Thư Viện Hoa Sen

Phần Một: Đặc Tính Tổng Quát Của Ngũ Huyền Đối Với Sự Chú Giải Kinh Pháp Hoa

28/05/201012:00 SA(Xem: 12479)
Phần Một: Đặc Tính Tổng Quát Của Ngũ Huyền Đối Với Sự Chú Giải Kinh Pháp Hoa

Trí Khải Đại Sư 
PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA

PHẬT HỌC THIÊN THAI TÔNG

Nguyên tác: The Profound Meaning of the Lotus Sutra by Haiyan Shen - Từ Hoa dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2008

 

QUYỂN HAI

Phần Một
ĐẶC TÍNH TỔNG QUÁT CỦA NGŨ HUYỀN 

ĐỐI VỚI SỰ CHÚ GIẢI KINH PHÁP HOA

Giới thiệu tổng quát
về phương thức chú nghĩa kinh Pháp Hoa

Trong quyển II nầy, chúng tôi đối diện với một vấn đề khó khăn trong việc đưa ra một diễn đạt về toàn thể tác phẩm Huyền Nghĩa. Tác phẩm nầy chiếm hơn một trăm trang trong chủ biên của Taisho về giáo lý Phật. Nếu không một dàn bài chi tiết liên hệ về toàn thể tác phẩm, sự thẩm định về hệ thống, tư tưởng và sự thông đạt của Trí Khải ( đã nói đến trong phần hai, quyển I) thì quả là một sự thiếu sót. Hiển nhiên, đi thông suốt vào cánh đồng vĩ đại mà tác phẩm Huyền Nghĩa đã cung ứng cho chúng ta, là một điều tối cần thiết, một tác phẩm mà trong đó, nội dung cực kỳ phong phú, lý thuyết thâm viễn, và bố cục đa dạng lạ lùng đã được cấu trúc tinh vi.

Pháp Hoa Huyền Nghĩa gồm có 10 đoạn, trong đó có hai phần chính là Tổng Chú và Biệt Chú. Hai mục nầy là hai phần trong đó Ngũ Huyền hoặc còn gọi là Ngũ Trùng Huyền Nghĩa được dùng để chú nghĩa giải Pháp Hoa. Ngũ Huyền gồm có : Danh, Thể, Tông, Dụng, và Giáo. Ngũ Huyền là phương pháp trọng yếu Trí Khải sử dụng để chú nghĩa kinh Pháp Hoa. Thật sự, Ngũ Huyền là phương sách nghiêm túc của Trí Khải có thể được áp dụng một cách phổ cập trong việc chú nghĩa tất cả kinh điển. Phần Một, Tổng Chú, trình bày những đặc tính tổng quát của Ngũ Huyền. Phần Hai, Biệt Chú, giải thích chi tiết sâu xa hơn về đặc tính của mỗi phần trong Ngũ Huyền. (1)

Tổng Chú’- Ngũ Huyền được trình bày qua 7 phần

Trong phần Tổng Chú, Trí Khải phân ra bảy đề mục để giải thích năm thứ lớp thâm diệu chứa đựng trong bản kinh Pháp Hoa. Bảy đề mục là : (1) Định Nghĩa Giới Thiệu. (2) Dẩn Chứng. (3) Sinh Khởi. (4) Khai Hội. (5) Chọn Lọc. (6) Quán Tâm. (7) Hợp Nhất. Trong mỗi đề mục, Trí Khải khảo sát Ngũ Huyền từ một lối nhìn đặc biệt để cố gắng dựng nên Ngũ Huyền như một phương cách kỳ đặc thích ứng trong việc chú nghĩa những bản kinh Phật. Bảy đề mục, như một toàn thể, làm sáng tỏ ý nghĩa Ngũ Huyền như một công cụ khảo cứu nghiêm túc. Đề mục đầu, bằng cách đưa ra một định nghĩa rõ ràng từng phần trong Ngũ Huyền với nội dung kinh Pháp Hoa, Trí Khải đã trân trọng trình bày phần khảo sát về ‘Ngũ Huyền’. Trong mục thứ hai, với sự dẩn chứng những đoạn kinh văn, Trí Khải chứng minh sự thích ứng của Ngũ Huyền, luận rằng những điều nầy đã nằm sẳn trong những bản kinh. Đề mục thứ ba, với lối giải thích theo thứ tự Ngũ Huyền, Trí Khải minh chứng rằng năm ý nghĩa thâm sâu nầy có thể được dùng để toát yếu và trình bày những giáo thuyết quan trọng được nói đến trong những bản kinh Phật. Nhìn vào năm thứ lớp thâm viễn tiết lộ những khía cạnh khác biệt của toàn thể giáo pháp Thế Tôn, hẳn nhiên những điều nầy được chấp nhận như mở ra con đường đến gần kinh Pháp Hoa cũng như những bản kinh khác. Đề mục thứ tư, bằng cách hợp nhất Ngũ Huyền với những khái niệm Phật giáo khác nhau, Trí Khải cho thấy rằng Ngũ Huyền không chỉ là phương cách phổ cập để tiến gần đến những bản kinh Phật, mà còn là sự diễn đạt của những khái niệm Phật giáo khác nhau. Vì vậy, Ngũ Huyền được nhìn như một toàn thể đầy đủ không sai lệch, giống như một thân người toàn hảo, do đó, là nguyên tắc tổng quát để khảo sát nghiêm chỉnh giáo lý Phật Đà. Đề mục thứ năm, bằng cách làm sáng tỏ những nghi ngờ của thính chúng, Trí Khải hùng biện rằng không thể có một chọn lựa nào thích đáng hơn là con số Năm là một con số không thể khinh suất. Đề mục thứ sáu, Trí Khải giới thiệu về cách quán chiếu Tâm như một phương tiện để thông đạttoát yếu năm đề mục trước. Vì năm đề mục nầy có thể đến được với phương pháp quán tâm, Tâm được nhìn như phơi bày toàn thể vũ trụ. Đề mục thứ bảy, Trí Khải cố công phối hợp phương cách khảo sát nghiêm túc mới mẻ của Đại Sư với những khái niệm Phật giáo sẳn có, từ đó Ngũ Huyền có thể được chính thức thành lập như những khái niệm đương thời. Sau đây là chi tiết về bảy đề mục. (1)

(I) Định nghĩa Ngũ Huyền (T33, 682a - 684a) 

Trong phần giới thiệu định nghĩa về Ngũ Huyền là phương cách khảo sát nghiêm chỉnh của Trí Khải tiến đến kinh Pháp Hoa được trình bày chính thức, và định nghĩa về riêng mỗi đề mục được đưa ra như sau :

1. Thích Danh (Shih ming) (T33, 682a - b)

Trong năm đề mục Ngũ Huyền, tựa đề kinh Pháp Hoa được giải thích trước nhất. Mục đích của Trí Khải khi giải nghĩa tựa đề kinh Pháp Hoa là để hiển lộ yếu tính của Phật giáo đã chứa đựng trong đề kinh, và một sự biểu thị như vậy mang ý nghĩa thâm nhập giáo lý thâm sâuthông đạt Phật học như một toàn thể.. Điều nầy bởi vì giáo nghĩa Phật Đà đã được diễn đạt qua tựa đề ‘Đóa Sen Diệu Pháp’, và Phật học như môt toàn thể được hiểu qua phương tiện phân biệt những giáo lý thô và tế được Thế Tôn thuyết ra vì mục đích phổ độ chúng sinh

Cái mà tựa đề kinh Pháp Hoa biểu thị được Trí Khải khảo sát trên bốn khía cạnh : (1.1) Lập (1.2) Phân (1.3) Luận (1.4) Dụ. Khía cạnh đầu tiên nói về ý nghĩa của tên gọi và tiết lộ ý định của Thế Tôn dùng tên để gọi giáo pháp thuyết ra. Thế Tôn dựa vào tên để thuyết giáo, vì tất cả giáo thuyết phải có tên. Được mang tên, những giáo lý khác nhau cần phải được phân biệt hoặc thô hoặc tế, từ đó những tiêu chuẩn thẩm định được thành lập. Đây là mục tiêu của khía cạnh thứ hai. Căn cứ vào tiêu chuẩn nầy, khía cạnh thứ ba đưa đến kết luận rằng đó chính là kinh Pháp Hoa, là bản kinh diễn tả pháp vi diệu. (2). Khía cạnh thứ tư đi xa hơn đưa ra bằng chứng về tựa đề kinh để chứng minh sự siêu việt của giáo nghĩa Pháp Hoa. Vì hoa sen được Trí Khải dùng như một hình ảnh ẩn dụ cho pháp vi diệu, và tựa đề kinh Diệu Pháp Liên Hoa cùng mang ý nghĩa nầy vì thuần túy diễn đạt pháp Phật vi diệu. Bốn khía cạnh được diễn tả như sau : 

1.1 Lập (Li) : 

Về mặt nầy, Trí Khải đưa ra ý nghĩa tên gọi những giáo thuyết của Thế Tôn. Tên gọi là phương tiện hướng dẩn chúng sinh thấy, nghe, và thông hiểu được những huyền nghĩaThế Tôn muốn diễn đạt. Điều Trí Khải muốn nói, bởi vì Danh là yếu tố quan trọng trong giáo pháp Phật, Danh đứng đầu trong năm Huyền Nghĩa không thể lướt qua khi chú giải tựa đề kinh Pháp Hoa.

1.2 Phân (Fen-pieh) :

Ở dây, Trí Khải phân ra những giáo lý thô và tế của Thế Tôn. Dụng ý của Trí Khải ở điểm nầy là muốn dung hợp những giáo lý khác nhau. Những giáo lý hoặc thô, hoặc tế được Trí Khải nhìn đều là ‘lời của Phật’ khế hợp với khả năng lãnh hội khác nhau của chúng sinh. Với lối nhìn hợp lý nầy, Phật giáo có thể được hiểu như một toàn thể. Theo Trí Khải tất cả những giáo lý Phật Đã đều là lời Phật thuyết vì Pháp thô được thuyết ra để dần đưa chúng sinh vào Pháp vi tế. Mặt khác, Pháp vi tế trình bày một chân lý hợp nhất trong đó không còn có sự phân biệt giữa thô và tế, bởi vì tất cả những lời Phật nói đều hướng về mục đích phổ độ. Với Trí Khải, nội dung toàn bộ giáo pháp của Phật có thể chia làm bốn loại (3). Lý do Tứ Giáo có thể hợp nhất giáo lý Phật bởi vì những giáo pháp nầy nằm trên đường hướng thượng, trong đó ba loại ( Tạng giáo, Biệt giáoThông giáo) có thể dẩn đường về Viên giáo để đặt đến tánh Phật. Như Trí Khải nói, vì Thế Tôn luôn thuyết lời như thực, chân lý gồm có Tam Đế : Không như vạn vật không có tự tính, Giả tức sự có mặt tùy thời cơ, và Trung Đạo là sự hợp nhất của Không và Giả (4). Vì thế sự phân biệt giữa giáo lý thô và tế được đưa ra liên quan đến câu hỏi Tam Đế có dung hợp vào Tứ Giáo hay không. Trí Khải nhìn Diệu Pháp được kinh Pháp Hoa hiển lộ, qua đó, những khía cạnh của Tam Đế tương đồng, và hợp nhất thành một thực tại. Giáo lý được Thế Tôn thuyết trước kinh Pháp Hoa, theo Trí Khải, là pháp thô, bởi vì Tam Đế không có mặt đồng thời, và không có trong nhau như một thực thể (5). Trí Khải giải thích rằng những bản kinh khác được thuyết ra chỉ là để chuẩn bị cho thính chúng có khả năng bước vào giáo pháp tối hậubản kinh Pháp Hoa :

‘ Thô pháp được thuyết giảng ( bởi Thế Tôn) chỉ là để phù hợp với nhu cầu của người khác, nhưng không hiển lộ được bản hoài của Phật.’ (6)

Theo Trí Khải, giáo lý Thế Tôn thuyết trong quá khứ là những giáo lý tương đối, giáo lý được thuyết trong kinh Pháp Hoa về sau là giáo lý Thế Tôn thực sự muốn thuyết giảng, bởi vì giáo thuyết nầy hoàn toàn xóa bỏ những điều không dung hợp (của pháp thô) và chỉ đưa đến những giáo thuyết toàn vẹn hợp hòa (của pháp tế), với mục tiêu đưa Tam Thừa (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát) vào một Phật thừa. Điều nầy giải thích lý do có chữ Diệu trong tựa đề kinh Pháp Hoa.(7)

1.3 Luận ( Chieh) :

Trí Khải phân phối pháp Phật dựa vào nền tảng Ngũ Thời, và năm giai đoạn nầy được phân chia theo niên đại. Như Tứ Giáo, Ngũ Thời cũng được đưa ra trên đường hướng thượng nên thời giáo thứ năm chính thức theo niên đại, không những chỉ là lời dạy sau cuối của Thế Tôn mà còn là giáo lý vượt trên tất cả những giáo lý trước đó. Kinh Pháp Hoa, Trí Khải nói rằng thuộc về giai đoạn thứ năm, vì vậy là thời thuyết giáo sau cùng và tối thượng của Phật. Trí Khải tạo sự vững vàng thêm cho quan điểm của mình bằng cách mô tả đặc tính của năm thời giáo. Bốn giai đoạn đầu trước kinh Pháp Hoađặc tính Tiệm (Chien) vào thời đầu, Thuần (Tan) vào thời thứ hai, Tùy (Tui) vào thời thứ ba, và Tại (Tai) vào thời thứ tư, và những đặc tính nầy được nói đến trong tương quan với Viên giáo (8) như sau :

i. Viên giáo hợp lại với Biệt giáo là những đặc tính của thời Hoa Nghiêm. Đây là chỗ vẹn toàn với nghĩa rằng Thế Tôn thuyết giảng chân lý nhất thể đối với tất cả hiện hữu. Chân lý là điều Thế Tôn đã chứng đắc. Với Trí Khải, mặc dù chân lý Thế Tôn dạy viên toàn, phương pháp Đốn giáo có thể khiến con người chứng đạo tức khắc. Đốn giáo thuộc Biệt giáo, và Biệt giáo chỉ thích hợp với bậc Bồ tát thượng căn, tức bỏ ra ngoài Nhị Thừa (Thanh vănDuyên giác). Điều nầy có nghĩa rằng nhị thừa không có khả năng thông đạt được giáo pháp sâu xa của Hoa Nghiêm. Vì vậy Đốn giáo không phổ cập với tất cả thính chúng, giai đoạn đầu tiên nầy có đặc tính bao gồm Viên giáoBiệt giáo.

ii. Tạng giáođặc tính của thời kỳ A Hàm thứ hai. Biết rằng Nhị Thừa không sẳn sàng cho loại giáo thuyết thâm sâu, Thế Tôn vì muốn thích ứng với căn cơ của Nhị Thừa, thuyết giảng pháp Thanh Văn, chính yếu về Tứ Diệu ĐếMười Hai Nhân Duyên.

iii. Giáo thuyết ngược lại với Tạng giáothời kỳ Phương Quảng, thứ ba. Với mục đích nói rõ ra rằng pháp Thanh Văn không thực sự có được chân lý tối thượng, Thế Tôn bắt đầu thuyết giảng giáo lý Đại thừa. So sánh cùng tột hai giáo thuyết nầy, thấy rằng Thế Tôn muốn xóa bỏ sự trói buộc của Nhị Thừa đối với Thanh Văn Thừa, và hướng dẩn thính chúng nhận chân được sự siêu việt của giáo pháp Đại Thừa ( đưa đến mục đích tiên quyếtgiải thoát). Tuy nhiên, giáo pháp được thuyết trong giai đoạn nầy vẫn còn là Đại Thừa sơ đẳng. Đến giai đoạn kế tiếp thì toàn thể chân lý Đại thừa được giảng dạy.

iv. Giáo thuyết bao gồm cả hai Tiểu ThừaĐại Thừađặc tính của thời kỳ Bát Nhã thứ tư. Điều nầy nói lên rằng sau khi phân biệt Đại Thừa khác với Thanh Văn thừa trong giai đoạn trước đó, Thế Tôn, giờ đây thuyết giảng Tánh Không như thể tánh của vạn pháp, hiển lộ sự thật rằng không hề có sự phân chia nào giữa hai thừa.

v. Giáo pháp của kinh Pháp Hoakinh Đại Niết Bàn tạo nên đặc tính của thời kỳ thứ năm - thời kỳ Pháp Hoa - Niết Bàn. (9) Trí Khải nhấn mạnh rằng kinh Pháp Hoa độc nhất xiển dương con đường tối thượng siêu việt. Bằng cách đưa ra sự tương đối của những giáo lý được Phật giảng dạy trước đó, tất cả được hoán chuyển vào chân lý tối thượng của một Phật thừa vi diệu. Diệu Pháp, vì thế trở thành một phần tựa đề của bản kinh. (10)

1.4 Dụ

Chỗ nầy chuyển đạt ý nghĩa thâm diệu của một đóa sen nở. Theo Trí Khải, hoa sen được dùng như một ẩn dụ của Diệu Pháp, và diệu pháp nầy là chân thực tại của vạn hữu gồm cả hai mặt thô và tế. Trong lối dùng chữ của Trí Khải, pháp thô đại diện cho sự thật tương đối, và pháp vi tế đại diện sự thật tuyệt đối. Tương đốiTuyệt đối không thể tách rời vì cùng một thực thể. Một đóa sen nở qua những trạng thái khác nhau có thể sánh với sự bất khả phân ly nầy như sau :

i. Hoa sen chứa đầy hạt sánh với Tương đối chứa đựng Tuyệt đối. Trí Khải chủ trương rằng tuyệt đối là cái Thế Tôn diễn đạt trong thời giáo sau cùng là kinh Pháp Hoa Vì thế trạng thái sau cùng của hạt sen tương tự với chân lý rốt ráo. Sự thật tương đối được Thế Tôn thuyết giảng trong những thời giáo trước đó có mục đích hiển lộ sự thật tuyệt đối. Vì vậy, hoa là biểu tượng của sự thật tương đối. Ở đây, như hoa chuẩn bị cho hạt sinh ra nhưng đã mang sẳn những yếu tính của hạt, tương đối được nói trước tuyệt đối cũng đưa đến kết quả thiết yếu diễn bày bản hoài của Thế Tônthuyết giảng chân lý tuyệt đối.

ii. Khi hoa nở, đài gương phô bày. Trạng thái nầy sánh với sự thật tuyệt đối chứa đựng sự thật tương đối. Khác với trạng thái trước, hoa chỉ thuần là một sự có mặt, trong trạng thái thứ hai nầy, hoa bắt đầu khởi dụng, như khi nở ra, phô đài gương. Cũng như vậy, tương đối khởi dụng hiển lộ tuyệt đối. Vì thế, hoa phô đài gương ám chỉ rằng tuyệt đối được hiển lộ bởi những phương tiện tương đối. Với nghĩa nầy, sự thật tuyệt đối chứa đựng sự thật tương đối theo lối nhìn của Trí Khải.

iii. Khi hoa tàn rơi, hạt thành hình, nhưng khi hạt chín, hạt cũng rơi. Tình trạng nầy mang ý nghĩa tương đối cũng không mà tuyệt đối cũng không. Khác với hai trạng thái trước phân biệt tuyệt đối với tương đối và ngược lại, đây là trạng thái sau cùng của Phật tánh không còn có sự phân biệt giữa tuyệt đốitương đối. Khi Phật tánh tối thượng được chứng đắc, giống như sự tàn rụng của hoa và hạt, trạng thái tĩnh lặng nầy không tuyệt đối cũng không tương đối, và vì vậy, không trước cũng không sau. (11)

Trong phần trên, ý nghĩa về danh đã được nói. ‘Danh’ cần được giải thích, bởi vì sự chú nghĩa nầy giúp chúng ta hiểu được diệu pháp chứa đựng trong kinh Pháp Hoa. Sự quan trọng đối với sự thông hiểu pháp vi tế nằm trong sự kiện bao dung tất cả những học thuyết của Phật giáo bất kể thô hoặc tế, tứ đó lời dạy của Thế Tôn có thể được nhìn như một toàn thể. Sau đây là phần ‘Thể’, là phần thứ hai của Ngũ Huyền. Thể là chân lý tối thượng của Phật tánh có mặt trong vạn hữu và vượt trên mọi phân biệt. Thể là chân lý được phơi bày vì là nền tảng căn bản của giáo pháp Phật. Thuyết của Trí Khải về chân lý tuyệt đối đưa đến sự điều giải với tất cả những loại giáo pháp của Thế Tôn. Phần trên, chúng tôi đã đề cập đến sự kiện Trí Khải cho rằng tất cả giáo pháp của Phật giáo là lời Phật nói để hướng dẩn chúng sinh với những căn cơ khác nhau. Với lối trình bày về Thể, Trí Khải chuyển đạt mục tiêu tối thượng của giáo thuyết Phật, là cái đưa chúng sinh về với Phật tánh. Điều nầy cung ứng một nền tảng vững chắc đối với giáo pháp Phật theo những tông chỉ khác nhau. Những tông chỉ khác nhau nầy có thể đưa về một toàn thể, bởi vì ý muốn của Thế Tôn khi thuyết giảng nhiều giáo lý khác biệt là để hiển lộ Phật tánh. ‘ Hiển Thể’ được nói như sau:

2. Hiển Thể ( T33, 682 b - 683 a)

Bốn khía cạnh được nói đến để hiển lộ Thể :

2.1 chú nghĩa chữ, 2.2 dẩn chứng thí dụ, 2.3 xóa bỏ những quan điển sai lầm, 2.4 giữ lấy kết luận chính xác. Khía cạnh đầu tiên nhìn thẳng vào ý nghĩa của chữ Thể, từ đó chân lý như thể tánh của vạn pháp được nói đến. Đã trình bày chân lý như chân thể, khía cạnh thứ hai đưa ra những bằng chứng thuộc kinh bản để chứng minh sự giải thích của Trí Khải về chữ Thể, vì cách chú nghĩa nầy tương ưng với những điều đã được nói đến trong các bản kinh Phật. Bằng lối giải nghĩa những câu kinh, Trí Khải xác định Chân Lý với nghĩa Trung Đạo, bởi vì Trung Đạo nầy là bản tính của thực tại gồm có Không và Giả. Khía cạnh thứ ba, nói xa hơn về chọn lựa của Trí Khải khi nói riêng về chân lý như thể tánhchân chính, vì chân lý vượt trên những cách nhìn sai lầm. Khía cạnh thứ tư so sánh những sự thật khác nhau từ Tạng giáo, Thông giáo, và Biệt giáo đưa đến kết luận rằng thể tánh của kinh Pháp Hoa là chân thể của chân lý tối thượng.

