Thư Viện Hoa Sen

Phần 1

01/06/201012:00 SA(Xem: 10690)
Phần 1

KIM CƯƠNG KINH GIẢNG NGHĨA 
 Người giảng: GIANG VỊ NÔNG Cư Sĩ
Người dịch: ĐỒ NAM Lão nhân

 

QUYỂN NĂM

PHẦN 1

Một khoa lớn thứ tư nầy đều là thuyết cảnh giới của như lai, nên gọi là cứu cực, có nghĩa là cứu xét cái vô trụ cùng tận, đến đây mà cùng cực, chỗ gọi là chứng, là chứng cái nầy vậy. Một khoa cứu cực thứ bốn này lại mở ra làm hai: ban đầu tỏ rõ bình đẳng pháp giới, sở dĩ hiển hết thảy pháp tánh vốn vô ngã, tức là để kết thành khoa trước nghĩa bồ tát thông đạt vô ngã pháp, thứ nhì tỏ rõ các pháp không tướng thì qui kết đến trên bất sanh bất diệt. Từ khai kinh đến đây sở dĩ khiến ly tướng ly niệm để trừ ngã chấp, đều là vì khiển trừ phân biệt chấp trước. Phân biệt chấp trước là tâm sanh diệt. Khiển trừ tâm sanh diệt là vì chứng tánh thể bất sanh bất diệt. Đây là huyệt tổng kết của một bộ thậm thâm bát nhã. Ba khoa nầy đều thu nhiếp khít nghĩa thị pháp bình đẳng mà tới, ý ở dạy cho kẻ nghe pháp phải ở trên pháp pháp đầu đầu tiến thủbình đẳng, thì có thể ở trên pháp pháp, đầu đầu được thấy tự tánh. Khoa đầu tỏ rõ không thánh không phàm chính là hiển không có cao hạ, nhứt chơn pháp giới bình đẳng, bình đẳng há có sự sai biệt thánh phàm. Nghĩa nầy đem ở trên độ sanh để thuyết minh rất tiện, nên theo độ sanh để tỏ rõ

Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà, nhữ đẳng vật vị như lai tác thị niệm: ngã đương độ chúng sanh. Tu Bồ Đề! Mạc tác thị niệm.

Dịch nghĩa: Tu Bồ Đề ơi, ở ý ông ra sao, các ông chớ bảo như lai làm niệm nầy: ta phải độ chúng sanh. Tu Bồ Đề ơi, đừng làm niệm nầy.

Tôn chỉ lớn của khoa nầy cùng với một khoa vô pháp khả thuyết ở trước giống nhau. Chỗ không giống là chẳng qua khoa trước đem pháp chỗ thuyết ra để nói, nay thì đem chúng sanh chỗ độ ra để nói. Thế nhưng thuyết pháp nguyên vì độ sanh, độ sanh liền phải thuyết pháp, tôn chỉ lớn giống nhau. Trước ở trong vô pháp khả thuyết chỗ dẫn các nghĩa cuốn mười Kim Quang Minh Kinh thuyết minh lý do phật chẳng làm niệm đều thông với khoa nầy. Tóm lại, phật chẳng khởi tâm động niệm mà có thể tùy cơ ứng duyên để độ chúng sanh, chẳng ngoài hai lý: 1) Vì sức đại bi đại nguyện huân tập từ xưa thành ra chủng tử, nên có thể hễ có cảm liền ứng. 2) Vì đầy đủ hai trí, thành ba thân như tấm gương lớn tròn ánh sáng chiếu khắp, nên có thể chỗ ứng chẳng lầm. Đầy đủ hai thứ lý do nầy cho nên chẳng giống phàm phu phàm có chỗ làm ắt phải làm niệm. Mạc tác thị niệm: là răn khắp hết thảy mọi người, chẳng phải là chuyên đối với đại chúng đương lúc hội bát nhã nầy mà nói. Vì chưng tác thị niệm là lấy phàm tình đo lường thánh cảnh, há chẳng những phỉ báng phật, mà tự mình vẫn mê ở trong ổ vọng tưởng, vĩnh viễn không có hy vọng thành thánh, nên răn chúng nó khẩn thiết. Tóm lại câu nói: “mạc tác thị niệm” chẳng phải chỉ khiến chẳng thể lấy sự thấy luân hồi đo lường biển viên giác, thực là khiến người học phật ắt phải dứt vọng niệm. Khai kinh liền khiến bồ tát hàng phục niệm nầy nên nói: “thực vô chúng sanh đắc diệt độ giả”. Nửa bộ sau cũng mở miệng liền nói: “vô hữu nhứt chúng sanh thực diệt độ giả”. Nay lại đem cái độ sanh của phật ra nói, khiến hết thảy bồ tát phụng làm mực thước. Văn trên tuy đã từng hai lần nói: “chúng sanh phi chúng sanh”, nhưng là riêng theo chúng sanh mà nói, nay thì theo cả thánh lẫn phàm nói gồm chung để tỏ rõ bình đẳng pháp giới, nghĩa nầy chẳng giống trước. Hoặc nói: Kinh Pháp Hoa nói rằng: “Ta bắt đầu ngồi ở đạo tràng, quán tưởng ở dưới cây, cũng đi kinh hành, ở khoảng ba, bảy ngày tư duy việc như thế nầy: ta chỗ đắc trí tuệ vi diệu rất đệ nhứt. Chúng sanh các căn ngụ độn, chấp trước ham thích, ngu si làm cho mù mịt, những loài như thế làm sao có thể độ được?” Do câu nầy mà xem thì rành rành có thánh có phàm, sao nói là không có thánh, không có phàm? Vả phật ở độ sanh và chỗ thuyết pháp đều đã từng tư duy kỹ lưỡng mà sau mới thuyết, tư duy tức là niệm, sao kinh nầy nói vô niệm? Phải biết, có thánh có phàm là theo tướng mà nói, không có thánh không có phàm là theo tánh mà nói, cho nên kinh nầy nói tức phi, lại nói thị danh. Đến như nghĩa tư duy, phải chia ra hai tầng thuyết minh lý của nó, để tránh sự hoài nghi

1) Phàm chỗ phật thuyết, có chỗ tùy nghi mà thuyết, gọi đó là quyền thuyết, cũng gọi là chẳng liễu nghĩa, có chỗ cứu cánh mà thuyết gọi đó là thực thuyết, cũng gọi là liễu nghĩa. Như dẫn các câu trong kinh Pháp Hoa ở trên tức là tùy nghi quyền thuyết. Vì xem biết căn của hết thảy chúng sanh ngu độn, ngu si mù mịt, tham trước cái vui ngũ dục, cùng với thanh tịnh trí, vi diệu pháp của phật chứng đắc chẳng thể ứng với nhau, những loài như thế làm sao độ được? Bèn bất đắc dĩ trước vì chúng nó từ cạn đến sâu thuyết tam thừa pháp. Nhưng thuyết tam thừa thực là nhứt thừa, chỗ gọi là khai quyền hiển thực là vậy. Kinh nầy ở đây chính tỏ rõ bình đẳng pháp giới, đều là thuyết cứu cánh như thực, nên câu nói phần nhiều có nối liền hai chữ như lai mà nói. Như lai là nghĩa chư pháp như. Sao gọi là như? Là chân như vậy. Sao gọi là chân như? Là cảnh giới ly niệm vậy. Há có thể dẫn quyền thuyết để chứng minh thực thuyết. Vả chỗ gọi là quyền cũng tức là quyền của thực, nên tuy nói tư duy, thực ra thì tức tư duy mà không tư duy, phàm đọc kinh phật thứ nhứt nên hiểu rõ nghĩa nầy. Ngay như phật thường tự xưng là ngã, há có thể vì sự xưng tùy nghi của phật mà bảo như laingã tướng, ngã kiến. Lại như kinh nầy thuyết pháp vô thượng thậm thâm nầy, mà ngài mặc áo, xin ăn, thị hiện giống như phàm phu, há có thể nhân đó bèn nghi phật là phàm phu. Trưởng lão chỗ nào cũng thay chúng sanh thỉnh vấn, há có thể xem một cách ngu ngốc cho là trưởng lão thực chẳng hiểu rõ bát nhã. Thế gian có nhiều người cho Quán Thế AÂm bồ tát là thân đàn ông, là thân đàn bà, mà hoài nghi. Pháp thân đại sĩ vốn không có tướng, chỗ ngài hiện thân ra đều là tùy cơ ứng duyên, chỗ bảo là nên lấy thân nào đắc độ, liền hiện thân đó để cứu độ nó. Kinh Lăng Nghiêm, Pháp Hoa nói rõ nghĩa nầy, há có thể xem giống như phàm phu cố chấp là trai hay là gái. Ngay đem nhân trước của đại sĩ ra nói, ngài nhiều kiếp siêng năng tu hành, thân nào mà chẳng có, cũng há có thể đem thân một đời của ngài ra để khái quát thân nhiều kiếp ư? Trong kinh phật, những việc giống như thế, cho đến những câu nói trái ngược với nhau rất nhiều, rất nhiều, đều phải lĩnh hội như thế. 

2) Tư duy là nghĩa làm sự quán. Làm sự quán cũng dịch là tư duy tu. Hai bài tụng dẫn ra trong kinh Pháp Hoa ở trên, là thừa tiếp một câu: “ngã dĩ phật nhãn quán” trong văn trên của bài tụng nầy mà tới, chỗ nói của hai bài tụng nầy là bảo quán chiếu căn cơ của chúng sanh mà thôi. Phải biết, lúc làm sự quán chẳng phải không có niệm, chẳng phải có niệm, kẻ biết chút ít làm sự quán bèn có thể hiểu rõ cảnh giới ở trong đó, cùng với suy nghĩ vọng tưởng tuyệt nhiên chẳng giống nhau, há có thể hiểu lầm tư duy là làm niệm ư? 

Tóm lại mà nói: có chúng sanh có thể độ, có pháp có thể thuyết là theo bên tướng mà nói, phật làm sự quán nầy chính là chỗ gọi tịch mà thường chiếu. Thế nhưng chính đương lúc hiện sự tướng như thế tức là rốt ráo chẳng thể đắc, nên lại nói không có pháp có thể thuyết, không có chúng sanh có thể độ, thì lại là theo tánh mà nói. Tuy quán mà cũng không chỗ quán, chiếu mà thường tịch. Cho nên đem hai bài tụng dẫn ra trong kinh Pháp Hoa cùng với chỗ thuyết ở đây hợp laị mà xem, chính là nghĩa tánh và tướng viên dung tịch và chiếu đồng thời, lại cũng tức là nghĩa tức thực của quyền, tức quyền của thực, phải thông đạt như thế. Nếu chấp một cái, nghi một cái liền là chấp tướng nghi tánh, chấp tánh nghi tướng, chấp tịch nghi chiếu, chấp chiếu nghi tịch, đây chính là tri kiến của phàm phu, chính chỗ gọi là độn căn, ngu si mù mịt, cùng với trí tuệ vi diệu đệ nhứt chẳng thể ứng với nhau. Nên học phật ắt phải khai phật tri kiến, phật tri tức là tri hết thảy chẳng thể đắc, tri hết thảy tức không tức giả, phật kiến tức là chẳng chấp nhứt dị, nếu chấp một bên nghi một bên, chính là chấp nhứt, chấp dị. Nên muốn thông đạtvi diệu của phật pháp, nếu chẳng đem phàm tình tục kiến quét sạch cho không còn nữa, thì ắt chẳng thể vào được vậy. 

