Thư Viện Hoa Sen

Lăng Già Đại Thừa Kinh

29/05/20203:10 CH(Xem: 20325)
Lăng Già Đại Thừa Kinh
LĂNG GIÀ ĐẠI THỪA KINH 
Bản dịch đầu tiên từ nguyên bản Sanskrit
D. T. Suzuki | Thích Chơn Thiện & Trần Tuấn Mẫn dịch Việt
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1998
Thư Viện Huệ Quang chụp lại thành dạng PDF

LĂNG GIÀ ĐẠI THỪA KINHChủ yếu của kinh Lăng già là bàn về chân lý Tự chứng tự nội hay Tự chứng thánh trí mà được Như lai thể chứng, mang tư tưởng nhất quántư tưởng “Như lai tàng và Alaida thức” mà Alaida một mặt đồng nhất với Như lai tàng. Tuy nhiên, trong sự đồng nhất ở đây cũng có tính dị biệt, cho nên tất cả pháp đều từ Alaida mà lưu xuất.

Giáo lý chủ yếu của kinh là: năm pháp, tám thức và hai vô ngã, bao gồm cả giáo lý Đại thừaThiền học Phật giáo nói chung. Riêng kinh Lăng già chú trọng đến vấn đề Duy thức, Vô ngãlý thuyết nổi bậc nhất là Duy tâm. Mục đích tối hậu của Lăng già là đưa con người đến giác ngộ giải thoát thành Phật, tức là chuyển con người từ mê đến giác, từ vọng đến chơn, hay nói đúng hơn là chuyển chúng sanh tánh thành Phật tánh, mà đúng theo Duy thứcchuyển Thức thành Trí. Cũng như sự tự chứng tự nội, làm sao để đến với trí Viên thành thật, tức là phải quay vào tâm thức của mình, nhập vào Như lai tạng, tự chứng cái chân lý Duy tâm trong tự nội thâm sâu nhất của mình. Do đó muốn đạt được trạng thái tự chứng tự nội cần phải bàn về hệ thống Duy thức, hệ thống Duy tâmvấn đề tự chứng tự nội để đạt đến thánh trí.
Lăng Già chủ trương tu tập giáo lý Duy tâm đưa đến tự chứng tự nội. Trên lộ trình đi đến giác ngộ giải thoát, chúng ta tu như thế nào đi nữa cũng không rời bỏ cái tâm này, nó chính là A lại da hay Như Lai tàng. Khi muốn trở về quê xưa của mình phải bằng sự tu chứng bên trong nội tâm tức chuyển chủng tử A lại da ô nhiễm thành thanh tịnh hoàn toàn. Đó là cái thấy biết chân lý trực giác nội tại. Nguyên lý tối hậu của cái thấy biết này không phụ thuộc vào bất cứ điều gì được lập luận bằng luận lí.

Chuyển thức thành trí theo Lăng Già còn gọi là đốn ngộ, là chứng nhập trong chân lí của nhân sinh. Ngộ không phải là một trạng thái yên tĩnh, không phải là một sự thanh thản mà là một kinh nghiệm nội tâm không có dấu vết của thức. Điều rốt ráo cùng tột của người tu hành không phải là quảng học đa văn mà chính thành tựu được an lạc giải thoátnội tâmLăng Già gọi là sự Tự chứng thánh trí, thiền tông gọi là kiến tánh. Sự Tự chứng tự nội là kết quả rốt ráo của quá trình tu tậpLăng Già luôn hướng hành giả tu tập phải đạt đến. Sự chứng ngộ của Đức Phậtchúng sanh là sự chuyển mê khai ngộ, chuyển nhiễm thành tịnh, chuyển chúng sanh tánh thành Phật tánh.


pdf_download_2
LĂNG GIÀ ĐẠI THỪA KINH





.



Tạo bài viết
06/09/2013(Xem: 17481)
14/05/2010(Xem: 64818)
10/10/2014(Xem: 48354)
01/08/2014(Xem: 30817)
05/08/2010(Xem: 100003)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).