2.1 Giải thích chữ

Ở đây, Trí Khải giải thích ý nghĩa của Thể theo Lễ ( Li) của Nho giáo. Chúng tôi nghĩ rằng lý do Trí Khải so sánh Thể với Lễ bởi vì Lễ là một chuỗi những quy tắc duy trì trật tự xã hội đưa đến sự thịnh vượng, an hòa cho một quốc gia, là nền tảng (thể) xã hội. Trí Khải giải thích :

‘ Lễ là quy luật. Điều nầy có nghĩa rằng con phải hiếu thảo với cha mẹ, cha mẹ phải săn sóc con cái, vua và quan dân phải biết cư xử. Nếu không có Lễ, không có quy luật.’ (12)

Điều nầy nói lên rằng trong một gia đình, con phải cư xử như con và phải hiếu thảo với cha mẹ, cha mẹtrách nhiệm săn sóc con cái của mình, từ đó đưa đến sự hài hòa trong gia đình. Quảng bá quy tắc nầy đến tầm vóc của một nước, vua quan phải hành xử theo như vai trò của họ đưa đến an cư.

Nếu Lễ là quy tắc duy trì guồng máy xã hội trên mức độ khác với tín ngưỡng, thì chữ đồng nghĩa với Lễ trên lãnh vực thuần chánh tín là Thể như quy tắc. Điều nầy bởi vì Thể liên quan đến chân lý. Như nghi thức Nho gia là nền tảng của một xã hội hài hòa, Thể như chân tánh xác định thực chất của vạn pháp (thực nghiệm), trong cách nhìn chân lý có trong tất cả thực tại. Sự độc đáo của kinh Pháp Hoa, theo Trí Khải, là bản kinh lấy chân lý làm thể tánh.

2.2 Dẩn Chứng

Ở đây, Trí Khải giữ vững quan điểm của mình về Thể như chân lý bằng cách trích dẫn những đoạn kinh từ những kinh bản khác nhau. Trí Khải diễn tả Thể như chân lý (được Phật chứng đắc) như ‘không vậy, không khác trong khi biểu trưng cả hai mặt ‘như vậy và khác’qua ba lãnh vực. (13) Theo như lối giải thích của Trí Khải, ‘như thị’ là cái nhìn của Không, thấy rằng chân lý luôn là như vậy, không thay đổi. ‘Khác biệt’ là cái nhìn của Giả chỉ rõ thực tại mang theo chính nó những sự có mặt tạm thời, và biểu lộ qua những hiện tượng khác nhau.’Không như không khác’ có nghĩa rằng Không và Hữu không phải là hai ( phủ nhận sự phân biệt giữa Không và Giả) và không phải là khác nhau tức bất dị (xác nhận Không và Giả). ‘Chiếu soi đồng và dị’ (hợp nhất hai lối nhìn phủ định và xác định) có nghĩa rằng Thể là vô tận như thấm nhập mọi nơi (14). Vì thế, nhìn Phật như Chân Như là lối nhìn thâm diệu, qua đó, không rơi vào sự trói buộc của Không hoặc Giả, trong khi cả hai đều được xác định. Lối chú nghĩa của Trí Khải về những từ ngữ nầy phản ảnh Chân Như trong tương quan với Tam Đế. Trí Khải nhìn nhận học thuyết về Tam Đế của Đại Sư bắt nguồn từ học thuyết của Long Thọ Bồ Tát, và nói rõ rằng sự chú giải của mình tương đồng với thuyết của Long Thọ :

‘Pháp từ nhân và duyên sinh đồng với Không, Giả, và Trung Đạo’ (15)

Trí Khải định nghĩa Trung Đạo bằng cách giải thích rộng hơn về những từ ngữ đã nói trên. Nhóm chữ ‘Không và Có’ có nghĩa rằng Không không phải là không có gì cả; nhóm chữ ‘không phải là hai’ có nghĩa rằng Không và những sự có mặt tạm thời thì đồng nhất ; nhóm chữ ‘không khác biệt’ chuyển đạt sự kiện rằng Trung Đạo không thể đạt đến qua sự vứt bỏ Không và Giả. Thay vì bị nhìn như hai quan điểm cực đoan, cả hai là sự phản ảnh chân chính hai khía cạnh chân lý. Không và những hiện trạng giả tạm thì đồng nhất như nhau, và đây chính là lối nhìn của Trung Đạo. Trung Đạo được Trí Khải sử dụng để diễn đạt Chân Như, bởi vì Trung Đạo phản ảnh chân thực tại, và sự phản ảnh chân thực tại là Chân Như.

2.3 Xóa bỏ những lối nhìn sai lệch

Ở đây, Trí Khải nói rằng Thể như Chân Như lập thành bởi chân lý tương đốituyệt đối, và vượt thoát tất cả những quan điểm sai lầm ( có từ sự tương quan giữa tương đốituyệt đối). Tương ĐốiTuyệt Đối không phải là hai thực tại : Tương Đối chứa đựng Tuyệt Đối, và Tuyệt Đối chứa đựng Tương Đối. Trí Khải giải thích rằng trong Tuyệt ĐốiTương Đối và ngược lại, đưa đến ý nghĩa ‘Không và Hữu không phải là hai’. Tương đốituyệt đối không tương đối cũng không tuyệt đối chỉ ý nghĩa ‘không khác’ (bất dị). Sự thật tuyệt đối biểu trưng cả hai tương đốituyệt đối, thấm nhập tất cả nơi chốn là ý nghĩa của ‘vô tận’. Từ sự giải thích về mối tương quan giữa tương đốituyệt đối, một lần nữa, Trí Khải chỉ rõ Chân Như liên quan đến Trung Đạo. ‘Không Hai’ như sự vô phân biệt của vạn vật có ý rằng Không không phải là không có gì; ‘không khác’ là sự xác định tánh đồng nhất của vạn hữu, nói lên rằng Không đồng nhất với Giả; và ‘vô tận’ là sự bao dung muôn mặt, có nghĩa Trung Đạo viên dung vạn pháp.

Chân Như vượt thoát tất cả những lối nhìn sai lầm, cũng như vậy, Trung Đạo hiển thị Chân Như. Vì Trung Đạo mang một bộ mặt toàn bích, điều Trí Khải muốn nói là vượt thoát những lối nhìn sai lầm có nghĩa rằng ôm trọn tất cả, và đây là đặc tính của Trung Đạo như Chân Như. Tuy nhiên, bộ mặt viên dung có thể được phát họa như thế nào? Trí Khải vẽ ra hai đường tung và hoành vì hai chiều kích nầy thường được diễn tả trong Phật giáo biểu trưng cho không và thời. Vì vậy, Trí Khải dùng tung, hoành làm biểu tượng lối nhìn thâm diệu về tánh viên dung của vạn pháp, hoặc ngoài lãnh vực đức tin hoặc thuộc phạm vi siêu việt. Phần trên là quan điểm của Trí Khải về đặc tính của Chân Như. Sau đây là kết luận của Trí Khải về Chân Như trong diệu dụng vượt thoát những lối nhìn sai lạc từ cả hai chiều kích không gianthời gian.

2.4 Kết luậnchỉnh đốn

Trí Khải tin rằng Chân Như không phải là bất động, nhưng có cái dụng ‘ phá hủy bốn sự trói buộc thuộc không gian ( như lầm lạc cho rằng thế giới hiện tượng là thường, lạc, ngã và tịnh) của con người vô minh, và chối bỏ thời gian, nhận ra minh tuệ của Tạng, Thông và Biệt giáo.’(16) Vì vô minh, bốn ảo tưởng trói buộc, tùy thuộc thế giới hiện tượng được nhìn từ một cái nhìn theo chiều ngang và ô nhiểm. Từ mức độ ô nhiểm trải rộng nầy, một chiều dọc phát sinh, biểu thị cho sự siêu thoát. Những chân lý khác nhau được nhận ra từ ba nền minh triết là ba thứ lớp tư tưởng đi theo chiều hướng thượng (đường tung). Chân lý Nhị Thừa thuộc Tạng giáo là ‘thuần Không’, bởi vì Nhị Thừa chỉ có thể nhìn vạn hữu như là trống rỗng trong tương quan ảo mộng của sự vật, và không thể nhìn ra hiện hữu giả tạm. Chân lý của Bồ tát đạo thuộc Thông giáo là ‘thuần Không và không thuần Không’, bởi vì các Bồ tát tiến một bước xa hơn, và thấy rằng mặc dù vạn hữu chỉ như mộng ảo, và vì vậy trống không tự nền tảng, cái ảo mộng nầy chính nó cũng chỉ ra một sự có mặt như mộng. Hiện hữu như mộng nầy làm cho sự vật không trống rỗng một cách tạm thời. Chân lý của Bồ tát thuộc Biệt giáo là ‘không thuần Không’, và trình bày quan điểm của Trung Đạo. Trung Đạo vượt qua hai lối nhìn bám sát vào hoặc Không hoặc ảo nói trên.

Trí Khải cho rằng cũng không khó để hiểu được sự phá hủy của bốn sự trói buộc, nhưng không dễ làm vỡ tung để nhận chân ba nguồn tư tưởng. Vì vậy, Trí Khải đưa ra giải thích làm cách nào ba quan điểm nầy có thể bị phủ nhận. Chối bỏ lối nhìn cực đoan thứ nhất về ‘thuần Không’, Thế Tôn thuyết về ‘Không và Hữu’, chỉ rõ rằng Không không có nghĩa là không có gì. Quan điển thứ hai ‘thuần Không và không thuần Không’ nhận ra sự vật có mặt tạm thời mặc dù nền tảng là Không ( chỗ nầy đã tiến một bước xa hơn quan điểm trước). Tuy nhiên lối nhìn thứ hai cũng nên bị bác bỏ bởi vì đã phân biệt giữa Không và Có. Nhắm mục tiêu nầy, thuyết ‘không hai’ được dùng để tuyên bố rằng Không và Giả không phải là hai điều khác biệt. Để đạt đến Trung Đạo bằng cách không phân biệt hai mặt nói trên, quan điểm thứ ba bỏ qua hai khía cạnh nầy, bởi vì quan điểm nào cũng rơi vào cực đoan. Câu văn trình bày nghĩa Trung Đạo là ‘không thuần Không’. Tuy nhiên, Trung Đạo nầy đưa ra vấn nạn, vì đã bỏ qua quan điểm về Không và Hữu. Để bác bỏ quan điểm thứ ba, thuyết ‘không khác’ ra đời, hiển lộ Trung Đạo thuộc Viên giáo là cái không vượt trên Không và Có. Theo Trí Khải, đi xa sự vật vẫn còn là một hành động phân biệtđắn đo, và xa chân lý. Trí Khải đưa ra một lối nhìn khác là Trung Đạo Viên giáo, là lối nhìn không đến từ sự phủ nhận hai mặt, nhưng là xác định sự đồng nhất của cả hai mặt.. Trung Đạo Viên giáo nầy là thể tánh kinh Pháp Hoa ôm giữ, và thể tánh nầy giải quyết sự khác biệt của ba nền giáo lý. Qua nguyên tắc nhận chân, Trung Đạo viên dung vạn pháp (thực tại), bởi vì ‘việc của con người không xung đột với Chân Như. Mỗi màu sắc mỗi làn hương đều không ngoài Trung Đạo.’(17) . Vì vậy, cả ba giáo thuyết đều được quy hợp về một bản kinh Pháp Hoa. Khía cạnh Dụng của Thể là chỗ giải quyết những khác biệt để xác định rằng kinh Pháp Hoa chứa đựng chân thể.

Với Trí Khải, mục đích Thế Tôn muốn bác bỏ quan điểm Tam thánh là khiến cho thính chúng nhận ra được rằng chân lý mà họ nắm giữ không phải là chân lý tối thượng, vì những chân lý nầy không hợp với chân thể. Tuy nhiên, Trí Khải nhấn mạnh rằng điều đó không có nghĩa rằng những sự thật nầy không phải là lời Phật nói. Tất cả đều là lời Phật thuyết ra với các loại Trí khác nhau. Trong văn phẩm nầy, Trí Khai giới thiệu hệ thống phân loại của Đại Sư về Phật trí, tức ‘ ba loại Trí thuộc Nhị Đế trong Tương Đối và Tuyệt Đối’ (18). Nhìn về quan điểm thứ nhất ‘thuần Không’ được Trí Khải xếp vào Chân Trí Giác Tha. Với ‘thuần Không và không thuần Không’ là quan điểm thứ hai, Trí Khải gọi là ‘Chân Trí Tự Giác và Giác Tha’. Với quan điểm thứ ba ‘không thuần Không’ được gọi là ‘ Trí Tương Đối về Tự Giác và Giác Tha’. 

Trí Khải nói rõ rằng mặc dù những thứ Trí khác nhau chứa đựng bản hoài của Thế Tôn trong đường lối thuyết giảnghoán chuyển chúng sinh, những điều nầy chỉ có trong các bản kinh khác, bởi vì mỗi loại tách rời nhau, và Tương ĐốiTuyệt Đối không tương đồng. Đến thời Pháp Hoa xuất hiện, tất cả những phân chia giữa Tương ĐốiTuyệt Đối và ba Trí thuộc Nhị Đế ( như đã nói trên) bị xóa bỏ. Thể tánh Pháp Hoa minh chứng được Chân Như vì không ở ngoài vạn hữu, nên không thể tìm thấy bất cứ sự xung đột nào giữa vạn sự vạn vật trong vũ trụ.

Phần trên là khởi thảo của Trí Khải về phần Thể trong Ngũ Huyền, trong đó Thể Tánh được trình bày như Chân Như. Thể Tánh được nhìn như Chân Như cực kỳ quan trọng, vì là nền tảng giữ vững tất cả các cách thức hóa pháp của Thế Tôn. Chân Như là nền tảng, thấy rằng mục tiêu của Phật pháphiển lộ chân thể Phật tánh. Chân thể Phật tánh nầy xác định cả hai mặt chân lý tương đốichân lý tuyệt đối. Mối tương quan trùm khắp giữa Tương ĐốiTuyệt Đối được giải thích trong văn mạch Trung Đạo như không cực đoan, không phân biệt, và viên dung. Điều nầy chứng minh rằng Chân Như là chọn lựa duy nhất biểu trưng chân thể. Hơn nữa, Chân Nhưthể tánh thì chính đáng, bởi vì vượt thoát tất cả những lối nhìn sai lạc, và có cái dụng bác bỏ những tà kiến của kẻ thiểu trí, và những chân lý khác nhau được nhận thực qua ba nền tảng Tạng giáo, Thông giáo, và Biệt giáo. Với lối phân tích nầy, Chân Như được kết luận thuộc về Viên giáo. Thấy rằng Viên giáo được diễn đạt trong kinh Pháp Hoa, và kết luận rằng kinh Pháp Hoa sở hữu thể tánh chân thậtChân Như. Đã hiểu được ‘Danh’ là mục thứ nhất nhằm chuyên chở diệu pháp chuyển đạt qua lời Phật, và hiểu mục thứ hai là ‘Thể’ nhằm mục đích trình bày Chân Như như nền tảng của giáo pháp Thế Tôn, đến mục thứ ba là ‘Tông’ chỉ rõ cái dựng lập nên giáo pháp Phật. Theo Trí Khải, nhân và quả Phật tánh thiết yếu trong giáo pháp Thế Tôn, bởi vì sự hành trì cố gắng đạt đến Phật tánh của người tu đưa đến sự thấm nhập vào Chân Như, và sự chứng đắc được Chân Như là kết quả. Vì thế, ý nghĩa làm sáng tỏ tông chỉ như nhân và quả của Phật tánh nằm trong sự kiện Tông hiển lộ thể tức Chân Như.

3. Minh Tông ( T33, 683 a) 

 Có ba khía cạnh được nói đến trong đề mục ‘Tông’ : 3.1 Hiển lộ, 3.2 Chọn lọc, 3.3 Kết luận. Mặt thứ nhất xác định Tông là giáo pháp thiết yếu của Thế Tôn. Mặt thứ hai nhấn mạnh nguyên nhânhậu quả tự giác của Phật là tông chỉ Pháp Hoa. Mặt thứ ba thêm một lần nữa nhấn mạnh rằng bản nhân và bản quả của Như Lai trong vô lượng thời giangiáo pháp quan trọng nhất của kinh Pháp Hoa

3.1 Hiển lộ

 Ở đây, Trí Khải giải thích chữ ‘Tông’ là yếu tính, hướng về giáo lý quan trọng của Phật. Trí Khải nhấn mạnh trên giáo pháp chính của Phật được nói đến trong kinh Pháp Hoa, liên hệ đến ‘Nhân và Quả tự giác của Phật trong vô lượng quá khứ của Bản môn (19) từ khi Phật chứng đắc được Phật tánh. Bản hành của Phật là nguyên nhân của Phật tánh, bản giải thoát là quả của Phật tánh. Giáo pháp nầy thiết yếu bởi vì liên quan đến bản hành của Phật để đạt đến Phật tánh và bản chứng đắc Phật tánh. Đây là nền tảng của tất cả những hoạt dụng của ứng thân Phật thuộc Tích môn. Sự khác nhau giữa Thể tánh như Chân Như và Tông như nhân quả tự giác của Phật ở chỗ Thể là nền tảng, trên đó Tông được nhận thực.

