẽ tin chắc nó nếu họ thích hợp với cảnh giới Phật, đã thực hiện các phận sự của họ dưới các bậc Chiến Thắng của quá khứ, và đã trồng thiện căn trong một thời gian dài.

Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề.

 

  1. PHẢN ỨNG CỦA CHƯ THIÊN

 

     Nhân đó, chư thiên ở cõi dục và cõi sắc nói với Thế Tôn: Thâm sâu, Ôi Thế Tôn, là bát-nhã ba-la-mật này, khó thấy, khó hiểu. [283] Những chúng sinh tin quyết vào bát-nhã ba-la-mật rất thâm sâu này phải thực hiện các bổn phận của họ dưới các bậc Chiến Thắng của quá khứ, phải trồng thiện căn trong một thời gian lâu. Ôi Thế Tôn, nếu tất cả chúng sinh trong đại thiên thế giới này phải theo đuổi địa vị của người theo Đạo trong một kiếp hay phần còn lại của một kiếp; và mặt khác, nếu có người chỉ trong một ngày thôi, nên tìm lạc thú trong hạnh nhẫn nhục chấp nhận bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, và nên tìm nó, tư duy nó, cân nhắc nó, thẩm tra nó và thiền định nó, thì người ấy sẽ tốt hơn tất cả những chúng sinh kia.

     Thế Tôn: Này chư thiên, nếu có người nghe bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, v.v…, thì người ta mong rằng Niết-bàn của mình xảy ra nhanh hơn Niết-bàn của những người theo đuổi địa của người theo đạo một kiếp, hay phần còn lại của một kiếp.

     Chư thiên: Ba-la-mật vĩ đại là bát-nhã ba-la-mật! – Sau khi nghe những lời đó, họ đảnh lễ dưới chân Thế Tôn với đầu chạm đất, đi vòng quanh Thế Tôn ba lần, quyết định từ giã trước sự hiện diện của Thế Tôn, họ thân thiện từ giã ngài và ra đi. Trước khi đi xa, họ liền biến mất, và chư thiên của cõi dục đi về cõi dục, và chư thiên cõi sắc đi về thế giới Phạm-thiên. 

 

Chương XIV

 

          TỈ DỤ

 

  1. TÁI SINH VỊ LAIQUÁ KHỨ

 

     Tu-bồ-đề: Nếu một Bồ-tát, chỉ nghe thôi, liền tin vào bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, không trở nên sợ hãi, vô cảm, tê liệt hay mê mờ, không nghi ngờ hay do dự, nhưng hoan hỉ trong bát-nhã ba-la-mật, – Bồ-tát ấy chết ở đâu, tái sinh chỗ nào?

     Thế Tôn: Nếu một Bồ-tát ứng đáp bát-nhã ba-la-mật theo cách như thế, nếu ông ấy hoan hỉ khi thấy và nghe nó, nhớ nó trong tâm và phát triển nó, giữ tâm cố định nơi nó mà không đổi hướng chỗ khác, cảm thấy có sự thúc giục nhận lấy nó, mang nó trong tâm, thuyết giảng, nghiên cứutruyền bá nó, một khi ông ấy đã nghe bát-nhã ba-la-mật, nếu ông ấy theo đuổi người tụng pháp và không để người ấy đi, cho đến khi ông ấy biết thuộc lòng bát-nhã ba-la-mật hay có được tập sách có nó, giống như con bò cái không bỏ rơi con bê con, – thì Bồ-tát này chết nơi loài người và sẽ tái sinh nơi loài người. [285]

     Tu-bồ-đề: Có thể một Bồ-tát, được phú bẩm những phẩm tính này, đã chết ở các Phật địa khác, trước khi ngài ấy tái sinh nơi đây không?

     Thế Tôn: Hoàn toàn có thể là một Bồ-tát được phú bẩm những phẩm tính này, trước khi tái sinh nơi đây, đã chết ở các Phật địa khác, nơi ông ấy đã tôn vinh và tham hỏi các Phật và các Thế Tôn. Hay ông ấy cũng có thể đã chết ở cõi trời Đâu-suất[43]. Có thể ông ấy đã tôn vinh Bồ-tát Di-lặc, và luôn luôn tham vấn về bát-nhã ba-la-mật này.

 

  1. NHỮNG HÀNH VI QUÁ KHỨ CỦA MỘT BỒ-TÁT

THẤT BẠI TRONG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

     Mặt khác, nếu một Bồ-tát trong quá khứ đã nghe bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này nhưng ông ấy không hỏi một câu nào về nó, và nếu về sau khi ông ấy tái sinh trong loài người và nghe dạy bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, ông ấy do dự, mê mờ và sợ hãi, thì có thể chắc chắn rằng trong quá khứ ông ấy cũng đã là một trong những người không tự nguyện hỏi câu hỏi. Lại nữa, một Bồ-tát khác có thể trong quá khứ đã có thái độ đúng đối với bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, trong một, hai, ba, bốn hay năm ngày, và bây giờ chỉ trong một thời gian nào đó ông ấy có niềm tin nơi nó, nhưng về sau lại rút lại, và ông ấy không còn cảm thấy thích hỏi về nó nữa.Vì sự thật là nếu [286] một Bồ-tát trong quá khứ không có tất cả thời gian hỏi câu hỏi về bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, và không theo đuổi nó trong toàn bộ thời gian, rồi sau đó vào một lúc nào đó ông ấy cảm thấy có sự thúc giục theo đuổi nghe bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, nhưng không như thế vào những lúc khác; ông ấy sẽ lại mất niềm tin của mình, trở nên nản chí, sự thông minh trở nên không kiên định, giống như một cuộn bông. Có thể chắc chắn rằng một Bồ-tát như thế chỉ vì đã lên xe muộn. Đến xe muộn, ông ấy sẽ mất niềm tin nơi nó, sự tin tưởng tịch tĩnh nơi nó, sự thúc giục vì nó, nói cách khác, ông ấy sẽ không chấp nhận bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này và không theo đuổi nó nữa. Người ta phải mong rằng ông ấy sẽ tiếp tục với một trong hai hạng, là Thanh văn hay hạng Duyên giác.

 

  1. BỐN TỈ DỤ

 

     Khi một con tàu bị đắm giữa đại dương, người ta sẽ chết trong nước không đến được bờ, nếu họ không tìm được sự ủng hộ của một khúc cây, hay một miếng gỗ, hay một vật thể cứng chắc khác. Nhưng những người xoay xở có được sự ủng hộ như thế sẽ không chết trong nước; an toàn và không trở ngại, họ sẽ vượt qua đến bờ kia, và đứng, không đau và không bị thương, trên nền đất vững chắc. Cũng vậy, một Bồ-tát được phú bẩm chỉ một niềm tin nhỏ bé, chỉ một tin tưởng tịch tĩnh nhỏ bé, chỉ một tình thương nhỏ bé, chỉ một ham muốn làm nhỏ bé, và những người không được sự ủng hộ của bát-nhã ba-la-mật, sẽ rơi giữa đường ác và không đạt đến cảnh giới nhất thiết trí, ông ấy sẽ đứng trong hàng Thanh văn hay Duyên giác. Có khác là trường hợp của một Bồ-tát [287] có niềm tin nơi nó, nhẫn nhục chấp nhận nó, hứng thú với nó, có tâm muốn làm, có khí lực, thận trọng, quả quyết, nhiệt tâm, từ bỏ, ít được kính trọng, hân hoan, phấn khởi, niềm tin tịch tĩnh, thương mến nó, và luôn luôn cố gắng đạt giác ngộ viên mãn, và cũng có được sự ủng hộ của bát-nhã ba-la-mật. Khi đạt được bát-nhã ba-la-mật, ông ấy sẽ trụ trong nhất thiết trí. Nếu có người dùng một cái bình không được nung kỹ để chứa nước, cái bình ấy sẽ không dùng được lâu, và thực tế nó sẽ vỡ ra từng mảnh tan tành. Vì trong tình trạng không được nung kỹ thực tế nó sẽ sớm đi đến kết thúc trên nền đất.  Cũng vậy, mặc dù một Bồ-tát có thể có tất cả những đức tính đã kể ở trên, từ niềm tin đến sự khăng khăng ham muốn đạt giác ngộ, bao lâu ông ấy không được bát-nhã ba-la-mậtphương tiện thiện xảo hộ trì, ông ấy sẽ đến lúc sa ngã giữa con đường xấu, nói cách khác, ông ấy sẽ rơi vào hạng Thanh văn hay Duyên giác. Nhưng nếu một người mang nước, từ sông, hay hồ, hay ao, hay giếng, hay bất cứ một nơi mang nước nào khác, trong một bình được nung tốt, thì cái bình ấy cùng với nước [288] sẽ đến nhà an toàn và không bị thương tổn, chỉ vì điều kiện được nung kỹ của cái bình đó. Cũng vậy, một Bồ-tát không những chỉ có những đức tính đã kể trên mà thêm vào còn được bát-nhã ba-la-mậtphương tiện thiện xảo hộ trì, sẽ không xảy ra việc sa ngã giữa con đường xấu, và không bị đau, không bị thương tổn, ông ấy sẽ trụ trong nhất thiết trí. Một người ngu sẽ hạ thủy một con tàu ra viễn khơi mà nó không được trét keo hay sửa chữa, và đã buộc neo trong một thời gian lâu, chất hàng hóa quá sức nó, rồi leo lên và khởi hành nó. Con tàu của người ấy sẽ bị sụp đổ trước khi nó chuyển được hàng hóa qua biển. Hàng hóa của người ấy sẽ ở một nơi và con tàu sẽ biến mất một nơi khác. Theo cách này, người thương nhân ngu đó, không thiện xảo về phương tiện, sẽ mất một vận may lớn, một nguồn vui sướng lớn. Cũng vậy, một Bồ-tát có tất cả những đức tính kể trên, nhưng thiếu bát-nhã ba-la-mậtphương tiện thiện xảo, [289] không có được niềm vui sướng của nhất thiết trí, ông ấy sẽ suy sụp giữa đường, bị sa ngã; ông ấy mất rất nhiều sự vui sướng của riêng mình, và ông ấy cũng mất rất nhiều sự vui sướng của những người khác, bởi vì ông ấy mất nhất thiết trí, giống như một vận may lớn và một nguồn vui sướng lớn; không kể sự suy sụp của ông ấy giữa con đường xấu, sự rơi vào hàng Thanh văn hay Duyên giác. Mặt khác, một thương nhân thông minh sẽ kiến tạo một con tàu kiên cố, sẽ hạ thủy nó với sự thận trọng đúng mức, xếp hàng hóa lên tàu với sự phân bố đồng đều, và với gió thuận chiều tàu của người ấy dần dần dương buồm đến quốc gia mục tiêu của cuộc du hành trên biển. Tàu của người ấy sẽ không sụp đổ trong nước, nó sẽ đi đến nơi mà nó muốn đến, và thương nhân sẽ đạt được nhiều của cải thế gian bằng châu ngọc. Cũng thế, một Bồ-tát có niềm tin, và những đức tính khác như đã kể trên, và thêm vào đã được bát-nhã ba-la-mật và không thiếu sự thiện xảo trong các phương tiện hộ trì, chắc chắn ông ấy sẽ không suy sụp giữa con đường xấu, ông ấy sẽ không bị sa ngã, ông ấy sẽ trụ trong giác ngộ vô thượng. Vì sự thật là [290] nếu một Bồ-tát có niềm tin, và những đức tính khác như đã kể trên, và thêm vào, nếu những pháp này của ông ấy đã được bát-nhã ba-la-mật hộ trì và không thiếu sự thiện xảo trong các phương tiện, thì ông ấy sẽ không vội vàng hướng về mức độ của Thanh văn hay Duyên giác, mà trái lại các pháp này sẽ hướng mặt theo hướng nhất thiết trí, chúng sẽ lên đường vì nó, và chúng sẽ đưa đến đạt giác ngộ viên mãn. Nếu một người rất già, tuổi đã cao, suy yếu, hãy nói là một trăm hai mươi tuổi, và nếu người ấy thân ngã bệnh, thì người ấy có thể từ giường đứng dậy mà không cần sự trợ giúp của người khác không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, Thế Tôn!

     Thế Tôn: Và ngay cả khi người ấy có thể đứng dậy trên giường mình, chắc chắn người ấy sẽ không có đủ sức bước đi được khoảng nửa dặm. Bị cả tuổi già và bệnh phí phạm, người ấy không thể bước đi đây đó trong bất thời gian nào, ngay cả khi người ấy có thể đứng lên từ giường. Cũng thế, dù cho một Bồ-tát có tất cả những đức tính kể trên, nếu ông ấy không được bát-nhã ba-la-mật hộ trì và thiếu sự thiện xảo trong các phương tiện, thì mặc dù ông ấy có thể lên đườnggiác ngộ viên mãn, song ông ấy sẽ suy sụp giữa con đường xấu, ông ấy sẽ bị sa ngã, nói cách khác, ông ấy sẽ đứng ở mức Thanh văn hay Duyên giác. [291] Đây là kết quả cần thiết của sự thật là ông ấy đã không được bát-nhã ba-la-mật hộ trì và thiếu sự thiện xảo trong các phương tiện. Nhưng có thể là hai người có sức mạnh trợ giúp người già và bệnh ấy, và cẩn thận nâng người ấy lên và hứa với người ấy rằng người ấy có thể đi bất cứ chỗ nào mình muốn, và xa đến đâu tùy ý, bởi vì họ sẽ trợ giúp người ấy, và người ấy không cần sợ bị ngã trên con đường đưa đến chỗ người ấy phải đi. Cũng vậy, một Bồ-tát có niềm tin, v.v…, được bát-nhã ba-la-mật trợ giúp, và được phú bẩm sự thiện xảo trong các phương tiện, ông ấy chắc chắn không suy sụp giữa đường xấu, ông ấy sẽ không sa ngã, ông ấy có thể đến được trạm dừng này, nghĩa là, trạm dừng của giác ngộ viên mãn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XV

 

          CHƯ THIÊN

 

  1. PHẬN SỰ CỦA NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

 

     Tu-bồ-đề: Một Bồ-tát chỉ mới bắt đầu nên trụ trong bát-nhã ba-la-mật như thế nào, tu luyện mình như thế nào?

     Thế Tôn: Một Bồ-tát như thế nên chăm sóc, thương yêu và tôn vinh các thiện tri thức. Các thiện tri thức của ông ấy là những người sẽ giáo huấn và khuyên bảo ông ấy trong bát-nhã ba-la-mật, và sẽ giảng giải nghĩa của nó cho ông ấy. Họ sẽ giảng giải như sau: “Hãy đến đây, người con trai của gia đình thiện lương, hãy gắng sức trong sáu ba-la-mật. Bất cứ điều gì anh có thể đạt được bằng cách bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, [293] hay trí tuệ, – tất cả chuyển thành giác ngộ viên mãn. Nhưng đừng hiểu sai giác ngộ viên mãn là sắc, hay bất cứ uẩn nào khác. Vì nhất thiết trí không thể nắm bắt được. Và đừng mong cấp bậc Thanh văn hay Duyên giác. Như vậy là một Bồ-tát mới bắt đầu, nhờ thiện tri thức, dần dần nhập vào bát-nhã ba-la-mật.” 

 

  1. BỒ-TÁT TRỢ GIÚP CHÚNG SINH CÁCH NÀO

 

     Tu-bồ-đề: Những người làm điều khó là những Bồ-tát đã lên đường để đạt giác ngộ viên mãn.  Nhờ thực hành sáu ba-la-mật, như đã miêu tả ở trên, họ không ước mong đạt giải thoát nơi Niết-bàn riêng tư của họ. Họ quán sát thế giới chúng sinh đau khổ cao độ. Họ muốn đạt được giác ngộ viên mãn, và họ không run rẩy vì sinh và tử.

     Thế Tôn: Đúng vậy. Những người làm việc khó là những Bồ-tát đã lên đường vì lợi íchhạnh phúc của thế gian, vì thương xót thế gian. “Chúng tôi sẽ trở thành nơi trú ẩn cho thế gian, nơi nương náu, nơi nghỉ ngơi, nơi làm vơi nhẹ cuối cùng, những hòn đảo, những ánh sáng, và những người dẫn đạo thế gian. Chúng tôi sẽ đạt được giác ngộ viên mãn, và trở thành nơi trông cậy của thế gian,” – với những lời này họ tạo nên nỗ lực mạnh mẽ để đạt sự giác ngộ viên mãn như thế. [294]

  1. Rồi làm sao các Bồ-tát đã thức tỉnh trước giác ngộ viên

mãn trở thành chỗ trú của thế gian? Họ bảo vệ khỏi bị tất cả những đau khổ thuộc sinh tử, họ tranh đấunỗ lực loại bỏ đau khổ của thế gian.

  1. Làm sao họ trở thành chỗ nương náu của thế gian? Họ giải

thoát khỏi sinh, già, bệnh, chết, sầu muộn, thương tiếc, đau đớn, buồn và thất vọng cho những chúng sinh phải trải qua những tình trạng này.

  1. Làm sao họ trở thành chỗ nghỉ ngơi của thế gian? Các Như

Lai chứng minh Pháp cho chúng sinh như thế họ có thể học không ôm ấp bất cứ cái gì.   

     Tu-bồ-đề: Sự không ôm ấp đó đến như thế nào?

     Thế Tôn: Sự không ôm ấp sắc, v.v…, thì giống như sự không kết nối, như sự bất sinhbất diệt của nó. [295] Như thế người ta học không ôm ấp bất cứ cái gì là kết quả của tri kiến mà tất cả các pháp là không ôm ấp, không kết nối.

  1. Làm sao họ trở thành nơi làm vơi bớt cuối cùng của thế

gian? Cảnh giới ở bên kia sắc không phải là sắc; mà là cái Ở Bên Kia, sắc, v.v…, và tất cả các pháp cũng vậy.

Tu-bồ-đề: Nếu sắc, v.v…, và tất cả các pháp là cái Ở Bên Kia,

thì chắc chắn các Bồ-tát phải biết đầy đủ tất cả các pháp. Bởi vì giữa chúng không có sự phân biệt.

     Thế Tôn: Đúng thế. Nơi cái Ở Bên Kia không có sự phân biệt. Do sự không phân biệt của chúng tất cả các pháp trở nên được biết đầy đủ đối với các Bồ-tát. Đây cũng là điều khó nhất cho các Bồ-tát thiền định về tất cả các pháp, nhưng không nhận ra [296] cũng không sợ, và họ thiền định như vầy: “Bằng cách này tất cả những pháp này được biết đầy đủ, và như thế, đã tỉnh thức trước giác ngộ viên mãn, chúng tôi sẽ chứng minh tất cả các pháp này, và hiển bày chúng.”

  1. Làm sao họ trở thành những hòn đảo? ‘Những hòn đảo’ là

những mảnh đất bị nước giới hạn, trong các dòng sông hay những

hồ lớn. Cũng như sắc, v.v…, bị sự bắt đầu và kết thúc giới hạn, và tất cả các pháp cũng vậy. Nhưng sự giới hạn của tất cả các pháp giống như sự Tĩnh lặng, sự Cao cả, như Niết-bàn, như cái Thực sự Hiện hữu, cái Không Điên đảo.

  1. Làm sao họ trở thành những ánh sáng của thế gian? Ở đây

các Bồ-tát đạt giác ngộ viên mãn, rồi lấy đi tất cả bóng tối và sự âm u không tri kiến của những chúng sinh trong thời gian dài đã bị bao bọc trong tấm màn vỏ trứng vô minh, bị bóng tối khuất phục, và các Bồ-tát chiếu sáng họ bằng bát-nhã. [297]

  1. Làm sao họ trở thành những người dẫn đạo của thế gian?

Khi họ trở nên giác ngộ, các Bồ-tát chứng minh pháp để tiết lộ sự vắng mặt của sinh và diệt trong yếu tánh của sắc, v.v…, và trong các pháp kiến tạo và phân biệt người thường, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, và Phật, và trong tất cả các pháp một cách tổng quát.

  1. Làm sao họ trở thành nơi trông cậy của thế gian? Khi họ đã

giác ngộ, các Bồ-tát chứng minh pháp bằng cách dạy rằng sắc, v.v…, thì ở trong hư không của thế giới, chúng không đến, chúng không đi, chúng giống như hư không. Hư không không đến, cũng không đi, không do tạo tác cũng không phải không do tạo tác, cũng không bị ảnh hưởng; nó không trụ, không trường tồn, cũng không chịu đựng; nó không sinh cũng không diệt. Tất cả các pháp cũng vậy, theo cách thích nghi của hư không, chúng không phân biệt. [298] Bởi vì không của sắc, v.v…, không đến cũng không đi. Không của tất cả các pháp cũng vậy. Vì tất cả các pháp ở trong không, và từ trạng thái này chúng không ra đi. Chúng ở trong vô tướng, vô nguyện, vô quả, bất sinh, vô sinh, trong sự vắng mặt của khẳng định, trong mộng và ngã, trong vô biên, trong tĩnh lặng, trong Niết-bàn, trong Bất Hồi phục; chúng không đến cũng không đi, ở trong bất động; chúng ở trong sắc, v.v…, [299] và trong giác ngộ viên mãn của A-la-hán và Duyên giác.

 

  1. MIÊU TẢ BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Tu-bồ-đề: Ai có thể hiểu được bát-nhã ba-la-mật này?

     Thế Tôn: Các Bồ-tát theo đuổi dưới các Như Lai trong quá khứ, và các thiện căn của họ đã thuần thục.

     Tu-bồ-đề: Tự tánh của họ thế nào?

     Thế Tôn: Tự tánh của họ ly cách không cần rèn luyện.

     Tu-bồ-đề: Các vị Bồ-tát này trú như thế, sau khi họ biết đầy đủ nơi trông cậy này, họ chứng minh nó cho chúng sinh? Theo nghĩa này có phải họ sẽ trở thành nơi trông cậy của tất cả chúng sinh? [300]

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Theo nghĩa này một Bồ-tát sau khi biết đầy đủ nơi trông cậy này, họ sẽ trở thành nơi trông cậy của vô số chúng sinh.

     Tu-bồ-đề: Một người làm việc khó là vị Bồ-tát tự trang bị cho mình chiếc áo giáp này: “Tôi sẽ độ vô lượng vô số chúng sinh đến Niết-bàn.”

     Thế Tôn: Tuy nhiên, chiếc áo giáp của một Bồ-tát như thế không nối kết với sắc, v.v…, cũng không mặc vào vì sắc, v.v… Nó không nối kết với mức độ của Thanh văn hay Duyên giác, hay một vị Phật, cũng không phải mặc vào vì họ. Vì chắc chắn không nối kết với tất cả các pháp là chiếc áo giáp đó của một Bồ-tát được trang bị bằng chiếc áo giáp vĩ đại.

     Tu-bồ-đề: Ba quan điểm không nên ham muốn đối với một Bồ-tát được trang bị bằng chiếc áo giáp vĩ đại ấy và theo đuổi như thế trong bát-nhã thâm sâu. Gì là ba? Mức độ của một Thanh Văn, hay của một Duyên giác, hay của một vị Phật. [301]

     Thế Tôn: Vì lý do gì ông nói thế? Dĩ nhiên, không thể, không thể nào là một Bồ-tát như thế nên thuộc về thừa Thanh văn hay Duyên giác. Nhưng vì ông ấy mặc chiếc áo giáp vì tất cả chúng sinh, chắc chắn ông ấy ham muốn mức độ của một vị Phật.

     Tu-bồ-đề: Thâm sâu, Ôi Thế Tôn, là bát-nhã ba-la-mật. Không một cái gì hay một người nào có thể phát triển nó, cũng không có một cái gì hay một người nào để phát triển. Vì trong bát-nhã ba-la-mật không một cái gì được đưa đến ba-la-mật. Sự phát triển của bát-nhã ba-la-mật giống như sự phát triển của hư không, hay của tất cả các pháp, hay của không chấp trước, của vô cùng, của cái gì không có [hiện hữu], của không bám lấy.

     Thế Tôn: Đúng vậy. [302] Bởi vì những gì ông nói một Bồ-tát tự điều mình với bát-nhã thâm sâuhoàn thiện, được xem là bất thối chuyển đối với giác ngộ viên mãn. Vì lúc ấy một Bồ-tát không trụ trong bát-nhã hoàn thiệnthâm sâu, cũng không ở trong những tuyên bố hay khuyên nhủ người khác; ông ấy không đi do người nào khác mà ông ấy đặt sự tin tưởng của mình. Khi được dạy cho bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, ông ấy không trở nên sợ, hay vô cảm, cũng không quay lưng lại nó; ông ấy không run rẩy, lo sợ hay kinh hãi; ông ấy không do dự, hay nghi ngờ, hay mê mờ, nhưng ông ấy nhảy ngay vào trong đó, trở nên quyết ý với nó, và hoan hỉ trong cái thấy và nghe của nó. Nên biết rằng trong một đời trước ông ấy đã thăm dò bát-nhã ba-la-mật. Bởi vì bây giờ, khi được dạy bát-nhã thâm sâuhoàn thiện này, ông ấy không run rẩy, không sợ, cũng không kinh hãi.

     Tu-bồ-đề: Bằng phương cách gì một Bồ-tát khi được dạy cho bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này không run rẩy mà trực giác bát-nhã ba-la-mật?

     Thế Tôn: Bồ-tát này trực giác bát-nhã ba-la-mật qua một loạt [các ý nghĩ] thú hướng đến nhất thiết trí.

     Tu-bồ-đề: Làm sao người ta trực giác một loạt các niệm như thế?

     Thế Tôn: Qua một loạt các niệm thú hướng về hư không, khuynh hướng về hư không, nghiêng dốc về hư không. Sự trực nhận này có được qua một loạt các niệm thú hướng đến nhất thiết trí. Vì sao? Bởi vì nhất thiết trí thì vô lượng và vô hạn, tức là không phải sắc hay bất cứ uẩn nào khác. Đó không phải là đắc hay tái hợp nhất hay đến đó; không phải là đạo hay là quả của nó; không phải tri kiến hay ý thức; không phải khởi đầu hay hoại diệt, hay không sinh hay diệt, hay dừng lại, hay phát triển hay đoạn. Nó chẳng phải do cái gì làm ra, nó không từ nơi nào đến, nó không đi đến bất cứ nơi nào, nó không trụ ở bất cứ chỗ nào hay điểm nào. Trái lại, nó đến để được gọi là ‘vô lượng, vô hạn.’ Từ hư không vô lượngnhất thiết trí vô lượng. Nhưng cái gì là vô lượng thì tự nó không để cho bất cứ cái gì, dù là sắc hay bất cứ uẩn nào, hay bất cứ ba-la-mật nào trong sáu ba-la-mật biết nó đầy đủ.

     Vì thế Thích-đề đến gần [304] nói: Thâm sâu, Ôi Thế Tôn, là bát-nhã ba-la-mật. Khó thăm dò, khó thấy, khó hiểu. Tâm của một Như Lai xem sự thâm sâu của pháp, và ngồi trên đạo tràng giác ngộ, vừa đạt được giác ngộ viên mãn, có thú hướng vô vi không cần sự quan tâm, và không chứng minh pháp.

     Thế Tôn: Đúng vậy. Thâm sâu chắc chắn là pháp này mà tôi biết đầy đủ. Không gì đã được, hay sẽ được, hay đang được biết một cách đầy đủ, và đó là sự thâm sâu của pháp này. Pháp này mà tôi biết đầy đủ thì thâm sâu nhờ hư không thâm sâu, tự kỷ thâm sâu, tất cả các pháp không đến và không đi thâm sâu. [305]

     Thích-đề: Thực kỳ diệu, Ôi Thế Tôn, thực lạ lùng, Ôi Thiện Thệ! Vì trái với những con đường của toàn thể thế gian là sẽ không nắm bắt bất cứ cái gì.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XVI

 

          NHƯ

 

  1. NHƯ CỦA LAI NHƯ

 

     Tu-bồ-đề: Khi không quan sát tất cả các pháp, chắc chắn, là dạy pháp này. Không bị chướng ngại ở bất cứ chỗ nào là pháp này. Nhờ nó đồng với hư không, pháp này chắc chắn có tướng vô ngại, vì không có dấu vết gì của nó được nhận biết. Nó không có đối tác, vì nó không có cái thứ nhì. Nó không có đối thủ, vì nó đã đi qua bên kia tất cả đối đãi. Nó không có dấu vết, vì nó không được tạo ra để thành hữu. Nó bất sinh, vì nó không có cơ hội tái sinh. Nó không đường, vì không đường để biết.

     Thích-đề chư thiên: Sinh ra theo hình tượng của Thế Tôn là người Đệ tử này, Trưởng lão Tu-bồ-đề thánh thiện. Vì chứng minh bất cứ pháp nào, ngài ấy luôn luôn bắt đầu từ không. [307]

     Tu-bồ-đề: Bởi vì không sinhTrưởng lão Tu-bồ-đề, sinh ra theo hình tượng Như Lai. Ông ấy sinh ra theo hình tượng Như của Như Lai. Vì [Như] đó không đến cũng không đi, cũng vậy Như của Tu-bồ-đề không đến cũng không đi. Xưa nay Trưởng lão Tu-Bồ-đề sinh ra theo hình tượng Như của Như Lai. Bởi vì Như của Như Lai và Như của tất cả các pháp là đồng, và cả hai là Như của Trưởng lão Tu-bồ-đề. Sinh ra theo hình tượng Như là Trưởng lão Tu-bồ-đề; từ đó sinh ra theo hình tượng Như Lai. Nhưng Như đó cũng là không Như, và ông ấy sinh ra theo hình tượng Như Lai. Theo nghĩa đó thì Trưởng lão Tu-bồ-đề sinh ra theo hình tượng của Như Lai, và đó là kết quả của trật tự đã được thiết lập Như của Như Lai. Như của Tu-bồ-đề thì bất biến và bất dịch, không phân biệt và không khác nhau, y như Như của Như Lai. Như thế Trưởng lão Tu-bồ-đề, không biến dịch, không thay đổi, không phân biệt, không khác nhau qua Như đó, sinh ra theo hình tượng của Như Lai. Và y như Như của Như Lai, không biến dịch và không khác nhau, thì không bị chướng ngại ở bất cứ chỗ nào, Như của tất cả các pháp cũng vậy, cũng không biến dịch và không khác nhau. Vì Như của Như Lai và Như của tất cả các pháp, cả hai là một Như duy nhất, không hai, không phân chia. Tuy nhiên, Như không hai thì không ở đâu, không từ đâu, không thuộc về đâu. Bởi vì nó là Như không thuộc về đâu không hai. Vì thế, qua cái Như không do tạo tác mà Trưởng lão Tu-bồ-đề sinh ra theo hình tượng của Như Lai. Tuy nhiên, cái Như không do tạo tác thì không lúc nào không là Như [308] và vì thế nó không hai. Theo nghĩa này thì Trưởng lão Tu-bồ-đề sinh ra theo hình tượng của Như Lai. Y như Như của Như Lai không phân biệt và không khác nhau, trong tất cả thời gian và nơi tất cả các pháp, và Như của Tu-bồ-đề cũng vậy. Và vì lý do này, mặc dù dường như chúng tanhị nguyên khi Tu-bồ-đề được triệu gọi từ Như của Như Lai, tuy nhiên, không gì thực hữu bị cắt tỉa từ Như đó, vẫn không bị gãy vỡ, bởi vì người ta không thể nhận biết một tác nhân thực hữu nào có thể làm nó vỡ ra. Theo nghĩa đó, Trưởng lão Tu-bồ-đề sinh ra theo hình tượng của Như Lai. Vì Như của Như Lai không ở bên ngoài Như của tất cả các pháp, Như của Tu-bồ-đề cũng vậy. Nhưng cái gì không ở bên ngoài Như của tất cả các pháp, cái đó không phải là của bất cứ cái gì không phải Như. Vì thế, Như của Tu-bồ-đề đồng với Như của tất cả các pháp. Trưởng lão Tu-bồ-đề đã trải nghiệm Như đó bằng cách bắt chước nơi chính mình cái Như không biến đổi, nhưng trong thực tế không một ai trải qua quá trình bắt chước ở bất cứ nơi nào. Theo nghĩa này thì Trưởng lão Tu-bồ-đề sinh ra theo hình tượng của Như Lai. Vì Như của Như Lai không phải quá khứ, không phải vị lai, cũng không phải hiện tại, Như của tất cả các pháp cũng vậy. Vì sinh ra trong hình tượng của Như, Tu-bồ-đề được gọi là “sinh ra theo hình tượng của Như Lai.” Bởi vì cũng qua Như của Như Lai [và không chỉ riêng Tu-bồ-đề] mà ông ta y theo Như. Chính vì qua Như của Như Lai ông ta y theo Như quá khứ, chính vì qua Như quá khứ ông ta y theo Như của Như Lai. Vị laihiện tại cũng vậy. Qua Như của Như Lai ông ta y theo Như quá khứ, vị laihiện tại, và qua Như quá khứ, vị laihiện tại ông ta y theo Như của Như Lai. Theo nghĩa này, Như của Tu-bồ-đề, và Như quá khứ, vị laihiện tại, và Như của Như Lai không phải hai, không phân chia. Vì thế Như của tất cả các pháp và Như của Tu-bồ-đề không phải hai, không phân chia. [309] Cũng vậy, Như của Thế Tôn khi ngài còn là một Bồ-tát là Như của Thế Tôn khi ngài đạt giác ngộ viên mãn. Và đó là Như mà qua đó một Bồ-tát đến, khi ông ấy nhất định đạt giác ngộ viên mãn, được gọi là ‘Như Lai.’

 

  1. TRÁI ĐẤT CHẤN ĐỘNG,

VÀ SỐ NHIỀU ĐƯỢC CỨU

 

     Khi sự luận cứu về Như của Như Lai này xảy ra, trái đất rộng lớn chấn động sáu cách, và phô bày mười tám tướng chấn động lớn, nó khuấy động, rung lắc, lay chuyển, vang dội và ngã đổ, như nó đã xảy ra khi Như Lai đạt giác ngộ viên mãn.

     Tu-bồ-đề: Như thế, Ôi chư thiên, Trưởng lão Tu-bồ-đề sinh ra theo hình tượng của Như Lai. Nhưng ông ấy sinh ra không theo hình tượng của sắc, hay của bất cứ quả nào của đời sống phạm hạnh, từ quả Dự Lưu đến cảnh giới Phật. Vì những pháp đó, có thể sinh ra theo hình tượng của một cái gì đó, hay trong hình tượng mà ông ấy sinh ra, chúng không hiện hữu, chúng không đạt đến. Như thế là Trưởng lão Tu-bồ-đề sinh ra trong hình tượng của Như Lai.

     Xá-lợi-phất: Ôi Thế Tôn, Như này lưu chuyển trong thâm sâu!

     Thế Tôn: Đúng vậy, Xá-lợi-phất.

     Nhưng khi luận cứu về Như này được xiển dương, tâm của ba trăm tỳ-kheo được giải thoát khỏi các lậu, không còn chấp trước nào nữa. Năm trăm tỳ-kheo-ni được mắt pháp thanh tịnh, điềm tĩnh, không cấu uế. [310] Năm ngàn thiên, trong quá khứ đã có những chuẩn bị cần thiết, được hạnh vô sinh pháp nhẫn. Và tâm của sáu ngàn Bồ-tát được vô lậu, không còn chấp trước nào nữa.

 

  1. BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO

 

     Xá-lợi-phất biết rằng tâm của các Bồ-tát đã thoát khỏi các

lậu, không còn chấp trước, và hỏi Thế Tôn lý do hay nguyên nhân của việc đó.

     Thế Tôn: Những Bồ-tát đó đã tôn vinh năm trăm Phật, và trong thời gian đó họ đã cúng dường, giữ giớihoàn thiện nhẫn nhục, tận lực tinh tấn, và phát sinh thiền định. Nhưng họ không được bát-nhã ba-la-mật hộ trì và thiếu sự thiện xảo trong các phương tiện. Và như vậy, mặc dù họ đã được đạo của không, đã theo đuổi trong Vô tướng, đã đặt tâm họ làm việc Vô nguyện, vì muốn thiện xảo trong phương tiện họ đã nhận ra biên tế của thực tại, và đã đến mức độ của Thanh văn hay Duyên giác, và chưa đến mức độ của một vị Phật. Giả sử có một con chim khổng lồ, lớn một trăm hay đến năm trăm dặm, nhưng không có cánh, hay cánh bị tật hoặc bị hư. Con chim đó muốn bay xuống Diêm-phù-đề từ cõi Trời Ba mươi ba. Nếu trong hư không trung gian, ở giữa chuyến du hành của nó [311] đến Diêm-phù-đề, nó muốn trở về với chư thiên của Trời Ba mươi ba, nó có thể làm được như thế không?

     Xá-lợi-phất: Dạ không, Thế Tôn.

     Thế Tôn: Và nó có thể hy vọng xuống đến Diêm-phù-đề mà không hư hại hay bị thương tích không?

     Xá-lợi-phất: Dạ không, Thế Tôn. Nó sẽ hư hại và bị thương tích, và khi nó rơi xuống Diêm-phù-đề sẽ chết hay bị đau khủng khiếp. Bởi vì sự thật là, trong khi thân nó khổng lồ, đôi cánh không đủ sức mạnh, và nó rơi xuống từ trên cao. 

     Thế Tôn: Đúng vậy, Xá-lợi-phất. Ngay cả một Bồ-tát, sau khi đã đưa tâm lên đến giác ngộ viên mãn, trong vô số kiếp bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, và nhập định, dù cho sự phát tâm đạt giác ngộ viên mãn của ông ấy vĩ đại bao nhiêu, – nếu không được bát-nhã ba-la-mật hộ trì và thiếu sự thiện xảo trong các phương tiện, ông ấy sẽ rơi vào hàng Thanh văn hay Duyên giác. Hơn nữa, Xá-lợi-phất, có thể là một Bồ-tát ghi nhớ, và giữ trong tâm mình, [312] về các Phật và các Thế Tôn, quá khứ, vị laihiện tại, giới luật, thiền định, trí tuệ, giải thoát, tri kiến giải thoát, – nhưng tất cả cái đó đều theo cách của tướng. Rồi ông ấy không biết cũng không thấy giới luật của các Như Lai, không biết cũng không thấy thiền định hay trí tuệ, hay giải thoát, hay tri kiến giải thoát của các ngài. Vô minh về chúng, mù lòa về chúng, ông ấy nghe chữ ‘không,’ xem nó là tướng, và nguyện che giấu [khối công đức đó] trong giác ngộ viên mãn [mà ông ấy xem là không]. Vì thế, ông ấy vẫn còn trong hạng Thanh văn hay Duyên giác, – bởi vì sự thật là ông ấy không được bát-nhà ba-la-mật hộ trì và sự thiếu thiện xảo trong các phương tiện.

     Xá-lợi-phất: Như con hiểu nghĩa lời dạy của Thế Tôn, mặc dù một Bồ-tát có thể được kết hợp với sự trang bị công đức rất nhiều, chừng nào ngài ấy chưa được bát-nhã ba-la-mật hộ trì và không có sự thiện xảo trong các phương tiện, ngài ấy thiếu thiện tri thức, và sự đạt giác ngộ viên mãn của ngài ấy không chắc chắn. Vì thế, một Bồ-tát muốn đạt giác ngộ viên mãn nên phát triển bát nhã ba-la-mật, và trở nên thiện xảo trong các phương tiện.

     Thế Tôn: Đúng vậy, Xá-lợi-phất. [313]

     Thích-đề và chư thiên: Thâm sâu, Ôi Thế Tôn, là bát-nhã ba-la-mật! Khó đạt, quá khó đạt là giác ngộ viên mãn!

     Thế Tôn: Đúng vậy, chư thiên. Thâm sâubát-nhã ba-la-mật. Khó đạt, quá khó đạt là giác ngộ viên mãn, nếu là người trí tuệ yếu, tinh tấnquyết tâm ở mức dưới, không thiện xảo trong các phương tiện, và nếu là người phục vụ ác tri thức.  

 

  1. GIÁC NGỘ VÀ KHÔNG

 

     Tu-bồ-đề: Làm sao Thế Tôn có thể bảo là giác ngộ viên mãn thì khó đạt, quá khó đạt, khi không một ai có thể đạt giác ngộ viên mãn? Vì, do tánh không của tất cả các pháp, không một pháp nào hiện hữuthể đạt giác ngộ. Tất cả các pháp đều rỗng không. Pháp ấy cũng vì pháp nào được chứng minh, pháp ấy không hiện hữu. Và pháp ấy [314] cũng sẽ giác ngộ trong giác ngộ viên mãn, và pháp ấy sẽ giác ngộ, và pháp ấy sẽ tri kiến [giác ngộ], và pháp ấy sẽ tri kiến nó, – tất cả những pháp này đều rỗng không. Theo cách này con có thú hướng nghĩ rằng giác ngộ viên mãn dễ đạt, không khó đạt.

     Thế Tôn: Bởi vì giác ngộ viên mãn khó đạt khả dĩ không thể xảy ra, bởi vì thực tế nó không ở đó, bởi vì không thể phân biệt nó, bởi vì nó không phải do cấu dệt [như một hiện tướng giả].

     Xá-lợi-phất: Cũng bởi vì rỗng không nên nó khó đạt, Ôi ngài Tu-bồ-đề. Vì nó không xảy ra với hư không nên nó sẽ đạt giác ngộ viên mãn. Như thế, nghĩa là, vì nó không có tự tánh, nên những pháp này sẽ được biết trong giác ngộ. Và, thưa ngài Tu-bồ-đề, nếu giác ngộ viên mãn dễ đạt, thì vô số Bồ-tát không quay đi. Nhưng vì vô số Bồ-tát thực sự quay đi, do đó người ta có thể phân minh [315] giác ngộ viên mãn là khó đạt, quá khó đạt.

     Tu-bồ-đề:  Nhưng, thưa ngài Xá-lợi-phất, sắc, v.v…, có quay đi đối với giác ngộ viên mãn không?

     Xá-lợi-phất: Không, thưa ngài Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Thế thì pháp mà nó quay đi đối với giác ngộ viên mãn có khác hơn sắc, v.v…, không?

     Xá-lợi-phất: Không, thưa ngài Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Như của sắc, v.v…, có quay đi không?

     Xá-lợi-phất: Không, thưa ngài Tu-bồ-đề. [316]

     Tu-bồ-đề: Pháp mà nó quay đi đối với giác ngộ viên mãn có khác hơn Như của sắc, v.v…, không?

     Xá-lợi-phất: Không, thưa ngài Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Sắc, v.v…, có biết giác ngộ viên mãn không?

     Xá-lợi-phất: Không, thưa ngài Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Pháp mà nó biết giác ngộ viên mãn có khác hơn sắc, v.v…, không?

     Xá-lợi-phất: Không, thưa ngài Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Như của sắc, v.v…, có biết giác ngộ viên mãn không?

     Xá-lợi-phất: Không, thưa ngài Tu-bồ-đề. [317]

     Tu-bồ-đề: Pháp mà nó biết giác ngộ viên mãn có khác hơn Như của sắc, v.v…, không?

     Xá-lợi-phất: Không, thưa ngài Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Có nên biết sắc, v.v…, trong giác ngộ viên mãn, hay một pháp khác hơn sắc, v.v…, [318] hay Như của sắc, v.v…, hay một pháp khác hơn Như của sắc, v.v…, không?

     Xá-lợi-phất: Không, thưa ngài Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Như có quay đi đối với giác ngộ viên mãn không?

     Xá-lợi-phất: Không, thưa ngài Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Pháp mà nó quay đi đối với giác ngộ viên mãn có ở trong Như không?

     Xá-lợi-phất: Không, thưa ngài Tu-bồ-đề. [319]

     Tu-bồ-đề: Vậy thì, thưa ngài Xá-lợi-phất, pháp mà nó quay đi đối với giác ngộ viên mãn, khi chúng ta xem nó trụ trong tánh này của các pháp, mà nó chính là không, theo cách không trụ ở bất cứ pháp nào, là gì? Hay pháp gì, là Như đó chăng? Có lẽ nó là Như bị quay đi chăng?

     Xá-lợi-phất: Không, thưa ngài Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Vì như thế, trong chân lý tối hậu, và khi các pháp trụ, không một pháp nào có thể nhận biết được là có thực, pháp mà nó quay đi đối với giác ngộ viên mãn là pháp gì?

    Xá-lợi-phất: Khi một người theo phương pháp quán sát các pháp nơi thực tại tối hậu của chúng, mà ngài Tu-bồ-đề Trưởng lão dùng trong giải thích này, thì quả thực không có một pháp nào quay đi đối với giác ngộ viên mãn. Nhưng, thưa Tôn giả Tu-bồ-đề, vậy thì không còn lý do gì để phân biệt ai đã phát tâm bồ-đề trong ba loại người, như đã được Như Lai miêu tả, khác nhau theo thừa họ đã chọn. Theo sự giải thích của Tôn giả Tu-bồ-đề sẽ chỉ có một thừa duy nhất [cho những người mà tâm họ đặt vào giác ngộ], nghĩa là, Phật thừa, Bồ-tát thừa, đại thừa.

     Phú-lâu-na: Trước hết, Tôn giả Xá-lợi-phất phải hỏi Tôn giả Tu-bồ-đề Trưởng lão, ngài ấy có chấp nhận ngay cả một loại người duy nhất phát tâm bồ-đề, và dùng thừa Thanh văn hay thừa Duyên giác, hay đại thừa.

     Xá-lợi-phất: Thưa ngài Tu-bồ-đề, ngài có chấp nhận một loại người duy nhất phát tâm bồ-đề, và dùng thừa Thanh văn hay thừa Duyên giác hay đại thừa không? [320]

     Tu-bồ-đề: Thưa ngài Xá-lợi-phất, ngài có thấy trong Như của Chân như ngay cả một người duy nhất phát tâm bồ-đề, dù cho người ấy dùng thừa Thanh văn hay thừa Duyên giác hay đại thừa không?

     Xá-lợi-phất: Không, thưa ngài Tu-bồ-đề. Trước hết, Như không được nhận biết như là ba loại, người phát tâm bồ-đề thì còn ít được nhận biết hơn biết bao nhiêu.

     Tu-bồ-đề: Vậy thì Như có được nhận biết như là một loại không?  

     Xá-lợi-phất: Không phải thế, ngài Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Vậy thì có lẽ ngài thấy trong Như có một pháp duy nhất kiến tạo một người phát tâm bồ-đề chăng?

     Xá-lợi-phất: Không phải thế, ngài Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Vì như thế, trong chân lý tối hậu và khi các pháp trụ, một pháp như thế có thể đã kiến tạo một người phát tâm bồ-đề mà người ta không thể nhận biết được, ngài lấy ở đâu ra ý niệm, “người này thuộc thừa Thanh văn, người kia thuộc thừa Duyên giác, và người đó thuộc đại thừa”? Nếu một Bồ-tát nghe không có sự khác nhau, phân biệt hay sai khác này giữa ba loại người phát tâm bồ-đề, cho đến độ họ được cùng cái Như đó bao bọc, không trở nên sợ hay vô cảm trong tâm, không quay lại, thì nên biết rằng ngài ấy sẽ đi đến giác ngộ. [321]

     Thế Tôn: Nói hay, Tu-bồ-đề. Nhờ thần lực và sự hộ trì của Như Lai ông đã được hứng khởi khi nói điều này.

     Xá-lợi-phất: Bồ-tát ấy sẽ đi, Ôi Thế Tôn, đến giác ngộ nào?

     Thế Tôn: Đến giác ngộ viên mãn vô thượng.

 

  1. NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT

CHO SỰ ĐI ĐẾN GIÁC NGỘ

 

     Tu-bồ-đề: Một Bồ-tát nên hành xử như thế nào, nên tu luyện

như thế nào, nếu ngài ấy muốn đi đến giác ngộ viên mãn vô thượng?

     Thế Tôn: Bồ-tát ấy nên theo cùng một thái độ đối với tất cả chúng sinh, tâm ông ấy nên bình đẳng đối với tất cả chúng sinh, ông ấy sẽ không vận dụng người khác với tâm không bình đẳng, mà với tâm từ mẫn, khéo sắp xếp, giúp đỡ, không có sự không ưa thích, tránh làm hại làm đau, ông ấy nên vận dụng người khác tựa như họ là mẹ, cha, con trai hay con gái của mình. [322] Một Bồ-tát nên hành xử như một cứu tinh đối với tất cả chúng sinh, ông ấy nên tu luyện mình nếu muốn biết giác ngộ viên mãn vô thượng. Ông ấy nên tự mình trụ trong sự kiêng kỵ tất cả điều ác, ông ấy nên bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, làm chủ trí tuệ, quán sát sự tùy thuộc phát sinh [mười hai nhân duyên], cả hai chiều xuôi và ngược, và ông ấy nên cũng thúc giục những người khác làm như vậy, đốc thúc và khích lệ họ. Cùng cách ấy, ông ấy nên trụ nơi mọi vật từ thiền định về các chân lý đến giai đoạn khi ông ấy đạt được sự chắc chắn rằng là một Bồ-tát ông ấy sẽ được độ, và khi ông ấy thuần thục chúng sinh. Ông ấy cũng nên thúc giục những người khác làm như vậy, đốc thúc và khích lệ họ. Khi ông ấy nhiệt tình mong muốn tất cả điều đó và tu luyện mình, thì mọi sự vật sẽ hiển bày với ông ấy, từ sắc đến trật tự lập thành của pháp.

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XVII

         

          NHỮNG ĐỨC TÍNH, BIỂU HIỆU VÀ

         DẤU HIỆU CỦA BẤT THỐI CHUYỂN

 

  1. NHỮNG BIỂU HIỆU SAI BIỆT

CỦA BẤT THỐI CHUYỂN

 

     Tu-bồ-đề: Ôi Thế Tôn, gì là những thuộc tính, biểu hiệu và dấu hiệu của một Bồ-tát bất thối chuyển, và làm sao chúng ta có thể biết được một Bồ-tát bất thối chuyển?

     Thế Tôn: Mức độ của người thường, mức độ của Thanh văn, mức độ của Duyên giác, tất cả được gọi là “mức độ của Chân như.” Với ý niệm tất cả những mức độ này, thông qua Chân như, thì không phải hai, không bị phân chia, không bị phân biệt, không phân biệt, ông ấy nhập vào Chân như này, tánh này của Pháp. Sau khi ông ấy đứng vững trong Chân như, ông ấy không tưởng tượng cũng không phân biệt nó. Theo nghĩa đó, ông ấy thực sự nhập vào Chân như. Khi ông ấy đã nhập vào nó như thế, ngay cả khi ông ấy bỏ hội chúng, nơi ông ấy đã nghe về Chân như, ra đi, ông ấy không do dự, không trở nên bối rối, không nghi ngờ, và ông ấy không bị mê mờ bởi ý niệm [về sắc, v.v…] rằng ‘nó không phải như thế.’ Trái lại, ông ấy tin chắc rằng ‘nó đúng là như thế, đúng là Chân như,’ và như thế ông ấy phóng vào nó. Nhưng ông ấy không bập bẹ như trẻ con về mọi điều đến trong đầu ông ấy. Ông ấy chỉ nói khi nó lợi ích [cho người khác] và không nói khi nó không lợi ích. Ông ấy không coi thường những gì người khác làm hay không làm. Được phú bẩm những thuộc tính, biểu hiệu và dấu hiệu này, một Bồ-tát nên nhớ trong tâm như là bất thối chuyển đối với giác ngộ viên mãn. Hơn nữa, một Bồ-tát bất thối chuyển không làm mai mối cho các Sa-môn hay Bà-la-môn của các trường phái khác, bảo họ rằng họ biết cái gì đáng biết, họ thấy cái gì đáng thấy. [324] Ông ấy không đảnh lễ những Thần xa lạ, không cúng dường hoa hương, v.v…, không đặt sự tin tưởng nơi các Thần ấy. Ông ấy không còn tái sinh ở những nơi thống khổ, cũng không bao giờ trở lại thành nữ nhân. Hơn nữa, này Tu-bồ-đề, một Bồ-tát bất thối chuyển đảm đương giữ mười thiện đạo. Ông ấy tự mình giữ, và thúc giục người khác giữ, không sát sinh, không lấy vật gì không được cho, không tà dâm, không say sưa làm mờ ám tâm, không nói dối, không nói lời ác, không nói lời thô bạo, không nói lầm bầm không rõ ràng, không tham lam, không ác ý, không tà kiến. [325] Hoàn toàn chắc chắn một Bồ-tát không thối chuyển giữ mười thiện đạo, và thúc giục người khác giữ chúng, thúc đẩy và khuyến khích họ làm như thế, thiết định và xác thực người khác nơi chúng. Ngay cả trong mộng, ông ấy không bao giờ vi phạm mười giới đó, và ông ấy không ấp ủ những vi phạm như thế trong tâm. Ngay cả trong mộng, một Bồ-tát bất thối chuyển cũng giữ mười thiện đạo hiện diện trong tâm mình. Hơn nữa, khi một Bồ-tát bất thối chuyển làm chủ một bản kinh văn, và cúng dường nó cho người khác, trong tâm ông ấy có sự vui sướnghạnh phúc của tất cả chúng sinh, và ông ấy cúng dường pháp phẩm ấy chung cho tất cả chúng sinh, không phân biệt. [326] Hơn nữa, khi được dạy cho các pháp thâm sâu, một Bồ-tát không do dự, không trở nên bối rối, không nghi ngờ, không bị mê mờ. Ông ấy chỉ nói những gì lợi ích, ông ấy nói một cách dịu dàngchừng mực. Ông ấy ít lười biếng hay trầm trệ, và ông ấy mất hết tất cả những thiên kiến tiềm tàng cho cái ác. Dù ông ấy đi ra ngoài hay trở về, tâm ông ấy không lang thang, nhưng niệm của ông ấy cố định ở trước ông ấy. Khi bước đi trên đất ông ấy biết mình làm gì, và khi nhấc bàn chân lên hay đặt nó xuống ông ấy không lơ là cũng không vội vàng mà vẫn thong dong. Y áo của ông ấy không có chí rận, các thói quen của ông ấy sạch sẽ, ông ấy hiếm khi đau bệnh, và ít phiền não. Nơi thân ông ấy tám vạn gia đình của loài sâu hiện diện nơi thân của các chúng sinh khác không thể phát triển được gì cả, bởi vì các thiện căn của ông ấy đã nâng ông ấy lên cao bên trên toàn thể thế gian. Và vì các thiện căn đó của ông ấy tiếp tục gia tăng, theo trình tự ông ấy sẽ được sự thanh tịnh toàn hảo của thân, ngữ và ý. [327]

     Tu-bồ-đề: Sự thanh tịnh hoàn toàn của ý, về phần của Bồ-tát này,

nên hiểu như thế nào?

     Thế Tôn: Khi các thiện căn đó của ông ấy tiếp tục gia tăng, theo trình tự ông ấy sẽ được cảnh giới của tâm mà ông ấy ít quan tâm, và không có sự gian xảo, lừa gạt, tà vạy và mưu kế. Thêm vào, sự thanh tịnh hoàn toàn của ý của ông ấy cũng bao gồm trong đó mà ông ấy đã siêu việt mức độ của Thanh vănDuyên giác. Hơn nữa, một Bồ-tát bất thối chuyển không phải là người chấp vào tầm quan trọng của được, vinh dự, hay danh tiếng, hay y áo, bình bát chứa của bố thí, chỗ trú hay vật dụng thuốc men dùng cho đau bệnh. Ông ấy không phải là người đầy ganh tị và hèn mọn. Và khi được dạy cho các pháp thâm sâu, ông ấy không mất can đảm; mà trí thông minh của ông ấy trở nên vững chắc, nhập sâu. Ông ấy nghe pháp từ những người khác với sự kính trọng. Tất cả những pháp mà ông ấy nghe được từ người khác ông ấy kết hợp chúng với bát-nhã ba-la-mật, và ông ấy cũng kết hợp tất cả các nghệ thuật và các nghề chuyên môn của thế gian với pháp tánh, nhờ bát-nhã ba-la-mật. Ông ấy không thấy bất cứ pháp nào mà ông ấy không buộc nó vào pháp tánh và ông ấy thấy mọi sự vật như là đang được kết hợp với nó. [328]

 

  1. NHỮNG VIỆC LÀM CỦA MA VƯƠNG

 

     Hơn nữa, Ác Ma, triệu gọi lên cảnh tám địa ngục lớn, với nhiều trăm, nhiều ngàn, nhiều trăm ngàn Bồ-tát trong đó, và y nói với vị Bồ-tát bất thối chuyển: “Những Bồ-tát đó, được Như Lai miêu tả như là bất thối chuyển, đã tái sinh nơi tám địa ngục lớn. Ông cũng vậy, vì ông đã được miêu tả như là bất thối chuyển, sẽ rơi vào các địa ngục lớn. Hãy thú nhận rằng ý niệm giác ngộ đó là một sai lầm! Hãy bỏ nó đi! Cảnh giới Phật là gì đối với ông? Theo cách đó, ông sẽ tránh khỏi tái sinh nơi các địa ngục. Nếu ông hành động như thế, ông sẽ là người đi đến thiên đường.” Dù cho lúc ấy tâm của Bồ-tát ấy không nao núng, không bối rối, nếu ông ấy chắc chắn trong tri kiến của mình rằng một Bồ-tát bất thối chuyển khả dĩ không thể bị tái sinh nơi các địa ngục ngược lại ý muốn của mình, thì đây là một biểu hiện bất thối chuyển của ông ấy. Hơn nữa, Ác Ma, có thể đến trong lớp ngụy trang một Sa-môn, và nói: “Hãy từ bỏ những gì ông đã nghe được cho đến bây giờ, hãy bỏ đi những gì đã có được cho đến hiện tại! Và nếu ông theo lời khuyên này, chúng tôi sẽ đến với ông hoài, và y nói với ông ấy: ‘Những gì ông nghe bây giờ, đó không phải là lời của Phật. Nó là thi ca, tác phẩm của những thi sĩ. Nhưng những gì tôi dạy ông ở đây, đó là giáo lý của Phật, đó là lời của Phật.’” Nếu khi nghe như vậy, một Bồ-tát nao núng và bối rối, thì nên biết rằng ông ấy là người chưa được Như Lai thọ ký, ông ấy không cố định nơi giác ngộ viên mãn, [329] ông ấy không đứng vững trong cảnh giới bất thối chuyển.  Nhưng nếu ngay cả khi nghe những lời này của Ma vương, ông ấy không nao núng mà quay về với pháp tánh, với Không sinh, với Không diệt, với Không tác dụng, thì ông ấy không phải là một trong những người đặt tin tưởng vào người khác. Một A-la-hán, một tỳ-kheo đã khô cạn rỉ lậu, không đi với người nào khác mà ông ấy tin tưởng, nhưng ông ấy đặt bản tánh của pháp ngay trước mắt mình, và Ma vương không có lối vào nơi ông ấy. Cũng vậy, một Bồ-tát bất thối chuyển không thể bị nghiền nát bởi một những người thuộc thừa Thanh vănDuyên giác, do bản tánh của mình ông ấy không thể rơi lại vào hàng Thanh văn hay Duyên giác, ông ấy cố định vào nhất thiết trí, và kết thúc nơi giác ngộ viên mãn. Hoàn toàn chắc chắn là một Bồ-tát đứng vững trong cảnh giới bất thối chuyển khả dĩ không thể bị người khác dẫn dắt sai đường. Hơn nữa, có người sẽ đến nói với vị Bồ-tát bất thối chuyển: “Cuộc hành trình trong sinh tử là sự theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, và không phải là cuộc hành trình của người trong cầu tìm giác ngộ. Hãy chấm dứt tất cả sự khổ trong chính đời này! Rồi ông sẽ không còn trải qua tất cả sự khổ và thất vọng bị ràng buộc với cảnh giới sinh tử. Chắc chắn mãi mãi, trong chính đời này nhân cách này của ông sẽ hoàn tất, tại sao ông nghĩ đến chuyện mang một cái khác nữa lên mình [vì những chúng sinh khác]?” Rồi dù cho Bồ-tát ấy không nao núng cũng không bối rối, thì chính Ma vương sẽ nói với ông ấy: “Cứ nhìn xem các Bồ-tát đó trong vô số kiếp đã trình những cần thiết của đời sống [330] với các Phật, các Thế Tôn, những người đã sống đời sống phạm hạnh trong sự hiện diện của vô số Phật, những người đã tôn vinh vô số Phật và Thế Tôn, đã hỏi các ngài về chính thừa này của các Bồ-tát, đã hỏi các ngài một Bồ-tát nên trụ như thế nào, đã nghe câu trả lời của các Như Lai, và đã hành động với nó! Bất chấp sự thật là họ đã trụ, theo đuổi và tận sức mình như họ nên làm, – đến ngày này họ chưa biết giác ngộ viên mãn! Họ trụ vững chắc trong những chỉ giáo của các ngài, họ tu luyện mình như họ nên như vậy, – nhưng họ chưa đạt đến nhất thiết trí! Rồi ông sẽ làm sao đạt đến giác ngộ viên mãn mãi mãi?” Dù cho lúc ấy ông ấy không nao núng và không bối rối, thì Ác Ma, sẽ triệu gọi một vài tỳ-kheo ở chỗ đó, và nói: “Những tỳ-kheo đó đã trở thành A-la-hán, với rỉ lậu đã khô cạn. Họ đã lên đườnggiác ngộ, trong khi họ đã đạt đến quả A-la-hán, và trở nên an định trong đó. Ông sẽ làm sao đạt đến giác ngộ viên mãn?” Hoàn toàn chắc chắn rằng một Bồ-tát phải là bất thối chuyển đối với giác ngộ viên mãn, khi người ta nói và xiển dương điều này, nếu tâm ông ấy không nao núng và không bối rối. Nếu tâm của một Bồ-tát đã nghe từ một người xa lạ những nhận xét gây thất vọng này không bị loại trừ khỏi bản tánh của pháp, nếu ông ấy không trở lại với nó, nếu ông ấy không đổi ý, nếu ông ấy thừa nhận những việc làm này của Ma vương vì cái gì, thì hoàn toàn không thể có chuyện ông ấy theo đuổi đúng trong các ba-la-mật nên không đạt đến nhất thiết trí. Ác Ma, khả dĩ không thể có được lối vào một Bồ-tát không những chỉ theo đuổi mà còn tu luyện mình đúng cách nữa, không thiếu sự hành trì được các Như Lai, những bậc đã điều đầy đủ tâm hành kết hợp với các ba-la-mật, miêu tả. [331] Nếu một Bồ-tát nhận ra các việc làm của Ma vương, nếu khi ông ấy nghe những nhận xét gây thất vọng từ những người xa lạ, mà ông ấy không từ bỏ, không tụt lại phía sau, không đổi ý, nếu ông ấy nhận ra những việc làm của Ma vương là vì cái gì, thì đây là một biểu hiệu nữa của bất thối chuyển.

     Hơn nữa, một Bồ-tát bất thối chuyển không xỏ xâu một nhận thức về sắc, v.v…, cũng không sản sinh một nhận thức. Vì Bồ-tát bất thối chuyển xuyên qua các pháp mà chúng rỗng không không có các tướng riêng nhất định nhập vào sự khẳng định rằng ông ấy sẽ đạt được sự cứu độ như là một Bồ-tát không nhận biết ngay cả pháp ấy, và vì thế ông ấy không thể xỏ xâu hay sản sinh nó được. Vì thế người ta nói rằng “một Bồ-tát là bất thối chuyển nếu ông ấy nhẫn nhục chấp nhận tri kiến về sự bất sinh.” Đây là một biểu hiệu nữa của bất thối chuyển. Hơn nữa, Ác Ma, đến trong lớp ngụy trang một tỳ-kheo cố làm nản chí Bồ-tát ấy bằng những lời: “Đồng với hư khôngnhất thiết trí này. Nó là một pháp không có, nó không hiện hữu. Ai có thể nhận biết, ai biết nó đầy đủ? Không ai có thể đến nó được, không ai có thể biết nó đầy đủ, không cái gì phải biết đầy đủ, không có người nào hiểu, không có gì phải hiểu. Ở tất cả thời gian những pháp đó đồng như hư không, ông tận lực mình vô ích, phát hiện như là việc làm của Ma vươnggiáo pháp này ‘người ta nên biết giác ngộ viên mãn,’ nó không phải là lời dạy của Phật. Người con trai hay người con gái của gia đình thiện lương lúc ấy tri kiến, hiểu rõ và biết rằng [332] cố gắng này để khuyên ông ấy từ bỏ chỉ là việc làm của Ma vương. Sau khi đã phản chiếu như thế, ông ấy nên định tâm mình vững chắc, không lay chuyển, không thể kháng cự được. Đây là một biểu hiệu nữa của bất thối chuyển.

 

  1. NHỮNG BIỂU HIỆU NỮA

CỦA BẤT THỐI CHUYỂN

 

     Hơn nữa, một Bồ-tát bất thối chuyển là người đã từ bỏ mức độ của Thanh vănDuyên giác, và tiến hành theo chiều hướng nhất thiết trí. Theo dự tính, ông ấy nhập vào thiền thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư, và ông ấy trú trong bốn thiền đó. Ông ấy trở thành người làm chủ hoàn toàn bốn thiền, nghĩa là, ông ấy nhập các định, nhưng sự tái sinh vị lai của ông ấy không phải do ảnh hưởng của chúng quyết định. Ông ấy đặt căn bản sự tái sinh của mình trên các pháp của dục giới.  Nên biết đây cũng là một dấu hiệu của bất thối chuyển nơi một Bồ-tát bất thối chuyển. Hơn nũa, một Bồ-tát bất thối chuyển không chấp vào tầm quan trọng của danh tiếng, danh hiệu hay sự nổi tiếng. Ông ấy không chấp vào một cái tên [đặc biệt mà trong bất cứ trường hợp nào nó cũng có mặt trong tánh không]. Tâm ông ấy vẫn không nao núng, và chỉ thích sự vui sướng của tất cả chúng sinh. Dù ông ấy ra đi hay trở lại, tâm ông ấy không lang lang, và ông ấy vẫn luôn luôn tâm niệm. Khi sống cuộc đời của một gia chủ, ông ấy không có sự yêu thương nhiều đối với những sự vật thích thú, và ông ấy không muốn chúng quá nhiều. Ông ấy sở hữu tất cả những vật thích thú với sự lo sợ và chán nản. Ở nơi hoang vắng bị trộm cướp khuấy phá, người ta ăn trong sợ hãi và luôn luôn nghĩ đến [333] bỏ đi, ra khỏi chỗ hoang vắng này, và không nghỉ ngơi. Cũng vậy, một Bồ-tát bất thối chuyển, sở hữu bất cứ vật thích thú nào ông ấy có thể mang theo một cách đơn giản, không hăng hái, không chấp trước. Ông ấy không phải là một trong những người quan tâm những hình tướng yêu thích. Những người sống cuộc sống của những gia chủ và những người chấp trước trong năm loại khoái lạc không kiếm sống theo cách bất thường mà theo cách chính đáng. Họ cũng không chết trong tình trạng tội lỗi, họ cũng không làm tổn thương những người khác. Vì họ thúc giục tất cả chúng sinh đạt hạnh phúc tối thượng, – những người xứng đáng đó, những bậc vĩ đại đó, những siêu nhân, những người tuyệt vời, những người huy hoàng, những người cao cả, những người hùng mạnh, những anh hùng của loài người, những người lãnh đạo của loài người, những hoa súng của loài người, những hoa sen của loài người, những người thuần chủng, Rồng của loài người, sư tử của loài người, những người huấn luyện của loài người! Trong tinh thần này các Bồ-tát sống cuộc đời của gia chủ, bởi vì họ đã được sức mạnh của bát-nhã ba-la-mật thấm nhập, – và đó là một biểu hiệu nữa của bất thối chuyển. Hơn nữa, Kim Cương Thủ[44], đại Dạ-xoa, luôn luôn theo dõi phía sau vị Bồ-tát bất thối chuyển. Không thể tấn công được, Bồ-tát ấy không thể bị người hay ma đánh bại. Tất cả chúng sinh thấy khó chinh phục ông ấy, và tâm ông ấy không bị [những cuộc tấn công của họ] quấy rầy. Các căn của ông ấy đầy đủ tất cả, và ông ấy không thiếu bất cứ cái nào. Ông ấy sở hữu các cơ quan của một người đàn ông., [334] không phải những cơ quan của một người bất lực. Trong bất cứ cách nào, ông ấy cũng không dự vào những chú thuật, lảm nhảm thì thầm, thảo mộc thảo dược, ma thuật, phù phép chữa bệnh, v.v…, mà chúng là việc làm của đàn bà. Ông ấy kiếm sống theo cách trong sạch, không theo cách sai trái. Tính cách của ông ấy là không cãi cọ cũng không tranh luận. Cái thấy của ông ấy chánh trực, ông ấy không tự nâng cao mình cũng không hạ thấp người khác. Ông ấy được phú bẩm những đức tính này và những đức tính tương tự khác. Ông ấy không tiên đoán cho những người đàn bà hay đàn ông rằng họ sẽ có con trai hay con gái. Những cách sai lầm như thế khiến ông ấy có thể chấp nhận sẽ không phải của ông ấy. Tất cả điều này là một biểu hiệu nữa của bất thối chuyển. Hơn nữa, này Tu-bồ-đề, tôi sẽ chứng minh những thuộc tính, biểu hiệu, và dấu hiệu của một Bồ-tát bất thối chuyển. Được phú bẩm chúng, ông ấy được biết là bất thối chuyển đối với giác ngộ viên mãn. Lại nữa, đó là những điều nào? Đó là những điều sau đây: Ông ấy không trao mình cho sự chiếm hữu hay dự tưởng với các uẩn, các nhập, các giới, và duyên sinh. Ông ấy không dự tưởng loại chuyện mà người ta thích nói trong xã hội, chuyện nói về vua chúa và kẻ cướp, về quân đội và những cuộc đánh nhau; về làng mạc, [335] thành phố, thị trấn, các nước, vương quốc, và kinh đô; về chính ông ấy, về các quan thượng thư, tể tướng; về đàn bà, đàn ông và những người trung tính; về những cuộc hành trình, công viên, tu viện, cung điện, ao hồ, ao sen, đám cây, vườn và núi; về quỉ Dạ-xoa[45], quỉ La-sát[46], Quỉ đói[47], quỉ Tỳ-xá-xà[48], quỉ Kataputana, quỉ Câu-bàn-trà[49]; về thức ăn, đồ uống, quần áo, đồ trang sức, nước hoa, vòng hoa và dầu xức; về đường đi, ngả tư đường, đường phố, kiệu và người; về ca khúc, vũ điệu, chuyện kể, diễn viên, vũ công, và ca sĩ hát rong; về đại dương, về sông, về đảo. Họ không hiến mình cho chuyện nói làm chướng ngại pháp, loại chuyện nói làm vui người thường, nhưng hiến mình cho chuyện nói về bát-nhã ba-la-mật, và họ trở thành những người không thiếu tâm hành kết hợp với nhất thiết trí. Nhưng họ tránh chuyện nói về đánh nhauxung đột, về cãi cọ và tranh biện. Họ có thiện chí đối với những gì đúng, và không thiện chí đối với những gì sai. Họ ca ngợi sự vắng mặt của bất hòa, và không để gây nên bất hòa. Họ muốn từ ái, và không muốn cái đối nghịch lại nó. Họ thuyết giảng pháp, và không thuyết giảng cái đối nghịch lại nó. Họ lập kế hoạch để có được cái thấy của các Như Lai trú ở các thiên thế giới khác, và như thế họ phát ý sinh niệm đưa họ đến tái sinh trong sự hiện diện của các ngài. Theo kế hoạch họ tái sinh gần các ngài, và họ không thiếu trong thị kiến của các Như Lai, [336] cũng không ở trong cơ duyên tôn vinh và phục vụ các ngài. Hơn nữa, khi một Bồ-tát bất thối chuyển nhất định chấm dứt sự hiện hữu của mình giữa chư thiên, – dù họ thuộc về cõi dục, hay cõi sắc, hay cõi vô sắc, – ông ấy được tái sinh ngay trong vùng trung tâm, ở châu Diêm-phù-đề. Vì ở biên giới các nước, chỉ có một ít người có kiến thức tốt về nghệ thuật, thi ca, chân ngôn,[50] mật tri, các luận tiêu chuẩn, những điềm lạ thường và ý nghĩa của tôn giáo, nhưng họ tái sinh rất nhiều ở vùng trung tâm. Nhưng những người tái sinh ở các vùng biên giới ít nhất cũng tái sinh ở các thị trấn lớn. Đây là một dấu hiệu nữa của bất thối chuyển. Hơn nữa, đối với một Bồ-tát bất thối chuyển không có chuyện tự hỏi là mình có phải là bất thối chuyển hay không. Chắc chắc là nó phát sinh nơi ông ấy, ông ấy không có sự bất định về giai đoạn mà ông ấy đã làm cho chính mình, và ồng ấy không chìm bên dưới nó. Y như một người Dự lưu không có những do dự hay nghi ngờ về quả Dự lưu, nếu đó là giai đoạn đúng lý của ông ấy. Cũng vậy một Bồ-tát bất thối chuyển không có những do dự hay nghi ngờ về đang ở trên giai đoạn của Bồ-tát, khi đó là giai đoạn đúng lý của ông ấy, ông ấy cũng không chìm bên dưới nó. Và khi ông ấy nhanh chóng thấy thấu suốt bất cứ hành vi nào của Ma vương có thể đã phát sinh, và không đến vì sự lưỡng lự của ông ấy. [337] Một người phạm một tội ngũ nghịch, cho đến khi chết, sẽ không bao giờ mất ý niệm về hành động đó, người ấy không thể xóa bỏ hay loại bỏ nó, nhưng nó theo người ấy cho đến khi người ấy chết. Cũng vậy, tâm bất thối chuyển của một Bồ-tát bất thối chuyển đã biết trụ vững trên địa bất thối chuyển mà đúng lý nó là của ông ấy, ngay cả toàn thể thế giới với chư thiên, nhân, a-tu-la cũng không thể làm cong hay chia rẽ ông ấy với nó. Ông ấy nhận ra bất cứ hành vi nào của Ma vương có thể đã phát sinh vì cái gì, và không đến vì dao động. Ông ấy không có do dựnghi ngờ về giai đoạn đúng lý là của ông ấy, ngay cả sau khi ông ấy đi qua đời hiện tại này, những ý niệm mà chúng là đặc tính của Thanh vănDuyên giác sẽ không phát sinh nơi ông ấy. Nhưng khi đi qua đời hiện tại này ông ấy nghĩ: “Ấy không phải là trường hợp mà ta sẽ không đạt được giác ngộ viên mãn. Ta chắc chắn đạt được giác ngộ viên mãn, ta trụ vững trên địa mà đúng lý là của ta.” Ông ấy không còn có thể bị người khác dẫn dắt lạc đường nữa, và ở địa mà nó đúng lý là của ông ấy, thì ông ấy không thể bị nghiền nát. Vì khi ông ấy đứng vững ở địa đó, tâm ông ấy trở nên không gì có thể vượt qua được, tri kiến của ông ấy trở nên không ai có thể vượt qua được. Giả sử Ác Ma, trong lốt ngụy trang làm Phật đến nói với ông ấy: “Hãy chứng ngộ quả A-la-hán trong đời này! Tiền định của ông không phải là giác ngộ viên mãn. Ông không có những đức tính, biểu hiệu và dấu hiệu mà một Bồ-tát phải được phú bẩm để đạt được giác ngộ viên mãn. Vậy thì vì sao ông phải theo đuổi trong đây?” Nếu lúc ấy Bồ-tát đó trải nghiệm tâm có sự thay đổi, thì nên biết ông ấy chưa được các Như Lai của quá khứ thọ ký giác ngộ viên mãn. [338] Mặt khác, nếu ông ấy quán sát rằng, “đây chắc chắnÁc Ma, đến sau khi y đã ngụy trang trong lốt Phật bằng ma thuật, ta bị Ma vương bám theo mãi, đây là một trong những cái do huyễn thuật tạo ra, không phải là Như Lai. Như Lai đã nói đến kết quả không nên chứng ngộ quả A-la-hán, và không khác hơn,” nếu ông ấy thấy và hiểu rằng “đây chắc chắnÁc Ma, đã tạo ra hai huyễn tướng của Phật, và muốn làm ta mất thiện cảm với giác ngộ vô thượng,” và nếu Ma vương, sau đó, quay đi, thì Bồ-tát này chắc chắn trong quá khứ đã được các Như Lai được thọ ký giác ngộ viên mãn, và ông ấy đã trụ vững ở địa bất thối chuyển của Bồ-tát. Ở đâu thấy được những đức tính, biểu hiệu và dấu hiệu này, ở đó có thể chắc chắn, không nghi ngờ gì, vì ông ấy có những phẩm tính này, ông ấy đã được các Như Lai trong quá khứ thọ ký, và đã đứng vững trên địa bất thối chuyển của Bồ-tát. Vì ông ấy có những đức tính, biểu hiệu và dấu hiệu của một Bồ-tát bất thối chuyển. Đây là một biểu hiệu nữa của bất thối chuyển. Hơn nữa, một Bồ-tát bất thối chuyển cố gắng có được thiện pháp dù cho ông ấy trả giá bằng sinh mạng của mình và tất cả những thứ tùy thuộc. Vì thế, ông ấy nỗ lực vô thượng để có được thiện pháp qua sự yêu mến và kính trọng pháp, qua sự yêu mến và kính trọng các Phật và Thế Tôn quá khứ, vị laihiện tại. Trong niềm tin quyết rằng “các Pháp thân là các Phật, các Thế Tôn.” [339] Ông ấy đạt được thiện pháp qua lòng yêu mến và kính trọng của ông ấy đối với Pháp. Ông ấy đạt được thiện pháp không những chỉ là của các Phật và Thế Tôn quá khứ mà còn là của các Phật và Thế Tôn hiện tạivị lai. Ông ấy trở nên tin quyết rằng ông ấy cũng gia nhập vào hàng những người được dự tính sẽ là các Phật và Thế Tôn vị lai, rằng ông ấy cũng đã được thọ ký giác ngộ vô thượng đó, rằng ông ấy cũng sẽ có được chính thiện pháp này. Ông ấy cũng mang trong tâm những quán xét này, trong các nỗ lực để có được thiện pháp ấy, khi ông ấy khước từ ngay cả mạng sống và những vật tùy thuộc của mình, khi ông ấy không chán nản, hay trở nên lười biếng. Đây là một biểu hiệu nữa của bất thối chuyển. Hơn nữa, khi Như Lai chứng minh pháp, một Bồ-tát bất thối chuyển không do dự hay nghi ngờ.

     Tu-bồ-đề: Ngài ấy cũng không do dự hay nghi ngờ khi một Thanh văn chứng minh pháp?

     Thế Tôn: Không, ông ấy không. Vì một Bồ-tát đã có được hạnh vô sinh pháp nhẫn không do dự hay nghi ngờ khi ông ấy nghe nói về thực tướng vô ngại của tất cả các pháp. Được phú bẩm những đức hạnh này, một Bồ-tát trở thành bất thối chuyển. [340] Cũng nên biết đây là những đức tính, biểu hiệu và dấu hiệu của một Bồ-tát bất thối chuyểngiác ngộ viên mãn.

 

 

 

Chương XVIII

 

KHÔNG    

 

  1. NHỮNG TRẠM DỪNG THÂM SÂU

 

     Tu-bồ-đề: Thật là kỳ diệu, Ôi Thế Tôn, những đức tính vĩ đại làm sao, vô hạn và vô lượng làm sao mà một Bồ-tát được phú bẩm!

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Vì một Bồ-tát bất thối chuyển đã có được tri kiến vô tậnvô biên mà các Thanh vănDuyên giác không có trình báo.

     Tu-bồ-đề: Trong nhiều kiếp liên tục Thế Tôn đã có thể tiếp tục xiển dương những đức hạnh, biểu hiệu và dấu hiệu này của một Bồ-tát bất thối chuyển. Do đó bây giờ ngài có thể chỉ những vị thế rất thâm sâu của một Bồ-tát mà chúng kết hợp với bát-nhã ba-la-mật.

     Thế Tôn: Khéo nói, Tu-bồ-đề. Hiển nhiên ông đã nêu lên những vị thế rất thâm sâu bởi vì ông muốn được chỉ dạy. “Thâm sâu,” Tu-bồ-đề, của Không đồng nghĩa với thâm sâu của Vô tướng, Vô nguyện, Vô quả, Vô sinh, Bất sinh, Vô hữu, Vô ưu, Đoạn dứt, Niết-bàn, và Ra đi. [342]

     Tu-bồ-đề: Nó chỉ đồng nghĩa với các pháp này hay với tất cả các pháp?

     Thế Tôn: Nó đồng nghĩa với tất cả các pháp. Vì sắc, v.v…, thâm sâu. Sắc, v.v…, thâm sâu như thế nào? Thâm sâu như Như, thâm sâu như sắc, v.v… Thâm sâu như Như của sắc, v.v…Ở chỗ không có sắc, đó là thâm sâu của sắc, v.v…

     Tu-bồ-đề: Thực là kỳ diệu, Ôi Thế Tôn, làm sao một thiết bị vi tế mở sắc, v.v…, ra [hay: không chướng ngại], và đồng thời chỉ Niết-bàn.

 

  1. PHỤNG SỰ BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

NHƯ THẾ NÀO

    

     Thế Tôn: Khi một Bồ-tát phản chiếu, tư duythiền định về

những địa vị rất thâm sâu này mà chúng kết hợp với bát-nhã ba-la-mật, và cố gắng trụ, tu luyệntiến bộ như đã được qui định, miêu tảgiải thích trong bát-nhã ba-la-mật, [343] rồi nếu ông ấy làm như thế trong chỉ một ngày, việc mà ông ấy làm trong một ngày đó vĩ đại làm sao! Nếu một người, xúc động bởi những quan tâm về tham, đã hẹn hò ngày gặp với một nữ nhân xinh đẹp, hấp dẫn, và nếu bây giờ nữ nhân đó bị một người khác giữ lại và không thể ra khỏi nhà được, thì Tu-bồ-đề, ý ông thế nào, những dự tưởng của người đàn ông đó được kết nối với cái gì?

     Tu-bồ-đề: Dĩ nhiên, với người đàn bà. Anh ta nghĩ đến sự đến của nàng, về những điều họ sẽ cùng làm với nhau, và về sự mừng rỡ, vui vẻhân hoan anh ta sẽ có với cô ta.

     Thế Tôn: Anh ta sẽ có nhiều ý tưởng như thế trong vòng một ngày không?

     Tu-bồ-đề: Quả thật có nhiều, Ôi Thế Tôn.

     Thế Tôn: Cũng nhiều như những ý tưởng như anh ta có trong vòng một ngày, một Bồ-tát cự tuyệt sự sinh tử, quay lưng lại với nó, tìm cách chấm dứt nó, trong rất nhiều kiếp.

 

  1. CÔNG ĐỨC

 

     Khi ông ấy trụ, tu luyện, tiến bộ, thiền định, và tinh tấn như được qui định, miêu tảgiải thích trong bát-nhã ba-la-mật này, ông ấy cũng dứt bỏ những lỗi lầm khiến ông ấy quay đi đối với giác ngộ viên mãn. [344] Nếu bây giờ một Bồ-tát hiến mình cho sự sùng mộ bát-nhã ba-la-mật, và làm những việc chỉ trong một ngày thôi trong khi trú hoàn toàn trong các tâm hành nối kết với bát-nhã ba-la-mật; và nếu một Bồ-tát khác thiếu bát-nhã ba-la-mật, nhưng cúng dường phẩm vật trong vô số kiếp; ở cấp cao hơn ông ấy là Bồ-tát, chỉ trong một ngày, tinh cần về bát-nhã ba-la-mật. Một Bồ-tát chỉ trong một ngày tinh cần về bát-nhã ba-la-mật tạo nhiều công đức hơn một Bồ-tát khác trong vô số kiếp cúng dường phẩm vật cho tất cả các hạng thánh nhân, – từ Dự lưu đến Như Lai – nhưng thiếu bát-nhã ba-la-mật. Nếu Bồ-tát khác đó không chỉ cúng dường phẩm vật như đã nói, mà thêm vào giữ giới, nhưng thiếu bát-nhã ba-la-mật, thì Bồ-tát này, người trú trong bát-nhã ba-la-mật, sẽ tạo công đức nhiều hơn nếu sau khi ông ấy xuất hiện từ hành tác của tâm trên bát-nhã ba-la-mật, ông ấy sẽ chứng minh pháp. Và điều đó vẫn đúng [345] dù cho cộng thêm Bồ-tát kia được phú bẩm nhẫn nhục. Dù cho cộng thêm ông ấy tận lực tinh tấn, gắng sức về thiền định và các giác chi, nhưng vẫn còn thiếu bát-nhã ba-la-mật; một Bồ-tát, sau khi bố thí pháp, như đã nói trước kia, sẽ chuyển nó đến giác ngộ viên mãn, sẽ tạo nhiều công đức hơn của ông ấy. Còn nhiều hơn nữa là công đức của một Bồ-tát không những chỉ bố thí pháp, không chỉ chuyển nó đến giác ngộ viên mãn, mà còn dùng loại chuyển đã được dạy trong bát-nhã ba-la-mật. Nhưng nếu một Bồ-tát, sau khi đã làm xong tất cả điều đó, không còn nỗ lực vì nó nữa trong ẩn tu thiền định, [346] thì công đức của ông ấy sẽ ít hơn công đức của người cũng nỗ lực vì nó trong ẩn tu thiền định và người được bát-nhã ba-la-mật hộ trợ, khiến cho sự ẩn tu thiền định không thiếu bát-nhã ba-la-mật. Người sau tạo được công đức nhiều hơn.

 

  1. VÔ LƯỢNG, RỖNG KHÔNG

VÀ THUYẾT THOẠI

 

     Tu-bồ-đề: Làm sao có thể nói rằng mình tạo nhiều công đứcThế Tôn miêu tả tất cả những tích lũy là kết quả của sự phân biệt sai?

     Thế Tôn: Trong trường hợp đó sự tích lũy công đức về phần của một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật cũng phải được miêu tả như là rỗng không, vô giá trị, vô nghĩa và không có thực chất. Đến mức độ một Bồ-tát tiếp tục quán tất cả các pháp theo cách này, đến mức độ ông ấy trở thành người không thiếu bát-nhã ba-la-mật. Và đến độ ông ấy không thiếu bát-nhã ba-la-mật, đến độ ông ấy tạo ra khối công đức không thể đo lường và không thể tính toán.

     Tu-bồ-đề: Có sự phân biệt hay khác biệt nào giữa không thể đo lường và không thể tính toán không?

     Thế Tôn: Nó “không thể đo lường” bởi vì tất cả những cách đo

phải ngừng lại nơi nó. Nó “không thể tính toán” bởi vì nó làm cạn kiệt tất cả mọi nỗ lực đếm nó.

     Tu-bồ-đề: Có lý do nào để cho rằng các uẩn là không thể đo lường được không?

     Thế Tôn: Có. [347]

     Tu-bồ-đề: Từ đồng nghĩa của “không thể đo lường được” là gì?

     Thế Tôn: Không, Vô tướng, Vô nguyện.

     Tu-bồ-đề: Có phải nó là từ đồng nghĩa của chỉ những pháp ấy và không phải của những pháp khác?

     Thế Tôn: Tôi chưa miêu tả tất cả các pháp như là ‘rỗng không’ ư?

     Tu-bồ-đề: Như Lai đã miêu tả tất cả các pháp chỉ là rỗng không.

     Thế Tôn: Là rỗng không, chúng cũng là vô tận. Và cái gì là không, cái ấy cũng là không thể đo lường được. Vậy thì, theo thực tướng tối hậu, không có sự phân biệt hay khác biệt nào có thể nhận biết được giữa các pháp này. Khi nói chuyện chúng đã được Như Lai miêu tả. Người ta nói chuyện khi người ta nói về ‘không thể đo lường được,’ hay ‘không thể tính toán được,’ hay ‘không thể cùng tận được’ hay ‘rỗng không,’ hay ‘vô tướng’, hay ‘vô nguyện’, hay ‘không tác dụng,’ hay ‘vô sinh,’ ‘bất sinh,’ ‘vô hữu,’ ‘vô ưu,’ ‘đoạn,’ ‘Niết-bàn.’ Sự giải thích tường tận này đã được Như Lai miêu tả như là hoàn thành sự chứng minh của ngài ấy. [348]

     Tu-bồ-đề: Kỳ diệu là thấy mức độ Như Lai chứng minh chân tánh của tất cả các pháp, và người ta không thể nói đúng về chân tánh của tất cả các pháp, [theo nghĩa xác định những thuộc tính phân biệt tách rời các thực thể có thực]. Như con hiểu nghĩa lời dạy của Như Lai, ngay cả tất cả các pháp người ta không thể nói được, theo bất cứ nghĩa thích hợp nào?

     Thế Tôn: Đúng vậy, vì người ta không thể diễn tả đúng tánh không của tất cả các pháp bằng lời.

 

  1. KHÔNG TĂNG HAY GIẢM

 

     Tu-bồ-đề: Một vật nào đó có thể tăng hay giảm không, nếu nó ở

bên kia tất cả lời nói phân biệt?

     Thế Tôn: Không, Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Nhưng nếu không thể có sự tăng hay giảm của một thực thể mà nó ở bên kia tất cả lời nói phân biệt, thì không thể có sự tăng hay giảm của sáu ba-la-mật. Vậy thì làm sao một Bồ-tát có thể đạt được giác ngộ viên mãn qua sức mạnh của sáu ba-la-mật, nếu chúng không tăng, làm sao ngài ấy có thể đến gần giác ngộ viên mãn được, vì không có sự hoàn thành các ba-la-mật, ngài ấy không thể đến gần giác ngộ viên mãn? [349]

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Chắc chắn không có sự tăng hay giảm của một thực thể ba-la-mật. Một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, và thiện xảo trong các phương tiện, hiển nhiên không nghĩ rằng “bố thí ba-la-mật này tăng, bố thí ba-la-mật này giảm.” Nhưng ông ấy biết rằng “bố thí ba-la-mật này chỉ là lời nói.” Khi ông ấy bố thí một phẩm vật ông ấy chuyển nó qua giác ngộ viên mãn những tâm hành, những ý niệm sản sinh, các thiện căn liên hệ với hành động bố thí đó. Nhưng ông ấy chuyển chúng qua theo cách như thế mà ông ấy kính trọng thực tướng thực tế của giác ngộ viên mãn. Và ông ấy tiến hành theo cùng cách khi ông ấy tự chấp nhận các bổn phận đạo đức, khi ông ấy tự hoàn thiện mình trong nhẫn nhục, [350] khi ông ấy tận lực tinh tấn, nhập các thiền, theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, phát triển bát-nhã ba-la-mật.

     Tu-bồ-đề: Vậy thì giác ngộ vô thượng này là gì? [351]

     Thế Tôn: Nó là Chân như. Nhưng Chân như không tăng cũng không giảm. Một Bồ-tát lặp đi lặp lại và thường trú trong các tâm hành kết nối với Chân như đó đến gần với giác ngộ vô thượng hơn, và ông ấy không mất lại các tâm hành. Chắc chắn rằng không thể có sự tăng hay giảm nào cả của một thực thể mà nó ở bên kia tất cả ngôn từ, và do đó không ba-la-mật nào cũng như tất cả các pháp có thể tăng hay giảm. Nó là như thế, khi trú nơi các tâm hành thuộc loại này, một Bồ-tát trở thành một người gần giác ngộ viên mãn.

 

 

 

Chương XIX

 

          NỮ THẦN SÔNG HẰNG

 

  1. TÙY THUỘC PHÁT SINH

 

     Tu-bồ-đề: Nếu một Bồ-tát đạt được giác ngộ viên mãn, có phải đó là vì sự phát tâm bồ-đề đầu tiên hay tâm bồ-đề cuối cùng? Hai hành động đó của tâm không thể kết hợp ở một chỗ nào [và vì thế chúng không thể hợp tác sinh ra kết quả]. Làm sao sự tích lũy các thiện căn của một Bồ-tát có thể xảy ra?

     Thế Tôn: Ý ông thế nào, Tu-bồ-đề, cái bấc của cây đèn dầu cháy do cái chạm đầu tiên của ngọn lửa hay do cái chạm cuối cùng của ngọn lửa.

     Tu-bồ-đề: Không phải vậy, Ôi Thế Tôn! Nó không cháy do cái chạm đầu tiên của ngọn lửa cũng không phải do sự không tùy thuộc của nó, và nó cũng không cháy do cái chạm cuối cùng của ngọn lửa cũng không do sự không tùy thuộc của nó.

     Thế Tôn: Rồi cái bấc ấy có nhất định cháy không?

     Tu-bồ-đề: Có, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Cũng vậy, chẳng phải qua tâm thứ nhất hay cuối cùng về giác ngộ, cũng chẳng phải do sự không tùy thuộc của chúng [353] mà một Bồ-tát đạt được giác ngộ viên mãn. Ông ấy không đạt được nó qua những phát sinh của tâm, cũng không khác hơn qua những phát sinh ấy. Song ông ấy đạt được giác ngộ viên mãn.

 

  1. KHÔNG PHÁT TRIỂN

 

     Tu-bồ-đề: Thâm sâu là sự tùy thuộc phát sinh này!

     Thế Tôn: Này Tu-bồ-đề, tâm đó [đầu tiên] đã đoạn [sau khi xuất hiện chốc lát] sẽ phát sinh lại [vào lúc có tâm thứ nhì] không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Tâm đó đã phát sinh [trong quá khứ], có phải là do chính bản tánh của nó chịu số phận phải đoạn không?

     Tu-bồ-đề: Dạ phải, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Nếu một vật do chính bản tánh của nó chịu số phận phải đoạn, nó sẽ bị diệt không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn. [354]

     Thế Tôn: Tâm ấy [chưa] sinh, có phải do bản tính của nó chịu số phận phải đoạn không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn [bởi vì một vật chưa sinh không thể bị đoạn được].

     Thế Tôn: Nhưng khi nó đến điểm mà bản tánh của nó chịu số phận phải đoạn, thì nó sẽ bị diệt không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Nếu yếu tánh của tâm đó không dính líu với sinh hay đoạn, thì nó sẽ bị đoạn không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Nếu một pháp, do yếu tánh của nó, đã bị đoạn trong tự tánh, pháp ấy sẽ bị đoạn không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Chân tánh của các pháp sẽ bị đoạn không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Bồ-tát ấy sẽ trụ vững theo cùng cách Chân như trụ vững không?

     Tu-bồ-đề: Dạ, ngài ấy sẽ trụ vững. [355]

     Thế Tôn: Rồi Chân như đó sẽ không ở trong nguy hiểm bị thay đổi xa rời tính bất động cao vời của nó chăng?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Thâm sâuChân như.

     Tu-bồ-đề: Nó thâm sâu, Ôi Thế Tôn.

     Thế Tôn: Tâm có ở trong Chân như không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Tâm có [đồng với] Chân như không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Tâm có khác hơn Chân như không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Ông có thể thấy Chân như chăng?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Một người theo đuổi tựa như Chân như, người ấy theo đuổi trong thâm sâu chăng?

     Tu-bồ-đề: Người ấy không theo đuổi ở đâu cả. Vì bất cứ ý tưởng nào về sự biểu hiện của người ấy, theo thói quen, không tiến hành nơi người ấy cũng không xảy ra với người ấy.

     Thế Tôn: Một Bồ-tát theo đuổi ở đâu khi ông ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật? [356]

     Tu-bồ-đề: Trong thực tướng cứu cánh.

     Thế Tôn: Khi theo đuổi trong thực tướng cứu cánh ông ấy có theo đuổi trong tướng?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Rồi đối với ông ấy tướng có phải là một cái gì đó mà ông ấy không hủy bỏ bằng cách phát triển thiền định không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Rồi đối với vị Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, tướng ấy có trở thành một cái gì đó mà ông ấy không hủy bỏ bằng cách phát triển thiền định không?

     Tu-bồ-đề: Bồ-tát ấy không tạo bất cứ nỗ lực nào, trong khi ngài ấy theo đuổi trong chiều hướng của một Bồ-tát trong lần sinh hiện tại, để đạt đến cảnh giới trong đó tất cả các tướng đều bị bỏ hết. Nếu ngài ấy đạt đến cảnh giới ấy trước khi tất cả Phật pháp đầy đủ nơi ngài ấy, ngài ấy sẽ tự động trở thành một Thanh văn. Sự thiện xảo trong các phương tiện của một Bồ-tát gồm trong đây, là ngài ấy tri kiến tướng ấy, cả dấu hiệu và nguyên nhân, song ngài ấy hoàn toàn đầu hàng Vô tướng [pháp giới, trong đó không tướng nào từng xuất hiện].

     Xá-lợi-phất: Bát-nhã ba-la-mật của một Bồ-tát có tăng khi ngài ấy, ở trong mộng, có phát triển ba cửa giải thoát, nghĩa là, Không, Vô tướngVô nguyện không?

     Tu-bồ-đề: Nếu nó tăng qua sự phát triển ban ngày, rồi nó cũng tăng nơi người mộng [về nó]. Vì Thế Tôn có nói rằng mộng và tỉnh không phân biệt, [cốt yếu là đồng]. Nếu [357] một Bồ-tát thọ nhận bát-nhã ba-la-mật, ngày ngày theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, thì ngài ấy trong mộng cũng vẫn hoàn toàn gần gũi với bát-nhã ba-la-mật, rồi bởi vì thực hành lặp đi lặp lại bát-nhã ba-la-mật ngài ấy trong mộng cũng sẽ phát triển nó rất nhiều.

     Xá-lợi-phất: Nếu có người trong mộng thực hiện một hành vi, thiện hay bất thiện, hành vi ấy có được thêm vào cái khối hay sự tích tập nghiệp của người ấy không?

     Tu-bồ-đề: Cho đến bây giờ Thế Tôn đã dạy rằng tối hậu tất cả các pháp đều như mộng, cho đến bây giờ [nghĩa là, theo quan điểm thực tại tối hậu] hành vi ấy sẽ không được thêm vào cái khối hay sự tích tập nghiệp của người ấy. Nhưng mặt khác, [theo quan điểm thực tại thực nghiệm], hành vi ấy sẽ được thêm vào cái khối hay sự tích tập nghiệp của người ấy nếu, sau khi tỉnh giấc, người ấy nghĩ giấc mộng đã qua, và một cách ý thức hình thành ý kiến rằng người ấy muốn giết một người nào đó. Làm sao người ấy làm điều đó? Trong mộng người ấy có thể sát sinh, khi thức dậy, người ấy suy nghĩ như vầy: “tốt là y đã bị giết! Đúng là y đã bị giết! Phải là y đã bị giết! Là ta đã giết y.” Những ý nghĩ như thế tương đương với ý kiếný thức là người ấy muốn giết một người nào đó.   

 

  1. KHÔNG TRỢ DUYÊN KHÁCH QUAN

VÀ KHÔNG TỰ TÁNH

 

     Xá-lợi-phất: Vì kết quả của những tư duyý thức như thế, nếu hành vi ấy của người đó được thêm vào sự tích tập nghiệp của người ấy, thì hành vi của Phật, Thế Tôn, khi ngài ấy tự nghĩ, một cách có ý thức hình thành ý kiến ngài ấy muốn nhập diệt, [358] cũng sẽ được thêm vào cái khối và sự tích tập nghiệp của Phật ư?

     Tu-bồ-đề: Không, quả thực không, thưa ngài Xá-lợi-phất. Vì Như Lai là người đã bỏ hết tất cả suy tư và phân biệt. Hư không tự nó không thể phát sinh một hành vi hay ý nghĩ mà không có trợ duyên khách quan. Một hành vi chỉ có thể phát sinh với trợ duyên khách quan, không phải không có. Một ý nghĩ chỉ có thể phát sinh với trợ duyên khách quan, không phải không có. Những hành động lý trí phải liên quan với các pháp được thấy, nghe, cảm, hay biết. Liên quan với một vài đối tượng, những hành động lý trí nhận sự ô nhiễm lên chính chúng, liên quan với những đối tượng khác, chúng nhận sự thanh tịnh. Những hành động ý chí và những hành vi, do đó, chỉ có thể phát sinh với có hay không có trợ duyên khách quan.

     Xá-lợi-phất: Vì Thế Tôn đã miêu tả tất cả những trợ duyên khách quan là ly cách [không có sự liên hệ vốn có với chủ thể], làm sao một hành động ý chí chỉ có thể phát sinh với có hay không có trợ duyên khách quan?

     Tu-bồ-đề: Một hành động ý chí phát sinh với trợ duyên khách quan, và không phải không có trợ duyên khách quan, theo nghĩa người ta xử lý một trợ duyên khách quan thực tế không hiện hữu như là một tướng, như là một trợ duyên khách quan. Sự thực, hành động ý chí cũng ly cách, cũng là một tướng. Và như vậy là các nghiệp hành bị vô minh duyên, và như vậy tất cả các mắt xích duyên sinh, cho đến suy và chết bị sinh duyên. Như vậy ngay cả các trợ duyên khách quan cũng ly cách. Hành động ý chí ly cách với tướng, và nó phát sinh chỉ liên hệ với những biểu hiện thế tục hiện hành trong thế gian.

     Xá-lợi-phất: Nếu trong mộng một Bồ-tát cúng dường một phẩm vật, và hiến nó cho giác ngộ viên mãn, có thể gọi phẩm vật ấy là được cúng dường một cách hiệu quả không? [359]

     Tu-bồ-đề: Chúng ta đang mặt đối mặt với ngài Di-lặc, bậc Bồ-tát, bậc đại sĩ. Như Lai đã thọ ký sự giác ngộ vô thượng của ngài ấy. Ngài ấy là nhân chứng trực tiếp vấn đề này, ngài ấy sẽ trình bày vấn đề này.

     Xá-lợi-phất: Thưa ngài Di-lặc, Trưởng lão Tu-bồ-đề đã nói: “Có ngài Di-lặc, bậc Bồ-tát, bậc đại sĩ! Ngài ấy sẽ trình bày vấn đề này.” Xin hãy trình bày vấn đề này, Tôn giả Bất Năng Thắng[51]!

     Di-lặc: Liên hệ với những gì Tôn giả Tu-bồ-đề đã nói, cái gì tương ứng với những chữ “Di-lặc” và “ngài ấy sẽ trình bày vấn đề này”? Sắc của tôi sẽ trả lời? Hay thọ, tưởng, hành, hay thức của tôi? Ngoại tướng của tôi sẽ trả lời, hay hình dạng của tôi? Hay không của sắc sẽ trả lời, hay không của thọ, tưởng, hành, hay thức? Hiển nhiên không của sắc, v.v…, không có khả năng trả lời. [360] Tôi không thấy bất cứ một pháp nào đó trả lời, hay pháp ấy trả lời, hay do pháp ấy mà người ta có thể trả lời, hay bất cứ pháp nào cũng được thọ ký giác ngộ vô thượng.

     Xá-lợi phất: Thưa ngài Di-lặc, vậy thì có lẽ ngài thực sự có chứng kiến các pháp theo cách ngài dạy chứ?

     Di-lặc: Tôi không có. Ngay cả tôi không biết các pháp đó, không nhận biết, không thấy chúng, theo cách lời tôi nói diễn đạt, và ý nghĩ của tôi phản chiếu lên chúng. Nhưng chắc chắn thân không thể tiếp xúc với chúng, ngữ không thể diễn đạt chúng, ý không thể quán sát chúng. Đó là tự tánh của tất cả các pháp, bởi vì chúng không có bất cứ tự tánh nào.

     Xá-lợi-phất nghĩ: Quả thật trí tuệ thâm sâu là Bồ-tát Di-lặc, bậc đại sĩ này. Làm sao ngài ấy xiển dương bát-nhã ba-la-mật mà ngài ấy đã theo đuổi trong thời gian dài như thế!

     Thế Tôn: Vì sao ý nghĩ ấy xảy ra với ông? Này Xá-lợi-phất, ông có thể thấy pháp được phú bẩm mà với nó ông đã thành một A-la-hán không?

     Xá-lợi-phất: Dạ không, thưa Thế Tôn. [361]

     Thế Tôn: Cùng cách ấy, nó không xảy ra với một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, rằng “pháp này đã được định trước cho giác ngộ viên mãn, pháp đó sẽ được định trước, pháp đó đang được định trước, pháp đó sẽ biết giác ngộ viên mãn.” Khi theo đuổi theo cách như thế, thì ông ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật.

    

  1. NĂM CHỖ GÂY SỢ HÃI  

 

     Trong khi ông ấy theo đuổi như thế, ông ấy không sợ. Ông ấy được tiêm nhiễm sức mạnh mà ông ấy đã có được [trong sự theo đuổi trong cái không căn bản], và nó làm cho ông ấy có thể khăng khăng trong nỗ lực và nghĩ: “Ấy không phải là trường hợp mà ta sẽ không giác ngộ viên mãn.” Nếu ông ấy theo đuổi như thế, là ông ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Hơn nữa, một Bồ-tát không sợ khi ông ấy đi vào nơi hoang vắng đầy dã thú. Vì ấy là bổn phận khước từ mọi sự vật vì tất cả chúng sinh của ông ấy. Vì thế ông ấy nên phản ứng bằng cách nghĩ: “Nếu những dã thú này có vồ ta, thì đó sẽ là phẩm vật bố thí của ta cho chúng. Bố thí ba-la-mật sẽ trở nên hoàn hảo hơn nơi ta, và ta sẽ đến gần giác ngộ viên mãn hơn. Sau khi đạt giác ngộ viên mãn ta sẽ đi những bước để cho trong Phật địa của ta sẽ không có dã thú nào hết, nơi ấy còn không có ngay cả khái niệm về dã thú mà tất cả chúng sinh trong đó sẽ sống bằng thực phẩm cõi trời.” Hơn nữa, một Bồ-tát không nên sợ nếu ông ấy thấy mình ở nơi hoang vắng đầy bọn cướp. Vì các Bồ-tát vui thích trong việc tu thiện từ bỏ tất cả những vật tùy thuộc của mình. Một Bồ-tát phải vất bỏ ngay cả thân mình, và ông ấy phải khước từ tất cả những cái cần thiết cho đời sống. Ông ấy nên phản ứng sự nguy hiểm bằng ý nghĩ [362]: “Nếu có ai lấy đi của tôi tất cả mọi thứ cần thiết cho đời sống, thì hãy để chúng là món quà của tôi cho họ. Nếu có người cướp đi mạng sống của tôi, tôi không nên có ác ý, tức mình hay giận dữ về chuyện đó. Ngay cả chống lại họ, tôi cũng không nên có hành động phật lòng hoặc bằng thân, ngữ hay ý. Đây sẽ là cơ duyên đem các ba-la-mật bố thí, trì giớinhẫn nhục đến độ hoàn thiện vĩ đại hơn, và tôi sẽ đến gần giác ngộ viên mãn hơn. Sau khi đạt được giác ngộ viên mãn, tôi sẽ hành động và cư xử theo cách như thế mà trong Phật địa của tôi hoang vu đầy bọn cướp sẽ không có cách nào tồn tại hay ngay cả có thể suy nghĩ được. Và những tận lực đem lại sự thanh tịnh hoàn toàn nơi Phật địa ấy sẽ rất vĩ đại đến độ trong đó không có những lỗi này hay những lỗi khác hiện hữu, hay ngay cả có thể suy nghĩ được.” Hơn nữa, trong nơi hoang hóa không có nước, một Bồ-tát không nên sợ. Vì tính cách của ông ấy như thế mà ông ấy không bị kinh động hay kinh hãi. Ông ấy nên quyết định rằng sự tu luyện của mình có thể có kết quả trong việc loại bỏ toàn bộ sự khát ra khỏi tất cả chúng sinh. Ông ấy không nên run rẩy khi nghĩ rằng, nếu mình chết vì khát, mình sẽ tái sinh làm Ngạ quỉ. Trái lại, ông ấy nên hướng ý niệm đại bi đến tất cả chúng sinh, và nghĩ [363]: “Hỡi ôi, chắc chắn những chúng sinh đó phải có công đức nhỏ nếu trong thế giới của họ những nơi hoang dã như thế có thể suy tưởng được. Sau khi đạt được giác ngộ, tôi sẽ thấy rằng trong Phật địa của tôi những nơi hoang vắng như thế không hiện hữu, hay ngay cả không thể nghĩ bàn được. Và tôi sẽ ban cho tất cả chúng sinh công đức nhiều đến độ họ sẽ có nước tuyệt hảo nhất. Như thế tôi sẽ tận lực tinh tấn kiên định nhân danh tất cả chúng sinh, như vậy vào cơ hội đó tinh tấn ba-la-mật cũng sẽ trở nên hoàn hảo hơn nơi tôi.” Hơn nữa, ở nơi hoang hóa không thực phẩm, một Bồ-tát cũng không nên sợ. Ông ấy nên trang bị ý nghĩ: “Tôi sẽ tận lực tinh tấn kiên định, tôi sẽ tịnh hóa Phật địa của riêng tôi theo cách đó, sau khi tôi đạt được giác ngộ, ở nơi Phật địa đó sẽ không có những hoang hóa không thực phẩm, và không ai ngay cả có thể nghĩ bàn được. Những chúng sinh trong địa đó sẽ hoàn toàn hạnh phúc, đầy hạnh phúc, sở hữu tất cả hạnh phúc. Và như thế tôi sẽ hành động toàn bộ ý muốnkế hoạch của những chúng sinh sẽ được giải thoát. Y như chư thiên ở trời Ba mươi ba một ý tưởng trong tâm họ cũng đủ phát sinh bất cứ điều gì họ có thể ham muốn, như vậy tôi sẽ tận lực tinh tấn kiên định, như thế những chúng sinh đó có thể nhận thức và sản sinh mọi thứ chỉ bằng ý nghĩ đến nó trong tâm họ. Để những ý muốn chính đáng của họ được thực hiện, để những chúng sinh đó, ở mọi nơi và bất cứ ở đâu, sẽ không thiếu những nhu cầu của đời sống, [364] tôi sẽ vì thế đấu tranh cho sự thanh tịnh hoàn toàn trong ý nghĩ của riêng tôi, vì tất cả chúng sinh, rằng vào cơ hội đó thiền định ba-la-mật cũng sẽ trở nên hoàn hảo hơn nơi tôi. Hơn nữa, một Bồ-tát sẽ không sợ trong một khu vực đầy các bệnh dịch. Nhưng ông ấy nên xem xét, phản chiếusuy tính cẩn thận “ở đây không có pháp nào mà bệnh có thể áp chế, cũng không có cái gọi là ‘bệnh’ là một pháp.” Trong vấn đề đó, ông ấy nên quán không, và ông ấy không nên sợ. Nhưng ông ấy không nên nghĩ rằng “đó sẽ là một thời gian quá dài trước khi tôi đạt được giác ngộ viên mãn,” và ông ấy không nên run rẩy vì một ý nghĩ như thế. Vì niệm đó [thực tế nó không phát sinh] là giới hạn cực điểm của một cái gì đó không có khởi đầu; nói cách khác, ấy là sự vắng mặt của giới hạn. Vì thế một Bồ-tát nên tránh giữ trong tâm mình về những khó khăn, và ông ấy nên nghĩ rằng giới hạn này to lớn và lâu dài mà nó không có bắt đầu, vì nó kết nối với một niệm duy nhất, nói cách khác, ấy là sự vắng mặt của giới hạn.” Điều này sẽ ngăn ngừa một Bồ-tát khỏi run rẩy vì ý nghĩ rằng còn lâu ông ấy mới đạt được giác ngộ viên mãn. Hơn nữa, này Tu-bồ-đề, nếu những lo sợ và kinh hãi này kia, dù có thấy, nghe, cảm hay biết, không khiến cho một Bồ-tát run rẩy, thì nên biết rằng “người con trai hay người con gái của gia đình thiện lương có khả năng biết giác ngộ viên mãn.” Vì thế một Bồ-tát nên mặc chiếc áo giáp ý niệm vĩ đại: [365] “Như thế tôi sẽ hành động, như thế tôi sẽ tận sức tinh tấn kiên định, sau khi tôi đạt được giác ngộ viên mãn, tất cả chúng sinh trong Phật địa của tôi sẽ không khổ vì bệnh, và sẽ còn không biết nó là gì. Tôi sẽ hành động theo cách như thế mà tôi sẽ thuyết giảng những gì Như Lai đã dạy, và tôi sẽ làm những gì tôi thuyết giảng. Như vậy tôi sẽ làm chủ bát-nhã ba-la-mật, vì tất cả chúng sinh, vào cơ duyên đó bát-nhã ba-la-mật cũng sẽ đến hoàn thành nơi tôi.”

 

  1. SỰ THỌ KÝ CỦA NỮ THẦN SÔNG HẰNG

 

     Ngay sau đó, một người đàn bà nào đó đến hội chúng, và ngồi xuống. Từ chỗ ngồi bà ta đứng lên, trật vai áo một bên ra, hai tay chắp lại bái chào Thế Tôn, và nói: ‘Ôi Thế Tôn, khi bị đặt vào những vị trí này, con sẽ không sợ và không có sợ, con sẽ chứng minh pháp với tất cả chúng sinh.’

     Vì thế Thế Tôn lúc đó mỉm một nụ cười vàng. Ánh huy hoàng của nó chiếu vô tận vô biên các thiên thế giới, nó lên đến cõi Phạm thiên, quay trở về, luân chuyển ba lần quanh Thế Tôn, và lại biến mất nơi đầu của Thế Tôn. Khi thấy nụ cười ấy, người đàn bà ấy cầm những đóa hoa vàng rắc lên Thế Tôn. Không dính cố định vào đâu, chúng giữ lơ lửng trên không. [366]

     A-nan-đa: Lý do, Ôi Thế Tôn, của nụ cười này là gì? Không phải không lý doThế Tôn thị hiện nụ cười.

     Thế Tôn: Nữ thần này của sông Hằng, An-nan-đa, trong một thời vị lai sẽ trở thành một Như Lai tên là “Kim Hoa”, – một A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện Thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn. Trong kiếp như sao trời đó, ông ấy sẽ xuất hiện trong thế gian và biết giác ngộ viên mãn. Khi chết ở đây bà ấy sẽ không còn là nữ nhân, bà ấy sẽ trở thành nam nhân. Ông ấy sẽ tái sinhDiệu hỉ,[52] Phật địa của Như Lai A-súc[53], trong sự hiện của ngài ấy, ông ấy sẽ sống cuộc sống phạm hạnh. Sau khi chết ông ấy sẽ chuyển từ Phật địa này đến Phật địa khác, không bao giờ bị mất cái thấy của Như Lai. Ông ấy sẽ tiếp tục chuyển từ Phật địa này sang Phật địa khác, từ chỗ này đến chỗ kia, luôn luôn chọn không ở những nơi không có các Phật, các Thế Tôn. Một chuyển luân vương có thể chuyển từ chỗ này đến chỗ khác, và lòng các bàn chân của ông ấy suốt đời không bao giờ dẫm lên mặt đất, [367] và ông ấy chết, cho đến lúc chết, chân không bao giờ dẫm lên nền đất. Cũng vậy, Nữ Thần sông Hằng sẽ chuyển từ Phật địa này sang Phật địa khác, bà ấy không bao giờ hay bất cứ lúc nào bị mất cái thấy của các Phật và các Thế Tôn, cho đến khi dạt được giác ngộ viên mãn.

     A-nan-đa nghĩ: Những Bồ-tát đó sẽ cùng với Như Lai A-súc thực sự phải được xem là hội các Như Lai.

     Thế Tôn đọc được ý nghĩ của A-nan-đa và nói: Đúng vậy, A-nan-đa. Các Bồ-tát đó sống đời phạm hạnh trong Phật địa của Như Lai A-súc, nên biết như là xuất hiện từ bùn, như là đã đến gần sự thành tựu giác ngộ. Thêm vào, A-nan-đa, cộng đồng các đệ tử của Như Lai “Kim Hoa” sẽ không bị bó buộc bởi bất cứ kích thước nào. Đệ tử của ngài ấy sẽ nhiều đến độ vô lượng. Trái lại, họ sẽ phải trở thành kiểu mẫu “không thể đo lường, không thể tính toán.” Thêm vào, A-nan-đa, lúc đó, vào dịp đó, trong Phật địa đó sẽ không có nơi hoang vu đầy dã thú, hay bọn cướp, và không có những nơi hoang hóa không có nước, và không có những khu vực đầy bệnh dịch, và không có những nơi hoang hóa không thức ăn. [368] Tất cả những chỗ này và những chỗ khác không thích nghi trong Phật địa ấy, sẽ không có bất cứ cách nào ở hay nghĩ bàn được. Hoàn toàn chắc chắn rằng sau khi Như Lai “Kim Hoa” đã biết giác ngộ viên mãn, tất cả những loại chỗ cảm thấy sợ hãi ấy sẽ không còn hiện hữu nữa, hoặc ngay cả có thể nghĩ bàn được.

A-   nan-đa: Ai là Như Lai mà trong sự hiện diện của ngài ấy vị

Nữ Thần này của sông Hằng trồng thiện căn của tâm bồ-đề đầu tiên và chuyển nó qua giác ngộ vô thượng?

     Thế Tôn: Đó là ở dưới Như Lai Nhiên Đăng. Và thực tế bà ấy đã rắc hoa vàng lên Như Lai Nhiên Đăng khi bà ấy yêu cầu ngài [thọ ký] giác ngộ vô thượng. Ấy là khi tôi rắc năm hoa sen lên Như Lai Nhiên Đăng, và tôi được vô sinh pháp nhẫn, và lúc ấy Như Lai Nhiên Đăng đã thọ ký sự giác ngộ vị lai của tôi bằng những lời: “Này người thanh niên, trong vị lai ông sẽ trở thành Như Lai tên là Thích-ca-mâu-ni!” Vì thế, khi nghe sự thọ ký của tôi, Nữ Thần đó đã phát sinh một niệm với kết quả [369]: “Ô, chắc chắn, giống như thanh niên đó ta cũng sẽ được thọ ký giác ngộ viên mãn!” Và theo cách đó, A-nan-đa, trong sự hiện diện của Như Lai Nhiên Đăng, Nữ Thần đó đã trồng thiện căn của tâm bồ-đề đầu tiên [và chuyển nó qua] giác ngộ viên mãn.

     A-nan-đa: Chắc chắn, như một người đã làm những chuẩn bị cần thiết, như một người đã sắp xếp cấp bậc, Nữ Thần Sông Hằng này đã được thọ ký giác ngộ viên mãn.  

     Thế Tôn: Đúng vậy, A-nan-đa, như ông nói.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XX

 

          BÀN VỀ SỰ THIỆN XẢO

TRONG PHƯƠNG TIỆN

 

  1. KHÔNG VÀ BIÊN TẾ CỦA THỰC TẠI

 

     Tu-bồ-đề: Một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật nên thành tựu cuộc thắng phục không hoàn toàn như thế nào, hay ông ấy nên nhập định không như thế nào?

     Thế Tôn: Ông ấy nên quán sắc, v.v…, là rỗng không. Nhưng ông ấy nên quán rằng với một loạt các niệm không quấy rầy theo cách như thế, khi ông ấy quán sự thật rằng “sắc, v.v…, là rỗng không,” ông ấy không xem chân tánh của các pháp [tức là, không] như một cái gì đó, là kết quả của chân tánh riêng của nó [tức là, không] là một thực thể có thực. Nhưng khi ông ấy không xem chân tánh của các pháp là vật có thực, thì ông ấy không thể nhận thức biên tế của thực tại.

     Tu-bồ-đề: Liên hệ với Thế Tôn đã nói rằng “một Bồ-tát không nên nhận thức không,” làm sao một Bồ-tát trụ [vững chắc trong phép tu tập lặp đi lặp lại] định [về không] này không nhận thức không?

     Thế Tôn: Ấy là vì vị Bồ-tát quán không mà nó sở hữu cách thức tốt nhất của tất cả các cách thức [tức là, của sáu ba-la-mật]. Tuy nhiên, ông ấy không quán rằng “Tôi sẽ nhận thức,” hay “Tôi nên nhận thức,” nhưng ông ấy quán rằng “đây là thời gian cho cuộc thắng phục hoàn toàn, và không phải để nhận thức.” [371] Không mất chính mình trong định, ông ấy buộc tâm mình vào một trợ duyên khách quan [vì bi tâm của ông ấy] và ông ấy quyết định mình sẽ nắm lấy bát-nhã ba-la-mật [chủ yếu là thiện xảo trong các phương tiện], và ông ấy sẽ không nhận thức [không, bởi vì nhận thức không không phải là mục đích cuối cùng]. Tuy nhiên, trong khi Bồ-tát ấy không mất các pháp mà chúng hành tác như các giác chi. Ông ấy không làm ảnh hưởng sự diệt các rỉ lậu [mà chúng ngăn chặn những lần tái sinh trở lại], mà hơn thế là ông ấy cũng thành tựu cuộc chinh phục hoàn toàn. Vào lúc một Bồ-tát trú trong định không – một trong những cửa giải thoát – ông ấy cũng nên trú trong định Vô tướng, nhưng không nhận thức Vô tướng. Vì được phú bẩm pháp thiện căn mà nó đã đến như thế, ông ấy quán rằng “đây là thời gian để thuần thục chúng sinh, và không phải để nhận thức.” Được bát-nhã ba-la-mật hộ trợ ông ấy không nhận thức biên tế của thực tại.

 

  1. BA TỈ DỤ

 

     Thế Tôn: Này Tu-bồ-đề, hãy giả sử rằng có một vị anh hùng tuyệt vời nhất, rất dũng mãnh, có địa vị xã hội cao, đẹp trai, hấp dẫn và đáng nhìn nhất, có nhiều đức hạnh, sở hữu tất cả những đức tính tốt nhất, những đức tính ấy phát sinh từ nơi rất cao của chủ quyền, đạo đức, học thức, khước từ, và v.v… Người ấy sáng suốt, có thể tự diễn đạt, lập thành ý kiến của mình một cách rõ ràng, chứng minh lời khai của mình; một người luôn luôn biết thời gian, nơi chốn và tình thế thích hợp cho mọi việc. Trong nghệ thuất bắn cung người ấy đi xa đến độ mình có thể, người ấy thành công trong việc phòng ngự tất cả cách tấn công, thiện xảo nhất trong tất cả các môn nghệ thuật, và hàng đầu qua những thành tựu thẩm mỹ, trong tất cả nghề thủ công. Người ấy có trí nhớ tốt, thông minh, lanh lợi, vững vàngthận trọng, thiện nghệ trong tất cả các luận thư, có nhiều bạn, giàu sang, thân thể mạnh, tứ chi to lớn, đầy đủ tất cả các căn, [372] rộng lượng với tất cả, được quí mến và thích thú đối với nhiều người, bất cứ việc làm nào người ấy có thể đảm đương người ấy quản lý hoàn thành, người ấy nói một cách có phương pháp, chia xẻ sự giàu có của mình với nhiều người, tôn vinh những gì nên tôn vinh, tôn kính những gì nên tôn kính, và sùng bái những gì nên sùng bái. Một người như thế, Tu-bồ-đề, có luôn luôn cảm thấy hoan hỉ và nhiệt tình gia tăng không?

     Tu-bồ-đề: Người ấy sẽ cảm thấy như vậy, Ôi Thế Tôn.

     Thế Tôn: Bây giờ hãy giả sử thêm nữa rằng người này đã thành

tựu rất nhiều, nên đem theo gia đình cùng với mình trong một cuộc hành trình, mẹ và cha, con trai và con gái của mình. Do một vài hoàn cảnh, họ thấy mình lạc vào trong một khu rừng hoang rộng lớn. Những người ngu trong bọn họ cảm thấy sợ, kinh hãi và tóc dựng lên. Tuy nhiên, người ấy không sợ và nói với gia đình: “Đừng sợ! Tôi sẽ đưa các người an toàn ra khỏi khu rừng đáng kinh sợ này. Tôi sẽ sớm làm cho các người được tự do!” Nếu khi ấy càng lúc càng nhiều sức mạnh thù nghịch và không ưa thích nổi lên chống lại người ấy trong khu rừng đó, người anh hùng đó có quyết định bỏ rơi gia đình, và chỉ một mình ra khỏi khu rừng đáng kinh sợ đó không? – người ấy không phải là người rút lui, được phú bẩm tất cả sức mạnh vững chắc và khí lực, là người trí tuệ, quá nhân hậuthương xót, can đảm và chủ nhân của nhiều nguồn tài nguyên. [373]

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn. Vì người đó, không bỏ rơi gia đình, có những nguồn tài nguyên sẵn sàng có thể sử dụng theo ý muốn, cả bên trong và bên ngoài. Về phía người ấy, các sức mạnh sẽ phát sinh trong khu rừng hoang đó, và chúng sẽ đứng lên vì người ấy và bảo vệ người ấy. Những kẻ thù và địch thủ của người ấy, tìm nhược điểm, kiếm nhược điểm, sẽ không có được chỗ bám nào nơi người ấy. Người ấy tài năng đối diện với tình thế, và có khả năng, không bị đau đớn hay thương tổn, sớm thoát khỏi khu rừng với gia đình và chính mình, và sẽ đến ngôi làng, thành phố hay thị trấn một cách an toànbảo đảm.

     Thế Tôn: Cũng vậy, Tu-bồ-đề, với một Bồ-tát đầy lòng thương xótquan tâm phúc lợi của tất cả chúng sinh, trú trong tâm từ, bi, hỉ và xả, được sự thiện xảo trong phương tiệnbát-nhã ba-la-mật hộ trợ, đã chuyển đúng thiện căn của mình, dùng cách chuyển hóa có sự chấp nhận của Phật. Mặc dù ông ấy nhập các định là những cửa giải thoát, tức là, các định về không, vô tướngvô nguyện, – song ông ấy không nhận thức biên tế của thực tại, nghĩa là, không rơi vào hạng Thanh văn cũng không rơi vào hạng Duyên giác. Vì ông ấy có những trợ lựcuy quyền rất mạnh có thể sử dụng theo ý mình, trong bát-nhã ba-la mật và phương tiện thiện xảo. Vì không bỏ rơi tất cả chúng sinh, như thế ông ấy có thể đạt được giác ngộ viên mãn một cách an toàn. Vào lúc một Bồ-tát đã biến tất cả chúng sinh thành trợ duyên khách quan cho tâm từ của mình, và với từ tâm cao nhất buộc chính ông ấy với họ, vào lúc đó ông ấy vươn lên bên trên sự thích gây chia rẽ của các ô nhiễm và của Ma vương, ông ấy vươn lên bên trên hàng Thanh vănDuyên giác, [374] và ông ấy trụ trong định [tâm từ]. Nhưng không phải là người đã hết rỉ lậu, ông ấy thành tựu hoàn toàn cuộc chinh phục không mà [trong trường hợp này] được phú bẩm những ba-la-mật cao nhất. Vào lúc một Bồ-tát trú trong định Không, mà nó là một cửa giải thoát, vào lúc đó ông ấy không trú trong định Vô tướng, ông ấy cũng không nhận thức định Vô tướng. Ấy giống như một con chim dang cánh theo dòng không khí. Nó không rơi xuống đất cũng không đứng trên bất cứ sự hộ trợ nào ở bất cứ nơi nào. Nó trú trong hư không, chỉ trong hư không, không được hộ trợ hay an định ở đó. Cũng vậy, một Bồ-tát trú nơi chỗ trú của không, thành tựu hoàn toàn cuộc chinh phục không. Cũng vậy, ông ấy trú trong chỗ trú của Vô tướngVô nguyện, và thành tựu hoàn toàn cuộc chinh phục Vô tướngVô nguyện. Nhưng ông ấy không rơi vào không, hay vào Vô tướng, hay vào Vô nguyện, với Phật pháp của ông ấy vẫn chưa đầy đủ. Cũng như một bậc thầy của thuật bắn cung, mạnh, luyện tập giỏi, luyện tập một cách hoàn hảo trong thuật bắn cung. Người ấy trước bắn một mũi tên lên trời. Rồi người ấy bắn một mũi tên khác kiểm soát sự rơi của mũi tên thứ nhất. Do sự kế tiếp nhau thường lệ của các mũi tên người ấy không cho phép mũi tên thứ nhất rơi xuống đất, và mũi tên đó sẽ ở trên không trung cho đến khi người ấy quyết định nó nên rơi xuống đất. Cũng vậy, một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật và được sự thiện xảo trong các phương tiện hộ trợ, không nhận thức biên tế xa nhất đó của thực tại cho đến khi các thiện căn của ông ấy thuần thục, thuần thục tốt trong giác ngộ viên mãn, [375] chỉ khi ấy ông ấy nhận thức biên tế xa nhất của thực tại. Một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, phát triển bát-nhã ba-la-mật, vì thế nên quán và thiền định về chân tánh thâm

 sâu của những pháp đó, nhưng ông ấy không nên nhận thức nó.

  1. CÁC CỬA GIẢI THOÁT

THỆ NGUYỆNCHÚNG SINH

 

     Tu-bồ-đề: Người làm điều khó làm là Bồ-tát, người làm điều khó làm nhất, nếu người ấy theo đuổi và trú trong không, nếu người ấy nhập định không, và không nhận thức biên tế của thực tại! Điều này quá ư kỳ diệu, Ôi Thiện Thệ!

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Vì Bồ-tát ấy không bỏ rơi tất cả chúng sinh. Ông ấy đã lập những thệ nguyện đặc biệt giải thoát cho tất cả chúng sinh. Nếu tâm của một Bồ-tát lập nguyện không bỏ rơi tất cả chúng sinhgiải thoát cho họ, thêm nữa, nếu ông ấy nguyện nhập định không, Vô tướng, Vô nguyện, tức là, vì ba cửa giải thoát, thì nên biết Bồ-tát ấy là người được phú bẩm sự thiện xảo trong các phương tiện, và ông ấy sẽ không giữa đường nhận thức biên tế của thực tại, trước khi Phật pháp của ông ấy trở nên đầy đủ. Ấy là vì sự thiện xảo trong các phương tiện bảo vệ ông ấy. Tâm bồ-đề của ông ấy [376] chỉ gồm trong sự thật rằng ông ấy không muốn bỏ tất cả chúng sinh lại phía sau. Khi được phú bẩm tâm bồ-đề và sự thiện xảo trong các phương tiện như thế, thì ông ấy không giữa đường nhận thức biên tế của thực tại. Hơn nữa, trong khi một Bồ-tát thực tế quán những trạm dừng thâm sâu đó, tức là, ba cửa giải thoát hay trở nên ham quán chúng, ông ấy nên lập nguyện sau đây trong tâm: “Trong một thời gian dài những chúng sinh dó, bởi vì họ đã có quan niệm về hiện hữu theo đuổi trong nhận biết về một cái căn bản. Sau khi đạt được giác ngộ viên mãn, tôi sẽ chứng minh pháp với những chúng sinh đó như vậy họ có thể bỏ những cái thấy sai về cái căn bản.” Như là một tác nhân tự do ông ấy nhập vào các định không, Vô tướng, Vô nguyện. Một Bồ-tát được phú bẩm tâm bồ-đề này và sự thiện xảo trong các phương tiện như thế không giữa đường nhận thức biên tế của thực tại. Trái lại, ông ấy không mất các định từ, bi, hỉ, và xả. Vì được sự thiện xảo trong các phương tiện hộ trợ, ông ấy làm tăng các pháp thanh tịnh càng lúc càng nhiều. Niềm tin, v.v…, của ông ấy trở nên càng lúc càng nồng nhiệt hơn, và ông ấy có được các lực, các giác chi, và đạo. [377] Hơn nữa, một Bồ-tát tư duy rằng “trong một thời gian dài những chúng sinh đó, bởi vì họ nhận thức các pháp, theo đuổi trong nhận thức về một cái căn bản,” và ông ấy phát triển tâm nguyện này như đã làm đối với tâm nguyện trước kia, nhập định không. Hơn nữa, ông ấy tư duy rằng bằng nhận thức tướng, những chúng sinh đó, trong một thời gian dài, đã theo đuổi trong tướng, và ông ấy xử lý tâm nguyện này như trước, nhập định Vô tướng. Hơn nữa, một Bồ-tát tư duy: “Trong một thời gian dài những chúng sinh này đã bị điên đảo bởi sự nhận thức về thường, về hạnh phúc, về ngã, về yêu thương. Tôi sẽ hành động theo cách như thế, sau khi giác ngộ viên mãn, tôi sẽ chứng minh pháp để họ có thể bỏ đi những cái thấy điên đảo về thường, về hạnh phúc, về ngã, về yêu thương, và để họ có thể học biết rằng ‘tất cả đây là vô thường, không phải thường; tất cả đây là bệnh, không phải hạnh phúc; tất cả đây không có ngã, không phải có ngã; tất cả đây là đáng ghét, không phải đáng yêu.’” Được phú bẩm tâm bồ-đề này, [378] và sự thiện xảo trong các phương tiện như đã miêu tả trước, được bát-nhã ba-la-mật hộ trợ, ông ấy không giữa đường nhận thức biên tế của thực tại, trước khi tất cả Phật pháp của ông ấy đầy đủ. Ông ấy trú như thế, và đã nhập định Vô nguyện, nhưng ông ấy không mất định tâm từ, v.v…Vì được sự thiện xảo trong các phương tiện hộ trợ, ông ấy làm tăng càng lúc càng nhiều các pháp thanh tịnh của mình. Niềm tin, v.v…, của ông ấy càng lúc càng trở nên nồng nhiệt hơn, và ông ấy có được các lực, các giác chi, và đạo. Nếu một Bồ-tát khởi lên ý nghĩ sau đây: “Những chúng sinh này cũng có một thời gian dài ở trong thói quen theo đuổi trong sự nhận thức về một cái căn bản, ngay cả bây giờ đây họ cũng làm thế. Trong một thời gian dài họ đã ở trong thói quen theo đuổi trong nhận thức về tướng, trong những cái thấy điên đảo, trong nhận thức về các trần (những đối tượng vật chất), trong nhận thức các đối tượng không có thực, trong những cái thấy sai, và ngay bây giờ họ tiếp tục làm như vậy. Như thế tôi sẽ làm cho những lỗi lầm này theo mỗi và mọi cách có thể ngừng lại nơi họ, chúng sẽ không thể nghĩ bàn nơi họ”; nếu một Bồ-tát đem tất cả chúng sinh vào tâm theo cách như thế, nếu ông ấy được phú bẩm sự tưởng nhớ tất cả chúng sinh này, sự phát sinh tâm này, và với sự thiện xảo trong các phương tiện, nếu ông ấy được bát-nhã ba-la-mật hộ trợ, và nếu được phú bẩm tất cả những phẩm tính này, ông ấy quán chân tánh của các pháp thâm sâu đó – qua không, hay Vô tướng, hay Vô nguyện, hay qua vô tác, vô sinh, bất sinh, [379] không có bất cứ sự khả hữu nào của chúng –  thì hoàn toàn không thể nào một Bồ-tát như thế được phú bẩm một tri kiến như thế, có thể rơi vào Bất tác, hay trở thành thâm mật với những gì thuộc về ba giới. Điều đó không thể nào có được.

 

  1. BẤT THỐI CHUYỂN 

 

     Giả sử một Bồ-tát có một Bồ-tát khác muốn đạt được giác ngộ viên mãn hỏi: “Người ta nên hoàn thành cuộc chinh phục đầy đủ ấy nên vượt qua các pháp nào? Trong tâm nên lập loại nguyện gì, những tâm nguyện khiến cho một Bồ-tát có thể không nhận thức không, hay Vô tướng, hay Vô nguyện, hay Vô tác, hay vô sinh, hay không khẳng định, nhưng tiếp tục phát triển bát-nhã ba-la-mật?” Nếu Bồ-tát ấy đáp chỉ nên chăm sóc không, Vô tướng, Vô nguyện, Vô tác, vô sinh, bất sinh, bất định, và nếu ông ấy không làm thị hiện sự phát sinh tâm không bỏ rơi tất cả chúng sinh này, hay nếu ông ấy không bao gồm sự thiện xảo trong các phương tiện trong câu trả lời của mình, thì phải biết rằng Bồ-tát này không ở trong bất thối chuyển đã được các Như Lai quá khứ thọ ký giác ngộ viên mãn. Vì ông ấy không chỉ ra pháp đặc biệt này của một Bồ-tát bất thối chuyển [tức là, sự không bỏ rơi tất cả chúng sinh], không làm gì nhiều cho nó, không làm nó thị hiện, không tuệ tri nó, không gồm nó trong câu trả lời của mình, và ông ấy không khiến người khác nhập vào địa [của sự thiện xảo trong các phương tiện] mà nó là địa đích thực của một Bồ-tát bất thối chuyển. [380]

     Tu-bồ-đề: Và làm sao một Bồ-tát, về vấn đề này, có thể được xem là bất thối chuyển?

     Thế Tôn: Nên biết ông ấy là một Bồ-tát bất thối chuyển nếu ông ấy chạm vào câu trả lời đúng dù ông ấy đã nghe bát-nhã ba-la-mật này hay chưa.

     Tu-bồ-đề: Có nhiều người theo đuổi hướng về giác ngộ, nhưng chỉ một ít có thể trả lời đúng.

     Thế Tôn: Bởi vì chỉ một ít là những Bồ-tát đã được thọ ký giai đoạn bất thối chuyển mà ở giai đoạn tri kiến này trở thành khả hữu. Nhưng những người đã được định sẵn cho nó, họ sẽ có câu trả lời đúng. Có thể chắc chắn rằng họ đã trồng những thiện căn sáng ngời trong quá khứ, và toàn thể thế giới, cùng chư thiên, người và a-tu-la, không thể che lấp chúng được.

 

  1. NHỮNG KINH NGHIỆM TRONG MỘNG

VÀ DẤU HIỆU CỦA BẤT THỐI CHUYỂN

 

     Hơn nữa, nếu một Bồ-tát ngay cả trong mộng cũng thấy rằng “tất cả các pháp đều giống như mộng,” nhưng không nhận thức [kinh nghiệm ấy, xem nó như là cứu cánh] thì cũng nên biết đó là dấu hiệu bất thối chuyển của một Bồ-tát bất thối chuyển. Nó là một dấu hiệu nữa nếu, ngay cả trong mộng của mình, dù là hạng Thanh văn hay Duyên giác, hay bất cứ vật gì thuộc ba giới cũng không trở thành một đối tượng mong ước, hay có vẻ có lợi thế đối với ông ấy. Ấy là một dấu hiệu nữa nếu, ngay cả trong mộng, ông ấy cũng thấy mình là một Như Lai, – ở giữa hội chúng hàng trăm ngàn na-do-tha câu-lợi người, [381] ngồi trong thính đường hình tròn mái có đỉnh nhọn, có cộng đồng tăng chúng vây quanh, có cộng đồng Bồ-tát tôn kính, chứng minh pháp. Là một dấu nữa nếu ngay cả trong mộng ông ấy cũng hiện lên trên không trung và chứng minh pháp với chúng sinh, nếu ông ấy nhận thức vầng hào quang quanh Phật, nếu ông ấy triệu gọi tăng chúng đi theo những phương hướng khác nhau để thực hiện nhiệm vụ của các Phật ở các thiên thế giới khác và chứng minh pháp ở đó. Ngay cả khi mộng ông ấy đã có những nhận thức như thế. Là một dấu hiệu nữa nếu khi mộng ông ấy vẫn không sợ khi một ngôi làng, thị trấn, thành phố, hay vương quốc bị cướp phá; hay khi ông ấy thấy một một đám cháy lớn gây nhiều thiệt hại đang lan rộng; hay khi ông ấy thấy những dã thú hay thú vật gây phiền khác; hay khi ông ấy sắp bị chặt đầu, hay khi ông ấy phải chịu những nỗi lo sợ và kinh hãi to lớn khác, và khi ông ấy thấy những lo sợ và kinh hãi mà những người khác phải chịu. Không trường hợp nào lo sợ và kinh hãi thực sự phát sinh nơi ông ấy, và ông ấy vẫn không sợ. Và ngay sau khi tỉnh mộng, ông ấy phản chiếu rằng “tất cả như mộng là đây, những gì thuộc về ba giới. Và theo nghĩa đó tôi nên chứng minh pháp sau khi tôi đạt được giác ngộ, là một người chứng minh pháp đúng.” Lại là một dấu hiệu nữa của bất thối chuyển, nếu một Bồ-tát, khi trong mộng thấy [382] những chúng sinh trong các địa ngục, phản chiếu rằng “Như thế tôi sẽ thực hiện điều đó nơi Phật địa của tôi, sau khi tôi đạt được giác ngộ viên mãn, sẽ không có những cảnh buồn khổ nào cả!” Cũng nên biết đây là một dấu hiệu cho thấy rằng một Bồ-tát trở nên thanh tịnh không bao giờ có thể lại tái sinh [trái với ý muốn của ông ấy] trong cảnh buồn khổ. Và làm sao người ta có thể biết được rằng không có cảnh buồn khổ trong Phật địa của Bồ-tát đó? Nếu một Bồ-tát, khi trong mộng thấy các chúng sinh tái sinh nơi địa ngục, như súc sinh, hay như Ngạ quỉ, lập niệm và quyết định đem đến một Phật địa không có những cảnh buồn khổ như thế, lúc ấy nên biết đó là dấu hiệu cho thấy rằng ông ấy đã trở nên thanh tịnh đến độ không bao giờ có thể bị tái sinh lại trong những cảnh buồn khổ ấy. Hơn nữa, một Bồ-tát có thể mộng thấy [giấc mộng tiên tri] kết quả một thị trấn hay ngôi làng bị hỏa hoạn. Sau khi tỉnh thức, ông ấy nhận xét như vầy: tôi có những đức tính, biểu hiệu và dấu hiệu mà tôi đã thấy trong giấc mộng của tôi, như là những đức tính, biểu hiệu và dấu hiệu mà một Bồ-tát bất thối chuyển nên mang trong tâm. Bởi vì Chân lý này, bởi vì lời nói của tôi về Chân lý này, hãy để cho lửa thị trấn hay lửa ngôi làng này, mà nó đang xảy ra ở đó, dịu xuống, nguội lại, tắt đi.” Nếu lửa đó lúc ấy tắt đi, nên biết [383] rằng Bồ-tát đó đã được các Như Lai trong quá khứ thọ ký giác ngộ viên mãn; nếu nó không tắt, nên biết rằng ông ấy đã không được thọ ký. Lại nữa, Tu-bồ-đề, nếu thay vì dịu xuống, cơn đại hỏa hoạn này vượt qua tất cả biên giới và lan rộng từ nhà này đến nhà khác, từ đường này đến đường khác, thì nên biết rằng Bồ-tát này trong quá đã tích tập nghiệp bao gồm trong sự từ chối pháp, tạo điều kiện cho sự yếu đuối trí tuệ xảy ra. Từ đó những hậu quả nghiệp của ông ấy đưa ông ấy đến kinh nghiệm này trong đời hiện tại [tức là, sự phiền não của ông ấy là không thể kiểm soát được lửa đó], mà đó đúng là quả của nghiệp để lại từ sự từ chối pháp [trong quá khứ]. Vì như ông biết, các đời quá khứ của một Bồ-tát qui định [sự vắng mặt hay có mặt] dấu hiệu của sự bất thối chuyển về sau. Mặt khác, nên nhớ trong tâm một Bồ-tát thành công trong việc kiểm soát lửa ấy là bất thối chuyển đối với giác ngộ viên mãn.

 

  1. BẤT THỐI CHUYỂN

HUYỀN LỰC CỦA CHÂN THẬT

 

     Và một lần nữa, Tu-bồ-đề, tôi sẽ chứng minh các đức tính, biểu hiệu và dấu hiệu mà do đó một Bồ-tát bất thối chuyển, nên nhớ trong tâm. Hãy chú ý lắng nghe kỹ. Tôi sẽ dạy ông.

     Tu-bồ-đề: Hãy như vậy đi, Ôi Thế Tôn.

     Thế Tôn: Nếu một người, nam hay nữ – trai hay gái – bị ma bắt hay chiếm giữ, thì một Bồ-tát, tình cờ gặp, nên thực hiện Hành động của Chân lý[54], và nói: “Nếu đúng là tôi đã được các Như Lai của quá khứ thọ ký giác ngộ viên mãn, [384] và nếu đúng là ý muốn của tôi đạt được giác ngộ viên mãnhoàn toàn thanh tịnh, – đến độ tôi muốn đạt được giác ngộ viên mãn và sự chú ý của tôi hoàn toàn thanh tịnh, đến độ tôi đã bỏ lại phía sau những ý niệm của Thanh vănDuyên giác. Bổn phận của tôi là đạt được giác ngộ viên mãn. Không tôi sẽ không đạt được giác ngộ viên mãn! Nhưng tôi sẽ đạt được giác ngộ viên mãn! Không có gì mà chư Phật và chư Thế Tôn trụ trong vô số thiên thế giới không tri kiến, thấy, cảm, nhận ra và biết đầy đủ. Các Phật và Thế Tôn đó biết ý muốn nồng nhiệt của tôi mà tôi cũng muốn đạt được giác ngộ viên mãn. Bởi vì đây là Chân lý, bởi vì đây là lời nói của Chân lý, nguyện cho y rời đi, kẻ nắm bắt và chiếm hữu người đó bằng sự nắm giữ ma quái!” Nếu kết quả những lời này của vị Bồ-tát mà ma đó không rời đi, nên biết rằng Bồ-tát ấy không có được sự thọ ký; nhưng nếu ma ấy

rời đi, nên biết rằng ông ấy đã được thọ ký giác ngộ viên mãn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXI

 

NHỮNG VIỆC LÀM CỦA MA VƯƠNG

 

  1. SỰ KIÊU MẠN

HUYỀN LỰC CỦA CHÂN THẬT

 

     Vị Bồ-tát, như chúng ta đã thấy, có nói: “Tôi đã được các Như Lai của quá khứ thọ ký giác ngộ viên mãn. Bởi vì đây là Chân lý, bởi vì lời của tôi về Chân lý ấy, hãy để cho ma ấy rời đi!” Đến phiên Ma vương cố gắng, vào lúc đó, xúi ma ấy rời đi. Và những nỗ lực của y sẽ mạnh mẽ và có năng lực đặc biệt khi y đối diện với một Bồ-tát chỉ mới lên xe gần đây. Lúc ấy sẽ là huyền lực của Ma vương đuổi ma ấy đi. Nhưng Bồ-tát ấy nghĩ rằng chính hùng lực của mình đuổi ma ấy đi mà ông ấy không biết rằng đó là sức mạnh của Ma vương. Rồi ông ấy buông lơi nỗ lực của mình. Nhưng kết quả chiến thắng [bề ngoài] của ông ấy đối với ma, ông ấy nghĩ rằng mình đã được thọ ký trong quá khứ, và ông ấy khinh thường các Bồ-tát khác, cười khẩy họ, khen ngợi họ một cách mỉa mai, khinh miệt và phản đối họ. Sự kiêu mạn của ông ấy sẽ tiếp tục gia tăng, sẽ trở nên hoàn toàn cứng rắn và cứng ngắc. Sự kiêu hãnh, ngã mạn, cống cao, kiêu căng giả dối, tự phụ đó giữ ông ấy xa lìa nhất thiết trí, xa lìa tri kiến vô thượng của một vị Phật, xa lìa tri kiến của Tự-hữu, [386], xa lìa tri kiến của nhất thiết trí, xa lìa giác ngộ vô thượng. Khi ông ấy gặp các Bồ-tát có thể là những thiện tri thức của ông ấy, – đạo đức trong tính cách, quyết tâm về sự cao cả, ý muốn nồng nhiệt, thiện xảo trong phương tiện, được phú bẩm pháp bất thối chuyển, – vì tự kiêu ông ấy khinh khi họ, không chăm sóc, yêu thương và tôn vinh họ. Như vậy ông ấy buộc chặt sợi dây của Ma vương thêm nữa. Người ta sẽ mong ông ấy thuộc về một trong hai hạng, hoặc là Thanh văn hoặc là Duyên giác. Như vậy, liên kết với huyền lực của sự phát biểu về Chân lý, Ác Ma có thể tạo chướng ngại đối với giác ngộ viên mãn nơi một Bồ-tát đã lên đường trên xe đại thừa nhưng chỉ mới gần đây, có ít niềm tin, ít học thức, thiếu thiện tri thức, không được bát-nhã ba-la-mật hộ trợ và thiếu sự thiện xảo trong các phương tiện. Cũng nên hiểu đây là việc làm của Ma vương đối với một Bồ-tát.

 

  1. KIÊU HÃNH TRONG QUAN HỆ

VỚI SỰ CÔNG BỐ DANH HIỆU

 

     Hơn nữa, Tu-bồ-đề, những việc làm của Ma vương cũng sẽ tác động trong sự liên hệ với việc công bố danh hiệu của một Bồ-tát. Bằng cách nào? Ma vương dùng ngay cả sự công bố danh hiệu, và những chi tiết khác liên hệ với nó, cám dỗ một Bồ-tát. Y đến với ông ấy trong tất cả mọi lốt ngụy trang, và nói: “Ông đã được các Như Lai trong quá khứ thọ ký. Bằng chứng đây là danh hiệu ông sẽ có khi là một vị Phật, và đây là những người bạn của mẹ ông, cha ông, anh ông, chị ông, bạn ông, thân nhân bên mẹ, bà con và những mối quan hệ của ông.” Y công bố những cái danh hiệu qua bảy đời về trước. Y bảo rằng ông đã sinh ở miền này trong nước này, làng, thị trấn hay khu chợ này. [387] Nếu ông có bất cứ đức tính đặc biệt nào, y sẽ bảo rằng ông cũng đã có đức tính đó trong quá khứ. Dù cho Bồ-tát ấy bản tính chậm lụt hay các căn lanh lợi, Ma vương sẽ bảo ông ấy rằng ông ấy cũng như vậy trong quá khứ. Thí dụ như ông ấy là một người ở rừng, hay một người xin ăn từ cửa nhà này sang cửa nhà khác không nhận lời mời, hay ông ấy mặc y phục làm bằng giẻ rách nhặt từ đống bụi, hay ông ấy không bao giờ ăn sau buổi trưa hay ông ấy ăn bữa trong một lần ngồi, hay ông ấy ngủ đêm ở bất cứ chỗ nào ông ấy có thể bất chợt ở đó, hay ông ấy sở hữu không hơn ba chiếc y, hay ông ấy thường sống trong mộ địa, hay ông ấy trú dưới gốc cây, hay ngay cả khi ngủ ông ấy vẫn ở trong tư thế ngồi, hay ông ấy sống ở chỗ trống, không có mái che, hay ông ấy mặc y phục làm bằng nỉ, hay ông ấy có ít ước muốn, dễ bằng lòng, không chấp trước, tiết kiệm, dịu dàng trong lời nói, hay là một người ít nói, – trong mỗi trường hợp Ma vương sẽ công bố với ông ấy rằng trong quá khứ, ông ấy cũng đã được phú bẩm cùng đức tính ấy, và chắc chắn các Như Lai quá khứ phải thọ ký cho ông ấy giác ngộ viên mãn và ở địa của Bồ-tát bất thối chuyển, vì bây giờ ông ấy có những phẩm tính như đã nói trên của một nhà tu khổ hạnh, và vì thế ông ấy hoàn toàn chắc chắn cũng phải được phú bẩm phẩm tính đó trong quá khứ. Có thể lúc ấy một Bồ-tát cảm thấy tự phụ khi nghĩ đến sự công bố các danh hiệuhoàn cảnh của mình trong quá khứ, và những sự tự trừng phạt nghiêm khắc như là một nhà tu khổ hạnh cứng rắn. Thực tế ông ấy có thể nghĩ rằng mình đã được thọ ký trong quá khứ bởi vì bây giờ ông ấy có những phẩm tính của một nhà tu khổ hạnh cứng rắn. Và Ma vương xác nhận ông ấy về quan niệm này. [388] Trong lốt ngụy trang một tỳ-kheo, hay tỳ-kheo ni, hay nam cư sĩ, hay nữ cư sĩ, hay Bà-la-môn, hay gia chủ, hay mẹ, cha, chị, bạn bè hay thân nhân, Ma vương sẽ đến với Bồ-tát ấy và bảo ông ấy rằng trong quá khứ ông ấy đã có được sự thọ ký giác ngộ viên mãn và địa bất thối chuyển của Bồ-tát vì lý do đơn giản rằng bây giờ ông ấy có những phẩm tính đó của một nhà tu khổ hạnh nghiêm túc, mà theo y, là những phẩm hạnh của một Bồ-tát bất thối chuyển. Nhưng Bồ-tát ấy không có được những thuộc tính, biểu hiệu và dấu hiệu của một Bồ-tát bất thối chuyển mà tôi đã miêu tả. Chắc chắn ông ấy là người bị Ma vương bủa vây, không giống như những Bồ-tát khác [có thể là những thiện tri thức của ông ấy]. Vì ông ấy không có được những thuộc tính, biểu hiệu và dấu hiệu mà thực tế chúng là tính cách của một Bồ-tát bất thối chuyển. Và kết quả sự công bố những hoàn cảnh quá khứ của ông ấy khiến ông ấy cảm thấy tự phụ. Vì tự phụ, bị tự phụ to lớn và cứng rắn khắc phục, bị huyền lực của Ma vương đánh bại, ông ấy khinh thường các Bồ-tát bạn, cười khẩy họ và phản đối họ. Nên nhận biết đây là việc làm của Ma vương, kẻ lợi dụng sự công bố những hoàn cảnh quá khứ của Bồ-tát. [389] Hơn nữa, này Tu-bồ-đề, Ma vương cũng hành tác liên hệ với sự thọ ký danh hiệu mà Bồ-tát ấy sẽ có khi thành Phật. Trong lốt ngụy trang một tỳ-kheo, y đến với một Bồ-tát và thọ ký cho ông ấy rằng “đây sẽ là danh hiệu của ông khi ông đạt giác ngộ viên mãn.” Và Ma vương sẽ thọ ký danh hiệu mà Bồ-tát ấy đã đoán cho mình khi ông ấy tư duy danh hiệu mà ông ấy sẽ mang sau khi giác ngộ viên mãn. Nếu Bồ-tát ấy yếu kém trí tuệ và không thiện xảo trong các phương tiện, ông ấy sẽ phản chiếu rằng danh hiệu mà vị tỳ-kheo đó đề cập đến cũng là danh hiệu chính ông ấy đã phỏng đoán. Ông ấy so sánh danh hiệu mà chính ông ấy đã nghĩ ra với danh hiệu ông tỳ-kheo kia nói, hoặc là do Ma vương vây bủa hay là do Ma vương hay đám người của y gọi dậy, ông ấy thấy rằng hai danh hiệu phù hợp với nhau, và ông ấy kết luận rằng mình đã được các Như Lai quá khứ thọ ký giác ngộ viên mãn với danh hiệu ấy. Nhưng ông ấy không có những thuộc tính, biểu hiệu và dấu hiệu của một Bồ-tát bất thối chuyển mà tôi đã miêu tả. Vì thiếu những cái đó, ông ấy cảm thấy tự phụ vì kết quả của sự thọ ký danh hiệu của ông ấy. Vì tự phụ [390] ông ấy khinh thường các Bồ-tát bạn, và nghĩ rằng, trong khi ông ấy có sự thọ ký mà họ không có. Sự kiêu hãnh, kiêu căng, tự phụ khiến ông ấy khinh thường những Bồ-tát khác đó giữ ông ấy cách xa nhất thiết trí, và tri kiến của một vị Phật. Không được bát-nhã ba-la-mật hộ trợ, thiếu thiện xảo trong các phương tiệnthiện tri thức, bị ác tri thức nắm giữ, chúng ta mong ông ấy thuộc về một trong hai hạng, hoặc Thanh văn hoặc Duyên giác. Nhưng dù vậy, sau khi đã tiêu phí một thời gian dài, một thời rất dài lạc lối và lang thang [trong sinh tử], ông ấy lại trở thành người muốn biết giác ngộ viên mãn bằng cách phục hồi bát-nhã ba-la-mật này; và nếu ông ấy đi các thiện tri thức và thường đến với họ, và nếu, theo cái nhìn mới tìm được về đời sống trước hết ông ấy chỉ trích các ý kiến trước kia của mình, mửa chúng ra, ghét chúng, ném chúng lại phía sau, thấy lỗi của chúng, – ngay cả lúc ấy cũng sẽ khó cho ông ấy đạt đến Phật cảnh. Rất nghiêm trọngxúc phạm lòng tự phụ. Trong các tỳ-kheo thuộc về thừa hay hàng Thanh văn là bốn vi phạm không thể tha thứ nghiêm trọng đến độ, nếu có người vi phạm một trong bốn tội ấy, thì người ấy không còn là tỳ-kheo, Sa-môn, con của Thích-ca (Shakya). Nghiêm trọng hơn bốn vi phạm không thể tha thứ đó là phát sinh tâm kiêu mạn vào dịp thọ ký danh hiệu, một Bồ-tát khinh thường các Bồ-tát khác, và phát sinh tam rất bất thiện, còn nghiêm trọng hơn bốn vi phạm không thể tha thứ. Không chỉ vậy mà nó còn nghiêm trọng hơn năm tội nghịch là sự phát sinh tâm này kết nối với kiêu mạn, [391] phát sinh vào dịp danh hiệu vị lai của một Bồ-tát [là một vị Phật] được công bố. Ý niệm đó còn ghiêm trọng hơn cả năm tội nghịch. Theo cách này, ngay cả qua sự công bố danh hiệu của một vị Phật, những việc làm rất vi tế của Ma vương có thể phát sinh. Cả chính Bồ-tát ấy và những người khác nên nhận ra chúng là vì cái gì và tránh đi.

 

  1. SAI LẦM LIÊN QUAN VỚI KHÔNG CHẤP TRƯỚC

 

     Hơn nữa, Ác Ma, có thể đến một Bồ-tát cổ xúy và cho ông ấy biết trong sự kết nối với phẩm tính của không chấp trước rằng Như Lai tán thán không chấp, và điều có nghĩa là nên trú trong khu rừng hẻo lánh, trong rừng rậm, trong khe núi, mộ địa, hay trên những đống rơm, v.v… Nhưng đó không phải là những gì tôi dạy về sự không chấp của một Bồ-tát, rằng ông ấy nên sống trong rừng, hẻo lánh, đơn độcly cách, hay trong rừng rậm, khe núi, mộ địa, đống rơm, v.v…

     Tu-bồ-đề: Nếu đó không phải là sự không chấp trước của Bồ-tát, vậy thì nó là gì?

     Thế Tôn: Một Bồ-tát trú trong không chấp trước khi ông ấy trở nên không chấp trước các hoạt động của tâm liên quan với Thanh vănDuyên giác [392]. Vì nếu ông ấy được bát-nhã ba-la-mật và sự thiện xảo trong các phương tiện hộ trợ, và nếu ông ấy trú trong chỗ trú của đại từđại bi hướng về tất cả chúng sinh, rồi ông ấy trú không chấp trước ngay cả khi ông ấy trú nơi láng giềng của một ngôi làng. Ấy là tôi đã sắp xếp sự không chấp trước này theo các hoạt động của tâm kết hợp với Thanh vănDuyên giác. Một Bồ-tát trú không chấp trước nếu ông ấy trải qua ngày và đêm trú trong không chấp trước này. Nếu một Bồ-tát trú trong chỗ trú này trong khi ông ấy sống ở những chỗ trú hẻo lánh, trong rừng hẻo lánh, trong rừng rậm, trong khe núi hay nơi mộ địa, thì ông ấy trú không chấp trước. Nhưng không chấp trước như Ác Ma giới thiệu, – tức là, trú trong rừng hẻo lánh, rừng rậm, khe núi, và mộ địa, – nếu sự không chấp trước đó thực tế bị những tâm hành kết hợp với Thanh vănDuyên giác làm ô nhiễm thì, vì ông ấy không tu tập bát-nhã ba-la-mật, ông ấy không thực hiện những điều kiện cần thiết để đạt được nhất thiết trí. Ông ấy trú ở nơi trú bị ô nhiễm, và trong tâm hành không hoàn toàn thanh tịnh, và vì thế những hành vi của thân, ngữ và ý của ông ấy không thể thanh tịnh hoàn toàn. Vì thế ông ấy khinh thường các Bồ-tát khác trú trong làng mạc, nhưng họ không bị ô nhiễm bởi những tâm hành kết hợp với Thanh vănDuyên giác, những người trú trong chỗ trú của bát-nhã với nhiều thiết bị và đại bi của nó. Vì những hành vi của thân, ngữ, và ý của ông ấy không hoàn toàn thanh tịnh, ông ấy chỉ là người trú trong ô nhiễm, không phải là người trú trong không chấp trước, mặc dù ông ấy có thể trú trong khu rừng hẻo lánh. Ban đầu ông ấy khinh thường những người sống nơi láng giềng của một ngôi làng, dù họ trú nơi trú của bát-nhã, với những thiết bị và đại bi của nó, dù họ hoàn toàn thanh tịnh theo cách huân tập trong những gì họ làm với thân, ngữ, và ý, dù họ không chấp những tâm hành kết hợp với các Thanh vănDuyên giác, không bị chúng ô nhiễm [393]; sau đó ông ấy thấy rằng mình không thể có được Thiền, Định, Chứng đắc, Giải thoátThần thông, và thấy rằng chúng không đạt sự thành tựu nơi mình. Lý do là ông ấy không có sự thiện xảo trong các phương tiện. Dù cho một Bồ-tát có thể trú trong các khu rừng hoang vắng rộng hằng trăm dặm, không có đồng hành nào khác hơn những dã thú săn mồi, hươu nai, những bầy chim, ngay cả không nhiều là những con vật hoang dã, những Dạ-xoa và La-sát, và không bị phiền não vì sợ bọn cướp, và ông ấy có thể định cư ở đó dù một năm hay một trăm năm, hay ngay cả hằng trăm ngàn na-do-tha câu-lợi năm, hay nhiều hơn nữa; – nếu ông ấy không biết sự không chấp trước mà tôi đã giải thích, và qua đó một Bồ-tát trú như là người đã lên đường với ý muốn nồng nhiệt, đã đạt được ý muốn nồng nhiệt; rồi ngay cả một người hoàn toàn sùng mộ đời sống trong khu rừng hẻo lánh không làm tâm tôi hoan hỉ, nếu ông ấy không biết [sự không chấp trước] này, nếu ông ấy không thiện xảo trong các phương tiện, nếu ông ấy biết được sự không chấp trước đó của mình, bám vào nó, nhất quyết với nó, chiều chuộng nó. Vì sự không chấp trước của một Bồ-tát mà tôi đã miêu tả không hiện ra trong sự không chấp trước của ông ấy. Nhưng từ chỗ cao trên không trung Ma vương sẽ nói với người trú trong rừng hẻo lánh rằng ông ấy trú tốt, rằng sự không chấp trước của ông ấy là sự không chấp trước mà Như Lai đã miêu tả, rằng ông ấy nên tiếp tục trú trong sự không chấp trước này, và vì thế ông ấy sẽ nhanh chóng đạt được giác ngộ viên mãn. [394] Khi ông ấy rời chỗ ly cách đó trong rừng và trở lại làng, ông ấy khinh thường các Bồ-tát ở đó, những tỳ-kheo hành xử đường hoàng, đức hạnh, tính cách đáng yêu, không bị ô nhiễm bởi những tâm hành kết hợp với Thanh vănDuyên giác, và sống cuộc sống hoàn toàn thanh tịnh nơi thân, ngữ, và ý. Ông ấy bảo họ rằng chắc chắn họ không trú trong chỗ trú không chấp trước mà trong chỗ trú ô nhiễm và đông đúc. Những Bồ-tát ở đó, trú trong chỗ trú không chấp trước, ông ấy cảnh báo những chỗ trú ô nhiễm và đông đúc. Ông ấy cố gắng cam kết với họ một chỗ trú không chấp trước [vì ông ấy nghĩ vậy]. Ông ấy yêu cầu họ kính trọng sự cư trú ly cách của mình, ông ấy trở nên kiêu hãnh, và bảo họ: “Các tiên nhân đã ủng hộ tôi, các tiên nhân đã đến báo tin cho tôi! [Chỗ ly cách trong rừng] này, Tu-bồ-đề, là chỗ trú tôi trú. Chỗ trú gì trong làng từng được tiên nhân ủng hộ và báo tin?” Bằng kiểu này ông ấy khinh thường những người thuộc thừa Bồ-tát. Nên biết ông ấy là một Bồ-tát Chiên-đà-la (Candala), một kẻ làm ô danh các Bồ-tát, là một giả Bồ-tát, một ngụy Bồ-tát, một bẩn Bồ-tát, một kẻ cướp đội lốt Sa-môn, một kẻ cướp của những người thuộc thừa Bồ-tát, một tên cướp của thế giới chư thiên. Chắc chắn không nên chăm sóc, thương mến hay tôn vinh một kẻ như thế. Vì những người như thế đã rơi vào tự phụ. [395] Họ sẽ còn tiếp tục làm hư hỏng tâm hồn thân thuộc, những kẻ yếu đuối mới lên đường trên xe [đại thừa] gần đây. Nên xem họ là những người bản tánh không thanh tịnh, không có thầy tốt, không có phạm hạnh. Nhưng một Bồ-tát không nên chăm sóc những người như thế, không thương mến hay tôn vinh họ, nếu ông ấy là người không bỏ rơi tất cả chúng sinh, cũng không bỏ rơi nhất thiết trí hay giác ngộ viên mãn, nếu ông ấy nhiệt tâm muốn đạt giác ngộ viên mãn, và đem lại phúc lợi của tất cả chúng sinh. Trái lại, một người đã tự mình vươn lên đến một tầm cao mà người ấy quan tâm phúc lợi của tất cả chúng sinh, như thế người ấy có thể thấy thấu suốt những điều này và những hành vi khác của Ma vương, nên luôn luôn có cái tâm lo xiển dương đạo cho những chúng sinh chưa được nó, cái tâm không run rẩy và không bị nhận chìm trong những cuộc lang thang qua ba cõi; trước hết người ấy có thái độ từ ái, thái độ bi mẫn, người ấy phát sinh đại bixúc độngthương xót, người ấy có tâm hoan hỉ đồng cảm với các chúng sinh tiến bộ theo chiều hướng đúng, người ấy không bởi vì chân tánh của các pháp là như thế là không thể nhận biết được; [với tất cả điều này trong tâm] người ấy nên lập quyết tâm: “Như thế trong vị lai tôi sẽ làm cho tất cả những lỗi lầm của Ma vương sẽ vô phương hiện hữu hay phát sinh; hay nếu có phát sinh, chúng cũng sẽ lại tức thì ra đi. Tôi sẽ tu luyện mình như vậy!” Nên biết đây cũng là sự can đảm tiến tới của một Bồ-tát hướng về tri kiến thượng đẳng của riêng ông ấy. Vì những gì một Bồ-tát nên biết về những hành vi của Ma vương liên hệ với phẩm tính không chấp trước thì rất nhiều.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXII

 

          THIỆN TRI THỨC

 

  1. CÁC THIỆN TRI THỨC

 

     Một Bồ-tát đã lên đường với tâm ý nhiệt thành muốn đạt được giác ngộ viên mãn, ngay từ đầu nên chăm sóc, yêu thương và tôn vinh các thiện tri thức.

     Tu-bồ-đề: Ai là thiện tri thức của Bồ-tát?

     Thế Tôn: Các Phật và các Thế Tôn, cũng như các Bồ-tát bất thối chuyển thiện xảo trong đạo Bồ-tát, chỉ dạy và khuyên nhủ ông ấy trong các ba-la-mật, chứng minh và xiển dương bát-nhã ba-la-mật. Đặc biệt nên xem Bát-nhã ba-la-mật như là một thiện tri thức của Bồ-tát. Sự thật, tất cả sáu ba-la-mật là những thiện tri thức của Bồ-tát. Họ là thầy, là đạo, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là quang minh, là nơi che chở, là chỗ nương tựa, là chỗ nghỉ ngơi, là sự vơi bớt cuối cùng [397], là hòn đảo, là cha, là mẹ của ông ấy, và họ dẫn dắt ông ấy đến tri kiến, đến hiểu biết, đến giác ngộ viên mãn. Vì ở trong sáu ba-la-mật này, bát-nhã ba-la-mật được thành tựu. Một cách đơn giản, đến từ sáu ba-la-mật là nhất thiết trí của các Như Lai, những người trong thời quá khứ, đã đạt giác ngộ viên mãn và rồi nhập Niết-bàn. Và như vậy nhất thiết trí của các Như Lai trong vị lai sẽ đạt được giác ngộ, và của các Như Lai hiện giờ trụ trong các thiên thế giới không thể tính toán được, không thể đo lường, vô cùng, không thể nghĩ bàn. Tu-bồ-đề, tôi cũng là một Như Lai trong thời hiện tại đã đạt được giác ngộ viên mãn, và nhất thiết trí của tôi cũng đến từ sáu ba-la-mật. Vì sáu ba-la-mật chứa ba mươi bảy pháp mà chúng hoạt động như là những giác chi, chúng chứa bốn trụ xứ của Phạm-thiên, bốn nhiếp pháp, và bất cứ Phật pháp nào khả hữu, bất cứ tri kiến nào của Phật, tri kiến nào của Tự hữu, bất cứ tri kiến nào không thể nghĩ bàn, không thể so sánh, không thể đo lường, không thể tính toán, vô song, bất cứ tri kiến nào bình đẳng những cái không bình đẳng, bất cứ tri kiến nào của nhất thiết trí. Vì thế, Tu-bồ-đề, một cách đơn giản nên biết sáu ba-la-mật của một Bồ-tát [398] là những thiện tri thức của ông ấy. Họ là Thầy, v.v…, của ông ấy, v.v…, đến: họ dẫn ông ấy đến tri kiến, đến hiểu biết, đến giác ngộ viên mãn. Thêm vào, một Bồ-tát tu luyện trong sáu ba-la-mật trở thành người phúc lợi chân thật đối với tất cả những chúng sinh đang cần vậy. Nhưng muốn tu luyện trong sáu ba-la-mật, một Bồ-tát trên hết phải nghe bát-nhã ba-la-mật này, nhận nó, mang nó trong tâm, tụng, nghiên cứu, truyền bá, chứng minh, xiển dương, giải thích và viết nó, thẩm tra nghĩa, nội dung và phương pháp của nó, thiền định nó, và tra vấn nó. Vì bát-nhã ba-la-mật hướng dẫn sáu ba-la-mật, dẫn đường, lãnh đạo, chỉ dạy và cố vấn họ, là người sinh và chăm sóc họ. Bởi vì, nếu bị lấy đi bát-nhã ba-la-mật, năm ba-la-mật đầu không đến dưới khái niệm ba-la-mật, và không đáng được gọi là ‘ba-la-mật.’ Vì thế một Bồ-tát nên tu luyện đúng bát-nhã ba-la-mật này nếu ông ấy muốn đạt cảnh giới mà ông ấy không thể bị người khác dẫn dắt sai, và trụ vững trong đó.

 

  1. KHÔNG, NHIỄM VÀ TỊNH

 

     Tu-bồ-đề: Bát-nhã ba-la-mật có tướng như thế nào?

     Thế Tôn: Nó có tướng không chấp.

 Tu-bồ-đề: Có thể nói rằng cùng cái tướng không chấp đó mà nó hiện hữu trong bát-nhã ba-la-mật đó, cũng hiện hữu trong tất cả các pháp không?

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Vì tất cả các pháp ly cách và rỗng không. Vì thế, cùng cái tướng không chấp đó, mà nó khiến cho bát-nhã ba-la-mật ly cách và rỗng không, cũng làm cho tất cả các pháp ly cách và rỗng không.

     Tu-bồ-đề: Nếu tất cả các pháp ly cách và rỗng không, làm sao sự nhiễm và tịnh của chúng sinh có thể nghĩ bàn được? Vì cái gì ly cách thì không thể bị nhiễm hay được tịnh, cái gì rỗng không không thể bị nhiễm hay được tịnh, và cái gì ly cách và rỗng không không thể biết giác ngộ viên mãn. Người ta cũng không thể nắm được bất cứ pháp nào bên ngoài cái không mà nó đã biết, sẽ biết, hay thực biết giác ngộ viên mãn. Vậy thì làm sao chúng ta biết nghĩa của lời dạy này? Hãy chỉ cho chúng con, Ôi Thế Tôn, hãy chỉ cho chúng con, Ôi Thiện Thệ!

     Thế Tôn: Ý ông thế nào, Tu-bồ-đề? Có phải chúng sinh theo đuổi trong sự tạo ra cái tôi và tạo ra cái của tôi trong một thời gian dài không? [400]

Tu-bồ-đề: Đúng vậy, Thế Tôn.

Thế Tôn: Có phải sự tạo ra cái tôi và tạo ra cái của tôi cũng đều là rỗng không không?

Tu-bồ-đề: Chúng rỗng không, Ôi Thế Tôn.

Thế Tôn: Có phải chỉ vì sự tạo ra cái tôi và tạo ra cái của tôi mà chúng sinh lang thang đây đó trong sinh tử không?

Tu-bồ-đề: Đúng vậy, Thế Tôn.

Thế Tôn: Theo nghĩa đó thì sự nhiễm của chúng sinh trở thành có thễ nghĩ bàn. Đến độ mà chúng sinh chấp vào sự vật và an định nơi chúng, đến độ đó ở đó là sự nhiễm. Nhưng không ai do đó bị nhiễm. Và đến độ một người không chấp vào sự vật và không an định nơi chúng, đến độ đó người ta có thể nghĩ bàn về sự vắng mặt của sự tạo ra cái tôi và sự tạo ra cái của tôi. Theo nghĩa đó, người ta có thể hình thành khái niệm về tịnh của chúng sinh, tức là, đến độ mà họ không chấp vào sự vật và không an định nơi chúng, đến độ đó có sự tịnh. Nhưng không ai ở đó được tịnh. Khi một Bồ-tát theo đuổi như thế, ông ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Theo nghĩa này, người ta có thể hình thành khái niệm về nhiễm và tịnh của chúng sinh bất chấp sự thật rằng tất cả các pháp đều ly cách và rỗng không.

Tu-bồ-đề: Điều này thực kỳ diệu! Và một Bồ-tát theo đuổi như thế, ông ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Bởi vì lúc ấy ông ấy không theo đuổi trong sắc, hay trong các uẩn khác. Khi theo đuổi như thế, [401] một Bồ-tát không thể bị toàn thể thế giới cùng với thần, người, a-tu-la của nó nghiền nát. Khi theo đuổi như

thế, một Bồ-tát vượt qua sự theo đuổi của tất cả những người thuộc thừa Thanh vănDuyên giác, và ông ấy được địa vị vô thượng. Vì cảnh giới Phật là vô thượng, và cảnh giới Như Lai, cảnh giới Tự hữu, cảnh giới nhất thiết trí cũng vậy. Một Bồ-tát, ngày đêm trải qua thời gian của mình trụ trên các tâm hành này kết hợp với bát-nhã ba-la-mật, là hoàn toàn gần giác ngộ viên mãn và sẽ nhanh chóng biết nó.

 

  1. NHỮNG CHÚ Ý ĐỐI VỚI BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

VÀ VIÊN NGỌC CÓ GIÁ TRỊ LỚN

 

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Giả sử, này Tu-bồ-đề, tất cả chúng sinh trong cõi Diêm-phù-đề nên đồng thời có được nhân cách con người, nên phát tâm đạt giác ngộ viên mãn, trụ trong [402] tâm niệm giác ngộ viên mãn suốt đời họ, tôn vinh, kính ngưỡng và sùng bái tất cả các Như Lai suốt đời họ. Nếu bây giờ [sau toàn bộ sự chuẩn bị này], họ nên bố thí phẩm vật cho tất cả chúng sinh, và chuyển [công đức từ] sự bố thí đó đến giác ngộ viên mãn, – các Bồ-tát đó có tạo được nhiều công đức bằng sức mạnh đó không?

     Tu-bồ-đề: Họ sẽ tạo được, Ôi Thế Tôn

     Thế Tôn: Lại nữa, Tu-bồ-đề, thực người con trai hay con gái đó của gia đình thiện lương tạo được khối công đức lớn, người ấy, như là một Bồ-tát, trụ chỉ trong một ngày duy nhất trong các tâm hành kết nối với bát-nhã ba-la-mật. Vì khi tiếp tục trụ ngày đêm trong các tâm hành đó, ông ấy trở nên ngày càng xứng đáng với những phẩm vật cúng dường của tất cả chúng sinh. Bởi vì không một chúng sinh nào khác có tâm đầy từ mẫn như ông ấy có, ngoại trừ các Phật, các Thế Tôn. Và các Như Lai dĩ nhiên là không ai bằng, không có sự tương tự, được phú bẩm những pháp không thể nghĩ bàn. Rồi làm sao người con trai hay người con gái đó của gia đình thiện lương đầu tiên phát nguyện với công đức đó? Người ấy trở thành được phú bẩm với loại nội kiến trí tuệ đó mà nó cho phép người ấy thấy tất cả chúng sinh khi trên con đường đến chỗ tàn sát của họ. Đại bi với cơ duyên đó giữ lấy người ấy. [403] Người ấy quán sát vô số chúng sinh bằng mắt trời, và những gì người ấy thấy làm người ấy đầy bất an to lớn: vì vậy nhiều chúng sinh mang gánh nặng nghiệp đưa đến quả báo tức thời ở các địa ngục, những chúng sinh khác chịu sự tái sinh không may mắn [giữ họ cách xa Phật và những lời dạy của ngài], những chúng sinh khác nữa chịu số phận bị giết, hay họ bị bao bọc trong mạn lưới tà kiến, hay không tìm được đạo, trong những chúng sinh khác đã có được sự tái sinh may mắn lại mất nó. Và người ấy chú ý đến họ với ý nghĩ rằng: “Tôi sẽ trở thành vị cứu tinh cho tất cả những chúng sinh đó, tôi sẽ giải thoát họ khỏi tất cả những khổ đau!” Nhưng người ấy không làm điều này hay bất cứ điều nào khác thành dấu hiệu mà đối với nó người ấy trở nên thiên vị. Đây cũng là ánh sáng trí tuệ của một Bồ-tát cho phép ông ấy biết giác ngộ viên mãn. Vì các Bồ-tát, khi họ trụ trong chỗ trụ này, họ trở nên xứng đáng với những phẩm vật cúng dường của thế gian, song họ không quay lưng lại với giác ngộ viên mãn. Họ tịnh hóa những phẩm vật và sự cúng dường của những ai cho họ những thứ cần thiết của đời sống, khi các ý niệm của họ được bát-nhã ba-la-mật khéo hộ trợ, và họ gần với nhất thiết trí. Vì thế, một Bồ-tát nên trụ nơi việc làm của tâm kết hợp bát-nhã ba-la-mật, nếu ông ấy không muốn tiêu thụ của bố thí một cách không có kết quả, nếu ông ấy muốn chỉ ra con đường cho tất cả chúng sinh, [404] rọi ánh sáng qua một tầm mức rộng, giải thoát khỏi sinh tử cho tất cả những chúng sinh khuất phục nó, và tẩy sạch nhãn quan của tất cả chúng sinh. Nếu ông ấy muốn trụ nơi các tâm hành hướng đến những mục đích này, ông ấy nên ghi nhớ những tâm hành kết hợp với bát-nhã ba-la-mật. Vì một người quyết định đưa những điều này vào trong tâm, tâm người ấy làm việc phúc lợi của tất cả chúng sinh. Nhưng người ấy không nên để chỗ cho các tâm hành khác, như thế là thiếu bát-nhã ba-la-mật. Nếu người ấy làm như thế [như việc làm của tâm mà chủ yếu là quan tâm yêu thương chúng sinh, thúc giục người ấy], người ấy dùng cả ngày đêm trong những tâm hành kết hợp với bát-nhã ba-la-mật. Giả sử một người thiện nghệ trong những món đồ trang sức và những loại đá quí khác nhau, mới mua được một viên ngọc rất quí. Điều đó khiến anh ta rất mừng và phấn khởi. Nếu lại bị mất viên ngọc quí này, anh ta sẽ buồn và phiền não nhất. Thường và luôn luôn các tâm hành kết hợp với viên ngọc đó tiến hành nơi anh ta, và anh ta sẽ tiếc nuối vì bị chia lìa với nó. Anh ta sẽ không tiếc nuối, nếu anh ta có lại viên ngọc này hay có được một viên khác có phẩm chất giống như và đồng loại với viên ngọc ấy. Cũng vậy, một Bồ-tát lại bị mất viên ngọc quí bát-nhã ba-la-mật; [405] với nhận thức rõ ràng về sự quí báu của bát-nhã ba-la-mật, và tin rằng ông ấy không nhất định bị chia lìa với nó, với ý niệm không thiếu tâm hành với bát-nhã ba-la-mật, và nó được hướng dẫn đến cảnh giới nhất thiết trí, ông ấy nên tìm kiếm mọi nơi cho đến khi ông ấy có lại được Kinh này, hay có được một kinh tương đương. Tất cả thời gian ông ấy nên là một người không thiếu các tâm hành kết hợp với sự có được viên ngọc quí bát-nhã ba-la-mật, một người không thiếu các tâm hành kết hợp với sự thu thập được viên ngọc lớn nhất thiết trí.

     Tu-bồ-đề: Nhưng vì Thế Tôn đã dạy rằng tất cả các pháp và tất cả các tâm hành đều thiếu tự tánh, và rỗng không, – vậy thì làm sao một Bồ-tát có thể trở thành một người không thiếu các tâm hành kết hợp với bát-nhã ba-la-mật, hay với nhất thiết trí?

     Thế Tôn: Nếu tâm của một Bồ-tát tiếp tục tác động lên sự thật rằng tất cả các pháp đều do tự tánh của chúng ly cách và rỗng không, và đồng ý như vậy, thì ông ấy trở thành người không thiếu các tâm hành kết hợp với bát-nhã ba-la-mật và với nhất thiết trí. Vì bát-nhã ba-la-mật rỗng không, nó không tăng cũng không giảm.

 

  1. KHÔNG VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG TRONG GIÁC NGỘ

 

     Tu-bồ-đề: Nếu là như vậy, không có sự gia tăng trong bát-nhã ba-la-mật, làm sao một Bồ-tát có thể đạt đến giác ngộ viên mãn, làm sao ông ấy có thể biết giác ngộ viên mãn?

     Thế Tôn: Trong thực tế, một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật không tăng cũng không giảm. Chỉ vì bát-nhã ba-la-mật rỗng không, không tăng cũng không giảm. Chính vì sự thật này, – tức là, chính vì bát-nhã ba-la-mật rỗng không, [406] không tăng cũng không giảm, Bồ-tát ấy cũng vậy, – mà một Bồ-tát đạt đến giác ngộ viên mãn, và như thế biết được giác ngộ viên mãn. Nếu một Bồ-tát, khi được dạy điều này, không sợ cũng không mất lòng tin, thì nên

biết ông ấy là một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật.

     Tu-bồ-đề: Vậy thì bát-nhã ba-la-mậttheo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật không?

     Thế Tôn: Không, Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Không của bát-nhã ba-la-mậttheo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật không?

     Thế Tôn: Không, Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Vậy thì người ta có thể nhận biết bất cứ một pháp nào bên ngoài không của bát-nhã ba-la-mật theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật không?

     Thế Tôn: Không, Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Không có theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật không? [407]

     Thế Tôn: Không, Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Người ta có thể nhận biết bất cứ pháp nào trong không mà nó theo đuổi trong bát nhã ba-la-mật không?

     Thế Tôn: Không, Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Không có theo đuổi trong không chăng?

     Thế Tôn: Không, Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Sắc, v.v…, có theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật không?

     Thế Tôn: Không, Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Vậy thì một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật như thế nào?

     Thế Tôn: Vậy thì ông, Tu-bồ-đề, có thấy một pháp thực hữu nào theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn. [408]

     Thế Tôn: Ông có thấy bát-nhã ba-la-mật, mà một Bồ-tát theo đuổi trong đó, là một vật có thực không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Ông có thấy pháp mà nó không cống hiến một căn bản nào để nhận biết là thực hữu không? Có pháp mà do cơ duyên đã được sinh ra, hay sẽ được sinh ra, hay đang được sinh ra, hay đã bị

diệt, hay sẽ bị diệt, hay đang bị diệt không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Nội kiến này ban cho một Bồ-tát hạnh vô sinh nhẫn. Khi được phú bẩm hạnh này, ông ấy được thọ ký giác ngộ viên mãn. Ông ấy chắc chắn tiến đến sự tự tin [vô úy] của một Như Lai. Hoàn toàn không thể có chuyện một Bồ-tát theo đuổi, gắng sứctranh đấu theo cách này, và tiến bộ theo chiều hướng này, sẽ không đạt đến tri kiến vô thượng của một vị Phật, tri kiến của nhất thiết trí, tri kiến của một Đại thương chủ (Sārthavāha, danh hiệu của Phật).

     Tu-bồ-đề: Có thể nào chân tánh của tất cả các pháp, bao gồm trong sự thật rằng chúng bất sinh, có thể được thọ ký giác ngộ viên mãn không?

     Thế Tôn: Không, Tu-bồ-đề.

     Tu-bồ-đề: Vậy thì trong trường hợp đó sự thọ ký pháp này giác ngộ viên mãn làm sao xảy ra?

     Thế Tôn: Ông có thấy pháp mà nó có được sự thọ ký giác ngộ viên mãn là thực hữu không? [409]

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn. Con không thấy bất cứ pháp thực hữu nào được thọ ký giác ngộ viên mãn vào lúc nào cả. Con cũng không thấy bất cứ pháp thực hữu nào được những bậc giác ngộ biết, nên biết đối với họ, hay bằng các phương tiện mà họ có được tri kiến viên mãn. Là vì người ta không thể nhận biết tất cả các pháp, không có chuyện tôi nghĩ rằng “pháp này được biết đối với những bậc Giác Ngộ, pháp này nên biết đối với họ, bằng phương tiện pháp này họ thực sự có được tri kiến viên mãn.”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXIII

 

          THÍCH-ĐỀ

 

  1. ĐỊA VỊ THƯỢNG ĐẲNG CỦA BỒ-TÁT

 

     Vào lúc đó, Thiên đế Thích-đề, ngồi trong chúng, nói: Chắc chắn, thâm sâubát-nhã ba-la-mật này, khó thấy, khó hiểu!

     Thế Tôn: Đúng vậy, Kiều-thi-ca. Với thâm sâu của hư khôngbát-nhã ba-la-mật này thâm sâu. Vì ly cách nó khó thấy, vì rỗng không nó khó hiểu.

     Thích-đề: Những chúng sinh nghe bát-nhã ba-la-mật này, nhận lấy nó, nghiên cứu, truyền bá, và viết nó, ắt được phú bẩm nhiều hơn là một thiện căn nhỏ bé!

     Thế Tôn: Đúng vậy. Nếu tất cả chúng sinh trong cõi Diêm-phù-đề đều được phú bẩm [411] [căn cơ quán sát] mười cách làm thiện, họ có tạo được nhiều công đức nhờ lực ấy không?

Thích-đề: Dạ có, Ôi Thế Tôn.

Thế Tôn: Một người nghe, nghiên cứu, truyền bá, và viết bát-nhã ba-la-mật này tạo được công đức nhiều hơn họ. Khối công đức vừa kể, do sự trì giới của tất cả chúng sinh trong cõi Diêm-phù-đề, thì vô cùng nhỏ so với khối công đức do thiện căn của người nghe, nghiên cứu, truyền bá và viết bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này.

Vì thế, một tỳ-kheo nói với Thiên đế Thích-đề: Ngài đã bị vượt qua rồi, ngài Kiều-thi-ca, bởi người nghe, nghiên cứu, truyền bá và viết bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này!

Thích-đề: Tôi cũng bị vượt qua bởi người con trai hay người con gái của gia đình thiện lương phát tâm đến bồ-đề duy nhất: [412] còn nhiều hơn thế biết bao nếu thêm vào đó họ tu luyện trong Như, tiến đến nó, tinh tấn vì nó; trong cuộc hành trình, họ vượt qua toàn thể thế giới cùng chư thiên, nhân, và a-tu-la trong đó. Trong cuộc hành trình, họ không chỉ vượt qua thế giới với chư thiên, nhân, và a-tu-la, mà còn tất cả các bậc Nhập lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và Bích-chi-phật. Họ cũng vượt qua những Bồ-tát là những nhà đại bố thí nhưng thiếu bát-nhã ba-la-mật và sự thiện xảo trong các phương tiện. Họ cũng vượt qua những người giới luật hoàn toàn thanh tịnh, sở hữu một lượng quảng đại giới luật, không phá giới, không tì vết, không cấu uế, đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, và không vết đốm, nhưng thiếu bát-nhã ba-la-mật và sự thiện xảo trong các phương tiện. Họ cũng vượt qua những người đã được hạnh nhẫn nhục và bình lặng, [413] những người tâm niệm tự tại với thù ghét, cảm thấy không có ác ý ngay cả khi bị cột vào cọc và thiêu sống, nhưng thiếu bát-nhã ba-la-mật và sự thiện xảo trong các phương tiện, và cũng vượt qua những người tận lực tinh tấn, khăng khăng cố gắng, không lười biếng, và vẫn không sợ trong tất cả những gì họ làm với thân, ngữ, và ý, nhưng thiếu bát-nhã ba-la-mật và sự thiện xảo trong các phương tiện. Họ cũng vượt qua những người thích các thiền và hoan hỉ trong đó, những người mạnh mẽ và đầy sức lực trong các thiền, những người trụ vững chắc trong các thiền, những người làm chủ các thiền, nhưng thiếu bát-nhã ba-la-mật và sự thiện xảo trong các phương tiện. Vì khi theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật như nó được xiển dương, một Bồ-tát vượt qua thế giới với chư thiên, nhân, và a-tu-la, vượt qua tất cả những người thuộc thuộc thừa Thanh vănDuyên giác, cũng vượt qua những Bồ-tát không thiện xảo trong các phương tiện. Và họ không thể vượt qua ông ấy. Vì một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật như nó được xiển dương, đồng thuận với nó, nhận lấy địa vị của mình như vậy dòng truyền của nhất thiết trí không phải bị gián đoạn, và ông ấy không giữ cách xa các Như Lai. Cuộc hành trình của ông ấy, khi ông ấy tiến hành theo cách này, sẽ đưa ông ấy đến bồ-đề đạo tràng không lâu; [414] tu luyện mình theo cách này, ông ấy sẽ cứu độ những chúng sinh bị chìm trong bùn ô nhiễm. Tu luyện mình theo cách này, ông ấy tu luyện trong sự tu luyện của một Bồ-tát, và không phải trong sự tu luyện của một Thanh văn hay Duyên Giác.

 

  1. BÁO ĐÁP CỦA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Và bốn vị Đại Thiên vương, những bậc Hộ thế, sẽ đến với vị

Bồ-tát tu luyện theo ách này trong bát-nhã ba-la-mật, và họ sẽ nói với ông ấy: Hãy nhanh chóng tu luyện mình theo chiều hướng này của Bồ-tát, hỡi người con trai của gia đình thiện lương! Hãy nhanh chóng tu luyện mình! Đây là bốn cái bát đựng của bố thí mà anh sẽ nhận khi anh ngồi ở bồ-đề đạo tràng, như là một người khi ấy đã đạt giác ngộ viên mãn.” Không những chỉ bốn vị Hộ thế sẽ đến với vị Bồ-tát tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật như nó được xiển dương, mà còn có tôi nữa, chưa kể đến các thiên khác. Các Như Lai cũng hằng để ông ấy trong tâm. Tất cả những cái xấu của thế gian có thể xảy đến với vị Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, như là những cuộc tấn công từ những người khác, v.v…, sẽ bị ngăn chận không ảnh hưởng đến ông ấy bằng bất cứ cách nào. Đây cũng là, Ôi Thế Tôn, một phẩm tính mà một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật có được trong chính đời này.

     Vì thế A-nan-đa nghĩ: Lời này của Thiên đế Thích-đề, là do nội kiến của ông ấy, hay do thần lực của Phật?

     Thích-đề, nhờ thần lực của Phật, đọc được ý nghĩ của A-nan-đa, và nói: Nhờ thần lực của Phật, ngài A-nan-đa, nhờ sức hộ trì của Phật nên lời này mới được thêm vào. Vì tự tôi [415] hoàn toàn không có khả năng nói được bất cứ điều gì liên quan đến chủ đề các Bồ-tát.

     Thế Tôn: Đúng vậy, A-nan-đa, Những gì Thiên chủ Thích-đề,  đã nói là do thần lực của Như Lai, do sức hộ trì của Như Lai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXIV

 

          TỰ PHỤ

 

  1. NHỮNG DUYÊN MỞ RA MỘT BỒ-TÁT

CHỊU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MA VƯƠNG

 

     Vào lúc một Bồ-tát tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật, nỗ lực vì nó và phát triển nó, tất cả các Ác Ma trong đại thiên thế giới đều ở trong trạng thái không chắc chắn: “Bồ-tát này sẽ nhận ra biên tế của thực tại một cách ấu trĩ ở mức độ của Thanh văn hay Duyên giác, hay ông ấy sẽ biết giác ngộ viên mãn?” Hơn nữa, khi một Bồ-tát trú ở chỗ trú của bát-nhã ba-la-mật, các Ác Ma bị phi tiêu phiền não xuyên thấu. Khi một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, tạo những nỗ lực vì nó và phát triển nó, các Ác Ma suy nghĩ làm sao chúng có thể làm tổn thương ông ấy. Chúng có thể, chẳng hạn, cố làm cho ông ấy sợ bằng cách buông ra cơn mưa rào sao băng trong tất cả mọi hướng, tạo ra ấn tượng chân trời toàn là lửa cháy. Chúng hy vọng rằng lúc ấy Bồ-tát ấy sẽ trở nên sợ, tóc ông ấy sẽ dựng lên, như vậy ít nhất một niệm duy nhất hướng đến giác ngộ viên mãn có thể bị dập tắt. [417] Nhưng Ác Ma, không cố làm tổn thương tất cả mọi Bồ-tát. Y cố làm tổn thương một số, và không làm tổn thương các vị khác.

     A-nan-đa: Ma vương cố làm thương tổn loại Bồ-tát nào?

     Thế Tôn: Ma vương cố làm thương tổn một Bồ-tát trong quá khứ, khi được dạy cho bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, không phát sinh tâm có lòng tin vững chắc, và y có được lối vào ông ấy. Y cố làm thương tổn một Bồ-tát, khi được dạy cho bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, bị những cái không chắc chắn nắm giữ, cảm thấy bối rối, và nghĩ rằng “có lẽ bát-nhã ba-la-mật này là như vậy, có lẽ nó không phải như vậy”; hay các Bồ-tát thiếu thiện tri thức, bị ác tri thức nắm giữ, khi được dạy cho bát-nhã ba-la-mật, không nghe về các trạm dừng  thậm thâm, vẫn vô minh về chúng, và không hỏi nên phát triển bát-nhã ba-la-mật như thế nào; hay các Bồ-tát bám vào người chủ trương rằng cái nào không phải là chánh pháp, và nói: “Tôi là người ủng hộ ông ấy, và trong tất cả sự việc ông ấy không bỏ rơi tôi. [418] Có nhiều Bồ-tát khác mà tôi có thể ủng hộ, nhưng họ không thích hợp với tôi. Tôi nhận người này làm người đồng hành thích hợp của tôi và ông ấy sẽ thích hợp với tôi.” Hơn nữa, một Bồ-tát có thể, khi được dạy cho bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, nói với một Bồ-tát khác: “Thâm sâu, quả thật thâm sâubát-nhã ba-la-mật này! Ngài lắng nghe điểm gì đó? Vì ngay cả khi tự tôi áp dụng nó theo cách Như Lai đã dạy trong các Kinh văn (Sutrantas) khác, ngay cả khi ấy tôi cũng không đến được tận đáy của nó, cũng không rút ra được thích thú nào trong đó. Điểm trọng yếu ngài nghe và viết ấy là gì? Bằng cách đó ông ấy cố gắng làm cho các Bồ-tát khác trở nên xa lánh. Ma vương cũng đến với một Bồ-tát như thế, cố gắng làm tổn thương ông ấy, và có được lối vào ông ấy. Hơn nữa, A-nan-đa, Ma vương trở nên bằng lòng, phấn khởi và sung sướng, y quá vui, hân hoan và mừng rỡ, kích động, thích thú và hăng say. Trong trường hợp một Bồ-tát khinh thường những Bồ-tát khác, và nghĩ: “Ta sẽ trú trong chỗ trú không chấp trước, nhưng bọn họ không như vậy; chỗ trú của bọn họ không phải chỗ trú trong không chấp trước.” Và Ma vương rất hân hoan bởi vì Bồ-tát này vẫn còn cách xa giác ngộ viên mãn.

     Hơn nữa, khi một Bồ-tát nhận một danh hiệu hay bộ tộc, hay khi các phẩm tính khổ hạnh của ông ấy được công bố, ông ấy có thể xem đó là một lý do đủ để khinh thường các Bồ-tát khác, dù họ có thể hành xử đường hoàngtính cách dễ thương. [419] Nhưng ông ấy chưa có những phẩm tính của những Bồ-tát bất thối chuyển theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, cũng không có những thuộc tính, biểu hiệu hay dấu hiệu của họ. Vì ông ấy chưa có những phẩm tính bất thối chuyển, ông ấy dấy lên ô nhiễm, nghĩa là, ông ấy tự đề cao mình, phản đối những người khác, và nghĩ rằng họ không bình đẳng với các pháp đó, như ông ấy. Các Ác Ma lúc ấy thấy trước rằng các cõi Ma sẽ còn trống rỗng, các địa ngục, các cõi súc sinh, ngạ quỷ, và các nhóm hội a-tu-la sẽ đông đúc. Và Ác Ma, vẫn trở nên quyết tâm hơn, và nghĩ: “Với kiểu bắt đầu này, những Bồ-tát đó sẽ sớm bị ngạt thở bởi danh và lợi. Họ sẽ trở thành những kẻ nói chuyện đáng tin cậy, và với cách nói chuyện đáng tin cậy họ sẽ nắm giữ được nhiều người. Những người đó sẽ quyết định lắng nghe họ, sẽ bắt chước những gì họ thấy và nghe, và như thế sẽ không tu luyện trong Như, không tiến vào nó, không nỗ lực vì nó. Không tu luyện mình trong Như, không tiến vào nó, không nỗ lực vì nó, họ sẽ làm tăng thêm ô nhiễm của họ. Như vậy nó sẽ gây ấn tượng rằng tất cả những hành vi – của thân, ngữ, và ý – mà họ có thể đảm nhận với tâm thái điên đảo sẽ đưa họ đến sự tái sinh do các duyên không đáng ham muốn, không hài lòng, không thích thú. Vì thế, các cõi của Ma vương sẽ trở nên đông đúc, tức là các đại địa ngục, thế giới súc sinh, thế giới ngạ quỷ, và [420] các hội a-tu-la.” Khi xét hậu quả của những sự cố này, Ác Ma trở nên bằng lòng, phấn khởi, sướng khoái, quá vui, đắc chí và hăng say. Hơn nữa, A-nan-đa, khi một Bồ-tát đánh nhau với một người thuộc thừa Thanh văn, tranh cãi với người ấy, bạo hànhmắng chửi người ấy, cảm thấy ác ý và thù ghét người ấy, lúc ấy Ma vương nghĩ rằng “chắc chắn, người con trai này của gia đình thiện lương sẽ tiếp tục cách xa nhất thiết trí, anh ta sẽ vẫn còn ở xa nó.” Ma vương còn trở nên hăng say hơn nữa nếu người ấy thuộc thừa Bồ-tát đánh nhau với một người khác cũng thuộc thừa Bồ-tát, vì y nghĩ rằng “cả hai Bồ-tát này vẫn còn cách xa nhất thiết trí.” Nhưng nếu một Bồ-tát đã có được sự thọ ký, đánh nhau với một Bồ-tát khác cũng đã có được sự thọ ký, và ôm ấp ác tâm đối với Bồ-tát kia – trong rất nhiều kiếp, nếu có tâm thái như thế, ông ấy phải mặc chiếc áo giáp [khiến cho ông ấy có khả năng đấu tranh chống lại ác tâm đó], – dĩ nhiên trừ phi ông ấy đã hoàn toàn bỏ rơi nhất thiết trí. [421]

 

  1. THÁI ĐỘ ĐÚNG CỦA BỒ-TÁT

ĐỐI VỚI CÁC BỒ-TÁT KHÁC

 

A-   nan-đa: Ông ấy có thể chạy trốn những thái độ đó của tâm,

hay ông ấy nhất định bị kết án phải mặc chiếc áo giáp ấy trong suốt thời gian dài đó?

     Thế Tôn: A-nan-đa, tôi đã chứng minh một pháp mà nó bao gồm sự có thể chạy trốn, – cho những người của thừa Thanh văn, cho những người của thừa Duyên giác, cho những người của thừa Bồ-tát. Về người thuộc thừa Bồ-tát và cãi lộn với người khác cũng thuộc thừa Bồ-tát, – nếu người ấy không thú nhận lỗi của mình, không hứa kiềm chế trong vị lai, chứa chấp những lệch lạc tiềm tàng với ghét, và trụ trong sự ràng buộc với những lệch lạc đó, – của người ấy, tôi không dạy chạy trốn [tức là vì hậu quả những hành động của người ấy], nhưng người ấy nhất định bị kết án phải mặc chiếc áo giáp ấy trong suốt thời gian dài đó. Nhưng tôi dạy chạy trốn nếu người ấy thú nhận lỗi của mình, hứa kiềm chế trong vị lai, và phản ảnh như sau: “Tôi, người mà nhiệm vụ là xua đi, hòa giải và làm lắng dịu những cuộc cãi vã, tranh luận, và xung đột của tất cả chúng sinh, nhưng chính tôi tham gia tranh cãi! Đối với tôi, đó thực sự là mất chứ không phải là được, tôi nên trả lời khi người ta nói với tôi. Khi tôi nên là cái cầu qua biển sinh tử cho tất cả chúng sinh, song tôi nói với người khác, ‘ông cũng vậy,’ hay đáp lại bằng một lời thô bạo. Đây không phải là cách tôi nên nói. Trong những cuộc đánh nhau, cãi vã, và tranh luận tôi nên hành xử như một gã khờ dại, hay như một con cừu ngu đần. Khi tôi nghe một người nào đó dùng những lời làm phật ý, xúc phạm, lăng mạ tôi, lòng tôi không nên ấp ủ sự độc ác đối với những người khác. Điều không [422] phù hợp và không đúng đối với tôi là nhận thức lỗi lầm của người khác, hay nghĩ rằng những gì người ta nói về lỗi lầm của người khác thì đáng cho tôi lắng nghe. Tôi không nên cho phép mình lệch hướng ý muốn hăng hái [đạt giác ngộ viên mãn]. Khi tôi nên làm cho tất cả chúng sinh hạnh phúc bằng cách cho họ mọi thứ đem lại hạnh phúc, khi tôi nên đưa họ đến Niết-bàn sau khi đạt được giác ngộ viên mãn, – tuy nhiên tôi mang ác ý! Tôi không nên mang ác ý ngay cả chống lại những người đã làm tôi phật ý, và tôi phải tránh nổi cơn giận dữ, và tôi phải tinh tấn theo chiều hướng đó. Ngay cả khi mạng sống của tôi ở trong nguy hiểm tôi cũng không nên nổi giận, và cũng không nên cau mày.” Đối với một Bồ-tát như thế tôi dạy sự chạy trốn. Đây là thái độ mà một Bồ-tát nên theo cũng như đối với những người thuộc thừa Thanh văn. Không bao giờ nổi giận với bất cứ chúng sinh nào, đó là thái độ của tâm mà người ta nên theo đối với tất cả chúng sinh. Rồi một Bồ-tát nên có thái độ như thế nào đối với những người khác thuộc thừa Bồ-tát? Cũng giống như đối với Thầy. Ông ấy nên có thái độ “những Bồ-tát này là những vị thầy của ta.” Chắc chắn, họ đã lên cùng một xe (thừa) như ta, đã lên cùng một đường, có ý định giống như ta, đã lên đường cùng một xe như ta. Chỗ họ nên được huấn luyện, đó là phương pháp ta nên được huấn luyện. Nhưng nếu một vài người trong bọn họ trú ở chỗ trú ô nhiễm [do những ý kiến của Thanh vănDuyên giác], [423] thì ta không nên làm như thế. Tuy nhiên, nếu họ trú nơi trú không ô nhiễm, nơi những tâm hành kết hợp với nhất thiết trí, thì ta cũng nên tu luyện như họ. Không chướng ngại nào cho giác ngộ viên mãn có thể phát sinh đối với một Bồ-tát tu luyện theo cách này trong nhất thiết trí, và ông ấy nhanh chóng biết giác ngộ viên mãn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXV

 

          TU LUYỆN

 

  1. MỘT BỒ-TÁT TU LUYỆN NHƯ THẾ NÀO

TRONG NHẤT THIẾT TRÍ

 

     Tu-bồ-đề: Một Bồ-tát tu luyện, Ôi Thế Tôn, phải tu luyện ở đâu trong nhất thiết trí?

     Thế Tôn: Ông ấy nên tu luyện nơi Tịch diệt, nơi Bất sinh, nơi Bất diệt, nơi Vô sinh, nơi Bất định, nơi Ly cách, nơi Thanh thản, nơi Hư không, nơi pháp giới (the element of dharma) và Niết-bàn.

     Tu-bồ-đề: Vì lý do gì mà điều đó qui kết bằng sự tu luyện trong nhất thiết trí?

     Thế Tôn: Ý ông thế nào, Tu-bồ-đề, Chân như của Như Lai, mà nó là nguyên nhân chính của Như LaiNhư Lai, cái đó có trở thành tịch diệt không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn. Vì Tịch diệt không thể trở thành tịch diệt, tịch diệt không thể tịch diệt. [425]

     Thế Tôn: Chân như của Như Lai, mà nó là nguyên nhân chính của Như Lai, bây giờ nó sinh, hay trụ, hay sinh ra; hay nó hữu hay ngừng hữu; hay nó trở thành ly cách; hay tha thiết hay bình thản; hay nó trở nên như hư không, hay nó trở nên có bản tánh của pháp?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Rồi Chân như đó có nhập Niết-bàn không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Thế thì, Tu-bồ-đề, một Bồ-tát tu luyện mình như thế, ông ấy tu luyện trong [niềm tin quyết rằng] “Như không có tịch diệt.” Khi tu luyện như thế, ông ấy sẽ đạt đến sự hoàn thiện toàn bộ sự tu luyện. Ông ấy không thể bị Ma vương, hay những kẻ hợp tác với Ma vương, hay nhóm của Ma vương nghiền nát. Ông ấy sẽ sớm đạt đến cơ duyên của bất thối chuyển. Ông ấy sẽ sớm ngồi ở bồ-đề đạo tràng. Ông ấy theo đuổi trong tầm mức của riêng mình. [426] Ông ấy tu luyện nơi các pháp biến ông ấy thành một người cứu độ, trong đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả. Ông ấy tu luyện để chuyển bánh xe pháp với ba cuộc cách mạng và mười hai hình thái. Ông ấy tu luyện như vậy là để cứu độ [số] chúng sinh không ít hơn ông ấy nên cứu độ. Ông ấy tu luyện để đảm bảo không có sự gián đoạn của dòng truyền các Như Lai. Ông ấy tu luyện để mở cánh cửa pháp bất tử. Tuy nhiên, một chúng sinh hạ đẳng thì không có khả năng tu luyện cao này. Vì một người yếu đuối không thể tu luyện trong sự luyện này. Bởi vì những người tu luyện trong sự tu luyện này là tinh hoa của tất cả chúng sinh, là những người muốn cứu độ tất cả chúng sinh. Họ muốn đạt đến cảnh giới mà họ được nâng lên cao bên trên tất cả chúng sinh. Một Bồ-tát tu luyện như thế không tái sinh nơi địa ngục, hay nơi súc sinh, hay nơi các cõi ngạ quỉ, hay nơi a-tu-la, hay nơi các khu vực ngoại biên [nơi những dân tộc bán khai], hay nơi các gia đình của những người ngoài lề xã hội hay những người bắn chim, những người thợ săn, những người đánh cá hay những người hàng thịt, hay nơi các gia đình thuộc tầng lớp hạ đẳng khác thuộc loại đó, ở đó người ta nghiện những hành vi hạ đẳng. Ông ấy không trở nên mù, điếc, hay chột mắt; ông ấy không bị tàn tật, không bị gù lưng, không phải là người có bàn tay hay cánh tay teo, không bị khập khiễng, hay què, hay choáng váng, [427] không run rẩy hay rung lắc; tứ chi của ông ấy không yếu ớt, cũng không bất toàn hay bất thường: ông ấy không yếu đuối cũng không có màu da hay hình dáng xấu; các căn của ông ấy không thấp kém hay bất toàn mà chúng hoàn hảo trong mọi cách; và ông ấy có giọng nói êm tai. Ông ấy không trở thành người sát sinh, hay lấy của không cho, hay đi sai những ham muốn nhục cảm của mình, hay nói sai, nói ác độc, nói thô lỗ, hay nói lắp bắp không rõ, hay người thèm muốn, hay người chứa chấp ác ý trong lòng, hay người có tà kiến, và ông ấy không kiếm sống theo cách sai lầm. Ông ấy không tái sinh nơi các thần sống lâu, ông ấy không chấp nhận những thực hành đạo đức xấu, không chấp giữ những pháp không thực hữu, và ông ấy không nhận tái sinh qua ảnh hưởng của các thiền định và những chứng đắc [vô tướng] của mình. Vì có sự thiện xảo trong các phương tiện, và được phú bẩm như thế, ông ấy không tái sinh nơi các thần sống lâu. Nhưng thế nào là thiện xảo trong các phương tiện của một Bồ-tát? Ấy chính là bát-nhã ba-la-mật này. Và ông ấy tự áp dụng sự thiên xảo trong các phương tiện theo cách được phú bẩm, Bồ-tát ấy nhập vào các thiền mà không có tái sinh qua ảnh hưởng của các thiền. [428] Khi tu luyện như thế, một Bồ-tát có được sự hoàn toàn thanh tịnh của các lực, các vô úy, và các pháp bất cộng của một vị Phật. Ông ấy đạt đến tất cả điều đó.

     Tu-bồ-đề: Nhưng nếu, Ôi Thế Tôn, như tất cả chúng ta đều biết, tất cả các pháp do bản tánh đều hoàn toàn thanh tịnh, thì nơi pháp gì một Bồ-tát có được và đạt đến tính hoàn toàn thanh tịnh của các lực, các vô úy và các pháp bất cộng?

     Thế Tôn: Đúng thế, Tu-bồ-đề. Vì tất cả các pháp do [yếu] tánh [của chúng] thì hoàn toàn thanh tịnh. Khi một Bồ-tát tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật không chán nản và không sợ hãi mặc dù tất cả các pháp do bản tánh đều hoàn toàn thanh tịnh, thì đó là bát-nhã ba-la-mật của ông ấy. Nhưng hạng phàm phu ngu ngốc không biết cũng không thấy rằng các pháp này thực sự được kiến tạo như vậy, và họ không biết cũng không thấy chân tánh của các pháp. Nhân danh những người đó, vị Bồ-tát ấy đấu tranh và tận lực tinh tấn như vậy khiến cho những người không biết đó có khả năng biết được, như vậy làm cho những người không thấy đó có thể thấy được. Theo cách tu luyện mà họ tu luyện này, và do đó [trong thế giới hiện tướng] một Bồ-tát đạt đến các lực, các vô úy, và tất cả các pháp bất cộng. Khi tu luyện như thế, các Bồ-tát tuệ tri những ý nghĩ và hành động rộn ràng của những chúng sinh khác, của những người khác như thực. Và họ đi qua bên kia tri kiến về ý nghĩ và hành động của những người khác. [429]

 

  1. SỰ CÓ ÍT BỒ-TÁT

 

     Trên trái đất này, ít có những chỗ không có đá, ít có những điểm tìm được vàng và bạc. Nhiều hơn nhiều là những sa mạc có muối, những sa mạc khô cằn, những chỗ phủ cỏ, hay gai, hay những vực thẳm dốc đứng. Cũng vậy, trong thế giới chúng sinh ít Bồ-tát hiện hữu tu luyện trong sự tu luyện trong nhất thiết trí này, tức là, trong sự tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật. Nhiều hơn nhiều là những người tu luyện trong sự tu luyệntính cách Thanh vănDuyên giác. Hơn nữa, này Tu-bồ-đề, trong thế giới chúng sinh ít ai làm những việc làm đưa họ đến uy quyền của một chuyển luân vương. Nhiều hơn nhiều là những người làm những việc làm đưa họ đến uy quyền của người chỉ huy một thành trì. Cũng vậy, trong thế giới chúng sinh ít người là những Bồ-tát bước lên con đường bát-nhã ba-la-mật này, và quyết tâm biết giác ngộ viên mãn. Nhiều hơn nhiều là những người bước lên con đường Thanh vănDuyên giác. Hơn nữa, chỉ một ít làm những việc làm cho phép họ trở thành Thiên đế Thích-đề. Nhiều hơn nhiều là những người mà hành vi của họ đưa họ đến thế giới của các [tiểu] thiên. Cũng vậy, chỉ một ít chúng sinh là Bồ-tát tu luyện trong pháp tu bát-nhã ba-la-mật này. Nhiều hơn nhiều là những Bồ-tát tu luyện trong pháp tu của Thanh vănDuyên giác. [430] Hơn nữa, chỉ một ít chúng sinh làm những việc làm cho phép họ trở thành Phạm-thiên. Nhiều hơn nhiều là những người mà hành vi của họ đưa họ đến hội chúng Phạm-thiên. Cũng vậy, chỉ một ít chúng sinhbất thối chuyển đối với giác ngộ viên mãn. Nhiều hơn nhiều là những Bồ-tát quay đi đối với giác ngộ viên mãn. Thế thì, Tu-bồ-đề, trong thế giới chúng sinh chỉ một ít chúng sinh hiện hữu đã lên đườnggiác ngộ viên mãn. Ít hơn thế là những người tiến bộ trong Như. Còn ít hơn nữa là những người ít ỏi đó nỗ lực tinh tấnbát-nhã ba-la-mật. Còn ít hơn nữa là những Bồ-tát rất, rất ít đó là những người bất thối chuyển đối với giác ngộ viên mãn. Một Bồ-tát muốn được tính vào số những Bồ-tát bất thối chuyển rất, rất ít đó thế thì nên tu luyện trong chính bát-nhã ba-la-mật này, và nỗ lực vì nó. Hơn nữa, Tu-bồ-đề, không một ý nghĩ khó chịu nào phát sinh với một Bồ-tát tu luyện như thế trong bát-nhã ba-la-mật, cũng không một ý nghĩ nghi ngờ nào, hay một ý nghĩ ganh tị hoặc hèn hạ nào, hay một ý nghĩ phi đạo đức nào, hay một ý nghĩ ác ý nào, hay một ý nghĩ lười biếng nào, hay một ý nghĩ ngu xuẩn nào [phát sinh với ông ấy cả]. 

 

  1. BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT HIỂU ĐẦY ĐỦ

TẤT CẢ CÁC BA-LA-MẬT

 

     Như thế khi một Bồ-tát tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật, [431] tất cả các ba-la-mật đều tự động hợp tác, chấp nhận, theo dõibao gồm. Cái thấy của cá thể bao gồm tất cả sáu mươi hai cái thấy, và dù như vậy, vì một Bồ-tát tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật, tất cả các ba-la-mật bao gồm trong đó. Bao lâu sinh căn của một người tiếp tục, tất cả các căn khác được bao gồm trong đó. Dù như vậy đối với một Bồ-tát tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật tất cả các thiện pháp được bao gồm trong ấy. Khi sinh căn của một người dừng lại, tất cả các căn khác cũng dừng lại. Dù vậy, đối với một Bồ-tát tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật, tất cả những pháp bất thiện khác dừng lại chỉ khi cái phi tri kiến dừng lại, và tất cả các ba-la-mật khác bao gồm trong đó, tự động nắm lấy.

 

  1. CÔNG ĐỨC TỪ BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Vì thế, Tu-bồ-đề, một Bồ-tát muốn nắm giữ tất cả các ba-la-mật nên tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật. Khi tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật, một Bồ-tát tu luyện trong đó là mức độ cao nhất của ba-la-mật khả hữu đối với bất cứ chúng sinh nào. Vì công đức của ông ấy là công đức lớn nhất có thể có được. Này Tu-bồ-đề, nếu ông xem tất cả chúng sinh trong đại thiên thế giới, họ có nhiều không?

     Tu-bồ-đề: Chỉ một mình cõi Diêm-phù-đề cũng đã có nhiều chúng sinh, thì trong đại thiên thế giới còn nhiều hơn biết bao?

     Thế Tôn: Nếu chỉ là một Bồ-tát duy nhất, trong suốt đời ông ấy, cung cấp cho tất cả chúng sinh y áo, bát đựng của bố thí, chỗ ở, thuốc men dùng cho người bệnh, và tất cả những thứ mang lại hạnh phúc cho họ, – [432] một Bồ-tát như thế có tạo được nhiều công đức nhờ sức mạnh ấy không?

     Tu-bồ-đề: Ông ấy có, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Bồ-tát ấy còn tạo ra một công đức to lớn hơn nhiều dù chỉ phát triển bát-nhã ba-la-mật này trong thời gian một khảy móng tay. Lợi ích rất to lớn là bát-nhã ba-la-mật của các Bồ-tát, bởi vì bát-nhã ba-la-mật nuôi dưỡng giác ngộ vô thượng. Vì thế, một Bồ-tát nên tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật nếu ông ấy muốn biết giác ngộ viên mãn, muốn đến địa vị tối thượng trong tất cả chúng sinh, muốn trở thành người bảo vệ những người không có sự trợ giúp, muốn đến tinh cầu của Phật, muốn thi đua tính trượng phu của Phật, muốn chơi thể thao với môn thể thao của Phật, muốn rống tiếng sư tử rống của Phật, muốn đạt sự thành tựu của một vị Phật, và muốn giải thích pháp trong đại thiên thế giới. Khi một Bồ-tát tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật, tôi không thấy sự thành tựu mà trong đó ông ấy không tu luyện.

 

  1. BỒ-TÁT VÀ THANH VĂN

 

     Tu-bồ-đề: Rồi một Bồ-tát cũng tu luyện trong sự thành tựu của của một Thanh văn ư?

     Thế Tôn: Ông ấy cũng tu luyện trong đó. Nhưng ông ấy không tu luyện với ý định luôn luôn tiếp tục với sự thành tựu của một Thanh văn, hay với ý niệm làm nó theo bất cứ cách nào của riêng mình. [433] Ông ấy không tu luyện như thế. Ông ấy cũng biết các phẩm tính của Thanh văn, nhưng không trụ trong đó. Ông ấy đồng hóa chúng, không chống đối chúng. Ông ấy tu luyện với ý định mình nên chứng minh và cũng tiết lộ những đức hạnh của Thanh văn. Khi tu luyện như thế, một Bồ-tát đi đến cơ duyên mà ông ấy xứng đáng nhận phẩm vật cúng dường từ thế giới chư thiên, nhân và a-tu-la. Ông ấy vượt qua tất cả những người khác xứng đáng với các phẩm vật cúng dường, kết hợp với các Thanh vănDuyên giác. Và nhất thiết trí sẽ ở gần ông ấy. Khi tu luyên như thế, một Bồ-tát không tách rời với bát-nhã ba-la-mật, nhưng ông ấy theo đuổi trong đó, không thiếu chỗ trụ trong bát-nhã ba-la-mật. Khi ông ấy theo đuổi như thế, nên biết ông ấy “không thất bại, nhất định không thất bại” về nhất thiết trí, và ông tránh xa mức độ của một Thanh văn hay Duyên giác. Ông ấy ở gần giác ngộ viên mãn. Tuy nhiên, nếu ông ấy chợt thấy rằng “đây là bát-nhã ba-la-mật mang đến nhất thiết trí này,” – thì một người có ý kiến như thế không theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Trái lại, ông ấy không có ý kiến nào cả dù là về bát-nhã ba-la-mật, ông ấy không nhận thức hay xét lại rằng “đây là bát-nhã ba-la-mật,” hay “cái của ông ấy là bát-nhã ba-la-mật,” hoặc “nó sẽ nuôi dưỡng nhất thiết trí.” Nếu theo đuổi như thế, ông ấy là một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXVI

 

          NHƯ HUYỄN

 

  1. THÍCH-ĐỀ TÁN THÁN CÁC BỒ-TÁT

 

     Ngay lúc ấy, Thiên đế Thích-đề, liền nghĩ: Một Bồ-tát, dù cho ông ấy chỉ theo đuổi đến độ đó, vượt qua tất cả; vậy khi ông ấy biết được giác ngộ viên mãn thì còn nhiều hơn biết bao nhiêu! Một cái được lớn tích lũy cho những chúng sinh đó, họ sống cuộc sống tốt khi ý niệm của họ sải bước trong nhất thiết trí; khi họ phát tâm đến giác ngộ viên mãn còn nhiều hơn thế biết bao! Những chúng sinh đó bị ganh tị là, họ là tinh hoa của tất cả chúng sinh, sẽ biết giác ngộ viên mãn!

     Ngay lúc ấy, Thiên đế Thích-đề, triệu gọi hoa Mạn-đà-la (Mandarava), cung kính chào hoa, rải hoa lên đức Như Lai, và nói: Nguyện cho những người thuộc thừa Bồ-tát đó, và đã phát tâm đến giác ngộ viên mãn, tiếp tục quyết tâm biết giác ngộ viên mãn, và sau đó, chuyển tất cả những chúng sinh sinh ra do cơn lụt lớn sinh tử đến bờ kia êm đềm! Nguyện cho ý niệm giác ngộ đó mà họ đã ước mong, suy nghĩ kỹ và nắm giữ, đưa đến sự hoàn thành nơi họ các pháp của một vị Phật, các pháp kết hợp với nhất thiết trí, các pháp của Tự hữu, các pháp vô thượng! Tôi không có chút hoài nghi dù nhỏ bé nhất rằng các Bồ-tát ấy, được phú bẩm tâm đại bi, có thể bỏ giác ngộ viên mãn mà đi [435] hay những người thuộc thừa Bồ-tát và đã lên đườnggiác ngộ viên mãn có thể bỏ nó mà đi. Trái lại, tôi chắc chắn rằng quyết tâm đạt giác ngộ viên mãn sẽ gia tăng ngày càng nhiều hơn nơi họ, vì họ giám sát những cái ác làm khổ chúng sinh trên bình diện sinh tử. Vì nhờ tâm đại bi họ muốn phúc lợi của thế gian với chư thiên, nhân, và a-tu-la của nó, đầy thương xót vì nó, họ được phú bẩm thái độ này của tâm, trụ trong thái độ này của tâm mà nó biểu hiện trong quyết tâm của họ “chúng ta đã vượt qua, chúng ta sẽ trợ giúp chúng sinh vượt qua! Đã tự do chúng ta sẽ làm họ tự do! Đã phục hồi chúng ta sẽ giúp họ phục hồi! Đã

đến Niết-bàn chúng ta sẽ đưa họ đến Niết-bàn!

 

  1. NIỀM HÂN HOAN,

SỰ CHUYỂN VÀ CÔNG ĐỨC

 

     Người con trai hay người con gái của gia đình thiện lương hoan hỉ vì sự phát tâm của những Bồ-tát vừa bắt đầu lên đường trên chiếc xe ấy, cũng như sự phát tâm của những người tiến bộ trên sự theo đuổi, cũng như vì bản tánh bất thối chuyển của những người phải chịu sinh chỉ một lần nữa, – đến độ nào thì công đức của họ là công đức thượng đẳng?

     Thế Tôn: Kiều-thi-ca, người ta có thể có khả năng nắm được kích thước của núi Tu-di, vua của các núi, hay của một thiên thế giới, cho đến đại thiên thế giới, với sự trợ giúp của đầu một cọng rơm, nhưng người ta không thể nắm được số đo công đức đến với người con trai hay người con gái của gia đình thiện lương, hay đến với một Bồ-tát, từ sự phát tâm được kết nối với với niềm hân hoan đó. [436]

     Thích-đề: Bị Ma vương bủa vây là những chúng sinh không đến nghe công đức vô lượng này của niềm hân hoan đó phủ qua sự nghiệp của Bồ-tát mà nó bắt đầu với sự phát tâm bồ-đề đầu tiên và kết thúc với giác ngộ viên mãn – không biết nó, không thấy nó, không mang niềm hân hoan đó đến tâm. Chúng là bè đảng của Ma vương, chết trong các cõi của Ma vương. Vì những người đó đã mang đến tâm những ý nghĩ đó, đã chuyển chúng thành giác ngộ vô thượng, đã hoan hỉ vì chúng, họ đã làm như thế để phá tan thế giới Ma vương. Người ta nên, Ôi Thế Tôn, hoan hỉ vì các giai đoạn khác biệt của tâm mà các Bồ-tát vươn lên đạt đến giác ngộ. [437] Những người con trai và con gái của gia đình thiện lương không bỏ rơi Như Lai, Pháp, và Tăng-già, họ nên hoan hỉ trong các địa của tâm bồ-đề!

     Thế Tôn: Đúng vậy, Kiều-thi-ca. Và người con trai hay người con gái của gia đình thiện lương đó đã hoan hỉ trong các địa của tâm bồ-đề, họ sẽ, – dù cho họ thuộc thừa Bồ-tát hay thừa Duyên giác, hay thừa Thanh văn– sớm làm hài lòng các Như Lai, và không phải không làm hài lòng các ngài.

     Thích-đề: Đúng vậy, Ôi Thế Tôn. Vì thế, họ có thể tái sinh ở bất cứ nơi nào như kết quả của thiện căn [họ đã trồng] khi lòng họ đầy hân hoan, ở đó họ sẽ được đối xử với sự kính trọng, kính ngưỡng, tôn thờ và sùng mộ. Họ sẽ không bao giờ thấy bất cứ cảnh vật không thích thú nào, không nghe bất cứ âm thanh không thích thú nào, không ngửi một mùi không thích thú nào, không nếm một vị không thích thú nào, [438] cũng không tiếp xúc một vật không thích thú nào. Người ta phải mong họ được tái sinh nơi các cõi trời, và không tái sinh ở những nơi buồn khổ. Vì họ đã hoan hỉ nơi thiện căn của vô số chúng sinh, những thiện căn mang lại hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Những ý nghĩ về niềm hân hoan của những người sau khi đã tạo ra sự thúc giục hướng về giác ngộ, họ hoan hỉ qua các địa kế tiếp của tâm bô-đề nơi những người thuộc thừa Bồ-tát, khi phát triển, họ sẽ trở thành những người nuôi dưỡng giác ngộ viên mãn. Sau khi đạt được giác ngộ viên mãn, họ cũng sẽ dẫn độ vô số chúng sinh đến Niết-bàn.

     Thế Tôn: Đúng vậy, Kiều-thi-ca, như ông đã nói, nhờ thần lực của Như Lai. Thiện căn của vô số chúng sinh được hoan hỉ, trồng, và thành tựu như là nghiệp quả của người con trai hay người con gái của gia đình thiện lương hoan hỉ qua các địa kế tiếp của tâm bồ-đề nơi những người thuộc thừa Bồ-tát.

 

  1. BẢN TÁNH CỦA HƯ HUYỄN

 

     Tu-bồ-đề: Nhưng làm sao một cái tâm mà nó là như huyễn có thể biết được giác ngộ viên mãn?

     Thế Tôn: Này Tu-bồ-đề, như vậy ông thấy cái tâm như huyễn ấy là một thực thể có thực tách rời phải không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Ông có thấy huyễn như là một thực thể có thực tách rời không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn. [439]

     Thế Tôn: Khi ông không thấy huyễn cũng không thấy tâm như huyễn là một thực thể tách rời, thì có lẽ ông thấy pháp mà nó biết giác ngộ viên mãn là một cái gì khác hơn huyễn hay như một cái gì khác hơn tâm mà nó như là huyễn phải không?

     Tu-bồ-đề: Dạ không, thưa Thế Tôn, con không thấy. Vì thế, với pháp gì con có thể chỉ ra và nói rằng “nó có” hay “nó không có”? Nhưng một pháp mà nó tuyệt đối ly cách, người ta không thể qui cho “nó có” hay “nó không có.” Cũng vậy, một pháp tuyệt đối ly cách không biết giác ngộ viên mãn. Vậy thì, Ôi Thế Tôn, bát-nhã ba-la-mật thì tuyệt đối ly cách. Nhưng một pháp tuyệt đối ly cách, đó không phải là một pháp nên được phát triển, nó cũng không đem lại hay loại bỏ bất cứ pháp nào. Vậy thì làm sao một Bồ-tát có thể, bằng cách phải dùng đến một bát-nhã ba-la-mật tuyệt đối ly cách, mới biết được giác ngộ viên mãn? Ngay cả giác ngộ viên mãn cũng là tuyệt đối ly cách. [440] Ôi Thế Tôn, nếu bát-nhã ba-la-mật tuyệt đối ly cách, và nếu giác ngộ viên mãn tuyệt đối ly cách, làm sao cái ly cách có thể trở thành biết được qua cái ly cách?

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Chính vì bát-nhã ba-la-mật tuyệt đối ly cáchgiác ngộ viên mãn tuyệt đối ly cách [được bát-nhã ba-la-mật biết]. Nhưng nếu một Bồ-tát lập thành quan niệm rằng “bát-nhã ba-la-mật tuyệt đối ly cách,” thì đó không phải là bát-nhã ba-la-mật. Như thế chắc chắn rằng nhờ bát-nhã ba-la-mật mà một Bồ-tát biết được giác ngộ viên mãn, và ông ấy không thể biết nó mà không dùng bát-nhã ba-la-mật. Cái ly cách không thể biết cái ly cách, tuy nhiên, một Bồ-tát biết giác ngộ viên mãn, và ông ấy không biết nó, không dùng bát-nhã ba-la-mật.

     Tu-bồ-đề: Như con hiểu nghĩa lời dạy của Thế Tôn, một Bồ-tát theo đuổi nơi một đối tượng thâm sâu theo cách này.

     Thế Tôn: Người làm việc khó là vị Bồ-tát theo đuổi nơi một đối tượng thâm sâu, và chưa nhận ra đối tượng đó [hay: được], tức là, ở mức độ Thanh văn hay Duyên giác.

     Tu-bồ-đề: Như con hiểu nghĩa lời dạy của Thế Tôn, theo cách này không một Bồ-tát nào là người làm việc khó. [441] Vì chính pháp ấy không đạt được cái có thể nhận ra cũng không đạt được cái có thể bị nhận ra, cũng không phải bằng phương tiện cái mà người ta có thể nhận ra. Nếu khi được dạy cho điều này, một Bồ-tát không nản lòng, không trở nên sợ hay lãnh đạm, không quay lưng lại, và vẫn không sợ, thì ông ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Nếu ông ấy không xem nó như là sự thật có thực rằng ông ấy ở gần giác ngộ viên mãn, thì ông ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Nếu không xảy ra việc ông ấy xa lánh mức độ Thanh vănDuyên giác, thì ông ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Hư không không có việc “tôi ở gần cái này, hay tôi ở xa cái kia.” Vì hư không không tạo ra những phân biệt như thế. Cũng vậy, không có việc một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật mà rằng “giác ngộ viên mãn ở gần tôi, mức độ Thanh vănDuyên giác ở xa tôi.” Vì bát-nhã ba-la-mật không tạo ra bất cứ phân biệt nào. Với một người do ảo thuật tạo ra thì không có chuyện “người triệu gọi thì ở gần tôi, nhưng đám đông người xem tụ hội thì ở xa tôi.” Vì người huyễn không tạo ra những phân biệt như thế. [442] Với ảnh phản chiếu của một vật trong gương hay trong nước thì không có chuyện “vật cho ảnh phản chiếu thì ở gần tôi, nhưng những người đến với gương hay bát nước thì ở xa tôi.” Vì ảnh phản chiếu của một vật không tạo ra sự phân biệt nào cả. Cũng như một Như Lai, bởi vì ngài đã bỏ tất cả những tạo tác và phân biệt, không thấy có thân mến hay không thân mến. Cũng vậy là một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, vì không có sự phân biệt nào về phần của bát-nhã ba-la-mật. Cũng như Như Lai là người đã bỏ tất cả những tạo tác và phân biệt, bát-nhã ba-la-mật cũng đã bỏ tất cả tạo tác và phân biệt. Với một sinh vật tưởng tượng đã được Như Lai dùng huyễn thuật gọi lên không có việc “mức độ Thanh vănDuyên giác thì ở xa tôi, giác ngộ viên mãn thì ở gần tôi.” Vì sinh vật tưởng tượng đó không tạo ra bất cứ sự phân biệt nào. Cũng thế một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật không nghĩ rằng “mức độ Thanh vănDuyên giác thì ở xa tôi, giác ngộ viên mãn thì ở gần tôi.” Và một cách đơn giản bởi vì về phần của bát-nhã ba-la-mật hoàn toàn không có sự phân biệt. [443] Một sinh vật tưởng tượng [do Như Lai gọi lên] làm một việc nào đó [cải hóa chúng sinh], thực hiện việc làm đó mà vẫn không có phân biệt. Chỉ vì nó được kiến tạo như vậy nó hoàn toàn thiếu sự phân biệt. Cũng vậy, một Bồ-tát thực hiện việc làm ấy vì ông ấy phát triển bát-nhã ba-la-mật, nhưng bát-nhã ba-la-mật vẫn hoàn toàn không có sự phân biệt. Một người thợ làm đá hay một người tập sự làm đá, có thể làm một người đàn ông hay đàn bà tự động bằng gỗ, một con bù nhìn có thể điều động bằng cách kéo các sợi dây. Bất cứ hành động nào được tạo ra để thực hiện, hành động ấy sẽ được thực hiện. Song người gỗ ấy không có sự phân biệt nào cả. Bởi vì nó được kiến tạo như vậy nó không có sự phân biệt. Cũng vậy, một Bồ-tát thực hiện việc làm ấy vì ông ấy phát triển bát-nhã ba-la-mật, nhưng bát-nhã ba-la-mật vẫn không có sự phân biệt. Bởi vì bát-nhã ba-la-mật đó được cấu tạo như vậy nó trọn không có tất cả những phân biệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXVII

 

          CỐT LÕI

 

  1. SỰ CAN ĐẢM CỦA BỒ-TÁT

TRONG KHÓ KHĂN

 

     Xá-lợi-phất: Trong cốt lõibản chất của các pháp một Bồ-tát theo đuổi đích thực là theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật!

     Tu-bồ-đề: Nơi một cái gì không bản chất một Bồ-tát theo đuổi đích thực là theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật.

     Vì thế điều này xảy ra với nhiều ngàn chư thiên của cõi dục: Kính lễ với những người phát tâm, và những người hoàn thành tâm niệm của họ trong giác ngộ viên mãn, những người theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, và những người, khi theo đuổi như thế, họ không nhận ra biên tế của thực tại, dù ở mức độ của một Thanh văn hay của một Duyên giác. Bằng cách này cũng nên biết các Bồ-tát là những người làm việc khó làm, khi họ theo đuổi trong chân tánh của pháp, nhưng không ý thức nó.

     Tu-bồ-đề đọc được ý nghĩ của họ, và nói với họ: Không phải điều đó khó đối với các Bồ-tát mà họ không nhận ra biên tế của thực tại. Tuy nhiên, điều này khó cho họ, đây là điều khó nhất đối với họ, [445] là họ mặc chiếc áo giáp quyết tâm để dẫn độ vô số chúng sinh đến Niết-bàn, khi những chúng sinh đó tuyệt đối không hiện hữu. Và vì không hiện hữu, họ bất khả đắc. Vì tính ly cách, những chúng sinh đó nên được rèn luyện làm như thế tuyệt đối không hiện hữu. Trong tinh thần này, các Bồ-tát đã lên đườnggiác ngộ viên mãn, và quyết định rèn luyện chúng sinh. Người ta sẽ quyết định rèn luyện hư không nếu người ta quyết định rèn luyện chúng sinh. Vì nên biết tính ly cách của chúng sinh giống kiểu tính ly cách của hư không. Theo cách này, các Bồ-tát cũng là những người làm việc khó, khi họ mặc chiếc áo giáp vì chúng sinh không hiện hữu, bất khả đắc. Người ta sẽ quyết định chiến đấu với hư không nếu người ta quyết định mặc chiếc áo giáp vì chúng sinh. Song chiếc áo giáp này đã được các Bồ-tát mặc vì chúng sinh. Nhưng sự không nhận biết chúng sinh đó, trong thực tại tuyệt đối [và tối hậu], đã được Như Lai dạy. Và sự không nhận biết chúng sinh này có thể suy ra từ tính ly cách của họ, và từ tính ly cách của những chúng sinh nên được rèn luyện đó nên suy ra tính ly cách của một Bồ-tát (Bodhi-being). Nếu một Bồ-tát, khi được dạy cho điều này, không chán nản, thì nên biết rằng ngài ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Vì tính ly cách của chúng sinh nên biết tính ly cách của sắc, v.v…, và của tất cả các pháp. [446] Như thế nên thấy tính ly cách của tất cả các pháp. Khi được dạy tính ly cách của tất cả các pháp như thế, một Bồ-tát không nản lòng, và vì vậy ngài ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật.

     Thế Tôn: Vì lý do gì một Bồ-tát không nản lòng khi được dạy tính ly cách của tất cả các pháp như thế?

     Tu-bồ-đề: Bởi vì tính ly cách, không một pháp nào từng có thể nản lòng. Vì người ta không thể có được bất cứ pháp nào nản lòng cũng không có được bất cứ pháp làm cho một pháp nản lòng.

     Thế Tôn: Đúng vậy, Tu-bồ-đề. Hoàn toàn chắc chắn rằng một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, khi người ta dạy, chứng minh, xiển dương và chỉ ra điều này thì ông ấy không nản lòng, không thất vọng hay phiền não, không trở nên sợ hãi hay lãnh đạm, không hướng tâm mình đi chỗ khác, không kiệt quệ, và vẫn không sợ.

 

  1. VỊ BỒ-TÁT ĐƯỢC CHƯ THIÊN BẢO HỘ,

CHỐNG LẠI MA VƯƠNG

 

     Tu-bồ-đề: Đúng vậy. Nếu một Bồ-tát theo đuổi như thế, thì ngài ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Và chư thiên quanh Thích-đề, quanh Phạm-thiên, quanh Ba-xà-ba-đề,[55] quanh thần Ishna,[56] và các đám đông đàn ông và đàn bà quanh các bậc Thấu thị[57] sẽ từ

đàng xa chắp tay lại kính lễ một Bồ-tát theo đuổi như thế. [447]

     Thế Tôn: Và không những chỉ họ mà còn tất cả các thiên khác cho đến các thiên của Trời Sắc Cứu cánh[58], sẽ kính lễ ông ấy. Và với mắt Phật, các Như Lai hiện tại trụ ở vô số thiên thế giới nhìn thấy vị Bồ-tát theo đuổi như thế trong bát-nhã ba-la-mật, các ngài hộ trì ông ấy và đưa ông ấy đến tâm. Hoàn toàn chắc chắn, này Tu-bồ-đề, rằng các Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, được các Như Lai hộ trì và đưa vào tâm, nên được mang trong tâm như là bất thối chuyển đối với giác ngộ viên mãn. Không một chướng ngại nào do Ma vương hay bất cứ ai khác dựng lên mà có thể ngăn họ lại. Dù cho tất cả chúng sinh trong đại thiên thế giới trở thành những Ác Ma, và nếu mỗi một người trong bọn họ triệu gọi nhiều đoàn quân ma quỉ, [448], thì ngay cả toàn bộ bọn họ cũng không có sức mạnh cản đường ông ấy đi đến giác ngộ viên mãn mà Bồ-tát ấy được các Phật đưa vào tâm, và ông ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Và điều đó vẫn đúng dù cho tất cả chúng sinh trong tất cả vô số đại thiên thế giới trở thành những Ác Ma, và nếu mỗi một người trong bọ họ triệu gọi nhiều đoàn quân ma quỉ. Được ban cho hai thần hộ pháp, một Bồ-tát chống lại tất cả những cuộc tấn công từ Ma vương, hay các nhóm của y: Ông ấy không bỏ rơi bất cứ một chúng sinh nào, và ông ấy giám thị tất cả các pháp từ tánh không. Hai pháp khác có cùng hiệu quả: Ông ấy làm như ông ấy nói, và ông ấy được các Phật, các Thế Tôn đưa vào tâm. Khi một Bồ-tát theo đuổi như thế, chư thiên cũng sẽ quyết định đứng lên với ông ấy. Họ sẽ quyết định hỏi những câu hỏi và những câu phản vấn, [449] để tôn vinh ông ấy, và làm mạnh thêm quyết tâm của ông ấy bằng cách nói với ông ấy: “Này người con trai của gia đình thiện lương, anh sẽ sớm biết giác ngộ viên mãn! Vì thế hãy tiếp tục trụ nơi chỗ trụ của bát-nhã ba-la-mật! Vì nhờ thế anh sẽ trở thành người cứu độ của những người không có sự trợ giúp, người bảo vệ của những người không có sự bảo vệ, nơi nương náu của những người không có nơi nương náu, chỗ nghỉ ngơi của những người không có chỗ nghỉ ngơi, sự vơi bớt cuối cùng của những người không có nó, hòn đảo cho những người không có hòn đảo, tia sáng cho những người mù, chỗ lai vãng cho những người không có nơi lai vãng, anh sẽ chỉ đường cho những người lạc lối, và anh sẽ trở thành sự hộ trợ cho những người không có sự hộ trợ.”

 

  1. CÁC PHẬT TÁN THÁN BỒ-TÁT ẤY

 

     Vì các Phật và các Thế Tôn, trụ nơi vô số thiên thế giới, có hội chúng tỳ-kheo vây quanh, có số đông Bồ-tát theo dự, các ngài chứng minh pháp, sẽ tuyên bố danh hiệu, bộ tộc, sức lực, ngoại diệnsắc tướng của một Bồ-tát theo đuổi và trụ trong bát-nhã ba-la-mật, và được phú bẩm các đức hạnh du hí trong bát-nhã ba-la-mật. Và khi chứng minh pháp, các ngài sẽ hoan hỉ vì Bồ-tát ấy, tuyên bố danh hiệu, bộ tộc, sức lực, màu sắc và hình tướng của ông ấy. Ngay đây và bây giờ tôi sẽ chứng minh pháp, và tôi sẽ công bố danh hiệu, v.v…, của Bồ-tát Ratnaketu và của Bồ-tát Sikhin. [450] Tôi hoan hỉ vì họ và cũng vì các Bồ-tát khác ngay bây giờ sống phạm hạnh với Như Lai A-súc. Tương tự, các Phật ở các Phật địa khác cũng tuyên bố danh hiệu, v.v…, của những Bồ-tát đó ngay bây giờ sống phạm hạnh ở đây trong Phật địa của tôi, và trụ nơi chỗ trụ của bát-nhã ba-la-mật. Và các ngài ấy hoan hỉ vì họ.

     Tu-bồ-đề: Các Phật có tôn vinh tất cả các Bồ-tát theo cách như thế không?

     Thế Tôn: Không, Tu-bồ-đề. Chỉ những người bất thối chuyểnhoàn toàn không chấp giữ.

     Tu-bồ-đề: Ngoài các Bồ-tát bất thối chuyển, có những Bồ-tát nào khác được các Phật tôn vinh theo cách như thế không?

     Thế Tôn: Có. Họ là những người thuộc thừa Bồ-tát, mạnh mẽ trong sự phản kháng kẻ địch. Họ ngay bây giờ cam kết học cách theo đuổi của Bồ-tát dưới Như Lai A-súc, và Bồ-tát Ratnaketu, theo đuổi ở đó trong cuộc hành hương của một Bồ-tát, và trụ cam kết học nó. Thêm vào, những Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, và tin quyết rằng “tất cả các pháp bất sinh,” tuy nhiên cho đến bây giờ không nhất định có được hạnh vô sinh pháp nhẫn; cũng như những người tin quyết rằng “tất cả các pháp tịch tĩnh,” tuy nhiên không có nhập vào sự chứng đắc địa bất thối chuyển đối với tất cả các pháp; những Bồ-tát trụ trong chỗ trụ này được các Phật tôn vinh theo cách trên. [452] Nhưng các Bồ-tát mà các Phật công bố danh hiệu, v.v…, và hoan hỉ vì họ, phải bỏ cấp bậc Thanh vănDuyên giác. Và người ta phải mong họ ở vào mức độ của Phật. Và họ sẽ dược thọ ký giác ngộ viên mãn. Vì những Bồ-tát mà các Phật công bố danh hiệu, v.v…, và hoan hỉ vì họ, họ cũng sẽ trụ trong bất thối chuyển.

 

  1. GIÁC NGỘCHÂN NHƯ

 

     Hơn nữa, này Tu-bồ-đề, các Bồ-tát sẽ trụ trong bất thối chuyển nếu khi nghe dạy bát-nhã ba-la-mật thâm sâu này, họ tin quyết nó, không mờ mịt, không do dự hay nghi ngờ; nếu trong niềm tin quyết rằng “đúng vậy, như Như Lai đã dạy” họ tiếp tục lắng nghe nó một cách rất chi tiết; và nếu họ lập tâm rằng họ sẽ còn muốn lắng nghe một cách chi tiết hơn nữa bát-nhã ba-la-mật này trong sự hiện diện của Như Lai A-súc; và nếu họ sẽ tin quyết khi họ lắng nghe đúng bát-nhã ba-la-mật này trong sự hiện diện của những người thuộc thừa Bồ-tát trong Phật địa của ngài ấy sống cuộc sống phạm hạnh. [453] Như thế tôi dạy rằng chỉ nghe bát-nhã ba-la-mật [là] đạt được nhiều. Những người tin quyết vào nó, sau đó, nhận lấy một vị trí trong mối liên hệ với Chân như và tiến đến Chân như, sau đó trụ vững trong Chân như, trụ vững trong Chân như và trong nhất thiết trí, sẽ chứng minh pháp.

     Tu-bồ-đề: Ôi Thế Tôn, nếu người ta không thể có được bất cứ một pháp khác nào, khác với Chân như, thì pháp trụ vững trong Chân như, hay sẽ biết giác ngộ viên mãn, hay sẽ chứng minh pháp này, là gì?

     Thế Tôn: Người ta không thể có được bất cứ một pháp khác nào, khác với Chân như, mà nó sẽ trụ vững trong Chân như. Chính Chân như, bắt đầu không nhận biết được, còn ít hơn biết bao là ông ấy sẽ trụ vững trong Chân như. Chân như không biết giác ngộ viên mãn, và không một pháp khả đắc nào biết giác ngộ viên mãn, nó sẽ làm như vậy, hay nó làm như vậy. Chân như không chứng minh pháp, và pháp bất khả đắc đó sẽ được chứng minh. [454]

 

  1. KHÔNG VÀ CHỖ TRỤ TRONG

BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Thích-đề: Thâm sâu, Ôi Thế Tôn, là bát-nhã ba-la-mật. Những người làm việc khó là những Bồ-tát muốn biết giác ngộ viên mãn. Vì quả thật không một pháp trụ trong Chân như, không một pháp biết giác ngộ viên mãn, không một người chứng minh pháp. Song việc đó không làm họ sợ, không làm họ do dự, cũng không làm họ mờ mịt.

     Tu-bồ-đề: Này Kiều-thi-ca, ngài nói rằng “những người làm việc khó là những Bồ-tát, khi được dạy cho những pháp thâm sâu như các pháp này, không cảm thấy do dự hay mờ mịt.” Nhưng tất cả những pháp trống rỗng ở đâu mà ai ở đó có thể cảm thấy do dự hay mờ mịt?

     Thích-đề: Dù cho ngài Tu-bồ-đề thánh thiện có thể xiển dương bất cứ điều gì, mà điều ngài ấy xiển dương có liên hệ đến không, ngài ấy không bị kẹt ở bất cứ chỗ nào. Sự chứng minh pháp của ngài Tu-bồ-đề thánh thiện không bị kẹt bất cứ chỗ nào, không khác hơn mũi tên bắn vào không khí. Thì có lẽ, Ôi Thế Tôn, tôi, nếu tôi quan sát Trưởng lão Tu-bồ-đề, khi ngài ấy dạy và xiển dương như thế, có thể trở thành một người thuyết giảng đúng đạo lý của Như Lai, một người thuyết giảng Pháp, và một người cũng tuyên bố hậu quả hợp lý của pháp. 

     Thế Tôn: Đúng vậy, Kiều-thi-ca. Khi ông dạy và xiển dương như ông ấy làm thì ông trở thành một người thuyết giảng đúng đạo lý của Như Lai, một người thuyết giảng pháp, và một người cũng tuyên bố hậu quả hợp lý của pháp. Vì bất cứ điều gì [455] Trưởng lão Tu-bồ-đề làm rõ ràng, ông ấy làm nó rõ ràng bằng cách liên hệ với không. Bởi vì Trưởng lão Tu-bồ-đề, bắt đầu còn không xem lại hay nhận biết bát-nhã ba-la-mật, việc ông ấy theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật thì còn ít hơn biết bao. Ngay cả giác ngộ, bắt đầu ông ấy còn không đạt được, việc ông ấy sẽ biết giác ngộ viên mãn thì còn ít hơn biết bao. Ngay cả nhất thiết trí ông ấy còn không đạt được, việc ông ấy sẽ đạt đến nhất thiết trí thì còn ít hơn biết bao. Ngay cả Chân như ông ấy còn không đạt được, việc ông ấy sẽ trở thành một Như Lai thì còn ít hơn biết bao. Ngay cả bất sinh ông ấy còn không đạt được, việc ông ấy sẽ giác ngộ viên mãn thì còn ít hơn biết bao. Ngay cả các lực ông ấy còn không đạt được, việc ông ấy sẽ sở hữu các lực thì còn ít hơn biết bao. Ngay cả các lý do tự tin không sợ hãi [vô úy] ông ấy còn không xem lại, việc ông ấy sẽ tự tin không sợ hãi thì còn ít hơn biết bao. Ngay cả pháp ấy ông ấy còn không đạt được, việc ông ấy sẽ chứng minh pháp thì còn ít hơn biết bao. Vì Trưởng lão Tu-bồ-đề trụ trong chỗ trụ của tính ly cách của tất cả các pháp, trong chỗ trụ của tính không có cái căn bản của tất cả các pháp. Và hoàn toàn chắc chắn rằng chỗ trụ này trong tính ly cáchtính không có cái căn bản của tất cả các pháp, về phần Trưởng lão Tu-bồ-đề, thì có giá trị vô cùng nhỏ so với chỗ trụ của một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật và trụ ở đó. Bởi vì, ngoại trừ chỗ trụ của một Như Lai, chỗ trụ này của một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, trụ trong đó, vượt qua tất cả những chỗ trụ khác. [456] Chỗ trụ này đã được miêu tả như là tiên tiến nhất trong tất cả các chỗ trụ, là tốt nhất, chọn lựa nhất, tuyệt vời nhất, cao cả nhất, tối thượng, vô thượng, không có gì bằng, không thể so sánh. Nó vượt qua những chỗ trụ của tất cả Thanh vănDuyên giác. Vì thế lúc ấy, này Kiều-thi-ca, người con trai hay người con gái của gia đình thiện lương muốn đến cảnh giới tốt nhất, cảnh giới lựa chọn nhất, cảnh giới thù thắng nhất, cảnh giới cao cả nhất, cảnh giới không gì bằng, – họ nên trụ chỗ trụ này của các Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật trụ trong đó.

 

 

 

 

 

Chương XXVIII

 

          AVAKIRNAKUSUMA

 

  1. SỰ THỌ KÝ CỦA AVAKIRNAKUSUMA

 

     Vì thế, vào lúc ấy, một trong các thiên của Trời Ba mươi ba, cầm hoa Mạn-đà-la,[59] những hoa Mạn-đà-la trang nghiêm, đến chỗ Thế Tôn. Và đúng vào lúc đó, sáu ngàn tỳ-kheo đã tụ tập và ngồi trong hội chúng. Họ từ chỗ ngồi đứng lên, đặt y trên của họ lên một vai, đặt đầu gối phải trên đất, và lễ chào Thế Tôn với hai bàn tay xếp lại. Do thần lực của Phật, tay họ đầy hoa Mạn-đà-la, những hoa Mạn-đà-la trang nghiêm. Họ rắc hoa lên Thế Tôn và nói: “Chúng con, Ôi Thế Tôn, sẽ theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật này! Chúng con, Ôi Thế Tôn, sẽ trụ trong chỗ trụ vô thượng của bát-nhã ba-la-mật!” Vì thế, do cơ duyên đó, Thế Tôn mỉm cười. Nhưng như thế là bản tánh của các Phật và các Thế Tôn, khi các ngài thị hiện mỉm cười [trong một hội chúng Bồ-tát], thì hào quang nhiều màu phát ra từ miệng Thế Tôn, – hào quang xanh, vàng, đỏ, trắng, đỏ thẫm, trong suốt, màu bạc nhẹ và vàng kim. Những hào quang này chiếu vô tận vô biên các thiên thế giới với sự huy hoàng, lên cao đến thế giới của Phạm-thiên, lại từ đó quay về đến Thế Tôn, chuyển ba vòng quanh Thế Tôn, và rồi lại biến vào nơi đầu của Thế Tôn. [458] Vì thế, tôn giả A-nan-đa từ chỗ ngồi đứng dậy, đặt y trên qua một vai, đặt đầu gối phải trên đất, đưa hai bàn tay xếp lại hướng về Thế Tôn và nói: Không phải không có duyên cớ mà các Như Lai thị hiện mỉm cười. Duyên cớ gì mà ngài mỉm cười, Ôi Thế Tôn?

     Thế Tôn: Sáu ngàn tỳ-kheo đó, A-nan-đa, vào một thời kỳ vị lai, trong kiếp Như Sao Trời, sẽ biết giác ngộ viên mãn, và sau đó chứng minh pháp cho chúng sinh. Tất cả họ sẽ mang cùng một danh hiệu. Với Avakirnakusuma[60]danh hiệu của họ, các Như Lai này sẽ là những vị thầy trong thế gian. Tất cả họ sẽ có một tăng-già đệ tử bằng nhau. Tất cả họ sẽ sống trong một thời gian dài bằng nhau, tức là hai mươi ngàn kiếp. Mỗi vị trong những vị đó sẽ đều có một thánh lệnh quảng đại, sẽ truyền bá rộng rãi trong trời và người. Trong mỗi trường hợp, thiện pháp của họ sẽ trụ trong một thời gian dài bằng nhau, trong hai mươi ngàn kiếp. Và những trận mưa hoa, tất cả năm màu, sẽ rơi xuống trên họ – bất cứ nơi nào họ có thể rời ngôi nhà họ có trong làng, thị trấn hay chợ, bất cứ nơi nào họ có thể chuyển bánh xe pháp, bất cứ nơi nào họ có thể trú, bất cứ nơi nào họ có thể hiện ra [giữa mọi người]. [459]

 

  1. TÁN THÁN BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Vì thế lúc ấy, A-nan-đa, các Bồ-tát muốn trụ nơi chỗ trụ cao nhất, muốn trụ nơi chỗ trụ của Như Lai, nên trụ nơi chỗ trụ của bát-nhã ba-la-mật. Và với bất cứ Bồ-tát nào theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật người ta có thể hoàn toàn chắc chắn rằng ông ấy, trước khi tái sinh ở đây giữa loài người, đã chết giữa loài người hay giữa các nhóm thiên của trời Đâu-suất. Vì ở trong loài người và các thiên của trời Đâu-suất mà bát-nhã ba-la-mật này luân chuyển trong mức độ đầy đủ của nó. Người ta có thể chắc chắn rằng các Như Lai nhìn những Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật này, học nó, mang nó trong tâm, nghiên cứu, thuyết giảng, lặp đi lặp lại, hay chỉ viết nó, và cũng chỉ dạy các Bồ-tát khác, khuyên nhủ, thúc giục và khuyến khích họ. Nên biết rằng họ đã trồng thiện căn với các Như Lai. Họ không những chỉ có trồng thiện căn trong sự hiện diện của các Thanh vănDuyên giác như thế để tu luyện trong bát-nhã ba-la-mậtchắc chắn còn có những Bồ-tát tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật này và vẫn không sợ hãi, họ đã trồng thiện căn với các Như Lai. [460] Những người thọ nhận bát-nhã ba-la-mật này, mang nó trong tâm, nghiên cứu, thuyết giảng, lặp đi lặp lại, hay chỉ viết nó, theo đuổi nó, – ý nghĩa, nội dung và phương pháp của nó – người ta nên hoàn toàn chắc chắn rằng họ đã mặt đối mặt với các Như Lai. Nếu các Bồ-tát không sỉ nhục bát-nhã ba-la-mật này, không chống đối, phủ nhận hay khước từ nó, thì nên biết rằng họ đã thực hiện phận sự của họ dưới các bậc Chiến Thắng của quá khứ. Nhưng nếu một Bồ-tát không trở về với lời nguyện đạt giác ngộ viên mãn, thì ông ấy không trao thiện căn mà ông ấy đã trồng trong sự hiện diện của các Như Lai cho quả vị Thanh văn hay Duyên giác như là phần thưởng của ông ấy. Và như thường lệ những Bồ-tát như thế biết ơntu tập bát-nhã ba-la-mật.

 

  1. TRUYỀN KINH CHO A-NAN-ĐA

    

     Thế thì, A-nan-đa, nhiều lần tôi giao phó và truyền cho ông bát-nhã ba-la-mật này, trình bày bằng văn tự, như thế có thể dùng nó để học, mang trong tâm, thuyết giảng, nghiên cứutruyền bá rộng rãi, như vậy nó có thể trường tồn, như vậy nó không thể biến mất. A-nan-đa, nếu ông sẽ lại quên tất cả những chứng sự minh pháp mà ông đã trực tiếp học được từ Tôi – ngoại trừ một mình bát-nhã ba-la-mật– nên bỏ chúng đi và cho phép chúng được quên lãng, đó chỉ là một vi phạm nhẹ đối với Tôi. Nhưng nếu ông quên, ném đi và cho phép được lãng quên chỉ một bài kệ của bát-nhã ba-la-mật, hay chỉ một phần của bài kệ, đó sẽ là một vi phạm nghiêm trọng đối với Tôi, và nó sẽ làm phật ý Tôi rất nhiều. Và nếu sau khi đã học bát-nhã ba-la-mật, ông lại quên nó, ném nó đi, cho phép nó được lãng quên, thì ông không có sự kính trọng, tôn kính, và sùng kính đối với Tôi, và đối với các Phật và các Thế Tôn khác của quá khứ, vị lai, và hiện tại. Vì thế, A-nan-đa, hãy nhớ rằng đó là một vi phạm nghiêm trọng đối với Tôi nếu sau khi ông đã học bát-nhã ba-la-mật, ông lại quên nó, ném nó đi, và cho phép nó được lãng quên, và điều đó sẽ làm phật ý Tôi rất nhiều. Vì Như Lai đã nói rằng “bát-nhã ba-la-mật là mẹ, là người tạo ra, là người sinh ra các Như Lai của quá khứ, vị lai, và hiện tại, là bảo mẫu của họ trong nhất thiết trí.” Thế thì, này A-nan-đa, tôi thực sự giao phó và truyền cho ông bát-nhã ba-la-mật này, như vậy nó không thể biến mất. Nên học bát-nhã ba-la-mật này, nên mang nó trong tâm, nghiên cứu, lặp đi lặp lại, viết và phát triển nó. Ông nên khéo chăm sóc bát-nhã ba-la-mật, khéo mang nó trong tâm, khéo nghiên cứu nó, và khéo truyền bá nó. Và khi học nó, nên phân tích nó cẩn thận về ngữ pháp, từng chữ, từng âm tiết, từng lời. [462] Vì là pháp thân của các Như Lai quá khứ, vị laihiện tại là bản văn về pháp có thẩm quyền này. Trong cùng cách ấy ông, A-nan-đa, đối xử với Tôi mà trong hiện tại trụ như một Như Lai, với sự cô tịch, yêu mến và kính trọng, và trong cùng một tinh thần đạo đức, ông nên học bát-nhã ba-la-mật này, mang nó trong tâm, nghiên cứu, lặp đi lặp lại, viết và phát triển nó, kính trọng, tôn kính, và sùng kính nó. Đó là cách để ông sùng kính Tôi, đó là cách tỏ lòng yêu thương, niềm tin tịch tĩnh và sự kính trọng các Phật và các Thế Tôn quá khứ, vị laihiện tại. Này A-nan-đà, nếu Tôi, bậc Như Lai, thân mếnthích thú đối với ông, và ông không bỏ rơi Tôi, vì thế nguyện cho bát-nhã ba-la-mật này trở nên thân mến và hứng thú đối với ông, và nguyện cho ông không bỏ rơi nó, như thế ông không thể quên nó ngay cả một chữ duy nhất của nó, như thế nó không thể biến mất. Vì lâu rồi tôi đã có thể nói với ông về sự ban cho bát-nhã ba-la-mật này, trong một kiếp, hay trong phần còn lại của một kiếp, trong một trăm kiếp, cho đến hằng trăm ngàn câu-lợi kiếp, và nhiều hơn thế nữa. Nhưng vắn tắt, trong cùng cách mà Tôi là thầy của ông, bát-nhã ba-la-mật cũng thế. Trong cùng cách mà các Phật và các Thế Tôn là thầy của thế gian với chư thiên, nhân, và a-tu-la của nó, bát-nhã ba-la-mật cũng vậy. Thế thì, A-nan-đa, [463] với sự ban cho vô lượng, Tôi đã giao phó và truyền cho ông bát-nhã ba-la-mật, mà chính nó vô lượng, vì lợi íchhạnh phúc của thế gian cùng chư thiên, nhân, và a-tu-la của nó. Nếu người ta không muốn bỏ rơi Như Lai, hay Pháp hay Tăng-già, nếu người ta không muốn bỏ rơi sự giác ngộ của các Phật và các Thế Tôn quá khứ, vị lai, và hiện tại, – nguyện cho người ta không bỏ rơi bát-nhã ba-la-mật! Và còn có sự khuyên nhủ này nữa, là những người học bát-nhã ba-la-mật này, mang nó trong tâm, nghiên cứu, lặp đi lặp lại, viết và phát triển nó, họ hộ trợ sự giác ngộ của các Phật và các Thế Tôn của quá khứ, vị lai, và hiện tại. Vì bất cứ người nào hộ trợ bát-nhã ba-la-mật này khi nó đang đi đến sụp đổ, người ấy hộ trợ sự giác ngộ của các Phật và các Thế Tôn quá khứ, vị lai, và hiện tại. Bởi vì sự giác ngộ của các Phật và các Thế Tôn đến từ bát-nhã ba-la-mật. Và cái đó khéo hộ trì tất cả chư Như Lai, dù quá khứ, vị lai hay hiện tại. Vì thế, một Bồ-tát muốn biết giác ngộ viên mãntu luyện trong sáu ba-la-mật nên lắng nghe bát-nhã ba-la-mật này, nghiên cứu, lặp đi lặp lại và viết nó, [464] và ông ấy nên tu luyện trong chính bát-nhã ba-la-mật này, và nỗ lực vì nó. Vì bát-nhã ba-la-mật này là mẹ, người tạo và sinh ra các Bồ-tát. Nhờ bát-nhã ba-la-mật mà bất cứ Bồ-tát nào từng tu luyện trong sáu ba-la-mật, và bất cứ lúc nào cũng đi đến giác ngộ viên mãn. Nhờ chính bát-nhã ba-la-mật này mà tất cả họ tiến tới trong sáu ba-la-mật. Bởi vì tất cả các ba-la-mật đến nuôi dưỡng giác ngộ vô thượng sau khi đã đến từ bát-nhã ba-la-mật. Thế thì, A-nan-đa, nhiều lần, trong lần thứ hai, trong lần thứ ba, Tôi thực sự giao phó và truyền bát-nhã ba-la-mật này cho ông như thế nó không thể biến mất. Vì bát-nhã ba-la-mật này là kho tàng pháp vô tận cho các Như Lai. Pháp mà các Phật và các Thế Tôn đã chứng minh với chúng sinh trong quá khứ, trong thế giới sinh tử không có bắt đầu hay chấm dứt, tất cả đã đến từ kho tàng pháp này, từ bát-nhã ba-la-mật. Và cũng là pháp mà các Phật và các Thế Tôn sau khi giác ngộ viên mãn sẽ chứng minh cho chúng sinh trong thời vị lai, trong thế giới sinh tử vô lượng, pháp ấy cũng sẽ đến từ chính kho tàng pháp này, từ bát-nhã ba-la-mật. Và cả các Phật và các Thế Tôn ngay bây giờ trụ nơi vô số các thiên thế giới, và chứng minh pháp, các ngài ấy cũng đã rút ra sự hiển bày của họ từ chính kho tàng pháp này, từ bát-nhã ba-la-mật. Vì thế, vô tận là kho tàng pháp này, là bát-nhã ba-la-mật. [464a] Này A-nan-đa, nếu ông sẽ phải chứng minh pháp ở mức độ Thanh văn cho những người thuộc thừa Thanh văn, và nếu kết quả của sự chứng minh pháp của ông mà tất cả chúng sinh trong đại thiên thế giới sẽ chứng ngộ được quả A-la-hán, là ông không hoàn thành nhiệm vụ của ông như là Đệ tử của Tôi nếu theo cách ấy ông sẽ tiếp tục sau Tôi chuyển bánh xe pháp, và chứng minh pháp. Nhưng mặt khác, nếu ông sẽ chứng minhtiết lộ dù chỉ một bài kệ duy nhất về pháp kết hợp với bát-nhã ba-la-mật với một Bồ-tát, thì Tôi sẽ hài lòng với ông, người sau Tôi chuyển bánh xe pháp, và chứng minh pháp. Nếu ông xem sự chứng minh pháp đó của ông mà qua đó chúng sinh trong đại thiên thế giới tất cả được thúc giục đạt quả A-la-hán, và những A-la-hán ấy việc làm công đức của họ xây dựng trên bố thí, trì giới, và phát triển thiền định, tất cả điều đó có tạo nên khối công đức lớn không?

     A-nan-đa: Dạ có, Ôi Thế Tôn.

     Thế Tôn: Một người thuộc thừa Thanh văn tạo nên một công đức lớn hơn khối công đức đó nếu người ấy chứng minh cho các Bồ-tát pháp mà nó kết hợp với bát-nhã ba-la-mật. Công đức ấy còn lớn hơn nữa nếu đó là một Bồ-tát chứng minh cho một Bồ-tát khác [một bài kệ về] pháp kết hợp với bát-nhã ba-la-mật, – dù chỉ một ngày, một buổi sáng, một giờ, nửa giờ, một phút, dù là một giây, một khoảnh khắc, một thoáng chốc. Về phần của một Bồ-tát, một tặng phẩm của pháp vượt qua tất cả những thiện căn của tất cả những người thuộc thừa Thanh văn hay Duyên giác. Hoàn toàn không thể có chuyện một Bồ-tát như thế được phú bẩm những thiện căn, như thế đem đến tâm thiện căn đó, khả dĩ có thể bỏ giác ngộ viên mãn mà đi. Chuyện đó không thể nào xảy ra.

 

  1. PHẬT ĐỊA CỦA A-SÚC

 

     Vì thế, vào dịp đó Thế Tôn thị hiện lực thần thông của ngài. Toàn thể hội chúng, – tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, nam cư sĩnữ cư sĩ, các Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ga-ru-đa, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, người và quỉ – tất cả họ, nhờ thần lực của Phật, [465] đều thấy Như Lai A-súc có tăng chúng vây quanh, có Bồ-tát tùy tùng chứng minh pháp, trong một hội mênh mông như biển lớn, sâu và yên tĩnh, có các Bồ-tát được phú bẩm những phẩm tính không thể nghĩ bàn vây quanh và đi kèm, tất cả họ là A-la-hán, – hết rỉ lậu, không ô nhiễm, tự điều đầy đủ, hoàn toàn tự tại trong tâm, khéo giải thoáttrí tuệ, thuần chủng, những Đại Long, việc làm đã xong, phận sự đã thành tựu, gánh nặng đã đặt xuống, hạnh phúc riêng đã thành, những xiềng xích [kiết sử] đã ràng buộc họ trở thành tịch diệt, tâm họ được chánh kiến khéo giải thoát, toàn bộ tâm họ ở trong sự kiểm soát toàn hảo. Vì thế Thế Tôn lại thu hồi thần thông của ngài. Rồi Thế Tôn A-súc, đức Như Lai, không còn xuất hiện nữa, và tất cả các Bồ-tát và các đại Đệ tử, và Phật địa ấy không còn đến trong phạm vi thấy của những thành viên trong hội chúng của Thế Tôn. Vì Như Lai đã thu hồi lực thần thông của ngài. Và Thế Tôn nói với A-nan-đa: Cũng vậy, A-nan-đa, tất cả các pháp không đến trong phạm vi thấy. Những pháp không đến trong phạm vi thấy của các pháp, các pháp không biết các pháp. Vì tất cả các pháp có bản tánh như thế mà người ta không thể thấy hay nghe chúng được, và chúng không có khả năng làm bất cứ điều gì. Vì tất cả pháp bất động, không thể nắm bắt chúng bởi vì chúng bất động như hư không. Tất cả các pháp đều không thể nghĩ bàn, tương tự như người huyễn. Tất cả các pháp bất khả đắc, bởi vì chúng ở trong trạng thái không hiện hữu. Khi theo đuổi như thế, một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, và ông ấy không trụ ở bất cứ pháp nào. [466] Khi tu luyện như thế, một Bồ-tát tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật. Nếu một Bồ-tát muốn đạt giác ngộ viên mãn, là sự hoàn thiện cao nhất của toàn bộ sự tu luyện, thì ông ấy nên tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật. Vì sự tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật đã được miêu tả như là hàng đầu của tất cả mọi tu luyện, là cái tốt nhất, cái đáng lựa chọn nhất, cái thù thắng nhất, cái cao cả nhất, cái cao nhất, cái tột cùng nhất, cái không gì bằng, cái không thể so sánh, nó được bảo là đem lại phúc lợi cho tất cả thế gian, nó được miêu tả là kẻ bảo vệ những người không có sự trợ giúp, nó được Phật phong vị và tán dương. Các Như Lai đã có thể, như là kết quả của sự tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật này, có trụ trong pháp tu này, nâng đại thiên thế giới này lên bằng một ngón chân cái, và rồi lại để nó rơi xuống. Nhưng nó sẽ không xảy ra đối với các Phật và các Thế Tôn “đại thiên thế giới này đã được nâng lên, đã bị rơi xuống trở lại.” Vì bát-nhã ba-la-mật được phú bẩm những phẩm tính không thể đo lường và không thể tính toán. Như kết quả tu luyện trong pháp tu bát-nhã ba-la-mật này, các Phật và các Thế Tôn đã đạt đến cảnh giới không chấp trước các pháp quá khứ, vị lai, và hiện tại. Trong tất cả những tu luyện khả hữu trong thời quá khứ, vị laihiện tại, sự tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật này là hàng đầu, là tối hảo, là đáng lựa chọn nhất, là thù thắng nhất, là cao cả nhất, là tối thượng, là tột cùng, là không gì bằng, là không gì có thể so sánh.

 

  1. TỊCH DIỆT, PHI TỊCH DIỆT

BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Vì bát-nhã ba-la-mật không có giới hạn, nó vô tậnvô biên. [467] Bởi vì các giới hạn, sự kiệt tận và các biên không có mặt trong bát-nhã ba-la-mật. Qui sự cùng tận và các biên cho bát-nhã ba-la-mật sẽ giống như qui chúng cho hư không. Vì bát-nhã ba-la-mật không bị giới hạn, vô tậnvô biên. Tôi không dạy rằng bát- nhã ba-la-mật có bất cứ giới hạn nào, rằng nó có thể cùng tận, rằng nó có bất cứ biên nào. Tổng số các chữ chứa trong Kinh này về bát-nhã ba-la-mật chắc chắn có những giới hạn của nó, nhưng chính bát-nhã ba-la-mật không phải như vậy. Vì tổng số các chữ trong Kinh này không đồng nhất với chính bát-nhã ba-la-mật. Chính bát-nhã ba-la-mật không tùy thuộc vào bất cứ sự giới hạn nào, nó không có bất cứ giới hạn nào.

     A-nan-đa: Lại nữa vì lý do gì Thế Tôn không dạy bất cứ giới hạn nào đối với bát-nhã ba-la-mật?

     Thế Tôn: Bởi vì nó vô tậnly cách. Người ta không thể nhận biết ngay cả sự ly cách của pháp ly cách, còn ít hơn biết bao là có thể có một chu vi nhất định cho nó? Như thế, vì ở bên kia tất cả những đo lường mà bát-nhã ba-la-mật không bị giới hạn, không có bất cứ một giới hạn nào. Các Như Lai của quá khứ đã rút lấy sức mạnh của họ từ chính bát-nhã ba-la-mật này, [468] song nó không bị tận, không trở thành diệt. Các Như Lai của vị lai cũng sẽ rút lấy sức mạnh của họ từ chính bát-nhã ba-la-mật này, song nó sẽ không bị tận, sẽ không trở thành diệt. Các Như Lai hiện giờ trụ trong vô số thiên thế giới, họ cũng sẽ rút lấy sức mạnh của họ từ chính bát-nhã ba-la-mật này, song nó không trở nên tận hay diệt. Giờ đây, Tôi cũng là một Như Lai, Tôi cũng rút lấy sức mạnh Của Tôi từ chính bát-nhã ba-la-mật này, song nó không trở nên tận hay diệt. Người ta có thể làm kiệt tận bát-nhã ba-la-mật không khác hơn làm

kiệt tận hư không. Vì thế, bát-nhã ba-la-mật này hoàn toàn vô tận.

     Vì thế, điều này xảy ra với tôn giả Tu-bồ-đề: Thâm sâu là cái trạm dừng (station) này mà Như Lai đã dạy. Vậy thì bây giờ hãy để ta hỏi Như Lai về cái trạm dừng này. Và Tu-bồ-đề nói với Thế Tôn: Vô tận, Ôi Thế Tôn, là bát-nhã ba-la-mật!

     Thế Tôn: Bởi vì nó không thể trở thành diệt, vì giống như hư không, nó không thể bị tận, và vì tất cả các pháp bất sinh.

     Tu-bồ-đề: Một Bồ-tát nên thành tựu bát-nhã ba-la-mật như thế nào?

     Thế Tôn: Do sự không diệt của sắc, v.v…, [469] do sự không diệt của vô minh, của nghiệp hành, của thức, của danh và sắc, của sáu nhập, của xúc, của thọ, của ái, của thủ, của hữu, của sinh, của già và chết, của ưu sầu, thương tiếc, khổ, buồn và thất vọng. Theo cách này, vị Bồ-tát quán sát sự tùy thuộc phát sinh theo cách như thế mà ông ấy tránh tính nhị nguyên của các biên [cực đoan]. Ông ấy quán sát nó mà không thấy bất cứ chỗ khởi đầu, chấm dứt hay ở giữa nào. Quán sát sự tùy thuộc phát sinh theo cách như thế, đó là pháp đặc biệt của vị Bồ-tát ngồi ở bồ-đề đạo tràng. Khi quán sát như thế, ông ấy có được tri kiến nhất thiết trí. Vì một Bồ-tát, trong khi theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật qua sự thành tựu không diệt, quán sát sự tùy thuộc phát sinh, không thể đứng ở mức độ của Thanh văn hay Duyên giác, nhưng ông ấy phải đứng nơi nhất thiết trí. Một vài Bồ-tát có thể quay đi đối với giác ngộ viên mãn, bởi vì họ không phải sử dụng đến những tâm hành này [mà chúng khao khát sự thành tựu của bất diệt] và sự thiện xảo trong các phương tiện, nếu họ không biết một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật nên làm thế nào thành tựu bát-nhã ba-la-mật qua sự thành tựu của bất diệt, [470] nên quán sát sự tùy thuộc phát sinh như thế nào trong bát-nhã ba-la-mật. Tất cả các Bồ-tát bất cứ lúc nào cũng quay đi đối với giác ngộ viên mãn, làm như thế bởi vì họ không phải sử dụng đến sự thiện xảo trong các phương tiện này. Tất cả những Bồ-tát bất cứ lúc nào cũng không quay đi đối với giác ngộ viên mãn làm như thế là nhờ bát-nhã ba-la-mật này. Bằng cách này, một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật thành tựu bát-nhã ba-la-mật qua sự thành tựu của bất diệt. Và bằng cách này, sự tùy thuộc phát sinh nên được quán sát trong bát-nhã ba-la-mật qua sự thành tựu của bất diệt. Một Bồ-tát quán sát sự tùy thuộc phát sinh như thế, chắc chắn không xét lại bất cứ pháp nào đang được sinh ra mà không có nguyên nhân, cũng không xét lại bất cứ pháp nào là thường, ổn định, vĩnh viễn, không chịu đảo ngược, ông ấy cũng không xem lại bất cứ pháp nào là tác giả hay thọ giả. Đây là cách quán sát sự tùy thuộc phát sinh về phần của một Bồ-tát thành tựu bát-nhã ba-la-mật này qua sự thành tựu của bất diệt, và theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật này. Vào lúc một Bồ-tát, đang thành tựu bát-nhã ba-la-mật qua sự thành tựu bất diệt, quán xét sự tùy thuộc phát sinh, vào lúc đó ông ấy không xem lại sắc như là một thực thể có thực tách rời, không thọ, tưởng, hành hay thức; cũng không vô minh, nghiệp hành, v.v…, đến già và chết, [471] ưu sầu, thương tiếc, khổ, buồn và thất vọng; ông ấy cũng không xem lại sự thật “đây là Phật địa của tôi” là nó không có thực, cũng không xem lại sự thật “đây là một Phật địa khác,” ông ấy cũng không xem lại bất cứ pháp nào là thực có mà theo đó ông ấy có thể phân biệt được giữa các Phật địa này và kia. Đây, Tu-bồ-đề, là bát-nhã ba-la-mật của các Bồ-tát, các đại sĩ.

 

  1. NHỮNG LỢI THẾ ĐẾN TỪ

BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Khi một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, Ác Ma cảm thấy bị va chạm với bóng tối của nỗi phiền muộn lớn, giống như một người gặp phải khi mẹ hay cha của mình chết.

     Tu-bồ-đề: Có phải sự gây phiền não này chỉ có đối với một Ma vương hay nó ảnh hưởng đến nhiều Ma vương, hay nó lan rộng đến tất cả Ma vương trong đại thiên thế giới?

     Thế Tôn: Vào lúc các Bồ-tát trú trong chỗ trú của bát-nhã ba-la-mật vào lúc ấy tất cả Ma vương trong đại thiên thế giới cảm thấy bị va chạm với bóng tối của sự phiền muộn lớn, và chúng không thể ngồi yên trên những chiếc ngai kính trọng của chúng. [472] Vì toàn thể thế giới cùng với chư thiên, nhân và a-tu-la của nó, không thể có được lối vào một vị Bồ-tát trú bên trong chỗ trú của bát-nhã ba-la-mật, nó không thể có được một cái bám chân cho phépchiếm hữu ông ấy, làm thương tổn ông ấy, khiến ông ấy quay đi đối với giác ngộ viên mãn. Thế thì, Tu-bồ-đề, một Bồ-tát muốn biết giác ngộ viên mãn nên theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Vì nơi một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, bố thí ba-la-mật phát triển đến mức toàn hảo nhất, và các ba-la-mật trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, và thiền định cũng vậy. Nơi ông ấy tất cả sáu ba-la-mật phát triển đến mức toàn hảo nhất, và tất cả những thiện xảo khác nhau trong các phương tiện cũng vậy. Bất cứ hành vi nào của Ma vương cũng có thể phát sinh nơi một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, ông ấy sẽ tuệ tri nó khi nó xảy xa, và ông ấy sẽ lại loại bỏ nó. Một Bồ-tát muốn có tất cả những thiện xảo khác nhau trong các phương tiện nên theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật và phát triển nó. Vào lúc một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, và khao khát nó, ông ấy nên tâm niệm không những các Phật và các Thế Tôn ở trong vô số thiên thế giới, và nhất thiết trí cũng đến từ bát-nhã ba-la-mật này. Rồi ông ấy nên phát tâm niệm rằng “Tôi cũng sẽ đạt đến những pháp mà chư Phật và chư Thế Tôn đã đạt đến!” [473] Trong một ngày, hay ngay cả chỉ bằng thời gian một khảy móng tay, một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật nên phát tâm khao khát chúng. Nhưng một Bồ-tát ngay cả trong một ngày hay ngay cả trong thời gian một khảy móng tay, khao khát bát-nhã ba-la-mật này tạo nên công đức nhiều hơn một Bồ-tát dựa vào cái căn bản, và bố thí phẩm vật trong vô số kiếp. Một Bồ-tát như thế sẽ trụ trong bất thối chuyển. Một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật và, dù chỉ trong một ngày hay trong thời gian một khảy móng tay, phát tâm như thế đã được, như chúng ta biết, các Như Lai tâm niệm. Một người hằng ngày theo đuổi những tâm niệm như thế thì còn hơn thế biết bao. Người ta nên mong một Bồ-tát sẽ có một sự thọ ký như thế nào để được các Như Lai nhớ nghĩ đến ông ấy? Không một sự thọ ký nào khác ngoại trừ giác ngộ viên mãn người ta có thể mong cho ông ấy. Ông ấy khả dĩ không thể tái sinh nơi các cảnh giới buồn khổ. Người ta phải mong rằng ông ấy sẽ tái sinh nơi cõi trời, và ngay cả ở đó ông ấy sẽ không có các Như Lai, và ông ấy sẽ thuần thục chúng sinh. Đây là những phẩm tính và lợi thế của một Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, khao khát bát-nhã ba-la-mật, và phát tâm như thế, [474] dù cho chỉ lâu bằng một cái khảy móng tay. Lợi thế của một người theo đuổi những tâm niệm như thế hằng ngày, chẳng hạn như Bồ-tát Càn-đà-ha-đề[61]  mà giờ đây sống đời phạm hạnh trong sự hiện diện của Như Lai A-súc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXIX

 

          NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

 

     Hơn nữa, Tu-bồ-đề, một Bồ-tát nên tiến gần bát-nhã ba-la-mật như sau: Qua sự không chấp trước tất cả các pháp. Từ sự không phân biệt tất cả các pháp. Từ sự thật rằng tất cả các pháp khả dĩ bất sinh. Trong niềm tin quyết rằng “tất cả các pháp đều bình đẳng vẫn không bị sự thay đổi ảnh hưởng.” Bởi vì ông ấy thừa nhận bằng trí tuệ rằng tất cả các pháp, vì không có ngã, không cho chúng ta ám hiệu [về chân tánh hay chân ý định của chúng]. Trong niềm tin quyết rằng “tất cả thuyết thoại về các pháp [thì không dính dáng gì đến các pháp], chỉ gồm trong lời nói, chỉ là sự diễn đạt theo qui ước,” – nhưng sự diễn đạt qui ước ấy không ám chỉ bất cứ cái gì có thực, không đến từ bất cứ cái gì có thực, hay chính nó cũng không phải là cái gì có thực. Trong niềm tin quyết rằng “tất cả các pháp nằm bên ngoài sự diễn đạtthuyết giảng theo qui ước, không phải là chúng được diễn đạt và thốt ra một cách qui ước.” Vì tính không bị giới hạn của các pháp. Vì tính không bị giới hạn của sắc, v.v…, vì tính vô tướng của các pháp. [476] Bằng cách thâm nhập tất cả các pháp. Vì sự thật rằng tất cả các pháp trong bản tính hoàn toàn thanh tịnh. Vì sự thật rằng tất cả các pháp đều ở bên kia ngôn từ. Bởi vì tất cả các loại bỏ rơi khác nhau đều như nhau [theo giá trị và thể loại], vì tất cả các pháp không bao giờ đoạn. Bởi vì Chân nhưmọi nơi đều đồng nhau, vì tất cả các pháp đều đã đạt Niết-bàn. Trong niềm tin quyết rằng “tất cả các pháp không đến, cũng không đi; chúng không thể bị sinh, bất sinh, sự bất sinh của chúng là tuyệt đối.” Bởi vì ông ấy không quán sát mình hay người khác. Trong niềm tin quyết rằng “tất cả các pháp là những A-la-hán thánh thiện, trong bản tánh hoàn toàn thanh tịnh. Trong niềm tin quyết rằng “tất cả các pháp đã đặt gánh nặng xuống, bởi vì không gánh nặng nào từng được đặt lên chúng.” Vì sự thật rằng tất cả các pháp không có nơi chốn hay địa phương. Vì sắc, v.v…, không có nơi chốn hay địa phương, phù hợp với tự tánh của bản tánh nó. Bởi vì ông ấy được sự đoạn của tất cả các pháp làm cho rất phấn chấn. Bởi vì ông ấy không cảm thấy bằng lòng hay không bằng lòng. Bởi vì ông ấy không trở nên tha thiết hay hay bình thản. Vì sắc, v.v…, trong chân tướng của chúng, trong tự tánh của chúng, không trở nên tha thiết hay bình thản. Trong niềm tin quyết rằng “bản tánh [của tất cả các pháp] thì hoàn toàn thanh tịnh.” Trong niềm tin quyết rằng “tất cả các pháp đều không chấp trước, tự tại với cả chấp trướckhông chấp trước.” [477] Trong niềm tin quyết rằng “tất cả các pháp cốt tủy là giác ngộ, bởi vì chúng được tri kiến Phật hiểu một cách bình đẳng.” Từ không, Vô tướngVô nguyện của tất cả các pháp. Trong niềm tin quyết rằng tất cả các pháp cốt tủy là thuốc chữa lành, bởi vì chúng được tâm từ kiểm soát.” Trong niềm tin quyết rằng “tất cả các pháp là người trú trong từ, người trú trong bi, người trú trong hỉ, người trú trong xả.” Trong niềm tin quyết rằng “tất cả các pháp đồng nhất với tinh thần phổ quát tối thượng, bởi vì trong tánh[62] của chúng không lỗi lầm nào có thể phát sinh, bởi vì trong yếu tánh[63] của chúng tất cả mọi lỗi lầm vẫn bất sinh.” Trong niềm tin quyết rằng “tất cả các pháp đều không hy vọng cũng không thù nghịch.”

     Người ta nên tiếp cận tính vô biên của bát-nhã ba-la-mật qua tính vô biên của đại dương; qua sự lấp lánh nhiều màu sắc của núi Tu-di[64]. Người ta nên tiếp cận tính vô biên của bát-nhã ba-la-mật: từ tính vô biên của sắc, v.v…; qua sự chiếu sáng vô biên do vòng hào quang của mặt trời soi rọi; từ tính vô biên của tất cả mọi âm thanh; từ tính vô biên của sự thành tựu cuối cùng của tất cả các pháp của một vị Phật; từ tính vô biên của sự trang bị tuyệt hảo của toàn thể thế giới chúng sinh bằng công đứctri kiến; từ tính vô biên của yếu tố đất (địa đại); và cũng từ tính vô biên của các yếu tố (đại) nước, lửa, gió, hư không và thức. [478]

     Người ta nên tiếp cận tính không bị giới hạn của bát-nhã ba-la-

mật; từ tính không bị giới hạn của sự kết tập các pháp thiện và bất

thiện; từ tính không bị giới hạn của sự kết tập tất cả các pháp.

     Người ta nên tiếp cận tính vô biên của bát-nhã ba-la-mật: qua sự có được tính vô biên của thiền định về tất cả các pháp; từ tính vô biên của tất cả Phật pháp; từ tính vô biên của không; từ tính vô biên của niệm và những     thành phần cấu tạo niệm; từ tính vô biên của ý nghĩ và hành động.

     Người ta nên tiếp cận tính vô lượng của bát-nhã ba-la-mật từ tính vô lượng của các pháp thiệnbất thiện. Người ta nên tiếp cận những tuyên bố vang động về bát-nhã ba-la-mật qua tiếng gầm của sư tử rống.

     Người ta nên tiếp cận sự thật rằng bát-nhã ba-la-mật không thể bị lung lay do những yếu tố bên ngoài từ sự thật rằng tất cả các pháp không thể bị lung lay bởi những yếu tố bên ngoài. Vì sắc, v.v…, thì giống như đại dương. Sắc, và mỗi uẩn, thì giống như bầu trời; giống như núi Tu-di lấp lánh và nhiều màu; giống như sự phát sinh hào quang của cái đĩa mặt trời; vô biên như tất cả mọi âm thanh; vô biên như toàn thể thế giới chúng sinh; vô biên như sự thành tựu cuối cùng các pháp của một vị Phật; vô biên như sự trang bị bằng công đứctri kiến của tất cả chúng sinh trong thế gian; [479] nó giống như đất, nước, gió, lửa, hư không và thức; nó tự tại với sự tích lũy tất cả các pháp thiệnbất thiện; nó không có biên giới nhất định nào như sự kết tập của tất cả các pháp. Sắc là sự ra đi [vào cảnh giới Phật], tự tánh của sắc là Phật pháp mà cốt yếu là Chân như của sắc v.v…, cho đến: thức là sự ra đi [vào cảnh giới Phật] tự tánh của thức là Phật pháp mà cốt yếu là Chân như của thức. Sắc, và mỗi uẩn, là chân tánh vô biên của tất cả các pháp; chân tánh rỗng không, vô biên [của sự vật]; tính vô biên của niệm và những thành phần cấu tạo nó; nó phát sinh ý nghĩ và hành động; nó thiện và bất thiện cho đến khi có sự không nhận biết; những yếu tố bên ngoài không thể làm nó lung lay.

     Một Bồ-tát nên tiếp cận bát-nhã ba-la-mật theo những cách như thế. [480] Nếu vị Bồ-tát tiếp cận bát-nhã ba-la-mật theo cách này, ý thức nhận thức nó, nhập vào nó, hiểu nó, phản chiếu nó, khảo sát, thẩm tra, và phát triển nó, – với những hành động của tâm đã bỏ rơi tất cả sự lừa gạt và lừa dối, sự nâng cao mình, toàn bộ sự lười biếng, không tán thành người khác, quan niệm về ngã, quan niệm về hữu, được, vinh dựdanh tiếng, năm chướng ngại, ganh tỵ và đê tiện, và toàn bộ sự dao động, – thì nó sẽ không khó cho ông ấy có được sự hoàn thiện viên mãn tất cả mọi đức hạnh, Phật địa và các pháp vô thượng của một vị Phật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXX

 

          TÁT-ĐÀ-BA-LUÂN [65]

 

  1. TÁT-ĐÀ-BA-LUÂN LÊN ĐƯỜNG TÌM

BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

 

     Hơn nữa, Tu-bồ-đề, người ta nên tìm bát-nhã ba-la-mật như Bồ-tát Tát-đà-ba-luân đã tìm, người mà hiện tại sống đời sống phạm hạnh trong sự hiện diện của Như Lai Oai Âm Vương[66]

     Tu-bồ-đề: Lúc ấy Bồ-tát Tát-đà-ba-luân tìm bát-nhã ba-la-mật như thế nào?

     Thế Tôn: Trước hết, Bồ-tát Tát-đà-ba-luân tìm bát-nhã ba-la-mật theo cách ông ấy không quan tâm đến thân mình, không quan tâm đến sinh mạng mình, vinh dựdanh tiếng lại không làm ông ấy chú ý. Ông ấy thấy mình sống ẩn dật trong một khu rừng hẻo lánh, và một giọng nói trên không trung nói với ông ấy:

     Hãy đi hướng Đông, hỡi người con trai của gia đình thiện lương! Ở đó anh sẽ nghe bát-nhã ba-la-mật! Và trên đường đi, anh đừng chú ý gì đến sự mệt mỏi của thân mình, anh đừng chịu thua bất cứ sự mệt nhọc nào, anh đừng chú ý đến thức ăn hay đồ ống, ngày hay đêm, lạnh hay nóng. Anh đừng lập ra một kế hoạch nhất định nào, dù về bên trong hay về sự vật bên ngoài. Anh chớ nhìn trái hay phải, Nam, Đông, Tây, hay Bắc, hướng lên hay hướng xuống, hay bất cứ hướng giữa của hai hướng nào. Và anh chớ cho phép mình bị ngã hoặc cá thể, hoặc sắc hay các uẩn khác làm lung lay. [482] Vì người nào bị những cái đó làm lung lay, người ấy sẽ quay đi đối với Phật pháp, rồi người ấy lang thang trong sinh tử. Và khi lang thang trong sinh tử, thì người ấy không theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật, rồi người ấy không thể đến được bát-nhã ba-la-mật.    

     Tát-đà-ba-luân nói với tiếng nói ấy: Đó là cách tôi sẽ làm. Bởi

vì tôi muốn đem ánh sáng đến tất cả chúng sinh, bởi vì tôi muốn có

được các pháp của một vị Phật.

     Tiếng nói ấy đáp: Nói khéo đấy, hỡi người con trai của gia đình thiện lương!

     Vì thế Bồ-tát Tát-đà-ba-luân lại lắng nghe tiếng nói ấy, và những gì ông ấy nghe đượcnhư vầy:

     Hỡi người con trai của gia đình thiện lương, anh nên tìm bát-nhã ba-la-mật sau khi anh phát sinh niềm tin quyết vững chắc rằng tất cả các pháp là không, vô tướngvô nguyện. Anh phải tránh các tướng, sự hiện hữu, và cái thấy sai rằng có chúng sinh. Anh nên tránh ác tri thức. Tuy nhiên, thiện tri thức thì anh nên chăm sóc, yêu mến và tôn vinh. Họ là những người chứng minh pháp, và dạy rằng “tất cả các pháp đều rỗng không, vô tướngvô nguyện, không sinh, không diệt và không hiện hữu.” Khi anh tiến bộ như vậy, không lâu anh sẽ có khả năng nghiên cứu bát-nhã ba-la-mật hoặc là từ sách, hay từ miệng của một tỳ kheo thuyết giảng pháp. Và anh nên đối xử người mà anh có thể đến nghe bát-nhã ba-la-mật như là Thầy, anh nên biết ơncảm ơn, và anh nên nghĩ [483]: “Đây là thiện tri thức của ta. Khi ta đã nghe bát-nhã ba-la-mật từ ông ấy, ta sẽ sớm trở nên bất thối chuyển đối với giác ngộ viên mãn, sẽ hoàn toàn gần các Như Lai, sẽ được tái sinh nơi các Phật địa không thiếu các Như Lai, và tránh sự tái sinh không may mắn, ta sẽ được tái sinh cát tường! Khi cân nhắc những lợi thế này, anh phải đối xử vị tỳ-kheo thuyết giảng pháp đó như là Thầy. Anh không nên theo ông ấy vì những động cơ được của thế gian mà vì ham muốn pháp, vì kính trọng pháp. Anh cũng phải thấy thấu những hành vi của Ma vương. Vì luôn luôn có Ác Ma có thể đề nghị rằng thầy anh chăm sóc, thưởng thức và tôn vinh những sự vật có thể thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ được, khi trong thực tế ông ấy làm như vậy vì phương tiện thiện xảo, và thực sự vươn lên bên trên những thứ đó. Vì thế anh không nên mất niềm tin nơi ông ấy, mà hãy nói với chính mình: “Ta không biết rằng sự thiện xảo trong các phương tiện như ông ấy tuệ tri nó. Ông ấy chăm sóc, thưởng thức, và tôn vinh những pháp đó, để rèn luyện chúng sinh, để có được thiện căn cho họ. Vì không có sự chấp trước nào đối với những trợ duyên khách quan hiện hữu nơi các Bồ-tát.” Sau đó anh nên quán thực tướng của các pháp, tức là, tất cả các pháp không có cả ô nhiễm lẫn thanh tịnh. Vì tất cả các pháp trong tự tánh đều rỗng không [484], chúng không có một sở hữu nào của một chúng sinh, chúng không có sự sống, không có cá tính, không có nhân cách, chúng giống như ảo ảnh, như giấc mộng, như tiếng vang, như ảnh phản chiếu. Khi anh quán thực tướng của tất cả các pháp như thế, theo người thuyết giảng pháp, không lâu anh sẽ đi vào bát-nhã ba-la-mật. Nhưng anh phải coi chừng hành vi khác của Ma vương. Nếu người thuyết giảng pháp có làm anh nản lòng bằng những gì ông ấy nói, điều đó không làm anh không thích bát-nhã ba-la-mật; nhưng với cái tâm chỉ ham muốn pháp, chỉ kính trọng pháp, anh nên theo không mệt mỏi vị tỳ-kheo thuyết giảng pháp.

     Sau khi nhận lời khuyên nhủ này từ tiêng nói ấy, Bồ-tát Tát-đà-ba-luân hành trình về phương Đông. Không lâu có chuyện xảy ra là ông ấy đã không hỏi mình phải đi bao xa. Ông ấy đứng yên ngay tại chỗ, khóc, buồn phiền và tiếc nuối. Trong bảy ngày ở lại tại chỗ ấy chờ đợi, ông ấy được bảo cho biết ông ấy có thể nghe bát-nhã ba-la-mật ở đâu, và tất cả thời gian đó ông ấy không chú ý đến bất cứ thứ gì khác, và không ăn mà chỉ đơn giản kính lễ bát-nhã ba-la-mật. Này Tu-bồ-đề, một người bị mất đứa con duy nhất của mình, sẽ rất buồn và không hạnh phúc, [485] và người ấy chỉ nghĩ đến một điều duy nhất, đứa con trai của mình và sự phiền muộn mà người ấy cảm thấy vì đứa con. Dù vậy, Bồ-tát Tát-đà-ba-luân vào lúc đó không thể nghĩ đến điều gì khác ngoại trừ “vậy thì khi nào ta sẽ được nghe bát-nhã ba-la-mật này?”

 

  1. MIÊU TẢ THÀNH CHÚNG HƯƠNG[67]

ĐỜI SỐNG CỦA BỒ-TÁT ĐÀM-VÔ-KIỆT[68]

 

     Khi Tát-đà-ba-luân buồn bã và gầy mòn như thế, một hình tượng

 Như Lai [bỗng nhiên] đứng ngay trước mặt ông ấy, chấp thuận và nói: Nói hay đấy, hỡi người con trai của gia đình thiện lương! Vì các Như Lai của quá khứ, khi họ còn là những Bồ-tát, cũng đã cầu tìm bát-nhã ba-la-mật trong cùng một tinh thần như anh cầu tìm nó bây giờ. Trong cùng tinh thần mạnh mẽ và quyết tâm, sốt sắng và say mê, – anh hãy đi về phía Đông! Ở đó, cách đây năm trăm dặm là một thị trấn gọi là Chúng hương. Nó được xây bằng bảy thứ báu. Nó dài mười hai dặm và rộng mười hai dặm, và vây quanh bằng bảy bức tường, bảy cái hào và bảy hàng cây cọ. Nó phát đạt và thịnh vượng, an ninh, chứa thừa thải thực phẩm dự trữ và đầy thú và người. Năm trăm dãy cửa tiệm chạy qua thị trấn từ đầu này đến đầu kia, nhìn đẹp mắt như tranh vẽ khéo tô màu, sắp xếp từng cái một kế tiếp nhau đều đặn và ở giữa là những địa điểm khéo xây, những những lối đi qua được dựng lên, theo thứ tự cho xe do súc vật kéo, cho kiệu cáng, và cho bộ hành, như thế là có nhiều chỗ cho tất cả. Những bức tường bao quanh thị trấn làm bằng bảy thứ báu. [486] Những mái tường làm bằng vàng từ sông Diêm-phù (Jambu) nhô cao sừng sững. Trên mỗi mái tường trồng một cây, làm bằng bảy thứ báu, trĩu nặng những loại quả khác nhau, cũng làm bằng bảy thứ báu. Chung quanh, giữa mỗi cây và cây kế, treo lơ lửng một sợi dây, cũng làm bằng bảy chất báu. Một mạng lưới những cái chuông nhỏ được cột vào các sợi dây đó, và cứ như thế bao quanh cả thành phố. Khi gió động, những cái chuông nhỏ ấy cho âm thanh ngọt ngào, quyến rũvui sướng, giống như âm thanh của năm thứ nhạc cụ khi được các Nhạc thần[69] chơi hòa âm, thiện xảo trong các bài hát. Những cái hào quanh thành phố tất cả đầy nước chảy hiền hòa, không quá lạnh cũng không quá nóng. Những con thuyền trên dòng sông đó lấp lánh bảy thứ báu, đẹp mắt, và sự hiện hữu của chúng là phần thưởng cho những hành vi quá khứ của cư dân, trên tàu, đổi hướng, thưởng thức và tự tiêu khiển. Nước ở mọi nơi được những hoa sen xanh, sen hồng, sen trắng, và những hoa khác đẹp và thơm nhất bao phủ. Không có một loài hoa nào trong đại thiên thế giới mà khong tìm thấy ở đây. Chung quanh thành phố có năm trăm công viên, đẹp mắt, lấp lánh bảy thứ báu. [487] Mỗi công viên có năm lần năm trăm ao sen lớn, được những hoa đẹp bao phủ, mỗi hoa cỡ bằng bánh xe, thơm, – xanh, vàng, đỏ và trắng. Tiếng ngỗng, hạc, vịt, dẽ và những loại chim khác đầy khoảng không gian trên những ao đó. Và sự hiện hữu của những công viên đó mà họ không xem chúng như là vật sở hữu riêng tư, là phần thưởng cho những hành vi quá khứ của những người đó, vì họ đã theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật một thời gian lâu, tâm họ thành tín sùng mộ sự Dẫn đạo của chư Phật, và đã cúi xuống lắng nghe và hiểu nó, và trong một thời gian dài họ đã chú tâm đến các pháp thâm sâu. Và ở đó, trong thành Chúng hương, ở chỗ bốn con đường gặp nhau, là nhà của Bồ-tát Đàm-vô-kiệt, – chung quanh một dặm, sáng ngời bảy thứ báu, đẹp mắt, được bảy bức tường, và bảy hàng cây cọ vây kín. Có bốn công viên gần ngôi nhà ấy, để những người sống trong ngôi nhà ấy thưởng thức. Chúng được gọi là Thường Hỉ[70], Vô Ưu[71], Hoa Sức[72], và Hương Sức[73]. Mỗi công viên có tám ao sen, gọi là Hiền[74], Hiền Thượng[75], Hoan Hỉ[76], Hỉ Thượng[77], An Ổn[78], Đa An Ổn[79], Viễn Ly[80], và Bất Thối Chuyển[81]. Một bên của mỗi ao bằng vàng, bên thứ nhì bằng bạc, [488] bên thứ ba bằng lưu ly[82], bên thứ tư bằng pha lê. Mặt đáy gồm có thạch anh, với vàng và cát trên đó. Mỗi ao có tám cầu thang đến đó, trang trí với bảy nấc, làm bằng những thứ ngọc lốm đốm khác nhau. Và bên trong mọi lỗ của những nấc thang, làm bằng vàng từ sông Diêm-phù[83], ở đó có mọc cây mã đề. Những cái ao đó được nhiều loại hoa sống dưới nước khác nhau bao phủ, và khoảng không gian bên trên thì đầy âm thanh của những loại chim khác nhau. Quanh những ao này trồng những loại cây hoa khác nhau, và khi bị gió khuấy động, hoa rơi xuống các ao đó. Nước trong các ao đó có mùi thơm, màu sắc, vị và cảm giác như gỗ chiên-đàn. Tuy nhiên, Bồ-tát Đàm-vô-kiệt với đoàn tùy tùng, trong bọn họ có sáu vạn tám ngàn thị nữ. Ngài ấy đổi hướng, thưởng thức và tự tiêu khiển, ngài ấy cảm giác và nếm vị năm loại dục lạc. Tất cả cư dân của thành phố đó, cả đàn ông lẫn đàn bà, đổi hướng, thưởng thức và tự tiêu khiển, họ có niềm vui không ngớt nơi các công viên và trên những cái ao đó, và họ cảm giác và nếm năm loại dục lạc. Tuy nhiên,  Bồ-tát Đàm-vô-kiệt, với đoàn tùy tùng, đổi hướng, thưởng thức, và tự tiêu khiển chỉ trong một thời gian nhất định, và từ đó về sau ngài ấy luôn luôn chứng minh bát-nhã ba-la-mật. Và công dân của thị trấn đó đã xây cho Bồ-tát Đàm-vô-kiệt giữa quảng trường trung tâm thị trấn một tòa cao [để làm bục giảng của ngài ấy]. Nó có bệ bằng vàng, rồi một tấm nệm bằng vải trải lên trên đó, rồi một tấm ra phủ bằng len, một bồ-đoàn và một tấm lụa đặt lên bên trên đó. Cao trên không trung, cao khoảng nửa kos (krośa: khoảng cách hai dặm rưỡi], có một tấm bạt che mưa nắng, lấp lánh những viên ngọc. Để giữ tòa vững chắc, [các công dân] tất cả đều đoàn kết và đầy hân hoan, [489] duy trì nó qua nghiệp quả khéo thiết lập đã thuần thục từ những việc làm khác nhau, họ đã rắc và rải tất cả chung quanh chỗ ấy hoa năm màu, và ướp thơm nó nhiều mùi hương khác nhau. Rất thanh tịnh là tâm của Đàm-vô-kiệt, rất vĩ đại là sự kính trọng của những người nghe pháp. Ngồi trên tòa đó, Bồ-tát Đàm-vô-kiệt chứng minh bát-nhã ba-la-mật. Công dân của thị trấn đó lắng nghe giáo lý của ông ấy với sự kính trọng to lớn đối với pháp, với sự tin cậy nơi pháp, với niềm tin vào những gì đáng tin, với tâm nhảy lên trong niềm tin. Thêm vào, nhiều trăm, nhiều ngàn, nhiều trăm ngàn chúng sinh, trời, người tụ hội ở đó lắng nghe. Một vài người trong bọn họ giải thích bát-nhã ba-la-mật, một ít người sao chép nó, một ít người theo nó với sự chú ý khôn ngoan. Tất cả những chúng sinh đó không còn phải rơi vào những cảnh giới buồn khổ, và họ bất thối chuyển đối với giác ngộ viên mãn. Hỡi người con trai của gia đình thiện lương, hãy đến với Bồ-tát Đàm-vô-kiệt đó! Từ ông ấy anh sẽ nghe bát-nhã ba-la-mật. Vì từ lâu ông ấy đã là thiện tri thức của anh, đã kêu gọi, thúc giục, và khuyến khích anh đạt giác ngộ vô thượng. Trong quá khứ ông ấy cũng đã cầu tìm bát-nhã ba-la-mật cùng cách anh cầu tìm nó bây giờ. Hãy đi đi, hỡi người con trai của gia đình thiện lương, hãy đi ngày đêm, hãy chú ý không phân chia vào phận sự! Không lâu anh sẽ nghe bát-nhã ba-la-mật!

     Khi Bồ-tát Đàm-vô-kiệt nghe được điều này, ông ấy bằng lòng, phấn khởi, hoan hỉ, quá vui sướng. [490] Một người bị một mũi tên độc bắn trúng, không thể nghĩ gì khác ngoại trừ: “Ở đâu tôi sẽ tìm được một nhà phẫu thuật, một y sĩ thiện nghệ, có thể lấy mũi tên này ra, và giải thoát tôi khỏi sự đau khổ này?” Cũng vậy, Bồ-tát Tát-đà-ba-luân vào lúc đó không chú ý đến bất cứ pháp nào khác ngoại trừ: “Khi nào tôi sẽ thấy người con trai đó của gia đình thiện lương mà từ người ấy tôi sẽ nghe bát-nhã ba-la-mật? Khi tôi đã có pháp ấy, tôi sẽ quên tất cả mọi chú ý đến cái căn bản.” Không rời chỗ của mình, lúc ấy Tát-đà-ba-luân nghe Bồ-tát Đàm-vô-kiệt chứng minh bát-nhã ba-la-mật.

 

  1. TÊN VÀ Ý NGHĨA

CỦA CÁC TAM-MUỘI

 

     Kết quả ông ấy đã phát sinh một nhận thức mà nó không nương tựa vào bất cứ một pháp nào. Và ông ấy đã đối diện với nhiều pháp môn tam-muội. Tên của các tam-muội ấy như sau: “Quán tự tánh của tất cả các pháp,” “Tự tánh của tất cả các pháp bất khả đắc,” “Nhập tri kiến tự tánh của tất cả các pháp,” “Tính không khác nhau của tất cả các pháp,” “Quán tính không khác của tất cả các pháp,” “Năng soi chiếu tất cả các pháp,” “Lìa bóng tối của tất cả các pháp,” “Nó phá tan tri kiến về tất cả các pháp,” “Nó quăng ném tất cả các pháp,” “Tất cả các pháp bất khả đắc,” “Tán hoa,” “Trong tự thân, thành toàn tất cả các pháp,” “Buông bỏ ảo ảnh,” “Gợi lại những hình ảnh phản chiếu trong gương,” “Gợi lại âm thanh của tất cả chúng sinh,” “Không có bẩn nào cả,” “Làm tất cả chúng sinh hoan hỉ,” “Quán thế âm theo các phương tiện thiện xảo,” [491] “Hoàn thành toàn bộ sự khác biệt của văn tự, ngôn từ và tiếng nói,” “Trạng thái đến từ cảm biết không có sự cứng đơ,” “Trong yếu tánh, không thể diễn đạt,” “Chứng đắc giải thoát vô ngại,” “Cuộc thăm viếng từ nhà vua,” “Sự phân tích ngữ pháp của lời nói thành ngôn từvăn tự,” “Thấy tất cả các pháp,” “ Nó đã bỏ thế giới của tất cả các pháp lại phía sau,” “Giới hạn vô ngại của tất cả các pháp,” “Có cách thức như bầu trời,” “ Như sấm,” “Nhà vua ở gần,” “Nhà vua không đối thủ,” “Đắc thắng,” “Người ta không thể quay mắt đi,” “Cố định trên pháp giới,” “Đến từ pháp giới,” “Người ban cho sự an ủi,” “Sư tử rống,” “Không một thế giới để chúng sinh tái sinh ở đó,” “Không có bẩn,” “Không bị ô nhiễm,” “Trận pháp hoa sen,”[84] “Đoạn diệt do dự,” “Người theo toàn bộ sự tuyệt hảo trọng yếu,” “Cao bên trên tất cả các pháp,” “Chứng đắc các tri kiến thượng thừa, các lực và các vô úy,” “Cái xuyên thấu tất cả các pháp,” “Dấu ấn chấm dứt hữu về phần của tất cả các pháp,” “Biển lớn mà tất cả các pháp mất sự hữu của chúng trong đó,” “Người quán sát tất cả các pháp mà không phân biệt,” “Bỏ lại phía sau khu rừng rậm tất cả những cái thấy và hành động,” “Không bóng tối,” “Tất cả các pháp vô tướng,” [492] “Tự tại với tất cả chấp trước,” “Không một dấu vết giải đãi,” “Rọi ánh sáng lên các pháp thâm sâu,” “Có phong cách như Tu-di,” “Bất thối chuyển,” “Phá tan vòng vây quân đội của Ma vương,” “Không có sở thích bất cứ cái gì trong ba giới,” “Phóng quang minh,” “Cái thấy của Như Lai,” “Thấy tất cả Như Lai.”

     An trụ trong các tam-muội này, ông ấy thấy các Phật và các Thế Tônvô số thế giới trong mười phương, khi các ngài tiết lộ bát-nhã ba-la-mật này với các Bồ-tát. Các Như Lai đó tán thánan ủi ông ấy, và các ngài nói với ông ấy:

     Trong quá khứ, khi còn là những Bồ-tát, chúng tôi cũng đã cầu tìm bát-nhã ba-la-mật theo cách như vậy. Trong khi cầu tìm, chúng tôi cũng chỉ thu tập được những thiền định (tam muội) mà ông thu thập được bây giờ. Sau khi thu thập được những thiền định đó, chúng tôi tiếp tục lên đường, ổn định trong bát-nhã ba-la-mật và các pháp bất thối chuyển của một vị Phật. Nhưng khi chúng tôi quán sát yếu tánh và tự tánh của những tam muội này, thì chúng tôi không thấy bất cứ một pháp có thực nào nhập vào đó, hay từ đó hiện ra, theo đuổi giác ngộ, hay biết giác ngộ viên mãn. Sự vắng mặt của những tưởng tượng này về bất cứ pháp nào, đó là bát-nhã ba-la-mật này. Bởi vì chúng tôi đứng vững trong sự vắng mặt của tất cả những tưởng tượng tự lừa gạt, chúng tôi đã có được các thân màu vàng kim, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, và những vòng hào quang chung quanh chúng tôi, và chúng tôi đã đạt được tri kiến vô thượng, không thể nghĩ bàn của chư Phật, trí bát-nhã của chư Phật, thiền định vô thượng của chư Phật, sự toàn hảo của tất cả các pháp và phẩm tính của chư Phật. [493] Ngay cả các Như Lai cũng không thể nắm được kích thước, không định rõ được biên giới sự toàn hảo của các phẩm tính đó, – nói chi đến các Thanh vănDuyên giác. Vì thế, ông nên làm đầy tâm ông bằng sự kính trọng những pháp này của các Phật, vì vậy anh nên ham muốn chúng nhiều hơn nữa, như vậy anh nên càng lúc càng nhiệt tình vì chúng hơn nữa. Bởi vì giác ngộ vô thượng không khó đạt đối với người ham muốn nó, nhiệt tình vì nó. Đối với vị thiện tri thức, anh cũng nên khởi lòng kính trọngthương mến, và niềm tin của anh nơi ông ấy nên bình lặng. Vì khi chúng được thiện tri thức hộ trì mà các Bồ-tát đó sẽ nhanh chóng biết giác ngộ viên mãn.

     Tát-đà-ba-luân hỏi các Như Lai: Ai là thiện tri thức của chúng con?

     Các Như Lai đáp: Bồ-tát Đàm-vô-kiệt từ lâu đã làm cho anh thuần thụcgiác ngộ vô thượng, ông ấy đã hộ trì anh, ông ấy đã là giáo thọ của anh trong bát-nhã ba-la-mật, sự thiện xảo trong các phương tiện và trong các pháp của một vị Phật. Đó là ông ấy hộ trì anh, và vì hành vi từ ái đó anh phải tôn vinh ông ấy trong biết ơncảm ơn, và anh phải nhớ trong tâm những gì ông ấy đã làm cho anh. Hỡi người con trai của gia đình thiện lương, nếu trong một kiếp, hay hai kiếp, hay đến một trăm ngàn kiếp, hay hơn nữa, anh sẽ phải mang Bồ-tát Đàm-vô-kiệt như một cái khăn đội đầu, cung cấp ông ấy mọi thứ làm cho chúng sinh hạnh phúc, và trình ông ấy nhiều sắc, thanh, mùi, vị và xúc như chúng có trong đại thiên thế giới, [494] – ngay cả lúc ấy anh cũng chưa trả được những gì mà người con trai của gia đình thiện lương ấy đã làm cho anh. Vì nhờ thần lực của ông ấy mà anh đã thu thập được các tam-muội này, mà anh đã nghe được bát-nhã ba-la-mật, sự thiện xảo trong các phương tiện, và anh đã có được bát-nhã ba-la-mật này.

 

  1. TÁT-ĐÀ-BA-LUÂN VÀ

NGƯỜI CON GÁI CỦA THƯƠNG NHÂN

 

     Sau khi an ủi Bồ-tát Tát-đà-ba-luân, các Như Lai lại biến mất. Nhưng Tát-đà-ba-luân xuất định và tự hỏi “các Như Lai từ đâu đến và các ngài ấy đi về đâu?” Vì không còn thấy các Như Lai đó nữa, ông ta lo lắng và mòn mõi vì họ. Ông ta tự nghĩ: “Bồ-tát Đàm-vô-kiệt thánh thiện đã thu thập được các đà-la-ni, ngài ấy sở hữu năm lực thần thông, ngài ấy đã thực hiện bổn phận của mình dưới các bậc Chiến Thắng của quá khứ, ngài ấy là người bảo trợ và là thiện tri thức của ta, từ lâu đã làm tốt cho ta. Khi đến với ngài ấy ta phải hỏi về vấn đề này, yêu cầu ngài ấy giải thích các Như Lai từ đâu đến và họ đã đi về đâu.” Vì thế, Tát-đà-ba-luân nuôi dưỡng lòng yêu thương và sự tin tưởng, sự quí mến và lòng kính trọng đối với Bồ-tát Đàm-vô-kiệt. Rồi ông ta phản chiếu: “Bây giờ ta có thể đến gần Bồ-tát Đàm-vô-kiệt với loại phẩm vật tôn vinh gì? Nhưng ta nghèo, và không có vật gì có giá trị [495] mà ta có thể biểu thị lòng kính trọngtôn quí. Đối với ta dường như không thể có chuyện đến mà không có bất cứ vật gì. Nhưng ta nghèo, và điều đó bây giờ làm ta buồn và hối tiếc.”

     Như thế là cảm nhận, như thế là thái độ tôn kính, cùng với chúng Bồ-tát Tát-đà-ba-luân tiến hành cuộc hành trình. Đúng lúc ông ấy đến một thị trấn, đi vào giữa chợ, và quyết định bán thân mình, với giá tôn vinh Bồ-tát Đàm-vô-kiệt. “Vì qua đêm dài quá khứ, trong chu kỳ vô lượng của sinh và tử, hàng ngàn thân của tôi đã đan tành, lãng phí, bị hoại diệt và bán đi, nhiều lần. Tôi đã trải nghiệm đau đớn trong khôn lường các địa ngụcdục lạc, vì kết quả của dục lạc, nhưng chưa bao giờ nhân danh pháp như lần này, chưa bao giờmục đích tôn vinh những người thuộc loại như thế.” Rồi Tát-đà-ba-luân đến giữa chợ, cất giọng lên kêu: “Ai cần người? Ai cần người? Ai muốn mua người?”

     Vì thế Ác Ma tự nghĩ: “Hãy cản Bồ-tát Tát-đà-ba-luân lại đi. Vì nếu ông ta thành công trong việc bán mình vì quan tâm pháp, nếu ông ta tiếp tục vinh danh Bồ-tát Đàm-vô-kiệt và hỏi ông ấy, về bát-nhã ba-la-mật và sự thiện xảo trong các phương tiện, một Bồ-tát đang theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật làm sao có thể nhanh chóng đạt được giác ngộ viên mãn, thì ông ta sắp đến đại dương thánh trí, sẽ trở thành bất khả xâm phạm đối với Ma vương và nhóm của y, [496] và sẽ đạt sự hoàn thiện của tất cả các phẩm tính, sau đó ông ta sẽ làm việc vì phúc lợi của tất cả chúng sinh, và dẫn họ ra khỏi phạm vi của ta, và ông ta lại dẫn đi những người khác sau khi ông ta biết giác ngộ viên mãn.” Vì thế Ác Ma muốn những người Bà-la-môn và các gia chủ trong thị trấn đó không thể nghe giọng nói của Tát-đà-ba-luân. Khi Tát-đà-ba-luân không thể tìm được người mua mình, ông ta đi đến một bên, kêu gào, khóc lóc, và nói: “Hỡi ôi, thật khó cho chúng tôi, chúng tôi không tìm được người mua ngay cả thân mình, vì sau khi bán được thân, chúng tôi có thể vinh danh Bồ-tát Đàm-vô-kiệt.”

     Ngay lúc đó Thiên đế Thích-đề, tự nghĩ: “Hãy để ta cân nhắc Bồ-tát Tát-đà-ba-luân xem sao. Bây giờ đầy nhiệt tâm, ông ta sẽ từ bỏ thân vì quan tâm đến pháp, hay không?” Rồi Thích-đề biến mình thành một thanh niên, đi đến Bồ-tát Tát-đà-ba-luân, và nói: “Tại sao anh, hỡi người con trai của gia đình thiện lương, đứng đó, buồn bã, gầy mòn và nhỏ lệ?” [497] Tát-đà-ba-luân đáp: “Tôi muốn bán mình, nhưng tôi không thể tìm được người mua thân tôi.” Thích-đề, trong hình dạng người thanh niên, nói: “Với nhân danh gì mà anh muốn bán mình?”  Tát-đà-ba-luân đáp: “Vì tình yêu đối với pháp mà tôi muốn bán mình, cũng như vì sùng bái pháp, và tôn vinh Bồ-tát Đàm-vô-kiệt. Nhưng tôi không tìm được người mua thân này của tôi. Vì thế, tôi tự nghĩ, hỡi ôi, tôi phải là người thật sự quá ít công đức.” Người thanh niên nói: “Tôi thì tôi không cần người. Nhưng cha tôi thì phải hiến sinh. Vì thế tôi cần phải có trái tim, máu, và tủy xương của một người. Ông có thể cho tôi những thứ ấy, và tôi sẽ trả cho ông.” Lúc ấy Tát-đà-ba-luân tự nghĩ: “Ta đã có được những gì ta muốn quá dễ dàng. Bây giờ ta biết rằng thân ta đủ hoàn hảo cho ta đạt được bát-nhã ba-la-mật, sự thiện xảo trong các phương tiện và pháp của một vị Phật, bây giờ vì nơi người thanh niên này ta đã tìm được người mua tim, máu và tủy của ta.” Với tâm bùng lên niềm hân hoan, và tất cả sẵn sàng, ông ấy nói: “Tôi sẽ cho anh thân tôi, vì anh cần nó!” Người thanh niên hỏi: “Tôi trả cho ông giá thế nào?” Tát-đà-ba-luân đáp: “Hãy cho tôi bất cứ giá gì anh muốn.” [498] Rồi Tát-đà-ba-luân lấy một thanh kiếm bén, đâm qua cánh tay phải của mình, khiến cho máu chảy ra. Ông ta đâm vào đù phải, cắt thịt nó, và sải bàn chân lên tường để bẻ gãy xương.

     Người con gái của một thương nhân, từ trên cửa sổ cao của nhà nàng, nhìn thấy chuyện này, và nàng tự nghĩ: “Tại sao người con trai của gia đình thiện lương này phải làm như vậy với chính mình? Hãy để ta đến hỏi anh ta xem.” Nàng đi đến Tát-đà-ba-luân, và nói: “Tại sao anh phải gây thương tổn đau đớn chí mạng cho bản thân mình như thế này? Anh sẽ làm gì với máu này và tủy xương của anh?” Tát-đà-ba-luân nói: “Khi tôi bán những thứ đó cho người thanh niên này, tôi sẽ đi cúng bái bát-nhã ba-la-mật, và vinh danh Bồ-tát Đàm-vô-kiệt.” Người con gái của thương nhân nói: “Loại phẩm hạnh này là gì, sự thù thắng của những phẩm hạnh này là gì mà anh tạo ra nơi anh do ý muốn vinh danh Bồ-tát Đàm-vô-kiệt sau khi anh bán tim, máu, và tủy của mình?” Tát-đà-ba-luân đáp: “Ngài Đàm-vô-kiệt sẽ giải thích cho tôi bát-nhã ba-la-mật và sự thiện xảo trong các phương tiện. [499] Tôi sẽ tu luyện mình trong những pháp đó, và kết quả, tôi sẽ trở thành nơi qui y cho tất cả chúng sinh; và sau khi tôi biết được giác ngộ viên mãn, tôi sẽ có được thân màu vàng kim, ba mươi hai tướng tốt của tiên nhân, tám mươi vẻ đẹp, sự huy hoàng của vòng hào quang trải rộng vô cùng, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, bốn nền tảng vô úy, bốn trí phân tích[85],  mười tám pháp bất cộng của một vị Phật, và tôi sẽ có được năm thần thông, sự thanh tịnh bất khả tư nghị của hành xử, sự thanh tịnh bất khả tư nghị của tam-muội, sự thanh tịnh bất khả tư nghị của trí tuệ, và mười lực của Như Lai. Tôi sẽ thức tỉnh đầy đủ với tri kiến vô thượng của một vị Phật, và có được pháp bảo quí báu vô thượng mà tôi sẽ chia xẻ với tất cả chúng sinh.”

     Người con gái của thương nhân đáp: “Kỳ diệu thay, hỡi người con trai của gia đình thiện lương, cao cả làm sao là các pháp mà ngài vừa công bố. Vì dù cho chỉ một trong những pháp này mà người ta tự nguyện từ bỏ các thân của mình ngay cả trong vô số kiếp, nếu vì nhiều pháp thì còn nhiều hơn biết bao. Những pháp mà ngài đã công bố này cũng làm tôi vui lòng, và dường như là tốt đối với tôi. Nhưng hãy xem, hỡi người con trai của gia đình thiện lương, tôi sẽ cho ngài bất cứ thứ gì ngài cần, và rồi với những thứ ấy ngài có thể [500] vinh danh Bồ-tát Đàm-vô-kiệt đó! Nhưng đừng làm tổn thương đau đớn như thế cho chính mình! Tôi cũng sẽ đi với ngài đến Bồ-tát Đàm-vô-kiệt! Tôi cũng sẽ cùng với ngài trồng một ít thiện căn giúp đạt được những pháp như thế!”

     Thiên đế Thích-đề, ngay lúc ấy ném bỏ lớp ngụy trang thanh niên, và trong thân riêng của mình, thần đứng ngay trước Bồ-tát Tát-đà-ba-luân, và nói: “Tôi tán thán ý thức vững chắc của ngài về nghĩa vụ. Trong quá khứ các Như Lai cũng đã có lòng ham muốn to lớn vì pháp, và nó trợ giúp các ngài ấy biết được giác ngộ viên mãn và có được Pháp bảo quí báu, sau khi các ngài ấy đầu tiên đã theo đuổi theo chiều hướng của một Bồ-tát, và hỏi những câu hỏi về bát-nhã ba-la-mật và sự thiện xảo trong các phương tiện. Tôi không cần tim, máu hay tủy của ngài. Tôi chỉ đến đây để trắc nghiệm ngài. Bây giờ hãy chọn yêu cầu. Tôi sẽ cho ngài bất cứ yêu cầu gì!”

     Tát-đà-ba-luân đáp: “Hãy cho tôi các pháp vô thượng của một vị Phật!” Thiên đế Thích-đề, đáp: “Cái đó không nằm trong lãnh vực của tôi. Cái đó nằm trong lãnh vực của các Phật, các Thế Tôn. Hãy chọn yêu cầu khác!” Tát-đà-ba-luân đáp: “Đừng phiền lòng về tình trạng thân tôi bị cắt xẻo! Bây giờ tôi sẽ tự làm nó trở lại hoàn toàn bằng huyền lực của sự phát biểu Chân lý của tôi. Vì tôi ở trong sự thật bất thối chuyển, được thọ ký giác ngộ viên mãn và tôi được các Như Lai biết do quyết tâm không thể chinh phục được của tôi, – nguyện nhờ Chân lý này, qua lời nói này của Chân lý, thân tôi đây trở lại như nó trước kia! Chính giây phút đó, tức thời và thứ nhì, nhờ thần lực của Phật và qua quyết tâm hoàn toàn thanh tịnh của Bồ-tát, thân của Bồ-tát Tát-đà-ba-luân trở lại thành như nó trước kia, khỏe mạnh và nguyên vẹn. Thiên đế Thích-đề, và Ác Ma lui vào im lặng, chỉ biến mất khỏi chỗ này.

     Rồi người con gái của thương nhân nói với Tát-đà-ba-luân: “Hãy đi, hỡi người con trai của gia đình thiện lương, hãy đi lên nhà của tôi. Tôi sẽ yêu cầu cha mẹ tôi cho ngài những của cải mà ngài có thể biểu thị lòng ham muốn sùng bái bát-nhã ba-la-mật đó của ngài, và để vinh danh Bồ-tát Đàm-vô-kiệt đó, lòng ham muốn vì tình yêu mến của ngài đối với pháp.” Bồ-tát Tát-đà-ba-luân và người con gái của thương nhân cùng nhau đến nhà nàng. Khi họ đến đó, Tát-đà-ba-luân cứ đứng trên bục cửa, trong khi người con gái của thương nhân đi vào trong nhà, và nói với cha mẹ nàng: “Ba Mẹ ơi, các người phải cho con một phần của cải ba mẹ đi! Con muốn ra đi với năm trăm cô gái mà ba mẹ đã cho con làm tỳ nữ! Cùng với Bồ-tát Tát-đà-ba-luân con muốn đến Bồ-tát Đàm-vô-kiệt, để cúng bái ngài ấy, và ngài ấy sẽ chứng minh pháp cho chúng con, và đó là cách chúng con sẽ có được các pháp của một vị Phật. [502] Cha mẹ nàng đáp: “Vậy thì Bồ-tát Tát-đà-ba-luân ai là, và bây giờ ông ấy ở đâu?”

     Người con gái của thương nhân nói: “Người con trai của gia đình thiện lương này đứng ở ngưỡng cửa nhà chúng ta. Và ông ta đã lên đường quyết tâm biết giác ngộ viên mãn, nói cách khác, ông ta muốn giải thoát tất cả chúng sinh khỏi đau khổ vô lượng của sinh và tử.” Và nàng kể cho họ tất cả những gì nàng đã thấy và nghe, [503] Tát-đà-ba-luân đã bán thân, cắt xẻo thịt nó như thế nào, nàng đã hỏi lý do của ông ấy như thế nào, và ông ấy đã tán thántiết lộ với nàng những phẩm tính không thể nghĩ bàn của một vị Phật và các pháp vô lượng của một vị Phật, mà ông ấy đã có trong tâm làm mục đích. Nàng tiếp tục nói rằng “Khi con nghe về những phẩm tính không thể nghĩ bàn của một vị Phật, con cảm thấy quá vui sướng. Và con tự nghĩ: ‘Thực là kỳ diệu đến độ người con trai này của gia đình thiện lương là người làm điều khó làm, và ông ấy phải yêu thích pháp biết bao để chịu đựng áp lựcđau đớn nơi thân mình. Vì đó là do yêu thích pháp mà ông ấy từ bỏ chính mình. Làm sao chúng tathể không sùng bái pháp, và lập thệ nguyện cầu tìm những trạm dừng (stations) như thế, chúng ta những người có những sở hữu quảng đại và thừa thải?” [504] Vì thế, con đã nói với người con trai của gia đình thiện lương đó: “Đừng gây thương tổn chí mạng như thế cho bản thân! Tôi sẽ cho ông nhiều của cải giàu sang, ông có thể dùng để cúng bái và vinh danh Bồ-tát Đàm-vô-kiệt thánh thiện đó, tôi cũng sẽ đi cùng ông đến vị Bồ-tát đó, và tôi sẽ cúng bái ngài ấy. Tôi cũng sẽ thành tựu các pháp vô thượng đó của một vị Phật mà ông đã công bố! Ba Mẹ ơi, hãy cho phép con đi, và cho con những của cải mà con đã yêu cầu!”

     Cha mẹ cô ta đáp: “Kỳ diệu làm sao con đã khéo liên hệ với những khó khăn của người con trai của gia đình thiện lương đó. Không thể nghĩ bàn, vì chắc chắn phải là vì pháp, vì thế mà ông ta có thể chịu đựng những khó khăn đó, đó phải là những điều khác biệt nhất trong toàn thế gian, một nguồn hạnh phúc cho tất cả chúng sinh! Chúng ta sẽ cho phép con đi. Chúng ta cũng sẽ thích đi với con, để xem, lễ chào, vinh danh, cúng bái Bồ-tát Đàm-vô-kiệt đó.” Người con gái đáp: “Hãy làm như ba mẹ nói. Con không phản đối những người ở bên phía đúng.”

 

  1. GẶP BỒ-TÁT ĐÀM-VÔ-KIỆT

 

     Như thế là người con gái của thương nhân lên đường đến cúng bái và vinh danh Bồ-tát Đàm-vô-kiệt. [505] Nàng lấy năm trăm cỗ xe và ra lệnh cho năm trăm thị nữ chuẩn bị sẵn sàng. Nàng lấy rất nhiều của cải, và rất nhiều lương thực dự trữ, lên một xe cùng với Bồ-tát Tát-đà-ba-luân, và tiến về phía Đông, vây quanh là năm trăm thị nữ trên năm trăm chiếc xe của họ, tháp tùng là một đoàn tùy tùng đông đảo và đi trướccha mẹ nàng. Sau một thời gian Bồ-tát Tát-đà-ba-luân thấy thành Chúng hương từ đàng xa. Ở giữa chợ, ông ta thấy Bồ-tát Đàm-vô-kiệt trên tòa cao, chứng minh pháp, vây quanh là một hội chúng nhiều trăm, nhiều ngàn, nhiều trăm ngàn người. Giây phút thấy ông ấy, ông ta tràn đầy thứ hạnh phúc [506] mà một tỳ-kheo cảm thấy khi ông ta có được tam-muội đầu tiên với sự chú ý qui nhất. Ông ta nhìn lên ông ấy và tự nghĩ: “Dường như không phải để cho mình ngồi trên xe mà đến gần Bồ-tát Đàm-vô-kiệt. Vì thế mình hãy xuống xe đi!” Ngay lúc đó ông ta xuống xe, và người con gái của thương nhân với năm trăm thị nữ của nàng theo sau. Tát-đà-ba-luân, với người con gái của thương nhân và năm trăm thị nữ lúc ấy đi lên chỗ Bồ-tát Đàm-vô-kiệt ngồi giữa một nơi trưng bày những nguyện vọng về đạo. Vì Bồ-tát Đàm-vô-kiệt lúc đó đã tạo ra, vì bát-nhã ba-la-mật, một tháp nhọn, làm bằng bảy báu, trang trí bằng gỗ chiên-đàn đỏ, và bao quanh là những đồ trang trí bằng ngọc. Đặt ở bốn góc của tháp nhọn là những viên ngọc, làm nhiệm vụ của những ngọn đèn. Bốn bình nhang làm bằng bạc treo lơ lửng bốn bên, và gỗ già-la đen thanh tịnh đang cháy bên trong các bình, như là dấu hiệu cúng bái bát-nhã ba-la-mật. Và đặt ở giữa tháp nhọn ấy là một chiếc trường kỷ làm bằng bảy báu, và trên đó là một chiếc hộp làm bằng bốn viên ngọc lớn. Đặt vào đó là những chữ bát-nhã ba-la-mật viết bằng ngọc lưu ly tan ra trên những tấm bản nhỏ bằng vàng. Và tháp nhọn đó được trang nghiêm bằng những vòng hoa có màu sắc sáng treo trên những mảnh vải dài và hẹp.

     Bồ-tát Tát-đà-ba-luân và người con gái của thương nhân với năm trăm thị nữ nhìn lên tháp nhọn đó, được trang trí rất trang nghiêm như một sự trưng bày những nguyện vọng của đạo. Họ thấy hàng ngàn thần, với Thiên đế Thích-đề, rải lên tháp nhọn hoa trời Mạn-đà-la, bột chiên-đàn cõi trời, bụi vàng cõi trời, bụi bạc cõi trời, [507] và họ nghe nhạc của những nhạc khí cõi trời. Rồi Tát-đà-ba-luân hỏi Thiên đế Thích-đề: “Vì mục đích gì mà ngài, cùng với nhiều ngàn chúng thiên, rải lên tháp nhọn gồm nhiều thứ quí, hoa trời Mạn-đà-la, v.v…, và tại sao chư thiên chơi nhạc trời bằng những nhạc cụ của họ trên hư không?”

     Thích-đề trả lời: Ông không biết sao, hỡi người con trai của gia đình thiện lương? Đây là bát-nhã ba-la-mật, là mẹ và người dẫn đạo của các Bồ-tát. Khi các Bồ-tát tu luyện trong đó, họ sớm đạt đến mức toàn hảo của các phẩm tính, và như thế, tất cả các pháp của một vị Phật và nhất thiết chủng trí (the knowledge of all modes).”

     Tát-đà-ba-luân đáp: “Bát-nhã ba-la-mật này, người mẹ và người dẫn đạo của Bồ-tát ấy ở đâu?”

     Thích-đề trả lời: Bồ-tát Đàm-vô-kiệt đặt nó ở giữa tòa tháp nhọn này, sau khi ngài ấy đã viết nó lên trên những tấm bảng nhỏ bằng vàng bằng lưu ly tan ra, và niêm nó lại bằng bảy dấu ấn. Chúng tôi không thể chỉ cho ngài một cách dễ dàng.”

     Vì thế, Bồ-tát Tát-đà-ba-la và người con gái của thương nhân, với năm trăm thị nữ của nàng, tất cả đều cúng bái bát-nhã ba-la-mật – bằng hoa mà họ đã mang theo, và bằng những vòng hoa, tràng hoa, y áo, ngọc, nhang, cờ, và hoa bằng vàng và bạc [508] và từng người một, họ đặt phần của họ phía trước, để vinh danh Bồ-tát Đàm-vô-kiệt nhiều hơn. Rồi họ sùng bái Bồ-tát Đam-vô-kiệt bằng cách rải hoa, v.v…, lên ngài ấy, và chơi nhạc trời trên các nhạc cụ của họ – được điều động bởi lòng ham muốn sùng bái pháp.

     Rồi hoa hiện lên cao bên trên đầu của Bồ-tát Đàm-vô-kiệt và tạo thành hình một tháp hoa nhọn. Và hoa đó có nhiều màu sác khác nhau, vàng và bạc, đứng cao trên không trung, giống như cái đình. Và y áo, ngọc đứng cao trên không trung, giống như một cái đình trong mây. Khi Bồ-tát Tát-đà-ba-luân và người con gái của thương nhân với năm trăm thị nữ của nàng nhìn thấy điều kỳ lạ này, họ tự nghĩ: “Thật kỳ diệu là thấy diệu lực mà Bồ-tát Đàm-vô-kiệt này sở hữu, một thần lực vĩ đại làm sao, một ảnh hưởng vĩ đại làm sao. Cho đến bây giờ ngài ấy chỉ theo đuổi theo chiều hướng của một Bồ-tát, và bây giờ ngài ấy đã sở hữu rất nhiều năng lực làm những điều kỳ diệu. Ngài ấy còn có nhiều hơn biết bao sau khi ngài ấy biết được giác ngộ viên mãn!” [509] Vì thế, người con gái của thương nhân và năm trăm thị nữ cảm thấy mong ước Bồ-tát Đàm-vô-kiệt. Tất cả một lòng, họ quyết vươn tâm lên đến giác ngộ vô thượng, và nói: “Nguyện cho chúng con, nhờ thiện căn này, trong một thời vị lai trở thành những Như Lai! Nguyện cho chúng con đến theo đuổi theo chiều hướng của các Bồ-tát, và nguyện cho chúng con thọ nhận chính những pháp mà Bồ-tát Đàm-vô-sấm này đã thọ nhận! Và nguyện cho chúng con như thế vinh danh và kính trọng bát-nhã ba-la-mật như Bồ-tát Đàm-vô-kiệt này vinh danh và kính trọng nó, và nguyện cho chúng con khải thị nó với nhiều người như ngài ấy khải thị! Và nguyện cho chúng con trở thành như được phú bẩm bát-nhã ba-la-mật, sự thiện xảo trong các phương tiện, và được thành tựu nơi chúng như Bồ-tát Đàm-vô-kiệt này vậy!”

     Bồ-tát Tát-đà-ba-luân, và người con gái của thương nhân với năm trăm thị nữ, sau khi họ đã cúi đầu bái lạy bát-nhã ba-la-mật và vinh danh Bồ-tát Đàm-vô-kiệt, cung kính lễ chào với hai tay chắp lại, và đứng sang một bên. Rồi Bồ-tát Tát-đà-ba-luân kể toàn bộ câu chuyện về cuộc cầu tìm bát-nhã ba-la-mật của mình, bắt đầu với tiếng nói mà ông ấy đã nghe trong khu rừng đó, bảo ông ấy đi về phía Đông. [510] Ông ấy nói với Bồ-tát Đàm-vô-kiệt ông ấy đã trụ trong nhiều tam-muội như thế nào, và chư Phật và chư Thế Tôn trong mười phương đã an ủitán dương ông ấy như thế nào, và nói: “Làm hay đấy, hỡi người con trai của gia đình thiện lương! Các tam-muội này đã xuất phát từ bát-nhã ba-la-mật. Bằng cách trụ vững chắc trong bát-nhã ba-la-mật, chúng ta đạt được tất cả các pháp của một vị Phật.” Ông ấy tiếp tục liên hệ: “Lúc ấy các Như Lai lại biến mất, và tôi ra khỏi cảnh giới tam-muội đó. Rồi tôi tự hỏi ‘bây giờ các Như Lai này đã từ đâu đến, và các ngài ấy đã đi đâu?’ Tôi tự nghĩ rằng ‘Bồ-tát Đàm-vô-kiệt thánh thiện đã thọ nhận các đà-la-ni, [511] ngài ấy sở hữu năm thần thông, ngài ấy đã thi hành các bổn phận của mình dưới các bậc Chiến Thắng trong quá khứ, ngài ấy đã trồng các thiện căn, và tu luyện tốt trong bát-nhã ba-la-mật và các phương tiện thiện xảo. Ngài ấy sẽ giải thích vấn đề này như thực, và nói với tôi các Như Lai đó từ đâu đến và đi về đâu.’ Bây giờ tôi đã đến với ngài, và tôi hỏi ngài, hỡi người con trai của gia đình thiện lương: ‘Các Như Lai đó đã từ đâu đến và đi về đâu? Hãy chứng minh với tôi, hỡi người con trai của gia đình thiện lương, sự đến và đi của các Như Lai ấy, như thế chúng tôi có thể tri kiến nó, và như thế chúng tôi có thể trở thành không thiếu cái thấy của các Như Lai ấy.”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXXI

 

          BỒ-TÁT ĐÀM-VÔ-KIỆT

 

  1. SỰ ĐẾN VÀ ĐI CỦA CÁC NHƯ LAI

 

     Đàm-vô-kiệt: Chắc chắn các Như Lai không từ đâu đến và cũng không đi về đâu. Bởi vì Chân như bất động, và Như LaiChân như. Không sinh không đến cũng không đi, và Như Lai không sinh. Người ta không thể tư duy về sự đến và đi của biên tế của thực tại, và Như Laibiên tế của thực tại. Cũng có thể nói như vậy về không, về cái gì hiện hữu phù hợp với sự thật, về sự không bị sự xúc động làm ảnh hưởng, về sự dừng lại, về thế giới hư không. Vì Như Lai không ở ngoài các pháp này. Chân như của các pháp này, Chân như của tất cả các pháp, và Chân như của Như Lai một cách đơn giản chỉ là Chân như duy nhất này. Không có sự phân chia trong Chân như. Chỉ đơn giản cái một duy nhấtChân như này, không hai, không ba. Chân như đã vượt qua tính toán, bởi vì nó không tồn tại. Một người, bị nóng mùa hè nung đốt, trong tháng cuối cùng của mùa hè [513] giữa trưa thấy bập bềnh một bóng nước trong sa mạc, có thể chạy đến đó, và nghĩ ‘ở đó ta sẽ tìm được một ít nước, ở đó ta sẽ tìm được cái gì đó để uống.’ Anh nghĩ thế nào, hỡi người con trai của gia đình thiện lương, nước đó có từ đâu đến, hay nước đó có đi về đâu, đến đại dương to lớn ở phía Đông, hay phía Nam, phía Bắc, hay phía Tây không?

     Tát-đà-ba-luân: Không có nước hiện hữu trong cái bóng nước đó. Làm sao người ta có thể suy nghĩ về nước đến hay đi? Người đó lại khờ khạo và ngu si nếu khi thấy bóng nước, người ấy hình thành ý niệm về nước ở nơi không có nước. Nước trong tự tánh của nó chắc chắn không hiện hữu nơi cái bóng nước ấy.

     Đàm-vô-kiệt: Cũng ngu như vậy là tất cả những người chấp Như Lai qua sắc, thanh, và chung qui tưởng tượng ra sự đến hay đi của một Như Lai. Vì người ta không thể thấy Như Lai từ sắc thân. Các pháp thân là những Như Lai và thực tánh của các pháp không đến hay đi. Không có sự đến hay đi của thân của một con voi, con ngựa, cái xe hay người bộ binh do một nhà huyễn thuật triệu gọi. Cũng vậy, không có sự đến cũng không có sự đi của các Như Lai. Một người đang ngủ có thể thấy trong giấc mộng của mình một Như Lai, hay hai, hay ba, hay cho đến một ngàn, hay hơn nữa [514]. Tuy nhiên khi thức dậy, người ấy sẽ không còn thấy dù cho chỉ một Như Lai. Ý ông thế nào, hỡi người con trai của gia đình thiện lương, các Như Lai này có từ đâu đến hay có đi về đâu chăng?

     Tát-đà-ba-luân: Người ta không thể nghĩ rằng trong giấc mộng đó tất cả bất cứ pháp nào cũng có địa vị của một thực tướng viên mãn và toàn hảo, vì mộng là lừa dối.

     Đàm-vô-kiệt: Cũng vậy các Như Lai đã dạy rằng tất cả các pháp đều như mộng. Tất cả những ai không tuệ tri tất cả các pháp như thực, tức là, như mộng, như chư Như Lai đã chỉ ra, chúng dính bám vào các Như Lai qua danh thânsắc thân của các ngài, và kết cục họ tưởng tượng rằng Như Lai đến và đi. Những ai ở trong vô minh về chân tánh của các pháp tưởng tượng sự đến hay đi của các Như Lai, họ là những người phàm ngu ngốc, toàn bộ thời gian họ thuộc về sinh tử với sáu nơi tái sinh, và họ cách xa bát-nhã ba-la-mật, cách xa các pháp của một vị Phật. Trái lại, tuy nhiên những ai biết tất cả các pháp như thực đều là như mộng, hợp với lời dạy của Như Lai, họ không tưởng tượng sự đến hay đi của bất cứ một pháp nào, cũng không tưởng tượng sự sinh và diệt của chúng. Họ tuệ tri Như Lai trong chân tánh của ngài, và họ không tưởng tượng sự đến hay đi của các Như Lai. Và những ai tuệ tri chân tánh của một Như Lai, họ theo đuổi gần giác ngộ viên mãn và họ theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật. Những vị đệ tử này của đức Thế Tôn không tiêu hóa của bố thí một cách không có kết quả, [515] và họ xứng đáng với những tặng phẩm của thế gian. Ngọc trong biển lớn không đến từ phía Đông, hay phía Tây, hay ở bất cứ chỗ nào khác trong mười phương, nhưng chúng nợ các thiện căn của chúng sinh về sự hiện hữu của chúng. Chúng không sinh từ không nhân. Và khi tùy thuộc vào nhân, duyên, và lý do, những viên ngọc này sinh và diệt do các duyên, chúng không chuyển đến bất cứ chỗ nào bất cứ ở đâu trên thế gian bằng bất cứ phương nào trong mười phương. Tuy nhiên, khi những duyên đó hiện hữu, các viên ngọc gia tăng; khi những duyên đó vắng mặt, không có sự gia tăng nào xảy ra. Cũng vậy, thân toàn hảo của các Như Lai không đến từ bất cứ nơi nào ở bất cứ nơi đâu trong thế giới mười phương. Nhưng thân của các Phật và các Thế Tôn không phải không có nhân. Nó đã được sự hành xử của các ngài trong quá khứ đưa đến toàn hảo, và nó đã được sinh ra tùy thuộc vào các nhân và duyên, cùng được sinh bởi các phụ duyên, sinh ra như là kết quả của nghiệp trong quá khứ. Tuy nhiên, nó không ở bất cứ chỗ nào bất cứ nơi đâu trong thế giới mười phương. Nhưng khi những duyên đó vắng mặt, sự thành tựu của thân trở nên chẳng thể nghĩ bàn. Khi âm thanh của đàn hạc[86] phát ra, nó không từ đâu đến. Khi ngừng, nó không đi đâu, cũng không chuyển đến bất cứ chỗ nào. Nhưng nó được tùy duyên sinh ra do tổng thể của các nhân và duyên, – nghĩa là, cái thân rỗng có hình chiếc thuyền của cây đàn hạc, miếng tăng âm bằng giấy da, các dây đàn, cái cần đàn rỗng, sự đóng thùng, miếng gảy đàn, người chơi đàn, sự gắng sức của người chơi. [516] Như vậy, âm thanh này đến từ đàn hạc, tùy thuộc các nhân, tùy thuộc các duyên. Song âm thanh đó không đến từ cái thân rỗng của đàn hạc, không từ miếng tăng âm bằng giấy da, không từ các sợi dây đàn, không từ cái cần rỗng, không từ sự đóng thùng, không từ miếng gảy đàn, không từ người chơi đàn, cũng không từ sự gắng sức của người chơi nó. Ấy chỉ là sự kết hợp của tất cả những thứ đó tạo nên âm thanh có thể nghĩ ra được. Và khi ngừng lại, âm thanh ấy cũng không đi đâu. Cũng vậy, thân toàn hảo của các Phật và các Thế Tôn tùy thuộc vào các nhân, tùy thuộc vào các duyên, và nó đã được đưa đến toàn hảo qua những tận lực dẫn đến nhiều thiện căn. Nhưng sự gia tăng của thân Phật không kết quả từ một nhân duy nhất, không từ một duyên duy nhất, cũng không từ một thiện căn duy nhất. Và nó không phải không nhân. Nó được sinh bởi một tổng số nhiều nhân và duyên, nhưng nó không đến từ bất cứ chỗ nào. Và khi tổng số của các nhân và duyên ngừng hiện hữu, nó không đi về đâu. Nó là như thế mà ông nên xem sự đến và đi của các Như Lai đó, và ông nên chấp nhận chân tánh của tất cả các pháp. Và nó chỉ vì ông sẽ tuệ tri rằng các Như Lai, và tất cả các pháp cũng vậy, không phải sinh cũng không phải diệt, ông sẽ trở nên cố định trên giác ngộ viên mãn, và nhất định ông sẽ theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật và sự thiện xảo trong các phương tiện.

     Khi được dạy cho sự trình bày công phu này về sự thật rằng các Như Lai không đến cũng không đi, trái đất và toàn thể đại thiên thế giới chấn động theo sáu cách, nó bị khuấy động, lung lay, lúc lắc, và vang dội ầm ầm. Và tất cả cõi của Ma vương đều bị khuấy động và bối rối. Tất cả cỏ, bụi cây, thảo mộc và cây trong đại thiên thế giới cong theo chiều hướng của Bồ-tát Đàm-vô-kiệt. [517] Hoa lên ngoài mùa. Từ trên cao trong không trung một trận mưa hoa lớn đổ xuống. Thiên đế Thích-đề, và Bốn Đại Thiên Vương rải và đổ bột gỗ chiên-đàn của trời lên Bồ-tát Đàm-vô-kiệt, và nói: “Nói hay đấy, hỡi người con trai của gia đình thiện lương. Nhờ thần lực của anh chúng tôi đã nghe một bài pháp đến từ thực tướng tối hậu, trái với toàn thế giới, không cho lý do nào cho bất cứ ai trong những chúng sinh đã trụ vững trong bất cứ cái thấy nào liên quan đến sự giả định về một cá thể, hay người đã an trụ trong bất kỳ quan điểm nào trong các quan điểm giả định sự hiện hữu của một vật không có.”

     Rồi Tát-đà-ba-luân hỏi Đàm-vô-kiệt: “Nguyên nhân gì, lý do gì mà cơn địa chấn to lớn này thị hiện trong thế gian?”

     Đàm-vô-kiệt: Do ông yêu cầu trình bày công phu về sự không đến và không đi này của các Như Lai, và qua sự quảng diễn của tôi về nó, tám ngàn chúng sinh đã đạt được hạnh vô sinh pháp nhẫn, tám mươi na-do-tha chúng sinh đã phát tâm bồ-đề, và sáu vạn bốn ngàn chúng sinh đạt được con mắt pháp an nhiên, không cấu uế được tịnh hoá vì cái thấy pháp.

 

  1. SỰ TỰ HY SINH CỦA TÁT-ĐÀ-BA-LUÂN

 

     Rồi Bồ-tát Tát-đà-ba-luân đã có một cảm nhận vô thượng, cao cả của nhiệt tình và hoan hỉ: “Ấy là sự được đối với tôi, một sự được rất to lớn, bằng cách đòi hỏi bát-nhã ba-la-mật và sự trình bày công phu, tôi đã tạo ra cảnh hạnh phúc của rất nhiều chúng sinh. [518] Một mình điều đó sẽ đem lại cho tôi công đức đủ cho sự thành tựu giác ngộ viên mãn. Chắc chắn tôi sẽ trở thành một Như Lai.” Trong nhiệt tình và hoan hỉ, ông ấy đã giơ bảy cây cọ lên cao trên không trung, và đứng ở độ cao của bảy cây cọ, ông ấy phản chiếu: “Làm sao tôi có thể, đứng ở đây trong không trung, vinh danh Bồ-tát Đàm-vô-kiệt?” Thiên đế Thích-đề, thấy ông ấy, đọc được ý nghĩ của ông ấy, cúng dường ông ấy hoa trời Mạn-đà-la, và nói với ông ấy: “Hãy vinh danh Bồ-tát Đàm-vô-kiệt với những hoa trời này! Vì chúng ta cảm thấy rằng chúng ta sẽ vinh danh người đã giúp ngài. Hôm nay thần lực của ngài đã tạo ra cảnh hạnh phúc nhiều ngàn chúng sinh. Hiếm có là những người, giống như ngài, có sức mạnh, vì tất cả chúng sinh qua vô số kiếp mang gánh nặng to lớn.”

     Rồi Bồ-tát Tát-đà-ba-luân lấy những hoa Mạn-đà-la từ Thiên đế Thích-đề, và rải lên Bồ-tát Đàm-vô-kiệt. Ông ấy cúng dường Bồ-tát Đam-vô-kiệt bằng thân của riêng ông ấy, và nói: “Con cúng dường ngài bằng chính con đây như một phẩm vật, và con sẽ là thị giả hầu cận từ hôm nay trở đi.” Và với hai tay chắp lại, ông ấy đứng trước Bồ-tát Đàm-vô-kiệt. [519] Người con gái của thương nhân và năm trăm thị nữ lúc ấy nói với Bồ-tát Tát-đà-ba-luân: “Đến lượt chúng con cúng dường chính chúng con với ngài, hỡi người con trai của gia đình thiện lương. Nhờ thiện căn này chúng con cũng sẽ trở thành những người thọ nhận chính những pháp này, và cùng với ngài chúng con sẽ vinh danh và tôn kính các Phật và các Thế Tôn, và các Bồ-tát hết lần này đến lần khác và chúng con sẽ ở lại gần ngài.” Tát-đà-ba-luân nói: “Này các cô gái, nếu các cô bắt chước nhiệt tâm của tôi, cúng dường chính các cô với nhiệt tâm cho tôi, thì tôi sẽ chấp nhận.” Các cô gái đáp: “Chúng con bắt chước ngài, và với quyết tâm nhiệt thành chúng con cúng dường chúng con cho ngài như một phẩm vật cúng dường, ngài hành xử thế nào tùy ý.” Vì thế, Bồ-tát Tát-đà-ba-luân cúng dường người con gái của thương nhân và năm trăm thị nữ, đã tô điểm và trang sức, cùng với năm trăm cỗ xe khéo trang trí cho Bồ-tát Đàm-vô-kiệt, và nói: “Tất cả những cái này con xin cúng dường ngài làm thị giảcận sự, và năm trăm cỗ xe cũng cho ngài tiện dụng.” Thiên đế Thích-đề, chúc mừng ông ấy và nói: “Làm hay lắm, hỡi người con trai của gia đình thiện lương! Một Bồ-tát phải từ bỏ tất cả những sở hữu của mình. Nhờ ý niệm từ bỏ đó ông ấy sớm đạt được giác ngộ viên mãn, và như thế những cúng bái mà ông ấy đáp trả cho những người thuyết giảng pháp khiến cho ông ấy có thể nghe bát-nhã ba-la-mật và sự thiện xảo trong các phương tiện. [520] Cũng vậy trong quá khứ các Như Lai, khi vẫn còn là Bồ-tát, do sự thật rằng các ngài đã từ bỏ mọi thứ, đã có được sự khẳng định về giác ngộ viên mãn; và các ngài ấy cũng đã hỏi những câu hỏi về bát-nhã ba-la-mật và về sự thiện xảo trong các phương tiện.” Bồ-tát Đàm-vô-kiệt chấp nhận món quà của Tát-đà-ba-luân, vì thế thiện căn của ông ấy có thể đạt đến mức viên mãn. Ngay sau đó ông ấy trả nó lại cho Tát-đà-ba-luân. Sau đó, Bồ-tát Đàm-vô-kiệt đi vào nhà. Mặt trời sắp lặn. 

     Rồi Bồ-tát Tát-đà-ba-luân tự nghĩ: “Quả thật đối với ta, người đến đây vì yêu mến pháp, dường như không phải là để ngồi hay nằm. Ta sẽ vẫn hoặc đứng hay đi, cho đến lúc Bồ-tát Đàm-vô-kiệt sẽ lại ra khỏi nhà, để khải thị pháp cho chúng ta.”

     Rồi Bồ-tát Đàm-vô-kiệt vẫn cứ như thế trong bảy năm nhập trong một cảnh giới định không bị gián đoạn, và ông ấy ở trong vô số ngàn tam-muội, đặc biệt đối với các Bồ-tát, phát xuất từ bát-nhã ba-la-mật và sự thiện xảo trong các phương tiện. Trong bảy năm Tát-đà-ba-luân không bao giờ dùng bất cứ một tư thế nào khác hơn hai tư thế vừa kể, và ông ấy không bao giờ rơi vào giải đãihôn trầm. Trong bảy năm ông ấy không bao giờ cảm thấy bất cứ một bận tâm nào về nhục dục, hay ác ý, hay làm hại người khác, ông ấy không bao giờ cảm thấy bất cứ một sự hăng hái nào về mùi vị, hay bất cứ một sự tự mãn nào. Nhưng ông ấy nghĩ: “Rồi đến khi nào Bồ-tát Đàm-vô-kiệt xuất định, [521] như thế chúng ta có thể trải tòa ngồi cho ngài ấy, ở đó ngài ấy có thể chứng minh pháp, và như thế chúng ta có thể rưới nước mát chỗ ngài ấy sẽ khải thị bát-nhã ba-la-mật và sự thiện xảo trong các phương tiện, xức dầu thơm cho nó và trang trí nó bằng nhiều hoa?” Và người con gái của thương nhân với năm trăm thị nữ theo gương ông ấy, trải qua thời gian của họ chỉ trong hai tư thế, và bắt chước tất cả những việc ông ấy làm.

     Một hôm Bồ-tát Tát-đà-ba-luân nghe tiếng trên không nói rằng: “Vào ngày thứ bảy kể từ hôm nay Bồ-tát Đàm-vô-kiệt sẽ xuất định, và rồi ông ấy sẽ ngồi ở trung tâm thị trấn chứng minh pháp.” Khi Tát-đà-ba-luân nghe tiếng nói trên không, ông ấy hài lòng, phấn khởi, hoan hỉ, và vui sướng. Cùng với người con gái của thương nhân và năm trăm thị nữ của nàng, ông ấy quét sân, trải tòa ngồi làm bằng bảy thứ báu, cởi chiếc áo ngoài của mình ra và trải nó trên tòa ngồi. Các thị nữ cũng cởi áo ngoài của họ, trải năm trăm chiếc áo ngoài của họ lên tòa ngồi đó, và nghĩ: “Ngồi trên tòa đó Bồ-tát Đàm-vô-kiệt sẽ chứng minh pháp.” [522] Và họ cũng hài lòng, phấn khởi, hoan hỉ, và quá vui sướng.

     Khi Bồ-tát Tất-đa-ba-luân muốn rưới nước mặt nền đất, ông ấy không thể tìm được nước, mặc dù ông ấy đã tìm khắp chung quanh. Vì Ác Ma, đã giấu tất cả nước. Và y đã giấu, như thế nếu không thể tìm thấy nước, Tát-đà-ba-luân sẽ trở nên phiền não và buồn, hay đổi ý, với kết quả là thiện căn của ông ấy sẽ biến mất, hay sự hăng hái cúng bái này sẽ lắng xuống. Rồi Bồ-tát Tát-đà-ba-luân tự nghĩ: “Để ta đâm lủng thân ta và rưới nền đất bằng máu ta. Nền đất này đầy bụi bay lên, và ta e rằng một ít bụi đó có thể rơi trên thân của Bồ-tát Đàm-vô-kiệt. Ta có thể làm gì khác bằng thân này mà nhất thiết nó phải chịu số phận tan rã? Thà chắc chắn rằng thân này của ta sẽ phải bị hoại diệt do một hành động như thế còn hơn là bởi một hành động không có hiệu quả gì. Vì các dục lạc, như kết quả của những dục lạc mà nhiều ngàn bộ xương của ta có hết lần này đến làn khác, trong khi ta lang thang trong sinh tử, đã bị tan rã, nhưng không bao giờ ở trong thuận duyên như những duyên này, không bao giờ vì được thiện pháp. Nếu chúng phải bị tan rã một lần nữa, trong bất kỳ trường hợp nào hãy để chúng tan rã trong một nguyên nhân thánh thiện.” Rồi ông ấy [523] lấy một thanh kiếm bén, đâm vào thân mình khắp mọi bên, và rưới khắp mọi nơi của mảnh đất ấy với máu của mình. Người con gái của thương nhân với năm trăm thị nữ theo gương ông ấy, làm như ông ấy đã làm. Nhưng không có thay đổi gì hoặc ở nơi Bồ-tát Tát-đà-ba-luân hay ở nơi tất cả các cô gái đó, mà nó sẽ cho Ác Ma một cơ hội nhập vào để làm chướng ngại các thiện căn của họ.

     Lúc ấy Thiên đế Thích-đề, tự nghĩ: “Kỳ diệu biết bao là Bồ-tát Tát-đà-ba-luân này yêu mến pháp, ý thức nghĩa vụ của ngài ấy kiên định làm sao, cái áo giáp ngài ấy vĩ đại biết bao, và ngài ấy không quan tâm đến thân, mạng sống, lạc thú của mình như thế nào, và ngài ấy quyết tâm lên đường với mục đích biết giác ngộ viên mãn, với mong muốn giải thoát tất cả chúng sinh khỏi những đau khổ vô lượng của sinh và tử như thế nào, sau khi ngài ấy biết được giác ngộ viên mãn.” Rồi Thích-đề dùng huyền thuật biến tất cả máu ấy thành nước chiên-đàn của cõi trời. Và chung quanh miếng đất ấy, trong một trăm dặm, một mùi hương cao khiết không thể nghĩ bàn, mùi hương của nước chiên-đàn cõi trời ấy, đầy không trung. Và Thích-đề nói với Tát-đà-ba-luân: “Làm hay lắm, hỡi người con trai của gia đình thiện lương! Tôi tán thưởng sức mạnh không thể nghĩ bàn của ngài, tình thương yêu cao cả và sự cầu tìm pháp của ngài. Các Như Lai trong quá khứ [524] cũng đã tìm được đúng [đường] đến giác ngộ viên mãn qua loại chủ tâm, sức mạnh, và lòng yêu mến vì pháp này.”

     Rồi Bồ-tát Tát-bà-đa-luân tự nghĩ: “Ta đã trải tòa cho Bồ-tát Đàm-vô-kiệt, ta đã quét và đã rưới kỹ mảnh đất này. Bây giờ ta vẫn còn phải có hoa để phủ lên mảnh đất này, và để rắc lên Bồ-tát Đàm-vô-kiệt khi ngài ấy chứng minh pháp.” Lúc ấy Thích-đề nói với Tát-đà-ba-luân: “Hãy nhận những hoa Mạn-đà-la cõi trời này cho hai mục đích!” Và Thích-đề tặng ông ấy hai ngàn Khara hoa cõi trời. Bồ-tát Tát-đà-ba-luân chấp nhận những hoa đó, và dùng một ít để phủ mảnh đất, sau đó, rắc những hoa khác lên Bồ-tát Đàm-vô-kiệt.

 

  1. BỒ-TÁT ĐÀM-VÔ-KIỆT CHỨNG MINH PHÁP

 

     Sau bảy năm trôi qua, Bồ-tát Đàm-vô-kiệt xuất định, lên tòa đã

 trải ra cho ông ấy, ngồi xuống trên đó, và một hội chúng nhiều trăm ngàn người theo dự và ngồi vây quanh, ông ấy chứng minh pháp. Khoảnh khắc Bồ-tát Tát-đà-ba-luân [525] thấy Bồ-tát Đàm-vô-kiệt, ông ấy đầy thứ hạnh phúc mà một tỳ-kheo cảm thấy khi đạt được thiền thứ nhất với chú ý qui nhất. Và đây là sự chứng minh bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát Đàm-vô-kiệt.

     “Bát-nhã ba-la-mật tự đồng nhất, bởi vì tất cả các pháp đồng nhất. Bát-nhã ba-la-mật ly cách bởi vì tất cả các pháp ly cách. Bát-nhã ba-la-mật bất động. Bát-nhã ba-la-mật không có tâm hành bởi vì tất cả các pháp khôngtâm hành. Bát-nhã ba-la-mật không có số đếm, bởi vì tất cả các pháp không có số đếm. Bát-nhã ba-la-mật chỉ có một vị duy nhất bởi vì tất cả các pháp có một vị và cùng vị. Bát-nhã ba-la-mật vô biên vì tất cả các pháp vô biên. Bát-nhã ba-la-mật bất sinh bởi vì tất cả các pháp bất sinh. Bát-nhã ba-la-mật bất diệt bởi vì tất cả các pháp bất diệt. Như bầu trời vô biên, bát-nhã ba-la-mật cũng vậy. Như biển lớn vô biên, bát-nhã ba-la-mật cũng vậy. Như Tu-di chiếu sáng nhiều màu, bát-nhã ba-la-mật cũng vậy. Như bầu trời không kiểu cách, bát-nhã ba-la-mật cũng không kiểu cách. Bát-nhã ba-la-mật vô biên, bởi vì sắc, và các uẩn khác vô biên. Bát-nhã ba-la-mật vô biên bởi vì địa đại và các đại khác vô biên. Bát-nhã ba-la-mật tự đồng nhất, bởi vì pháp kim cương bất hoại tự đồng nhất. Bát-nhã ba-la-mật vô phân biệt bởi vì tất cả các pháp vô phân biệt. Bát-nhã ba-la-mật bất khả đắc là do tất cả các pháp bất khả đắc. Bát-nhã ba-la-mật vẫn đồng với bất cứ cái gì nó có thể vượt qua bởi vì tất cả các pháp vẫn đồng với bất cứ cái gì chúng có thể vượt qua. [526] Bát-nhã ba-la-mật không có lực hành động bởi vì tất cả các pháp không có lực hành động. Bát-nhã ba-la-mật không thể suy nghĩ bởi vì tất cả các pháp không thể suy nghĩ.”

     Vì thế vào dịp sinh ra nơi Bồ-tát Tát-đà-ba-luân, vua của các tam-muội gọi là “tính đồng nhất của tất cả các pháp,” và theo đó, các tam-muội được gọi là “tính ly cách tất cả các pháp,” “tính bất dịch của tất cả các pháp,” “sự thiếu vắng tâm hành của tất cả các pháp,” “không có sự tê liệt nơi tất cả các pháp,” “nhất vị của tất cả các pháp,” “tính vô biên của tất cả các pháp,” “tính bất sinh của tất cả các pháp,” “tính bất diệt tất của cả các pháp,” “vô biên như bầu trời,” “vô biên như đại dương,” “sáng và nhiều màu như núi Tu-di,” “không kiểu cách, như bầu trời,” “vô biên như sắc, v.v…,” “vô biên như địa đại, v.v…,” “như kim cương,” “tính vô phân biệt của tất cả các pháp,” “tính đồng nhất của tất cả các pháp dù chúng có thể vượt qua bất cứ cái gì,” “tất cả các pháp không có sức hành động,” “tất cả các pháp không thể nghĩ bàn.” Bắt đầu với những tam-muội này, Bồ-tát Tát-đà-ba-luân đạt được sáu triệu môn tam-muội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXXII

 

          TRAO PHÓ

 

  1. KẾT THÚC CÂU CHUYỆN TÁT-ĐÀ-BA-LUÂN

 

     Cơ duyên trùng hợp với sự đắc thành sáu triệu pháp môn tam-muội, Bồ-tát Tát-đà-ba-luân thấy chư Phật và chư Thế Tôn, – trong tất cả mười phương nơi vô số đại thiên thế giới – có tăng chúng của các ngài ấy vây quanh, có những đám đông Bồ-tát tùy tùng, dạy chỉ một mình bát-nhã ba-la-mật này, chỉ bằng những lời này, chỉ trong những văn tự này, dù cho ngay bây giờ tôi ở trong đại thiên thế giới này chứng minh pháp, – có chúng tỳ-kheo vây quanh, có những đám đông Bồ-tát tùy tùng, và chỉ dạy một mình bát-nhã ba-la-mật này chỉ bằng các phương pháp này, chỉ bằng những lời này, chỉ bằng những văn tự này. Ông ấy trở nên được phú bẩm cái học không thể nghĩ bàn, và thánh trí mênh mông như đại dương. Trong tất cả những lần sinh của mình, ông ấy không bao giờ lại bị không có Phật. Ông ấy chỉ tái sinh nơi nào ông ấy có thể mặt đối mặt với các Phật, các Thế Tôn. Dù là trong mộng, ông ấy cũng không thiếu các Phật, các Thế Tôn. Ông ấy đã bỏ tất cả những lần tái sinh không may mắnbảo đảm những hoàn cảnh cho phép ông ấy thành tựu hết lần tái sinh cát tường này đến lần khác.

 

  1. TRAO PHÓ BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT 

CHO A-NAN-ĐA

 

     Vì thế, Thế Tôn nói với Tôn giả A-nan-đa: Vì vậy ông cũng nên biết bát-nhã ba-la-mật này là người chăm sóc tri kiến của nhất thiết trí nơi các Bồ-tát. Vậy thì, A-nan-đa, một Bồ-tát muốn đạt được tri kiến nhất thiết trí nên theo đuổi trong bát-nhã ba-la-mật này, [528] nghe nó, nhận nó, nghiên cứu, truyền bá, tụng niệm và viết nó. Khi nhờ thần lực của Như Lai hộ trì, nó được viết khéo, bằng những chữ rõ ràng, trong một quyển sách lớn, người ta nên vinh danh, tôn kính, ngưỡng mộ và lễ bái nó, với hoa, nhang, mùi thơm, vòng hoa, cao đơn, phấn thơm, tràng phan, lọng, phướn, chuông, cờ và những hàng đèn chung quanh, tất cả với nhiều loại cúng bái. Đây là lời khuyên nhủ của chúng ta cho ông, A-nan-đa. Vì trong bát-nhã ba-la-mật này tri kiến nhất thiết trí sẽ được đưa đến hoàn thiện. Ý ông thế nào, A-nan-đa, có phải Như Lai là thầy của ông không?

     A-nan-đa: Dạ phải, thưa Thế Tôn.

     Thế Tôn: Như Lai là thầy của ông, A-nan-đa. Ông đã chăm sóc tôi, A-nan-đa, với những hành động từ mẫn của thân, ngữ, và ý. Vậy thì, A-nan-đa, cũng như ông đã cho tôi sự thương mến, niềm tin và sự kính trọng như tôi hiện tại trong nhục thân này, cũng vậy, A-nan-đa, sau khi tôi qua đời ông nên hành động như vậy với bát-nhã ba-la-mật. Trong lần thứ nhì, lần thứ ba, tôi trao phó và truyền cho ông bát-nhã ba-la-mật này, như thế nó không thể biến mất. Không ai khác phù hợp hơn ông. [529] Chừng nào bát-nhã ba-la-mật này còn được theo trong thế gian, người ta có thể chắc chắn rằng “chừng ấy Như Lai vẫn còn ở nơi thế gian,” rằng “chừng ấy Như Lai còn chứng minh pháp,” và chúng sinh ở đó không thiếu trong cái thấy của Phật, cái nghe của pháp, sự tham dự của Tăng-già. Người ta nên biết rằng những chúng sinh đó đang sống trong sự hiện diện của Như Lai sẽ nghe bát-nhã ba-la-mật này, nhận nó, nghiên cứu, truyền bá, tụng niệm và viết nó, và sẽ vinh danh, tôn trọng, ngưỡng mộ và lễ bái nó.

      Thế Tôn nói như thế, các Bồ-tát vô cùng hứng thú, dẫn đầu là Di-lặc, và Tôn giả Tu-bồ-đề, và Tôn giả A-nan-đa, và Thiên-đế Thích-đề, và toàn thể thế giới với trời, người, a-tu-la, chim cánh vàng, và càn-thát-bà hân hoan trong lời dạy của Thế Tôn.



[1] Phạn: Rajagriha.

[2] Phạn: Ananda.

[3] Phạn: Subhuti.

[4] Phạn: Sariputra.

[5] Phạn: Tathagata.

[6] Phạn: Srenika.

[7] Phạn: avidyamāna.

[8] Phạn: avidyā.

[9] Phạn: Bodhisattva, Anh: enlightenment-being.

[10] Phạn: Purna.

[11] Phạn: Maitrayani: Từ Thị.

[12] Phạn: Sakra. Đầy đủ hơn: Sakra Indra: Thích-đề Hoàn Nhân. Các thuật ngữ Phật giáo trong sách này, xem phần Thuật ngữ ở cuối sách. ND.

[13] Anh: the Conditioned.

[14] Phạn: niyutas

[15] Phạn: kotis.

[16] Phạn: Mahakosthila.

[17] Phạn: Mahakatyayana.

[18] Phạn: Mahakashyapa.

[19] Phạn: Kausika.

[20] Phạn: Prajapati: Sanh chủ.

[21] Phạn: Rishis.

[22] Phạn: Dipankara.

[23] Phạn: Maghi.

[24] Phạn: kotis.

[25] Phạn: Bimbisara.

[26] Phạn: Prasenajit.

[27] Phạn: Sakyas.

[28] Phạn: Mandavara.

[29] Phạn: paramatvāt.

[30] Phạn: Sudharmā.

[31] Phạn: Devas, Nagas, Yakshas, Gandharvas, Asuras, Garudas, Kinnaras, và Mahoragas, theo thứ tự

[32] Theo văn mạch của đoạn đối thoại thì phải là Di-lặc mà không phải Tu-bồ-đề. Ở đây chúng tôi dịch theo bản tiếng Anh là Tu-bồ-đề. ND.

[33] Phạn: Dharma-Vinaya.

[34] Phạn: loka.

[35] Phạn: lujyante, pralujyante.

[36] Nghị luận tiếp theo sau đây hoàn toàn không thể hiểu được. Vì thế, tôi đã tự ý thêm vào đây lời bình từ luận thích của Haribhadra.  E. C.

[37] Phạn: tathatā.

[38] Phạn: Tathagata.

[39] Phạn: kritajña kritavedin.

[40] Phạn: akrita.

[41] Phạn: Bhadrakalpa.

[42] Phạn: Kshatriya.

[43] Phạn: Tushita.

[44] Phạn: Varjpani.

[45] Phạn: Yashas: Quí nhân.

[46] Phạn: Rakshasas: Bạo ác.

[47] Phạn: Pretas.

[48] Phạn: Pishacas: Đảm tinh.

[49] Phạn: Kumbhanda.

[50] Phạn: mantras.

[51] Phạn: Ajita.

[52] Phạn: Abhirati.

[53] Phạn: Akshobhya: Bất Động.

[54] Anh: the Act of Truth.

[55] Phạn: Prajapati: Sanh chủ.

[56] Tức thần Shiva.

[57] Phạn: Rishi.

[58] Phạn: Akanishta.

[59] Phạn: Mandarava: Hoa Như ý.

[60] Tán Hoa?

[61] Phạn: Gandhahastin.

[62] Anh: being.

[63] Anh: essential being.

[64] Phạn: Meru.

[65] Phạn: Sadaprarudita.

[66] Phạn: Tathagata Bhishagarjitanirghoshasvara.

 

[67] Phạn: Gandhavati.

[68] Phạn: Dharmodgata.

[69] Phạn: Gandharva.

[70] Phạn: Nityapramudita.

[71] Phạn: Asoka.

[72] Phạn: Sokavigata.

[73] Phạn: Pushpacitra.

[74] Phạn: Bhadra.

[75] Phạn: Bhadrottama.

[76] Phạn: Nandi.

[77] Phạn: Nandottama.

[78] Phạn: Kshama.

[79] Phạn: Kshamotta.

[80] Phạn: Niyata.

[81] Phạn: Avivaha.

[82] Phạn: vaidurya.

[83] Phạn: Jambu.

[84] Anh: Lotus-array.

[85] Phạn: pratisaṃvid.

[86] Anh: boogharp.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/02/2015(Xem: 17240)
18/10/2010(Xem: 49183)
07/05/2018(Xem: 9113)
07/09/2011(Xem: 58923)
10/05/2010(Xem: 310591)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.