Tiểu Dẫn: Lịch Sử Truyền Dịch

20/05/201012:00 SA(Xem: 10289)
Tiểu Dẫn: Lịch Sử Truyền Dịch

THẮNG MAN GIẢNG LUẬN
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
Tuệ Sỹ dịch và giảng

 

PHẦN HAI
PHIÊN DỊCH KINH VĂN

勝 鬘 師 子 吼 一 乘 大 方 便 方 廣 經
THẮNG MAN SƯ TỬ HỐNG NHẤT THỪA ĐẠI PHƯƠNG TIỆN 
PHƯƠNG QUẢNG KINH
ŚRĪMĀLĀ-SIṂHANĀDA-SŪTRA
宋 中 印 度 三 藏 求 那 跋 陀 羅 譯
TỐNG TRUNG ẤN ĐỘ TAM TẠNG CẦU-NA-BẠT-ĐÀ-LA Hán dịch
TUỆ SỸ Việt dịch & Chú thích

TIỂU DẪN:
LỊCH SỬ TRUYỀN DỊCH

Bản Hán dịch đầu tiên của kinh này, theo Minh Không 明空,[271] là bản dịch của Tam tạng pháp sư Đàm-ma 曇摩, dưới triều An đế nhà Tấn (397-418 s.tl.), với nhan đề: Thắng Man sư tử hống nhất thừa phương tiện kinh 勝鬘師子吼一乘方便經. Hiện nay chúng ta không thấy vết tích gì của bản dịch xưa nhất này.

Bản dịch kế đó, được lưu truyền rộng rãi nhất, là của Cầu-na-bạt-đà-la 求那跋陀羅 (Gunabhadra), trong khoảng niên hiệu Nguyên gia (424-453 s.tl.), triều Lưu Tống. Căn cứ trên bản dịch này, chúng ta hiện có 4 bản chú giải

l. Thắng Man Bảo khốt 勝鬘寶窟[272] của Cát Tạng 吉藏. Sư là người chuyên học Trung luận 中論 và Bách luận 百論, khởi xướng Tam luận tông Trung hoa, phát triển tư tưởng tánh không của Long Thọ mà La-Thập và Tăng Triệu đã xiển dương từ trước.

2. Thắng Man nghĩa ký 勝鬘義記[273] của Tuệ Viễn 慧遠, đời Tùy. Bản chú giải này chỉ thấy còn có phần đầu, đến hết chương iii.

3. Thắng Man kinh Thuật ký 勝鬘經述記[274] của Khuy Cơ 窺基, đời Đường. Sư là một cao đồ của Huyền Tráng, cực lực xiển dương tông chỉ Duy thức của Vô TrướcThế Thân.

4. Thắng Man kinh nghĩa sớ 勝鬘經義疏[275] của Thánh Đức Thái tử 聖德太子[276] Nhật bản. Sau khi chú giải xong kinh này, Suy Cổ Thiên hoàng (Nữ hoàng) và các cung nữ phát nguyện thọ mười đại thọ như được Thắng Man phu nhân nói ở trong kinh. 

6. Thắng Man kinh sớ nghĩa tư sao 勝鬘經義疏私鈔.[277] Niên hiệu Đại lịch thứ 7 (772), đời Đường, bản chú giải của Thánh Đức Thái tử được truyền vào Trung quốcMinh Không dựa theo đó viết sớ nghĩa.

Các bản sớ giải dưới đây được phát kiến ở Đôn hoàng[278] 

7. Thắng Man nghĩa ký 勝鬘義記,[279] thiếu phần đầu. Giải thích từ câu «nhất thiết pháp thường trụ» trong bài kệ tán Phật của Thắng Man phu nhân. Ở cuối sách có thự danh là Tuệ Chưởng Uẩn.

8. Thắng Man kinh sớ 勝鬘經疏,[280] thiếu phần đầu. Giải thích từ nhóm từ «tâm đắc vô nghi» trong lời đối thoại của vua Ba-tặc-nặc với vương phi Mạt-lị. Cuối sách có ghi: Chiếu Giang sư sớ.

9. Hiệp chú Thắng Man kinh 挾注勝鬘經,[281] thiếu phần đầu. Giải thích từ đoạn Phật bảo Thắng Man phu nhân nói về Nhiếp thọ Chánh pháp. Không rõ tác giả

Hai bản sớ giải sau đây được ấn hành trong Đại Nhật bản Phật giáo toàn thư.

10. Thắng Man kinh sớ tường huyền ký 勝鬘經疏詳玄記, 18 quyển, Ngưng Nhiên. Bản chú giải này dựa trên Nghĩa sớ của Thánh Đức Thái tử.

11. Thắng Man kinh hiển tông sao 勝鬘經顯宗鈔, 3 quyển, Phổ Tịch.

Các bản liệt kê dưới đây coi như thất truyền: 

12. Thắng Man kinh sớ 勝鬘經疏, 2 quyển, Nguyên Hiểu 元曉 soạn.

13. Thắng Man kinh sớ 勝鬘經疏, 2 quyển Tuần Luân 循倫.

14. Thắng Man kinh chú 勝鬘經注, 1 quyển, Tăng Phức 僧馥.

15. Thắng Man kinh sớ 勝鬘經疏, 1 quyển, Tĩnh Mại 靖邁.

16. Thắng Man kinh nghĩa ký 勝鬘經義記, 1 quyển, Phan 攀 (?).

Cuối cùng, cho đến đời Đường, triều Vũ hậu, vào niên hiệu Thần long thứ 2 (707), Bồ-đề-lưu-chí 菩提流志 dịch một phần lớn các kinh thuộc bộ Đại bảo tích.[282] Bộ này gồm 49 hội, l20 quyển. Thắng Man thuộc hội 48, được gọi là «Thắng Man phu nhân hội 勝鬘夫人會.» Toàn bản không phân chia chương mục như bản Tống của Cầu-na-bạt-đà-la. Văn nghĩa cũng có nhiều đoạn trái ngược với bản Tống.

Bản dịch Việt văn này chính yếu dựa trên bản Hán của Cầu-na-bạt-đà-la. Trong khi đối chiếu với bản dịch của Bồ-đề-lưu-chí, những điểm khác biệt giữa hai bản sẽ được ghi nhận ở phần chú thích của mỗi chương trong bản dịch Việt. 

 

[271] Thắng Man kinh sớ nghĩa tư sao 勝鬘經疏義私鈔, Tục tạng kinh (chữ Vạn), tập 30.

[272] Đại 34, No 1744.

[273] Tục tạng kinh (chữ Vạn), tập 30.

[274] Tục tạng kinh, nt.

[275] Đại 56, No 2185.

[276] Shōtoku Taishi, thời đại Asukaji; nhiếp chánh từ năm 593.

[277] Đại 85, No 2761.

[278] In bổ khuyết vào ấn bản Đại chánh, tập 85, «Cổ dật bộ.»

[279] Đại 85, No 2761.

[280] Đại 85, No 2762.

[281] Đại 85, No 2763.

[282] Đại bảo tích kinh (Mahāratnakūṭa-sūtra), 120 quyển, Bồ-đề-lưu-chi dịch. Đại 11 No 310.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/09/2013(Xem: 28471)
19/05/2010(Xem: 44944)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.