Hà dĩ cố? Thực vô hữu chúng sanh, như lai, độ giả. Nhược hữu chúng sanh như lai độ giả, như lai tắc hữu ngã nhân chúng sanh thọ giả.

Dịch nghĩa: Vì cớ gì? Thực khôngchúng sanh, như lai, kẻ độ. Nếu có chúng sanh, như lai, kẻ độ thì như laingã nhân chúng sanh thọ giả.

Hai chữ thực vô: là triệt để, có nghĩa là thực không có lý làm niệm. Tại sao bảo thực không có lý nầy, nghĩa nó rất nhiều, nay nói sơ lược bốn nghĩa: 

1) Nếu có niệm độ sanh liền có chúng sanh sở độ, có ngã năng độ, năng và sở là tướng đối đãi, tức là phân biệt, tức là chấp trước. Phật chứng bình đẳng nhứt chân pháp giới nên gọi là như lai. Nếu có phân biệt chấp trước, sao gọi là như lai? Nên bảo như lai làm niệm nầy, thì thực không có lý. Đây là theo bình đẳng pháp giới để tỏ rõ nghĩa, lại cũng là theo bên như lai mà nói. Lại theo bên chúng sanh mà nói: 

2) Sao gọi là chúng sanh? Chẳng qua là ngũ uẩn nhóm họp lại mà thôi, là pháp duyên sanh, duyên sanh thể không. Nếu có niệm độ sanh há chẳng phải là không hiểu rõ duyên sanh, chấp pháp ngũ uẩn là thực có ư? Có pháp chấp liền có ngã chấp, há như lai đã từng có ngã pháp hai chấp như thế ư? Nên bảo như lai làm niệm nầy: “ta phải độ chúng sanh”, thì thực không có lý. Đây là theo duyên sanh thể không để tỏ rõ nghĩa. 

3) Chúng sanh sở dĩ thành chúng sanh vì cớ có niệm, chúng sanh sở dĩ đắc độ vì cớ vô niệm, thế nên gọi là độ sanh là chỉ khiến ly niệm mà thôi. Nếu phật độ sanh mà có niệm, thì phật tự mình còn chưa độ, sao có thể độ sanh ư? Nên bảo như lai làm niệm nầy: “ta phải độ chúng sanh” thì thực không có lý. Đây là theo ly niệm gọi là độ để tỏ rõ lý.

4) Phật độ chúng sanh chẳng quan là tăng thượng duyên của chúng sanh, mà chúng sanh tự mình phát tâm lớn, hành nguyện lớn thực là cái nhân làm chủ. Nếu không có nhân làm chủ thì tuy có tăng thượng duyên, chúng sanh cũng không theo đâu mà được độ. Thế nên chúng sanh đắc độ thực chúng sanh tự độ mà thôi! Phật không có cái kiến là phật độ chúng sanh. Nên bảo như lai làm niệm nầy: “ta phải độ chúng sanh” thì thực không có lý. Đây là theo nhân thân, duyên sơ để tỏ rõ nghĩa. Tóm bốn nghĩa nầy nên mới có chúng sanh, như lai, độ giả, còn phật thực không có niệm nầy vậy. Câu nầy là giải thích xuôi cái cớ của nó. Dưới chữ “nhược”, lại nói trái lại để giải thích cái cớ của nó. Hữu có nghĩa là hữu niệm. Nếu có niệm nầy liền rơi vào năng và sở, năng độ là ngã tướng, sở độ là nhân tướng, sở độ chẳng chỉ một người là chúng sanh tướng, niệm nầy nối tiếp chẳng dứt là thọ giả tướng. Nếu có một niệm thì bốn tướng đầy đủ. Như lai chính khiến bồ tát phát tâm trừ bốn tướng nầy, mà bảo như lai có bốn tướng là vu cáo, phỉ báng như lai, có thể bảo là hết sức vậy. Cho nên răn dạy một cách thiết yếu là chớ nên làm niệm nầy. Trong nầy chính là phá lời nói tà quấy bảo là như lai làm niệm, nên chỉ theo bên như lai để tỏ rõ nghĩa không có năng, không có sở, không có ngã, ý ở chỗ khiến người học ở bình đẳng pháp giới thực không có cái ngã.

Tu Bồ Đề ! Như lai thuyết hữu ngã giả tắc phi hữu ngã, nhi phàm phu chi nhân dĩ vi hữu ngã. Tu Bồ Đề ! Phàm phu giả như lai thuyết tắc phi phàm phu.

Dịch nghĩa: Tu Bồ Đề ơi, như lai nói có ngã tức là chẳng phải có ngã, mà người phàm phu cho là có ngã. Tu Bồ Đề ơi, phàm phu, như lai nói tức là chẳng phải phàm phu.

Bản lưu thông có thêm một câu “thị danh phàm phu”. Người đời Đường viết kinh, kinh bản đời Nam Tống và trong chú sớ của các vị cổ đức đều không có. Khoa nầy là giải thích rõ cái sở dĩ nhiên của vô năng độ, vô sở độ, chữ ngã ở trong nầy nếu chỉ hiểu theo nghĩa ngã của ngã nhân đã đành cũng có thể được, nhưng là nghĩa nông cạn. Phải biết, chữ ngã nầy là thừa tiếp văn trên chữ ngã của câu “ngã đương” mà tới, vì chưng là trỏ phật nói. Ngã là chẳng phải ngã, ý hiển bình đẳng pháp giới phật tức chẳng phải phật, chính là tỏ rõ ý không có thánh. Vì tên gọi là phật là hiển phật chứng quả mà thôi, nên gọi là như lai cũng vì hiển phật chứng tánh mà thôi. Nhứt chân pháp giới ly danh tuyệt tướng, làm gì có thứ văn tự nầy. Vả chăng nhứt chân pháp giới, hết thảy chư phật, hết thảy chúng sanh là tên khác nhau của tánh đồng thể. Vì nó đồng thể nên nói là nhứt như, nên nói bình đẳng không có cao hạ, nếu trong nầy có chữ phật liền có cao hạ, liền chẳng phải bình đẳng, liền có danh tướng, liền chẳng phải là không tịch. Nên y theo nghĩa như mà nói, chỗ gọi là có phật có thánh, tức là chẳng phải có phật có thánh. Nhưng phàm phu chỉ biết thủ tướng, chẳng đạt nhứt chân pháp giới, cho là có phật có thánh. Bình đẳng pháp giới phật con không tồn tại, há có năng độ có thể nói ư? Vả chăng đã là bình đẳng đồng thể chẳng những không có thánh mà thôi, lại há có phàm. Nên chỗ gọi là phàm phu, theo nghĩa như mà nói. liền chẳng phải là phàm phu. Phàm phu còn không tồn tại, há có sở độ có thể nói ư? Không cao không hạ, bình đẳng, bình đẳng, đó gọi là tánh thể nhứt như (đủ thấy người sau thêm bậy vào câu thị danh phàm phu, thật là vẽ rắn thêm chân).

Không có thánh, không có phàm chính là cái sở dĩ nhiên của không có cao hạ, nên nói bình đẳng. Tánh thể vốn nó bình đẳng như thế, sở dĩ phật nói trên không có phật đạo có thể thành, dưới không có chúng sanh có thể độ, vì chưng độ tức là không độ, thành tức là không thành. Cho nên nói: “bình đẳng chân pháp giới, phật chẳng độ chúng sanh”, cho nên phật nhãn xem hết thảy chúng sanh vốn là phật, đây đều là theo nghĩa tánh thể bình đẳng mà nói. Vì cớ gì nói nghĩa bình đẳng? Vì khiến bồ tát phát tâm thông đạt nghĩa nầy. Phải lấy tâm vô năng, vô sở, vô pháp, vô ngã tu hết thảy thiện pháp, thì mới có thể chứng như thế. Do đó có thể biết người tu hành tuy phải phát nguyện chuyển phàm thành thánh, nhưng phát nguyện xong liền phải đem cái niệm phàm và thánh liệng bỏ đi. Nếu chẳng liệng bỏ đi nổi, thì thánh và phàm vĩnh viễn cách nhau. Vì cớ gì? Vì thánh mà thành ra thánh, phàm mà thành ra phàm chính là do một đằng vô niệm, một đằng hữu niệm. Vì khởi niệm liền có cao hạ, liền chẳng phải bình đẳng. Cổ nhân khai thị tu hành có một câu rất hay là: “chỉ thẳng tới thực hành”, thẳng tới là tuyệt nhiên không có ý ngó ngàng gì nữa. Người thực hành chỉ phải hiểu rõ đạo lý, nhận đúng phương hướng, liền thẳng tới thực hành, chuyển phàm chẳng chuyển phàm, thành thánh chẳng thành thánh, cho đến hết thảy sống chết, lợi hại v.v... hết thảy chẳng quải niệm. Như thế liền cùng với đạo ứng với nhau, cùng với tánh ứng với nhau, mau có thể thành tựu. Nếu chẳng như thế thì trái lại chẳng thể thành tựu được. Cổ nhân lại có câu cảnh sách rằng: “Thẳng tới lò hương nơi miếu cổ”, có nghĩa là muôn niệm nguội lạnh như tro tàn. Thánh phàm còn chẳng quải niệm, thì những cái khác có thể biết được.

Tu Bồ Đề ! Ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng quán như lai phủ? Tu Bồ Đề ngôn: như thị như thị , dĩ tam thập nhị tướng quán như lai.

Dịch nghĩa: Tu Bồ Đề ơi, ở ý ông ra sao, có thể lấy 32 tướng quán như lai chăng? Tu Bồ Đề thưa: như thế như thế, lấy 32 tướng quán như lai.

Đây là một khoa theo tánh và tướng tỏ rõ chẳng phải một chẳng phải khác, là con mắt khẩn yếu của trọn bộ kinh, mà nghĩa chia ra sâu kín, nếu chẳng theo từng tầng phân tích ra kỹ lưỡng thì không dễ gì hiểu rõ. Quán và kiến chẳng giống nhau. Theo như lai hiện thân mà nói gọi là kiến (thấy), theo người học tu quán mà nói gọi là quán. Vì chưng ý câu hỏi nầy là: có thể quán tưởng ứng thân hữu tướng tức là quán tưởng pháp thân vô tướng chăng? Một cái có tướng, một cái không có tướng thì đã đành là chẳng thể được. Thế nhưng ứng thân nguyên từ pháp thân hiển hiện ra, cái vô của vô tướng vốn chẳng phải là rốt ráo không có, chỗ gọi là thực tướng vô tướng vô bất tướng là vậy. Vậy thì lại chưa từng chẳng thể được. Tuy thế, nếu chấp cho là có thể được, thì chẳng tránh khỏi thủ tướng mà có cái lỗi trước hữu. Nhưng nếu chấp cho là chẳng thể được, thì lại chẳng tránh khỏi diệt tướng, mà có cái lỗi rơi vào cái không. Thử xem chỗ đáp của trưởng lão, có thể tăng thêm chỗ thấy chẳng ít, lại nghe chỗ khiển trừ của phật, khiến người ta mở rộng tâm và con mắt rất nhiều. Phải biết, từ khai kinh đến đây khiển đãng từng tầng, từng tầng, nhiều lần nói tức phi, thị danh, đều là vì đề phòng người học trước ở một bên. Chỗ nầy tỏ rõ tánh và tướng chẳng phải một chẳng phải khác, chính là thuyết minh cái sở dĩ nhiên chẳng nên trước ở một bên.

