Lăng Già Đại Thừa Kinh

29/05/20203:10 CH(Xem: 14110)
Lăng Già Đại Thừa Kinh
LĂNG GIÀ ĐẠI THỪA KINH 
Bản dịch đầu tiên từ nguyên bản Sanskrit
D. T. Suzuki | Thích Chơn Thiện & Trần Tuấn Mẫn dịch Việt
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1998
Thư Viện Huệ Quang chụp lại thành dạng PDF

LĂNG GIÀ ĐẠI THỪA KINHChủ yếu của kinh Lăng già là bàn về chân lý Tự chứng tự nội hay Tự chứng thánh trí mà được Như lai thể chứng, mang tư tưởng nhất quántư tưởng “Như lai tàng và Alaida thức” mà Alaida một mặt đồng nhất với Như lai tàng. Tuy nhiên, trong sự đồng nhất ở đây cũng có tính dị biệt, cho nên tất cả pháp đều từ Alaida mà lưu xuất.

Giáo lý chủ yếu của kinh là: năm pháp, tám thức và hai vô ngã, bao gồm cả giáo lý Đại thừaThiền học Phật giáo nói chung. Riêng kinh Lăng già chú trọng đến vấn đề Duy thức, Vô ngãlý thuyết nổi bậc nhất là Duy tâm. Mục đích tối hậu của Lăng già là đưa con người đến giác ngộ giải thoát thành Phật, tức là chuyển con người từ mê đến giác, từ vọng đến chơn, hay nói đúng hơn là chuyển chúng sanh tánh thành Phật tánh, mà đúng theo Duy thứcchuyển Thức thành Trí. Cũng như sự tự chứng tự nội, làm sao để đến với trí Viên thành thật, tức là phải quay vào tâm thức của mình, nhập vào Như lai tạng, tự chứng cái chân lý Duy tâm trong tự nội thâm sâu nhất của mình. Do đó muốn đạt được trạng thái tự chứng tự nội cần phải bàn về hệ thống Duy thức, hệ thống Duy tâmvấn đề tự chứng tự nội để đạt đến thánh trí.

Lăng Già chủ trương tu tập giáo lý Duy tâm đưa đến tự chứng tự nội. Trên lộ trình đi đến giác ngộ giải thoát, chúng ta tu như thế nào đi nữa cũng không rời bỏ cái tâm này, nó chính là A lại da hay Như Lai tàng. Khi muốn trở về quê xưa của mình phải bằng sự tu chứng bên trong nội tâm tức chuyển chủng tử A lại da ô nhiễm thành thanh tịnh hoàn toàn. Đó là cái thấy biết chân lý trực giác nội tại. Nguyên lý tối hậu của cái thấy biết này không phụ thuộc vào bất cứ điều gì được lập luận bằng luận lí.

Chuyển thức thành trí theo Lăng Già còn gọi là đốn ngộ, là chứng nhập trong chân lí của nhân sinh. Ngộ không phải là một trạng thái yên tĩnh, không phải là một sự thanh thản mà là một kinh nghiệm nội tâm không có dấu vết của thức. Điều rốt ráo cùng tột của người tu hành không phải là quảng học đa văn mà chính thành tựu được an lạc giải thoátnội tâmLăng Già gọi là sự Tự chứng thánh trí, thiền tông gọi là kiến tánh. Sự Tự chứng tự nội là kết quả rốt ráo của quá trình tu tậpLăng Già luôn hướng hành giả tu tập phải đạt đến. Sự chứng ngộ của Đức Phậtchúng sanh là sự chuyển mê khai ngộ, chuyển nhiễm thành tịnh, chuyển chúng sanh tánh thành Phật tánh.


pdf_download_2
LĂNG GIÀ ĐẠI THỪA KINH





.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2012(Xem: 102964)
20/05/2010(Xem: 55242)
06/09/2013(Xem: 15892)
14/05/2010(Xem: 61519)
10/10/2014(Xem: 43174)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.