Phần Một Nguyên Bản Và Dịch Bản

23/05/201012:00 SA(Xem: 8981)
Phần Một Nguyên Bản Và Dịch Bản

KINH TRÁI TIM TUỆ GIÁC VÔ THƯỢNG
(PRAJÑĀPĀRAMITĀSŪTRA-HRDAYA-SÙTRA) 
Khải Thiên Dịch và chú giải (bản mới – 2007


PHẦN MỘT 
NGUYÊN BẢN VÀ DỊCH BẢN

Phần Một
I. Tâm Kinh nguyên Bản tiếng Phạn

prajñāpāramitāhṛdayasūtram
[saṃkṣiptamātṛkā]

// namaḥ sarvajñāya //

āryāvalokiteśvarabodhisattvo gambhīrāṃ prajñāpāramitācaryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma / pañca skandhāḥ, tāṃśca svabhāvaśūnyān paśyati sma //

iha śāriputra rūpaṃ śūnyatā, śūnyataiva rūpam / rūpān na pṛthak śūnyatā, śūnyatāyā na pṛthag rūpam / yad rūpaṃ sā śūnyatā, yā śūnyatā tad rūpam //

evam eva vedanāsaṃjñāsaṃskāravijñānāni //

iha śāriputra sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā anutpannā aniruddhā amalā na vimalā nonā na paripūrṇāḥ / tasmāc chāriputra śūnyatāyāṃ na rūpam, na vedanā, na saṁjñā, na saṃskārāḥ, na vijñānāni / na cakṣuḥśrotraghrāṇajihvākāyamanāṃsi, na rūpaśabdagandharasaspraṣṭavyadharmāḥ / na cakṣurdhātur yāvan na manodhātuḥ //na vidyā nāvidyā na vidyākṣayo nāvidyākṣayo yāvan na jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo na duḥkhasamudayanirodhamārgā na jñānaṃ na prāptir nābhisamayas tasmād aprāptitvāt//

boddhisattvasyaprajñāpāramitām āśritya viharato’ cittāvaraṇaḥ/ cittāvaraṇanāstitvād atrasto viparyāsātikrānto niṣṭhanirvāṇaḥ / tryadhvavyavasthitāḥ sarvabuddhāḥ prajñāpāramitām āśritya anuttarāṃ samyaksaṃbodhim abhisaṃbuddhāḥ

tasmāj jñātavyaḥ prajñāpāramitā mahāmantro mahāvidyāmantro ‘nuttaramantro ‘samasamamantraḥ

sarvaduḥkhapraśamanaḥ satyam amithyatvāt/ prajñāpāramitāyām ukto mantraḥ / tadyathā gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā //

iti prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ samāptam

II. Tâm Kinh- Bản Hán dịch của Huyền Trang 

般若 波羅蜜多心經

(Taishō No 251)

唐三藏法師玄奘譯

觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆空。度一切苦厄。舍利子。色不異空。空不異色。色即是空。空即是色。受想行識亦復如是。 舍利子。是諸法空相。不生不滅。不垢不淨不增不減。是故空中。無色。無受想行識。無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界。乃至無意識界。無無明。亦無無 明盡。乃至無老死。亦無老死盡。無苦集滅道。無智亦無得。以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅 槃。三世諸佛。依般若波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。故知般若波羅蜜多。是大神咒。是大明咒是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛故。說般若波 羅蜜多咒即說咒曰 
揭 帝揭帝 般羅揭帝 般羅僧揭帝菩提僧莎訶。


III. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Ngữ âm Hán -Việt)

1. Quán tự tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách

2. Xá Lợi tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị

3. Xá Lợi tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm

4. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc, vô vô minh tận; nãi chílão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc. 

5. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng; cứu cánh Niết bàn

6. Tam thế chư Phật y Bát nhã Ba la mật đa cố đắc A nậu Đa la tam miệu tam Bồ đề

7. Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề, tát bà ha.”

IV. Tâm Kinh Bản Anh Ngữ

Prajñāpāramitā hrdaya Sūtra 

1. The Bodhisattva Avalokitésvara, while engaged in the practice of profound Prajñāpāramitā, perceived that the five aggregates were empty of “self-existence”; thus, he overcame all sufferings and troubles. 

2. O Sāriputra, Form does not differ from Emptiness, and Emptiness does not differ from Form; Form is Emptiness, and Emptiness is Form. The same can be said of feelings, conceptions, actions, and consciousnesses. 

3. O Sāriputra, the characteristics of the Emptiness of all dharmas are that they are not arising, not ceasing, not defiled, not immaculate, not increasing, and not decreasing. 

4. For these reasons, in Emptiness there are no forms, no feelings, no conceptions, no actions, no consciousnesses: no eyes, ears, tongue, body, or mind; no form, sound, odor, taste, touch or mind-object; no eye elements until we come to no elements of consciousnesses; no ignorance and no extinction of ignorance; no old age and death, and no extinction of old age and death; no truth of sufferings, and no truth of the causes of sufferings, of the cessation of sufferings, or of the path. There is no knowledge and no attainment whatsoever. 

5. By reason of non-attainment, the Bodhisattva dwelling in Prajñāpāramitā has no obstacles in his mind. Because there are no obstacles in his mind, he has no fear and, going far beyond all perverted views, confusions, and imaginations, reaches the ultimate Nirvāna. 

6. All the Buddhas of the past, present, and future, by relying on the Prajñāpāramitā, attain the Supreme Enlightenment. 

7. Therefore, one should know that the Prajñāpāramitā is the great incantation, the incantation of great wisdom, the unexcelled incantation, and the equal of the unequalled incantation that is capable of allaying all sufferings, true because it is devoid of falsehood. This is the incantation proclaimed in the Prajñāpāramitā. The incantation is proclaimed as follows: “Gate, gate; pāragate, parasamgate, Bodhi, svāhā!”

 (Dựa theo bản dịch của D.T. Suzuki, Garma Chang và E. Conze

V. Tâm Kinh (bản dịch tiếng Việt)
Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng 

A- Khi tiến sâu (1) vào nguồn mạch của Tuệ giác Vô thượng (2), Người Tỉnh Thức Bình Yên (3) soi sáng như thật rằng tự tính của năm hợp thể (4) đều là Không (5), liền thoát ly mọi khổ ách

B- Này người con dòng Sari (6), hình thể chẳng khác chân không (7), chân không chẳng khác hình thể; hình thể là chân không, chân không là hình thể; cảm xúc (8), niệm lự (9), tư duy (10) và ý thức (11) đều là như vậy. 

C- Này người con dòng Sari, tất cả hiện hữu được biểu thị là Không; nó không sanh, không diệt; không nhơ, không sạch; không tăng, không giảm. 

D- Vì thế, này người con dòng Sari, trong Không không có hình thể, không có cảm xúc, không có niệm lự, không có tư duy, không có ý thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý ; không có hình thể, âm thanh, hương thơm, mùi vị, xúc chạm (12) và hiện hữu (13). Không có đối tượng của mắt, cho đến không có đối tượng của ý thức; không có minh, không có vô minh; không có sự chấm dứt của minh, cũng không có sự chấm dứt của vô minh; cho đến không có tuổi già và sự chết, cũng không có sự chấm dứt tuổi già và sự chết; không có khổ đau, không có nguyên nhân của khổ đau, không có sự chấm dứt khổ đau, và không có con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau (15); không có trí giác (16) cũng không có sự thành tựu trí giác. 

E- Người Tỉnh Thức Bình Yên, do không sở đắc nên sống an lành trong Tuệ giác Vô thượngthoát ly tất cả chướng ngại. Và rằng, vì không có những chướng ngại trong tâm nên không có sợ hãi và xa rời những cuồng si mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn

F- Tất cả chư Phật trong ba đời (17) đều nương vào Tuệ giác Vô thượngthành tựu (18) chánh giác

G- Vì thế, nên biết rằng Tuệ giác Vô thượng là sức thần (19) kỳ vĩ, là sức thần của trí tuệ vĩ đại, là sức thần cao tuyệt, là sức thần tối hậu, vô song; có thể trừ diệt tất cả khổ đau. Sức thần thoắt sinh từ Tuệ giác Vô thượng này là sự thật, là chân lý. Sức thần có năng lực tối thượng đó được tuyên nói trong kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng rằng: 

“Đi qua, đi qua, 
Đi qua bờ bên kia
Đã đi qua đến bờ bên kia, Svāhā!” 

Chú thích đặc biệt của bản dịch tiếng Việt:

(1) Cụm từ “tiến sâu” trong bản dịch này mang ý nghĩa: sự “thể nhập” hay “thể nghiệm” của dòng tâm thức trong “thiền quán”. Trạng thái của dòng tâm thức này dĩ nhiên được vận hành trên căn bản của tâm thức an định

(2) “Nguồn mạch của Tuệ giác Vô thượng” được dịch từ cụm từ “thâm Bát nhã-profound Prajñāparamitā”; ở đây, “trí tuệ bên kia bờ” hay “trí tuệ đáo bỉ ngạn” — trí tuệ (prajñā), bên kia bờ (pāramitā) có thể được hiểu là “tuệ giác vô thượng”. Vì lẽ, chỉ có hàng đại Bồ tát từ Bát Địa (trong Thập địa) trở lên mới phát huy trí tuệ đặc biệt này. Từ “nguồn mạch” được thêm vào trong bản tiếng Việt để nhấn mạnh yếu tố “thẳm sâu” của tuệ giác, một loại tuệ giác đầu nguồn mang tính cách uyên nguyên và vô phân biệt.

(3) “Người Tỉnh Thức Bình Yên” trong nguyên văn của bản kinhBồ Tát Avalokitésvara (Bodhisattva Avalokitésvara). Ở đây, Avalokitésvara được dịch theo hai cách: Quán Thế ÂmQuán Tự Tại. Trong bản dịch chữ Hán của Ngài Huyền Trang, danh từ này được dịch là Quán Tự Tại. Từ kép Sanskrit này được kết hợp bởi: Avalokita có nghĩa là quán, chiếu kiến, hay nhìn khắp nơi; và isvara có nghĩa là chúa tể, hay bậc siêu nhânquyền năng hành xử một cách tự do. Vấn đề này cũng được bàn đến trong Bát Nhã Tâm Kinh Tán của Viên Trắc (Wonch’uk). Trong bản tiếng Việt, danh từ này được dịch là “Người Tỉnh Thức Bình Yên” nhằm mô tả trạng thái “an tịnh” trong tâm thức của Bồ Tát, người đang trú trong thiền định và kiến chiếu đương thể (năm hợp thể) tức không.

(4) “Năm hợp thể” là năm uẩn (skandhas).

(5) “Không” tức là Śūnyatā.

(6) Mẹ của Sāriputra là người rất thông minh nên có hiệu là Sari. Trung Hoa dịch chữ Sariputra là Xá Lợi Tử, hay Xá Lợi Phất nghĩa là, đứa con dòng Xá Lợi (Sari). Do đó, ở đây dịch là: Người con dòng Sari, lối dịch này đã được sử dụng trong bản dịch “Kinh Ruột Tuệ Giác Siêu Việt” của Thi Vũ, do Trí Quang giới thiệu, xuất bản năm 1973, tại Paris

(7) “Hình thể và chân không” là hai từ biểu thị cho sắc và không. Cả hai từ này đều mang tính cách giả định. Ví dụ: khi nói đến sắc tức là nói đến một hình thể, một vật hữu hình, một vật chất…mà nó đối nghịch lại với không: như chân không, không hình thù, không hiện hữu hay không thực có. Dĩ nhiên, không trong đối lập với sắc ở đây được hiểu là giả định; nhưng Không trong tinh yếu của Bát Nhã là Śūnyatā, nó vượt lên trên mọi phân biệt, đối lập giữa sắc và không.

(8) “Cảm xúc” tức là Thọ uẩn (vedanayā).

(9) “Niệm lự” là một cách diễn dịch về Tưởng uẩn (samjñā: những niệm lự hay các ấn tượng của tri giác).

(10) “Tư duy” tức là Hành uẩn (samskāra-mental formations). Tư duyyếu tố căn bản trong đời sống tâm thức, nó nổi bật trong mọi sự tạo tác và tựu thành của nghiệp (karmic formations).

(11) “Ý thức” (vijñāna) là Thức uẩn, bao gồm cả ba yếu tố: cảm xúc (thọ), niệm lự (tưởng), và tư duy (hành). 

(12) “Xúc” (sparśa) trong (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Xúc là tiếp xúc, giao thoa giữa các căn và trần.

(13) Hiện hữu được dùng đồng nghĩa với pháp (dharma). 

(14) Vô minh (avidyayā), nguồn gốc của sự khổ đau. 

(15) Tứ đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế). 

(16) Trí giác dịch từ "Vô trí diệc vô đắc". 

(17) Ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai

(18) Thành tựu ở đây có nghĩa là đã giải thoát khỏi thế giới sinh tử của nhị nguyên

(19) “Sức thần” tức là năng lực phi thường được sinh khởi linh ngữ hay thần chú (mantra). 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/06/2010(Xem: 58359)
09/06/2010(Xem: 32846)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.