Ư ý vân hà: là lời thăm nghiệm chỗ thấy. Trước đã nhiều lần thăm nghiệm, nay lại thăm nghiệm là vì chỗ nầy chẳng nói kiến (thấy) mà nói quán, ý hỏi rất vi tế khác xa với trước. Vì chưng chính sợ người học nghe được nghĩa chư pháp như và thị pháp bình đẳng, sống sượng lờ mờ, chưa thể đi sâu vào tinh vi mà tự cho là nhứt như bình đẳng, thì sai một hào ly lầm bằng ngàn dậm, nên lại phải thăm nghiệm nó, mà khai thị nó. Muốn nói lời đáp có hai yếu nghĩa ắt phải trước tỏ rõ

1) Trên hội bát nhã phật khiến trưởng lão chuyển dạy lại bồ tát, có thể thấy trưởng lão đã cùng phật tâm tâm in nhau lâu rồi, nghĩa thú của bát nhã sớm đã biết sâu. Kinh nầy cố ý hiển thị chẳng biết, là vì cớ trưởng lão thay chúng sanh thỉnh pháp. 

2) Lý thậm thâm vốn không thể nói ra, nay bất đắc dĩ ở trong cái không thể nói ra mà nói, một người một thời chẳng thể nói hai kiểu nói, cho nên gởi vào hai người, dùng thể vấn đáp nói ra, thì nghĩa thú thậm thâm so sánh dễ hiển rõ. Y theo hai nghĩa trên, nên chỗ thuyết của trưởng lão không khác gì phật thuyết, người đương cơ trong hết thảy các kinh đều phải xem như thế, chẳng những kinh nầy như thế mà thôi đâu. Đây là yếu nghĩa, chẳng thể nào mà không biết.

Câu như thị như thị ; nếu hiểu là ưng chịu, bằng lòng thì chẳng những xem trưởng lão một cách nông cạn, mà tôn chỉ sâu trong kinh bao gồm cũng chẳng hiển ra mà mờ mịt đi. Sao gọi là coi trưởng lão nông cạn ư? Như lần đầu phật hỏi “khả dĩ thân tướng kiến như lai phủ?” Trưởng lão liền đáp: “thân tướng tức phi thân tướng”. Lần thứ nhì hỏi: “khả dĩ tam thập nhị tướng kiến như lai phủ?”. Lại đáp: “tức phi thị danh”. Lần thứ ba hỏi: “phật khả dĩ cụ túc sắc thân kiến phủ? Như lai khả dĩ cụ túc chư tướng kiến phủ?” Đều đáp là: “bất ưng”, tại sao ở đây bỗng nhiên lại chấp tướng như thế? Trưởng lão cố nhiên là thay mặt chúng sanh, thế nhưng đã tỏ rõ, bỗng nhiên lại mê muội thì ở lý chẳng hợp, cho nên câu như thị thực chẳng phải là lời ưng chịu, bằng lòng, đây nói về lý. Như: là nghĩa chư pháp như, thị: là hết thảy đều thị. Trước đã nói rồi ư: trong nửa bộ trước không có một lời đáp nào là như thị, nửa bộ sau chỗ đáp như thị đều bày tỏ tinh nghĩa. Như trong tỏ rõ ngũ nhãn, mỗi lần đáp đều nói như thị, đây là tỏ rõ nhục nhãn chẳng phải nhứt định là nhục nhãn, cho đến phật nhãn chẳng phải nhứt định là phật nhãn. Tóm lại ngũ chẳng phải nhứt định là ngũ, nhứt chẳng phải nhứt định là nhứt, chẳng thể chấp như vậy. Chính chỗ bảo là: chư pháp nhứt như, hết thảy đều thị, ý hiển chỉ như thì đều thị chẳng như thì đều chẳng phải thị, nên mỗi lần đáp đều nói: như thị. Thứ nhì hỏi: thuyết thị sa phủ? Cũng đáp như thị, đây là tỏ rõ như lai thuyết thị sa là lấy nghĩa như thuyết thị, chẳng giống sự thuyết thị của phàm phu. Lại hỏi phước đức nhân duyên, cũng đáp như thị, đây là tỏ rõ pháp pháp đều là duyên sanh, thể hội được duyên sanh tánh không thì pháp pháp đều như, pháp pháp đều thị, nên dưới lại tiếp rằng: “thử nhân dĩ thị nhân duyên đắc phước thậm đa,” ý hiển chỉ vì nó duyên sanh mới có phước đức nhiều có thể đắc, cũng chỉ vì nó duyên sanh nên chẳng chấp trước tướng duyên sanh mà hội về tánh nhứt như. Thì tuy pháp pháp đều là duyên sanh cũng là pháp pháp đều là phật pháp. Ngoài những cái đó, đều chẳng đáp như thị. Đến đây lại đáp như thị, ý cũng giống trước, mà nói đi nói lại hai lần là khiến người ta phải coi trọng chữ như. Ắt phải có thể như mà sau mới thị. Ý nó vì chưng bảo rằng 32 tướng cũng là một của chư pháp, chư pháp đều là chân như thì há 32 tướng chẳng phải là chân như, nhưng ắt phải hiểu được nghĩa như mới thị. Vì cớ gì: Vì lĩnh hội được tánh và tướng nhứt như, đã chẳng diệt tướng cũng chẳng chấp tướng, thì quán 32 tướng ứng thân tức là quán như lai pháp thân. Nếu trái với nghĩa như, thế ắt chấp tướng để quán tánh, nếu không thì diệt tướng để quán tánh, như thế thì không có một cái nào thị vậy. Như thị như thịtam thập nhị tướng quán như lai, phải đọc luôn một câu. Tóm lại để tỏ rõ y chiếu nghĩa như, lấy 32 tướng quán như lai thì thị vậy. Bởi ý của trưởng lão bảo: quán chẳng giống như kiến, lúc trong tâm làm sự quán 32 tướng, vốn là tướng của vô tướng, như lai hiện 32 tướng cũng là tướng tức phi tướng. Nay hiểu rõ cái tướng vô tướng của như lai mà làm sự quán thì đã chẳng phải thủ tướng cũng chẳng phải diệt tướng, chính hợp với nghĩa thực tướng, vô tướng, vô bất tướng, lại cũng cùng với nghĩa chư pháp như hợp, nên nói: như thị như thịtam thập nhị tướng quán như lai, ý hiển đã nhứt như thì quán tướng tức là quán tánh.

Ý đáp của trưởng lão thực là rất sâu, thực là rất viên, thực cùng với tôn chỉ của phật tương ứng, mà văn dưới như lai lại đả phá bài xích để khiển đãng trưởng lão, vì nghĩa chỗ trưởng lão tỏ rõ đã đành là đúng, nhưng ở trong đó có lý vi tế, chẳng thể nào không nhận cho rõ, và phân biện cho rành, nếu không như thế thì thế ắt đến sống sượng lờ mờ, chưa thấy mà bảo là thấy, nhận cái kiệu trên yên con lừa làm ông cha mình đi xuống sườn núi. Nghĩa nầy thực quan hệ khẩn yếu, là chỗ một lũ người học rất dễ lộn xộn, nên phật và trưởng lão một đằng hỏi, một đằng đáp để hiển rõ tôn chỉ sâu ẩn vi nầy, khiến cho người học chẳng đến nỗi nhận lầm.

Phật ngôn: Tu Bồ Đề ! Nhược dĩ tam thập nhị tướng quán như lai giả, chuyển luân thánh vương tắc thị như lai. Tu Bồ Đề bạch phật ngôn: Thế tôn ! Như ngã giải phật sở thuyết nghĩa, bất ưng dĩ tam thập nhị tướng quán như lai.

Dịch nghĩa: Phật nói: Tu Bồ Đề ơi, nếu lấy 32 tướng quán như lai, thì chuyển luân thánh vương tức là như lai. Tu Bồ Đề thưa phật rằng: Thưa thế tôn, như tôi hiểu nghĩa chỗ phật nói, chẳng nên lấy 32 tướng quán như lai.

Ý phật vì chưng bảo: ông nói như thị như thịtam thập nhị tướng quán như lai, mới nghe thì rất đúng. Thế nhưng chỗ nguồn gốc nếu chưa nhận cho rõ, sợ rằng giống như phải mà lại chẳng phải. Vì cớ gì? Vì 32 tướng há chỉ như lai hiện ra tướng nầy ư? Chuyển luân thánh vương cũng có đủ tướng nầy, thế nhưng tướng của luân vương là do phước nghiệp mà tới, chẳng giống với như lai là do pháp thân hiển ra. Nay vội vàng sống sượng nói rằng: như thị như thịtam thập nhị tướng quán như lai, thì luân vương cũng là như lai, há chẳng phải là lầm lớn ư? Phải biết, lời nói của phật đã đành là nói cái tướng sở quán, ý thực ra là khai thị cho người năng quán. Vì chưng lấy luân vương nghiệp thức chưa không, vì nhân phước nghiệp cũng có 32 tướng, đủ thấy tướng đều hư vọng, chẳng đủ làm bằng cứ. Thế nhưng nếu người quán mà nghiệp thức đã không, thì há chỉ 32 tướng của luân vương chẳng thể che đậy, ngay đến quán sắc thân ngũ uẩn của chúng sanh cũng có thể thấy rõ pháp thân, mà chẳng thấy có ngũ uẩn. Nếu hoặc chẳng như thế, thì tuy cùng với như lai gặp mặt cũng chỉ quán tướng, mà chẳng thể quán thấy pháp thân. Phật nói lời nầy chính vì kẻ mới phát tâm tu quán, vô minh chưa phá được mảy may nào, còn đang ở trong nghiệp thức. Nếu nghe thuyết nhứt như, đều thị, thị pháp bình đẳng mà chẳng đo lường, phân chia ra, vội vàng bảo quán tướng tức là quán tánh, chẳng biết là chỗ quán đó chính là thức mà chẳng phải tánh. Hết thảy người học phải ở trong chỗ nầy khán nghiệm kỹ lưỡng. Làm sao khán nghiệm? 1) Bác địa phàm phu từ vô thủy bất giác tự động, đến nay lâu rồi đã tánh và tướng chẳng một. Vì cớ gì chẳng một? Do ở thủ tướng. Vì cớ gì thủ tướng? Do ở nghiệp thức. Nên ắt phải không hết thảy các tướng, dẹp dứt tình thức, mới đủ để nói tánh tướng nhứt như. 2) Phật thuyết nghĩa như là khiến thể nhận nhứt chân pháp giới, trừ phân biệt chấp trướcvô ngã, nên phải tự xét mìnhphân biệt không, có chấp trước không, nếu còn phân biệt chấp trước vi-tế tức là nghiệp thức, sao nói quán tướng tức quán tánh ư? Tóm lại, nhứt như bình đẳng chỉ có chư phật mới có thể cứu cánh. Ắt phải đã chẳng chấp thực, vả lại tướng hư cũng mất, thẳng đến một niệm chẳng sanh, luôn cả cái chẳng sanh cũng không, mới là nhứt như mà bất dị. Cho nên chỗ gọi là chư pháp nhứt như là chỉ thấy cái tánh nhứt như, chẳng thấy cái tướng của chư pháp. Chẳng những thế, liền phải tuy nhứt như bình đẳng, mà cũng không chỗ nào gọi là nhứt như bình đẳng, mới là chân nhứt như, chân bình đẳng, há kẻ nghiệp thức chưa không chỗ có thể tự phụ một cách tầm bậy. Nay nói: dĩ tam thập nhị tướng quán như lai, rõ ràng tồn tại có năng quán, sở quán, tức là phân biệt chấp trước, nghiệp thức y nguyên, mà nói là như thị như thị, biết đâu rằng sớm đã chẳng phải như, không có một chút thị nào vậy. Cổ kim biết bao nhiêu người tu hành, niệm thô mới ngừng chút ít liền bảo đã chứng tam muội, tập khí vẫn còn liền bảo cứ mặc cho nó tự nhiên, đó đều là lấy hỗn lạm làm viên dung, ít có người nào chẳng đọa lạc. Xem kinh văn nầy, thiệt là ở trên đỉnh đầu châm xuống một mũi kim. Chỗ phá của thế tôn, trưởng lão nguyên đã hiểu rõ, nên được cơ hội liền xoay chuyển lại, mà lời đáp trước cũng là biết trước bịnh của chúng sanh, cho nên dùng lời sống sượng để đáp, đợi thế tôn phá xích, khiến cho hết thảy chúng sanh đều được tự mình khám, tự mình phá, chẳng đến nối hỗn lạm.

Phàm nêu lên câu: Tu Bồ Đề bạch phật ngôn, đều là tỏ ý trịnh trọng, ở đây cũng thế, ý khiến người học ở một phen phá xích nầy chẳng thể sơ sót xem qua loa. Giải sở thuyết nghĩa: có nghĩa là nghe biết Luân Vương cũng đồng một tướng nầy, tướng chẳng đủ làm bằng cứ, liền giải được chư pháp nhứt như, ắt phải mất hết các tướng mà sau mới có thể được. Trưởng lão giải như thế, chính khiến người học phải giải như thế. Bất ưng: là ý hiển rõ chẳng phải là tuyệt đối không thể được, nếu tình thức của nó đã không, thì hữu tướng giống như vô tướng, vô tướng có ngại gì hữu tướng, mà chẳng phải kẻ còn chút ít tình thức chỗ nên hỗn lạm vậy, nên nói bất ưng, câu nầy chính là răn dạy người học một cách khẩn thiết. Tóm lại, phật thuyết nhứt như bình đẳng là khiến nhứt dị đều chẳng thể chấp, nay lấy tướng để quán tánh thì rõ ràngchấp nhứt, còn gọi được là nhứt như ư? Chuyển Luân thánh vương lấy thập thiện để giáo hoá thế gian, chẳng đợi dùng binh đao mà oai phục bốn phương, là người đại phước đức đệ nhứtnhân thế thì tự nhiênthất bảo xuất hiện, tùy ý tự tại. Thứ nhứt là luân bảo, vương cưỡi luân (bánh xe) nầy tuần hành bốn phương, vì thế gọi là Chuyển Luân thánh vương. Luân có bốn thứ: vàng, bạc, đồng, sắt, được luân bằng vàng thì gọi là kim luân vương, làm vua bốn châu lớn, ngân luân vương làm vua ba châu đông tây nam, đồng luân vương làm vua đông nam hai châu, thiết luân vương làm vua một châu tức là cõi Nam Diêm Phù Đề. Vì có phước đức lực đầy đủ 32 tướng, nhưng thiếu thanh tịnh phân minh, nhân vì do phước nghiệp hữu lậu mà thành, chẳng giống với phật do vô lậu pháp thân hiện ra.

Nhĩ thời thế tôn nhi thuyết kệ ngôn:

Nhược dĩ sắc kiến ngã,

âm thanh cầu ngã.

Thị nhân hành tà đạo,

Bất năng kiến như lai

Dịch nghĩa: Lúc bấy giờ thế tôn nói câu kệ rằng:

Nếu lấy sắc để thấy ta,

Lấy âm thanh để cầu ta.

Người nầy làm tà đạo

Chẳng thể thấy như lai.

Nhĩ thời là lúc phật phá và trưởng lão giải vừa xong, nêu lên hai chữ nầy là khiến người học phải cùng với khoa trên đồng thời thể hội, vì chỗ thuyết trong kệ chính là cái cớ sở dĩ nhiên của chỗ phá, chỗ giải. Chữ “sắc” là trỏ bao gồm hết thảy sắc tướng, 32 tướng cũng nhiếp ở trong đó. Hai chữ “ngã” trỏ như lai mà nói, tức là tánh. AÂm thanh: bao gồm thuyết pháp âm thanh ở trong đó, chính là bảo chẳng thể chấp thủ các thuyết nhứt như bình đẳng ở trên day về trong văn tự âm thanh tìm cầu. Thấy sắc là nhãn thức, nghe tiếng là nhĩ thức, đem hai thức để khái quát các thức khác. Tóm lại, thấy, nghe, giác tri tuy thể của nó là tánh, nhưng chúng sanh từ vô thủy đến nay đã biến nó thành thức. Nay nếu lấy sắc để thấy, lấy âm thanh để tìm cầu thì hiển nhiên là việc dùng của nghiệp thức, chấp trước cảnh tướng lục trần. Bèn muốn lấy cái đó để thấy pháp thân, lấy cái đó để cầu pháp thân, thì rõ ràngvọng kiến, rõ ràng là day ra ngoài tìm cầu, tri kiến của người nầy đã rất chẳng chánh, còn muốn thấy pháp thân như lai ư? Nên như lai bài xích nó rằng: thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến như lai. Vì cớ tánh chân như chẳng phải là cảnh giới nghiệp thức phân biệt chấp trước. Kết thành ý: muốn quán nhứt như, nếu chẳng không hết tình thức thì chẳng thể được.

Hoặc hỏi: trong kinh phật mỗi hay khiến người ta quán phật tướng hảo là sao? Phải biết, đây là phương tiện. Chỗ bảo là phương tiện gồm có hai nghĩa: chúng sanh chỗ nào cũng trước tướng, nên nay bỏ cái nhiễm, quán cái tịnh, đây là một phương tiện. Đã biết quán tịnh, liền lại khiến đi tới cứu cánh, như chỗ thuyết trong nầy, đây là phương tiện thứ hai, vì bước bước dẫn người ta vào chỗ thắng, gọi đó là phương tiện. Cho nên trong Thập Lục Quán Kinh chỗ rất cần yếu là mấy giòng văn: “tâm nầy là phật, tâm nầy làm phật”. Hiểu rõ được hết thảy duy tâm, thì biết tuy quán tướng hảo mà chẳng chấp cho là thực, tình thức phân biệt chấp trước của người nầy đã khiển trừ rồi. Cho nên người niệm phật tuy quán tưởng thấy Di Đà hiện ra, Cực lạc hiện ra cũng chẳng thể trước là vì thế. Vì cớ gì? Vì tướng do tâm làm ra, tự tánh thanh tịnh tâm vốn vô tướng, vô bất tướng, tướng và bất tướng lại chẳng cần để niệm vào. Lý nầy chẳng thể nào mà không biết. Phải biết, để niệm vào tức là phân biệt, tức là chấp trước. Ở trên khiển tướng đã khiển đến chỗ cùng cực, cũng tức là chỗ tổng qui kết từ vô pháp phát tâm đến đây ở nửa bộ kinh sau. Vì chưng lúc phát tâm liền chẳng thể thủ trước bồ đề pháp, vì có chỗ thủ chút ít tức là trước sắc tướng, tức là day ra ngoài tìm cầu, tức là chẳng phải chánh tri, chánh kiến, tức là pháp chấp ngã chấp, tức là cùng với tánh không tịch trái nhau, há có thể thấy như lai? Cho nên khiến bồ tát thông đạt vô ngã pháp là vì thế. Nếu chẳng thế thì tu một cách mù quáng, luyện một cách mù quáng, đi vào tà đạo, muốn nấu cát để thành cơm, vĩnh viễn chẳng thể đạt đến mục đích. Vì tu hành là lấy thấy như lai làm mục đích, cho nên phải thông đạt vậy. Thế nhưng khiển tướng chỉ là chẳng thể thủ trước mà thôi, nếu hiểu lầmdiệt tướng, thì lại rất chẳng phải, nên mới có văn của khoa dưới.

Thứ nhì là văn một khoa khiển diệt tướng, tỏ rõ “chẳng phải dị” nay trước nói yếu chỉ của nó. Một khoa nầy chẳng những ở trong nửa bộ sau có sức nặng ngàn cân, tức là từ khai kinh đến đây chỗ thuyết các nghĩa bất ưng thủ phi pháp, phi phi pháp, cho đến đã thuyết tức phi, lại thuyết thị danh v.v...,thẳng đến chỗ nầy mới nói rõ cái sở dĩ nhiên của nó, nên ở trong trọn bộ kinh cùng với một khoa tỏ rõ “chẳng phải nhứt” ở trên cùng là then chốt khẩn yếu. Phải biết, nửa bộ trước là đối với kẻ mới muốn phát tâm mà thuyết, cho nên không và hữu đều khiến chẳng trước để hợp trung đạo. Phàm chỗ thuyết tức phi thị danh, hơi của lời nói đó đều gồm chiếu cố cả hai bên, đã chẳng thể trước hữu, lại chẳng thể trước không. Chỗ gọi là thị danh là bao gồm có ý danh tướng tuy là giả, nhưng chưa từng là chẳng phải. Đến nửa bộ sau là đối với kẻ đã phát đại tâm tu đại hành, và có thể chẳng thủ hết thảy pháp tướng mà thuyết. Nhưng sợ người này riêng một mình thủ trước bồ đề pháp tướng, thì rốt cuộc làm lụy cho không tịch, rốt cuộc chẳng thể chứng tánh, mà chấp này rất vi tế rất khó trừ. Nên chỗ thuyết ở nửa bộ sau đều day về trước bên hữu khiển trừ một cách thống thiết, tuy có lúc tức phi, thị danh đều thuyết, nhưng hơi của lời nói phần nhiều chú trọng ở bên tức phi, bao gồmpháp tướng tuy thị, rốt cuộcgiả danh. Vì là giả danh cho nên ý tức phi ắt đợi khiển trừ được đến không còn một hạt bụi nào, không còn vướng một tơ hào nào. Rồi sau lại quay đầu trở lại thuyết chẳng nên trước không, cho nên nói có sức nặng ngàn cân. Đây chính là ý tông hạ chỗ bảo: “ở trên đầu cây sào trăm thước lại tiến lên một bước nữa”. Vả chỗ thuyết chẳng nên trước không, ở nửa bộ trước chỉ thuyết cái đương nhiên của nó, nếu không có câu: “ư pháp bất thuyết đoạn diệt tướng” ở đây vì đó điểm tỉnh thì chẳng những lý của nó chưa rõ, cũng không có qui kết, mà tinh thần của trọn bộ kinh cũng chẳng đoàn tụ. Cho nên nói khoa trên và khoa nầy là then chốt trọng yếu của trọn bộ kinh, vì nó là chỗ qui kết các nghĩa từ khai kinh đến đây. Tuy thế nửa bộ sau, sau khi khai chương đã chuyên khiển chấp hữu, khoa trên tuy là tổng qui kết của khiển hữu, nghĩa uẩn sâu kín, nhưng lý vốn nhứt quán, còn dễ thuyết minh. Chỉ có khoa nầy bỗng nhiên xoay chuyển, lại ánh sáng con mắt bắn ra bốn phía, tinh thần, ngữ khí của khoa nầy quán chú thẳng tới nửa bộ trước, nên trong một câu cai quát nhiều nghĩa, thiệt giống như xem nghiêng một bên thì thành ngọn núi, mà xem ngang thì thành dãy núi, mặt mặt đều phóng quang minh, đều thành sắc thái lạ, chẳng biết từ chỗ nào mà bắt đầu nói. Nay muốn thuyết minh nghĩa lý từng mặt, phải trước nói tông chỉ lớn của nó. Tông chỉ lớn đã hiểu rõ thì mặt mặt so sánh cũng dễ hiểu rõ. 

Phải biết, tánh là thể của hết thảy pháp, tướng là bề mặt, sở dĩ kẻ tu hành nguyên vì chứng tánh, cho nên chẳng nên chấp trước tướng bề mặt, đây là lý nhứt định. Thế nhưng có bề trong cũng phải có bề mặt, nếu chỉ có chủ thể mà tuyệt nhiên không có bề ngoài, thì chủ thể cũng cô lậpvô dụng. Sở dĩ kẻ tu hành muốn chứng tánh thì đã chẳng nên chấp thủ tướng, lại cũng chẳng nên đoạn diệt tướng, đây cũng là lý nhứt định. Thí dụ như xây cất nhà thì rường cột là chủ cán, là thể, cửa, cửa sổ, cửa ngõ, vách tường cho đến gạch ngói, vôi, đá, v.v... là bề mặt là tướng. Tự nhiên trước phải chú trọng rường cột, nếu chỉ biết thủ trước tướng bề ngoài mà chẳng biết chú trọng thể chủ cán thì làm sao có thể được? Thế nhưng chỉ có rường cột làm chủ cán, mà tuyệt nhiên không có cửa, cửa sổ, cửa ngõ, vách tường, thì còn có thể gọi tên là cái nhà chăng? Cất nhà như thế, thì tu hành cũng thế. Xem thí dụ nầy thì lý chẳng nên chấp tướng, cũng chẳng nên phế bỏ tướng có thể hiểu rõ. Đây là tôn chỉ rất trọng yếu của phật thuyết khoa nầy.

Tu Bồ Đề ! Nhữ nhược tác thị niệm: Như lai phất dĩ cụ tức tướng cố đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề ! Tu Bồ Đề ! Mạc tác thị niệm: như lai phất dĩ cụ túc tướng cố đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

Dịch nghĩa: Tu Bồ Đề ơi, ông nếu làm niệm nầy: như lai chẳng lấy tướng cụ túc cho nên đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Tu Bồ Đề ơi, đừng làm niệm nầy: như lai chẳng lấy tướng cụ túc cho nên đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

Như trên đã nói, có thể biết một khoa khiển trừ diệt tướng nầy, nghĩa và ý sâu rộng vậy. Thế nhưng chẳng những sâu rộng mà thôi, lại còn bao gồm nhiều nghĩa ẩn kín, đầu mối lại nhiều, hết sức chẳng dễ gì nói ra. Nói đã chẳng dễ, thì lĩnh hội khó, có thể biết được. Nhưng đã là then chốt trọng yếu thì dứt khoát chẳng thể nào mà chẳng dùng tâm tinh tế lĩnh hội. Ngay như mới nêu lời răn ra, mở miệng liền kỳ lạ. Sao gọi là như lai bất dĩ cụ túc tướng cố đắc vô thượng bồ đề? Phải biết, bề mặt nói cụ túc tướng, thực ra gồm kín đáo nghĩa tu phước đức, vì cụ túc tướng do tu phước đức mà tới. Trong kinh phật phép đặt câu kiểu nầy rất nhiều, chỗ gọi là ảnh hiển lẫn nhau là vậy. Lấy văn tự để nói: mạc tác thị niệm, như lai bất dĩ tu phước đức cố đắc vô thượng bồ đề, há chẳng thẳng mau, đúng rõ ư? Nay chẳng nói như thế mà lấy cụ túc tướng để nói, vì có hai tầng ý sâu: 1) Vì dẫn khởi văn dưới: bất thuyết đoạn diệt tướng để đối chẳng chấp thủ tướng ở văn trên, hiểu rõ nghĩa chẳng trước hai bên. Vả trên nói như lai, dưới nói cụ túc tướng, có thể hiển nghĩa tánh tuy vô tướng mà cũng vô bất tướng. 2) Nói một cái cụ túc tướng, kẻ nghe có thể lĩnh hội trong câu nầy có bóng dáng tu phước đức, nếu chỉ nói tu phước đức thì kẻ nghe chưa ắt có thể tưởng đến là nói cụ túc tướng, đây gọi là nói một cách hay khéo. Tóm lại một câu nói như thế có quan hệ cả hai phía mà nói ra, vì văn trên nói luân vương cũng có 32 tướng mà là do tu phước tới, đã phá xích xong rồi. Sợ người ta hiểu lầm kẻ chứng tánh chẳng cần tu phước, lại vì trên nói: “lấy sắc thấy ta là hành tà đạo”, sợ người ta hiểu lầm là kẻ thấy như lai ắt phải diệt tướng. Nay lập thuyết như thế nầy, thì hai thứ hiểu lầm đều khiển trừ, cho nên nói là hay khéo. Chữ “thị” trong câu nhữ nhược tác thị niệm là trỏ văn dưới, câu bất dĩ cụ túc tướng v.v..., chính là sợ kẻ nghe lời nói trên sanh ra hiểu lầm mà làm niệm nầy. Trưởng lão là kẻ đương cơ, là đại biểu cho chúng sanh, nên phật chỉ day về trưởng lão phát ra lời nói, kỳ thực là bảo khắp mọi người.

Câu “đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề” phản ảnh gồm nhiều nghĩa, phải theo từng tầng nói ra: 

1) a nậu đa la tam miệu tam bồ đề có nghĩa là vô thượng chánh đẳng giác, nhưng cũng thu nhiếp nghĩa phật và như lai. Sao bảo là nhiếp nghĩa như lai? Như laibình đẳng pháp thân không có cao hạ, thể dứt tuyệt đối đãi, nên nói là vô thượng. Đã là bình đẳng nên nói là chánh đẳng, bất giác thì chẳng thể chứng, nên nói là chánh giác. Sao bảo là nhiếp nghĩa chữ phật? Phật là giác nên nói là chánh giác. Tự giác, giác tha không hai không khác, nên nói là chánh đẳng, giác đã viên mãn đến vị cứu cánh nên nói là vô thượng. Nên vô thượng chánh đẳng giác có thể là tên gọi chung của tánh đức như lai, quả đức phật. Ở đây chẳng nói là phật, chẳng nói là như lai, mà đem danh từ gọi chung ra để nói ấy là hiển hai nghĩa: a) vì câu trên nói hiển ra là cụ túc tướng, mà ẩn đi bao gồm tu phước đức, nếu theo một mình phước đức tu nhân đắc quả mà nói thì phải dùng chữ phật để gọi. Nếu theo một mình cụ túc tướng của tướng tuy chẳng phải là tánh mà cũng chẳng phải ly tánh mà nói thì nên dùng chữ như lai để gọi. Nay câu trên đã có đủ hai nghĩa ẩn và hiển, cho nên dùng tên gọi chung bao gồm luôn cả tánh đức và quả đức. b) Nói đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề chính là vì dẫn khởi phát a nậu đa la tam miệu tam bồ đề ở văn dưới mà tới, vì chưng muốn nhờ quả chứng để tỏ rõ nhân phát tâm. Nhờ quả để tỏ rõ nhân, sở dĩ mở rõ nghĩa chân thực của nửa bộ sau lúc khai chương chỗ nói: “thực vô hữu pháp phát a nậu đa la tam miệu tam bồ đề”. Lúc khai chương, trước nói nghĩa không có pháp phát bồ đề, nối tiếp tỏ rõ nghĩa không có pháp đắc bồ đề, một cái phát, một cái đắc đối nhau mà nói. Trong nầy cũng một cái phát, một cái đắc đối đãi nhau mà nói chính là để bổ túc nghĩa lúc khai chương chỗ nói. Sao gọi là bổ túc? Vì chưng mở rõ trước chỗ gọi là pháp tức là nhiếp phi pháp, trước chỗ bảo là vô pháp là hai bên chẳng trước, pháp và phi pháp đều không có, như thế mới là phát bồ đề. Nếu chỉ hiểu được một mặt chẳng thủ pháp, thì không tránh khỏi rơi vào cái không, còn có thể gọi là phát vô thượng bồ đề ư? Ở trong nầy đắc và phát đều nói, cho nên là yếu chỉ lúc khai chương chỗ thuyết đều nhau rọi lẫn nhau thành thú. Do đây lại đủ chứng minh dưới chữ bồ đề ở câu nói trên đã không có chữ tâm, thế thì ở trong văn nầy dưới câu phát a nậu đa la tam miệu tam bồ đề há có thể để thêm một chữ tâm vào, ấy là kẻ chẳng hiểu rõ tôn chỉ của kinh sống sượng lạm thêm vào, há chẳng phải là lầm to?

2) Nói một chữ đắc lại có nghĩa tinh diệu, vì chưng chữ đắc nầy, là châm đối khoa trên chữ quán mà nói. Châm đối chữ quán mà nói chữ đắc là để tỏ rõ nghĩa quán thì chẳng nên thủ tướng, đắc thì chẳng nên phế tướng. Vì cớ gì? Đạo tu quán chú trọng ở kiến tánh, quán tướng há có thể kiến tánh? Nửa bộ trước đã thuyết được rõ rõ ràng ràng: “nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến như lai”, nên muốn thấy như lai ắt phải có thể thấy chư tướng tức là phi tướng mà sau mới có thể được. Nay nói lấy 32 tướng quán như lai gồm chưa thể thấy tướng tức là phi tướng, thì sao có thể thấy như lai ư? Rất là lờ mờ vậy, nên phá xích nó rằng: “hành tà đạo, chẳng thể thấy” để tỏ rõ tánh và tướng chẳng phải là một. Khoa nầy chẳng nói quán mà nói đắc là theo tu nhân chứng quả mà nói, lại cũng theo tánh và tướng tương đắc mà nói. Vì cớ gì? Vì tánh và tướng chẳng tương đắc thì chẳng gọi là chứng quả. Ý hiển rõ nếu có thể chẳng trước ở tướng, thì tướng cũng có ngại gì với tánh, nên tương đắc vậy. Tóm lại tánh là trong, tướng là ngoài. Theo trong và ngoài mà nói thì tánh và tướng chẳng phải một, nếu theo ngoài ắt có trong, trong ắt có ngoài, trong ngoài hợp nhứt mà nói, thì tánh và tướng chẳng phải khác. Cũng như người mua căn nhà, phải xem rường cột của nhà nầy, nếu chỉ xem tướng ngoài mà nói rằng xem tướng ngoài tức là xem rường cột, há chẳng phải là chuyện tức cười ư? Nhưng chỉ có rường cột, mà cửa, cửa sổ, cửa ngõ, vách tường, tướng ngoài hết thảy đều không có, thì tuy được cái nhà này cũng như không được. Tu hành cũng thế. Theo quán mà nói, ắt phải chẳng thủ tướng, theo đắc mà nói, ắt phải chẳng phế bỏ tướng. Hiểu rõ thí dụ nầy, thì lý nhứt dị đều chẳng nên chấp sẽ có thể thấu suốt triệt để. Lại có thể thấy chỗ phật thuyết pháp mỗi lời nói đều có mực thước, chữ chữ đều bao gồm diệu lý. Thiệt sợ rằng người học tâm thô, khí phù, ở đạo lý tánh và tướng phi nhứt phi dị nhai nuốt một cách sống sượng chẳng thể tiềm tâm lĩnh hội kỹ lưỡng. Nay xem như chỗ nói trên, thế tôn đã đem sự hành bố trong tánh tướng viên dung vì hết thảy người học vạch ra rõ rõ ràng ràng. Nếu có thể thể-hội thâm thiết, thì tự mình có thể đã chẳng thủ tướng, lại chẳng thủ phi tướng, lại có thể hành bố, lại có thể viên dung, sự sự đều hợp trung đạo, pháp pháp chẳng trái với tự tánh

3) Chỗ nói ở phía trước lại có nghĩa phản ảnh lẫn nhau mà hiển ra, chẳng thể nào mà không biết. Tại sao nói như thế? Khoa trên nói quán là theo bên nhân mà nói, là tỏ rõ kẻ tu nhân chẳng thể thủ tướng, chẳng thể tu phước hữu lậu. Phải biết, tu nhân đã chẳng thể thủ tướng, thì chứng quả lại sao có thể thủ tướng, thế nhưng chẳng phải là phế bỏ tướng. Lúc ở nhân vị chẳng thể tu phước hữu lậu, vì cớ tu nhân vô lậu mới có thể chứng quả vô lậu. Khoa nầy nói đắc là theo bên quả mà nói, là tỏ rõ chứng quả chẳng phải là phế bỏ tướng, cũng chẳng phải không do tu phước mà tới. Phải biết, chứng quả đã chẳng phải là phế bỏ tướng, thì tu nhân há lại nên phế bỏ tướng, nhưng chẳng thể thủ trước mà thôi. Quả chẳng phải là không do tu phước mà tới, thế nhưng ở lúc nhân vị chỉ chẳng nên tu phước hữu lậu mà thôi, há khiến tuyệt đối chẳng tu phước ư? Nhân quả nhứt như nên phản ảnh lẫn nhau, hiển ra lẫn nhau để tỏ rõ

4) Khoa trên và khoa nầy hai khoa đối chiếu nhau mà xem lại có yếu nghĩa. Khoa trên ý ở văn trường hàng, như nói: luân vương cũng có 32 tướng mà không phải như lai, ấy là tỏ rõ nghĩa tu phước mà không tu tuệ thì chẳng thể đắc vô thượng bồ đề quả. Khoa nầy khẩn thiết răn dạy đừng làm niệm chẳng tu phước mà đắc bồ đề, là tỏ rõ nghĩa chỉ tu tuệ không tu phước thì cũng chẳng thể đắc vô thượng bồ đề quả. Trong bốn câu kệ ở khoa trên mắng, bài xích lấy sắc thanh thấy như lai là hành tà đạo, ấy là tỏ rõ nghĩa thấy tánh chẳng nên thủ tướng. Khoa nầy khẩn thiết răn dạy đừng làm niệm lấy chẳng cụ túc tướng đắc bồ đề, ấy là tỏ rõ nghĩa thấy tánh cũng chẳng phải phế bỏ tướng. Từ điều thứ nhứt đến điều thứ bốn nầy hợp lại mà xem, đã đem nhân nhân quả quả của lý tánh, sự tu, cho đến tánh tướng phi nhứt phi dị, lại hành bố, lại viên dung nói ra rất tế mật, rất tròn vẹn, thế nhưng những nghĩa bao gồm còn chẳng chỉ ở đây.

5) Khoa trên nói quán, khoa nầy nói niệm. Quán và niệm là một nghĩa. Hợp hai khoa lại nói, ý hiển rõ tướng và chẳng phải tướng, phước và chẳng phải phước, hai bên chẳng trước là chánh quán chánh niệm. Nếu chỉ thủ một bên tức là chẳng phải chánh quán, chánh niệm. Vì cớ gì? Vì chẳng hợp trung đạo. Nên khoa trên thủ tướng liền lấy hành tà đạo mắng, bài xích nó, khoa nầy thủ phi tướng lại lấy mạc tác thị niệm răn dạy nó. 

6) 32 tướng là ứng thân, ứng thân sanh diệt vô thường, tiện ở tỏ rõ nghĩa tánh và tướng chẳng phải một, nên khoa trên khiển trừ thủ tướng, thì đem 32 tướng ra nói. Cụ túc tướng tức là chỗ nói cụ túc chư tướng phía trước, ấy là báo thân. Nhưng theo tướng mà nói thì gọi là báo thân, theo tánh mà nói tức là pháp thân báo đắc, ở chỗ tiện cho tỏ rõ nghĩa tánh và tướng chẳng khác, nên ở đây khiển trừ diệt tướng thì đem cụ túc tướng ra nói. Phải biết, nói như thế cũng là phản ảnh hiển ra lẫn nhau để tỏ rõ nghĩa. Vì cớ gì? Vì 32 tướng chẳng nên thủ, thì có thể biết cụ túc tướng cũng chẳng nên thủ, cụ túc tướng chẳng nên diệt, thì có thể biết 32 tướng cũng chẳng nên diệt. Chia ra mà nói chỉ vì tiện ở hiểu rõ nghĩa chẳng một khác mà thôi. 

7) Trong câu “bất dĩ cụ túc tướng đắc bồ đề” lại bao gồm tinh nghĩa. Phải biết, sự thành của cụ túc tướng là do phước tuệ tu cả hai mà tới, chẳng những tu phước mà thôi. Sao gọi là tu cả hai? Là lúc tu phước liền biết chẳng trước tướng. Biết chẳng trước tướng tức là tuệ, vì thế mới có thể thành cụ túc tướng, đắc vô thượng bồ đề. Đây cùng với luân vương khác xa, bởi phước nghiệp của luân vương gọi là hữu lậu, không có gì khác, vì cớ tu phước trước tướng, nên chỉ có thể thành 32 tướng, chỉ đắc quả luân vương. Do đây có thể biết trong nầy tuy là nói chẳng diệt tướng, thực ra gồm có nghĩa chẳng thủ tướng ở đó, thế cho nên nó có thể cùng với tánh chẳng khác. Tầng nầy là nghĩa tinh diệu của khoa nầy, vậy nên đem cụ túc tướng ra để tỏ rõ chẳng phải khác, tôn chỉ là ở đó. Vì cớ gì? Vì chẳng khác tức là nhứt như, ắt tướng và phi tướng, hai bên chẳng thủ mới gọi là nhứt như. Như chỗ nói khoa trên là chỉ biết chẳng thủ một bên phi tướng, sao gọi là nhứt như ư? 

Tổng hợp các nghĩa nói trên, thì nghĩa của khoa nầy liền có thể hiểu rõ, đều là sợ người ta nghe nói khiển tướng ở trên bèn nghiêng về bên không, hiểu lầmvô tướng tuyệt đối, thì cùng với thực tướng vô tướng vô bất tướng trái nhau, liền chẳng phải là nghĩa chư pháp như, liền chẳng phải là thị pháp bình đẳng, liền chẳng đắc quả vô thượng bồ đề, mà chẳng thấy như lai. Cho nên răn dạy một cách khẩn thiết là mạc tác thị niệm vì nếu tác thị niệm là tà kiến, chẳng phải chính kiến. Bàn về nghĩa lý, bàn về ngữ khí chỉ một câu mạc tác thị niệm nầy ở nghĩa đã đủ. Nay lại nối tiếp nói hai câu: như lai bất dĩ cụ túc tướng cố, vì chưng nói lắp lại để làm sáng tỏ, khiến cho người ta biết chú trọng hai câu nầy là yếu nghĩa, chẳng thể bỏ qua. Nên mạc tác thị niệm phải đọc liền với hai câu dưới, nếu đến chữ niệm mà chấm câu liền thấy hai câu dưới trùng điệp. Tôi thấy một bản in đời đầu nhà Thanh, lầm chấm dứt câu ở chữ niệm, lại sợ hai câu dưới trùng điệp bèn bỏ chữ phất đi, mà chép là: như laicụ túc tướng cố đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề, đây là sai lầm lớn. Phải biết có một chữ phất là bao gồm có ý tuy chẳng nên thủ tướng cũng chẳng nên phế bỏ tướng ở trong đó, hơi câu nói là chiếu cả hai bên, viên dung hoạt bát bao nhiêu? Nếu bỏ chữ phất đi, thì hơi câu nói liền trước ở một bên thủ tướng, dính cứng đần độn, khác xa nhau một trời một vực. Đại Trí Độ Luân nói: “Bát nhã như lửa lớn tụ, bốn mặt chẳng thể rờ đụng”, há có thể để một câu nói đần độn vào? Thử xem văn tự của kinh nầy, đem văn tự ra mà bàn cũng là ngòi bút tuyệt diệu hữu thần, nếu không phải đại sư La Thập dịch thì chẳng được đến như thế. Lấy bản dịch của người khác đem ra so sánh có thể tự biết.

Tu Bồ Đề ! Nhữ nhược tác thị niệm, phát a nậu đa la tam miệu tam bồ đề giả, thuyết chư pháp đoạn diệt. Mạc tác thị niệm, hà dĩ cố? Phát a nậu đa la tam miệu tam bồ đề giả ư pháp bất thuyết đoạn diệt tướng.

Dịch nghĩa: Tu Bồ Đề ơi, ông nếu làm niệm nầy, kẻ phát a nậu đa la tam miệu tam bồ đề nói các pháp đoạn diệt. Đừng làm niệm nầy, vì cớ gì? Kẻ phát a nậu đa la tam miệu tam bồ đề ở pháp chẳng nói tướng đoạn diệt.

