Phẩm khuyến phát của Bồ Tát Phổ Hiền Thứ hai mươi tám
Phổ Hiền tiếng phạn là ‘’Tam mạn đa bạt đà la’’. Tam mạn dịch
là Phổ, bạt đà la dịch là Hiền, do đó :
‘’Thể tính khắp cùng là phổ,
Tùy duyên thành đức là hiền.’’
Lại dịch là Biến Cát, biến (khắp) tức là phổ, cát tức là hiền. Tuy danh từ khác
nhau, nhưng ý nghĩa như nhau. Địa vị của Bồ Tát Phổ Hiền chỉ khác Phật chút
chút. Giống như trăng ngày mười bốn so với trăng rằm, chỉ sai một chút về tròn
sáng.
Bồ Tát Phổ Hiền là một trong bốn đại Bồ Tát, địa vị rất
cao. Ngài ủng hộ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói pháp, ở trong hội
Trong hội Pháp Hoa, Bồ Tát Phổ Hiền hướng về đại chúng pháp hội nói sau cùng, khuyên đại chúng phát bồ đề tâm, thọ trì Kinh Pháp Hoa, đọc tụng Kinh Pháp Hoa, giải nói Kinh Pháp Hoa, biên chép Kinh Pháp Hoa. Tóm lại, khiến cho đại chúng cúng dường, lễ bái, khen ngợi, ấn tụng, truyền bá Kinh Pháp Hoa, thì chắc chắn có công đức không thể nghĩ bàn.
Bồ Tát Phổ Hiền tu hành tinh tấn nhất, chẳng những nguyện
lớn mà hạnh cũng lớn. Đem thân phận và địa vị của Ngài khuyên đại chúng phát
tâm ủng hộ Kinh Pháp Hoa, thì đại chúng chắc chắn sẽ tin lời của Ngài nói mà y
pháp tu hành. Phẩm này là phẩm cuối cùng của Kinh Pháp Hoa, cho nên là Phẩm
Khuyến Phát của Bồ Tát Phổ Hiền thứ hai mươi tám.
Đã giảng Kinh Pháp Hoa hết mười bốn tháng. Hôm nay (ngày 5 tháng 3 năm 1971) giảng
đến phẩm hai mươi tám gần hết.
Tiếp theo là giảng Kinh
‘’Chẳng đọc Kinh Hoa Nghiêm,
Chẳng biết Phật giàu sang thật.’’
Sự giàu sang của Phật, nằm hết ở trong Kinh
B
Khi nói Phẩm Khuyết Phát của Bồ Tát Phổ Hiền, thì Bồ Tát Phổ Hiền dùng sức thần
thông tự tại, có uy đức có danh văn. Ngài và các đại Bồ Tát số nhiều vô lượng
vô biên, từ phương đông đến pháp hội Linh Sơn, thế giới Ta Bà, Nam Diêm Phù Đề.
(Bồ Tát Phổ Hiền nương chân lý mà ở, nên chẳng có một cõi nước cố định). Tất cả
các cõi nước mà Ngài đi qua, thảy đều phát sinh chấn động, biểu thị sáu căn của
tất cả chúng sinh đều thanh tịnh.
Mưa xuống các hoa sen báu, vang lên vô lượng trăm ngàn vạn ức các thứ âm nhạc.
Bồ Tát Phổ Hiền và vô lượng các đại Bồ Tát đi ngang qua các cõi nước, chẳng những
có sáu thứ chấn động, mà hư không còn mưa xuống các hoa sen báu, ở trong hư
không còn vang lên vô lượng trăm ngàn vạn ức các thứ âm nhạc, rất là êm tai,
khiến cho người nghe hoặc thấy được, đều sinh tâm niệm Phật niệm Pháp niệm
Tăng.
Cùng với vô số các hàng trời, rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la,
Khẩn na la, Ma hầu la già, người và chẳng phải người, hết thảy đều vây quanh,
ai nấy đều hiện sức thần thông oai đức, đến núi Kỳ xà quật ở thế giới Ta Bà.
Bồ Tát Phổ Hiền cùng với các chúng trời, rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca
lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, người và chẳng phải người, hết thảy đại
chúng vây quanh, ai nấy đều hiện ra thần thông oai đức, đến núi Kỳ xà quật ở
thế giới Ta Bà.
Đến rồi, đại chúng đều đảnh lễ đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhiễu bên phải bảy
vòng, bèn bạch Phật rằng : ‘’Đức Thế Tôn ! Con ở cõi nước của đức Phật Bảo Oai
Đức Thượng Vương, xa nghe thế giới Ta Bà này nói Kinh Pháp Hoa, nên con và vô
lượng trăm ngàn vạn ức các chúng Bồ Tát cùng nhau đến nghe.
Bồ Tát Phổ Hiền đến pháp hội Linh Sön, cùng với đại chúng năm thể sát đãt, đảnh
lễ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và nhiễu bên phải Đức Phật bảy vòng. Biểu thị bảy
bồ đề phần. Sau đó, bạch với Phật rằng : ‘’Đức Thế Tôn ! Con ở trong cõi nước của
Đức Phật Bảo Oai Thượng Vương, xa nghe ở thế giới Ta Bà nói Kinh Pháp Hoa.
Chúng con vô lượng các đại chúng Bồ Tát, cùng nhau đến pháp hội Linh Sơn để
nghe Kinh Pháp Hoa.’’
Xin đức Thế Tôn, hãy vì đại chúng mà nói. Nếu có người thiện nam, người
thiện nữ, sau khi Như Lai diệt độ, làm sao có thể được Kinh Pháp Hoa này ?
Bồ Tát Phổ Hiền và vô lượng các Bồ Tát nói : ‘’Xin Đức Thế Tôn từ bi, hãy vì
chúng con đại chúng mà nói. Nếu như có người thiện nam người thiện nữ, sau khi
Như Lai diệt độ, thì họ làm thế nào có thể được Kinh Pháp Hoa này ? Làm sao
được thọ trì Kinh Pháp Hoa này ?
Đức Phật bảo Bồ Tát Phổ Hiền : Nếu người thiện nam, người thiện nữ, thành
tựu bốn pháp này, thì sau khi Như Lai diệt độ, sẽ được Kinh Pháp Hoa này.
Đức Phật Thích Ca nói với Bồ Tát Phổ Hiền : ‘’Phổ Hiền ! Nếu có người nam làm thiện,
người nữ làm thiện, họ thành tựu bốn pháp này, thì sau khi Như Lai diệt độ, tự
nhiên họ sẽ được Kinh Pháp Hoa này.’’
Một là được chư Phật hộ niệm. Hai là đã gieo trồng các gốc công đức. Ba là
vào chánh định tụ. Bốn là phát tâm cứu độ tất cả chúng sinh. Người thiện nam,
người thiện nữ, thành tựu bốn pháp như thế, thì sau khi Như Lai diệt độ, sẽ
được Kinh Pháp Hoa.
Bốn pháp này tức là :
1). Được chư Phật hộ niệm : Làm thế nào mới được chư Phật hộ niệm ? Tức là phải
thọ trì Kinh Pháp Hoa, và tu trì các thứ pháp lành, đây là thường.
2). Trồng các gốc công đức : Tức là gieo trồng các căn lành, tu các pháp lành,
đây là lạc.
3). Vào chánh định tụ : Tức là vào sâu trong chánh định tụ, đây là thật ngã.
4). Phát tâm cứu độ tất cả chúng sinh, đây là tịnh.
Nếu như người nam tu thiện, người nữ tu thiện, thành tựu được bốn pháp này, thì
sau khi Như Lai diệt độ, chắc chắn sẽ được Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Bốn pháp này, có thể nói là bốn an lạc hạnh, được chư Phật hộ niệm là thân an
lạc hạnh, trồng các gốc công đức là khẩu an lạc hạnh, vào chánh định tụ là ý an
lạc hạnh, phát tâm cứu độ tất cả chúng sinh là nguyện an lạc hạnh.
Lại có thể nói là được chư Phật hộ niệm, và vào chánh định
tụ, hai pháp này là mặc y Như Lai. Trồng các gốc công đức là ngồi tòa Như Lai.
Phát tâm cứu hộ tất cả chúng sinh là vào nhà Như Lai. Bốn pháp này là khai thị
ngộ nhập vào tri kiến của Phật. Được chư Phật hộ niệm là khai mở sự thấy của
Phật; gieo trồng các gốc công đức là mở bày tri kiến của Phật; vào chánh định
tụ là vào tri kiến của Phật; phát tâm cứu hộ tất cả chúng sinh là ngộ tri kiến
của Phật.
Bấy giờ, Bồ Tát Phổ Hiền bạch Phật rằng : Đức Thế Tôn ! Vào đời ác trược năm
trăm năm sau, như có người thọ trì kinh điển này, thì con sẽ bảo hộ người đó,
trừ diệt mọi tai nạn, khiến cho họ được an ổn, làm cho thiên ma ngoại đạo chẳng
được tiện lợi, xâm phạm người đó.
Lúc đó, Bồ Tát Phổ Hiền nói với Đức Phật Thích Ca rằng : ‘’Đức Thế Tôn ! Vào đời
ác năm trược năm trăm năm sau, như có ai thọ trì, đọc tụng giải nói, biên chép,
cúng dường, lễ bái, ủng hộ, ấn tống kinh, truyền bá Kinh Pháp Hoa, thì con (Bồ
Tát Phổ Hiền) phát nguyện bảo hộ người đó, diệt trừ tất cả tai nạn chẳng cát
tường của người đó, khiến cho họ được an ổn, làm cho thiên ma ngoại đạo, quỷ
thần chẳng tìm được cơ hội, chẳng tiện lợi xâm phạm người thọ trì Kinh Pháp
Hoa.’’
Sau khi Phật diệt độ, năm trăm năm đầu tiên là thời kỳ giải thoát kiên cố, ai
ai biết tu hành thì đều được giải thoát. Năm trăm năm kế tiếp, là thời kỳ thiền
định kiên cố, ai ai cũng tu tập thiền định. Năm trăm năm thứ ba là thời kỳ chùa
tháp kiên cố, ai ai cũng xây chùa tạo tháp làm công đức. Năm trăm năm thứ tư là
thời kỳ đa văn kiên cố, ai ai cũng nghiên cứu kinh nghĩa, nhưng chẳng chú trọng
tu hành. Năm trăm năm thứ năm là thời kỳ đấu tranh kiên cố, người vào thời đại mạt
pháp chỉ biết đấu tranh, chẳng biết tu hành. Tức là chỉ người vào thời kỳ hiện
tại này, bạn tranh tôi giành. Tại sao ? Là vì danh vì lợi.
Nếu ma, hoặc con trai của ma, hoặc con gái của ma, hoặc dân ma, hoặc có người
bị ma mê hoặc, hoặc dạ xoa, hoặc la sát, cưu bàn trà, tỳ xá xà, cát giá, phú
đơn na, vĩ đà la, hết thảy muốn não hại người, thì chẳng được tiện lợi.
Hoặc là Ma Vương, con trai của ma, con gái của ma, dân ma, người bị ma mê hoặc mất
đi tri giác, tinh thần hoảng hốt, ý chí chẳng tỉnh táo, miệng nói lảm nhảm, nói
những việc quái dị. Hoặc dạ xoa, la sát, cưu bàn trà (quỷ cái vò), tỳ xá xà
(quỷ ăn tinh), cát giá (quỷ ăn tử thi), phú đơn na (quỷ hôi thối), vĩ đà la
(quỷ yểm đảo), những loài quỷ này dùng chú để chi phối người, khiến cho người
đi xâm hủy người khác. Con sẽ khiến cho những thiên ma ác quỷ đó, chẳng được cơ
hội não hại người thọ trì Kinh Pháp Hoa.
Người đó, nếu đi hoặc đứng đọc tụng kinh này, thì lúc đó con sẽ cỡi voi chúa
trắng sáu ngà, cùng với chúng đại Bồ Tát, cùng đi đến chỗ người đó, mà tự hiện
thân, cúng dường bảo hộ an ủi tâm của người đó, và cũng vì cúng dường Kinh Pháp
Hoa.
Bồ Tát Phổ Hiền lại nói : ‘’Nếu người đó, đi hoặc đứng mà tụng Kinh Pháp Hoa,
thì lúc đó con sẽ cỡi voi chúa trắng sáu ngà (sáu ngà đại biểu cho sáu độ),
cùng với tất cả chúng đại Bồ Tát, cùng nhau đi đến chỗ người đó thọ trì Kinh
Pháp Hoa. Tự hiện thân để cúng dường chư Phật và bảo hộ người thọ trì Kinh Pháp
Hoa, dùng tâm khen ngợi an ủu họ, chủ yếu cũng là cúng dường Kinh Pháp Hoa.’’
Nếu người đó ngồi suy nghĩ về kinh này, thì lúc đó con cũng sẽ cỡi voi chúa trắng
hiện thân ở trước người đó. Nếu người đó ở nơi Kinh Pháp Hoa, có quên mất một câu,
một bài kệ, thì con sẽ chỉ dạy họ, hoặc cùng đọc tụng với họ, khiến cho họ
thông đạt.
‘’Nếu người đó, ngồi một lòng suy nghĩ về chỗ chẳng thấy thân thể của con, khiến
họ sinh tâm đại hoan hỉ, so với trước càng tinh tấn dụng công tu hành. Vì thấy
được thân con, nên liền đắc được tam muội (chánh định), lại đắc được đà la ni
(tổng trì), tên là toàn đà la ni.
Toàn đà la ni do một nghĩa mà minh bạch nhiều nghĩa, do nhiều nghĩa mà quy về
một nghĩa, do đó :
‘’Một làm vô lượng, vô lượng làm một’’.
Có trăm ngàn vạn ức đà la ni, đều thông đạt vô ngại. Lại có pháp âm phương tiện
đà la ni. Người thọ trì Kinh Pháp Hoa, hay đắc được những đà la ni như đã nói ở
trên‘’.
Đức Thế Tôn ! Nếu đời sau này, vào đời ác trược, năm trăm năm sau, có hàng
Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ nào, thọ trì, đọc tụng, biên chép,
muốn tu tập Kinh Pháp Hoa này, trong hai mươi mốt ngày, một lòng tinh tấn, mãn
hai mươi mốt ngày rồi, con sẽ cỡi voi trắng sáu ngà, cùng với vô lượng chúng Bồ
Tát mà tự vây quanh, dùng tất cả thân mà chúng sinh thích thấy, để hiện ra ở trước
người đó, mà vì họ nói pháp, khai thị giáo hóa, khiến cho họ được lợi ích, hoan
hỉ.
Bồ Tát Phổ Hiền lại gọi một tiếng : ‘’ Đức Thế Tôn ! Nếu như năm trăm năm sau, vào
đời ác năm trược, có hàng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ nào, thọ trì
Kinh Pháp Hoa, đọc tụng Kinh Pháp Hoa, hoặc biên chép Kinh Pháp Hoa. Muốn y
theo pháp trong Kinh Pháp Hoa mà tu tập, nội trong hai mươi mốt ngày, chuyên
tâm dũng mãnh tinh tấn, chẳng giải đãi, tu mãn hai mươi mốt ngày rồi, thì con
sẽ voi chúa trắng sáu ngà, cùng với vô lượng chúng Bồ Tát, tự vây quanh, dùng
tất cả thân mà chúng sinh ưa thấy, để hiện ra ở trước người đó, mà vì họ nói
pháp của Kinh Pháp Hoa, khai thị, giáo hóa họ, khiến cho họ được lợi ích, được
hoan hỉ.’’
Tại sao phải nói là hai mươi mốt ngày ? Vì thân thể của con
người, sau bảy ngày thì có tiểu biến hóa (tiểu quang minh). Sau mười bốn ngày
thì có trung biến hóa (trung quang minh). Sau hai mươi mốt ngày thì có đại biến
hóa (đại quang minh). Nếu trì chánh pháp thì đen tối (vô minh) sẽ biến thành
quang minh (trí huệ), do đó : ‘’Một ngọn đèn trừ diệt được ngàn năm đen tối,
một khi khai mở trí huệ thì tiêu diệt được vạn năm ngu si.’’ Vô minh tiêu diệt
rồi, thì trí huệ sẽ hiện tiền. Tu đạo tức là diệt vô minh hiển pháp tính.
Hôm nay kể chuyện về trì tụng, và biên chép Kinh Pháp Hoa.
Trước kia, có một vị pháp sư phát tâm biên chép Kinh Pháp Hoa. Một số người
biên chép kinh này, thì đa số đều dung mực để biên chép kinh, song vị pháp sư
đó dùng máu của chính mình để biên chép kinh. Vì kiền thành đến cực điểm, nên có
cảm ứng, do đó :
‘’Tin thành đến mức, vàng đá cũng tan.’’
Khi pháp sư đó biên xong Kinh Pháp Hoa rồi, thì đến ao nước rửa bút, cảnh giới bèn
hiện ra, nước trong ao sinh ra hoa sen. Cảnh giới này diệu không thể tả.
Lại có một vị pháp sư, mỗi ngày đều chí thành tụng Kinh Pháp Hoa, chưa bao giờ
gián đoạn. Một ngày nọ, trong chùa có một con bò (chỗ làm ruộng) đột nhiên
chết. Đêm đó vị pháp sư mộng thấy con bò nói rằng : ‘’Tôi là mẹ của ông, vì tôi
trong đời trước chẳng tin Tam Bảo, chẳng tin nhân quả, cho nên sau khi chết đi,
đọa vào đường súc sinh làm bò, cày ruộng cho chùa để chuộc tội. Bây giờ, ông kiền
thành đọc tụng Kinh Pháp Hoa, tôi đắc được lợi ích nên thoát khỏi thân bò, được
sinh làm người lân cận.’’ Do đó, có thể thấy, thọ trì Kinh Pháp Hoa có công đức
không thể nghĩ bàn.
Con cũng cho chú đà la ni, vì được chú đà la ni, nên chẳng có ai có thể phá hoại
được, cũng chẳng bị người nữ mê hoặc nhiễu loạn, con cũng thường bảo hộ người
đó.
Bồ Tát Phổ Hiền lại nói. ‘’Con cũng cho người thọ trì Kinh Pháp Hoa thần chú đà
la ni này. Vì đắc được đà la ni, nên chẳng bị ai có thể phá hoại được, cũng
chẳng bị người nữ mê hoặc nhiễu loạn. Người thế tục vốn rất thông minh, song
gặp người nữ đẹp thì sẽ hồ đồ, bị cảnh giới chuyển, do đó : ‘’Anh hùng khó qua
ải mỹ nhân.’’ Tôi (Bồ Tát Phổ Hiền) phát nguyện thường hộ trì vị pháp sư thọ
trì Kinh Pháp Hoa, hiện thân để vì họ nói thần chú đà la ni này.’’
Xin đức Thế Tôn nghe con nói chú đà la ni này, bèn ở trước đức Phật mà nói
chú rằng :
Bồ Tát Phổ Hiền nói : ‘’Xin Đức Thế Tôn từ bi cho phép con nói chú này.’’ Đây là
biểu thị tôn trọng, được đồng ý của Phật. Phật yên lặng hứa khả. ‘’Cung thỉnh
Đức Thế Tôn ! Nghe con nói chú đà la ni này, bèn ở trước Phật nói ra thần chú
dưới đây.
A đàn địa, đàn đà bà địa, đàn đà bà đế, đàn đà cưu xá lệ, đàn đà tu đà lệ, tu
đà lệ, tu đà la bà để, Phật đà ba thiên nỉ, tát bà đà la ni, a bà đa ni, tát bà
bà sa a bà đa ni, tu a bà đa ni, tăng già bà lý xoa ni, tăng già niết già đà
ni, a tăng kì, tăng già bà già địa, đế lệ a nọa tăng già suất lược, a la đế ba
la đế, tát bà tăng già địa tam ma địa già lan địa, tát bà đạt ma tu ba lợi sát đế,
tát bà tát đõa, lâu đà kiều xá lược, a nậu già địa, tân a tỳ cát lợi địa đế.
Đức Thế Tôn ! Nếu có Bồ Tát nghe được đà la ni này, thì nên biết đó là nhờ sức thần
thông của Phổ Hiền.
Bồ Tát Phổ Hiền lại gọi một tiếng: ‘’Đức Thế Tôn !Nếu như có Bồ Tát được nghe
chú đà la ni này, thì nên biết, đó là nhờ sức thần thông của Bồ Tát Phổ Hiền mà
thành tựu. Thần chú đà la ni này có đủ công đức.’’
Nếu Kinh Pháp Hoa truyền bá ở cõi Diêm Phù Đề, có người thọ trì, thì nên nghĩ
rằng, đều là nhờ sức oai thần của Phổ Hiền.
Nếu như bộ Kinh Pháp Hoa này mà lưu truyền ở cõi Diêm Phù Đề (Nam Thiệm Bộ
Châu). Tại sao gọi là Diêm Phù Đề ? Vì ở Nam Thiệm Bộ Châu có rừng Diêm Phù Đề,
cây đó kết trái rụng xuống sông, chất nước trái cây nhiễm vào cát thành màu
vàng, ánh sáng màu vàng này rất thù thắng đặc biệt, sáng hơn màu vàng khác gấp
trăm lần, cho nên gọi là màu vàng tía, do đó mà gọi là Diêm Phù Đề.
(Hết tập 5 trọn bộ)
Hồi hướng công đức
Trong các sự bố thí, thì bố thí pháp là cao thượng nhất. Vì
ấn tống kinh điển bố thí cho mọi người đọc, khiến cho họ hiểu rõ những lời đức Phật
dạy, phát tâm tu học, thực hành hạnh Bồ Tát, tự lợi lợi tha, tự độ độ tha, tự
giác giác ta, tích tụ căn lành công đức, hồi hướng về quả Vô thượng bồ đề, cuối
cùng sẽ chứng ngộ quả vị Phật. Nhờ giáo lý Pháp bảo mà chúng ta tin, hiểu, thực
hành, và chứng ngộ.
Xin hồi hướng công đức pháp thí cao thượng nầy, đến các bậc Thầy Tổ, và toàn thể
tất cả Phật tử đã phát tâm hùn phước ấn tống, hữu danh hoặc vô danh, và thân
bằng quyến thuộc của tất cả quý vị còn sống hoặc đã quá vãng, cùng pháp giới
chúng sinh, thảy đều được lợi lạc, căn lành tăng trưởng, tâm bồ đề kiên cố, luôn
luôn an trụ ở trong chánh pháp, tu hành chánh pháp, rốt ráo được thoát khỏi sinh
tử luân hồi, đến được bờ giác ngộ bên kia.
Nam Mô Hộ Pháp Vi Đà
Kệ hồi hướng công đức
Nguyện đem công đức nầy
Trên đền bốn ân nặng
Dưới cứu ba đường khổ
Nếu có ai thấy nghe
Liền phát tâm bồ đề
Khi bỏ báo thân nầy
Sinh về cõi Cực Lạc.