3.2 Chọn lọc

 Về mặt nầy, Trí Khải nhấn mạnh vào nhân quả hoạt dụng của vị Phật thuộc Tích môn ( đã nói trong những bản kinh khác) là chân lý tương đối. Điều nầy bởi vì bản giải thoát của vị Phật thuộc Bản môn không được giải thích trong những bản kinh khác. Trí Khải nhìn Tông của kinh Pháp Hoa như Chân Như hoặc như giáo pháp chính yếu của Thế Tôn, vì Tông nầy diễn tả bản nhân quả của Phật hạnh thuộc Bản môn từ vô lượng thời gian không thể tính đếm. Thế Tôn làm sáng tỏ rằng Bản là tối thượng, và Tích là tương đối, vì Tích bắt nguồn từ Bản.

3.3 Kết luận

 Đưa đến kết luận rằng nhân quả Phật tánh thuộc Bản môn là nền tảng, vì là nguồn cội vô tận chống giữ Phật hạnh thuộc Tích môn.

Phần trên là sự giải thích của Trí Khải về giáo pháp chính yếu của Thế Tôn. Nếu giáo pháp chính yếu nằm trong sự nhận chân được Chân Như, thì cái dụng làm lợi ích cho chúng sinh là kết quả của sự nhận chân nầy, và được nói đến trong mục thứ tư của Ngũ Huyền, tức Dụng. Dụng liên quan đến ba loại Trí Nhị Đế của Phật trong tương quan với sự thật tương đốituyệt đối, và được khởi thảo như sau :

4. Luận Dụng (T33, 683 a-b)

 Ba khía cạnh được nói đến trong mục nầy : 4.1 phơi bày, 4.2 chọn lọc, và 4.3 lợi ích. Khía cạnh thứ nhất liên hệ đến cái Dụng của ba loại Trí Nhị Đế về tương đốituyệt đối. Khía cạnh thứ hai phân biệt những cái Dụng khác nhau của ba loại Trí nầy. Với những cách thức so sánh như trên, kinh Pháp Hoa biểu thị sở hữu năng lực của Dụng. Lý do Trí Khải nhấn mạnh vào năng lực của Dụng là vì, chỉ với tràn đầy năng lực, Dụng có thể biểu trưng chân lý và làm lợi ích chúng sinh. Vì vậy, khía cạnh thứ ba dẩn ra những lợi ích kinh Pháp Hoa mang lại.

4.1 Phơi bày

 Ở đây, Trí Khải nói rằng thực dụng là cái dụng tràn đầy. Năng lực của Dụng có được từ Phật trí, tức ba loại Trí Nhị Đế liên quan đến tương đốituyệt đối, như là giác tha, tự giácgiác tha, và tự giác. ‘Giác tha’ là Trí mà những phương tiện được dùng thích hợp từng căn tánh chúng sinh. ‘Tự giác và giác tha’ là Trí một phần thích ứng với chúng sinh, một phần hiển lộ sự chứng đắc của Phật. ‘Tự giác’ là Trí phơi bày đầy đủ sự chứng đắc của Phật mà không dựa vào những phương tiện khế cơ.

4.2 Chọn lọc

 Ở đây, Trí Khải phân ra sự khác biệt của ba loại Trí Nhị Đế. Mặc dù ba loại Trí Nhị Đế có những công dụng, mỗi loại khác nhau với nghĩa có đầy đủ lực hoặc không có đầy đủ lực dụng. Mục đích của Trí Khải trong cách phân biệt nầy là gồm thâu tất cả những bản kinh Phật và đưa ra kinh Pháp Hoa như giáo pháp tối thượng. Tất cả những bản kinh được tham cứu thận trọng trong tương quan với từng loại Trí nầy và cái dụng của từng loại được xác định có năng lực hoặc không. Với Trí Khải,‘Trí Nhị Đế thuộc Tự Giác’ làm ra hoạt dụng, trong quan điểm liên quan thuần túy đến Phật trí biểu trưng nguyên lý hoặc chân lý. Mặt khác, ‘Trí Nhị Đế thuộc giác tha’ và ‘Trí Nhị Đế thuộc tự giác và giác tha’ thuần túy hoặc phần nào thích ứng với căn tánh chúng sinh. Trí Khải khẳng định rằng vì hai loại Trí nầy được Thế Tôn dùng để thích hợp với nhu cầu của chúng sinh nên chân lý không thể được phơi bày, và lực dụng không thể được tròn đủ. Hai loại Trí nầy thuộc Tạng giáo, Thông giáoBiệt giáo. Viên giáo trong bản kinh Pháp Hoa, mặt khác, được nhìn như chứa đựng hoạt dụng chiếu ngời chân tánhphổ độ chúng sinh. Điều nầy bởi vì Viên giáo tương hợp tròn đủ với Phật trí tối thượng, từ đó đưa đến cái dụng linh hoạt. So sánh với cái dụng tròn đầy nầy, giáo pháp trong ba bộ môn kia không có được năng lực như vậy. Trí Khải đưa đến kết luận rằng chỉ kinh Pháp Hoa là giáo thuyết có được năng lực trùm khắp.

4.3 Lợi Ích

 Ở đây xác định rằng lợi ích kinh Pháp Hoa đến từ cái dụng bao quát, và mang đến lợi ích chúng sinh

Phần nói về Dụng trong tương quan với ba loại Trí Nhị Đế làm sáng tỏ cái Dụng của Phật trí. Phật trí hoạt dụng bởi vì loại Trí nầy liên hệ đến chân lý tương đốichân lý tuyệt đối, là cái có thể soi sáng chân tánh và làm lợi ích chúng sinh. Mặc dù ba loại Trí thuộc Nhị Đế có lực dụng, nhưng vẫn còn nằm trong sự phân biệt lực dụng hoặc nhiều, hoặc ít. ‘Giác tha’ và ‘Tự giác và giác tha’ là hai loại trí có ít lực dụng, vì là những loại trí tùy thuận theo căn tánh chúng sinh. Điều nầy có nghĩa rằng Thế Tôn chưa thể tuyên thuyết trực tiếp chân lý tối thượng, mà chỉ có thể thuyết giảng sự thật tương đối như phương tiện, hoặc là chỉ thuyết giảng phần nào chân lý tuyệt đối. ‘Tự giác’ là Phật trí. Điều nầy có nghĩa rằng với loại Trí nầy, Chân Như được Thế Tôn diễn đạt tròn đầy, và vì thế, cái dụng của Phật trí là hoạt dụng. Theo Trí Khải, vì giáo pháp của Thế Tôn trong những bản kinh trước kinh Pháp Hoa liên hệ đến hai loại trí đã nói trên, cái Dụng của những bản kinh khác thì không tròn đủ. Kinh Pháp Hoa liên hệ đến loại Trí sau cùng, Trí Khải xác định như có cái dụng trùm khắp, chiếu rạng chân tánh và làm lợi ích chúng sinh.

5. Phân loại những đặc tính của giáo pháp (T33, 683b - 684a)

 Đây lả mục cuối trong Ngũ Huyền, ‘Đặc Tính Của Giáo Pháp’, liên hệ đến mục ‘Dụng’ đã nói trên. Bởi vì có những khác biệt về dụng lực của ba loại Trí thuộc Nhị Đế liên quan đến những giáo thuyết khác nhau của Thế Tôn, giáo thuyết sau cuối cần được minh danh với mục đích được nhìn như một toàn thể. Vì vậy, mục thứ năm sau cùng nầy có thể tổng kết bốn mục trước là Danh, Thể, Tông, và Dụng. Vì toàn thể phương thức chú nghĩa kinh Pháp Hoa của Trí Khải với công cụ khảo sát nghiêm túc là Ngũ Huyền nhắm thẳng vào giáo pháp của Thế Tôn như một toàn khối liên tục, đó là điều hợp lý để nói rằng mục cuối cùng là phần tổng kết phân loại đặc tính giáo pháp Thế Tôn. Với sự phân loại nầy, các giáo thuyết được được trình bày theo hệ thống, và tất cả được xác định là có giá trị riêng (vì Trí Khải nhìn tất cả lời Phật đều mang những đặc tính khác nhau).

Sự khởi thảo mục sau cuối nầy gồm có ba khía cạnh, đó là ba tiêu chuẩn phân biệt đặc tính của giáo pháp. Tiêu chuẩn thứ nhất khảo nghiệm đặc tính của lời Phật thuyết ra liên quan đến câu hỏi ‘căn tánh chúng sinh hòa nhập hoặc là không hòa nhập’, hướng về Tam Thừa (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát) hợp nhất với Phật Thừa hoặc không hợp nhất với Phật Thừa. Tiêu chuẩn thứ hai khảo sát đặc tính của lời Phật liên quan đến việc Thế Tôn đã dùng cùng một phương pháp liên tục hoặc không dùng cùng một phương pháp liên tục để thuyết giáo và hướng dẩn chúng sinh từ đầu đến cuối. Tiêu chuẩn thứ ba khảo sát đặc tính của giáo pháp liên hệ đến câu hỏi có phải rằng Thế Tôn như bậc Thầy và những môn đồ của Ngài đã từng chứng nhập Chân Như trong vô lượng thời gian trong quá khứ không thể tính kể thuộc Bản môn. Ba tiêu chuẩn trên phơi bày đặc tính của lời Phật được miêu tả như sau :

5.1 Hòa nhập hoặc không hòa nhập

Đây là tiêu chuẩn thứ nhất hiển bài những đặc tính của lời Phật liên quan đến việc căn tánh hòa nhập hoặc không hòa nhập. Giáo pháp của Thế Tôn được thuyết ra vào năm giai đoạn, và năm giai đoạn nầy được sánh với năm vị : sữa, kem, sữa đặc, chất bơ, và chất đề hồ. Lời Phật thuyết ra được xếp vào ba loại : Đốn giáo, Tiệm giáo, và Bất Định giáo.

5.1.1 Phân loại giáo pháp Thế Tôn thành năm thời giáo

i. Thời pháp đầu tiên được sánh với ‘khi mặt trời lên, đầu tiên chiếu rạng đỉnh núi cao nhất’(21), được định nghĩa như Đốn, tương tự với vị sữa. Gọi là Đốn bởi vì giáo pháp trong giai đoạn nầy mang chân lý sâu thẳm ( được Thế Tôn chứng đắc dưới cội Bồ Đề), đó là giáo pháp Đại Thừa dành dạy hàng Bồ tát. Bởi vì chỉ có bậc Bồ tát thượng căn mới có khả năng hấp thụ tức thời chân lý mà không cần phải đi qua những thứ lớp chuẩn bị khác. Mặc dù bậc Thanh Văn hiện diện, họ không hiểu được Đốn giáo, và tự cô lập. Vì giáo pháp nầy không được nghe và khởi dụng đối với bậc Thanh Văn, nên vẫn còn là Đốn giáo.

ii. Thời pháp thứ hai được sánh với ‘mặt trời chiếu soi đến những thung lũng sâu, được định nghĩa như Tiệm, tương tự với vị kem. Đối nghịch với Đốn, Tiệm giáo là những lời Phật mang theo một phần chân lý hoặc cung ứng cho Thanh văn thừa hoặc Đại thừa, với mục đích chuẩn bị cho thính chúng tiếp cận chân lý tối thượng. Phương pháp nầy gồm ba thứ bậc từ thấp lên cao. Ba thứ bậc nầy là giai đoạn thứ hai thời A Hàm, giai đoạn thứ ba là Phương Quảng, và giai đoạn thứ tư là Bát Nhã.
Về việc các bậc Thanh văn không nhận được pháp yếu trong thời pháp thứ nhất, ví như kẻ điếc và ngu si, Thế Tôn, trong thời pháp thứ hai, giảng dạy họ về Tạng giáo, Tiệm giáo chỉ dành cho Thanh văn. Mặc dù các bậc Đại thừa hiện diện, các vị nầy cũng không được các vị Thanh văn nhận ra. Vì thế Tôn chưa chỉ dạy về sự vô phân biệt giữa Thanh văn thừaĐại thừa, các bậc Đại thừa vẫn còn phân biệt họ với các bậc Thanh văn, và không ghi nhận giá trị của Thanh văn thừa. Vì giáo pháp nầy có bản tánh dành cho Thanh văn thừa, nên vẫn là Tiệm giáo.

iii. Thời pháp thứ ba sánh với ‘mặt trời chiếu soi đất bằng’, cũng được định nghĩa là Tiệm ( bởi vì giáo pháp trong giai đoạn nầy vẫn còn mang theo một phần chân lý), tương tự với vị sữa đặc. Tuy nhiên, mục đích của thời pháp nầy là để soi thủng vào Thanh văn thừa đưa đến Đại thừa, làm sáng tỏ rằng giáo pháp trước đó chỉ là giáo pháp tương đối. Vì vậy, Trí Khải gọi là ‘Đốn và Tiệm cùng có mặt’.

iv. Thời giáo thứ tư sánh với thời gian gần trưa khi mặt trời tỏa sáng hơn. Đây là lúc ‘ người lớn được lợi ích từ ánh sáng và trẻ con ( sinh ra dưới 7 ngày) hại thị giác ( nếu nhìn thẳng vào mặt trời).’(22)
Cũng vậy, thời giáo nầy được gọi là Tiệm giáo ( vì Thế Tôn vẫn chưa tuyên thuyết Chân Nhưsự giải thoát cho tất cả chúng sinh), sánh với chất bơ. Ý nghĩa của thời giáo nầy nhấn mạnh vào sự vô phân biệt giữa Đại thừaThanh văn thừa. Trí Khải đặt tên là ‘giải thích giáo nghĩa Đại thừa nhưng bao quanh Thanh văn thừa’, như ‘Đốn giáo và Tiệm giáo không trái nghịch nhưng tán trợ lẫn nhau.
v. Thời giáo thứ năm sánh với thời gian khi ‘mặt trời chiếu soi chan hòa trên khắp các cõi đất’(23). Giai đoạn nầy được định nghĩa là ‘Tiệm và Viên’, sánh với vị đề hồ. Viên có nghĩa rằng giáo pháp Thế Tôn chuyển đạt Chân Như trên một Phật thừa. Bởi vì đây là giai đoạn hợp nhất Thanh văn thừaĐại thừa (Tiệm giáo hoán đổi vào Viên giáo), nên gọi là Tiệm và Viên. Như kết quả đến từ sự hoán chuyển nầy, không phải chỉ có vô phân biệt giữa Đốn giáoTiệm giáo, mà cả hai hòa tan và hợp nhất vào nhau khi bản hoài của Thế Tôn được hiển lộ. Đó là, cả hai Đốn và Tiệm giáo cùng là phương tiện hướng dẩn chúng sinh đạt đến tánh Phật. 
Phần trên là phần nói về những đặc tính của pháp Phật qua năm giai đoạn liên quan đến câu hỏi Đốn và Tiệm giáo (Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát như Tam thừa) hoặc hội nhập hoặc không hội nhập. Trong phần sau đây, Trí Khải quán sát lời Phật trên phương diện phương pháp. Bốn phương pháp được liệt kê liên quan đến Đốn và Tiệm giáo.

5.1.2 Phân loại pháp Phật qua bốn phương pháp

Nếu Đốn và Tiệm giáo được nhìn riêng rẽ, theo Trí Khải, những giáo pháp nầy có đặc tính như hiển lộ, có những phận sự khác nhau một cách rõ ràng. Phương pháp dùng trong Đốn giáo chỉ dành cho bậc Bồ tát thượng căn, vì những vị nầy có thể nắm bắt được chân lý ngay tức khắc. Phương pháp dùng trong Tiệm giáo cung ứng cho cấp bậc Tam Thừa, từng bước một, từ đó họ có thể bình đẳng nhận ra chân tánh. Tuy nhiên, khi hai phương pháp nầy liên quan đến nhau, có thể được nhìn rằng Tiệm giáo có mặt trong Đốn giáo, và Đốn giáo có mặt trong Tiệm giáo. Trí Khải đặt tên phương pháp nầy là ‘Hiển lộ và Bất định’ (Exoteric and Indeterminate). Khi phương pháp nầy được sử dụng, thính chúng có thể nhận được Tiệm giáo khi phương pháp đốn được dùng, hoặc nhận được Đốn giáo khi phương pháp tiệm được dùng. Phương pháp sau cuối là ‘Bí mật Bất định’, Thế Tôn đồng thời chỉ bày Đốn và Tiệm giáo cho tất cả thính chúng khắp mười phương. Có thể là điều ẩn đối với một số người ở chỗ nầy và hiển đối với một số người ở chỗ khác. Tháo mở và đáp ứng với Đốn pháp hoặc Tiệm pháp, thính chúng thường không nhận ra rằng thật sự họ đang nghe hai giáo pháp khác nhau. Tóm lại, có bốn phương pháp được dùng trong giáo pháp Thế Tôn : Đốn, Tiệm, Bí Mật, và Bất Định.(24)

Xác định bốn phương pháp giáo hóa, Trí Khải quán chiếu giáo lý kinh Pháp Hoa trên phương diện phương pháp. Kinh Pháp Hoa có những đặc tính như sau :

i. Hiển mà không Mật. Giáo pháp Thế Tôn ‘Hiển’ có nghĩa rằng chân lý được thuyết giảng trực tiếp hoán chuyển những khác biệt của Tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát), từ đó, Tam thừa có thể hiểu được rằng tánh Phật là mục tiêu duy nhất cho con đường giải thoát. Trái với ‘Hiển’, chữ ‘Mật’ ở đây mang nghĩa phủ định, với ý nghĩa rằng một số lời dạy của Thế Tôn chỉ có thể được một số thính chúng thông hiểu, và không đạt được mục tiêu phổ độ.

ii. Tiệm và Đốn mà không Tiệm và Tiệm. Tiệm và Đốn có nghĩa viên dung và hợp nhất, vì ở đây đã đưa ra cả hai. ‘Tiệm’ có nghĩa rằng hoán chuyển Tam thừa, và Đốn có nghĩa viên dung Tam thừa về Phật thừa. Khi Tam thừa hội nhập được vào Phật thừa, Tam thừa không còn tương đối, nhưng là tuyệt đối. Dung hợp những khác biệt dưới một Phật thửa là bản hoài của Thế Tôn về việc phổ độ chúng sinh. ‘Tiệm và Tiệm’ có nghĩa không toàn vẹn, bởi vì khi Tiệm giáo chưa được hoán chuyển thành giáo pháp tối thượng, vẫn còn là tiệm thì chưa đóng được vai trò biểu thị lời dạy sau cuối của Phật.

iii. Hợp nhất mà không là không hợp nhất. ‘Hợp nhất’ là sự dung hòa Tam thừa, và ‘Không hợp nhất’ tức Tam thừa chưa được hoán chuyển. Khi Tam thừa hợp nhất vào một Phật thừa, trở thành mục tiêu sau cùng của giáo pháp Thế Tôn.

iv. Vị đề hồ mà không là bốn vị khác. Viên giáo được sánh với vị sau cùng trong năm vị sữa, mang ý nghĩa chân lý tối thượng. Bốn vị sữa trước hẳn nhiên không phải là cứu cánh, vì vậy chỉ có nghĩa tương đối.

v. Xác định mà không Bất định. ‘Xác định’ có nghĩa rằng khi Thế Tôn nói rõ bản hoài của Ngài về việc phổ độ chúng sinh, tất cả thính chúng đều có thể hiểu được như nhau. Hiển nhiên, nếu thính chúng khác nhau hiểu giáo pháp Thế Tôn khác nhau ( bất định), mục tiêu Phật tánh sau cùng không thể đạt đến. Điều nầy bởi vì những lối hiểu khác nhau đưa đến kết quả chứng đắc khác nhau, không phải là trùm khắp. Mục tiêu của Phật tánhphổ độ tất cả chúng sinh

Trong phần trên, với sự diễn tả những đặc tính của giáo pháp Thế Tôn qua năm thời giáo và bốn phương pháp, kinh Pháp Hoa là thời pháp sau cùng của Phật, là giáo pháp vượt trên tất cả những bản kinh khác. Trước hết, lời Phật qua năm giai đoạn (sánh với năm vị sữa) có thể được chia ra Đốn, Tiệm, và Bất định. Chỉ khi nào không còn sự phân biệt giữa Đốn và Tiệm thì giáo pháp đó được Trí Khải nhìn như Viên giáo. Vì thế, giáo nghĩa Pháp Hoa sánh với vị đề hồ sau cuối, mang đặc tính ‘Tiệm và Viên’ chỉ sự toàn hảo vì hợp nhất Tam thừa vào Phật thừa (Đốn và Tiệm giáo hòa tan và hợp nhất). Thứ hai, lời Phật liên quan đến phương pháp được phân ra bốn loại : Hiển, Mật, Bí mật, và Bất định. Vì giáo nghĩa Pháp Hoa được quán chiếu qua phương pháp, Trí Khải cho rằng Pháp Hoa có các đặc tính Hiển, Tiệm và Đốn, dung hợp, vị đề hồ, và xác định, cũng chỉ cho sự toàn hảo.

5.2 Hoàn thành giáo pháp Thủy và Chung

 Đây là tiêu chuẩn thứ hai hiển lộ đặc tính pháp Phật trong câu hỏi Thế Tônliên tục dùng cùng phương pháp để giảng dạy và hướng dẩn chúng sinh từ thủy chí chung. Điều Trí Khải muốn nêu lên rằng chỉ có kinh Pháp Hoa có được đặc tính của một giáo pháp liên tục. Trong khi những cách thức giáo hóa khác là sự bắt đầu của giáo pháp (không có phần cuối), sự kiện rằng tất cả chúng sinh có thể bình đẳng đạt đến tánh Phật được nói đến trong kinh Pháp Hoa chỉ rõ sự chung kết của pháp Phật ( tự động bao gồm chổ khởi đầu). Trí Khải nhấn mạnh rằng những bản kinh khác không đề cập đến bản hoài giáo pháp của Như Lai, và vì vậy không chỉ ra phần chung kết và giáo pháp viên mãn. Bản kinh Pháp Hoa, tuy nhiên, tuyên thuyết rằng mục đích Thế Tôn dùng những phương pháp giáo hóa khác nhau là để phát huy khả năng của chúng sinh tiếp nhận Thể tánh và đưa đến giải thoát sau cùng. Giáo pháp nầy viễn mãn từ đầu đến cuối, đó là, những bài thuyết giảng vào giai đoạn đầu của Thế Tôn được giải thích như chứa đựng mục đích sau cuối là hướng dẩn chúng sinh hướng đến tánh Phật, và những bài thuyết giảng sau cùng giúp chúng sinh đạt được Phật tánh.

5.3 Gần đây hoặc không gần đây

 Đây là tiêu chuẩn thứ ba hiển lộ đặc tính của giáo pháp Thế Tôn liên quan đến câu hỏi có phải Thế Tôn như một bậc Thầy và các môn đồ của Ngài đã chứng nhập Chân Như thuộc Bản môn trong vô lượng thời gian không tính kể. Điều nầy để nói rằng sự chứng đắc của Đức Thích Ca Mâu Nimôn đồ là những bậc Thanh văn thị hiện vừa qua thuộc về Tích môn. Những môn đồ nầy thật sự là những vị Bồ Tát, và mang tên Thanh văn chỉ như một phần trong Bồ Tát hạnh.(25) Bằng cách so sánh kinh Pháp Hoa với những bản kinh khác, ba sự khác biệt liên hệ đến Trí được Trí Khải nêu lên trong tương quan giữa chân lý tương đốichân lý tuyệt đối như sau:

(1) Từ những bản kinh khác, được biết rằng Thế Tôn đạt được Thực Trí (Shih Chih) dưới cội cây Bồ Đề trong kiếp hiện tại. Từ đó, Ngài bắt đầu sử dụng những phương tiện thiện xảo, đó là Trí liên quan đến chân lý tương đối dùng để giảng dạy và chuyển hóa chúng sinh. Tuy nhiên, kinh Pháp Hoa tiết lộ sự kiện rằng Thế Tôn đã viên thành trí tuệ vô lượng kiếp lâu xưa, đó là sự chứng đạt Phật tánh thuộc Bản môn trong thời gian không tính kể, và tất cả những hoạt dụng sau nầy là những hiển lộ từ Phật tánh Bản môn nầy.

(2) Trong những bản kinh khác, các môn đồ Nhị Thừa (Thanh vănDuyên giác) bị loại bỏ trên con đường đưa về Chân Như và khả năng ứng dụng Trí thuộc chân lý tương đối. Tuy nhiên, trong kinh Pháp Hoa nói rõ ràng rằng trong quá khứ, kinh Pháp Hoa được Phật trùng tuyên biết đã bao lần, và vô số môn đồ Nhị Thừa đã được lợi ích từ kinh Pháp Hoa. Điều nầy để nói rằng từ lâu xưa các vị nầy đã đạt đến thứ Trí liên quan đến chân lý tuyệt đối và đã hiểu cách ứng dụng thứ Trí liên quan đến chân lý tương đối.

(3) Không hề có bất cứ một điểm nhỏ nào nói rằng Thế Tôn đã thuyết giáo và chuyển hóa chúng sinh trước khi chứng đắc dưới cội cây Bồ Đề, ngoại trừ trong kinh Pháp Hoa. Kinh Pháp Hoa tiết lộ sự kiện rằng Trí Nhị Đế liên quan đến chân lý tương đốichân lý tuyệt đối đã hiện hữu từ khi Thế Tôn chứng đắc Phật tánh tự lâu xưa, đã hoán chuyển vô lượng Bồ tát trước thời gian thị hiện chứng đắc dưới cội cây Bồ Đề trong kiếp nầy.

Trong phần nói về ‘đặc tính của giáo pháp’, những đặc tính của giáo pháp Thế Tôn trước hết hiển lộ sự hòa nhập hoặc không hòa nhập, trong đó Trí Khải phân loại giáo pháp thành năm giai đoạn và bốn phương pháp. Thứ hai, hiển lộ thủy và chung, trong đó chủ đề quan trọng là thể tánh Phật với sự phổ độ chúng sinh, và nói rõ giáo pháp Thế Tôn liên tục và đầy đủ từ thủy chí chung. Thứ ba, hiển lộ thời gian chứng đắc gần đây hoặc không phải là gần đây, trong đó, Trí Khải nói rõ rằng Trí liên quan đến sự thật tuyệt đối đã được Thế Tônmôn đồ chứng đạt từ vô lượng thời gian đã qua. Từ ba tiêu chuẩn hiển bài những đặc tính giáo pháp Thế Tôn, Trí Khải có thể mang ra ánh sáng sự siêu việt của bản kinh Pháp Hoa. Giáo nghĩa Pháp Hoa siêu việt bởi vì Pháp Hoagiáo pháp sau cùng của Thế Tôn được thuyết ra trong giai đoạn cuối theo niên đại, và bởi vì Pháp Hoagiáo lý viên diệu trong việc hoán chuyển Tam thừa vào một Phật thừa với mục đích phổ độ. Sâu xa hơn, giáo nghĩa Pháp Hoa siêu việt bởi vì dùng ‘Hiển’ là cái trực tiếp hiển lộ Chân Như; dùng ‘Tiệm và Đốn’ hướng dẩn chúng sinh đạt đến thể tánh; dùng ‘hợp nhất’ để xác định giá trị của tất cả Tam thừa; dùng ‘vị đề hồ’ để nói về chân lý tuyệt đối khác với chân lý tương đối; và dùng ‘xác định’ để chuyển đạt bản hoài phổ độ của Thế Tôn.

Để kết luận đề mục thứ nhất, ‘Định Nghĩa Giới Thiệu’, Ngũ Huyền như một phương tiện quán sát nghiêm túc trong việc chú giải kinh Pháp Hoa được giới thiệu trong đề mục nầy. Mục đầu tiên là ‘Danh’, ‘Thích Danh’ là diễn bày pháp vi diệu đã được Thế Tôn thuyết ra. Diệu pháp nầy liên quan đến Tam Đế như một toàn thể hội nhập, phản ảnh thực tại : thực tại gồm cả hai Không và Giả, và đây là Trung Đạo. Mục thứ hai là ‘Thể’, ‘Hiển Thể’ nói lên rằng Chân Như là nền tảng giáo pháp Thế Tôn, và là thể tánh Pháp Hoa. Chân Như nầy có đặc tính Trung Đạo như không cực đoan, không phân biệt, và thâm nhập khắp nơi, nói lên rằng Không và Giả đồng nhất. Mục thứ ba là ‘Tông’, ‘Minh Tông’ cho thấy rằng nhân quả Phật tánhgiáo pháp thiết yếu, bởi vì nhân quả Phật tánh thành tựu toàn thể giáo pháp. Mục thứ tư là ‘Dụng’, ‘Luận về Dụng’ chỉ rõ rằng hoạt dụng từ trí Phật có thể chiếu soi chân lý và làm lợi ích chúng sinh. Mục thứ năm là ‘đặc tính của giáo pháp’. ‘phân loại giáo pháp Thế Tôn’ là trình bày các phương pháp thuyết giáo có hệ thống. Tóm lại, Ngũ Huyền là phương tiện của Trí Khải dùng để đưa ra một cách chi tiếtthâm viễn những đặc tính của pháp Phật qua năm khía cạnh (i) giáo lý vi diệu Thế Tôn thuyết ra, (ii) Chân Như Thế Tôn hướng về, (iii) nhân quả của Phật tánh Thế Tôn hiển lộ trong yếu pháp, (iv) Phật trí Thế Tôn sử dụng trong giáo pháp, (v) những đặc tính khác nhau như kết quả của giáo pháp.

II ‘Dẩn Chứng’: Hợp Hóa Ngũ Huyền (T33, 684a-c)

Đây là đề mục thứ hai trong Ngũ Huyền. Trí Khải thấy rằng những đoạn kinh dẩn chứng khiến cho thính chúng tăng thêm tin tưởng. Trí Khải dẩn những đoạn kinh văn trong Pháp Hoa và minh chứng rằng Ngũ Huyền (Danh, Thể, Tông, Dụng, và Giáo) không phải do Đại Sư sáng tạo ra, mà đã có sẳn trong kinh Pháp Hoa. Đây là đường lối tiêu biểu của người Trung Hoa khi diễn bày tư tưởng của mình, tác giả thường nói rằng đến từ ý tưởng của người xưa. 

III ‘Sinh Khởi’ : Giải thích thứ tự của Ngũ Huyền (T33, 684c-685a)

 Đây là đề mục thứ ba trong Ngũ Huyền. Trí Khải nói rằng sinh khởi làm cho thính chúng chú tâm, do đó tịnh tâm phát sinh. Mục đích của Ngũ Huyền được Trí Khải biểu trưng như một định lượng vượt bậc. Đề mục nầy nối tiếp đề mục kia : Mục trước là một bước cần thiết đưa đến mục sau. Trí Khải cắt nghĩa :

‘Danh là để gọi Pháp. Pháp đồng nhất với Thể. Khi Thể được nhận ra qua Danh, Thể sẽ không được thông đạt nếu không có Tông. Khi Thể được thông đạt, tức thời trở nên toàn hảo. Từ Thể sinh Dụng. Dụng tạo được lợi íchbao gồm trí. Bởi vì có hằng muôn lợi ích, điều cần thiết là phải phân biệt đặc tính của giáo pháp’ (26)

Đoạn văn nầy có nghĩa rằng cần có tên là để gọi Pháp ( thực tại trong Phật giáo), bởi vì để diễn đạt Pháp, ngôn ngữ là một phương tiện không thể bỏ qua. Khi Pháp mang tên gọi, Pháp có thể được đọc và đưa con người nhận ra thể tánh, bởi vì Pháp như thực tạithể tánh theo kinh Pháp Hoa. Tuy nhiên, Thể Tánh nầy tức Thể Tánh Chân Như được nhìn như tuệ Phật. Tuệ Phật là kết quả của Tông (Phật hạnh và sự chứng đắc Phật tánh như nhân và quả). Chỉ khi nào Tông được nhận ra, Thể như Chân tánh được hiểu và nhận ra. Bởi vì Thể bao gồm tất cả thực tại, Thể là viên dung. Thể tròn đầy đưa đến cái Dụng tròn đầy. Điều nầy nói lên rằng lực dụng đến từ tri kiến của con người, và liên hệ với Chân Như. Bởi vì khi Thế Tôn chứng đắc Chân Như, trí Phật hội nhập với Chân Như phát huy năng lực hoàn thành mục tiêu cứu độ chúng sinh. Kết quả của sự thực chứng hoạt dụng trong việc giải thoát chúng sinh nầy, thuyết ra giáo pháp, đưa đến muôn vàn lợi ích. Vì lợi ích chúng sinh, có nhiều loại giáo thuyết khác nhau nên cần phân loại những giáo pháp nầy để nhận biết giá trị của tất cả những lời Phật thuyết ra.

IV ‘Khai Hồi’: Phân tích ý nghĩa phong phú của Ngũ Huyền
(T33, 685a-b)

Đây là đề mục thứ tư nhằm phân tích Ngũ Huyền.Trí Khải nói rằng khai hồi giúp người tu đến được với trí tuệ với phương thức phân tích và tóm kết những chỗ dị đồng trong những giáo lý khác nhau. Ba thể loại được liệt kê, qua đó nội dung phong phú của Ngũ Huyền được thấy với những khía cạnh khác nhau: (1) Năm quy nguyên, (2) mười Tam pháp, (3) tỷ dụ với thân thể người.

(1) So sánh Ngũ Huyền với năm khái niệm quy nguyên

Đây là sự so sánh thứ nhất, qua đó, Ngũ Huyền được khảo sát trong ánh sáng của từng khái niệm, đó là, sự và lý, giáo và hành, nhân và quả, tự giácgiác tha, nói và lặng thinh. Năm quy nguyêntoát yếu của Trí Khải về những giáo thuyết khác nhau của Thế Tôn. (i) khái niệm quy nguyên ‘sự và lý’ có thể tóm lược giáo lý Phậtgiáo lý được Thế Tôn thuyết ra hướng về hiện tượng như Thế Tục Đế và lý như Thể Tánh. (ii) khái niệm quy nguyên ‘giáo và hành’ có thể tóm lược những phần chính dựng lập nên Phật giáo, bởi vì Phật giáogiáo lý của Phật và sự hành trì của người tu để đạt đến giải thoát theo giáo lý được nghe.(iii) khái niệm quy nguyên ‘nhân và quả’ có thể tóm lược bản tánh của Phật giáo, bởi vì cái Phật giáo liên hệ không gì khác hơn là hành trì để đạt đến giải thoát như nhân và giải thoát như quả. (iv) khái niệm quy nguyên ‘tự giác và giác tha’ có thể tóm lược Phật giáo về mặt Dụng, bởi vì tự giáctrí tuệ thâm nhập chân lý, và giác thatrí tuệ làm lợi ích cho người.(v) khái niệm quy nguyên ‘nói và lặng thinh’ có thể tóm lược phương pháp thuyết giáo của Thế Tôn, bởi vì cả hai nói và không nói đều nhắm vào mục đích giảng dạy và chuyển hóa người. Vì năm loại quy nguyên nầy hiển lộ những khía cạnh khác nhau của Phật giáo, cùng chung, trình bày giáo thuyết Phật như một toàn thể, và vì vậy, ít nhiều liên hệ đến từng phần trong Ngũ Huyền. 

Theo Trí Khải, (i) ‘Thích Danh’ luận tổng quát về khái niệm quy nguyên của sự và lý, giáo và hành, nhân và quả, nói và lặng thinh. (ii) ‘Hiển Thể’ chỉ luận về lý, không liên quan đến giáo và hành, nhân và quả, tự giácgiác tha, nói và lặng thinh.(iii) & (v) ‘Minh Tông’ và ‘Luận Dụng’ chỉ nói về sự, liên quan đến hành trì. Với nhân và quả, ‘Tông’ liên quan đến nhân và quả của tự giác, và ‘Dụng’ liên quan đến nhân quả giác tha. Nhìn về tự giácgiác tha, ‘Tông’ liên quan đến tự giác, và ‘Dụng’ liên quan đến giác tha. Nhìn về nói và lặng thinh, ‘Tông’ liên quan đến lặng thinh, và ‘Dụng’ liên quan đến nói. (v) ‘Đặc tính của giáo pháp’ phân biệt sự và lý. Với giáo và hành, ‘Giáo’ chỉ liên quan đến giáo thuyết. Với nhân và quả, ‘Giáo’ phân biệt nhân quả khác nhau. Với tự giácgiác tha, ‘Giáo’ phân biệt tự giác với giác tha, lặng thinh với nói.

1. So sánh Ngũ Huyền với Tam Pháp

Đây là sự so sánh thứ hai, trong đó mười loại Tam Pháp (27) được dẩn chứng để biểu trưng Ngũ Huyền. Tuy nhiên, ở đây Trí Khải chỉ đưa ra ba loại Tam Pháp (Tam Quỹ Phạm), (Tam Chướng) , và (Tam Đức) (28) . Cái Trí Khải muốn nói khi trưng dẩn mười loại Tam Pháp là Ngũ Huyền chính là phương tiện hữu hiệu dùng để chú nghĩa những bản kinh Phật, vì mười loại nầy trình bày yếu giáo của Thế Tôn liên hệ đến nhân quả của Phật tánh. Đặc biệt, (i) ‘Thích Danh’ diễn tả tổng quát Tam Quỹ Phạm, Tam Chướng, và Tam Đức (28).(ii), (iii) & (v) Thể, Tông, và Dụng khai mở và hợp nhất Tam Quỹ Phạm, Tam Chhướng, và Tam Đức. (v) Đặc tính của giáo pháp phân biệt Tam Đạo, Tam course, và Tam Đức.

2. So sánh Ngũ Huyền với thân người

Đây là sự so sánh thứ ba về Ngũ Huyền, nói đến sự đầy đủ của Ngũ Huyền trong việc phân tích pháp Phật như một toàn thể. Thân người sánh với ‘Danh’, vì danh chỉ ra những đặc tính chung của giáo pháp Phật. Bốn mục còn lại chỉ những đặc tính riêng của giáo pháp Phật. Trí Khải nói rằng Thể sánh với Thức, Tông sánh với Sanh Mệnh, Dụng sánh với Sức Nóng, và Đặc tính của giáo pháp sánh với Tâm Phân Biệt.

Phần trên là sự phân tích của Ngũ Huyền với ba tỷ dụ. Với sự so sánh thứ nhất, Trí Khải nói rằng Ngũ Huyền được dùng để giải thích năm khái niệm quy nguyên : sự và lý, giáo và hành, nhân và quả, tự giácgiác tha, nói và lặng thinh. Với sự so sánh thứ hai, Trí Khải dùng Ngũ Huyền để trình bày yếu tính của giáo pháp Phật như nhân quả của Phật tánh. Với sự so sánh thứ ba, Trí Khải dùng Ngũ Huyền để diễn tả những đặc tính chung và riêng của giáo pháp Phật. Vì vậy, qua ba sự so sánh nầy, Ngũ Huyền được chứng minhphương tiện hữu hiệu trong việc làm hợp nhất những giáo lý Phật giáo khác nhau, chú nghĩa kinh Phật, và phân tích giáo pháp Thế Tôn như một toàn thể.

VLựa Chọn : Làm sáng tỏ những nghi ngờ của thính chúng
(T33, 685 b-c)

Đây là đề mục thứ năm trong sự phân tích về Ngũ Huyền. Trí Khải nói rằng so lường giúp người tu khai mở trí tuệ bằng cách làm sáng tỏ những câu hỏi của thính chúng. Những câu hỏi về sự chú giải kinh Pháp Hoa được trả lời. Trí Khải nói rằng lý do dùng Ngũ Huyền là để giải thích toàn thể giáo điển của Phật, vì Ngũ Huyền giúp người tu thấy được những đặc tính chung có sẳn trong tất cả những bản kinh cũng như đặc tính riêng của mỗi bản kinh. Trí Khải nói :

‘ ( Áp dụng Ngũ Huyền để chú nghĩa tất cả những giáo điển Phật bởi vì) nếu mỗi bản kinh được giải thích riêng rẻ, người tu có thể chỉ thấy được đặc tính riêng mà không thấy được đặc tính chung. Ngay đây, khi năm ý nghĩa được đưa ra cùng lúc, (hành giả) sẽ thấy được đặc tính chung mà không mất đi đặc tính riêng’ (29)

VI ‘Quán tâm’: Hợp nhất năm phần qua phương tiện quán tâm 
(T33, 685c- 685a)

 Đây là mục thứ sáu phân tích về Ngũ Huyền. Trí Khải nói rằng quán tâm giúp người tu liên tục có được một cái tâm chuyên chú thu thập trí tuệ và đưa đến thực hành. Thật sự, năm đề mục trên cũng không ngoài quán tâm. Vì vậy, ‘quán tâm’ theo đó gồm có năm phần như sau :

1. Quán Tâm qua ‘Định Nghĩa Giới Thiệu’ (T33, 685c)

Sự tương hợp giữa Quán Tâm và Ngũ Huyền như sau :
Với Danh, ‘Tâm được gọi là vô sinh cũng vô diệt’ (30)
Với Thể, ‘Tâm là Chân Như (31)
Với Tông, ‘khởi quán là nhân, thành tựu quán chiếu là quả’ (32)
Với Dụng, ‘vì quán tâm, tà kiến không sinh khởi’ (33)
Với Đặc tính giáo pháp, ‘(bởi vì quán tâm) Tâm pháp và sự ô nhiểm, hoặc giống hay khác, tất cả đều được biến dạng và thay đổi. Vì thế, (giáo pháp) được gọi là quán tâm’ (34) .

2. Quán Tâm qua ‘Dẩn Chứng’ (T33, 685c)

Đoạn văn liên hệ đến quán tâm trong bản kinh được Trí Khải đưa ra trong đề mục thứ hai ‘Dẩn Chứng’. Sự trích dẩn trong Đại Trí Độ Luận về bốn trong năm nhóm (35) gọi là Danh, và Tâm chỉ là một cái tên, chống đở cho tư tưởng của Trí Khải khi nói rằng Tâm chỉ là tên gọi. Sự trích dẩn từ kinh Đại Niết Bàn về khả năng quán bản tánh của Tâm là tối thượng Thiền Na (36) giữ vững ý tưởng của Trí Khải cho rằng tâm là Thể. Sự trích dẩn từ kinh Đại Niết Bàn rằng với tâm, có thể đạt đến Vô Thượng Bồ Đề (37), đồng với ý tưởng của Trí Khải Tâm là Tông. Sự trích dẩn từ kinh luận (I Chiao Ching Lun) rằng giữ vững Tâm, người tu có thể hoàn thành tất cả mọi sự như Trí Khải nói rằng Tâm là Dụng. Sự trích dẩn từ Đại Trí Độ Luận rằng không một pháp nào trong tam giới mà không phải là sản phẩm của Tâm (38) giống như Trí Khải nói Tâm nằm trong đặc tính của giáo pháp

3. Quán tâm qua ‘Sinh Khởi’ (T33, 685c)

Với đề mục Sinh Khởi thứ ba, Trí Khải giải thích tiến trình quán tâm tương hợp với Ngũ Huyền như thế nào:

‘ Nhìn về quán tâm qua ‘sinh khởi’, Tâm là cái nền để quán tâm. Từ cái tâm năng quán, có cái được quán. Bởi vì sự quán chiếu phối hợp với những thực tại khách quan, ( người tu) đạt đến giải thoát tự tâm. Tự nhiên, vì một ý tưởng được tháo mở, có thể khến cho tất cả ý tưởng được tháo mở. Bởi vì sự phân biệt giữa cái dụng liên tục hoặc gián đoạn, lớn hoặc nhỏ, sự phân biệt nầy là đặc tính của giáo pháp.’(39)

Trong đoạn văn trên, điều Trí Khải muốn nói quán tâm là nền tảng khiến người tu đạt đến Cảnh như thực, và cảnh thì mang tên gọi. Vì vậy, Tâm có thể liên hện dến ‘Danh’. Qua quán tâm, người tu có thể thông đạt chân lý khách quan và chứng đắc giải thoát. Vì vậy, Tâm liên hệ đến Tông, ‘đại và tiểu dụng’ có nghĩa rằng Tâm liên quan đến Thể. ‘Sinh khởi liên tục hoặc rời rạc có nghĩa rằng Tâm liên quan đến Dụng. Phân biệt những cái dụng khác nhau của Tâm liên quan đến đặc tính của giáo pháp.

4. Quán Tâm qua Khai Hội (T33, 685c - 686a)

Với đề mục thứ tư, khai hội, đó là, một sự phân tích và xem xét đào sâu, hai mặt của Tâm được đưa ra với một toát yếu giám định cẩn trọng (hồi) và phân tích đặc thù (khai) :

(1) Hội là đặt Tâm như một nền tảng. Với Trí Khải, quán tâm là ‘nhìn Tâm như nền tảng của vạn pháp’. Điều nầy bởi vì tâm hành tạo ra hạt giống nghiệp, từ đó phiền não sinh khởi. Tâm cũng là cái có trong vạn pháp hoặc thực tại. Trong hệ thống của Trí Khải, Thập Như ThịThập Pháp Giới diển bày tất cả thực tại. Vì Thập Pháp Giới là sự biểu thị của toàn thể vũ trụ và được ôm trọn trong tâm, tâm có thể được nhìn như là vũ trụ.

(2) Khai là nhìn Tâm như Thể, Tông, và Dụng. Theo Trí Khải, có ba loại Tâm : (1) phiền não tâm, gồm có ba sự nốt tiếp của vô minh, vọng dục, và trói buộc. (2) khổ tâm như quả gồm có bảy sự liên hệ của thức, danh sắc, lục căn (40), xúc, thọ, sinh, lảo tử, và (3) nghiệp tâm gồm có tác ýhiện hữu. Khi ba loại tâm nầy trở về với Pháp Thân, trí tuệ, và giải thoát, thì được nhìn như Thể, Tông, và Dụng. Trí Khải nói rằng nếu tâm khổ đồng nhất với Pháp Thân, tâm trở thành tâm thể. Nếu tâm phiền não đồng nhất với trí tuệ Bát Nhã,, tâm trở thành tâm tông. nếu tâm của nghiệp được giải thoát, tâm trở thành tâm dụng. ‘Đặc tính của giáo pháp’ liên hệ đến tâm là cái nhìn trùm khắp cả hai mặt khai và hồi. Khi tâm phân biệt (đó là mặt khai) liên hệ đến mười hai nhân duyên, sáu cõi (địa ngục, nga quỷ, súc sanh, a tu la, người và chư thiên) sinh ra. Điều nầy bởi vì sự phân biệt của tâm đến từ sự vô minh của chúng sinh, tạo ra mười hai sợi dây xích của nhân duyên, và ràng buộc chúng sinh trong sáu cõi. Chỉ khi nào tâm yên tịnh, không còn phát khởi phân biệt (mặt hồi), chúng sinh có thể ra khỏi vô minh. Theo đó, bốn vị thánh hiền (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, và Phật) hiện diện.

5. Quán tâm qua ‘lựa chọn’ (T33, 686a)

Nhìn về đề mục thứ năm ‘lực chọn’, sự quán trọng của quán tâm được nhấn mạnh. Trí Khải nói rõ rằng kiến thứctrí tuệ là những cái không thể bỏ qua. Hai mặt nầy rất hiển nhiên trong giáo pháp Thế Tôn, là bậc đã bình đẳng nhìn hai loại chúng sinh :

‘Đối với những học giả, Thế Tôn thuyết về hình tướng của hiện tượng, với những người tu tập thiền định, Thế Tôn thuyết về cách quán tâm.’ (41) 

Điều Trí Khải muôn nói là chú trọng vào phương pháp quán tâm, cả hai mặt nghe và trí tuệ sẽ cùng phát sinh, đó là, nghe giáo lýthực hành quán tâm bừng sáng cùng lúc.

Bằng cách kết luận rằng năm đề mục trước (định nghĩa giới thiệu, dẩn chứng, sinh khởi, khai hồi, và so lường) có thể hợp nhất do tâm, đề mục quán tâm thứ sáu nầy hợp hóa năm đề mục trước trong sự phân tích về Ngũ Huyền. Như vậy, Ngũ Huyền là phương tiện thiện xảo của riêng Trí Khải được thành lập để chú nghĩa những bản kinh Phật. Tuy nhiên, theo Trí Khải, hệ thống sáng tạo nầy của Đại Sư nên được dung hòa với loại truyền thống cũ, trước khi được họp hóa và chấp nhận. Sự dung hợp nầy được hoàn thành từ những phương tiện hổ tương giữa sáng tạo của Trí Khải và những ý niệm thuộc truyền thống như sau :

VII ‘Hoán chuyển những khác biệt’ : Hiển lộ một thực tại hợp nhất qua
 Tứ Tất Đàn (T33, 686b - 691a)

 Trong mục thứ bảy, ‘hoán chuyển những khác biệt’, Tứ Tất Đàn (42) được phân tích nhằm mục đích hoán chuyển những điều có vẻ như là những giáo lý khác biệt của Thế Tônphân giải những căn thẳng giữa chân lý được giải thích và không được giải thích. Nhìn vào chính thực tại, quan điểm chung của những nhà học Phật rằng đó là những cái không thể mô tả và không thể diễn đạt, và chỉ có thể đạt đến với trực giác qua quán chiếu. Vậy thì cái gì là điểm chính khi Thế Tôn thuyết pháp về chân lý? Trí Khải tranh cãi rằng giáo pháp Thế Tôn cần thiết cho sự giải thoát chúng sinh. Chân lý phải được trao gởi bất cứ khi nào có nhu cầu tiếp nhận, tức là, chúng sinh cần được nghe giáo pháp để ra khỏi khổ đau và đạt đến giải thoát.Với Trí Khải, đây thực sự là điểm chính yếu về sự hợp hóa Ngũ Huyền - Ngũ Huyền cần thiết bởi vì có thể được ứng dụng vào việc chú nghĩa kinh Phật. Nhìn về Tứ Tất Đàn, có thể hợp nhất tất cả pháp và những giáo lý khác nhau của Thế Tôn, và nhìn về Ngũ Huyền như phương tiện tổng quát để chú nghĩa những bản kinh Phật, hai đường lối nầy rõ ràng tương hợp. Trí Khải xác định rằng Ngũ Huyền mang ý nghĩa của Tứ Tất Đàn. Sự tương hợp giữa Ngũ Huyền và Tứ Tất Đàn là :

Thế Giới Tất Đàn tương hợp với Danh, Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn với Thể, Vị Nhân Tất Đàn với Tông, Đối Trị Tất Đàn với Dụng; phân biệt những loại Tất Đàn nầy là làm tương hợp với những đặc tính của giáo pháp.

Phân tích sâu hơn về Tứ Tất Đàn, Trí Khải giải thích qua mười phần : 

(1) Giải thích tên là đưa ra ý nghĩa của chữ Tứ Tất Đàn

(2) Phân biệt những đặc tính : trình bày mười lăm đặc tính trong mỗi Tất Đàn 

(3) Giải thích sự thành lập : trình bày bằng cách nào mỗi Tất Đàn thành hình 

(4) Hổ tương với chân lý : diễn bày Tứ Đế trong tương quan với Tứ Tất Đàn 

(5) Về quán và giáo : nhấn mạnh ý nghĩa của Tứ Tất Đàn qua quán và giáo 

(6) Về sự nói và lặng thinh của Thánh nhân : chỉ rõ Thế Tôn đã dùng Tứ Tất Đàn để giải thoát chúng sinh 

(7) Có Trí và Dụng hoặc không có Trí và Dụng : nói về sự chứng đạt nông, sâu của các môn đồ Tứ Giáo liên hệ đến câu hỏi có phải rằng họ đã thông suốt về Tứ Tất Đàn 

(8) Giải thích Tứ Tất Đàn qua sự thật tương đốituyệt đối : Khảo sát khía cạnh tương đốituyệt đối của Tứ Tất Đàn như một toàn thể trong tương quan với Tứ giáo 

(9) Khai mở Tương đối để hiển bài Tuyệt đối : Chuyển đạt bản tánh hợp nhất của Tứ Tất Đàn trong tương quan với Tứ giáo 

(10) Thâm nhập vào Kinh : Hợp hóa giá trị của kinh Pháp Hoa bằng cách chỉ rõ ý nghĩa của Tứ Tất Đàn đã được nói đến trong bản kinh Pháp Hoa. Sau đây là phần giải thích chi tiết về mười phần trên :

1. Thích Danh (T33, 686c) :

Trong phần nầy, từ ngữ Tất (Hsi) và Đàn (T’an) được Trí Khải giải thích (căn cứ vào lời chú giải của Tôn sưTôn giả Tuệ Tư) như trùm khắp và ban bố, có nghĩa rằng Tứ Tất Đànphương tiện của Thế Tôn ban bố giáo lý khắp nơi để cứu độ chúng sinh.

1. Phân biệt những đặc tính của Tứ Tất Đàn (T33, 686c - 687c)

Trong phần nầy mỗi Tất Đàn trong Tứ Tất Đàn được Trí Khải phân tích tỉ mỉ. Trước hết, Trí Khải đưa ra sự mô tả về Tứ Tất Đàn. Sau đó mười lăm đặc tính (mười đặc tính đầu là những đặc tính riêng của từng phần, năm đặc tính sau là những đặc tính chung) được nói đến như sau :

2.1 Mô tả Tứ Tất Đàn

(1) Diễn tả về Thế Giới Tất Đàn cho rằng thế giới giống như một cổ xe, là sự kết hợp của bánh xe, cây căm niền xe, trục và cạnh xe. Cũng vậy, thân người có được từ sự kết hợp của ngũ đại. Thế Tôn thuyết Thế Giới Tất Đànphù hợp với chúng sinh, với những điều họ trông ngóng, và với những gì họ ưa thích muốn nghe, từ đó, họ có thể có được cái nhìn khả dĩ về thế giới.

(2) Về Vị Nhân Tất Đàn, bởi vì những căn tánh khác nhau của mỗi người, có những giáo lý Thế Tôn thuyết ra dành cho mức độ hiểu biết của riêng lớp người đó.

(3) Đối Trị Tất Đàntùy theo những thói quen xấu của chúng sinhThế Tôn đưa ra những phương pháp đối trị khác nhau.

(4) Diễn tả về Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn là lúc nhận biết các môn đồ đã có thể tiếp nhận chân lý, Thế Tôn thuyết đệ nhất nghĩa ‘bất khả tư nghị’ và ‘khả dĩ tư nghị’. Chân pháp, tức sự thật không sinh không diệt (cái vượt trên ngôn từ, và được Thế Tôn chứng đắc) thì bất khả tư nghì. Mặc dù chân lý tự nó không thể giải thích, đó là, không thể khái niệm hóa vì vượt trên ngôn ngữ, thật sự cần thiết được hiển lộ nhằm mục đích giáo dụcđộ tha. Trong lãnh vực nầy, Trí Khải nói về chân lý có thể giải thích. Phương pháp nhận ra chân lý được cung ứng bằng công thức của tứ cú : tất cả có thực, tất cả không thực, tất cả vừa thực vừa không thực, và tất cả chẳng thực cũng chẳng không thực. (43)

1.2 Đặc tính của Tứ Tất Đàn

Đã diễn tả về Tứ Tất Đàn, Trí Khải xác định mỗi phần mang theo mười lăm đặc tính :

Sau đây là sự phân tích mười lăm đặc tính của mỗi Tứ Tất Đàn. Mười điểm đầu là đặc tính riêng và năm điểm sau là đặc tính chung.

Mười đặc tính riêng:

1. Thế giới Tất Đànđặc tính (i) nói về sự và lý theo những điều kiện thích ứng, và thính chúng vui thích muốn nghe. (ii) Giải thích cả hai Gìả và Chân. (iii) phối hợp nhân duyên đưa đến kết quả khác biệt chánh và tà. (iv) một lối nhìn đặc biệt về ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, và thức). (v) phân biệt thanh tịnh với ô nhiểm. (vi) Nhìn ba thời ( quá khứ, hiện tại, vị lai) riêng biệt. (vi) Để riêng Tứ Thiện Hạnh thuộc về thứ lớp cao phân biệt với thứ lớp thấp (45) (viii) Phân biệt Đạo Nhãn (Path of Vision) với Đạo Hạnh (Path of Cultivation) (46).(ix) không ‘hữu học’ cũng chẳng ‘vô học’.(47) (x) Vị Nhân Tất Đàn chứa đựng bên trong.(48)

2. Vị Nhân Tất Đànđặc tính : (i) đánh thức tâm thanh tịnh có sẳn trong mỗi chúng sinh. (ii) chỉ nói về Giả của chúng sinh. (iii) Nếu những mối duyên thanh tịnh phối hợp, một chúng sinh thanh tịnh sẽ hiện hữu (iv) từ ngũ uẩn thanh tịnh, ngũ uẩn thanh tịnh có thể được sinh khởi (v) giải thích rằng sự thanh tịnh hiện tại có thể sinh khởi sự thanh tịnh tương lai. 

(vi) liên quan đến tương lai. (vii) liên quan đến ‘Noãn pháp’ và ‘Đỉnh Pháp’.

(viii) liên quan đến ‘Đạo Nhãn’. (ix) nhận ra ‘hữu học’ (49). (x) Đối Trị Tất Đàn bao gồm bên trong.(50) 

3. Đối Trị Tất Đànđặc tính : (i) diệt tà ý mới vừa sinh khởi (ii) chỉ nói về thực ( tà ý là thực vì gây nên những hiệu quả thực trong sự sinh khởi những tà ý mới. (iii) khi những mối duyên tà ý phối hợp, một chúng sinh tà kiến sẽ hiện hữu. (iv) dùng ngũ uẩn thanh tịnh tiêu diệt ngũ uẩn ô nhiểm. (v) dùng thanh tịnh hiện thời tiêu diệt ô nhiểm hiện thời. (vi) liên quan đến hiện tại. (vii) liên quan đến Tứ Diệu Đế được thực tập chung và riêng (51). (viii) liên quan đến ‘Đạo Hạnh’. (ix) hành trì ‘hữu học’. (x) Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn bao gồm bên trong.(52)

4. Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn có những đặc tính : (i) giúp người tu nhận ra được đạo của thánh nhân.(ii) không Hư và không Thực.(iii) không Chánh và không Tà. (iv) đạt đến ngũ uẩn không ô nhiễm. (53) (v) chẳng Chánh cũng chẳng Tà. (vi) đạt đến sự phủ nhận của ba thời.(vii) đạt đến pháp cao nhất thuộc thế gian (54) gần với ‘thực không ô nhiểm’ (55). (viii) đạt đến ‘con đường vô học’ (ix) đạt đến A la Hán vô học.(x) Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn không bao gồm ba phần trên.(56)

Những đặc tính chung trong Tứ Tất Đàn

Trước hết, Trí Khải phân tích những đặc tinh chung trong Tứ Tất Đàn từ (xi) đến (xiv). Mỗi Tất Đàn hòa nhập và cả bốn Tất Đàn có trong nhau.

(xi) Tứ Tất Đàn hợp nhất với Thế Giới Tất Đàn. Trong Thế Giới Tất Đàn, ngũ uẩn, mười hai Thập Nhị Nhập (57), mười tám yếu tố (căn, trần thức) (58) riêng biệt nhau. Với Vị Nhân Tất Đàn, sự phối hợp của nhân và duyên được giải thích với sự thành hình của con người. Với Đối Trị Tất Đàn, cái nhìn đúng về thế sự bác bỏ cái nhìn sai. Với Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn, người tu được đánh thức và bước vào thế giới của chân lý.