Nghĩa kinh của khoa nầy rất là khúc chiết, tinh tế, phải tiềm tâm lĩnh hội nó. Bản lưu thông chép dưới chữ bồ đề đều có chữ tâm, người đời Đường viết kinh đều không có chữ tâm, chẳng nên thêm vào. Khoa nầy chính là thuyết minh cái sở dĩ nhiên của một khoa bày tỏ răn dạy ở trên. Một đoạn: nhữ nhược tác thị niệm, đến chư pháp đoạn diệt, là thuyết minh cái sở dĩ nhiên của tác thị niệm ở văn trên. Một đoạn dưới: câu hà dĩ cố là thuyết minh cái sở dĩ nhiên của mạc tác thị niệm ở văn trên. Nghĩa chính của khoa trên đến đây mới hiển ra. Nhữ nhược tác thị niệm tức là bảo rằng làm một cái niệm: như lai bất dĩ cụ túc tướng cố đắc vô thượng bồ đề. Chữ pháp ở trong câu: “thuyết chư pháp” thừa tiếp khít với câu cụ túc tướng, vì cụ túc tướng là do tu phước mà thành. Làm sao tu phước? Là làm rộng các pháp lục độ. Thế nên nếu nói bất dĩ cụ túc tướng thì không khác gì nói chẳng cần dùng tu pháp lục độ, há chẳng phải là thuyết thành chư pháp đoạn diệt ư, nên nói chư pháp đoạn diệt. Khoảng giữa lại có một câu phát a nậu đa la tam miệu tam bồ đề, là làm sao? Phải biết, thế tôn ở lúc khai chương nửa bộ sau đã từng nói vô pháp phát bồ đề, sợ rằng kẻ chưa thể hiểu sâu nghĩa nầy nghe được sau nầy lại nói: ngã ư a nậu đa la tam miệu tam bồ đề nãi chí vô hữu thiểu pháp khả đắc, vả khoa trên nói: “nhược dĩ sắc kiến ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến như lai”, thế ắt hiểu lầm rằng nghĩa vô pháp phát bồ đề chỗ nói phía trước ta đã biết rồi. Kẻ đắc bồ đề đã không có chút pháp, vả rõ ràng khai thị dĩ sắc kiến là tà đạo, sắc là tướng, thì có thể thấy như lai đắc vô thượng bồ đề trọn vẹn cùng với cụ túc tướng không liên quan gì. Đây là do lai của “tác niệm bất dĩ cụ túc tướng cố đắc bồ đề”. Nếu tác niệm nầy liền có niệm thứ nhì rằng: cục túc tướng là do hành pháp lục độ, siêng tu phước đức mà tới, chỗ gọi là trăm kiếp tu tướng hảo là vậy. Nay đắc bồ đề đã cùng với cụ túc tướng không liên quan, vả rõ ràng khai thị kẻ đắc bồ đề không có chút pháp thì kẻ phát bồ đề cũng ắt không nên có chút pháp, chỉ nên nhứt tâm xu hướng vào tánh không tịch mà thôi, phàm các pháp lục độ, chỗ gọi là tu phước đức, tu tướng hảo trọn vẹn chẳng có thể để ở trong tâm, đây là sở dĩ khai thị vô pháp phát bồ đề vậy. Người tu hành nếu hiểu lầm như thế thì cùng với tôn chỉ của phật trái ngược nhau, đi vào tà đạo, thế ắt một pháp nào cũng chẳng tu. Vì cớ gì? Vì thuyết thành chư pháp đoạn diệt, còn được bảo là phát vô thượng bồ đề ư? Nên răn dạy một cách khẩn thiết bằng: “mạc tác thị niệm”. Do đây có thể biết phật thuyết khoa nầy chính là thuyết minh cái sở dĩ nhiên làm sao mà tác niệm, mà phật trong lúc khiển trừ thủ tướng bỗng nhiên quay đầu lại thuyết một khoa lớn khiển diệt tướng nầy, lại chính là mở rõ nghĩa chân thực của vô pháp phát bồ đề nói ở phía trước. Sự quan hệ trọng yếu của khoa nầy, cũng rõ ràng, nên hồi nãy nói là nghĩa rất khúc chiết, tinh tế, phải tiềm tâm lĩnh hội. Phàm thuyết lý đến chỗ tinh thâm cần phải phân biện cho kỹ, nếu chẳng như thế thì thế ắt sai đi hào ly thì lầm đến ngàn dặm, đi vào tà đạo mà chẳng tự biết, rất là nguy hiểm. Thế nên học phật sở dĩ phải khai viên giải, mà lấy thân cận bực thiện tri thức làm việc gấp. Dưới câu hà dĩ cố, chính tỏ rõ cái sở dĩ nhiên của bất ưng tác thị niệm, ý nói rằng: trước nói vô pháp phát bồ đề là nói chẳng nên tồn tại một niệm rằng đây là vô thượng bồ đề, để trừ cái bịnh thủ trước pháp tướng của nói, sao từng đã nói đoạn diệt pháp tướng ư? Nên nói: “phát a nậu đa la tam miệu tam bồ đề giả, ư pháp bất thuyết đoạn diệt tướng”. Lúc trước nói vô pháp phát bồ đề, đã nói ra rõ ràng rằng kẻ phát a nậu đa la tam miệu tam bồ đề chỉ nên sanh khởi trách nhiệm độ sanh vốn phải làm cho trọn, tuy trọn hết cũng giống như tâm chưa trọn hết, há là nói đoạn diệt các pháp ư? Sau lại nói: “nhược bồ tát tác thị ngôn: ngã ưng diệt độ vô lượng chúng sanh tắc bất danh bồ tát” cũng là nói chẳng thể tồn tại một cái tâm ta có thể hết trách nhiệm, há là nói đoạn diệt các pháp ư? Phật đắc bồ đề không chút pháp nào có thể đắc, là nói tuy đắc mà không tồn tại có sở đắc, cũng chẳng phải là đoạn diệt các pháp. Chứng pháp thân, đắc bồ đề ắt phải phước tuệ tu cả hai, vì phước tuệ tu cả hai mới có thể bi và trí đầy đủ, sao có thể nói cụ túc tướng tuyệt đối không liên quan gì ư? Bèn rốt cuộc hiểu lầm như thế, thật là lầm lớn, lầm lớn ! Phải biết thế tôn đại từ, vì ở phía trên tới đây hết sức khiển tướng, chỉ sợ kẻ sống sượng chưa thể hiểu sâu, khó tránh khỏi hiểu lầm như thế, nên mới răn bảo một cách khẩn thiết như thế mà thôi. Răn bảo như thế, chẳng những là mở rõ nghĩa chân thực của vô pháp phát bồ đề, vả lại ý ở khai thị người học muốn chứng nghĩa bình đẳng pháp thân, chư pháp như, ắt phải ngừng nghỉ hết cuồng tâm, một niệm chẳng sanh rồi sau mới có thể được. Vì cớ gì? Vì động niệm liền có phân biệt chấp trước, nên nói: mạc tác thị niệm. Do đó mà nói, dưới chữ bồ đề ở trong câu nầy, chẳng thể nào thêm vào một chữ tâm, hiển nhiên có thể thấy. 

Nói tóm lại, từ khai kinh đến đây chỗ nói các nghĩa nếu không có văn hai khoa lớn riêng biệt khiển tình chấp nầy thì khó lĩnh hội triệt để, thế thì cũng không từ chỗ nào mà diễn thuyết. Phải biết, từ khai kinh đến đây diễn thuyết bao nhiêu thứ đạo lý hai bên đều khiển, đều là nhiếp thủ nghĩa của hai khoa lớn ở đây mà nói, nên hai khoa lớn nầy là khoa trọng yếu của trọn bộ kinh, vì nghĩa của nó có thể thông suốt trọn bộ kinh.

Ngay như nửa bộ trước, mở miệng liền nói: “diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sanh, thực vô chúng sanh đắc diệt độ giả,” là nói độ hết chúng sanh mà không trước tướng, chẳng phải nói chẳng độ một chúng sanh nào mà là tướng đoạn diệt. Lại nói: “ư pháp ưng vô sở trụ hành ư bố thí,” là nói lúc làm bố thí chẳng nên trụ tướng, không phải là chẳng làm bố thíthành tướng đoạn diệt. Chỗ bảo là phải hàng phục như thế, là chấp trướcđoạn diệt hai bên đều phải hàng phục, không phải là hàng phục một bên. Chỗ bảo là đãn ưng như sở giáo trụ, tức là hai bên hàng phục, hai bên chẳng trụ. Chẳng trụ ở một bên nào như thế, thì tự có thể đắc chỗ nên trụ, cũng tức là như chỗ dạy mà trụ, nên nói: “nhược tâm hữu trụ tắc vi phi trụ.” Cho nên thế tôn thị hiện tướng giống như phàm phu trần lao tức là biểu thị chẳng chấp trước cụ túc tướng 32 tướng, mà lại chẳng đoạn diệt tướng. Đây gọi là nhứt như, đây gọi là bình đẳng, sở dĩ kinh nầy có công đức vô biên, mà kẻ có thể tín tâm bất nghịch tức là hạ đảm như lai tăng phước diệt tội, sẽ đắc bồ đề. Mà nghĩa nầy rất sâu, ắt phải hiểu sâu, nếu chẳng thế, thì nếu không kinh sợ mà hồ nghi thì cũng sống sượngcuồng loạn. Không những thế, trước nói thông đạt vô ngã pháp giả là chẳng những phải thông đạt lý chẳng thủ pháp tướng, lại phải thông đạt lý chẳng diệt pháp tướng. Vì cớ gì? Nếu thủ pháp tướng liền trước ngã, nhân chúng sanh, thọ giả, nếu thủ phi pháp tướng cũng lại tức là trước ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Ắt phải ở hết thảy pháp tướng đã chẳng thủ, lại chẳng diệt, mới có thể chứng được pháp tánh bình đẳng nhứt như mà vô ngã, ấy là kẻ thiệt có thể thông đạt vậy. Nên được hai khoa lớn nầy, trọn bộ kinh liền dung hội lại thành một mảng nghĩa sâu kín tuyên bố ra hết. Cho nên khoa dưới lấy “tri nhứt thiết pháp vô ngã, đắc thành ư nhẫn” thu thúc viên mãn.

Trong hai khoa lớn tỏ rõ phi nhứt phi dị nầy, lại có một nghĩa cực trọng yếu, nghĩa này ra sao? Tức là phi thường phi đoạn. Một khoa tỏ rõ phi nhứt là nói phi thường. Ứng hóa thân 32 tướng tùy thời hiển hiện, là sanh diệt phi thường. Vì nó phi thường nên cùng với tánh thường trụ phi nhứt. Một khoa tỏ rõ phi dị là nói phi đoạn. Cụ túc tướng tức là pháp thân báo đắc nên phi đoạn. Vì nói phi đoạn nên cùng với tánh thường trụ phi dị. Tuy thế đây là còn căn cứ nghĩa tùy nghi mà nói, nếu y theo cứu cánh liễu nghĩa mà nói thì ba thân: pháp, báo, ứng đều là phi thường, phi đoạn. Văn trong hai khoa lớn rõ ràng nói như lai là trỏ pháp thân mà nói, rõ ràng nói cụ túc tướng là trỏ báo thân mà nói, rõ ràng nói 32 tướng là trỏ ứng thân mà nói. Ba thân nói ra đều, để tỏ rõ chẳng nên thủ tướng, chẳng nên diệt tướng, bởi vì nhân nó phi thường cho nên chẳng nên thủ, nhân nó phi đoạn cho nên chẳng nên diệt. Có thể thấy tôn chỉ của kinh rành rành là hiển nghĩa ba thân phi thường phi đoạn, há có thể sơ sót mà chẳng nói ra ư? Nghĩa nầy cũng là yếu nghĩa của bát nhã, chẳng thể nào mà chẳng tỏ rõ. Vì cớ gì? Vì nghĩa phi thường phi đoạn tỏ rõ, thì nghĩa phi nhứt phi dị có thể nhân đó mà càng rõ. Nghĩa phi nhứt phi dị nếu được thấu rõ, sau mới kiến viên mà tri chánh. Thế nhưng nghĩa nầy rất chẳng dễ gì tỏ rõ, trong các kinh luận đại thừa tuy nhiều lần nói ra, mà nói ra rất tường tận, rất thấu triệt không chỗ nào hơn cuốn 10 Kim Quang Minh Kinh. Nay sẽ dẫn ra để nói, tôi tưởng các ông cũng nguyện nghe.

Kinh Kim Quang Minh nói: “Y pháp thân nầy, ma ha tam muội chẳng thể nghĩ bàn mà đắc hiển hiện. Y pháp thân nầy đắc hiện hết thảy đại trí. Thế nên hai thân y ở tam muội, y ở trí tuệ mà đắc hiển hiện”. Ma ha có nghĩa là lớn, tam muội là định. Đại định đối đại trí mà nói, đại trí tức là đại tuệ. Định tuệ từ pháp thân tuyệt đối hiển hiện ra, nên đều nói là lớn, đều nói là lớn là tỏ rõ định tuệ đều bẳng nhau. Tỏ rõ định tuệ đều bằng nhau là hiển tịch chiếu đồng thời. Định tuệ là theo công phu tu mà nói, tịch chiếu là theo tánh đầy đủ mà nói. Lúc tịch mà chiếu, lúc chiếu mà tịch, chẳng phải chỗ lời nói, tâm suy nghĩ có thể tới, tức là ly danh tuyệt tướng, nên nói chẳng thể nghĩ bàn. Câu nầy gồm suốt đại trí. Hai thân là báo thân, ứng thân. Vì chưng bảo pháp thân tánh thể vốn lý danh tuyệt tướng, tịch chiếu đồng thời, nhưng nếu không tu thì chẳng chứng được. Thế nhưng nếu chẳng phải tánh thể vốn đầy đủ, thì công phu tu định tuệ không từ đâu mà hiển hiện, nên nói y pháp thân nầy đắc hiện đại định đại trí. Đây là nghĩa trên bề mặt. Ở bề trong là khai thị ắt phải ly danh tuyệt tướng, y bổn tịch để tu định, y bổn chiếu để tu tuệ, công phu tu định tuệ viên mãn đều bằng nhau liền có thể tịch chiếu đồng thời, tức là chứng đắc pháp thân. Kịp đến pháp thân chứng đắc, thì tướng của báo ứng hai thân liền lại hiển hiện, nên nói: “thế nên hai thân y ở tam muội trí tuệ hiển hiện”. Xem nghĩa đoạn kinh nầy, có thể biết ắt phải ly danh tuyệt tướng để tu định tuệ mới có thể chứng tánh của pháp thân, nhưng cũng chẳng đoạn diệt tướng của báo, ứng hai thân. Báo, ứng hai thân kinh đó dịch ra danh từ có hơi khác. Thông thường chỗ gọi là báo thân, kinh đó dịch là ứng thân. Thông thường chỗ gọi là ứng thân, kinh đó dịch là hóa thân. Trong hết thảy kinh luận và sách vở của bực cổ đức, thứ danh từ khác nhau nầy thường thường gặp phải, người mới học rất khó phân biện, nhưng nếu xem kỹ tôn chỉ của kinh liền biết chỗ trỏ mà được hội thông, cũng chẳng cần sợ khó. 

Kinh đó lại nói: “Pháp thân tam muội trí tuệ như thế, qua hết thảy tướng, chẳng trước ở tướng, chẳng thể phân biệt, chẳng phải thường, chẳng phải đoạn, đó gọi là trung đạo”. Đây là tỏ rõ pháp thân chẳng phải thường, chẳng phải đoạn. Pháp thân tam muội trí tuệ: là ý hiển định tuệ viên mãn đầy đủ tức là pháp thân, chẳng phải ngoài cái đó lại có pháp thân riêng biệt. Vì chưng tam muội trí tuệ tức là trỏ pháp thân mà nói. Chẳng thể hiểu lầm pháp thân, tam muội, trí tuệ là ba cái khác nhau. Xem phía trước chỗ dẫn ra: y ư pháp thân v.v... của kinh đó có thể hiểu rõ. Vì cớ gì? Từ xưa đến nay đều nói báo thân, ứng thân từ pháp thân hiện ra, mà kinh đó nói hai thân y tam muội trí tuệ đắc hiện, thì đủ chứng tam muội trí tuệ tức là pháp thân. Cho nên bổn tánh của phàm phu chỉ gọi là phật tánh, có lúc gọi là pháp thân ở triền, pháp thân ở chướng, chưa từng có chỗ nào chỉ gọi là pháp thân, chính vì phàm phu không có định tuệ, hoặc tuy có mà chẳng đầy đủ. Đã chưa chứng nhứt chân pháp giới, chưa có thể tịch chiếu đồng thời, sao có thể gọi là pháp thân? Thế thì đã phải định tuệ đầy đủ mới gọi là pháp thân, thì có thể thấy pháp thân chẳng ngoài định tuệ đầy đủ. Bố câu dưới câu: “qua hết thảy tướng” tỏ rõ nghĩa cực tinh. Qua là vượt qua, qua hết thảy tướng cũng như nói vượt ra ngoài tướng. Đã nói qua hết thảy tướng, lại nói chẳng trước ở tướng, là tại sao? Câu qua hết thảy tướng là tỏ rõvô tướng. Tánh thể lớn mà không có ngoài, lại cũng nhỏ mà không có trong, vượt ra hết ngoài vòng đối đãi nên không có tướng. Câu chẳng trước ở tướng là tỏ rõvô bất tướng. Vì nó vô bất tướng, bèn có chẳng trước có thể nói. Vì chưng tánh tuy chẳng phải tướng, mà hết thảy tướng đều từ tánh hiện ra, tuy từ tánh hiện ra, mà tánh vẫn vượt ra ở ngoài tướng, nên chẳng trước. Hai cầu nầy tỏ rõ nghĩa lẫn nhau, vì nó vượt qua nên nó chẳng trước, vì nó chẳng trước cho nên biết nó vượt qua vậy. Hợp nghĩa của hai câu nầy chính sở dĩ hiển tánh và tướng chẳng phải một. Vì cớ gì? Vì tánh tuy tùy duyên hiện tướng mà vẫn vượt qua chẳng trước tướng. Chỗ bảo là chẳng trước ở đây, là nói nó pháp nhĩ chẳng trước. Làm sao thấy như thế? Vì tướng đều sanh diệt vô thường, mà tánh thì tự nó vẫn thường trụ, chẳng nhân có tùy duyên hiện tướng liền bị tướng sanh diệt nầy làm trở ngại, có thể biết nó vốn chẳng trước, nên tánh và tướng chẳng phải một. Hai câu nầy cũng là thuyết minh pháp thân cùng với báo, ứng hai thân chẳng phải một. Câu chẳng thể phân biệt, sở dĩ hiển tánh và tướng chẳng phải khác, cũng tức là nói pháp thân cùng với báo ứng hai thân chẳng phải khác. Vì cớ gì chẳng thể phân biệt mà chẳng khác? Kinh đó tự tỏ rõ nghĩa nầy rằng: “Tuy có phân biệt, mà thể không phân biệt, tuy có ba số mà chẳng phải ba thể”. Vì chưng báo, ứng hai thân chỉ có tướng mà không có thể, thể chỉ có pháp thân mà thôi, sở dĩ số tuy có ba, mà thể chẳng phải ba, tướng tuy có khác, thể thì không khác. Nên lời nói chẳng thể phân biệt là theo thể mà nói, nhưng cũng là lời nói liên quan đến cả hai, vì nó lúc nào cũng hiện ra tướng phân biệt mới có chỗ có thể nói là chẳng thể phân biệt. Cho nên câu chẳng phân biệt, một mặt đã đành hiển thể nó không có khác biệt, mà một mặt lại hiển nó hiện tướng không ngừng nghỉ. Do đây có thể biết giới hạn chẳng phải một, chẳng phải khác. Vì chưng lấy tánh dung tướng thì chẳng phải khác, tánh và tướng đem ra đối nhau thì chẳng phải một, chẳng phải thường, chẳng phải đoạn, nối tiếp khít ba câu mà tới. Lúc hiển hiện ra, thể tuy không khác biệt mà dụng thì có tướng khác biệt, nên nói chẳng phải thường. Nhưng tướng tuy chẳng phải thường mà tánh của pháp thân vẫn lại vượt qua hết thảy tướng, chẳng trước ở tướng, nên nói chẳng phải đoạn. Hoặc nói: Từ xưa đến nay nói pháp thân thường trụ, vì nó thường trụ mới gọi là pháp thân, nên nói pháp thân chẳng phải đoạn, nghĩa nó dễ tỏ rõ. Pháp thân tuy hiện các tướng báo, ứng, nay nói chẳng phải thường cũng là theo tướng mà nói. Thế thì làm sao gọi là pháp thân chẳng phải thường? Nghĩa nầy rốt cuộc khó hiểu rõ. Xin trả lời rằng: chỗ gọi là pháp thân thường trụ là chỉ riêng theo pháp thân mà nói. Thế nhưng chứng đắc thể của pháp thân thường trụ bất sanh bất diệt rồi, nếu trụ ở thể mà không hiện tướng thì chẳng thể cùng với chúng sanh tiếp gần, lấy gì lợi ích chúng sanh ư? Nên chư phật chư bồ tát vì cớ lợi ích hết thảy chúng sanh thường hiện tướng sanh diệt của báo thân và các thân ứng hoá, mà chẳng trụ trước pháp thân. Đem cái có thường trụ pháp thân mà chẳng trụ ra để nói, nên nói pháp thân chẳng phải thường. Thế nhưng tuy chẳng trụ, nhân nó thường ở trong đại định nên tướng chỗ hiện ra, mặc cho nói sanh diệt phừng lên, mà sự thường trụ của pháp thân vẫn thế. Chỗ gọi là qua hết thảy tướng, mà chẳng trước ở tướng thực do ở đó, nên lại nói pháp thân chẳng phải đoạn. Phải biết, pháp thân chẳng phải thường chính chỗ bảo là chẳng trụ niết bàn, pháp thân chẳng phải đoạn chính chỗ bảo là chẳng trụ sanh tử. Hai bên chẳng trụ cho nên nói: gọi là trung đạo. Pháp thân hai bên chẳng trụ là nói nó đã chẳng trước ở pháp thân, lại chẳng trụ trước ở các thân báo, ứng, đây chính là cảnh giới tịch chiếu đồng thời, nếu chẳng phải công phu định tuệ đến viên mãn đầy đủ thì chẳng thể đến cảnh giới nầy. Kinh nầy mở miệng liền khiến phát đại nguyện, tu đại hạnh, trừ ngã chấp của nó là vì thế. Vì ngã chấp chưa hoá, ắt phân biệt chấp trước. Có chút phân biệt chấp trước liền chẳng thể hai bên chẳng trụ, lại há có thể định tuệ đồng đều, thì cảnh giới tịch chiếu đồng thời sao có thể đạt đến ư?

Kinh đó lại nói: “Hoá thân là thường chuyển pháp luân, chỗ chỗ tùy duyên, phương tiện nối nhau, vì cớ chẳng đoạn tuyệt cho nên nói là thường. Vì cớ chẳng phải là bổn, vì có đại dụng đầy đủ chẳng hiển hiện, nên nói là vô thường”. Kinh đó dịch ứng thânhoá thân, đây là tỏ rõ ứng thân chẳng phải thường, chẳng phải đoạn. Cho nên nói là thường: cũng như nói cho nên nói chẳng phải đoạn, vì ứng thân tùy duyên thường hiện chẳng đoạn, nên nói chẳng phải đoạn. Vô thường: cũng như nói chẳng phải thường. Chẳng phải là bổn: ấy là nói ứng thân chẳng phải là thể của bốn tánh. Các thân báo ứng đều là tướng dụng của bổn tánh hiển hiện ra, cho nên chẳng phải là bổn. Dụng do bổn hiện ra, chẳng phải là do dụng hiện ra. Hai thân báo ứng đã là dụng rồi, chẳng thể lại hiển dụng, nên nói đại dụng đầy đủ chẳng hiển hiện. Câu nầy chính tỏ rõ báo ứng là tướng, tướng là pháp sanh diệt, nên nói là chẳng phải thường. 

Kinh đó lại nói: “ứng thân là từ vô thủy đến nay nối nhau chẳng dứt, là pháp bất cộng của hết thảy chư phật, vì cớ có thể nhiếp trì. Chúng sanh vô tận, dụng cũng vô tận, thế nên nói là thường. Vì cớ chẳng phải là bổn vì dụng đầy đủ chẳng hiển hiện nên nói là vô thường”. Đây là tỏ rõ báo thân chẳng phải thường, chẳng phải đoạn, vì kinh đó dịch báo thânứng thân. Pháp bất cộng như thập lực, tứ vô uý v.v... chỉ có chư phật có, bồ tát cũng chưa đầy đủ, nên nói là bất cộng. Nhiếp trì có hai nghĩa: pháp bất cộng nầy là trí dụng của báo thân, nhiếp trì ở báo thân, đây là một nghĩa. Báo thân đủ trí dụng nầy bèn có thể nhiếp trì chúng sanh, đây là hai nghĩa, nên nối tiếp nói rằng: chúng sanh vô tận, dụng cũng vô tận.
Tạo bài viết
19/09/2013(Xem: 30372)
19/05/2010(Xem: 45825)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: