Thư Viện Hoa Sen

Kinh Pháp Cú Tây Tạng

12/03/20233:39 CH(Xem: 23917)
Kinh Pháp Cú Tây Tạng

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn
 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation


cover-book__Kinh-phap-cu-tay-tang_PTH2

Kinh Pháp Cú Tây Tạng
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn
Nguyên Giác dịch và ghi nhận,
theo 3 bản sách giấy:
 -- Udanavarga: A Collection of Verses from the Buddhist Canon (1883). Dịch giả: William Woodville Rockhill (1854-1914).
-- The Tibetan Dhammapada (ấn bản 1983).
Dịch giả: Gareth Sparham.
-- The Dhammapada with the Udananvarga (1986).
Dịch Giả: Raghavan Iyer (1930-1995). 

 

LỜI TỰA
CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐỜI 14
VIẾT CHO SÁCH
THE TIBETAN DHAMMAPADA
TRONG BẢN ANH DỊCH CỦA GARETH SPARHAM.

 _______________________________________

dalai lamaPháp tu để an tâmtăng thượng tâm do Đức Phật dạy từ hơn 2500 năm qua là một trong những phương pháp thành công để đạt được nội tâm an bình. Đó là một kho báu vô giá của nhân loại. Hiện nay, nhiều người mới bắt đầu tìm thấy trong lời Đức Phật dạy một giải thích về hoàn cảnh con người phù hợp với nhận thức riêng của họ về thực tại. Từ đó họ bắt đầu nương tựa vào Phật pháp để có nội tâm bình an mà họ muốn. Đã thấy rõ với họ rằng các thành đạt bên ngoài không mang tới hạnh phúc lâu dài, và rằng chính tham, sân và si trong tâm họ đang đứng ngăn cách giữa họ với hạnh phúc họ tìm kiếm – từ đó tăng thêm trong tâm họ sự tôn kính đối với sự thích nghi và chiều sâu của Phật pháp.

Tuyển tập Udanavarga mới dịch nơi đây nguyên nằm trong 108 nhóm Kinh Phật được dịch sang tiếng Tây Tạng, gọi là Ched.du.brjod.pai.ts’oms. Các bài kệ này được người Tây Tạng biết tới qua vẻ đẹp của chất thơ và tính phổ quát của lời dạy. Bất kỳ Phật tử nào cũng thấy lời dạy trong sách này gắn liền với họ. Vô thường, những khổ đau của luân hồi, nỗi nguy hại của bất thiện tâm, và pháp hànhpháp tăng thượng tâm với giới, định và huệ là lời dạy chung cho tất cả các tông phái Phật giáo.

Tôi hy vọng rằng trong tương lai, tất cả những ai ước muốn, đều có thể đọc được lời Đức Phật dạy trong ngôn ngữ riêng của họ, và tự họ sẽ nhận ra bình anhạnh phúc mà họ tìm kiếm.


Ngày 15 tháng 5/1982
dalai lama signature








Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14



cover-book__Kinh-phap-cu-tay-tang_PTH2 (1)


Mong muốn pháp được lưu truyền rộng rãi, dịch giả và nhà xuất bản không giữ bản quyền sách. Giá bán khi độc giả đặt mua là giá thành tối thiểu của Amazon nhằm trang trải chi phí in ấn cho một quyển theo hình thức POD (Print on Demand).

Quý độc gỉa có thể tiếp cận được sách qua ba nguồn sau: (1) Đọc online, cột bên tay phải bên trên, (2) Download phiên bản PDF về máy nhà và (3) Đặt mua sách trên mạng Amazon:   https://www.amazon.com/dp/1077971230 hay: https://amzn.com/1077971230


pdf_download_2

Kinh Pháp Cú Tây Tạng Final v1- 6 x 9



Tạo bài viết
25/02/2015(Xem: 10045)
25/02/2015(Xem: 18283)
18/10/2010(Xem: 50107)
07/05/2018(Xem: 9817)
07/09/2011(Xem: 59986)
10/05/2010(Xem: 328229)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: