Phẩm 16 Tạp

23/07/20193:19 CH(Xem: 3550)
Phẩm 16 Tạp

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn

 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Phẩm 16

TẠP

  _______________________________________

Ghi nhận: Bản ghi chú Rockhill viết rằng các bài kệ 11-13 là lời Đức Phật dạy, sau khi nghe tin dòng họ Thích Ca bị thảm sát, rằng chúng sinh hãy tinh tấn tu hành, ra sức đạt Thánh quả, sẽ lìa khổ cho dù đang sống giữa biển khổ.

Bài kệ 18 trong hai bản Rockhill và Iyer dịch là “selfishness” (ích kỷ, tự lo cho mình), bản Sparham dịch là “pride” (vui vì thấy mình hơn người). Nơi đây dùng chữ “ngã mạn”, phần nào mang cả hai nghĩa đó.

Nhiều bài kệ trong phẩm này nói về tham (kệ 6, 8, 10, 13, 20…), ở nhiều mức độ khác nhau. Bài kệ 19 là lời khuyến tấn bố thí cho người ly dục, chữ “dục” (lust) là nói niềm vui thân xác. Chữ tham (muốn cái mình chưa có) sẽ là bình thường, nếu chỉ để tự vệ, trong tiếng Việt là muốn, thí dụ, khát nước sẽ cần uống nước; nhưng nếu khởi tâm tham muốn nước cam, thì lúc đó là có tham ái, tham luyến. Trong ba bản tiếng Anh cũng mơ hồ, với các chữ “passion, desire, craving” cũng có nghĩa gần nhau, nhưng cả ba đều mang nghĩa dính mắc, ưa thích, ái luyến.

Bài kệ 21 được Sparham ghi chú là 6 thức (qua mắt, tai…) là chủ của tâm, khi gió (tham) rung lá, thì tất cả cành cây sẽ rung chuyển.

 

 

 

1 Muốn làm điều gì, hãy xét kỹ đã: “Ước gì mình chỉ đã làm điều này rồi” vì chớ để quá trễ mới làm.

 

2 “Tôi nên thấy thực tánh của tham [trong việc muốn làm] và nó chuyển thành phiền não,”   hãy xét kỹ điều mình làm, trong khi tinh tấn hoàn thiện.

 

3 (238) Hãy tự làm hòn đảo, Tinh cần gấp sáng suốt. Trừ cấu uế, thanh tịnh, Chẳng trở lại sanh già.

 

4 (316, 317). Không đáng hổ, lại hổ. Việc đáng hổ, lại không. Do chấp nhận tà kiến, Chúng sanh đi ác thú.

Không đáng sợ, lại sợ, Đáng sợ, lại thấy không, Do chấp nhận tà kiến. Chúng sanh đi ác thú.

 

5 (172) Ai trước đó đã sống buông lung, rồi sau mới sống cẩn trọng, như trăng rời mây, chói sáng rực thế giới.

 

6 Ai trước đó đã sống buông lung, rồi sau mới sống cẩn trọng, sẽ nhờ quán niệm, xả bỏ tham thế giới này.

 

7 (382) Tỷ kheo tuy tuổi nhỏ, siêng tu giáo pháp Phật, soi sáng thế gian này, như trăng thoát khỏi mây.

 

8 Tỷ kheo tuy tuổi nhỏ, siêng tu giáo pháp Phật, sẽ nhờ quán niệm, bỏ tham luyến thế giới này.

 

9 (173) Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, chư trăng thoát mây che.

 

10 Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, sẽ nhờ quán niệm, xả bỏ tham thế giới này.

 

11 Không thích vui với đời, sẽ không khổ khi từ trần; tinh tấn được thánh quả, sẽ không khổ dù nơi biển khổ.

 

12 Không thích vui với đời, sẽ không khổ khi từ trần; tinh tấn được thánh quả, chói sáng cả dòng họ.

 

13 Tỳ khưu thiền quán về giới, lìa tội, rời nhà, sống vô gia cư, là việc thực phải làm, sẽ được vui lớn, ly tham.

 

14 Người giữ tâm ý luôn luôn trong sạch, biết thú tội, tất cả việc đều giữ đạo thanh tịnh, sẽ tới toàn thiện.

 

15 (356) Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.

 

16 (357) Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.

 

17 (358) Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.

 

18 Cỏ làm hại ruộng vườn, ngã mạn làm hại người đời. Bố thí người không ngã mạn, do vậy được quả lớn.

 

19 (359) Cỏ làm hại ruộng vườn, dục làm hại người đời. Bố thí người ly dục, do vậy được quả lớn.

 

20 Cỏ làm hại ruộng vườn, tham ái làm hại người đời. Bố thí người ly tham ái, do vậy được quả lớn.

 

21 Nhóm 6 tâm này là chủ, là vua. Nếu [thức] dính mắc tham, sẽ dính mắc toàn bộ tham; nếu [thức] ly tham, sẽ không còn tham. Người tham ái bị gọi là kẻ ngu.

 

22 (150) Thành [thân] này làm bằng xương, quét tô bằng thịt, máu, tham, sân, si, mạn gom chung vào.

 

23 Sẽ bị trói buộc nếu không thấy cội nguồn từ đó sinh khởi toàn bộ sầu khổ; người nhận ra sẽ rời các dòng sông (tội lỗi) và bước qua bờ kia, nơi xa lìa tham ái.

 

 

Hết Phẩm 16, về Tạp

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/02/2015(Xem: 17225)
18/10/2010(Xem: 49179)
07/05/2018(Xem: 9101)
07/09/2011(Xem: 58910)
10/05/2010(Xem: 310498)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.