(xii) Tứ Tất Đàn hợp nhất với Vị Nhân Tất Đàn, với những nghiệp duyên hỗn tạp, chúng sinh nắm bắt xúc và thọ hỗn tạp, và đây là Thế Giới Tất Đàn. Một lúc nào đó, chúng sinh lắng nghe giáo lý thích hợp với căn tánh của mình, đây là Vị Nhân Tất Đàn. Một lúc khác, chúng sinh không nghe những giáo lý không thích hợp với căn tánh của mình, đây là Đối Trị Tất Đàn. Thật sự, không có ai là người kinh nghiệm xúc hoặc thọ, đây là Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn.(60)

(xiii) Tứ Tất Đàn hợp nhất với Đối Trị Tất Đàn. Thế Tôn dùng ba phương pháp trị tâm bệnh cho chúng sinh với những phương dược khác nhau. 
Đây là Thế Giới Tất Đàn. Chữa trị tổng quát là Vị Nhân Tất Đàn. Chữa trị từng chứng bệnh đặc biệtĐối Trị Tất Đàn. Nói rõ ra rằng vạn pháp hoặc thực tại không có một thực chấtĐệ Nhất Nghĩa Tất Đàn.(61)

(xiv) Tứ Tất Đàn hợp nhất với Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn. Thuyết giảng với công thức Tứ Cú ( như là tất cả có thực, tất cả không có thực, tất cả cả hai có thực và không có thực, tất cả chẳng có thực chẳng không có thực) là Thế Giới Tất Đàn. Nói rằng Pháp ( chứng đắc bởi Phật và các bậc Duyên Giác) thì thanh tịnhVị Nhân Tất Đàn. Tất cả những tranh biện, tất cả những lối nhìn sai lạc, tất cả những trói buộc có thể bị bác bỏ. Những Tất Đàn khác không thể đi vào chân lý ngoại trừ Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn. Đây là Đối Trị Tất Đàn. Nói rõ rằng chân lý (vượt trên ngôn từ) tức Niết BànĐệ Nhất Nghĩa Tất Đàn.(62)

(xv) Phân tích đặc tính sau cùng của Tứ Tất Đàn liên quan với Dụng, Trí Khải chia ra làm hai khía cạnh ‘Tổng’ và ‘Biệt’.

Cái Dụng tổng quát của Tứ Tất Đàn cho thấy Tứ Tất Đàn khác nhau với Thế Giới Tất Đàn. Tứ Tất Đàn chuyển hóa khắp cả vạn hữu với Vị Nhân Tất Đàn. Tất cả Tứ Tất Đàn có thể tiêu diệt bất tịnh với Đối Trị Tất Đàn. Khi chúng sinh được nghe bất cứ một Tất Đàn nào, chúng sinh có thể thức tỉnh (đạt đến giải thoát) với Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn. (63)

Cái Dụng đặc thù là sự tương hợp giữa mỗi một Tất Đàn với mỗi một Diệu Đế trong Tứ Diệu Đế. Thế Giới Tất Đàn tương hợp với Khổ ĐếTập Đế (nguyên nhân của Khổ). Vị Nhân Tất Đàn tương hợp với Đạo Đế ( đường diệt khổ) có thể đưa chúng sinh đạt đến chỗ thanh tịnh. Đối Trị Tất Đàn tương hợp với Đạo Đế, nhưng những ô nhiểm của chúng sinh được vượt thoát. Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn tương hợp với Diệt Đế (diệt khổ) (64)

Sự mô tả về đặc tính của Tứ Tất Đàn nói trên hiển lộ những cái dụng và giáo lý khác nhau của Tứ Tất Đàn. Tứ Tất Đàn có những đặc tính riêng, và đồng thời đi vào nhau. Vì vậy, Trí Khải nhìn Tứ Tất Đàn như một toàn thể hoạt dụng ứng hợp vào mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhưng cùng lúc dung hợp lẫn nhau. 

3. Giải thích sự thành lập của Tứ Tất Đàn (T33, 687c)

Đây là chỗ giải thích về sự thành lập của mỗi một Tất Đàn đều khác nhau. Thế Giới Tất Đàn được lập ra tùy thuận với những cái mà chúng sinh ưa thích và mong cầu. Vị Nhân Tất Đàn phù hợp với những điều thích ứng đối với mỗi cá nhân và khơi dậy đức hạnh sẳn có. Đối Trị Tất Đàn phù hợp với sự chữa trị từng tâm bệnh khác nhau. Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn tạo lập để xiển dương chân lý. Theo Trí Khải, mỗi một Tất Đàn dung chứa cả bốn Tất Đàn. Thêm vào đó, Tất Đàn thứ nhất (Thế Giới Tất Đàn) là bước đầu tiên giúp chúng sinh hướng về Phật tánh như nhân, và Tất Đàn sau cuối (Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn) là bước sau cùng giúp chúng sinh đạt đến Phật tánh như quả.

4. Tứ Tất Đàn tương hợp với Tứ Diệu Đế (T33, 687c)

Chỗ nầy hổ tương với cách hiểu về Tứ Diệu Đế (65) với Tứ Tất Đàn. Với Tứ Diệu Đế, hệ thống phân loại củaTrí Khải về giáo pháp của Thế Tôn vào bốn bậc, thì hợp lý. Sinh Diệt Tứ Diệu Đế phù hợp với Thế Giới Tất Đàn. Vô Sinh Vô Diệt Tứ Diệu Đế phù hợp với Vị Nhân Tất Đàn. Vô Lượng Tứ Diệu Đế phù hợp với Đối Trị Tất Đàn, và Vô Tác Tứ Diệu Đế phù hợp với Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn.

5. Quán và Giáo (T33, 688a- 689a)

Phần nầy nhấn mạnh sự quan trọng của Tứ Tất Đàn, liên quan với sự kiện cái dụng đưa đến Quán và Giáo. Sau đây là sự giải thích của Trí Khải về Tứ Tất Đàn về mặt thực hành của giáo lý Thế Tôn liên hệ đến Tam Quán, và về mặt giáo nghĩa liên hệ đến Tứ Giáo. Tam QuánTứ Giáophương cách của Trí Khải nhìn về mặt thực dụng và mặt học thuyết của Thế Tôn. Với cách liên kết hai quan điểm nầy với Tứ Tất Đàn như cái sau sinh ra cái trước, đường lối phân tích của riêng Trí Khải đối với giáo pháp Thế Tôn được hợp hóa. Xa hơn, Trí Khải nói rằng Tứ Tất Đàngiáo pháp của Thế Tôn trong tương quan với mười hai tạng kinh. Vì vậy, Tứ Giáo đi xa hơn để trình bày giáo lý Thế Tôn như một toàn thể liên hệ đến mười hai tạng kinh, chứng minh rằng mười hai tạng kinh hợp nhất tất cả giáo pháp Thế Tôn.

5.1 Quán

Từ Tứ Tất Đàn đưa đến Quán, Trí Khải nói :

‘Nhìn về giáo pháp thâm sâu vi diệu, (giáo pháp) không thể được hiểu nếu khôngquán chiếu, và sự quán chiếu phù hợp với giáo pháp không thể sinh khởi nếu rời Tứ Tất Đàn.’(66) 

Điều nầy nó lên rằng giáo nghĩa Tứ Tất Đàn đóng một vai trò quan trọng giúp người tu hành trì quán chiếu và nắm bắt được giáo lý. Giáo lý hướng về Tam Đế : Không, Giả, và Trung Đạo. Vì thế, Tứ Tất Đàn đưa đến sự quán chiếu về Tam Đế. Trí Khải gọi tên sự quán chiếu nầy (liên hệ đến Tam Đế) là Tam Quán, là phương cách đưa người tu đạt đến Tam Trí và ba lối nhìn như sau :

Quán từ Không vào Giả thành tựu Nhất Thiết Trí (Sarvajnana) và Tuệ nhãn. của bậc Thanh Văn.

Quán Giả từ Không thành tựu Đạo Chủng Trí (Margajnana) và Pháp nhãn của Bồ Tát.

Hành trì pháp quán Chân Lý Trung Đạo thành tựu Nhất Thiết Chủng Trí (Sarvahajnana) và Phật nhãn

5.2 Giáo

Điều nầy nói lên rằng Tứ giáo như giáo thuyết đến từ Tứ Tất Đàn, và từ Thế Tôn là bậc đã thuyết giảng những giáo lý khác nhau tùy thuận căn tánh chúng sinh. Tứ Giáo trình bày bốn lối hiểu về Tứ Diệu Đế tương hợp với Tứ Tất Đàn như sau :

i. Thế Giới Tất Đàn phù hợp với Sinh Diệt Tứ Diệu Đế. Đối với chúng sinh bậc hạ căn, có thể vượt qua cái thấy sai lầm bước vào cửa Không qua sự phân tích và phân biệt các Pháp (hoặc thực tại) đến khi không còn gì để phân tích, Thế Tôn thuyết Sinh Diệt Tứ Đế. Giáo lý nầy liên quan đến sự phân biệt giữa nhân và quả, và là đặc tính của Thế Giới Tất Đàn, từ Tất Đàn nầy, Tạng giáo được thành lập. (68)

ii. Vị Nhân Tất Đàn phù hợp với Vô Sinh Diệt Tứ Đế. Đối với chúng sinh bậc trung căn, có thể vượt qua cái thấy sai lầm bước vào tánh Không trong Pháp (nhận ra thực tại bản tánh là Không), Thế Tôn thuyết Vô Sinh Diệt Tứ Đế- là giáo lý mang đến sự thanh tịnh siêu việt. Khơi dậy sự thanh tịnh có sẳn nơi mỗi chúng sinhđặc tính của Vị Nhân Tất Đàn, từ đó, Thông giáo được thành lập.(69)

iii. Đối Trị Tất Đàn phù hợp với Vô Lượng Tứ Đế. Đối với những chúng sinh bậc thượng căn, có thể hủy diệt cái thấy sai lầmdần dần bước vào Trung Đạo, Thế Tôn thuyết Vô Lượng Tứ Đế- bác bỏ ảo ảnh của chín cõi (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, người, chư thiên, Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát). Bác bỏ ảo tưởng tương hợp với Đối Trị Tất Đàn, từ đó, Biệt giáo được thành lập. (70)

iv. Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn phù hợp với Vô Tác Tứ Đế. Đối với những chúng sinh thượng căn có thể vượt thoát một ảo tượng cho đến tất cả ảo tượng, và bước vào Trung Đạo viên đốn, Thế Tôn thuyết giảng Vô Tác Tứ Đế biểu dương chân lý, và đưa chúng sinh vào lý Trung Đạo. Giải thoát chúng sinh với chân lý tối thượng phản ảnh Tất Đàn nầy. từ đó Viên giáo được thành lập. (71)

5.3 Sinh khởi mười hai tạng kinh (72)

Với mỗi phần trong Tứ Giáo Trí Khải đặt để mười hai loại kinh cùng bắt đầu với Tứ Tất Đàn. Theo Trí Khải, mặc dù Tứ Giáo chứa đựng những giáo lý khác nhau thích hợp với căn cơ khác nhau của chúng sinh, những giáo pháp của Thế Tôn cũng có thể được phân ra mười hai loại, theo với mười hai tạng kinh. Bởi vì Thế Tôn dùng Tứ Tất Đàn để dạy và hoán chuyển chúng sinh, và giáo pháp của Ngài hợp nhất với mười hai tạng kinh, Tứ Tất Đàn có thể được nhìn như sinh khởi ra mười hai tạng kinh

i. Tứ Tất Đàn sinh khởi mười hai tạng kinh thuộc Tạng giáo. Với những người tin nhận nhân quả thuộc pháp thế gian, Thế Tôn giảng dạy giáo lý liên quan đến thế giới hiện tượng nhằm mục đích khơi dậy bản tánh thanh tịnh có sẳn trong mỗi chúng sinh, và diệt tà kiến trong tâm họ, hoặc đưa đến giải thoát. Những thời pháp khác nhau được Thế Tôn thuyết giảng có thể toát yếu vào mười hai loại phù hợp với mười hai tạng kinh. (73)

ii. Tứ Tất Đàn sinh khởi mười hai tạng kinh thuộc Thông giáo. Với những chúng sinh đã đạt đến pháp lạc về tánh Không, Thế Tôn giảng dạy giáo lý liên quan đến Không, nhằm mục đích khơi dậy bản tánh thanh tịnh có sẳn, hoặc tiêu diệt tà kiến, đạt đến chân lý. Những thời pháp khác nhau được Thế Tôn thuyết giảng có thể toát yếu vào mười hai loại phù hợp với mười hai tạng kinh. (74)

iii. Tứ Tất Đàn sinh khởi mười hai tạng kinh thuộc Biệt giáo. Với những người ưa thích tri kiến thế giancảnh giới siêu việt, Thế Tôn giảng dạy giáo lý liên hệ đến tất cả những hiện hữu hoặc phàm hoặc thánh, nhằm mục đích khơi dậy bản tánh thanh tịnh sẳn có, hoặc tiêu diệt tà kiến, đưa đến giải thoát. Những thời pháp khác nhau được Thế Tôn thuyết giảng có thể toát yếu vào mười hai loại phù hợp với mười hai tạng kinh. (75)

iv. Tứ Tất Đàn sinh khởi mười hai tạng kinh thuộc Viên giáo. Với những chúng sinh có được pháp lạc nghe và hiểu ‘Chân Như Thực Tướng’ (76) (thực tại như nó là), Thế Tôn trực tiếp thuyết giảng giáo thuyết Trung Đạo - là sự hợp nhất giữa Không và Giả. Với mười hai loại giáo thuyết, Thế Tôn giải thíchhiển lộ sự thanh tịnh phát sinh sự vi diệu hoặc là Đốn pháp tiêu diệt tà kiến, hoặc thuyết giảng chân lý. (77)

6.  Ngôn và vô ngôn của bậc Thánh ( T33, 689a - c)

 Trí Khải nhìn Tứ Tất Đàn không phải chỉ căn cứ vào mặt thực hành như quán chiếu, mặt lý thuyết như giáo, và mười hai loại kinh hiển bài toàn thể giáo lý, nhưng còn liên hệ đến phương cách giảng dạy của Thế Tôn với đặc tính qua ngôn từ hoặc qua sự lặng thinh. Trí Khải nói rằng về mặt ngôn từ của bậc Thánh (Phật) được nói đến với mười hai tạng kinh. Về mặt vô ngôn, Trí Khải nói rõ rằng bốn loại Tứ Diệu Đếchân lý được Tam Thừa (Thanh văn, Duyên giác, và Bồ Tát) thông hiểu, nhưng những kẻ vô minh thì không hiểu được. Thấy rằng bốn loại Tứ Diệu Đế không thể thuyết giảng cho người mê tối, sự không thể giải thích nầy đưa đến ‘sự lặng thinh của bậc Thánh’. Trí Khải nói rằng Tứ Tất Đàn đưa đến những hoàn cảnh khác nhau, nơi đó, bậc Thánh chỉ lặng thinh, bởi vì chân lý vượt trên ngôn ngữ, và càng không thể đạt đến qua suy luận. Sự lặng thinh của Phật cũng là một hình thái thuộc Tứ Tất Đàn, vì sự nín lặng đưa đến muôn vàn lợi ích cho chúng sinh. Có đôi phen, sự nín lặng đưa đến giải thoát

7. Trí Dụng và không có Trí Dụng (T33, 689c-690a)

Trong phần nầy, Tứ Tất Đàn liên quan đến thứ lớp chứng đắc qua Tứ Giáo. Điều nầy bởi vì giáo pháp Thế Tôn được phân ra Tứ giáo, thứ lớp chứng đắc khác nhau phù hợp với Tứ giáo. Trí Khải khảo sát những thứ bậc chứng đạt qua Trí và Dụng của Tứ Tất Đàn. Trí Khải tuyên bố rằng chỉ có Như Lai là bậc đã đạt đến tri kiến tối thượng của Tứ Tất Đàn mới có thể áp dụng một cách vi diệu, (78) mà những chúng sinh khác không thể làm cách nào thông đạt được. Sự khảo sát những thứ lớp chứng đắc khác nhau nầy được tóm lược trong bốn trường hợp như sau :

(i) Không có Trí và Dụng : là những kẻ phàm phu và không có đức tin, là những kẻ chưa từng được nghe đến tên Tứ Tất Đàn, không có Trí và Dụng.

(ii) Có Trí nhưng không có Dụng : là bậc Nhị Thừa ( Thanh vănDuyên Giác) thuộc Tạng giáo, người có thể có Trí về Tứ Tất Đàn, nhưng về mặt thực hành họ không có khả năng dùng Trí nầy bởi vì họ không chú tâm vào việc giải thoát chúng sinh. Trí Khải nói rằng nếu họ có thể dùng loại Trí nầy, họ cũng không biết dùng một cách thích đáng. Đây là trường hợp của Nhị Thừa thuộc Thông giáo, Pháp môn có thể thuần thục, nhưng hoặc là không biết dùng Trí của Tứ Tất Đàn, hoặc là không biết dùng Trí một cách thiện xảo.

(iii) Không có Trí, có Dụng : nói về Bồ tát thuộc Tạng giáo, như là Thế Tôn trong những kiếp thị hiện đã qua, là bậc có Trí của ba Tất Đàn trước nhưng không có Trí của Tất Đàn sau cuối (Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn). Tuy vậy, Ngài vẫn dùng Tứ Tất Đàn để hóa độ chúng sinh.

(iv) Cỏ đủ Trí và Dụng : Có hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất,( có Trí và Dụng nhưng cái Dụng thì chưa toàn hảo), nói về những Bồ tát thuộc Thông giáo, có Trí của Tứ Tất Đàn nhưng chưa thể dùng một cách hữu hiệu. Trường hợp thứ hai, có Trí tối thượng và Dụng, nói về sự chứng đắc Phật tánh, chỉ có Phật mới có thể chứng đạt tròn đầy thể tánh, và tận dụng được Tứ Tất Đàn.

8. Làm sáng tỏ tánh Tương đốiTuyệt đối của Tứ Tất Đàn (T33, 690a-b)

Trong hệ thống phân loại của Trí Khải, Tứ giáo được phân ra tương đốituyệt đối. Điều nầy nói lên rằng ba cửa (Tạng giáo, Thông giáo, và Biệt giáo) thuyết giảng chân lý thuộc Tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát) là chân lý tương đối, và Viên giáo hiển lộ trực tiếp thể tánh của Phật thừachân lý tuyệt đối. Vì Tứ giáo liên quan đến Tứ Tất Đàn, một cách tùy thuận, Trí Khải cũng phân Tứ Tất Đàn ra tương đốituyệt đối, từ đó, đặc tính của Tứ giáo được trình bày. Tứ Tất Đàn đưa ra ánh sáng Tứ Diệu Đế thuộc Tạng, Thông, và Biệt giáo, là những giáo pháp tương đối. Giáo pháp tối hậu của Tứ Tất Đàn hướng về Viên giáo. Trí Khải giải thích về khía cạnh tương đốituyệt đối của Tứ Tất Đàn liên quan đến mỗi phần trong Tứ giáo như sau :

(i) Thế Tôn chỉ dùng ba Tất Đàn đầu (Thế giới, Vị Nhân, và Đối Trị Tất Đàn) để thuyết giảng Tứ Diệu Đế thuộc Tạng giáo. Bởi vì giáo pháp nầy liên quan đến phân tích và phân biệt các Pháp (thực tại) trong sự thông đạt tánh Không, và chuẩn bị cho thính chúng với căn cơ thấp kém có thể hiểu được giáo pháp Đại thừa, vì không thiện xảo để tiếp nhận tánh Không cho nên là tương đối

(ii) Tứ Tất Đàn Thế Tôn dùng để thuyết giảng Tứ Diệu Đế thuộc Thông giáo thì thiện xảo, vì giáo pháp liên quan đến thực tướng trong sự thông đạt tánh Không. Đó là, vạn pháp ngay đó là Không. Tuy nhiên, chân lý được phân làn hai phần trái nhauThắng Nghĩa Đế, và Thế Tục Đế : chân lý trước liên hệ đến Không, và chân lý sau liên hệ đến hiện hữu từ quán sát. Giáo pháp nhị nguyên nầy là tương đối.

(iii) Tứ Tất Đàn Thế Tôn dùng để thuyết giảng Tứ Diệu Đế thuộc Biệt giáo thì sâu xa, bởi vì giáo thuyết nầy liên quan đến Trung Đạo vượt trên chân lý Không và Hữu. Tuy nhiên, Trung Đạo nầy không hợp nhất Không và Hữu, và vẫn còn là tương đối.

(iv) Tứ Tất Đàn Thế Tôn dùng để thuyết giảng Tứ Diệu Đế thuộc Viên giáo thì tối hậuvi diệu. Bởi vì giáo thuyết liên quan đến Trung Đạo hợp nhất Không và Hữu. Theo Trí Khải, đường lối thông đạt thực tại như một đơn vị thuần nhất của cả hai Không và Giả là toàn vẹn, và cũng là giáo pháp tối thượng của Thế Tôn.

9. Khai mở Tương Đối để hiển lộ Tuyệt Đối (T33, 690 b-c)

Phần trên là sự phân biệt giữa giáo pháp tương đốituyệt đối của Tứ Tất Đàn, không phải là mục đích sau cùng của Trí Khải. Ý muốn phân biệt giáo pháp Phật của Trí Khải là để nói lên rằng pháp Phật là một khối. Điều nầy để nói rằng mặc dù có nhiều giáo thuyết khác nhau, tất cả những lời Phật thuyết ra đều hợp nhất dưới một Phật thừa được thuyết trong bản kinh Pháp Hoa. Vì thế, kinh Pháp Hoa có phận sự đưa giáo pháp tương đối vào tuyệt đối. Trí Khải xác định rằng tất cả giáo thuyết tương đối thuộc Tam thừa ( Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát) chứa đựng bản hoài của Thế Tôn trong việc hướng dẩn chúng sinh đạt đến Phật tánh. Bản hoài nầy là giáo pháp pháp sau cuối thuộc Phật thừa. Với sự xác định nầy, tất cả lời Phật đều vi diệu. Sự phân biệt giữa chân lý tương đốituyệt đối chỉ vì muốn đưa chúng sinh về với chân lý vi diệu của giáo pháp Thế Tôn. Trí Khải nói rằng lý do Thế Tôn dùng pháp thô như sự thật tương đối là để hướng về sự thật tuyệt đối. Với nghĩa nầy, tất cả lời Phật dạy trong năm thời giáo tương tự với năm vị sữa (sữa, kem, sữa đặc, bơ, đề hồ) có pháp vi tế. Với mục đích hiển lộ chân lý tuyệt đối, năm thời giáo không loại bỏ nhau. Một khi sự thật tuyệt đối (kinh Pháp Hoa) được hiển thị, không còn pháp thô hoặc tương đối mà thuần vi diệu.

Cùng nguyên tắc vượt thoát giáo pháp tương đối vào pháp vi tế được Trí Khải áp dụng trong trường hợp Tứ Tất Đàn. Trí Khải phân biệt từngTất Đàn trong Tứ Tất Đàn hoặc là thô hoặc là tế. Nếu Thế Tôn sử dụng Tứ Tất Đàn để thuyết giảng Tứ Diệu Đế thuộc Tam giáo (Tạng, Thông, và Biệt giáo) đó là tương đối. Nếu Thế Tôn sử dụng Tứ Tất Đàn để thuyết giảng Tứ Diệu Đế thuộc Viên giáo, đó là tuyệt đối. Vì vậy, ứng hợp với Tứ giáo, mỗi Tứ Tất Đàn có ba tương đối Tất Đàn, và một tuyệt đối Tất Đàn. Trí Khải giải thích rằng bằng cách vượt qua tương đối Tất Đàn để bước vào vi tế hoặc tuyệt đối Tất Đàn, sự tương hợp vi diệu với Ngũ Huyền ( Danh, Thể, Tông, Dụng, và Giáo) được thấy như sau :

(i) ‘ Nếu tất cả Thế Giới Tất Đàn tương đối hòa tan vào trong vi tế hoặc tuyệt đối Tất Đàn, điều nầy thuận với Diệu ‘ Thích Danh’. Đây cũng là tên của tánh và tướng của mười Như Thị và chín Pháp Giới. Cùng chung, tất cả sẽ tựu thành tánh và tướng của Phật giới bao gồm tất cả tên.(79)

(ii) ‘Nếu tất cả Tất Đàn tương đối của chân lý tối thượng hòa tan vào Tất Đàn vi tế thuộc chân lý tối thượng, điều nầy thuận với Diệu ‘Thể’ của kinh Pháp Hoa. Chỗ nầy liên quan đến sự khai mở tri kiến Phật, vả hiển lộ chân như của vạn pháp. (80)

(iii) ‘Nếu tất cả Vị Nhân Tất Đàn tương đối hòa tan vào Vị Nhân Tất Đàn vi tế, điều nầy thuận với Diệu ‘Tông’ (81), đó là ban cho tất cả chúng sinh một Phật thừa.

(iv) ‘Nếu tất cả Đối Trị Tất Đàn tương đối hòa tan vào Đối Trị Tất Đàn tuyệt đối, điều nầy thuận với Diệu ‘Dụng’ (82), đó là phương dược cho tất cả các chứng bệnh.

(v) ‘Nếu hòa tan những khác biệt giữa đồng và dị của tất cả tương đối Tất Đàn để vào trong tuyệt đối Tất Đàn của kinh Pháp Hoa, người tu sẽ không còn thấy có đồng hoặc có dị. Chân lý đã không được thuyết bởi Thế Tôn trong quá khứ thì bây giờ được Thế Tôn thuyết giảng cho những ai muốn nghe, không phân biệt đồng và dị. Chỗ nầy thuận vớI Diệu ‘Đặc tính của Pháp’. (83)
Sự hổ tương nầy giữa Tứ Tất Đàn và Ngũ Huyền là sự tận tâm của Trí Khải hợp nhất hệ thống Ngũ Huyền của riêng Đại Sư trong việc chú giải những tạng kinh Phật với giáo lý truyền thống ( Tứ Tất Đàn).

10. . Nhập vào Kinh (T33, 690c-691a)

Đây là phần cuối trong sự phân tích về Tứ Tất Đàn. Nhấn mạnh rằng Tứ Tất Đàn đã có mặt trong kinh Pháp Hoa, Trí Khải hợp hóa quan điểm của Đại Sư về kinh Pháp Hoa như giáo lý tuyệt đối của Thế Tôn ôm trọn tất cả những giáo thuyết khác. Đoạn văn được Trí Khải trích dẩn từ phẩm ‘Phương Tiện’ để chứng minh rằng ý nghĩa của Tứ Tất Đàn có thể được rút ra từ đó :

‘(Thế Tôn) hiểu tất cả những hành vi của chúng sinh, những điều họ nghĩ trong tâm sâu thẳm, những tập khí họ mang theo từ quá khứ, lòng vọng dục, căn tánh, sức tinh cần, và căn cơ minh tuệ hoặc ngu si. (Thế Tôn) dùng những nhân duyên khác nhau, so sánh, tỉ dụ, ngôn từ, và những phương tiện thích hợp để giáo hóa.(84)

Đoạn kinh trên được Trí Khải giải thích như sau :

Vọng dục’ là những ưa thích và mong cầu của con người, chỉ cho Thế Giới Tất Đàn. ‘Căn tánh’ là tánh của kiến thứctrí tuệ, chỉ cho Vị Nhân Tất Đàn. ‘Sức tinh cần’ là sự tiêu diệt tà ý, chỉ cho Đối Trị Tất Đàn. ‘minh tuệ hoặc ngu si’ nói đến sự nhận thực khác nhau chứng đạt bởi hai người (với căn cơ minh trí hoặc ngu si), chỉ cho Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn.’(85)

Trí Khải liên kết từ ngữ ‘vọng dục’ với Thế Giới Tất Đàn (vì giáo pháp thích hợp với những điều chúng sinh ưa thích), ‘căn tánh’ với Vị Nhân Tất Đàn (vì căn tánh có nghĩa bản tánh của kiến thứctrí tuệ biểu lộ sự thanh tịnh giáo pháp nầy muốn mang đến), ‘sức tinh cần’ với Đối Trị Tất Đàn ( vì năng lực có nghĩa tiêu diệt tà tâm, là kết quả của giáo pháp nầy), và ‘căn cơ minh tuệ hoặc ngu si’ với Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn ( vì giáo pháp nhằm mục đích giải thoát chúng sinh với căn cơ khác nhau). Qua sự chú giải như trên đã hiển lộ ý nghĩa của Tứ Tất Đàn được áp dụng trong bản kinh Pháp Hoa, giá trị của giáo lý Pháp Hoa lại càng vững chắc.

Toát yếu bậc thứ nhất trong Huyền Nghĩa

 Tóm lại, phần diễn đạt trên về cấp bậc thứ nhất của tác phẩm Huyền Nghĩa liên quan đến đặc tính tổng quát của Ngũ Huyền trong sự chú nghĩa kinh Pháp Hoa. Sự thảo luận về Ngũ Huyền được mang ra với bảy đề mục (I) dưới đầu đề ‘Định nghĩa giới thiệu’ mỗi phần trong Ngũ Huyền được định nghĩa. (II) Dưới đầu đề ‘Dẩn Chứng’sự hợp hóa của Ngũ Huyền được giữ vững bằng cách trích dẩn những đoạn kinh văn. (III) Dưới đầu đề ‘Sinh Khởi’ lý do duy trì sự liên tục của Ngũ Huyền được đưa ra. (IV) Dưới đầu đề ‘Khai Hồi’, Ngũ Huyền được trình bày trong tương quan với năm khái niệm quy nguyên, mười loại Tam Pháp, và sự so sánh với thân người. (V) Dưới đầu đề ‘So Lường’, những câu hỏi đặc thù được trả lời như sự củng cố học thuyết của riêng Trí Khải. (VI) Dưới đầu đề ‘Quán Tâm’ năm đầu đề trên hợp nhất bởi Tâm qua quán chiếu. (VII) Dưới đầu đề ‘Hội tụ những khác biệt’ Tứ Tất Đàn được giới thiệu để chỉ rõ rằng mặc dù chỉ có một chân lý duy nhất, phương cách diễn đạt chân lý nầy thì vô cùng. Những đường lối giảng dạy khác nhau củaThế Tôn có thể tóm lược qua Tứ Tất Đàn, là cái đưa đến những khía cạnh khác nhau trong giáo pháp Phật về mặt thực hành, giáo lý, và kinh bản. Tứ Tất Đàn là nền tảng để thông đạt những giáo pháp khác nhau của Thế Tôn và cũng là sự diễn đạt cốt lõi của Ngũ Huyền, đó là Ngũ Huyền không gì khác hơn là sự quảng diễn của Tứ Tất Đàn.

Phần mô tả trên về đặc tính tổng quát của Ngũ Huyền dẩn đến sự mô tả sau đây về phần quan trọng thứ hai của tác phẩm Huyền Nghĩa. Phần thứ hai nầy liên quan đến những đặc tính tổng quát của Ngũ Huyền trong việc 
chú giải kinh Pháp Hoa.

Tham khảo

1. Về bố cục tác phẩm Huyền Nghĩa, đọc Phần Hai, quyển I, trang 36-49

2. Từ ‘Diệu Pháp’ do Ngài Cưu Ma La Thập dịch từ chữ Sadharma có nghĩa là chánh pháp. Diệu tượng trưng cho điều sâu thẳm, và khó nhìn thấy. Vì vậy, dùng chữ Diệu với nghĩa Chánh thì đầy đủ ý nghĩaphản ảnh cái hiểu của người Trung Hoa về Pháp Phật, không những diễn đạt chánh mà còn là sâu xa. Mục tiêu chú giải kinh Pháp Hoa của Trí Khải là làm hiển lộ ý nghĩa sâu thẳm của bản kinh phản ảnh sự thông đạt của Đại Sư về Phật giáo.

3. Tứ GiáoTạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo, và Viên giáo liên quan đến nội dung giáo pháp Thế Tôn, và được Trí Khải khai triển. Tạng giáo (tập họp những kinh bản) hướng về Thanh Văn thừa gồm những giáo pháp của ba bộ Kinh tạng (Sutras) tức lời dạy của Thế Tôn, Luật tạng (Vinayas) tức giới luật, và Luận tạng (Abhidharmas), tức chú giải về giáo lý Phật được thuyết ra cho Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát bậc hạ căn. Thông giáo thì chung cho cả Thanh văn thừaĐại thừa sơ phát tâmcung ứng cho Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát bậc trung căn. Biệt giáogiáo pháp dành riêng cho Bồ tát, và tách rời hai giáo pháp kia, và cũng tách rời giáo pháp sau cuối là Viên giáo, bởi vì giáo lý Biệt giáo chưa giúp người tu nhận ra được thực tại như nhất. Viên giáo đưa ra cả Tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát), và thuyết ra Trung Đạo hổ tương, nhận thực sự đồng nhất nền tảng trong vạn pháp. Tứ giáo về sau được Chegwan là một tăng sĩ Đại Hàn nói đến trong tác phẩm ‘Thiên Thai Tứ Giáo’ của ông ( T46, No.1931, 773-780) như Tứ giáo hóa pháp. Chi tiết về Tứ giáo, đọc Hurvitz, Chih- I, pp.248-271; Mou tsung San, Fo-hsing Yu Po-jo, vol.2, pp 624-648; Ming Wood Liu, Madhayamaka Thought in China, pp. 207-215; Ng Yu Kuan, Tien T’ai Buddhism and Early Madhyamika, pp.39-47; Yang Huinan, Chih I Te Wu-shih Pa chiao P’an, Chen-kuan, no.3, 1997, pp.38-63.

4. Trí Khải dùng những từ Không, Giả, và Trung Đạo bắt nguồn từ những bài kệ thuộc Trung luận, T33, 33b. Đọc lời tựa, trang vii, ghi chú 14. Tuy nhiên vì Giả qua Trung luận chỉ nói đến giả danh trình bày những thực tại thế gian. Trí Khải dùng ‘Giả’ để nói đến những hiện hữu giả tạm. Chi tiết về sự khác nhau của từ nầy, đọc Ng Yu Kuan, Tien T’ai Buddhism and Early Madhyamika, pp.124-133. Chúng tôi muốn nói rằng trong quyển sách nầy chúng tôi cố gắng đưa ra những Phạn ngữ tương đương với văn tự Trung Hoa. Tuy nhiên vì không muốn chiếm quá nhiều chỗ, những chữ Phạn có thể chỉ được trích dẩn một lần khi gặp những từ Trung Hoa. Những từ không có chữ Phạn kèm theo, hoặc đó là từ Trung Hoa không có chữ Phạn tương đương, hoặc là từ của riêng Trí Khải, hoặc là được Trí Khải dùng trong hệ thống của Đại Sư, mang những định nghĩa khác với Phạn văn.

5. Điều nầy để nói rằng Nhị Thừa (Thanh vănDuyên Giác) thuộc Tạng giáoThông giáo chỉ hiểu được chân lý Không mà chưa đạt đến Giả và Trung Đạo, nên chú tâm vào sự giải thoát cho riêng cá nhân mình. Bồ tát thuộc Biệt giáo không những tiếp nhận chân lý Không mà còn thông hiểu được Giả, nhờ đó bước vào đời để hóa độ chúng sinh. Tuy vậy, Bồ tát ở thứ bậc nầy không thể đồng nhất Không và Giả. Với chư vị, thực tính được trình bày từ lý Trung Đạo không phải Không cũng chẳng phải Giả. 

6. Huyền Nghĩa, T33, p. 682b.

7. Cùng chỗ, p. 682a-b.

8. Chi tiết về bốn khái niệm Tiệm (Chien), Thuần (Tan), Tùy (Tui), và Tại (Tai) liên quan đến phương cách diễn đạt Viên giáo qua những giai đoạn khác nhau, đọc Chappell, Tien T’ai Buddhism, p.77, ghi chú 36. Cũng đọc Hurvitz, Chih I, pp.246-247. Chú giải xa hơn về bốn khái niệm nầy, đọc Chih -hsu, Chiao kuan Kang tsung, T 46, 937.

9. Trong hệ thống ‘Phân chia giáo pháp’ (P’an Chiao) của Trí Khải, kinh Pháp Hoa (được Thế Tôn thuyết ra 8 năm trước khi thuyết kinh Niết Bàn), và kinh Niết Bàn được tán dươnggiáo pháp tối thượng. Hai bộ kinh chỉ khác nhau ở phần dụng. Mặc dù kinh Pháp Hoa mang theo thông điệp về Chân Như, kinh Niết Bàn cung ứng cho những ai chưa nắm bắt được. Vì thế, Trí Khải gọi thời Pháp Hoa là tiên thời, và thời Niết Bàn là hậu thời. Trí Khải giải thích rằng cũng như thời tiết mùa Thu (sánh với kinh Pháp Hoa), sau đó nhặt lá hoa rơi (sánh với kinh Niết Bàn) cũng là việc cần thiết.

10. Đọc Huyền Nghĩa, T33, 682b.
11. Cùng chỗ.
12. Cùng chỗ.

13. Sự diễn đạt nầy trích từ kinh Pháp Hoa (Fei ju Fei I, Pu ju San-chieh, Chien ju San- chieh), T9, 42c. Thêm chi tiết, đọc Hurvitz, Chih I, p.16. Tam giớiDục giới, Sắc giới, và Vô Sắc Giới.

14. Đọc Huyền Nghĩa, T33, 682c. Đây là câu nói của Bồ tát Kim Cang Tạng (Vajragarbha) khi tuyên thuyết những giáo lý về tri kiến Phật trong phẩm ‘Thập Địa’ kinh Hoa Nghiêm. Đọc Fa hua ching Hsuan ch’ien Shih cheng, Hsu-tsang, 28, 562c.

15. Huyền Nghĩa, T33, 682c. Đây là câu viết lại từ Trung Luận : ‘Tất cả những gì từ nhân duyên sinh, tôi nói đó là Không, đó cũng là Giả Danh, đó cũng là nghĩa Trung Đạo.’(T33, 33b). Đọc bản dịch của Ng Yu Kwan, Tien T’ai Buddhism and Early Madhyamika, p.30. Thảo luận về nguyên văn của đoạn kinh trên, đọc cùng chỗ, pp.30-31. Cũng đọc Swanson, Foundation of Tien T’ai Philosophy, pp.3-6.

16. Huyền Nghĩa, T33, 682c.
17. Cùng chỗ, p.683a.

18. Ba loại tri kiến Nhị Đế liên quan đến Tương ĐốiTuyệt Đối hướng về giác tha, tự giácgiác tha, và tự giác. Loại trí thứ nhất về ‘giác tha’ là thứ trí hoàn toàn nhắm mục đích phù hợp với thế trí của chúng sinh, và phân biệt thành tương đốituyệt đối. Loại trí thứ hai ‘tự giác và giác tha’ hợp lại với loại trí trước là giác tha với tự giác. Trí giác tha được nhìn là trí tương đốitự giác là trí tuyệt đối. Điều nầy bởi vì trí tự giác tương hợp với Phật trí, và vì thế, không cần phân biệt là trí Phật thuộc tương đối hoặc thuộc tuyệt đối, cả hai đều được xếp vào trí tuyệt đối ở đây. Một cách căn bản, loại thứ hai nầy là một tập hợp của thế tríPhật trí. Loại trí thứ ba ‘tự giác’ chỉ hợp với Phật trí, và được chia ra tương đốituyệt đối.

19. Trí Khải chia kinh Pháp Hoa làm hai phần: Tích môn và Bản môn. Tích môn gồm mười bốn phẩm kinh đầu, trong đó Thế Tôn tự thuyết như một vị ứng thân Phật thuộc lịch sử. Bản môn gồm mười bốn phẩm kinh cuối, trong đó Pháp Thân Phật lần đầu tiên hiển lộ. Thế Tôn dạy rằng Ngài đã đạt đạo giải thoát qua vô lượng thời gian không thể tính kể. Sự chứng đắc vừa qua trong Tích môn chỉ là sự thị hiện từ Pháp Thân với mục đích giải thoát cúng sinh. Vì vậy, Bản môn là tuyệt đối, và Tích môn là tương đối.Tất cả những hoạt dụng của ứng thân Phật trong Tích môn đều bắt nguồn từ Bản môn.

20. Mô tả chi tiết về ngũ thời giáo, đọc Hurvitz, Chih I, pp.230-244; và Liu Ming Wood, The Lotus Sutra and Garland Sutra according to T’ien T’ai and Hua yen School in Chinese Buddhism, in Toung Tao, LXXIV (1988), pp.58-60; và Madhyamika Thought in China, pp.196-200.

21. Sự so sánh về sự vô phân biệt của mặt trời chiếu soi mặt đất và những nơi chốn khác nhau liên hệ đến hình dạng của một địa hình tiếp nhận ánh sáng vào những thời gian khác nhau trong ngày được nói đến trong kinh Hoa Nghiêm, T9, 616b. Ánh sáng mặt trời được dùng để sánh với năm thời giáo của Thế Tôn.

22. Sự diễn đạt nầy bắt nguồn từ một đoạn trong kinh Niết Bàn, T12, 449a. ‘Người lớn’ chỉ các Bồ tát là những vị đã tiếp nhận được lợi ích từ giáo lý Bát Nhã, ‘trẻ con’ chỉ cho Nhị Thừa ( Thanh vănDuyên giác) là những vị không sử dụng được giáo lý, bởi vì họ chỉ có thể hiểu được đến giáo pháp ‘thuần Không’. Chỗ nầy sánh với trẻ con bị che mất thị giác.

23. Kinh Hoa Nghiêm, T10, 226b.

24. Bốn phương pháp giáo hóa nầy được Chegwan (d 971) gọi tên trong tác phẩm ‘T’ien T’ai Ssu chiao I’ (T46, No.1931, 773-780) như Hua I Ssu chiao (Bốn phương pháp hóa đạo). Thêm chi tiết, đọc Hurvitz, Chih I, pp.44-47; Kenneth Ch’en, Buddhism in China, pp.308-309; Yang Huinan, Chih I Te Wu shih Pa chiao P’an, Chen-kuan, No.3, 1997, pp.30-38. 

25. Đọc Brook Ziporyn, How to Will Backwards : Time, Forgetting and Repetition in the Lotus Sutra, Chung Hwa Buddhism Journal, No. 13, pp.29-62 (2000), với đề mục về những đệ tử của Phật, hoặc là Thanh văn thừa ( khi chư vị thị hiện trong Tích môn), hoặc là Bồ tát thừa (như chư vị thật sự là trong Bản môn).

26. Huyền Nghĩa, T33, 684c- 685a.

27. Mười loại Tam pháptoát yếu của Trí Khải về giáo pháp thiết yếu của Thế Tôn liên quan đến nhân quả của Phật tánh. Đó là : Tam Chướng ( khổ, phiền não, nghiệp), Tam Thức ( Amala, Alaiya, Adana), Phật tánhTam Nhân của Phật giới (nguyên nhân, liễu nhân, và duyên nhân), Tam Bát Nhã ( thực tính, quán chiếu, và văn tự), Tam Bồ Đề (Chân như, thực trí, và phương tiện), Tam Đại Thừa (lý, thành tựu, và lợi ích), Tam Thân (Pháp thân, Hóa thân, và ¬ng thân), Tam Niết Bàn ( tánh tịnh, viên tịnh, và phương tiện tịnh), Tam Bảo ( Pháp, Phật, và Tăng), Tam Đức ( Pháp thân, Bát Nhã, và Giải thoát). Trí Khải đưa ra trong phân tích về Diệu Tam Pháp. Đọc Huyền Nghĩa, 744a-746a. Về sự mô tả của chúng tôi, đọc phần V, Tam Quỹ Phạm thâm nhập chiều ngang vào mười loại Tam Pháp, dưới đề mục 1.4.5 Diệu Tam Pháp.

28. Tam Quỹ Phạm chỉ cho thực tánh, trí tuệ quán chiếu, và thành tựu. Đây là nguyên lý Tam Pháp, và được Trí Khải ứng dụng thấm nhập vào tất cả mười loại Tam Pháp. Sự gặp gỡ giữa Tam Pháp và mười loại Tam Pháp được Trí Khải biểu lộ vào một trong Thập Diệu: ‘Diệu Tam Pháp’. Lý do Trí Khải chỉ dùng Tam Đạo, Tam Chướng, và Tam Đức, thay vì dùng tất cả mười loại, có thể vì Đại Sư muốn ngắn gọn. Sự chọn lựa của Trí Khải hợp lý, vì Tam Chướng là chỗ khởi đầu và Tam Đức là điểm cuối trong mười loại. Vì thế, hai loại nầy có thể được dùng để trình bày toàn thể mười loại Tam Pháp. Tam Đạo dùng để thâm nhập vào mười Tam Pháp, ba loại Trí Khải trình bày ở đây có thể hiển lộ đầy đủ từ đầu đến cuối các loại Tam Pháp khác nhau.

29. Huyền Nghĩa, T33, 685c.
30. Cùng chỗ.
31. Cùng chỗ.
32. Cùng chỗ.
33. Cùng chỗ.
34. Cùng chỗ.

35. Ngũ Uẩn chỉ cho sắc, thọ, tưởng, hành, và thức. Bốn uẩn sau được gọi là Danh, và uẩn đầu gọi là Tướng. Chi tiết, đọc Hurvitz, Chih I, pp.12-13; Chi I, Fa-chieh Tz’u-ti Ch’u-men, T46, 665b-c.

36. T12, 769b.
37. Cùng chỗ.
38. T25, 276b.
39. Huyền Nghĩa, t33, 685c.
40. Sáu căn gồm nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân, và ý.
41. Huyền Nghĩa, T33, 686a.

42. Tất Đàn có nghĩa là một sự tạo lập, dùng như một phương tiện thuyết pháp. Tứ Tất Đàn là bốn phương pháp Thế Tôn dùng khiến chúng sinh thấy được Phật tánh, hoặc là bốn lối nhìn thông đạt chân lý. Đặc tính của Thế Giới Tất Đàn liên quan đến thuyết căn bản về nhân duyên trong Phật giáo, và phân biệt giữa thực và hư. Hư giả chỉ cho tất cả những sự vật trong cõi giả tạm nầy là những hiện hữu đến từ nhân và duyên, đưa đến sự kiện rằng vạn pháp không có thực tính, và là ảo mộng. Hư giả đuợc nói đến qua ngũ uẩn chỉ hiện hữu với danh tự. Danh không thực, vì vậy ngũ uẩn chỉ như mộng và có mặt tạm thời. Cái thực (shih) là thân tạo nên từ ngũ uẩn hiện có mặt. Tóm lại, Thế Giới Tất Đàn đưa ra sự khác biệt giữa sự và lý, giữa thực và hư, giữa thiện và ác, và những thứ lớp hành trìchứng đắc khác nhau. Giáo pháp thích ứng cho những ai hiểu Thế Giới Tất Đàn. Đặc tính của ‘Vị Nhân Tất Đàn’ liên quan đến sự thanh tịnh của chúng sinh, đó là, khơi dậy tánh tịnh nầy và khuyến khích chúng sinh tiếp tục gieo trồng hạt giống thiện cho tương lai. Trái với Vị Nhân Tất Đàn, ‘Đối Trị Tất Đàn’ dùng để chữa trị những ô nhiểm trong chúng sinh. Vì vậy, đặc tính của Tất Đàn nầy liên hệ đến mặt xấu ác của chúng sinh, tức là cách thức dùng tâm thanh tịnh tiêu trừ tâm tà. Giáo pháp Đối Trị Tất Đàn hiển lộ mục đích của sự hành trì. ‘Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn’ nói về nguyên lý (như thực) bằng phương tiện áp dụng tứ cú, tức là ‘vạn vật chẳng thực cũng chẳng hư’, vượt trên xác định và phủ định. Vì vậy, đặc tính của Tất Đàn nầy hướng dẩn chúng sinh nhận ra thể tánh bằng cách nhìn rõ tánh Không trong tất cả thực tại, và vượt trên những trói buộc của thực và hư, thiện và ác. Đoạn văn liên quan đến Tứ Tất Đàn đã được dẩn từ Đại Trí Độ Luận T25, 59b-61b. Chi tiết về Tứ Tất Đàn, đọc Hurvitz, Chih I, p.313, ghi chú 1. Thảo luận chi tiết về Tứ Tất Đàn trong Đại Trí Độ Luận, đọc Swanson, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, pp.23-30.

43. Tứ Cú (xác định, phủ định, cả xác định cả phủ định, và hai lần phủ định của cả hai xác định và phủ định) là phương cách lập luận trong triết học Trung quán. Điều nầy có nghĩa rằng thay đổi đường lối suy tư cố định của chúng ta, từ đó vượt bỏ những lối nhìn sai lầm và khả dĩ nhận thực được chân lý. Thảo luận chi tiết về Tứ Cú trong Trung quán và trong hệ thống tư tưởng của Trí Khải, đọc Ng Yu Kuan, T’ien T’ai Buddhism and Early Madhyamika, pp.90-123.

44. Chỗ nầy để nói rằng ngũ uẩn hoặc skandhas được nhìn như những yếu tố có thực tạo nên vạn pháp, nhưng được nhìn riêng rẻ, hoặc xếp loại vào Danh và Tướng, hoặc vào hữu vi pháp (samkrtadharma) hoặc vô vi pháp (asamkrtadharma). Chi tiết về những phân loại nầy, đọc Hurvitz, Chih I, p.13.

45. Chỗ nầy để nói rằng tứ thiện căn tạo lập thành ‘thất Hiền vị’, hai thứ lớp nầy phân biệt vào hai bậc chứng đắc hoặc cao hoặc thấp. Tứ thiện cănNoãn pháp, Đỉnh pháp, Nhẫn pháp, Thế đệ nhất pháp, từ đó quả thanh tịnh sinh khởi. Thêm chi tiết, đọc phần II. ‘Vị cỏ thuốc bậc trung’ dưới đề mục 1.4.4 Tịnh Vị. Cũng đọc Chappell, T’ien T’ai Buddhism, p.112, ghi chú 24, giải thích về tứ thiện căn. Trong đường lối Trí Khải nói về các thứ bậc Thanh văn thừa, tất cả là mười bốn vị: bảy Hiền và bảy Thánh. Ba bậc đầu của bảy Hiền là Ngoại phàm (Wai fan), và bốn bậc cuối là Nội phàm (Nei fan). Tứ thiện căn thuộc về Nội phàm. Chi tiết về Ngoại phàmNội phàm, đọc sự mô tả của chúng tôi về ‘thất Hiền vị’ trong phần B. Vị cỏ thuốc bậc trung, đọc Hurvitz, Chih I, pp.346-347.

46. ‘Kiến Đạo’ chỉ cho bậc thứ nhất và thứ hai của bảy Thánh vị, và được gọi là Tùy Tín Hành Vị (thực hành theo đức tin), và Tùy Pháp Hành Vị (thực hành theo giáo pháp). Các bậc Thanh văn ở hai vị nầy đã vượt qua những lối nhìn sai lầm thuộc Tam giới (Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới). Chỗ nầy là sơ quả A la hán- Tu Đà Hoàn. ‘Tu Đạo’ chỉ cho ba trong bảy Thánh vị, và được gọi là Tín giải vị (giải thoát qua đức tin). Thanh văn thừa đã đạt sơ quả, cố vượt qua chín loại tà kiến thuộc Dục giới. Chỗ nầy là quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, và A Na Hàm. Xem sự mô tả của chúng tôi về thất thánh vị trong Phần II. ‘Vị cỏ thuốc bậc trung’ dưới đề mục 1.4.4 Diệu Vị. Đọc thêm Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp.98-99; Hurvitz, Chih I, pp.348-349.

47. ‘Hữu học’ chỉ cho những bậc hành trì đã gieo trồng khái niệm, chuyên cầntrí tuệ. ‘Vô học’ chỉ cho các vị A La Hán, là những bậc mang ảo tưởngthái độ sai lầm khi tự nhận rằng đã chứng đắc chân lý, và không có pháp gì để học nữa. Đọc Chappell. T’ien T’ai Buddhism, p.99. ‘Không hữu học không vô học’ chỉ cho loại trí tuệ đã vượt trên thứ bậc của cả hai hữu họcvô học.

48. Đọc Huyền Nghĩa, T33, 687a-b. Điều nầy chỉ cho Thế Giới Tất Đàn cũng bao gồm những đặc tính của Vị Nhân Tất Đàn, vì cái trước thích hợp với căn tánh chúng sinh, cũng là đặc tính của cái sau.

49. Đọc Huyền Nghĩa, T33, 687b. Học vị chỉ cho những bậc hành trì đã đạt đến khái niệm, chuyên chú, và trí tuệ.

50. Đọc Huyền Nghĩa, T33, 687a-b. Điều nầy có nghĩa rằng Vị Nhân Tất Đàn cũng gồm có những đặc tính của Đối Trị Tất Đàn, bởi vì cái trước liên quan đến từng trường hợp riêng biệt, cũng là đặc tính của cái sau.

51. Tổng tướng niệm trụ (Tsung hsiang nien ch’u) chỉ cho Tứ niệm trụ (catvari smrtyupasthanan) vượt qua những thói quen nhìn sai lầm về vạn pháp, đó là, bất tịnh, khổ, vô thường, vô ngã. Biệt tướng niệm trụ chỉ cho Tứ niệm trụ vượt qua những lối nhìn sai lầm về thực thể cá biệt, đó là, quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã. Đọc sự mô tả của chúng tôi về ‘thất Hiền vị’ trong phần II. ‘Vị cỏ thuốc bậc trung’ dưới đề mục 1.4.4 Diệu Vị.

52. Đọc Huyền Nghĩa, T33, 687a-b. Chỗ nầy có nghĩa rằng giáo pháp Đối Trị Tất Đàn một phần liên quan đến chân tánh, cũng là đặc tính của Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn.

53. ‘Không nhiểm ô’ và ‘vô lậu’ chỉ các bậc Thanh văn, đã vượt thoát sai lầm và không còn luân hồi trong ba cõi Chỗ nầy trình bày sự chứng đắc của Thanh văn, đó là tứ quả.

54. ‘Pháp Thế Gian cao nhất’ là điểm cuối của bốn pháp thanh tịnh, và là sự chứng đắc cao nhất của nội phàm. Từ đó đưa đến bốn quả Thanh văn. Cùng chỗ, p.36, ghi chú 46.

55. ‘Chân vô lậu’ chỉ cho trí tuệ vượt trên dòng tái sinh. Đây là sự chứng đắc cao nhất của Thanh văn, và là quả A La Hán thứ tư. So sánh vớI ba loại quả Thanh văn, cái bậc A La Hán đạt đến gọI là chân vô lậu, thấy rằng những quả trước còn phải đi qua những hình thức tái sinh (ngoài sự kiện rằng các vị nầy đã chứng đạt loại trí tuệ nầy). Đọc San-tsang fa-shu, p.453.

56. Đọc Huyền nghĩa, T33, 687a-b. Chỗ nầy có nghĩa rằng giáo pháp Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn không bao gồm giáo pháp Thế GiớI Tất Đàn, là giáo pháp phân biệt, cũng không bao gồm Vị Nhân Tất Đàn nhằm mục đích khơi dậy sự thanh tịnh trong chúng sinh, và cũng không bao gồm Đối Trị Tất Đàngiáo pháp chửa trị những tà ý trong chúng sinh.

57. Thập nhị nhập (dvadasayatanani) gồm sáu căn và sáu trần. Sáu căn chỉ cho những yếu tố nắm giữ sáu trần và phát sinh ra sáu loại nhận thức. Đó là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, và ý căn. Sáu trần hoặc sáu cảnh là những yếu tố bên ngoài gặp gỡ sáu căn, đó là, sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp.

58. MườI tám giớI (astadasadhatu) là cách phân loại sáu căn, sáu cảnh, và sáu thức. Sáu yếu tố bên trong là sáu căn. Sáu yếu tố bên ngoài là sáu cảnh. Sáu thức là nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân, và ý thức. Sáu thức nầy sinh ra trong tương quan vớI sáu căn và sáu cảnh. Thêm chi tiết, đọc Hurvitz, Chih I, pp.13-14; Chih I, Fa chieh Tz’u-ti Ch’u men, T46, 666b-c.

59. Đọc Huyền Nghĩa, T33, 687b.
60. Cùng chỗ.
61. Cùng chỗ.
62. Cùng chỗ, p.687b-c.
63. Cùng chỗ, p.687c.
64. Cùng chỗ.

65. Chi tiết về sự mô tả của chúng tôi, đọc đề mục 3. ‘Giải thích về Cảnh như Tứ Diệu Đế’ dướI tựa đề 1.4.1 Diệu Cảnh.

66. Huyền Nghĩa, T33, 687c.

67. Ba loại Trí được nói đến trong Đại Trí Độ Luận, T 25, 257c-260cff. Được nói lại rằng ba loại Trí nầy đã được tôn giả Huệ Văn chứng đắc khi đọc thấy trong Đại Trí Độ Luận. Sự tương hợp giữa ba loại Trí nầy và ba chân lý (Không, Giả, và Trung Đạo) là kết quả của chương mục tôn giả học được từ Đại Trí Độ Luận, vớI bài kệ 24:18 trích dẩn từ Trung Luận, đó là : ‘Tất cả những gì từ nhân duyên sinh, tôi nói đó là Không, là Giả Danh, , đó cũng là nghĩa Trung Đạo.’(T30, 33b). Đọc Đại Trí Độ Luận, T25, 107a 11-12. Từ những lờI nầy, tôn giả đại ngộ và đưa ra thuyết ‘Nhất Tâm Tam Quán’. Huệ Văn là vị Tổ đầu tiên của tông Thiên Thai, hoặc là vị Tổ thứ hai nếu Long Thọ Bồ Tát là vị Tổ thứ nhất, theo truyền thốngThiên Thai. Cùng chỗ, tiểu sử Huệ Văn, mục thứ sáu trong Fo-tsu T’ung chi, T49, 178b-179a. Tất cả ba loại Trí nầy đều là Trí Phật, nhưng liên hệ đến những khía cạnh khác nhau của thực tại. Nhất Thiết Trí liên quan đến tánh Không của vạn pháp (bậc Thanh vănDuyên giác chứng đắc khi nhận được chân lý Không), và thuộc về Thông giáo. Đạo Chủng Trí liên quan đến vạn pháp trong hiện hữu giả tạm (bậc Bồ tát chứng đắc khi nhận được chân lý về Giả). Nhất Thiết Chủng Trí liên quan đến Trung Đạo, bao gồm tất cả mọI khía cạnh thực tại, đó là Không, Giả, và Trung Đạo (bậc Bồ tát chứng đắc khi nhận raTrung Đạo) , và thuộc về Viên giáo. Chi tiết về Tam Trí, đọc Chappell, T’ien T’ai Buddhism, p.169, ghi chú 54.; Swanson, Foundation of T’ien T’ai Philosophy, pp.276-277, ghi chú 5; Yang Huinan, Chih I te wu shih Pa chiao P’an, Cheng kuan, ghi chú 3, 1997, p.46.

68. Huyền Nghĩa, T33, 688a.
69. Cùng chỗ.
70. Cùng chỗ.
71. Cùng chỗ, p.688a-b.

72. MườI hai tạng kinh là những giáo lý được sưu tập. Đó là Khế kinh, Trùng tụng, Phúng, Nhân duyên, Bản sinh, Bản sự, Vị tằng hữu, Thí dụ, Luận nghị, Tự thuyết, Phương quảng, và Thọ ký

73. Huyền Nghĩa, T33, 688b.
74. Cùng chỗ, 688b-c.
75. Cùng chỗ, 688c.

76. Theo Trí Khải, Như Thị (tathata) phản ảnh thực tánh của vạn pháp không méo mó, và được nhìn như chân lý Trung Đạo. Điều nầy bởI vì Trung Đạo là sự hợp nhất của ba mặt Không, Giả, và Trung Đạo. VớI Trí Khải, sự dung hợp và hiện hữu đồng thờI của ba mặt nầy là đặc tính của thực tại, đó là Như Thị.

77. Huyền Nghĩa, T33, 688c.
78. Cùng chỗ, p.689c.
79. Huyền Nghĩa, T33, 694b-c.
80. Cùng chỗ, 694c.
81. Cùng chỗ
82. Cùng chỗ
83. Cùng chỗ
84. Pháp Hoa, T.9, 9b.
85. Huyền Nghĩa, T33, 694c.
Tạo bài viết
07/06/2010(Xem: 60554)
09/06/2010(Xem: 33427)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: