Chương Iv. Bồ Tát Đạo

17/02/201412:00 SA(Xem: 9508)
Chương Iv. Bồ Tát Đạo

LƯỢC GIẢI KINH HOA NGHIÊM 
Tác giả: HT. Thích Trí Quảng
Nhà xuất bản Thành Phố HCM 2013

Chương IV.
Bồ Tát Đạo
 
Kinh Hoa Nghiêm được phiên dịch ra chữ Hán có 3 bản : 

Tứ thập Hoa Nghiêm gồm 40 quyển, lục thập Hoa Nghiêm gồm 60 quyển và bát thập Hoa Nghiêm gồm 80 quyển. Theo tôi, dù là bộ nào, trọng tâm của kinh Hoa Nghiêm vẫn ở 3 phần chính. Phần đầu là tánh khởi hay Như Lai xuất hiện làm chúng ta hình dung được Đức Phật. Đức Phật của kinh Hoa Nghiêm không có mô hình cố định, nhưng đó là sức sống của muôn loài, muôn vật trong vũ trụ, không có gì không phải là Phật. Nghĩa lý này đã được triển khai trong phần trước. Phần quan trọng thứ hai của kinh Hoa Nghiêm nói về Bồ tát đạo.

Kinh Hoa Nghiêm vẽ ra lộ trình Bồ tát trải qua 52 chặng đường tu chứng : thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, từng bước tiến tu lên.

I - BỒ TÁT THẬP TÍN

Chặng đường thứ nhất của Bồ tát đạophát tâm hay tín tâm. Kinh Pháp Hoa gọi là căn lành, vì có căn lành mới tin được, người không có căn lành, dù chúng ta nói gì, họ cũng không nghe. Từ căn lành khởi lên tín tâm.

Thực tế cho thấy người tu được đều có một cái gì man mác trong lòng, đó là căn lành. Vì vậy, từ thuở nhỏ chưa thấy chùa bao giờ, nhưng sau gặp giáo lý Phật, họ tự phát tâm mạnh, cảm thấy thân thương, gần gũi lạ thường.

Điều này thể hiện rõ nét trong cuộc sống của người tu vì phát bồ đề tâm, khác với người bất hạnh đi tu, hay tu vì miếng ăn, vì quyền lợi. Vì bồ đề tâm đi tu, tức đã có trồng căn lành với Phật, họ sanh tín tâm một cách dũng mãnh, xả bỏ dễ dàng tài sản, thân mạng. Từ xưa đến nay, người thật lòng cầu đạo không hề nghĩ đến ăn mặc, phải traùi hơn thua, hiện tướng giải thoát thật dễ thương. Họ luôn luôn nhường quyền lợi cho người và gánh vác việc cực khổ, có thể vào rừng sâu hay lên núi cao cầu đạo.

Đức Phật đắc đạo cũng vì phát bồ đề tâm cầu đạo. Chúng ta không thấy được điều này, nhưng khi Ngài thành Phật rồi, chúng ta mới biết. Bản thân tôi cũng vậy, cái tôi cầu người xung quanh không biết, nhưng thành quả của tôi có thì người mới biết nhân lành tôi gieo trồng.

Vì vậy, người thành nên đạo nghiệp đều phải có quá trình hành đạo và việc hành đạo này đều tùy thuộc vào bồ đề tâm; tất yếu họ phải có sự hy sinh đánh đổi. Còn người khác thì là đà dưới mặt đất, kinh ví như cỏ, chỉ caàu cơm ăn áo mặc, suốt đời tu cũng ở trong nhân gian. Cầu Vô thượng bồ đề tu, mỗi ngày phải kết thành quả khác.

Tại sao chúng ta phát bồ đề tâm ? Chắc chắn tín tâm sanh ra không đơn giản. Phải gặp Phật, tức gặp được đấng trọn lành nương theo tu dễ lắm. Ta có căn lành rồi và gặp Phật là phát tâm liền.

Nhưng ta chưa gặp Phật, mà phát tâm bồ đề và gặp được Thánh Tăng thì cuộc đời cũng thay đổi. Gặp Thánh Tăng, lòng chúng ta an ổn liền, như Huệ Khả cầu đạo khắp nơi, nghe nhiều cũng đã chán nản mệt mỏi. Chỉ gặp Tổ Bồ Đề Đạt Ma chưa nói gì, lòng Ngài đã an.

Có thể khẳng định muốn phát bồ đề tâm phải gặp Phật hay Bồ tát, Thánh Tăng thì hình ảnh thánh thiện của các Ngài bắt đầu đập vào tim óc ta, sẽ dẫn chúng ta đi suốt cuộc đời và nhiều đời sau nữa trên đường Thánh đạo.

Ý này được kinh Hoa nghiêm diễn tảsơ phát tâm thủy thành chánh giác, nghĩa là bắt đầu tưø đó, chúng ta thành Phật, tức có một ông Phật trong tâm ta rồi và dùng đức hạnh nuôi lớn tâm ta.

Mới vào đạo phải ăn chất đề hồ, không thể ăn thứ khác. Nương được bậc chân tu cao đức, niềm tin chúng ta lớn dần. Traùi lại, gặp thầy tà, bạn ác, bồ đề tâm chúng ta sẽ chết. Thật vậy, nếu thấy bạn đồng tu đủ thứ xấu ác, người lớn thì mệt mỏi, bịnh hoạn, chúng ta sẽ chán nản, bỏ cuộc.

Riêng tôi, nhìn thấy xá lợi của Hòa thượng Thiện Hoa, cảm nhận đó là kết tinh của những tháng ngày quyết lòng phụng sự đạo mà tôi đã ký thác tình cảm với Ngài. Chính bậc thầy đức hạnh ấy sẽ nuôi lớn bồ đề tâm chúng ta. Không có vị chân tu làm chứng tín, sao tu được, vì phát tâm dễ, nhưng nuôi được tâm này mới khó. Sống thọ, làm nhiều việc lợi ích cho đạo, mãn duyên thì an nhiên thị tịch. Con đường tu của vị Thầy làm biểu tượng cho chúng ta theo là như vậy.

Phật tại thế, phát bồ đề tâm ở Phật, Thánh Tăng dễ dàng, nên ở thời đó, nhiều người được an lành, đắc đạo. Thời kỳ chúng ta không có Phật hay không có người tiêu biểu cho Pháp thân Phật, làm sao chúng ta phát tâm được ?

Vì vậy, người phaùt tâm được ở đời này phải biết là nhờ căn lành lớn. Các bậc chân tu đều cho biết họ sống bình thường như mọi người, nhưng tự nhiêný thức tu hành, nhàm chán thế gian. Có thể nói nhiều đời trước chúng ta đã tu và căn lành đời trước mới tác động cho chúng ta phát tâm bồ đề được.

Tìm được thiện tri thức hay Linh Sơn cốt nhục, dù họ không cùng quốc tịch với ta, ta vẫn cảm nhận họ là bạn đồng hành. Ta và họ hiểu nhau, thân thương vơùi nhau, tin tưởng, kính trọng nhau một cách kỳ diệu. Linh sơn cốt nhục, tức bạn chơn linh, chơn tánh, đồng ý nguyện cầu vô thượng bồ đề như ta. Giữa ta và họ tác động qua lại, giúp đỡ nhau. Điều này rất cần cho việc hành đạo, thăng hoa tri thức, đạo đức; không hiểu nhau, chỉ làm bạn dắt nhau lên quả đường !

Từ chơn tánh hiện thân đại sĩ,
Giữa hồng trần chẳng nhiễm bụi trần.

 Từ chơn tánh hiện lên cuộc đời, họ là đại sĩ, Bồ tát lớn, taát nhiên không quan tâm đến tầm thường của thế gian. Tuy sống trên cuộc đời, nhưng họ thường trú ở chơn tâm, vượt qua hàng rào thức uẩn, tức những nghĩ tưởng lăng xăng mà kinh thường gọi là tâm viên ý mã. Kết bạn với những người như vậy, chúng ta dễ tiến tu.

Với tín tâm phát xuất từ chơn tánh, gặp Phật ở chơn tánh và được Phật gia bị, họ thường nghĩ đến Phật, trí tự sáng ra, tạo thành thế giới quan, theo đó sống giữa cõi hồng trần mà không bị mọi người tác động quấy rầy. Thật vậy, thâm nhậpan trú trong thế giới thanh tịnh tuyệt vời, buông bỏ tất cả nhẹ nhàng, người có nói gì, làm gì họ cũng không để tâm đến. Được an vui hạnh phúc trong pháp maàu, thì bước ra cuộc đời, gió bụi còn làm gì được họ, đó là thế giới của Hoa Nghiêm. Còn sống bình thường ngày ba bữa, nghe chỗ có tranh chấp thì vội chạy đến góp ý là thế giới của chúng sanh quay cuồng trong sanh tử.

Tu đến đây, niềm tin không lay chuyển, dù là cư sĩ hay tu sĩ, làm mọi việc đều vì đạo. Hành Bồ tát đạo theo tinh thần Hoa Nghiêm, lấy niềm tin làm chuẩn. Đức Phật dạy niềm tin là mẹ sanh ra tất cả công đức lành. Đứng về mặt quan hệ giữa con người với nhau trong đoàn thể, trong xã hội, người mà không được ai tin, chắc chắn không làm được gì. Đối với người Nhật, chữ tín rất quan trọng, người thất tín coi như bỏ đi. Tượng Tỳ Lô Giá Na bằng đồng thật vĩ đại ở Nhật Bản, do Thánh Vũ thiên hoàng đề xướng đúc vào thế kỷ thứ 9, là biểu thị của niềm tin theo tinh thần Hoa Nghiêm, lấy lời Phật dạy làm lẽ sống. Nhờ niềm tin, chúng ta mới trở thành tốt, thăng hoa cuộc sống từ địa vị phàm phu tiến đến Phật quả.

Riêng tôi, nếu không tin Phật thì giờ này chẳng thể tồn tại. Nhờ niềm tin tuyệt đối mới dám xả thân hành đạo, vượt qua mọi gian nguy. Tôi thường nghĩ chỉ cần Phật biết và chứng minh công đức, nên không sợ, không tiếc gì cả. Những người thiếu đức tin thì khó có thể đi xa, gặp cám dỗ, đe dọa, họ thay đổi liền, tất nhiên luẩn quẩn trong sanh tử, chỉ lấy khôn dại của cuộc đời để lừa dối nhau.

Bước đường tu của chúng ta trong giai đoạn thập tín nhằm xây dựng niềm tin mình cho vững chắcTam bảo. Phát tâm bồ đề và trụ thập tín, làm sao gắn liền niềm tin tuyệt đối với Phật, sống chết với đạo và truyền niềm tin vững mạnh ấy cho người. Thiết nghĩ nếu chúng ta chưa tin trọn vẹn vào giáo pháp Phật, làm sao chúng ta có thể dạy người tin Phật. Tôi trầm mình sống trong giáo nghĩa Đại thừa, tin tuyệt đối, không gì có thể làm thay đổi; từ đó, từng bước sống với áo nghĩa kinh. Chúng ta thọ giới Đại thừa cũng thọ từ niềm tin vững chắc. Chúng ta tin chắc chắn giới thể thanh tịnh. Người thọ giới tướng, nhưng không tin kiên định, một lúc họ phá giới. Trái laïi, với lòng tin kiên cố, dù ta phải gặp nhiều khó khăn, nhưng dần dần phiền não cũng rơi rụng, kết cuộc ta cũng là con Phật, thủy chung với Phật. Không có niềm tin vững chắc như vậy, dù có làm gì chăng nữa, chẳng qua chỉ là lừa dối nhau.

Ngoài ra, tôi thường tâm niệm cuộc đời là quán trọ. Tranh thủ làm việc tốt rồi về với Phật. Việc càng khó tôi càng thích thú, tự nghĩ đó là dịp may để chứng tỏ tấm lòng của tôi đối với Phật. Giả sử ta bỏ mạng nửa chừng, tất cả đều chấm dứt, nhưng ta tin anh linh trong sáng còn tồn tại, sẽ đưa ta đến với Phật hoặc làm hành trang tốt đẹp hơn cho kiếp lai sanh. Tin chắc như vậy, ta nỗ lực hành Bồ tát đạo để tâm hồn trong sáng, càng làm tâm càng sáng.

 Đi theo lộ trình Hoa Nghiêm, chúng ta tin Phật là đấng giác ngộ hoàn toàn và tin chúng ta sống theo lời Phật dạy, cũng sẽ đạt quả vị Phật như Ngài.

Ngoài ra, chúng ta tin rằng nếu sống đúng chánh pháp, thì Như Lai sẽ khiến người tốt đến làm bạn đồng học. Theo Bồ tát đạo, chúng ta không tu một mình, phải có Bồ tát quyến thuộc là những người tốt, Bồ tát mười phương nhiếp trì, các Ngài cảm đức mà đến với chúng ta. Vì vậy, chúng ta quyết tâm tu, không sợ đơn độc, có Bồ tát hộ niệmHộ pháp long thiên che chở.

Đây là điểm khác biệt với chủ trương chỉ tin tự lực, kinh Hoa Nghiêm dạy chúng ta đi tắt, ta chưa phát huệ, không phải là Bích Chi Phật, chưa thấu triệt tứ Thánh đế, không phải A la hán, nhưng muốn phát bồ đề tâm, tu Bồ tát đạo, phải lấy niềm tin làm chính, tin vào tha lực. Ta không có trí tuệ, không quán được sanh khởi, vận haønh của các pháp, nên không giải quyết việc được.

Tuy nhiên, vì là việc của Phật, ta làm cho Phật, nên trở thành dễ dàng. Nếu việc thực sự là của Phật thì chư Tăng hoan hỷ, Phật tử nhiệt tình đóng góp, còn việc của riêng ta thì ta phải tự lo.

Thật vậy, theo kinh nghiệm hành đạo của riêng tôi, các khóa đào tạo giảng sư ở cả hai miền Nam, Bắc vừa qua thành tựu viên mãn. Tôi tự nghĩ việc này hoàn toàn vượt ngoài khả năng, nhưng tôi tin ở lực Phật gia bị để tôi có thể thừa hành công việc cho Ngài.

Cảm nhận như vậy, tôi làm trong niềm thanh thản. Mọi việc tổ chức, tiền bạc, giáo sư, Tăng Ni học hành ... đều do Phật quyết định, thời tiết nhân duyên đeán thì việc phải thành. Vì là việc của Phật, nên Ngài tác động cho đàn việt phát tâm hiến cúng, các vị tôn đức, những nhà trí thức có học vị, cũng phát tâm tham gia. Tôi không có gì, ngoài niềm tin vững chắc nơi Phật.

Thiển nghĩ người tu Đại thừa phải trụ pháp Không, ta không có gì, ta phải thay Phật giữ Như Lai tạng. Nói cách khác, chúng ta làm tôi cho Phật, đừng khởi niệm tham, dù chỉ một đồng xu cũng thọ quả báo. Tất cả đều của Phaät, ta đóng góp phần mình là hành Bồ tát đạo.

 Theo lộ trình Hoa Nghiêm, hành Bồ tát đạo mà không có trí tuệ, không đức hạnh và vượt ba a tăng kỳ kiếp, nhưng làm được việc nhờ phát tâm bồ đề, tin ở Phật. Phật không gia bị, chắc chắn không làm được gì.

 Riêng tôi, không bằng ai, xuất thân từ tu sĩ nghèo, nhưng Phật lực gia bị tạo thắng duyên cho tôi làm đạo. Chưa chứng Duyên giác quả, mà thành tựu việc, nhờ Phật huệ soi sáng, tự nhieân ứng xử đúng trong từng tình huống khác nhau. Qua những chứng nghiệm tự thân ấy, tôi càng tin vững ở sự liên hệ chặt chẽ giữa ta và Phật, các Ngài hộ niệm cho ta và Bồ tát mười phương giúp đỡ, cũng như Hộ pháp thiện thần hộ trì cho người truyền bá chánh pháp sau khi Phật diệt độ.

Hành đạo với niềm tin sâu sắc ấy, trải qua tất cả thử thách của cuộc đời, tiêu biểu bằng con số 10, 10 lần chúng ta vượt khó, để khẳng định niềm tin kiên cố của chúng ta trên đường tiến tu Bồ tát đạo, gọi là thập tín.



 II - BỒ TÁT THẬP TRỤ

Sau khi xây dựng được niềm tin kiên cố của thập tín, đến giai đoạn hai là thập trụ gồm có 10 cấp bậc khác nhau, từ thấp lên cao.

1- SƠ PHÁT TÂM TRỤ

Bậc thứ nhất của Bồ tát thập trụsơ phát tâm trụ, tức quyết lòng hướng đến Vô thượng đẳng giác. Đường đi đến Vô thượng đẳng giác gai góc, nhưng phải hướng tâm mạnh ở đó, trụ vững không thay đổi. Các vị Tổ sư thường nhắc chúng ta giữ tâm ban đầu là tâm này. Dù hoàn cảnh thế nào, chúng ta vẫn trụ vững chắcbồ đề tâm.

Thuở mới tu, tôi vô chùa thấy thực tế cuộc sống không giống như người ta đồn. Thần thông biến hóa đâu không thấy, chỉ thấy toàn là cực khổ, 3 giờ khuya phải thức, ăn uống đạm bạc, làm việc thật nhiều. Trên bước đường tu, vượt qua thử thách lớn này, chúng ta mới được bất tư nghì khác.

2- NHỊ ĐỊA TRỤ

Trước kia, ta chưa phát tâm bồ đề, ăn miếng trả miếng. Nay tu theo Hoa Nghiêm, lập hạnh Bồ tát, tiến sang bước thứ hai, ta khởi tâm thương xót chúng sanh, không giận, kể cả người gây khó khăn, hại ta. Không khởi tâm thương chúng sanh mà cầu bồ đề là đọa địa ngục.

Chúng sanh gây khó khăn, ta coi họ là người ơn, đó là trụ vững ở địa thứ nhì, oán nó thì không tu được. Tôi làm đạo, bước đầu thấy người gây khó khăn cũng giận, muốn đánh trả. Nhưng nhận ra ý Phật dạy, tập thay đổi lần, nghĩ rằng nhờ họ không làm, ta có việc làm. Nhờ họ chống phá, ta nổi tiếng.

Hòa thượng Thiện Hoa dạy tôi rằng nhờ có người dữ, người lành mới nên. Không có thử thaùch, ta dễ trở thành tăng thượng mạn, được tâng bốc, ta mau rớt xuống chín tầng địa ngục.

Ở hiền vị thứ nhất, giai đoạn một, chúng ta hướng về Vô thượng bồ đề. Bước sang giai đoạn hai, thương người đánh phá ta, tức hướng tình thương đến chúng sanh.

3- TU HÀNH TRỤ

Những gì Phật dạy trong kinh điển phải gắn liền vào đời ta, rời bỏ pháp Phật, chắc chắn rớt vào ma sự. Trên tinh thần đó, chúng ta phải luôn an trụ tam giải thoát môn, nghĩa là làm gì cũng được, nhưng đừng đánh mất áo tu, bản chất thầy tu, nhất định ở trong cửa giải thoátKhông môn, không phải phiền não môn. Hoàn cảnh xã hội thế nào cũng không tác động cho ta phiền não.

Đầu tiên học giáo lý, nhưng không bị vướng mắc giáo lý. Học Phật pháp để chúng ta thâm nhập Không môn hay Thiền môn, sống với chơn tâm, không sanh vọng tâm tham đắm. Cần phải trụ tâm vì tự biết ở trong sanh tử, phiền não đảo điên luôn bao vây làm khổ chúng ta. Có lúc niềm tin chúng ta vững vàng, kiên cố, nhưng cũng có lúc cảm giác mình lao đao trong bể khổ.

Ở giai đoạn thập trụ, dù sóng bủa ba đào thế nào, cũng cố nâng tâm mình lên, trụ pháp Không; nghĩa là, vượt ngoài ngũ uẩn : sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Quan trọng là hành uẩnthức uẩn, hai uẩn này thường đua nhau hành hạ chúng ta.

Thức uẩn cho chúng ta suy nghĩ, phân biệt, tính toán, nhưng hiểu biết ấy thường thúc bách chúng ta, phiền não nhân đây nổi dậy liên tục. Trên bước đường tu tôi hay cân nhắc điều này, Tống Nhân Tông gọi là ba trù lãng khởi, tức sóng to, gió lớn trên cuộc đời luôn dồi dập tâm thức chúng ta. Hành uẩnâm mưu chống đối do thức chỉ đạo. Biết và hành trong tâm luôn gây nhức nhối cho ta.

Khi nào vượt trên thức uẩn, hành uẩn, chúng ta không hiểu biết và đối phó theo kiểu người đời. Thả nổi thì mới đằng Không được. Ba trù lãng khởi như vậy, nhưng chúng ta nổi lên mặt nước thì không bao giờ bị vở thuyền. Chống lại sức nước thì phải vở thuyền, nhưng chịu xuôi theo dòng thì nước cuốn trôi, đưa vào biển khổ. Phải nâng mình trên ngọn soùng thức uẩnhành uẩn. Chúng tangũ uẩn, biết tất cả, nhưng không sử dụng khôn dại của người đời. Khi bị đẩy, kéo, người khác không vững tâm nên vở thuyền, hoàn tục, trôi mất; trong khi ta nhờ trụ tâm, tin vững neân trụ vững, mới tồn tại và thăng hoa được.

Trụ tâm vững trong Phật pháp, nhưng sống trong cuộc đời làm mọi việctùy duyên; đó là tâm niệm của người đi theo lộ trình Hoa Nghiêm :

Tùy thuận thế duyên vô quái ngại

Niết bàn sanh tử đẳng không hoa.

Ngược lại, chúng ta cố chấp một điều gì, sẽ bị cuộc đời đập chết liền. Thật vậy :

Diệt trừ phiền não trùng Tăng bịnh

Xu hướng chân như tổng thị tà.

nghĩa là lo diệt trừ phieàn não, nhưng không hết là bệnh của thầy tu. Càng diệt, nó càng nổi dậy. Tuy nhiên, không diệt nó, mà hướng về chân như, không dính líu gì đến cuộc đời, thì cũng rớt vô không tưởng.

Vì vậy, cần phải theo lập trường "Tùy thuận thế duyên vô quái ngại", gặp công nhân, nông dân, trí thức, học sinh ..., ta đứng ở vị trí của họ mà nói chuyện, cảm thông. Tinh thần này cũng được tiêu biểu trong kinh Duy Ma. Duy Ma là tâm trống không, nhưng đối với cuộc đời, không có việc tốt nào mà không có Ngài tham dự.

Trên đường hành đạo, tôi cảm nhận sâu sắc ý nghĩa này. Tôi tồn tại đến ngày nay nhờ tham gia tất cả phong trào, từ công tác từ thiện của quận cho đến thành phố hoặc sinh hoạt với Viện khoa học xã hội, không từ chối việc gì, nhưng tôi vẫn là tôi.

Tất cả mọi việc đối với tôi đều tùy duyên, chỉ là hoa đốm trong hư không, còn cái thật bên trong, ai biết được tôi là gì, chỉ có Phật biết. Khi trụ được tâm, ta làm việc cảm thấy thú vị lạ. Người không biết được ta, nghĩa là không biết tâm trụ pháp của ta. Các Bồ tát trụ tâm, sống với tâm, họ hiểu nhau dễ dàng, ở gần nhau thì thanh tịnh hoà hợp, cách xa nhau thì vẫn cảm thông, hộ niệm cho nhau.

Thiết nghĩ trụ trong pháp Phật với niềm tin kiên định sẽ cảm nhận những điều kỳ diệu, khó giải thích được cho người ngoài cuộc hiểu. Đó là pháp giới của Hoa Nghiêm, bước chân vào rồi, thật thú vị vô cùng, không gì có thể đánh đổi được.

Ý này được kinh Hoa nghiêm diễn tả là Phật thăng Tu Di đảnh sơn, ở cung trời Đao Lợi, ngồi trong Diệu Pháp đường nói về sự phát tâm của Bồ tát và sự an lành của các Ngài trên bước đường hành đạo.

Tôi quan sát thấy rõ ý của Phật dạy. Quả thật cuộc đời đầy sóng gió, nhưng các bậc cao Tăng lướt sóng gió, cứu chúng sanh không chút nhọc nhằn và các Ngài cũng hoàn toàn an ổn, không bị cuộc đời quấy rầy.

Còn đối với chúng ta, hành đạo thật vất vả, nhưng thành quả chẳng được là bao. Thậm chí có người vừa hành Bồ tát đạo vừa giận, vừa khóc. Nếu làm một cách khổ cực, nhưng chỉ chuốc lấy quả báo không tốt dồn dập đến, phải tự biết thực sự chúng ta phá pháp, mà lầm tưởng là mình lo cho đạo.

Thăng Tu Di đảnh sơn, nghĩa là Phật dạy chúng ta vượt qua ngũ ấm thân, vui buồn vinh nhục của cuộc đời đối với chúng ta vô nghĩa, mới bước vào nhà thậm thâm vi diệu, thiên ma không vô được, thì chắc chắn người đời còn cách xa.

Đến đây, mở cánh cửa cho Bồ tát tu hành, theo đó thân thọ hình có khổ đau, nhưng tâm không đau khổ. Sớm muộn gì thì ai cũng phải già, bệnh, chết, nhưng bằng mọi cách chúng ta không để cho tâm bị chi phối.

Dùng tâm thức thăng Tu Di đảnh sơn và thâm nhập Diệu Pháp đường nghe Phật thuyết pháp. Phật là Phật huệ và pháp là pháp âm hiện bày trong tam thế gian, tức bài pháp sống. Lúc ấy, chúng ta không lập y lời Phật, nhưng dùng trí tuệ quán sát sự sống của người, vật, thấy rõ tình cảm, phước báo, nghiệp chướng của chúng sanh và ta tùy theo đó mà nói pháp tương ưng. Đó mới thực sự là chân thật pháp.

Theo Đại thừa, hành Bồ tát đạo, mỗi người làm một việc khác nhau, công việc ở mỗi nơi cũng khác nhau, có bao nhiêu công tác thì có bấy nhiêu Bồ tát xuất hiện giúp cho Phật pháp tồn tại. Việc tu hành của chúng ta là làm thế nào đúng thời, đúng chỗ, đúng người, đúng việc thì mới thành công.

Vào Diệu Pháp đường, nghe pháp âm do Phật huệ thuyết, thấy được tương quan, tương duyên tồn tại của con người và muôn loài. Ý thức như vậy, chúng ta giúp nhau thăng hoa, tạo thành thế hỗ tương sinh tồn, khác với cạnh tranh sinh tồn giết hại nhau để sống. Tất cả nương nhau cùng phát triển, cho đến cỏ cây hoa lá cũng trang nghiêm làm đẹp cuộc đời. Tu theo Hoa Nghiêm, nhìn thấy cái đẹp của muôn loài, cái đáng kính trọng của mọi người, chúng ta dễ sanh tâm hoan hỷ.

Lên Tu Di đảnh sơn, thâm nhập Diệu Pháp đường, Phaät mới dạy pháp thập trụ. Chắc chắn Phật không ngồi dạy như chúng ta, nhưng có thể hiểu sống trong Diệu pháp đường rồi, niềm tin chúng ta vững chắc, khác với sự tin tưởng của người bình thường. Vì vậy, dù hoàn cảnh khó khăn thế nào, tâm ta vẫn an trụ Phật pháp.

Chúng ta tự kiểm xem có trụ pháp, vui với pháp hay không ? Nếu sống được với pháp Phật, chúng ta quan sát trần thế thấy tất cả đều mang an vui cho chính ta. Không trụ tâm trong Phật pháp mà hành Bồ tát đạo thì mọi việc đều trở thành ma sự, phải thọ quả báo.

Trên bước đường tu, nhiều người tốt, nhưng vì tâm chưa an trụ pháp Đại thừa, hành Bồ tát đạo gặp chống phá, tâm họ cũng thay đổi theo, buồn vui, sân hận và đọa. Thật vậy, kết quả tu hành theo kinh ghi thì quá lớn, nhưng vì chúng ta không trụ pháp Đại thừa, nên Phật không hộ niệm, Bồ tát không gia bịchư Thiên không bảo vệ, dẫn đến thực tế không được lợi lạc gì, khiến cho niềm tin sụp đổ, rớt xuống cuộc sống tầm thường vô nghĩa, cuối cùng chán nản cũng bỏ tu.

Theo kinh nghiệm hành đạo của riêng tôi, trụ vững chắc pháp Đại thừa, hành Bồ tát đạo thì phải có những điều bất tư nghì đến với chúng ta. Trước tiên, gặp hoàn cảnh khó khăn dùng trí bình thường không giải quyết được; dùng trực giác, không theo suy nghĩ, không theo sách vở, lại dễ dàng thành công. Đó là vô sư trí, tự nhiên trí hay Phật lực gia bị cho ta có nhận thức sáng suốt, quyết định đúng, hy sinh cao và đạt kết quả tốt đẹp, có bạn tốt đến hợp tác, giúp đỡ ta. Ở chỗ hiểm nguy, chúng ta vẫn an lành, nhờ có Hộ pháp che chở trong vô hình vaø trên thực tế được người có quyền thế, thậm chí người đối nghịch cũng giúp ta thoát nạn.

4- SANH QUÝ TRỤ

Vì an trụ Không môn, huệ bắt đầu sanh, thấy được sự thật của cuộc đời, tức thấy được nhân duyên sở sanh pháp. Pháp này khi tu nhị thừa, thuộc về Duyên giác thừa.Ta trụ được trong pháp Phật, không cần để ý bên ngoài, sự vật không để trong lòng, nhưng từng bước thấy biết sáng hơn, việc tốt đẹp tự động tìm đến ta, thể hiện tinh thần chơn không diệu hữu.

5- PHƯƠNG TIỆN CỤ TÚC TRỤ

Tất cả Phật sự tự nhiên thành tựu, giả sử cần chùa, cần đệ tử, thì những thứ này có đủ. Không cần thì không có, không gì vướng bận tâm, ta vẫn an trụ pháp Không. Mọi việc đều là phương tiện hành đạo, chúng tự thành, không cần giữ gìn, quản lý, vẫn không mất mát, hư hao.

Vua Tống Nhân Tông ca ngợi việc làm của thầy tu hoàn toàn thanh thản, tốt đẹp tự nhiên, không trái ý : Bang bang như ý, chủng chủng hiện thành.

6- CHÁNH TÂM TRỤ

Trên bước đường tu, đương nhiên có ác ma song hành với chúng ta, tác động của chúng không bao giờ chấm dứt. Tuy nhiên, vượt qua được thử thách này, chứng được chánh tâm trụ thì mặc tình cho ngoại đạo nói đủ điều, chúng ta càng vững tâm ở Phật đạo hơn nữa. Trái lại, không thành tựu pháp này, nghe người khuyên lơn một lúc, ta sẽ thay đổi theo họ.

Có chánh tâm trụ, ta thấy đó là nhờ ngoại đạo bày vẽ đủ thứ, từ trong rừng rậm tà kiến ấy mà ta nhận chân được chánh đạo.

7- BẤT THỐI TRỤ

Ở các giai đoạn trước, Bồ tát phát triển được tự thân là nhờ Phật lực, Bồ tát lực gia bị. Nay, đạt đến vị trí bất thối, có Phật hay không, vẫn tu, Bồ tát đã chuyển sang phần tự lực đứng vững. Không thầy cũng tu, không bổn đạo cũng vẫn trang nghiêm, tuy ở nơi vắng vẻ một mình, nhưng vẫn đầy đủ oai nghi. Đức hạnh thể hiện trong cuoäc sống của Bồ tát, không phải giả dối, có người nhìn thấy mới trang nghiêm.

8- ĐỒNG CHƠN TRỤ

Nhờ đạt bất thối trụ, có được pháp thứ 8 là sống thanh thản nhẹ nhàng, nhưng đức hạnh của Bồ tát không ai sánh bằng. Thật vậy, vì đồng chơn trụ, mọi việc làm phát xuất từ chơn tánh thanh tịnh, không giữ lời, giữ ý mà lời nóiý tứ vẫn thanh tịnh, tác động cho người an vui.

 Mọi sinh hoạt trong cuộc sống của Bồ tát như ăn uống, ngủ nghỉ, nói năng, đi đứng đều toát lên sự thanh cao, ai thấy cũng kính trọng. Nói cho dễ hiểu, từ trong lòng Bồ tát hoàn toàn trong sạch, nên hiện ra bên ngoài việc gì cũng tốt. Khác với người làm bộ, giữ gìn bề ngoài, nhưng trong tâm không thanh tịnh, chỉ có thể đè nén xấu dở lúc bình thường, đến lúc ngủ, thì nó tự động bung ra, không giữ được.

9- PHÁP VƯƠNG TỬ TRỤ

Pháp vương tử là con của Phật. Đạt được tư cách này, không thấy họ tu, nhưng được nhiều người kính trọng, làm được nhiều Phật sự lớn lao. Vị trí của họ cao tột, hơn hẳn mọi người, được kinh ví như con của vua, thì dù còn nằm nôi cũng là hoàng tử hơn cả các quan đại thần đầu bạc.

10- QUÁN ĐẢNH TRỤ

Boà tát ở quả vị này, có năng lực thay thế Phật, được Phật thọ ký thay Ngài tuyên dương chánh pháp.

Đó là 10 thứ bậc của Bồ tát thập trụ tu chứng Hiền vị. III - BỒ TÁT THẬP HẠNH

Trên bước đường hành Bồ tát đạo, ở giai đoạn thập trụ thì đặt nặng vấn đề thiền định, tức giữ tâm đứng yên, an trụ vững chắcPhật pháp. Tiếp xúc với đời, nghe thấy đủ thứ việc, nhưng tâm không được giao động, không bị cuộc đời lôi kéo. Giữ tâm toát, mai kia còn hành Bồ tát đạo được, nhưng cố làm cho được việc mà mất tâm là đọa.

Riêng tôi, sẵn sàng bỏ tất cả để không bị hư tâm, còn cố gắng giữ đủ thứ, chẳng những không giữ được mà còn mất mạng và tệ hơn nữa, mất luôn giới thân huệ mạng là vốn quý báu nhất của người tu, thì quả thật chua xót.

 Khi Bồ tát thành tựu pháp thập trụ, Đức Phật dạy thập hạnhchánh hạnh của Bồ tát. Từng bước Bồ tát nâng tâm thức để quan sát bề trái của cuộc đời, biết được tâm lượng chúng sanh, tùy theo đó mà hành động, làm lợi ích cho người.

Bồ tát phải bước chân vào đời, chạm trán với thực tế, mới kiểm được tâm chúng ta. Vì lý thuyết rất đẹp, nhưng thử áp dụng 10 hạnh như Phật dạy trong cuộc sống đời thường. Đụng chạm với đủ hạng người, đủ loại việc mà tâm không giao động và chỉ nuôi tâm giúp đỡ người cùng thăng hoa.

Tôi tâm đắc nhất pháp này, trong cuộc sống dù họ đối xử thế nào, ta cũng tìm được điều tốt của họ, tâm chúng ta mới an lành, mới tiến tu được. Còn buồn giận, không tu được.

Hoàn tất pháp thập tín, thập trụ ở cung trời Đao Lợi, tiến sang giai đoạn ba của Bồ taùt đạo là thập hạnh. Đức Phật nói pháp này ở cung Trời Dạ Ma. Chúng ta phải hiểu đó là pháp dành cho những người có phước đức, trí tuệ.

Đương nhiên, hàng phàm phu không thể nghe, hiểu, tin và không thực hành được. Hàng nhị thừa cũng vậy. Những người phước đức đầy đủ mới sanh ở cõi Thiên, còn ở nhân gianphước đức không đủ.

Nếu phước đức đầy đủ, chúng ta sanh ở cõi trờiphát tâm đại bi trở lại nhân gian cứu đời. Lúc ấy, mang thân người, nhưng trang bị phước đức của thiên thượng, làm công việc cứu nhân độ thế của Bồ tát được.

1- Bố thí : 
Trong thập hạnh của Bồ tát, hạnh bố thí đứng đầu. Đây là pháp của Bồ tát phát xuất từ tâm định tĩnh (vì đã thành tựu pháp thập trụ), có suy nghĩ, cân nhắc tại sao bố thí, bố thí cho ai và hậu quả ra sao.

Người đáng được bố thí thì Bồ tát sẵn sàng bố thí cả thân mạng, không phải chỉ cho tài sản. Nhưng bố thí như vậy để laøm gì, Bồ tát thấy ngay hậu quả bằng tâm định tĩnh, nghĩa là việc làm của Bồ tátmục tiêu rõ ràng.

Chúng ta thường nghe nói bố thí không cầu danh lợi, cho mà không chấp, không nghĩ. Điều này chúng ta đừng hiểu lầm. Tại sao không chấp, không nghĩ ? Theo tôi, Bồ tát bố thí không cần suy nghĩ vì có trực giác, biết quá rõ như biết trái xoài trong lòng bàn tay, còn cần suy nghĩ gì . Thấy người đáng độ, đáng giúp thì Bồ tát làm rồi, biết roài, suy nghĩ chi nữa.

Người đến xin, Bồ tát biết trước họ đến xin gì, tại sao xin và Bồ tát chờ họ đến để cho. Không suy nghĩ, không biết, để bị người lừa gạt, thì không phải là pháp bố thí của Bồ tát. Hành Bồ tát đạo mà không có trí tuệBồ tát nhập ám, hành động theo người ngu thì không thể có kết quả tốt. Không phải dốc cả sự nghiệp để bố thí rồi trắng tay, nghèo khổ, sanh oán hận.

Ngoài ra, Bồ tát đủ trí khôn để thấy trực tiếp cho có lợi hay qua trung gian cho có lợi hơn. Có việc Bồ tát phải tự làm, giao cho người sẽ thất bại.

Theo Nhật Liên dạy, muốn giáo hóa độ sanh, chúng ta phải phân ra 4 điều : nói với ai, lúc nào, ở đâu và nhằm mục tiêu gì. Giải được 4 việc này xong, mới làm, không phải lúc nào, chỗ nào cũng cho, ai cũng cho thì làm sao có đủ của để cho.

Bồ tát bố thí nhằm mục tiêu đưa người đến Vô thượng Bồ đề. Quả bồ đề này thuộc chúng sanh, không cưu mang giúp họ, ta không thành Phật, không làm cho họ giỏi, ta không thành thầy. Bồ tát phải xây dựng, giáo dưỡng người mới lên ngôi vị Vô thượng đẳng giác, vì đồ chúng của Phật phải có đầy đủ Thanh văn, Bồ tát.

Bồ tát hành đạo tìm người có duyên để độ, độ một người cũng được, nhưng đã độ ai là người đó phải nên Hiền thánh. Mục tiêu thành tựu chúng sanh đối với Bồ tát là điều dứt khoát. Thấp nhất là chấp gối, đỡ người đứng dậy để họ có thể giáp mặt với đời, không phải cho rồi không cần suy nghĩ.

Tại sao Phật dạy cho không suy nghĩ ? Vì nếu cho rồi nghĩ họ phải biết ơn, trả ơn ta, nhưng họ không như vậy, ta lại sanh tâm thù nghịch. Đối với người này, Phật dạy họ bỏ đi, đừng nghĩ, vì ngu quá, lỡ dại, nhắc lại chi cho người cười thêm.

Ông bà ta thường nói giúp ngặt, không giúp nghèo, vì ai cũng có khó khăn nhứt định trong một giai đoạn nào đó, thí dụ như cần giúp người bị thiên tai. Về đời sống lâu dài thì họ phải tự vươn lên, không thể biến họ thành người ăn hại suốt đời chờ bố thí.

Người Trung Hoa có câu : Khát thời nhứt tích chi cam lồ, nghĩa là khi khát nước, thì một tách nước lạnh cũng quý giá như là nước cam lồ. Chúng ta bố thí đúng lúc, lúc ngặt cứu nhau, thể hiện ý nghĩa cứu nhân độ thế của Phật dạy. Ta tìm người có nhân duyên là họ có ngặt và ta có khả năng cho; kẻ cần, người có, hai cái ráp lại ăn khớp. Nhưng người đồng tu cùng chùa mà lười biếng, một đồng cũng không thí. Người không cùng huyết thống, nhưng họ cần thì ta giúp cho họ phát triển.

Tu bố thí đặt căn bản trên trí tuệ chỉ đạo, nhưng ta chưa đủ sáng suốt, chưa định tâm, phải nương Phật, nương kinh điển. Phật chỉ đạo ta giúp đúng người, đúng chỗ, đúng lúc thì xây dựng được bao nhiêu chúng sanh, họ đều nên người.

 Đối với thực tế xã hội ngày nay, chúng ta hiểu và ứng dụng pháp bố thí ra sao ? Tôi ngại nhất việc Tăng Ni học từ chương, phân tích đủ 12 bộ kinh, nhưng kinh không dính líu gì đến cuộc sống của quý vị, không san sẽ gì cho xã hội, thì cũng đành bị xếp qua moät bên.

Để tránh tình trạng chúng ta sai lầm, làm cho giáo lý Phật trở thành tụt hậu, không lợi lạc cho sự thăng hoa của con người, Ngài Nhật Liên dạy rằng giáo lý phải thích hợp với quốc độ, thời giancăn cơ, trình độ của người.

Trình độ của người ngày nay chắc chắn khác với con người ở 2000 năm trước và mỗi nước đều có sinh hoạt văn hóa, phong tục khác nhau. Vì vậy, pháp Phật du nhập vào nước nào cũng uyển chuyển thích hợp lợi lạc với nơi đó. Có thể nói phần lý bên trong không thay đổi, nhưng phần giáo bên ngoài thay đổi, ngôn từ diễn tả Phật pháp cùng hình thức sinh hoạt tu tập khác nhau, nhưng tinh ba giáo điển vẫn là một.

Thể hiện tinh thần này, trong sinh hoạt hiện tại theo người Nhật thì Bồ tát phải thực hiện 3 việc khi tu hạnh bố thí. Trước nhất, hành Bồ tát đạo phải nâng cuộc sống cho người, vì chẳng những không làm người khổ, mà chúng ta còn có trách nhiệm giúp họ được an lạc.

Theo kiến giải của Phật giáo Nhật, tài thí được hiểu thực tế nhất là giải quyết công ăn việc làm cho người. Người theo ta bị nghèo khổ thêm, chắc chắn đó không phải là mô hình của Phật dạy.

Thể hiện việc nâng cao đời sống kinh tế của người dân theo yêu cầu của xã hội đang sống, xưa kia Phật giáo Nhật phát triển về nông thôn. Các Thiền sư đến vùng xa cất am tranh, sống ở nơi đó để giúp đỡ người dân địa phương. Nhà sư dạy họ trồng cây thuốc và hoa màu, nhờ phương pháp canh tác tốt, họ thu hoạch được nhiều. Từ việc tạo ra của cải, lợi lạc cho người dân mà các nhà sư được vua chúa và dân chúng thương quý. Chùa chiền được dựng lên theo cảm tình tốt đẹp ấy và dần dần Phật giáo đi sâu vào quần chúng, trở thành một phần đời sống của họ.

Đến khi Minh Trị Thiên hoàng duy tân nước Nhật. Với tình trạng đô thị hóa, sinh hoạt Phật giáo đã được thay đổi theo nếp sống của thành thị. Ở thôn quê đất rộng, chùa lớn. Nhưng ở thành phố, tấc đất tấc vàng và phải làm việc liên tục thì cất chùa cao lớn mà không sinh hoạt thường xuyên, đóng cửa hoài, trở thành lãng phí.

Vì vậy, Phật giáo phải sinh hoạt thích nghi theo hướng phát triển mới của dân chúng ở đô thị. Dân thường tập họp sống ở chung cư, nên các hội đoàn Phật giáo thành lập ở mỗi chung cư một niệm Phật đường, chỉ rộng độ một hay hai gian phòng dùng thờ Phật, để dân nơi đó đến sinh hoạt tôn giáo. Vì theo họ, đạo Phật lấy con người làm chính, không phải lấy chùa làm chính.

 Nhà truyền giáo gần gũi cũng thấy nguyện vọng chính đáng của người dân đô thị. Họ có nếp sống bộn rộn, không có nhiều thì giờ để tham thiền, tụng niệm, hành hương. Với hoàn cảnh như vậy, nhà lãnh đạo Phật giáo tạo điều kiện thuận tiện cho dân tập trung ngay tại chung cư đang sống, rút tỉa những tinh yếu của Phật pháp đặt vào thời kinh ngắn gọn cho họ tụng niệm và nghỉ sớm để mai còn có sức khỏe đi làm.

Theo tinh thần Pháp Hoa, Phật dạy hoặc ở điện đường, tăng phường hay nhà dân, hoặc ở đồng trống, ngả ba đường, nơi nào có người trì kinh Pháp Hoa, chỗ có đó Phật. Nhờ vậy, ai cũng tu được; chúng ta phải thấy rõ và đáp ứng yêu cầu giúp cho người thăng hoa, đừng bắt buộc họ lệ thuộc vô bất cứ điều gì, làm khổ thân tâm họ.

Ngày nay, tổ chức Tân hưng Phật giáo Nhật thể hiện tinh thần tài thí bằng cách lập xí nghiệp, giải quyết đời sống cho Phật tử. Đó là cách gắn bó thiết thực nhất giữa tín đồPhật giáo. Làm như vậy, giới Phật giáo ít nhất cũng thực hiện được việc mang lại no cơm ấm áo cho tín đồ, chưa nghĩ đến việc lớn lao là cứu giúp tất cả chúng sanh.

Việc thứ hai là giải quyết vấn đề học hành, vì đạo Phậtđạo trí tuệ. Phật giáo Nhật mở trường từ mẫu giáo đến Đại học, để đào tạo người có tri thức. Và họ cũng nhắm đến đào tạo thực dụng, bố trí người tốt nghiệp vào làm việc tại xí nghiệp của Phật giáo, giúp cho người có cuộc sốngï phát trieån. Theo họ, điều đó thể hiện tinh thần pháp thí. Tất nhiên, ngày nay xã hội được hiện đại hóa, công nghiệp hóa, việc đào tạo không thể thiếu phần khoa học kỹ thuật. Người theo ta có công ăn việc làm, có thu nhập cao, phát triển được kiến thức, thì ai mà không theo.

Sau cùng, thể hiện tinh thần vô úy thí, giới Phật giáo Nhật thường tham chính. Lịch sử Nhật cho thấy có Hòa thượng làm Thủ Tướng, hoặc Bộ trưởng, là việc bình thường. Vì có tham gia vào guồng máy chính quyền mới bảo vệ được quyền lợi chính đáng của giới Phật giáo.

Điều này dễ hiểu, trên thực tế người nắm được kinh tế, văn hóa, chính trị thì quyết định được tất cả. Điển hình như Phật giáo Lý Trần mạnh, rõ ràng vì đã chủ động trong lãnh vực chính trị, văn hóa.

Nếu chúng ta từ bỏ sức mạnh này, để cho người ác xấu nắm lấy, thì họ đàn áp, gây khó khăn và ta cúi đầu nhịn chịu hay sao ? Người có trí tuệ theo Phaät chắc chắn không làm như vậy.

Ông Ishibashi là Viện trưởng Đại học Rissho, Tokyo, nơi tôi theo học. Ông tham chính, làm nghị sĩ Quốc Hội và tiến lên làm Thủ Tướng Nhật. Nhờ vậy, ông giải quyết được bao nhiêu việc của Phật giáo. Có thể nói đó là hình thức cứu nhân độ thế ở mức độ cao nhất. Trên nền tảng ấy, mới dễ dàng thực hiện được tinh thần vô úy thí.

Bồ tát dưới khoác áo thầy tu hay cư sĩ thành tựu pháp bố thí theo hình thức trên, đương nhiên giúp cho Phật giáo tồn tại vững mạnh. Khi chúng ta còn nghèo đói, kém cỏi, phải nhờ vã người. Nhưng đủ tư cách thăng Tu Di sơn, bằng với Trời Đế Thích, ra hành đạo sẵn có trí tuệ, của báu, thế lực mà khoâng có đối tác, làm sao thi thố tài năng được.

Thật vậy, có chạm trán với việc khó của cuộc đời mới biết trí khôn của ta đến đâu, có đối diện với kẻ ngang bướng, mới thấy năng lực của ta, có người xin, chúng ta mới có dịp cho, để bớt lòng tham lam bỏn xẻn. Nhưng thực hành pháp bố thí, che chở cũng nhằm nâng người lên thành quyến thuộc, bạn đồng hành với ta.


Tu thập hạnh, Bồ tát mới tập sự làm thử, vừa tự tu, vừa giúp người, cho đến hàng thập địa mới đạt được ba la mật.

 Trong khi tu hạnh bố thí, Bồ tát phải luyện tâm hoan hỷ. Làm sao người hoan hỷ với ta và ta hoan hỷ với người, với việc. Tuy nhiên, ta cứu giúp mà người vẫn hại và nói xấu, ta cũng phải hoan hỷ. Vì hạnh Bồ tát là hạnh lợi tha, nhằm mục tiêu cứu giúp người, không vì quyền lợi riêng, nên vô ngã hoàn toàn.

Phật dạy không có chúng sanh, Bồ tát không thành Vô thượng đẳng giác. Ta không nghĩ chúng sanh gây khó khăn, phải thấy nhờ họ ta mới có cơ hội hành Bồ tát đạo được. Trên tinh thần ấy, dù gặp hoàn cảnh nào trong cuộc sống, chúng ta cũng tha thứ cho người vô tình hay cố ý gây khó khăn với ta, vì không hoan hỷ, không thể tu Bồ tát đạo.

Bồ tát thể hiện hạnh hoan hỷ đối với lục thú tứ sanh, lòng không buồn phiền, không chấp nhứt việc gì. Sẵn sàng hoan hỷ đối với người đổ việc xấu cho ta và hơn thế nữa, làm cho chúng sanh đang khổ đau trong chốn tam đồ thấy Bồ tát thì quên khổ và được an vui liền. Đối với Bồ tát, mô hình kiểu mẫu phải đạt được là : "Kỳ hữu kiến ngã tướng, nãi chí văn ngã danh, giai phát bồ đề tâm, vĩnh xuất luân hồi khoå...".

Noi theo gương Bồ tát, chúng ta phải tự thấy mình có lỗi lớn khi chưa làm cho người phát tâm bồ đề và lại còn làm cho người phiền não. Ý thức như vậy, chúng ta cần thành tâm sám hối cho sạch nghiệp ác. Bồ tát sạch nghiệp khi tu Thanh văn, Duyên giác và đắc La hán, mới phát bồ đề tâm hành Bồ tát đạo, việc độ sanh của các Ngài dễ dàng và không gặp chướng ngại. Chúng ta chưa đắc La hán, hành Bồ tát đạo, mang ác nghiệp đến với người, tất nhiên phải gặp tai họa.

2- Trì giới :
Pháp tu thứ hai của Bồ táttrì giới. Kinh Hoa nghiêm lấy thập thiện giới làm chính để giúp cho ba nghiệp thanh tịnh. Trong ba nghiệp, chủ yếu là ý nghiệp, vì ý nghiệp thanh tịnh thì hai nghiệp thân và khẩu cũng thanh tịnh theo.

Theo Bồ tát đạo, quan trọng ở giới tâm, tự ta quyết định làm gì để tâm mình thanh tịnh. Tu theo hình thức, chấp giới điều, tưởng tốt, nhưng tâm cứ bực tức, buồn phiền, tham nhiễm, vẫn đọa.

 Thân nghiệp thanh tịnh, đối với tôi quan trọng nhất là thân không tật bịnh, vì bịnh thì nghiệp dễ sanh. Làm sao ta có thân khỏe mạnh, ngoại hình dễ coi thì người dễ nghe theo.Thân khỏe mạnh vì không tạo sát nghiệp, ngoại hình dễ coi là nhờ đoạn trừ dâm dục và không trộm cắp, lừa đảo. Được như vậy, người tin ta. Khẩu nghiệp thanh tịnh thì giọng nói êm tai, mát lòng. Giọng nói cộc cằn, nói láo, nói đâm thọc thuộc ác khẩu, không thanh tịnh.

Ý nghiệp thanh tịnh là người thiểu dục, tri túc, nhìn sự vật chính xác, thấy rõ từ nhân đến quả, không tham, lòng bực tức, buồn phiền không có.

Ta có nhiều tướng xấu, tự biết nghiệp của chúng ta, caàn siêng năng tu để giải nghiệp ngay trong đời này hay kiếp sau mới giải được.

Tu pháp bố thí để có thêm bạn, nhưng bạn nhiều mà giới không thanh tịnh thì giao tiếp nhiều, làm chúng ta khổ, không tu được. Ba nghiệp thanh tịnh mới tiếp Tăng độ chúng được, vì người buồn khổ, thấy ta dễ thương, lòng họ tự hết khổ .

Tiến xa hơn nữa, Bồ tát trì giới thanh tịnh, có đức hạnh, nghĩa là tâm niệmviệc làm luôn lợi ích cho mình, cho người trong hiện tại cũng như tương lai. Bồ tát hiện hữu nơi nào phải nâng cao đời sống vật chất và phát huy đời sống tinh thần cho người.

Làm cho đời sống kinh tế kiệt quệ và bày ra việc mê tín làm tinh thần của người lụn bại, không phải Bồ tát đạo. Trên nền tảng ấy, hành Bồ tát đạo, chúng ta chỉ đến chỗ nào cần ta giúp. Khi người không cần, nhất định ta không đến. Lịch sử cho thấy Phật pháp suy đồichúng Tăng cần chúng sanh. Phật pháp hưng thạnh khi chúng sanh cần Bồ tát che chở.

 Đức hạnh của Bồ tát thể hiện bằng cách không làm những gì mọi người không bằng lòng và chỉ làm những việc lợi ích cho người. Không phải chấp chặt giới điều 1, 2, 3... Bồ tát đến với chúng sanh để phục vụ họ, không vì quyền lợi riêng mình. Tuy nhiên, theo tôi, việc nào cũng có phản ứng phụ, nghĩa là chúng ta làm vui lòng người này, chắc chắn sẽ mất lòng người khác. Ít khi nào ta làm vui được cả hai phía.

Hành đạo, chúng ta phải cân nhắc coi việc giúp người này, họ được lợi gì và làm thiệt hại cho người khác việc gì. Thí dụ như Đức Phật trong tiền kiếp hành Bồ tát đạo, Ngài đã giết tên cướp để cứu 500 thương buôn. Chắc chắn Ngài đã gây oán thù với nó. Nhưng đối với Đức Phật, Ngài chấp nhận như vậy để cứu mạng đến 500 người và về sau, họ tái sanh lại là Phú Lâu Na và 500 La hán, xuất gia theo Phật, hết lòng với Ngài vì đã thọ ơn cứu độ này. Còn linh hồn tên cướp oán hận Phật, luôn theo đuổi Ngài, tìm sai quấy của Phật để trả thù. Nhưng trải qua nhiều đời theo dõi Phật, tên cướp chỉ thấy Ngài làm việc thánh thiện, nên sau cùng cũng giải được oan nghiệp này.

Bồ tát luôn cân nhắc, không bao giờ làm tổn hại chúng sanh. Bất đắc dĩ phải hy sinh một người để làm lợi cho số đông. Và tất nhiên món nợ này, Bồ tát sẽ trả. Phải có dũng lực như vậy mới hành Bồ tát đạo được. Thể hiện tinh thần lợi lạc cho mọi người, Bồ tát có thể làm vua, làm tướng..., tạo phước đức nhiều nhưng hại ít, không việc nào mà không phải trả giá. Còn kẻ thấp chí bạc tài, việc gì cũng sợ, không dám làm.

Thể hiện rõ nét tinh thầnđại nghĩaPhật giáo Lý Trần. Nếu các Ngài không dấn thân đánh đuổi giặc thì chúng tàn sát hết dân ta còn gì. Các Ngài sẵn sàng chịu quả báo để cứu nhân dân an lành. Không có sự hy sinh cao cả ấy, chúng ta không có trang sử vàng son của Phật giáo.

3- Nhẫn nhục :
Hành Bồ tát đạo, phải có đức kiên nhẫn, vì làm có mục tiêu, không phải bạ đâu làm đó. Nhắm đến mục tiêu thành Phậtcứu nhân độ thế, chúng ta kiên trì độ người. Tôi hạ quyết tâm độ người nào, dùng mọi cách theo Phật dạy, nay không được, mai cũng không được thì hẹn đến kiếp sau hay nhiều kiếp nữa cũng phải độ được.

Thiếu đức tánh kiên nhẫn, độ đươïc một phần rồi chúng ta chán nản, bỏ nửa chừng thì công lao xây dựng coi như mất trắng. Hoặc dại khờ để họ đổ trút tội lỗi lên ta, không nhịn nổi nữa và phản ứng xấu thì còn tệ hại hơn.

Thiết nghĩ độ một người không đơn giản và nhất là đối với chúng sanh cang cường ở thế giới ngũ trược này, ta phải có vô số phương tiện để nhịn chịu. Tôi có kinh nghiệm độ sanh. Nay chưa hiểu, nên họ chống phá, mai kia họ hiểu thì thương kính ta. Chống nhiều thì sẽ hiểu nhiều, miễn chúng ta đừng sai.

Tôi tâm đắc nhất pháp Phật dạy về nhẫn lực. Hoàn cảnh nào, mình cũng ung dung tự tại, vui vẻ với người. Người nhiều sân hận, ham muốn rồi thối chí, nhưng ta quyết không như vậy. Người chống tôi mãnh liệt, mà nay họ thương, chỉ vì họ hiểu lầm, nghe người khác nói xấu. Qua quá trình hành đạo, họ thấy được sức kiên nhẫn của chúng ta, suy nghĩ lại thấy ta tốt. Chúng ta phải chấp nhận, chờ đến lúc họ hiểu đúng.

Khi Đại hội thống nhất Phật giáo cả nước, không ít những tiếng xấu ác đổ lên người tu hành có tâm huyết với đạo pháp. Nhưng với thực tế trải qua gần 20 năm, thành quả của việc Tăng Ni Phật tử tu học tốt đẹp đã là minh chứng hiển nhiên cho việc làm đúng đắn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúng ta.

Theo tôi, chỉ sợ mình sai trái, không sợ người hiểu sai. Hiểu sai thì hiểu lại, càng thương mình hơn. Chúng ta nhịn chịu để sau độ họ, không phải nhịn để họ gõ đầu chơi. Phật dạy Bồ tát phải lập chí kiên trì giữ đạo, nguyện độ chúng sanh, không thay đổi.

4- Tinh tấn : 
Bồ tát lập hạnh siêng năng, không sợ khó, khổ, chỉ sợ ta không đủ tài đức. Riêng tôi, gặp việc khó càng vui, chỉ cầu Phật hộ niệm cho đủ sức khỏe để làm. Rèn luyện được đức tính này, chúng ta càng vững niềm tin ở Phật hơn nữa. Nhờ có hành, mà phần tín và trụ vững chắc thêm. Vì càng noã lực làm, chúng ta càng gần đạo và nhận được lực bất tư nghì của Phật pháp.

Bồ tát khác nhị thừa ở điểm ý chí không khuất phục, dấn thân vào gian khổ. Nêu cao tinh thần này là hạnh nguyện của Ngài A Nan : nguyện là người đi tiên phong vào đời ngũ trược ác thế, còn một chúng sanh nào chưa thành Phật, thì Ngài sẽ không bước lên quả vị Vô thượng giác.

Tôi nhắc nhở Tăng Ni sinh rằng khi ra trường nhận lãnh công việc khó thì có nhiều điều thú vị lắm. Việc dễ ai cũng dành, tôi buông tay. Việc khó thì ít người làm, mà ta gánh vác, chắc chắn sẽ được nhiều người thương và ủng hộ.

Theo dấu chân Phật, chúng ta cần luyện đức tánh kiên nhẫn của Bồ tát, chỉ nghĩ đến quyền lợi chung, quên mình, làm Phật sự không biết mệt mỏi như trong Sám Quy mạngchúng ta thường công phu buổi khuya : Thừa sự thập phương chư Phật vô hữu bì lao...

5 - Thiền định : 
Đức tánh quan trọng trên lộ trình hành Bồ tát đạo là tâm yên tĩnh. Làm nhiều việc, nhưng không cho tâm giao động. Mới khởi tu, ngồi yên thì tâm yên. Tuy nhiên, phải tiến xa hơn, đi vân thủy, nghĩa là lặn lội vào đời mà tâm vẫn lắng yên như trong thiền định. Đó là pháp hành của Bồ tát, tìm yên tĩnh trong công việc. Làm không mệt mỏi, không nghỉ, nhưng tâm yên như Thiền sư trụ định. Làm nhiều, bực tức nhiều, giao động liên tục, không phải Bồ tát. Nhị thừa thì phải ngồi yên, tâm mới lắng yên.

6- Trí tuệ :
Bồ tát cứu đời nhưng tâm không bị cuộc đời chi phốiđạt được đức tính thứ sáu là trí sáng suốt. Bỉnh tĩnh và sáng suốt là hai đức tính quan trọng nhất của Bồ tát trên đường hành Bồ tát đạo. Sáng suốt cao nhất theo Phật dạy đạt được từ việc thực hành văn, tư, tu, tức học tập giáo pháp, suy tư trong thiền địnhđi vào đời giúp người.

Hàng nhị thừa thấy biết do đọc sách, suy niệm, đó là hiểu biết trên lý thuyết. Bồ tát tiến hơn nữa, không chỉ biết theo sách vở, nhưng phát triển tu huệ bằng cách đi thẳng vào đời, giáp mặt với đời, lóng nghe quần chúng để biết yêu cầu, nguyện vọng, năng lựchành nghiệp của người. Có biết rõ như vậy, mới tùy theo đó, giúp họ trưởng thành, phát triển trí tuệ, được sáng suốt, lợi ích ngay trong cuộc sống.

Có thể hiểu theo ngày nay, chúng ta trang bị huệ học của Bồ tát nghĩa là chúng ta nắm vững tất cả hiểu biết, văn minh của nhân loại gồm có khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Như vậy, những gì chúng ta nói phải được người trí thức công nhận. Thời nay mà nói núi Tu Ditrời Đế Thích thì khó có người nghe. Núi Tu Di ở đâu, nhà cửa ra sao ? Việc bình thường hay văn minh khoa học mà con người biết, nhưng chúng ta không biết, thì làm thế nào thuyết phục được người tin rằng ta biết rõ chuyện trên trời.Đức Phật trước khi tu, Ngài nắm vững văn minh thời đó và đắc đạo, hiểu biết của Ngài hơn gấp 10 lần, người phải tin theo. Từ thực tế cuộc sống, Phật dạy cách hành xử đúng đắn và từ bình thường này, Ngài nâng người lên trình độ phi thường, chắc chắn người phải tin.

Thực tế chúng ta nắm vững và xa hơn, biết những việc mà khoa học không lý giải nổi, thì may ra họ tin. Huệ của Bồ tát phải thích hợp đúng với hoàn cảnh. Điều này chúng ta thấy rõ Phật giáo thịnh haønh là khi nhà truyền giáo nắm bắt được tình hình xã hội, chủ động được sự vận hành của nó. Ngày nay làm đạo, khi người không nghe, phải tự biết chúng ta đã đi lệch hướng, cần phải chấn chỉnh lại.

Trong 6 pháp ba la mật, trí tuệ là chính, kinh Hoa Nghiêm gọi là Vô thượng Bồ đề, không có gì mà Bồ tát không biết. Phật khác người thường là nhờ có trí tuệ chỉ đạo ba nghiệp thân, khẩu, ý.

Người tu theo dấu chân Phật, lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Chưa có huệ mà hành Bồ tát đạo, phải nương với người có trí tuệ, vì làm sai, nguy hiểm, thà không làm còn hơn làm sai.

Tôi làm việc gì cũng suy nghĩ cân nhắc, khi chưa biết rõ, tôi không giúp vì kết thân với người ác, tội lỗi, ta dễ bị lây nhiễm. Có bạn xấu thương ta, nhưng cũng hại ta không ít.Thiền địnhtrí tuệ, ngày nay gọi là bình tĩnhsáng suốt, luôn song hành. Tu định, không trí là tà định. Tu trí, thiếu định là phiền não trí. Đó là hai đức tánh căn bản trên đường hành Bồ tát đạo. Đối với tôi, nếu không bình tĩnh và thiếu nhận thức chính xác thì tôi ngưng việc. Vì không sáng suốt, người xúi bậy, dễ nghe theo. Còn nóng nảy, dễ bị người khích tiết làm bậy, thọ quả báo. Thiết nghĩ làm việc thành công phải luôn luôn chủ động. Nhưng muốn vậy, phải sáng suốt, nắm rõ vấn đề, nếu không dễ biến thành bị động, ta lệ thuộc người.

Trong 6 pháp ba la mật, tôi chuû trương đi ngược, tức phải có trí tuệbình tĩnh mới bố thí, nhẫn nhục, tinh tấn đạt kết quả tốt. Bình tĩnh, sáng suốt, cộng thêm ba nghiệp thanh tịnh, cùng một số quyến thuộc giỏi tốt, hành Bồ tát đạo nhất định thành công.

Ngoài phần lục độ ba la mật, kinh Hoa Nghiêm triển khai thêm 4 pháp : phương tiện, nguyện, lực, trí, thành 10 hạnh.

7- Phương tiện :
Trên đường hành Bồ tát đạo, có tiếp cận với đời, mới thấy mặt yếu của ta. Tuy nhiên, thất bại hôm nay là kinh nghiệm giúp chúng ta thành công mai sau, nên không nản chí, không bỏ cuộc. Nhờ vậy, chúng ta đã học được phương tiện hành đạo.

Thật vậy, có lúc chúng ta tưởng nhận thức đúng, nhưng khi bắt tay vào việc, mới nhận ra còn bao nhiêu vấn đề chưa biết hoặc biết sai. Có chạm trán với thực tế thấy được nhược điểm của mình và khắc phục mặt yếu này, phát huy cho thành mạnh toàn diện; đó là tu theo Bồ tát đạo. Trên bước đường tiến đến quả vị toàn giác, mỗi Bồ tát làm được một số việc khác nhau, gọi là Bồ tát đa hạnh. Chỉ có Phật mới thành tựu trọn vẹn tất cả việc thánh thiện.

8 – Nguyện : 
Vì còn nhiều việc chưa biết, chưa làm được, nhiều chúng sanh chưa độ được, Bồ tát phải rèn luyện đức tánh thứ 8 là nguyện độ tận chúng sanh để hoàn thiện tư cách của người cứu nhân độ thế.9-10- Lực và Trí : Hành Bồ tát đạo đòi hỏi Bồ tát dứt điểm việc trong tầm tay và việc ngoài khả năng cũng thấy rõ, để đến năm sau, nhiều năm sau nữa, thậm chí phải đến kiếp sau mới làm được. Chắc chắn không thể một bước giải quyết được tất cả. Nhiều khi chúng ta tham, nghĩ rằng làm được tất cả, đến khi không thành công thì ta hối hận, đau khổ.Riêng tôi, thấy việc cần làm, nhưng thấy thời cơ chưa đến, tôi cũng sẵn sàng gác lại, chờ có điều kiện sẽ thực hiện. Hành Bồ tát đạo, phải biết tiến thoaùi, không nên sốt ruột, không nhất định phải làm ngay.Ý này được Trí Giả đại sư ví như hoa sen trong hồ, có hoa đã nở thơm ngát hương, có hoa còn búp, có hoa vừa lú lên mặt nước, có cái còn kẹt trong bùn, cần phải nuôi nó. Hành đạo thấy người căn cơ thuần thục, ta độ, chưa thuần, phải chờ dù là nhiều kiếp. Quan sát Bồ tát mười phương làm việc, tự so sánh ta với người, thấy việc nào ta chưa thực hiện thì hạ quyết tâm theo gót các Ngài vàø cuối cùng giải quyết tốt đẹp mọi việc, độ được tất cả chúng sanh.

Ở giai đoạn thập hạnh, Bồ tát luyện được tâm vững, đã trụ đại định, có sức kiên nhẫn chịu đựng. Ví như con rùa khi bị tấn công, nó thu mình trong vỏ từ 1 đến 2 ngày, thậm chí cả năm, không ăn vẫn sống được. Chờ rình mãi mà rùa vẫn không ló đầu ra, không bắt được, nên địch thủ phải bỏ đi.

Bồ tát trụ ở thập hạnh cũng vậy, có đức kiên trì, chờ cơ hội làm được mới làm. Nhân duyên chưa đến, vẫn nằm yên, chịu đựng. Ác ma đi rồi thì tiếp tục hành đạo.

Ngoài ra, đặc điểm của rùa là có khả năng sống ở dưới nước và trên đất liền. Bồ tát cũng vậy, sống trong thế giới loài người, nhưng cũng ở thiền định. Hành đạo đối tác với chúng sanhtrần thế, thấy Bồ tát giống mọi người, nhưng tâm họ ở Niết bàn, không phiền muộn, khổ đau.

Bồ tát thập hạnh lăn xả vào đời làm việc nhiều, từ đây bắt đầu có tích lũy phước đức; tốt hơn là làm ít, hưởng nhiều, thì không thể dài lâu. Thực tế, người đồng tu với tôi từ thuở nhỏ, đối với công tác của chúng, của chùa hay của Giáo hội, họ thường lờ đi, trong khi vẫn hưởng quyeàn lợi. Nhưng đến lúc hết phước, họ phải đọa. Người ở lâu trong đạo phần lớn bước đầu đều chịu đựng gian khổ, nhờ đó, tích lũy được công đức.

Tỳ kheo nỗ lực tu hành, người nhìn thấy đạo hạnh của ta mà cung kính cúng dươøng. Ta tiếp nhận, hưởng hết phước này, nhưng cứ tưởng là còn, buộc họ phải cung kính, đòi hỏi đủ thứ, mà họ lại xem thường, không đáp ứng cho ta nữa, thì phiền não nổi dậy, trở thành nghiệp chướng Tăng.

Thời gian hành Bồ tát đạo trải qua thập trụ, thập hạnh cho đến thập hồi hướng, lúc nào Bồ tát cũng phải nương Phật để hành đạo, không phải tự ý làm. Nhưng Phật trong kinh Hoa nghiêm khác với Phật theo nguyên thủy.

Theo tinh thần nguyên thủy, Đức Phậtcon người bằng xương thịt, tu đắc đạothành Phật. Người may mắn sanh cùng thời với Ngài, được nghe Ngài giảng dạy và theo đó tu hành, được an lành hoàn toàn, không bị quả báo xấu. Ở đời sau, khi caùc vị Tổ sư gặp khó khăn, không giải quyết được, thường tự trách mình gặp một trong tám nạn. Nói cách khác, không có người sáng suốt lãnh đạo, dễ phạm sai trái và phải thọ quả báo liên tục. Theo Phật, gặp Phật chắc chắn dễ tu.

Theo quan niệm của Phật giáo quyền thừa, tuy Đức Phật nhập diệt, nhưng nương theo Thánh giáocông đức của Ngài để lại, chúng ta vẫn tin được, tu được. Điều này thực tế cho thấy có việc lớn lao, tốn kémbản thân người tu không làm được, thí dụ như xây chùa thờ Phật. Tuy nhiên, việc này thành tựu dễ dàng nhờ người hằng tâm, hằng sản tin tưởng ở việc xây chùa có phước, họ đem của cải, công sức đầu tư vô.

 Hoặc ta là người tầm thường, nhưng mặc áo Phật, ở nhà Phật, vị trí chúng ta hoàn toàn thay đổi. Đó là nhờ công đức của Phật quá lớn bao phủ cho người tu thọ hưởng. Và hơn thế nữa, trí tuệ chúng ta được phát triển là nhờ giáo lý Phật hướng dẫn.

Từ đó, quyền thừa tin Phật là tin công đứctrí tuệ của Phật không mất. Ta quy y với Phật là Phật Báo thân, tức phước đức, trí tuệ thân.

Tiến lên kinh Hoa Nghiêm, nhìn Phật là nhìn thẳng vào cuộc đời, khẳng định rằng không có gì không phải là Phật mới là Phật. Ngày nay ta thường diễn tả ý này là học quần chúng để lãnh đạo quần chúng. Vì vậy, kinh Hoa Nghiêm dạy quả bồ đề thuộc chúng sanh. Từ đó, hành đạo mà khoâng thấy khả năng, yêu cầu của người, tự áp đặt ý của mình, làm sao người nghe theo.

Theo Hoa Nghiêm, mọi người đều là Phật. Nhưng nếu ta thấy Phật trong họ, thì họ là Phật, thấy ác ma thì họ là ác ma. Xấu tốt cũng là hoï, dùng tâm xấu thấy họ là ma, phải biết lòng ta là ác ma. Nhưng lòng chúng ta là Phật, tức ta thấy đối tác của ta nghĩ gì, muốn gì, để đáp ứng, giúp đỡ họ, thì họ quý trọng ta. Thỏa mãn yêu cầu của một người, người đoù kính trọng ta, giúp 10 người thì được 10 người kính trọng.

Khi tu thập trụ, thập hạnh thì nương Phật để làm, nghĩa là nương theo 3 điều sau :

1- Khi có Phật xuất hiện hay có người thông minh, đức hạnh thì nương theo.

2- Nhìn về Phật nghĩa là ta theo học với người có đức hạnhtrí tuệ. Và chúng ta ý thức rõ rằng "Nhân vô thập toàn", mỗi người có điểm đặc sắc riêng, ta học cái hay của họ thôi, tức có lựa chọn. Còn cái dở, không thích, ta bỏ, không bàn đến. Gom tất cả điều tốt của người để biến thành cái tốt của mình là thái độ học Phật. Học được 10 cái tốt, ta có 10 cái tốt, không phê phán.

3- Ta học tâm tư nguyện vọng của quần chúng, tùy theo yêu cầugiải quyết. Muốn độ người bình dân hay giới trí thức hoặc chánh khách, ta phải làm cách nào tương ưng với họ.

Mọi người đều có hiểu biếtlãnh vực riêng và đều có công đức. Nhưng theo Hoa nghiêm muốn thành Phật phải có tri thức toàn diện, giải quyết được toàn bộ.Trên bước đường hành Bồ tát đạo, ở giai đoạn thập trụ thì đặt nặng vấn đề thiền định, tức giữ tâm đứng yên. Và từ đó quan sát bề trái cuộc đời, tâm lượng chúng sanh, rồi tùy theo đó mà hành động.

Có thể nói tu thập hạnh nương Phật để làm, thực tế là nương uy tín của Thầy, làm đạo với danh nghĩa của Thầy, không phải danh nghĩa của riêng ta.

Cần cân nhắc kỹ ý này trên bươùc đường tu, vì nhiều khi chúng ta nương Thầy làm được việc, sau đó lại rớt vô tình trạng xem thường Thầy. Quán Đảnh đã phạm sai lầm này, là bài học chúng ta cần ghi nhớ. Quán Đảnh viết lời bạt trong tác phẩm của Thiên Thai Trí Giả đại sư rằng : Không có Quán Đảnh thì Thiên Thai không trọn công đức.

Nói như vậy, Quán Đảnh đã phạm tội ngã mạn rất nặng, nên bị đọa, không còn được ai kính nễ. Dù sự thật, công đức của Quán Đảnh biên soạn tất cả sách vở cho Ngài Thiên Thai, làm thật vất vả suốt cuộc đời, mà chỉ nói một câu thiếu khiêm tốn là trắng tay, bị thiên hạ khinh ghét, chẳng được gì.

Việc làm của Bồ tát thập hạnh thuộc phần hành thâm Bát Nhã ba la mật. Bồ tát đi trên lộ trình Hoa Nghiêm ở dạng tu tâm, nên phần sở hành và tác động của các pháp thập tín, thập trụ và cả thập hạnh, không thể thấy biết bằng tri thức bình thường của ngũ uẩn thân.

Thật vậy, vì là pháp hành bên trong, không ai thấy và kiểm soát để biết được. Khi chúng ta sử dụng được pháp hành bên trong, tự nhiên tác động được qua tâm chúng sanh.

 Trên tinh thần ấy, người tu thập hạnh theo Hoa Nghiêm, ngồi yên một chỗ, không thấy họ làm gì, nhưng tâm đến với mọi loài, ảnh hưởng không thể lường được. Từ đó, chúng sanh từ từ tìm đến, kính trọng quy ngưỡng. Điển hình như Đức PhậtBồ đề đạo tràng, không cử thân động niệm, nhưng không chúng sanh nào mà Ngài không độ, đó là pháp hành của tâm.

Giữa Phật với Phật hay với Bồ tát hoặc giữa Bồ tát với chúng sanh liên hệ với nhau qua tâm, không cần nói. Theo nghĩa lý ấy, tôi cảm nhận rằng lực Như Lai tới khiến tôi xuất gia, học đạo, thuyết pháp, không thể làm khác. Nhận được sức gia bị của Như Lai, tôi thuyết pháp không mệt, không chán.



Tác động của tâm rất kỳ diệu. Các bạn thử dùng tâm đại bi đến với người thân, người oán, với tất cả chúng sanh, sẽ thấy người tự động đến với bạn. Khi vận dụng tâm tốt của ta đối với người thân, họ quý trọng ta hơn; tâm tốt đến với người thù, họ bớt ghét ta, cho đến không còn oán nữa và vận dụng tâm thánh thiện tới tất cả chúng sanh, kể cả loài vô tình, thì chuùng cũng thể hiện tình cảm thân thiện với ta.
 Trên nền tảng hành sử tâm, người tu Hoa Nghiêm cố tìm cho được mối quan hệ giữa ta và vũ trụ. Chúng ta không tu một cái gì xa lạ, không chấp chặt vào pháp nào, nhưng theo Hoa Nghiêm là tu trong sự sống của chúng ta, trong sự lớn lên của muôn vật chung quanh ta là chính.

Nếu không nhận ra điều này, nghĩ cái gì xa xôi thì hỏng, không bao giờ đạt keát quả. Kinh Pháp Hoa gọi sai lầm này là mất bản tâm, Tổ quở là xả thực tế, nhận không hoa.Kinh Hoa Nghiêm lấy tâm làm chính, phát huy tâm mình ngang qua tâm muôn vật, để cuối cùng hiểu được và điều động được muôn vật, thì chúng ta thành Phật.

Tâm thanh tịnh thường hằng của chúng ta là Phật và dùng tâm này duyên qua sự vật hay chúng sanh, tạo nên phần thứ ba là Phật. Vì vậy, theo Hoa Nghiêm, tâm, Phật, chúng sanh, tam vô sai biệt, 3 cái này là 1. Nghĩa là khi tâm chúng ta ngang qua chúng sanh, làm họ phát tâm bồ đề, tạo thành thế giới, gọi là pháp giới của kinh Hoa Nghiêm dưới sự điều động của Tỳ Lô Giá Na.

Trên nền tảng ấy, người tu Hoa Nghiêm thaáy tâm trí từ từ sáng lên, là do Tỳ Lô Giá Na biến chiếu hội nhập. Nhờ Phật hội nhập, dưới mắt ta, sự vật bên ngoài trở thành dễ thương và loài vật, cỏ cây được ta duyên đến đều hướng về ta bằng tình thân.

 Thật tu, dễ nhận ra pháp này. Thử một hôm, trải tâm thương yêu con vật, chúng ta thấy nó mừng rỡ, quyến luyến với chúng ta ngay. Thể nghiệm pháp này, sẽ hiểu được tâm từ bi của Đức Phật tác động sâu xa khiến nai dâng hoa, khỉ cúng trái. Chẳng những con người hay loài thú, mà cả cỏ cây, hoa lá cũng vậy. Nếu các bạn đã từng trồng cây, săn sóc, ký thác tâm tình cho cây, nhận ra cây tăng sức sống rõ ràng. Giữa ta và chúng tất yếu có mối tương quan.

 Tôi cũng đã thử pháp này. Tôi có trồng cây mai trước thất Hoà thượng ở chùa Huê Nghiêm. Làm việc tại Aán Quang, tôi ít về chùa Huê Nghiêm. Có điều lạ là hàng năm, tôi thường về Huê Nghiêm vào 25 Âl trước Teát, thì cây nở hoa vào đúng lúc đó. Nhưng khi tôi bận không về ngày 25, thì nó chờ mùng 3 Tết tôi về, mới nở hoa. Có lần tôi về mùng 7 Tết, thì nó nở đúng ngày đó.

Kinh Hoa Nghiêm muốn dạy ta nhận ra mối tương quan cần thiết ấy và sống với liên hệ hỗ tương ấy. Đối với người hay thú vật, chúng ta tạo tình cảm tương quan dễ, nhưng luôn cả với cỏ cây cũng vậy; dù chưa đắc đạo, ta và thiên nhiên cũng hài hoà được. Không tu theo hướng này, chúng ta ở chùa mà lúc nào cũng bực bộitham vọng phát khởi. Tham vọng dâng lên, thì Phật huệ tự biến mất. Bấy giờ, không có gì trên cuộc đời này làm cho chúng ta bằng lòng được. Ở chùa nhỏ thì muốn được chùa lớn, muốn gần người giỏi, sang giàu, thế lực để nhờ vả, nhưng cái muốn chẳng bao giờ đến, còn cái đang sống thì không bao giờ bằng lòng. Vì vậy sanh ra sân si, mắng nhiếc người này, xỉ vả người kia, địa ngục ở ngay trước mắt.

 Trái lại, tâm thanh thản, dù sống đạm bạc, ngồi gốc cây mà ta và vật hoà đồng, tạo thành cảnh giới an lạc. Đó là tinh thần Hoa Nghiêm muốn nhắc nhở chúng ta dẹp tham vọng, tâm sẽ lắng yên, Phật mới gia bị được.

 IV - BỒ TÁT THẬP HỒI HƯỚNG

Khi hoàn tất hai đoạn đường thập tínthập trụ, việc làm của chúng tapháp hành trong tâm, không phải làm bên ngoài. Thật chứng thập hạnh của Hoa Nghiêm, ngồi yên một chỗ, nhưng taâm tác động cho muôn loài phát tâm.

Khi đã tạo được quan hệ với chúng sanh mười phương bằng vô tác diệu lực, chúng ta tiếp tục tiến tu pháp hồi hướng. Những thành quả tu tạo được trên đường hành Bồ tát đạo, chúng ta đừng đánh mất. Chúng ta không nghĩ tới, nhưng không phải làm rồi bỏ, tức phải có gắn bó mật thiết. Phải giữ lại và biết chỗ gởi là tu thập hồi hướng. Tu hồi hướng theo Hoa Nghiêmnỗ lực đầu tư vào ba vấn đề chính : đầu tư về trí tuệ, đầu tư cho pháp giới chúng sanh và đầu tư chơn như thật tướng.

Đây là việc làm của Bồ tát trụ Hiền vị ở cấp 3, vẫn nương theo Thầy là bậc Thánh, làm với Thầy để có kinh nghiệm và tạo được cảm tình vơùi người. Dùng thành quả này tu hồi hướng, chuẩn bị tư lương để sau này làm thay Thầy.

1 - HỒI HƯỚNG VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ:

Nghĩa là dốc toàn tâm, toàn lực để phát triển hiểu biết. Vì muốn thay Thầy, ta phải chuẩn bị để có nhaän thức chính xác nhất và được đại chúng chấp nhận. Muốn như vậy, ta phải lo học. Thực chất của Bồ tát Hiền vị bước sang hàng Thánh đòi hỏi có sức hiểu biết cao tột. Còn sống bình thường, hưởng lặt vặt, mai kia Thầy qua đời, ta làm được gì, có thể tiếp tục hưởng thụ không ?

Hiểu biết của Thầy vượt trội hơn người đương thời, nay ta kế nghiệp Thầy, phải làm được hơn, không thì xấu hổ vô cùng. Theo tôi, thế kỷ 21 nhận thức khác, văn minh mỗi ngày đi lên. Hôm nay hiểu biết này là vô thượng, nhưng giữ nguyên thì ngày mai thành tụt hậu. Tôi giỏi trong thế hệ tôi, không giỏi trong thế hệ các anh em, vì những phát minh mới không có trong thời tôi. Tôi mong sao các anh em hơn tôi, làm thế nào cho mọi người đương thời của anh em phải công nhận tu sĩ Phật giáotrí thông minh đáng nể.

Học kinh Hoa Nghiêm phải học theo Bồ tát Văn Thù Sư Lợi để cập nhật hóa hiểu biết. Chưa có hiểu biết cao nhất, chưa thể làm Phật; đối với người bước theo dấu chân Phật, việc đầu tư cho trí tuệ quan trọng nhất.

Vì vậy, mục tiêu của Bồ tát là nâng trình độ tri thức đến độ cao nhất. Tất cả pháp thế gianxuất thế gian, không có gì Bồ tát không biết. Trong khi Thanh văn tu quán Không, bỏ hết việc thế gian và tách rời thế gian, thì trở thành người không biết gì, thậm chí trở thành con nợ, là đọa.

Bồ tát Tăng phát huy trí tuệ caøng cao, quả chứng càng lớn. Mọi việc, đất đai, chùa chiền ... có thể bỏ, nhưng phải giữ trí tuệ, trí tuệ còn là còn tất cả.

Nâng kiến thức, biết tất cả việc đời thường, mới hướng dẫn người sống cao thượng. Còn chỉ dạy người công quả, nhưng họ cũng không được lợi ích trong cuộc sống, hoặc thảm hại hơn nữa, cạo tóc cho họ thành người sống dở chết dở. Dạy và độ người đông như vậy, Phật giáo càng mau suy sụp.

Lịch sử cho thấy ở đời Trần thầy tu rất nhiều, nhưng tinh thầnvật chất của dân chúng thời bấy giờ rất mạnh, vì nhờ các nhà sư làm kinh tế giỏi, có văn hóa cao, chính trị vững. Đó là cách sống của người tu theo Phật, trở thành người tốt nhaát, giỏi nhất, quả cảm nhất. Nếu lúc ấy, sư chỉ ăn hại thì đã mất nước rồi.

 Riêng với các anh em học Tăng, không chịu học, mãi lo xây chùa, về sau coi chừng hỏng cuộc đời. Phải lo nâng trí giác vượt hơn người, vì dở hơn, chắc chắn không thể độ họ.

Rèn luyện Vô thượng Bồ đề theo Hoa Nghiêm không có nghĩa là lập lại lời Phật, lời của Tổ. Chúng ta chỉ mượn tạm ngôn ngữ văn tự để nhằm phát huy trí giác. Thật vậy, nếu không nương theo vaên, tư, tu bên ngoài thì không có điều kiện phát triển Vô thượng Bồ đề, nhưng để kẹt văn, tư, tu, chấp vào đó, bồ đề cũng không phát.

Những gì chúng ta học từ bên ngoài được vỏ não tiếp thu, cho ta tất cả nhận thức về cuộc sống. Phần lớn, chúng ta từ địa vị phàm phu cho đến hàng nhị thừa đều đạt được tri thức ở dạng này. Nhưng, theo tinh thần Hoa Nghiêm, hiểu biết như vậy không phải là Vô thượng Bồ đề, không thể xem là sở đắc của Boà tát.

Những gì Bồ tát tiếp thu từ văn tư tu không dừng lại ở phần tác động cho vỏ não, mà còn tác động sâu vào bên trong là trung não, khiến cho trung não hoạt động, sản sanh ra trí giác ở mức độ cao, một thấy biết chính xác, vượt ngoài hiểu biết thông thường do vỏ não cung cấp.

Phần tác động vô trung não khiến trung não hoạt động thì chỉ có Thiền sư mới sử dụng được khi nhập Thiền. Họ sẽ thấy pháp giới, nhập pháp giới, tức thế giơùi tâm, khác với thế giới bên ngoài là thế giới của ý thức, không phải thế giới Phật.

Thế giới của ý thức là chỗ sinh hoạt của phàm phu trong sanh tử luân hồi. Người tu không sống với thế giới ấy, chúng ta chỉ tạm thời mượn nó ở bước ban đầu để làm thềm thang bước lên thế giới tâm linh. Theo tôi, điều đó giống như hoả tiễn dùng để phóng phi thuyền lên, nếu giữ hoả tiễn lại thì phi thuyền cũng không thể bay lên được. Là phàm phu, chúng ta phải chuẩn bị tư lương để đẩy phi thuyền trí tuệ lên.

Học ở giai đoạn một, ví như nhiên liệu đẩy trí lên và lên rồi, chúng ta cần bấm nút xả hoả tiễn hay xả thức, bỏ tất cả để đưa phi thuyền vào không gian hoàn toàn vô thức. Lúc ấy, vỏ não ngưng hoạt động, tâm hồn nhẹ nhàng lạ lùng, đầu hoàn toàn thảnh thơi, trống không, ví như không bị trái đất, mặt trăng hút, đó là người học Vô thượng Bồ đề.

Thuở nhỏ, tôi học, đầu luôn nặng trĩu vì tất cả dữ kiện nhồi nhét vô quá nhiều, thành đau đầu. Sang Nhật, tôi mới nhận ra điều này, nếu tiếp tục, e bị điên. Phải xả thức, tất cả những gì ta học không cần thiết nữa.

Tổ sư dạy : Học hành không thiếu cũng không dư, nghĩa là quên hết, để vỏ não ngưng hoạt động, đầu nhẹ liền. Ngày nay, mỗi khi tôi cảm thấy hơi mệt vì phải giải quyết nhiều việc, tôi xả thức, chừng khoảng 15 đến 30 phút, không nghĩ ngợi gì, tất cả vui buồn vinh nhục, hiểu biết của cuộc đời đều được dẹp sạch. Nhờ ngưng lại như vậy, vỏ não nghỉ ngơi thì phần chính là trung não hoạt động để phát sanh ra Vô thượng Bồ đề
 Khi vỏ não và cơ thể được nghỉ ngơi, chúng ta làm việc không cảm thấy mệt mỏi, mới nói : Thừa sự thập phương chư Phật, vô hữu bì lao. Không mệt vì chỉ làm bằng trung não, tức Pháp thân Bồ tát, nên làm mà không làm. Không đến, không noùi, không dạy, nhưng làm trên pháp giới.

Lúc ấy, hoạt động của trung não có công năng tác động cho người phát tâm, người phát tâm rồi thì tăng trưởng bồ đề. Đó là pháp hành của Bồ tát, đến đâu đều tác động qua các loài chúng sanh bằng tâm.

Chúng ta tu ở dạng Vô thượng Bồ đề, nằm ngoài tầm nhận biết của thức và trí thế gian, vượt ngoài lưới ma. Ma không biết được vì họ hoàn toàn vô niệm. Đối với họ, có hình thì ảnh tự hiện, taát cả pháp giới chúng sanh hiện đủ, nhưng không có vật thì trong tâm họ cũng chẳng có hình nào. Trong khi thức của chúng sanh ghi nhận hình ảnh khi có vật, mà lúc vật đi rồi, thức vẫn lưu lại hình bóng của vật.

Trạng thái của Bồ tát đạt Vô thượng Bồ đề được ví như tâm gương; có chúng sanh thì Bồ tát hiểu ngay họ muốn gì, nghĩ gì và thuyết pháp tương ưng với điều họ muốn. Tất cả tâm thức chúng sanh hiện lên tâm gương Bồ tátBồ tát tuøy yêu cầu đó mà giáo hoá, nên không lỗi lầm.

 Bồ tát nâng trí giác lên thành trực giác, không cần suy nghĩ tính toán mà vẫn biết đúng. Chúng ta thấy các vị đắc đạo làm việc rất nhàn hạ, nhưng hiểu biết của họ linh hoạt kỳ diệu. Phần vô lậu huệ này mới thông được chúng sanh, vũ trụ, pháp giới, mới chứng được thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm thông, không nghe mà biết được người muốn gì.

 Chúng ta cần rèn luyện tri thức ở dạng này càng cao, truyền đạo càng dễ. Nếu không được như vậy thì nhà truyền giáo cũng chẳng khác gì mọi người trên cuộc đời.

Khi đắc được Vô thượng Bồ đề, việc học đạt đến đỉnh cao nhất của tri thức, kinh Hoa Nghiêm dạy chúng ta dùng trí vô thượng để độ chúng sanh, phục vụ xã hội, không phải học để chơi, tiến sang bước thứ hai, tu hồi hướng pháp giới chúng sanh.

2 - HỒI HƯỚNG PHÁP GIỚI CHÚNG SANH
Ở giai đoạn này, đối tượng của Bồ tát là pháp giới chúng sanh, vì nếu không được tiếp cận cuộc đời, chỉ là hiểu biết thuần lý của hàng nhị thừa, Duyên giác.

 Chúng ta dễ nhận ra ý này, thực tế thường thấy hiểu biết có được ở nhà trường, nhiều khi đem ứng dụng trong cuộc sống lại khác. Vì vậy, nhờ có học mới giáo hóa được chúng sanh và nhờ giáo hóa chúng sanh, chúng ta tăng thêm hiểu biết, có được chân thật trí, hai phần này ví như hai chân để chúng ta đi tới.

Đức Phật dạy raèng quả bồ đề thuộc chúng sanh, không có chúng sanh, Bồ tát không thành Vô thượng đẳng giác. Y cứ theo tinh thần này, làm cho chúng sanh thành Phật là làm cho chính ta thành Phật. Hiểu đạo lý như vậy, từng bước chúng ta thăng hoa đạo hạnh. Không hiểu cốt lõi này, càng ráng tu càng khổ, nghiệp sanh và đọa.

Lo cho chúng sanh một phần, nghiệp của ta nhẹ được một phần. Nhưng với chúng sanhthiện duyên với ta, ta lo trước. Vì mới tu, nghiệp ác ta còn nhiều, mà phải luôn đối phó với người ác duyên, họ chống đối ta, thì việc tu hành của ta sẽ bị trở ngại.

Nhận ra ý này, bước ban đầu, tôi tìm người hiểu tôi, có cảm tình tốt hoặc đồng hành với tôi; kinh goïi là Bồ tát đồng hạnh nguyện. Tôi lo xây dựng gấp bồ đề quyến thuộc này. Còn làm việc chung chung, ai cũng độ, nhưng ta giúp lầm người ác thì dễ bị chuốc họa. Thật vậy, nghiệp ta còn và phước đức mỏng mà kết quyến thuộc xấu ác thường gây rắc rối cho ta.

Tôi lưu ý Tăng Ni sinh điều này. Người thương ta, tin ta, đồng hành đồng sự với ta, phải lo xây dựng họ trước. Nếu chúng ta không biết, khai thác họ cạn kiệt để phục vụ cái không phaûi là bồ đề quyến thuộc, thì đến khi người hết lòng với ta cạn túi mà ác ma quyến thuộc tăng thêm, ta còn nhờ cậy vào đâu để làm đạo.

Tôi học được tinh thần này của Phật giáo Nhật. Đối với những người thương và gần gũi, ta cố gắng tạo công ăn việc làm hoặc lo cho họ học hành. Xây dựng người tốt làm nồng cốt cho lực lượng Phật giáo là điều tất yếu phải có.

Chúng ta đừng lầm là mình đang thực hiện tinh thần vị tha vô ngã. Phải biết đến khi nào chúng ta mới có thể thực hiện được hạnh này. Bước đầu, lo bao đồng thiên hạ, về nhà không có cơm ăn, chùa rách, đệ tử bỏ trốn, chúng ta sẽ ra sao ?

Lo cho người có thiện duyên gần gũi vững rồi, bước thứ hai chúng ta xây dựng người ác duyên. Đức Phật cũng đã từng hoằng hóa độ sanh theo cách như vậy. Đầu tiên, Ngài giáo hóa 5 anh em Kiều Trần Như, họ là những nhà hiền triết quyết tâm tu. Điều này cho thấy Đức Phật không thuyết giáo ngay, nhưng lựa người tốt trước; họ cùng hạnh thanh tịnh, cùng nguyện thành Phật, Ngài cấp tốc xây dựng họ đắc quả vị La hán, trở thành mẫu người thánh thiện đáng kính trọng. Bước đầu lập giáo khai tông, đức Phật đã xây dựng bồ đề quyến thuộc như vậy, còn đồ chúng ô hợp, tranh cãi, thì khác gì ngoại đạo.

Ngày nay, chúng ta không ý thức điều này, chỉ lo xây dựng cơ sở, nhưng quên giáo dưỡng Tăng chúng để họ thất học, ốm yếu, bệnh hoạn là tự đẩy chính mình vào đường cùng.

Giáo dưỡng cho 5 anh em Kiều Trần Như thành Thánh rồi, Đức Phật mới đến độ Xá Lợi Phất tiêu biểu cho hàng trí thứcMục Kiền Liên tiêu biểu cho người làm ăn giỏi. Nói theo ngày nay, đây là thành phần thượng tầng kiến trúc của xã hội. Tuy không đông, nhưng họ đóng vai trò quan trọng vì chính họ xây dựng mô hình xã hội. Vì thế lãnh đạo được giới trí thức là nắm được quần chúng. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy Phật giáo mạnh khi có thành phần trí thức ủng hộ.

Có thể nói mô hình xây dựng pháp giới chúng sanh của Đức Phật bước đầu kết hợp người phạm hạnh thanh tịnh là nhóm Kiều Trần Nhưtiếp theo là nhóm trí thức vẽ ra chương trình hành động và nhóm Mục Kiền Liên thực hiện. Tất cả gồm có 200 người cộng thêm 50 thanh niên thuộc nhóm Da Xá. Đó là những người có năng lựcchết sống với Phật, nhiều đời đã laø quyến thuộc của Ngài, nên Phật tìm đến độ họ.

Xây dựng bồ đề quyến thuộc vững, tập họp thành thế lực mạnh, biểu tượng tốt, Đức Phật mới mở rộng tầm giáo hóa, hàng phục ác tri thức; nghĩa là phải có đạo quân Hiền Thánh rồi mới đến với đối thủ. Tuy ác, nhưng họ cũng là người có duyên với Phật. Đó là ba anh em Ca Diếp gồm 1.000 đồ chúng, tức một thế lực mạnh được Đức Phật hướng đến tiếp độ.

Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp lãnh đạo nhoùm này là quốc sư của Bình Sa vương. Ông chuyên dùng bùa chú để sai khiến rắn hại người và rất được vua trọng vọng, cung phụng đầy đủ. Khi Đức Phật đến thành Vương Xá để độ ông vua này, khiến cho Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp caûm thấy bị thiệt thòi quyền lợi. Đến đây, có đụng chạm thì mới ra lẽ.Chúng ta thấy Đức Phật hết sức thanh thản trong việc này. Ngài thản nhiên xin ở trọ trong tu viện của Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp. Ông ta rất mừng và sử dụng độc thủ nhất để hại Phật bằng cách xếp đặt cho Phật ở hang có rắn chúa.

Tin chắc rằng Phật đã bị rắn mổ chết, nhưng khi ông tìm đến xem thì thấy Phật xoa đầu thọ ký cho rắn và độc xà này quay ngược lại để giết ông. Chứng kiến đức độ của Phật quá lớn, tác động đến cả thú dữ cũng quy phục, khiến ông sanh tâm hổ thẹncảm phục lòng từ bi của Phật, phát tâm quy y với Ngài. Đó là giai đoạn Đức Phật giáo hóa người có ác duyeân và chuyển thành thiện duyên với Ngài.

Đã xây dựng được người ác thành quyến thuộc, sang bước thứ ba, Đức Phật mới mở rộng tầm giáo hóa đến chúng sanh không có duyên. Trên bước đường độ sanh, Ngài không cần dụ dỗ, chỉ lo dung hóa được người thiện và ác, xây dựng được 1.250 vị thành Thánh rồi thì tiếng lành đồn xa. Quần chúng thuộc mọi giới bắt đầu theo Phật, đó là chúng kết duyên.

Khi hàng trí thứcquần chúng theo Phật, thì vua chúa cũng phải theo. Tầm giáo hóa chúng sanh của Phật được mở rộng, tạo thành bồ đề quyến thuộcpháp giới chúng sanh.

Tôi nhắc nhỏ Tăng Ni sinh ra trường cần xây dựng được bồ đề quyến thuộc, tức người theo ta phải giỏi, tốt, khỏe. Còn toàn người nghèo đói, ngu dốt theo thì làm được gì.

Đức Phật khuyên hành Bồ tát đạo phải lo hồi hường pháp giới chúng sanhtiêu cực thì không làm được, còn làm mà không hồi hướng, việc cũng thành mây khói.

Hồi hướng là biết gởi thành quả của ta vào chỗ còn sử dụng được về sau. Làm rồi bỏ, thì làm để làm gì. Phật bỏ tất cả để trở thành bậc siêu xuất thế gian, làm thầy của trời người, không phải bỏ đeå thành ăn mày.

Việc mà chúng ta làm, vật của chúng ta tạo, hay nói chung tất cả pháp hữu vimộng huyễn bào ảnh, nhắm mắt xuôi tay là hết; dù ta có để cũng mất, mà bỏ cũng không còn. Chúng ta ý thức sâu sắc điều này, nhưng không bỏ nó để trở thành khôi thân đoạn trí.

Thật vậy, hành Bồ tát đạo phải biết lợi dụng mộng huyễn để có chân thật, sử dụng nó để tạo công đức. Mọi việc làm cuối cùng chỉ còn thiện hay ác mang theo, gieo vào lòng người tình cảm tốt đẹp hay nỗi oán hận.


Biết rõ như vậy, chúng ta chỉ gởi vào lòng người điều tốt. Ví dụ hành bố thí, cúng đường, giúp người là gieo vào lòng người ý niệm tốt. Đó là cái còn lại của Bồ tát trên cuộc đời. Trong hiện đời, gặp một người có cảm tình, là biết ta đã gieo nhân lành cho họ trong kiếp quá khứ. Ngược lại, gặp người thù ghét, chống đối cũng tự biết nhân ác ta đã trồng trong tâm họ.

Tu hồi hướng pháp giới chúng sanh, bao nhiêu thiện căn công đức chúng ta đều gởi vào tâm chúng sanh thì không bao giờ mất. Phật pháp cửu trụ cũng ở dạng này. Và chúng ta tu được cũng nhờ Đức Phật hồi hướng pháp giới chúng sanh. Chúng sanh nào nhận được ký thác đó của Phật mới phát tâm bồ đề. Không nhận được ký thác ấy, cũng thành ngoại đạo chống phá Phật đạo.

Đức Phật khuyên chúng ta làm bao nhiêu cứ đưa vào lòng người ý niệm tốt. Vua chúa nắm quyền, nhưng Phật nắm lòng người. Bước theo dấu chân Phật, hành Bồ tát đạo, ta cố tránh không làm mất lòng người, không đưa ý niệm ác, chỉ đưa ý niệm thiện vào lòng người. Các thầy sống chung đừng gieo vào lòng nhau hận thù, nhưng gieo vào ý niệm tốt, sau làm đạo gặp nhau, chúng ta dễ thành công. Thà mất tất cả, nhưng còn giữ được lòng người.

Trên tinh thần xây dựng lòng người, hành Bồ tát đạo bố thí tiền của, sinh mạng cũng chỉ nhằm thu phục nhơn tâm. Giúp tiền của cho người vượt khó khăn, họ khá được thì cũng thương ta. Còn ta dư, trong khi họ thiếu thốn, tự nhiên họ cũng ghét ta. Phật khuyên ta bố thí ngoại tài để tạo cảm tình với người.

Kế đến bố thí nội tài, nghĩa là ta sử dụng sức khỏe, trí khôn và kỹ thuật tùy theo yêu cầu mà giúp người phát triển trí tuệ, giàu có, khỏe mạnh, đầy đủ bản lĩnh bằng với ta. Tất cả cũng chỉ nhằm gieo vào lòng người ý nieäm tốt. Thí dụ đem công sức giúp dân địa phương, khiến cho người quý mến, kính trọng; điển hình như Hạnh Cơ Bồ tát của Nhật thường đắp đường, bắt cầu, xây dựng thành phố Nara hoặc đúc tượng Tỳ Lô Giá Na.

Trí khôn, sức lực, tài sản đưa vào lòng người trở thành bất diệt, còn giữ lại thì đến ngày nào đó, sức khỏe cũng suy kiệt, trí cũng hết, tài sản cũng mòn.

Hồi hướng Vô thượng Bồ đềhồi hướng pháp giới chúng sanh có quan hệ hỗ tương. Nhờ có học mới giáo hóa được chúng sanh và nhờ giáo hóa chúng sanh, chúng ta tăng thêm hiểu biết, có được chân thật trí. Hai phần này ví như hai chân để chúng ta đi tới.

Đối tượng chúng sanh càng ngang bướng, khó daïy, trí khôn của chúng ta mới nảy sanh và khả năng điều phục mới phát triển. Nếu chỉ tìm người tốt kết thân, lâu ngày ta dễ trở thành ngờ nghệch. Trên bước đường tu Bồ tát đạo, càng dấn thân đụng chạm cuộc đời bao nhieâu, trí chúng ta càng được mài dũa sáng bấy nhiêu.

Trên nền tảng độ sanh để phát triển trí giác, kinh Hoa Nghiêm dạy quả bồ đề thuộc chúng sanh; không có chúng sanh, Bồ tát không thành Vô thượng đẳng giác.

 Bồ tát hành đạo ví như bồ đề thọ vương mọc giữa sa mạc sanh tử, chúng sanh ví như đất, chúng sanh nghiệp và chúng sanh phiền não ví như phân và nước. Không có đất, nước, phân, bồ đề không sống và lớn được.

 Cũng vậy, chúng sanh càng đau khổ, tâm bồ đề chúng ta càng dễ phát. Chúng sanhcõi trời không chịu nghe pháp, không thích tu. Ở Ta Bà đau khổ, chúng sanh gặp nhiều phiền não không tự giải quyết được; Bồ tát cứu họ, giải được nghiệp cho họ, chắc chắn niềm tin của họ đối với đạo rất lớn và không thể nào quên ơn tế độ.

Điều quan trọng cần ghi nhờ rằng giúp người, nhưng trí tuệ của chúng ta cũng phải theo đó phát triển. Đừng để rơi vào tình trạng làm nhiều mà quên tu học, phiền não bộc phát, trí tuệ cùng mằn. Thực tế chúng ta thường thấy có người hành bố thí một lúc rồi cạn kiệt, người cũng không nhớ đến ta.

Ta làm gì cũng được, nhưng phải luôn chuẩn bị con đường thành Phật của mình, đầu tư sao cho đạt được Vô thượng Bồ đề. Trên nền tảng ấy, ta bố thí, cúng dường cũng nhằm tăng hiểu biết, phước đức, tình cảm của chúng tađạt đến mục tiêu thành Phật. Còn giúp đỡ người khác mà bản thân ta lên không được thì người sẽ thương hại, không kính trọng ta nữa, ta lại bất mãn. Người được giúp phải theo gương ta tu hành.

Theo tinh thần Đại thừa, đạo yếu Tăng hoằng, nhờ chư Tăng mà người biết Phật. Thực tế chuøa nào có Tăng Ni đạo đức, học thức thì người ta thường tập họp đến để học, gần gũi để được an lành. Có người nhờ cảm đức của bậc chân tunghiên cứu Phật giáo. Đại thừa Tăng làm sáng danh Phật, nên được kính troïng; không phải vì kính Phật nên trọng Tăng.

Bồ tát phục vụ chúng sanh, khiến chúng sanh quy ngưỡng Phật đạo. Làm được bao nhiêu công đức, Bồ tát hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, là cúng dường tối thượng.Trên tinh thaàn ấy, Phật của Đại thừa là tất cả người đang sống trong chánh pháp. Kinh Pháp Hoa gọi là thế gian tướng thường trụ, nghĩa là chúng ta tin Phật, tu theo Phật, thể hiện lời Phật dạy trong cuộc sống thì chúng taPháp thân Phật. Pháp thân Phật hiện hữu ngay trong Tăng đoàn, trong sinh hoạt xã hội; tìm ngoài sự sống này, không thể có pháp thân của Phật, kinh ví như tìm lông rùa, sừng thỏ.

Hồi hướng pháp giới chúng sanh, phải nuôi dưỡng quyến thuộc của chúng ta thăng hoa. Nhiều thầy trụ trì sợ học trò giỏi hơn, sẽ khi dễ mình, nên không cho đi học. Làm như vậy, rõ ràng là giết đạo. Người có quyến thuộc đông, chắc chắn làm được việc lớn. Thử nghĩ không sưùc người, sức của, sao làm được.

Hành Bồ tát đạo, tất cả tư lương của chúng ta đem hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, hay chia sẽ công đức để về sau người cùng hợp tác với ta gánh vác Phật sự. Nhiều thầy giỏi, nhưng khoâng có ai cộng tác, cũng đành gác cái giỏi một bên. Có thể nói ta được việc hay không tùy thuộc ở số người giúp việc. Họ giỏi ta làm được việc lớn, họ tầm thường, ta làm được việc thường.

Nhờ có Vô thượng Bồ đề, không làm mất lòng đại chúng và hiểu được tâm tư đại chúng, làm được những việc mà người quý mến ta. Hoặc biết đại chúng chưa chấp nhận, ta cũng tùy thuận họ. Như Di Lặc chưa làm Phật vì chúng chưa thuần thục, tức quyeán thuộc chưa giỏi, họ chưa phải Bồ tát. Di Lặc còn phải tiếp tục lo cho pháp giới chúng sanh.

Khi thành tựu được hai pháp hồi hướng Vô thượng Bồ đềpháp giới chúng sanh, Bồ tát phải xả bỏ tất cả để thực hành pháp hồi hướng chân như thật tướng. Trước kia, với mục tiêu phấn đấu, Bồ tát tất yếu phải tích lũy công đức, tình cảm, trí tuệ; vì không có vốn này thì không hành Bồ tát đạo được. Nay cả pháp giới chúng sanh đều biết uy đức của Bồ tát thì cần giữ làm gì nữa.

Xả tất cả, trở về chơn như thật tướng, Bồ tát trở thành biểu tượng cao quý, đến đâu cũng mang an lạc cho mọi người, thể hiện vô trụ xứ Niết bàn. Tuy nhiên, chưa đạt đến vị trí này, mà bỏ tất cả thì trở thành ăn mày.

Xả bỏ, trong lòng không nghĩ đến thành quả nào mà tất cả việc đều thành tựu một cách tự tại như ý, mới thực sự đạt đến chơn như thật tướng. Còn ôm giữ thì dễ mắc bệnh chấp thành quả của ta, hiểu biết của ta và đệ tử của ta, dẫn đến sanh tâm tăng thượng mạn. Kinh Hoa Nghiêm đưa ra pháp tu hồi hướng chơn như thật tướng để giúp chúng ta xóa bỏ bệnh chấp pháp.

3 - HỒI HƯỚNG CHƠN NHƯ THẬT TƯỚNG

Tu chơn như thật tướng nghĩa là độ tất cả chúng sanh, nhưng không thấy ta độ và người cũng không cảm thấy bị độ. Nhờ vậy, tâm chúng ta luôn thanh thản, chúng sanh nhẹ nhàng phát tâm bồ đề, mọi vật hiện trên tâm gương của chúng ta. Tùy tâm nguyện, tùy yêu cầu của chúng sanh mà việc được tự động giải quyết. Làm được tất cả nhưng buông bỏ tất cả, không làm nặng lòng ta và người. Đó là hành trang tối cần thiết để tiến tu Bồ tát đạo.

Các giai đoạn trước ta hướng về bên ngoài, nhưng nay, ở mức cuối cùng, buông bỏ mọi thành quả để ta hướng nội, tìm về cội nguồn chơn như tâm. Sống với chơn như tâm là chân thật bất hư, như như bất động; đó là thực chất maø Đức Phật muốn dạy.

Và từ chơn như tâm, tùy nhân duyên, Bồ tát hiện thân tướng khác nhau, làm việc khác nhau. Nhưng duyên hết, việc hết, còn tâm chơn như muôn đời không thay đổi.

Trên bước đường tu, phải tìm cho được Pháp thân vĩnh hằng của chính mình hay chơn như tâm. Chính yếu là sống với tâm chơn như và làm việc theo yêu cầu. Thí dụ thực chất của tôi không thay đổi, nghĩa là tâm chơn như đa năng, đa dạng, không có hình tướng cố định, nhưng tùy theo Giáo hội phân công, tôi làm Trưởng ban Hoằng pháp, làm Tổng biên tập, làm việc giảng dạy, v.v... Tùy từng giai đoạn, tùy yêu cầu mà có những việc khác nhau. Xong việc là hết, ta không bị kẹt với nó, nó khoâng ngăn cản giải thoát của ta.

Đến đây đã vượt qua được ba chặng đường của tam Hiền. Cần phân biệt tam Hiền của nhị thừa tu chứng khác với quả vị tam Hiền của Bồ tát đã hoàn tất pháp thập trụ, thập hạnh, thập hồi hươùng.

Tam Hiền của nhị thừa nhắm vô tu tự độ, lấy hạnh viễn ly làm chính và diệt được phiền não mới là Hiền. Vì vậy, từ hàng Dự lưu, tức Tu đà hoàn không bị xã hội chi phối được nhập vào dòng Thánh của nhị thừa.

Đối với Đại thừa, tính từ Bồ tát thập trụ bắt đầu bước vào Hiền vị, nhưng khác với Dự lưu ở điểm hàng Dự lưu tu thoát ly cuộc đời, ở trong cảnh giải thoát được giải thoát để bước vào dòng Thánh, thì dễ tu hơn Bồ tát. Tuy nhiên, thành quả không cao bằng Bồ tát.

Thật vậy, Bồ tát ở Hiền vị phải nhập thế mà không bị trần tục quấy rầy mới có thể bước vào dòng Thánh. Kinh Duy Ma quy định tư cách Bồ tát là : "Cư tài chi sĩ, cư gia chi sĩ, tại gia chí Phật đạo giả". Nghĩa là Bồ tátthế gian, nhưng ý nghĩviệc làm của họ giống với người xuất gia. Và Bồ tát còn hơn Thanh văn Tăng ở điểm sống trong thế tục, nhưng tâm hồn xuất gia, quả thực là cao quý. Đó là tinh thần Đại thừa rèn luyện tư chất của Bồ tát vào đời đầy sóng gió, tâm vẫn trụ vững ở đạo pháp.

Bậc Nhứt lai của Thanh văn bằng với thập hạnh của Bồ tát. Nhưng hàng Nhứt lai đi sâu vào dòng Thánh hay sâu vào nội tâm và tiến lên dòng Thánh dễ hơn Bồ tát vì càng tu, càng thoát ly cuộc đời, tâm dễ thoát tục.

Trong khi Bồ tát đi sâu vào cuộc đời, việc nhiều hơn, nhưng tâm hồn vẫn thanh thản. Họ tập sự tu lục độ, không phải chính tu. Họ thân cận Phật. Vì vậy, hàng thập trụ, thập hạnh vẫn cần phải có Phật hay Bồ tát thập thánh xuất thế để nương theo tu. Không có điểm nương tựa này, Bồ tát tam Hiền không tiến tu được. Tu tiểu thừa theo Thanh văn, không có Phật xuất thế, không có Bồ tát để nương vẫn tu được.

Có thể khẳng định Bồ tát Hiền vị bắt buộc phải nương Thánh, mới thành Hiền được. Trong lúc nương bậc Thánh, điều gì xảy ra ?

Nương theo Thánh Tăng, chúng ta thành tựu được nhiều công đức; nhưng cũng dễ bị đọa, nếu sai lầm.Theo kinh nghiệm của tôi, ai có thầy nổi tiếng dễ nhận ra ý : "Cha làm thầy, con bán sách !".

Nương thầy để làm việc cho thầy, tu bồi cội đức của mình. Nhưng dựa hơi thầy, gây khó khăn cho bạn đồng tu, làm việc lặt vặt, cuối cùng cuộc đời cũng không ra chi.

Trong chùa, thị giả là người có điều kiện nương thầy, đời sống vật chất của thị giả thường cao. Tuy nhiên, nếu chỉ lo hưởng thụ, không tu, cuộc đời dễ tiêu tan nhanh chóng. Thực tế, nhiều thầy lên được, nhưng bị như vậy lại rớt xuống. Hoặc có cư sĩ được các vị Hòa thượng tin cậy, cũng thường bắt nạt người khác, thâm lạm của Tam Bảo. Vaø các bà nấu ăn cũng vậy, được hầu những vị tôn đức, nên ít ai dám nói động đến. Ỷ thế đó, thường bắt nạt các người nấu ăn khác, cho đến gây gỗ, làm những việc tội lỗi. Về sau cũng bị đọa, đáng sợ.

Tôi thân cận caùc vị đại Hòa thượng, thấy rõ các Ngài có công đức lớn. Ba hạng người trên được phước duyên hầu cận các Ngài, nhưng vì tu sai, mới ra nông nổi như vậy. Họ không ý thức được rằng thực sự là nhờ đức hạnh của thầy,ï mới làm được việc, còn tự bản thân họ làm thì không ai chấp nhận. Cần nhớ là ta có nhân duyên làm việc và nương theo thầy, phải khiêm tốn, lo phát huy khả năng, mới tu tạo công đức của ta được.

Bản thân tôi từ ban đầu không ai biết đến. Nhờ làm thị giả cho Hòa thượng Thiện Hoa, giúp việc cho Hòa thượng Trí Thủ, Hòa thượng Thiện Hào, người ngoài mới biết tôi. Tôi luôn tâm niệm nương theo các bậc thạch trụ tòng lâm, quyết tâm phát huy taøi năng, đức hạnh, làm cho được việc. Thầy tin, giao việc thì ta làm hết lòng. Càng được việc, càng khiêm nhường, từ chối cái Ta, nhận thức rõ ta làm việc của thầy, không phải của ta.

Tôi tham gia vào hàng lãnh đạo từ lúc tuổi còn trẻ, thay thế các Hòa thượng lãnh đạo, nên khó vô cùng. Lúc ấy, tôi chủ trì buổi họp, nhưng không ngồi ghế chủ tọa, chỉ đứng một bên và truyền đạt ý của Hòa thượng lãnh đạo, thì các Hòa thượng khác dễ chấp nhận. Còn mình lãnh đạo thật thì chắc chắn bị phản đối.

Khi tôi giúp việc với Hòa thượng Thiện Hào cũng vậy, Ngài cho phép tôi phát biểu thì tôi nói với tư cách đại diện Ngài, người mới nghe, họ ít bị tự ái hơn. Và khi ý kiến được đại chúng công nhận, là ta bước sang giai đoạn mới, thay thế thầy để điều hành mọi việc.

Nhật BảnBắc Điều Thời Lại xuất thânThiền sư thay triều đình làm chính sự cứu nước, nhưng ông không soán ngôi thiên hoàng, không xưng tướng quân, cũng không xin tấn phong. Ông chỉ xưng chấp quyền, nghĩa là tạm điều hành để lo việc nước; khi tìm được người khác có khả năng lãnh đạo, ông sẵn sàng giao lại.

Thiết nghĩ hành Bồ tát đạo làm thế nào được việc, còn danh nghĩa là gì cũng được. Được người thương kính và làm được việc quá tốt, trở về chùa, ai cũng thương, thể hiện mẫu Bồ tát tam Hiền luôn luôn có đức khiêm tốn.

Đó là kinh nghieäm của tôi học về tam Hiền của kinh Hoa Nghiêm, nương vào Thánh, chúng ta thành công được một phần và khi các Ngài không làm nữa, ta đủ khả năng thay thế.

Quá trình hành Bồ tát đạo theo Hoa Nghiêm, từ sơ phát tâm tu thập tín đến hoàn tất thập hồi hướng, đạt đến thềm thang thứ 40, chấm dứt giai đoạn Hiền vị và chuẩn bị bước lên Thánh vị, tu pháp thập địa của Bồ tát.

V- BỒ TÁT THẬP ĐỊA hay thập thánhTheo Thanh văn thừa, những vị đắc tam quả : Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm được xếp vào Hiền vị và hàng Thánh là A la hán.

Theo Đại thừa thì khác hẳn, hàng tam Hiền gồm có những vị đang ở giai đoạn tu thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng. Hàng Thánh vị là chư Bồ tát đang thể nghiệm pháp thập địa ở 10 cấp bậc khác nhau.

Kinh Hoa Nghiêm quy định tam Hiền vị mới chỉ là quyến thuộc của Bồ tát hay Bồ tát tập sự làm công việc của Bồ tát, chưa đủ tư cách Bồ tát thực thụ. Họ chưa chính thức nhận trách nhiệm, phải nương theo sự chỉ đạo của hàng thập Thánh để phát triển đạo hạnh của bản thân.

Muốn hành Bồ tát đạo, trở thành Bồ tát chính thức hay hậu tâm Bồ tát, hàng tam Hiền phải viên mãn quá trình tu thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng.

Ở giai đoạn từ thập tín đến thập hồi hướng, nhờ nương Phật hay các đại Bồ tát, chúng ta thành tựu công đức một cách dễ dàng, đôi khi làm được những việc lớn, khó, vượt hơn cả khả năng của Thanh văn, Bích Chi Phật, thậm chí hơn cả Bồ tát. Nói cho dễ hiểu, kể từ khởi điểm cho đến giai đoạn tu thập hồi hướng, chúng ta chỉ là người cộng tác, chưa phải lãnh đạo. Lúc ấy, việc quan trọng là chuaån bị cho đầy đủ để khi bước lên địa vị lãnh đạo, không gặp khó khăn và chắc chắn thành công.

Tuy nhiên, khi đăng địa Bồ tát, là bước sang giai đoạn phải tự phát huy bằng sức lực, khả năng của chính mình, không nương nhờ với đạo sư nữa. Bồ tát thập địa đã có đầy đủ trí tuệ, có quần chúng ủng hộ và không còn vướng mắc các pháp, có điều kiện tự làm lấy.

1- BỒ TÁT SƠ ĐỊA - HOAN HỶ ĐỊA

Khi bước vào hàng lãnh đạo hay chuyển qua giai đoạn tu của Bồ tát thập địa, vị trí khởi đầu là Hoan hỷ địa. Kinh Hoa Nghiêm quy định Bồ tát sơ địa hiện thân làm tiểu vương, tức lãnh chúa một vùng. Công việc của họ tương đối nhỏ, chỉ lãnh đạo một nhóm người, điều hành tốt một lãnh vực nào thôi. Ví dụ như tôi chỉ chu toàn được công việc hoằng pháp là một ngành của Giáo hội, không thể đảm đương toàn bộ công việc.

Bắt đầu nhận một việc nhỏ trong việc chung của hàng lãnh đạo mới thấy cái khó của người lãnh đạo. Đơn giản như trong lớp học, chỉ làm chúng trưởng của một chúng đã có vấn đề. Ta thường cảm thấy khó chịu khi bị lãnh đạo, tìm cách chống phá; đến phiên ta lãnh đạo, ta còn tệ hơn họ. Điều hòa moät chúng nhỏ còn không xong, nói chi làm được thật tốt công tác của lớp đề ra. Bản thân không kiếm nổi cơm ăn cho cá nhân mình, nhưng ôm chí lo cho xã hội no cơm ấm áo thì chỉ là kẻ mộng du, nói chuyện của thiên hạ thì chỉ là hạng thực khách.

 Khi tôi trưởng thành, bắt tay vào công việc lãnh đạo mới nhận chân được nhiều điều khó khăn, mới thấy được các bậc cha anh mình thật tài đức. Bắt đầu viết sách, dịch kinh, mới thấy Hòa thượng Trí Tịnh quá giỏi. Đến khi làm Trưởng ban Hoằng pháp, mới phục cố Hòa thượng Thiện Hoa.

Bắt đầu làm việc, va chạm với nhiều khó khăn, nhưng lòng vẫn hoan hỷ, không nhăn nhó, không cằn nhằn, không la rầy. Bình tỉnh, sáng suốt, vui vẻ là ba đức tính mà Bồ tát Hoan hỷ địa an trụ. Tụng kinh Hoa Nghiêm, tôi luôn suy nghĩ về hạnh đức này của Bồ tát sơ địa để ứng dụng trong cuộc đời hành đạo. Dù hoàn cảnh nào cũng cố gắng đem hết khả năng hoàn tất nhiệm vụGiáo hội giao phó. Gặp việc khó, tôi luôn nhớ đức tính bình tĩnh của Hoà thượng Trí Tịnh. Đừng để người khích động, bị người chọc tức, đe dọa, mua chuộc, vẫn thản nhiên. Vì chúng ta biết rõ thiếu bình tĩnh sẽ hư việc liền. Thực tế cho thấy có người giỏi nhưng nông nổi, phạm sai lầm, tiêu cả cuộc đời. Hoặc khi cáu kỉnh, mắng nhiếc người, họ không hoan hỷ và bỏ ta; không còn ai hợp tác, ta chỉ còn nước từ chức. Nếu biết bình tĩnh, chúng ta sẽ tìm được cách tốt nhất để thuyết phục họ.

Ngoài ra, tôi học được với cố Hòa thượng Thiện Hoa đức tính hoan hỷ. Gặp người kỳ dị mấy, Ngài cũng cười. Ta không làm thì Ngài vẫn vui vẻ nói : "Thầy mệt thì cứ nghỉ, tôi làm". Nhưng để Hòa thượng làm, chúng ta chịu không nổi. Hòa thượngniềm tin sâu xađức Như Lai và đức tánh hoan hỷ của Ngài là chất keo gắn bó mọi người ngồi lại với nhau, giúp Hòa thượng lãnh đạo đươïc Phật giáo ở giai đoạn có nhiều biến động. Tuy Hòa thượng vắng bóng trên cuộc đời, những người cộng tác với Ngài vẫn nhớ thương, quý trọng.

Trên đường hành đạo, khi chúng ta đề xuất việc, người không làm, còn chống đối. Chúng ta làm sao vô hiệu hóa sự chống đối, không cho phép họ chống. Nhớ lời Phật dạy không ai có thể đổ xấu cho người tốt, chúng ta không trả đủa bằng cách đánh hay nói nặng họ. Trái lại, dùng đức tánh tốt, tài năng đức độ để xấu ác ấy không tác hại được. Ta phớt lờ, mỉm cười hoan hỷ như đức Di Lặc và chỉ nỗ lực phát huy đức tánh tốt.

Tu Bồ tát đạo, bình tĩnh kiểm lại xem số người ủng hộ hay số chống đối mạnh. Nếu người chống đông và quyến thuộc theo ta còn quá yếu là biết thời cơ chưa đến. Nếu một nửa ủng hộ, một nửa chống, mà thuộc hạng cái gì cũng chống, thì cũng chẳng đáng sợ. Chúng ta dùng tài đức thuyết phục được những người thaân cùng chung sức hợp tác, thì người chống không giúp một tay cũng chẳng sao. Ta vẫn thản nhiên, vui vẻ với kẻ chống đối, nhiều khi lại có lợi vì làm cho người tốt thương ta hơn. Tôi từng kinh nghiệm điều này, có người chống thì tự nhiên có người tốt bảo vệ. Quan trọng làm sao tranh thủ được Như Lai, Bồ tát ủng hộ thì tà ma ngoại đạo không chống phá được, hay càng bị chống phá, chúng ta càng được các Ngài hộ niệm nhiều. Ngoài ra, đối với hạng không chống không theo, ta nên tranh thủ.

Như vậy, ra làm việc có đụng chạm, mới có cơ hội sửa đổi thái độ, lời nói, dần dần chúng ta mới tốt. Phải bắt đầu tập thực hành việc nhỏ và hoàn thành được, sau lần bước đi lên; nếu chê hay cãi nhau, rồi giận, bỏ không làm thì sự nghiệp đến đây cũng chấm dứt. Gặp những người như vậy, chúng ta cứ để họ đứng bên lề, một lúc cảm thấy buồn, họ cũng nhập cuộc với ta.

Tu hành trong cuộc đời này, chúng ta luôn gặp ba thế lực nói trên. Làm thế nào điều hòa, phát triển được người ủng hộ, chúng ta sẽ thành công. Bồ tát sơ địa tu chính yếu là phát triển công việc ấy. Với tư cách lãnh đạo một nhóm nhỏ, ý thức được rằng tồn tại của ta là tương quan tương duyên với người, cố mở rộng tương quan đó cho tốt đẹp.

 Bước vào dòng Thánh, Bồ tát sơ địa có tên là Hoan hỷ địa. Ở vị trí này, làm Thánh đầu tiên, tuy chưa tu tạo được nhiều công đức, nhưng tối thiểu phải giữ được tâm hoan hỷ trong mọi tình huống. Thiết nghĩ tâm hoan hỷ là sợi dây thân ái liên kết chặt chẽ mọi người. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thấy nhiều Thầy học giỏi, nhưng kiêu ngaïo, không ai dám gần, trở thành cô độc. Có thầy không giỏi nhưng luôn hoan hỷ cũng kết hợp được người và làm được việc.

Bắt đầu dấn thân, phải luyện cho được tâm hoan hỷ; nếu không sẽ khó thành công. Đó cũng là lời nhắc nhở của Bồ tát Phổ Hiền với chúng ta : " Đối với tôi lòng luôn hoan hỷ". Hoan hỷ đối với bạn đồng học, đồng tu và tất cả chúng sanh.

Nói thì dễ, nhưng thành tựu được tâm này khó vô cùng. 38 tuổi, giữ chức vụ Tổng vụ trưởng Thanh niên vào giai đoạn nhiều bất an, khó khăn, tôi đăm chiêu đến độ ai cũng sợ, không dám gần. Nhưng trì kinh Hoa Nghiêm, tôi nhận ra ý sâu xa của Phổ Hiền dạy, lập hạnh này, đổi tâm một chút thì hoàn caûnh khác liền. Đổi từ tâm cố chấp, người không dám gần, thành mở rộng lòng, dung người, khiến người thương mến, thích thân cận. Tôi quan sát bề trong từng người, phát hiện được đức tánh tốt của họ, nên dễ sanh tâm hoan hỷ. Nhà thơ Trụ Vũ sau 30 năm gặp lại thấy tôi hoàn toàn thay đổi, anh đã cảm tác bài thơ :

Vào tâm hoan hỷ địaThể hiện nụ cười thơTrí Quảng Thiền sư độBa ngàn giọt lệ khô.

bước đầu của thập địa, Bồ tát sơ địa tu thập ba la mậttứ nhiếp pháp. Thập ba la mật gồm có : Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, phương tiện, nguyện, lực và trí. Trong pháp thập độ, Bồ tát lấy bố thí làm pháp hành chính yếu, 9 pháp còn lại thì tùy duyên mà làm. Trong tứ nhiếp pháp : Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, sơ địa Bồ tát cũng hành sử bố thípháp chính; vì giai đoạn này cần tranh thủ nhân tâm, hành bố thí rất có lợi cho Bồ tát đạt muïc tiêu này.

Ý thức được lợi ích của bố thí theo Bồ tát sơ địa, tôi rất cân nhắc trong việc thể nghiệm pháp tu này. Khi bố thí, tôi thường nhắm đến tìm pháp lữ đồng hành, tìm người đồng hạnh, đồng nguyện, vì thiếu quyến thuộc, chúng ta không làm được. Tìm xem ai có căn tánh Đại thừa để ta kết làm bạn tu, bất luận giàu nghèo, lớn nhỏ, họ cần ta và ta cần họ, ta giúp họ và họ hợp tác với ta, cả hai bên đều chung sức với nhau hết tình. Không được như vậy, khó làm nên đạo nghiệp.

Hành bố thí để phát triển, càng bố thí, quyến thuộc của chúng ta càng đông, càng giàu mạnh, đạo lực của chúng ta càng tăng trưởng. Trên đường hành đạo, tôi luôn theo dõi thaønh quả của việc bố thí, nếu thấy quyến thuộc tôi giàu thêm, tốt thêm, khoẻ thêm, thì biết mình tu đúng pháp của Bồ tát. Vì chúng ta đang tập đóng vai tương tự như tiểu vương lãnh đạo một nhóm nhỏ, phải làm thế nào phát triển được nhóm quyến thuộc này và lấy đó làm nền tảng.

Trong 10 pháp ba la mật, song song với việc hành pháp bố thí, Bồ tát tu 9 pháp còn lại làm trợ hạnh. Ví dụ vừa bố thí vừa trì giới để trở thành người đức hạnh. Theo Hoa Nghiêm, Bồ tát trì giới lấy thập thiện làm chuẩn, giữ cho ba nghiệp thân khẩu ý thanh tịnh, không phải thu hẹp trong giới điều của Tỳ kheo.

Tôi thấy nhiều người tốt lo bố thí, nhưng không tu trì giới, ba nghiệp không thanh tịnh. Lúc ấy người theo ta, tin ta, nhưng vì lời nói sai lầm, mất giá trị, người sẽ bỏ ta. Cần nhớ rằng khi phát triển hạnh bố thí, quyến thuộc chúng ta nhiều và họ càng gần gũi thì càng để ý đến ta; nếu phạm lỗi laàm, người không còn mến phục nữa. Hành bố thí đi kèm với trì giới, ráng giữ thân khẩu ý trong sạch, nhất là ý rất quan trọng. Hành đạo ở nơi nào, quan sát khả năng người để giúp đỡ họ đi lên, họ sẽ gần gũi chúng ta; như vậy đã thực hiện được ý niệm trong sạch trong việc hành bố thí.

Hạnh nhẫn nhục đi kèm với hạnh bố thí, luôn bình tĩnh chấp nhận việc không hay đổ lên cho ta. Chẳng hạn giúp người, lại bị họ chống ta. Ta nhẫn nhục đến khi họ hiểu được thì sẽ trở thành người hỗ trợ đắc lực nhất. Tu Đại thừa, nhẫn nhục của Bồ tát phải mang lại kết quả lợi ích trong tương lai.

Trợ hạnh tinh tấn giúp ta thấy việc đáng làm thì làm, không do dự. Trợ hạnh thiền định giúp ta luôn giữ tâm sáng suốt, v.v... Nói chung, 9 pháp khác trong thập độ thì tùy lúc, tùy người mà làm khác nhau, nhưng cũng chỉ nhằm hỗ trợ cho ta tiến tu hoàn mãn pháp bố thí, gọi là đàn ba la mật gồm : taøi thí, pháp thívô úy thí.

Muốn bố thí tất nhiên phải có của cải, làm sao cho người hợp tác với ta có cơm ăn áo mặc. Ta xây dựng họ và cả gia đình họ cùng được hưởng sung túc, dứt khoát từng bước đi lên, không để họ thụt lùi. Vì vậy, Bồ tát càng bố thí càng có nhiều quyến thuộcthế lực. Nếu không bố thí đúng pháp, không kết hợp với trì giới, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ...., giúp người mà lòng chúng ta như thế nào đó và taâm của người nhận thế nào mà kết cuộc họ trở thành kẻ ăn hại suốt đời, thậm chí tệ hơn nữa là ta không còn của để cho và họ sẽ thù ghét ta.

Pháp thí không có nghĩa là giảng kinh, vì giảng mà người không sử dụng được, cũng không ích lợi. Pháp là chân lý, tức nguyên tắc sống đẹp nhất trên cuộc đời, thí pháp rất quan trọng.

Người đến với tôi, tôi thường suy nghĩ nên giúp họ lời khuyên nào để có thể chuyển hoá cuộc sống họ tốt đẹp. Thực tế thường thấy người nghe pháp, sống được với pháp, họ rất an vui, sanh được công đức. Những người ở Mỹ đọc sách của tôi, họ đồng cảm. Đến thăm tôi, họ cho biết nhờ an trụ những lời chỉ dạy trong sách, họ nhaän được nhiều điều mầu nhiệm trong cuộc sống.

Thiết nghĩ, trước nhất chúng ta chỉ họ cách sốngthế gianý nghĩa và cao hơn mới dạy pháp xuất thế, ra khỏi sanh tử luân hồi, thành Phật. Sống an vui, chết giải thoát; được như vậy chắc chắn họ phải gắn bó cuộc đời với ta, theo ta mà không an lành thì ai theo làm gì.

Tôi tâm niệm rằng không làm cho người tốt được thì thôi, không thể làm cho họ xấu đi. Tôi thường thấy các thầy lãnh đaïo chỉ nghĩ được việc mình, những người tin mình, thương mình, thì xúi họ làm kẻ lót đường, thành thân tàn ma dại. Cổ nhân cũng nói : "Nhứt tướng công thành vạn cốt khô". Đức Phật của chúng ta không bao giờ như vậy, Ngài hiện hữu trên cuộc đời vì lợi ích cho chư thiênloài người. Ngài sẵn sàng hy sinh để cứu người, không để người chết vì mình.

Ngoài ra, Bồ tát sơ địa thể hiện hạnh vô úy thí, ai gần Bồ tát phải cảm nhận được an lành. Tôi tu suy nghĩ pháp này nhiều. Muốn làm cho người yên, phải tự mình yên trước. Luyện cho được sức bình tỉnh vì không bình tỉnh, cuộc đời còn bi đát hơn. Ta che chở được người, có khả năng làm cho người an ổn, hay chỉ cần có ta là họ yên tâm. Sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần để bảo vệ ta và người rất quan trọng. Vì người đông, nhưng thiếu lãnh tụ, chẳng khác gì bầy cừu khờ dại, họ tha hồ giết. Nhưng nếu ta sử dụng được sức lực tổng hơïp của nhiều người, có thể chống trả được.

Giúp người được như vậy rồi, Bồ tát cho họ biết rằng họ phải tự phấn đấu để mai kia không còn thầy, họ vẫn sống tốt đẹp. Và đúng như vậy, nhờ Bồ tát giúp đỡ, xây dựng, trong tương lai họ cũng có khả năng tự sốngï an lành.

Thành tựu ba pháp tài thí, pháp thívô úy thí, người theo học với Bồ tát được no cơm ấm áo, sống cuộc đờiý nghĩa, lợi lạc, bình ổn. Làm được việc khó ấy mà lòng Bồ tát lúc nào cũng hoan hỷ, không dám xem thường người, không hãnh diện, tâm vẫn thanh thản, tự tại, mới được gọi là Bồ tát Hoan hỷ địa. Phàm phu thì không giống như vậy, lòng họ tràn đầy phiền não, càng bố thí càng ngạo mạn khinh đời. Hoặc cho rồi đòi hỏi người biết ơn, đền ơn, không làm theo ý họ thì buồn giận, phiền trách.

Để tránh những sai lầm trên, trong lúc hành Bồ tát đạo, kinh Hoa Nghiêm dạy phải kiểm tra xem chúng ta thực hành có đúng với pháp thập nhị nhân duyên hay không, có lạc ra ngoài tứ niệm xứbát chánh đạo hay không. Nếu lạc ra ngoài các pháp này là rớt vào tà đạo. Đừng quên niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng, đừng quên 37 trợ đạo phẩm, đừng quên pháp quán nhân duyên. Quên những pháp này, chúng ta sẽ bị vui buồn vinh nhục tác động dẫn chúng ta đi mất hút vào sanh tử.

Hành bố thí mà quán được pháp nhân duyên sanh diệt mới có thể trụ được pháp Không, mới giải toả được phiền não của nhân gian và trụ ở ngôi vị sơ địa. Chúng ta nhận thấy một số người hành Bồ tát đạo, bố thí một ít lâu thì bị thế tục hoá. Bước đầu họ phát tâm bồ đề rất tốt, khoảng thời gian sau, thường nổi sân si, chỉ vì đã rời niệm Phật, pháp, Tăng và các pháp nói trên.

Viên mãn được công hạnh của Hoan hỷ địa, Bồ tát sơ địa từ vị trí tiểu vương bước sang việc làm khó hơn của Chuyển luân Thánh vương ở nhị địa là Ly cấu địa.

2- BỒ TÁT NHỊ ĐỊA -LY CẤU ĐỊA

Theo kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy tu 10 pháp ba la mật tương ưng với thập địa Bồ tát. Từ sơ địa tức Hoan hỷ địa, Bồ tát thành tựu chánh hạnhbố thí, được mọi người quý mếnBồ tát hoan hỷ với người. Ở vị trí này, Bồ tát thường làm Hộ quốc nhân vương, giữ gìn bờ cõi thái bình, được dân chúng yêu quý. Các vua đời Trần ở nước ta thể hiện được tư cách của sơ địa Bồ tát. Thật vậy, họ được dân quý và họ thương dân, đặc biệt là thường hướng về việc tu hành, dìu dắt người tu.

Thành tựu được công đức của sơ địa, Bồ tát và người nhìn nhau trong niềm hoan hỷ. Tuy nhiên, phải làm thế nào để tình thương này mỗi ngày gắn bó hơn, rộng lớn hơn từ kiếp này sang kiếp khác, mới đi đúng lộ trình Bồ tát đạo. Vì hành đạo theo Hoa Nghiêm, sự tương quan mật thiết, lâu dài giữa ta và người hay nói chung, giữa ta và các loài rất cần thiết. Nếu không theo đúng đạo lý Phật dạy, không phải là Bồ tát, vì sống chung lâu ngày, chúng ta thấy rõ khuyết tật của nhau, tình thương sẽ giảm dần theo thời gian cho đến chẳng còn thương nhau được, thậm chí thù ghét nhau.

Muốn giữ được tình thương bền lâu, không có cách nào hơn là chúng ta phải tự tốt, phải hạn chế tối đa các khuyết điểm. Cũng vậy, muốn lên đệ nhị địa, phải tịnh hoá thân tâm, tức trì giới thanh tịnh. Trì giới của Bồ tát khác với Thanh văn theo chủ nghĩa giới điều. Giới của Bồ tát tu nhằm diệt sạch ba nghiệp thân, khẩu, ý, không phải chỉ tính trên giới điều.

Làm thế nào để ba nghiệp được thanh tịnh, vì Phật dạy người có nghiệp không thể nào độ chúng sanh được. Trước nhất, không có hảo tướng, khó có thể hành Bồ tát đạo. Tu hành, hiện ra thân tướng được người thương, quý mến và muốn gần gũi, đó là thân giới của Bồ tát.

 Muốn có thân mạnh khoẻ, xinh đẹp, dễ thương, điều căn bản đầu tiên là phải hạn chế tối đa việc sát sanh, dù cho loài vật nhỏ nhất cũng không sát hại; vì biết rằng nghiệp sát sẽ tạo cho chúng ta thân thể yếu đuối, bệnh tật hay chết yểu.

 Kế đến, cần hạn chế dâm dục cho đến đoạn dục để giữ cho con người trong sạch. Càng đam mê tửu sắc, người càng xấu và hôi dơ. Điều thứ ba là tuyệt đối không trộm cắp.

 Vi phạm ba điều này, sẽ rơi vào ba đường ác. Nếu đạt đến vị trí Hộ quốc nhân vương mà còn muốn tóm thu của người hay còn muốn bắt phái nữ làm của riêng, thì không thể giữ được tư cách thánh thiện của vua hộ quốc và phải bị đoạ. Từ Hộ quốc nhân vương muốn tiến lên vị trí cao hơn phải tịnh hoá thân, nhất là tịnh hoá từ bên trong, tự mình hạn chế ba nghiệp, đó là trì giới theo tinh thần Hoa Nghiêm.

Ngoài ra, tiến tu khẩu nghiệp, đối với người hành Bồ tát đạo, điều gì nằm trong tầm tay, có khả năng làm được mới hứa. Và xa hơn nữa, Phật dạy chúng ta nên nói tốt cho nhau hơn là nói xấu. Người đời thường tìm lỗi người khác để nói và che dấu lỗi mình. Theo kinh nghiệm tôi, không nói lỗi của người thì được hưởng quả báo khi ta lỡ phạm sai lầm, cũng có người che chở ta, vì không ai hoàn toàn không lỗi. Chúng ta hạn chế lời ác, ý ác, không nói đòn sóc, nói lời hoà hợp, khiến người thích gần gũi, theo ta; chuyển đổi từ thế giới bươi móc sang thế giới bảo vệ, xây dựng nhau. Và sau cùng, tu sao cho giọng nói nghe êm tai mát lòng, việc chúng ta dễ thành công. Thực tế, có người mở lời cầu thỉnh điều gì mà chúng ta không thể nào từ chối họ được; nhưng trái lại có người vừa mở giọng là bị từ chối liền. Đó là điều cần suy nghĩ trên bước đường tu để rèn luyện khẩu nghiệp theo Phật dạy.

Thanh tịnh hoá thân, khẩu, ý, nhưng chúng ta biết rõ thân và khẩu lệ thuộc vào ý. Trên căn bản ấy, tu Bồ tát đạo nhắm vô điều chỉnh động cơ thúc đẩy bên trong, tức nội tâm là chính. Từ nội tâm phát triển ra ngoài hình dáng, lời nói, việc làm đều tốt. Tuy nhiên, khi trong lòng họ thánh thiện, thì duø bên ngoài không tốt chúng ta cũng cảm thấy họ trong sạch. Ví dụ, tôi thấy người có giọng nói không hay, nhưng đời này nhờ trì kinh, tâm họ tốt, chúng ta cũng có cảm tình với họ được. Trái lại, người có giọng ngọt ngào dễ thương, nhưng đời này khởi nhiều niệm ác hàm chứa trong tâm, khiến chúng ta phải sợ, e dè.

Trong phần ý nghiệp : Tham, sân, si, tham đóng vai trò chủ yếu. Tổ Quy Sơn dạy rằng chúng ta bị lệ thuộc vật chất, quyền lợi, bị nó sai khiếnchúng ta tham ưa nó. Tu Bồ tát đạo, đoạn lòng tham, chúng ta không bực tức, không mê muội. Giai đoạn đầu, tập bỏ, không ham những gì không thể vói tới, chỉ ham những gì nắm bắt được. Nhưng tiến lên, luyện lần đến mức không quan tâm những gì ta sở hữu, cho đến mạng sống cũng không ham, đạt đến vô tham hoàn toàn mới thực sự giải thoát. Được vậy, quỷ thần còn không chi phối được chúng ta, huống chi là nhân gian.

Bồ tát nhị địa còn có tên Ly Cấu địa vì làm nhiều việc công đức mà lòng không bợn nhơ, bỏ lại phía sau quyền lợi thế gian, bỏ những vọng tình mê chấp, hơn thua tầm thường, mới trụ ở Thánh vị. Phàm phu lặn hụp trong sanh tử hưởng oâ uế, Thánh nhân thì thoát ly xấu ác đến mức hoàn toàn trong sạch, được Phật ấn chứng thành quả tu hành ấy, không phải Phật cho.

Bồ tát Ly Cấu địa chuyên tu trì giới. Bắt đầu giữ ngũ giới tiến tu lần lên đoạn dứt ba nghiệp tham, sân, si trong cuộc sống cho đến tâm hoàn toàn thanh tịnh. Kế đến Bồ tát tu tam tụ tịnh giới. Đối với Bồ tát, tam tụ tịnh giới : nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giớinhiêu ích hữu tình giới, nghĩa là soáng trên cuộc đời, luôn luôn làm việc tốt, là mô phạm cho người. Bồ tát hành đạo hoàn toàn vì lợi ích cho chúng sanh, không có quyền lợi riêng nào cho bản thân.

Bồ tát tu nhiếp luật nghi giới không rời niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Đối tượng của Bồ tát là Phật, Pháp, Tăng. Đức Phật sống và suy nghĩ về chúng sanh như thế nào, Bồ tát cũng làm giống vậy. Chánh pháp luôn thể hiện trong cuộc sống của Bồ tát, nên tâm lúc nào cũng thanh tịnh, hoà hợp, an vui, không bao giờ tranh cãi, hơn thua. Đời sống của Bồ tát được hình thành đầy đủ Phật, chánh pháp và nét giải thoát của Thánh Tăng, đưa Bồ tát lên bậc Thánh, tức từ tiểu vương lên Chuyển luân Thánh vương.

Thánh nhân luôn luôn làm gương sáng cho đời, người đời thấy Tam Bảo trong cuộc sống của Thánh vương nên quý trọngï và tự nguyện làm theo, không cần bắt buộc. Bồ tát làm Thánh vương thì người nghe tên, nhìn hình tươùng, phát tâm quy ngưỡng. Họ không làm gì, nhưng dưới trướng đầy đủ bốn binh chủng, người tài giỏi đều đầu phục khiến cho thiên hạ phải sợ, nên không cần đánh.

Ngoài ra, Bồ tát Ly Cấu địa nhiếp luật nghi giới an trụ quả vị A la hán, Bích Chi Phật. Dù đóng vai nào trên cuộc đời, họ cũng giữ vững tư cách của bậc xuất trần thượng sĩ "Cư tài chi sĩ, cư gia chi sĩ, tại gia chí Phật đạo giả". Đó là hình ảnh Bồ tát đóng vai Chuyển luân Thánh vương không xuất gia, nhưng tâm thanh thản như bậc chân tu, làm tất cả việc đời mà không nhiễm bụi trần. Trong đạo, vị trí của họ hơn người xuất gia vì đóng góp nhiều lợi ích cho đời vẫn không rời giải thoát và họ hơn người đời vì không vướng mắc lợi danh phiền não.

Chỉ có Bồ tát đệ nhị địa mới làm được Chuyển luân Thánh vương. Sanh trên cuộc đời, sống trong tình huống nào, họ cũng là Chuyển luân Thánh vương. Trên bước đường tu, chúng ta thấy rõ người thật giỏi, tốt thì làm việc nhỏ, họ vẫn được kính trọng. Bồ tát có khả năng làm Chuyển luân Thánh vương nhưng đóng vai nhỏ hơn, thì càng dễ cho họ. Chúng ta nên biết không phải sanh ra họ làm Chuyển luân Thánh vương ngay. Dù sanh vào gia đình nghèo ở nơi biên địa hạ tiện, từng bước khắc phục hoàn cảnh khó, một thời gian sau họ cũng thành lãnh tụ. Vì họ thông minh nhất, tài giỏi nhất, giàu nhất, khoẻ nhất, nên ở hoàn cảnh nào, nhất định cũng là Chuyển luân Thánh vương.

Riêng tôi, ý thức sâu sắc điểm này, thường an phận với vị trí của mình, không tham vọng, nhưng có khả năng thì từ từ người phát hiện và đưa lên. Mới ra trường, Hoà thượng Thiện Hoa chỉ định tôi đến giảng kinh ở Bà Rá, Xuân Lộc hay những vùng xa xôi, nghèo khổ. Bước đầu tất yếu phải như vậy, nhưng khi giảng được thì trở về thuyết pháp ở các giảng đường lớn của thành phố, dần dần thăng hoa đạo nghiệp. Vị trí chúng ta ở đâu thì nhất định sẽ tới đó.

Bồ tát nhị địa tu tam tụ tịnh giới, lấy việc lợi ích cho người làm chính và trong Tứ nhiếp pháp, thường dùng ái ngữ, vì có ngôn ngữ khó nghe thì không thể giữ lâu vị trí Chuyển luân Thánh vương. Bồ tát Ly Cấu địa đã sạch phiền não, ái ngữ phát xuất từ chân tình, từ lòng thương muốn làm lợi ích chúng sanh.

3- BỒ TÁT ĐỆ TAM ĐỊA : PHÁT QUANG ĐỊA

Từ vị trí Chuyển luân Thánh vương ở đệ nhị địa có khả năng lãnh đạo tất cả nước, nhưng Bồ tát không thỏa mãn với địa vị cao tột này của nhân gian. Dùng thành quả ấy để Bồ tát tiến tu lên quả vị cao hơn, tức từ đệ nhị địa là Ly Cấu địa thâm nhập vào địa thứ ba, Phát quang địa. Vì không màng đến quyền lợi thế gian, hướng tâm đi xa hơn, nên dập tắt tất cả ý niệm trần gian, từ cuối đường hầm sanh tử loé lên tia sáng mở đường cho Bồ tát đi ra.

Nhờ đã hoàn tất thập thiện nghiệp đạo ở giai đoạn Ly Cấu địa, rèn luyện được thân khẩu ý nghiệp thanh tịnh, thân tâm hoàn toàn bình yên. Bấy giờ, xả báo thân, Bồ tát hướng lên thiên thượng, thế giới gần chúng ta nhất là cõi Trời Đao Lợi. Đế Thích Thiên vương đạt đến địa vị làm vua Trời Đao Lợi, nhưng hưởng hết phước rồi cũng đoạ. Riêng Bồ tát đệ tam địa vào cõi Trời Đao Lợi không phải bằng tham vọng, vì đã thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý, thường sống trong Diệu Pháp đường, suy nghĩ về pháp, nên thăng hoa, không bị đọa lạc. Bồ tát Phát Quang địa tu pháp nhẫn nhục, thành tựu được chúng sanh nhẫn, pháp nhẫn và đại nhẫn. Nghĩa là người trên cuộc đời muốn gì, Bồ tát sẵn sàng nhường cho họ. Các loài chúng sanh không có khả năng tác hại Bồ tát. Tuy vượt hơn mọi loài về trí tuệ, đạo đức, nhưng Bồ tát nhẫn nhịn để làm lợi ích cho chúng sanh. Bồ tát không bị chúng sanhhoàn cảnh chi phối, đứng ngoài mọi tranh chaáp, đồng thời dùng pháp lợi hành trong tứ nhiếp pháp để giáo hóa.

Ở giai đoạn tu nhị địa, làm Chuyển luân Thánh vương chỉ điều hành được loài người. Nhưng nay, làm Trời Đế Thích, Bồ tát Phát Quang địa phải chi phối được tất cả chúng sanh : noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hoá sanh.

chi phối được toàn bộ các loài, trên căn bản ấy, Bồ tát nhẫn khác hẵn nhẫn nhục của Thanh văn. Thanh văn nhẫn bằng cách chịu đựng, rụt cổ lại trước những gì chúng sanh đổ lên. Trái lại, Bồ táttrí tuệ, thấy rõ để cho họ đổ ô uế có lợi hay giết họ có lợi. Bồ tát suy nghĩ ứng xử cách nào lợi lạc cho người trong hiện tại và tương lai. Nếu nhịn để ta đau khổ và họ tham lam hơn thì lợi ích gì.

4- BỒ TÁTĐỆ TỨ ĐỊA : DIỆM HUỆ ĐỊA

Đạt được nhẫn nhục ba la mật, từ đó tiến lên đệ tứ địa, Diệm Huệ địa ở cõi Dạ Ma Thiên. Bồ tát lấy hạnh tinh tấnđồng sự làm chính. Muốn dìu dắt người, vào đơøi độ sanh, Bồ tát phải sống chung với họ. Vì có kiến thức cao tột ở cõi Trời Dạ Masinh hoạt với người thường, Bồ tát thành công dễ dàng. Đối với việc bình thường, Bồ tát không cần nhọc công, với việc khó mà ngươøi không kham nổi, Bồ tát cũng hoàn tất. Bồ tát lập hạnh mang lợi lạc cho người, không biết mệt mỏi : Thừa sự thập phương chư Phật vô hữu bì lao.


5- BỒ TÁT ĐỆ NGŨ ĐỊA : NAN THẮNG ĐỊA 

Với trí tuệ đã phát sanh ở Diệm Huệ địa, Bồ tát tiến tu thiền định ở đệ ngũ địa là Nan Thắng địa, nên không rớt vô tà định. Bồ tát đã từ bỏ quyền uy cao nhất của vua cõi Trời Dạ Ma để thâm nhập giáo nghĩa Phật dạy và đi sâu vào thiền định, thấy cuộc đời sáng lên, không phải thiền định để thành than nguội cũi mục, không biết gì.

Từ Diệm Huệ địa, Bồ tát thâm nhập Phật pháp, vào thiền định, tức từ cảnh giới bên ngoài vào cảnh giới bên trong là Đâu Suất Đà Thiên của Di Lặc. Nếu chúng ta không có trí tuệ vào tà định thì gặp thiên ma. Phải ngang qua cung Trời Đâu Suất, gặp Di Lặc, học tình cảm của tất cả loài, biết chúng nghĩ gì và vào thiền định; tùy theo điều gì hiện ra, Bồ tát hóa giải điều đó.

Hoà thượng Trí Tịnh nhắc nhở tôi, khi sống trong thiền định sẽ có trực giác; rời định, chúng ta sống với vọng thức, tính toán thường gặp rắc rối. Sống trong thiền định, có trực giác, thấy việc biết ngay tốt xaáu, vì lòng chúng ta yên tỉnh như gương, cái gì hiện lên, chúng ta biết rõ, đúng được 80%, không cần suy nghĩ; còn suy nghĩ kỹ cũng chỉ biết đúng 50%. Tôi thử áp dụng điều Hoà thượng dạy trong cuộc sống. Thấy rõ những gì tôi suy nghĩ cân nhắc rồi làm thì ít đạt kết quả. Việc không suy nghĩ mà làm lại chính xác.

Bồ tát Nan Thắng địa hơn người ở điểm người moi óc tính toán vẫn không giải được bài toán đời, Bồ tát không cần suy nghĩ mà biết roõ. Bồ tát đạt được định thứ nhất kiểm tra được thân, định thứ hai, kiểm tra phiền não và định thứ ba để có trực giác.

Bồ tát thâm nhập thiền định, việc làm trở thành phi thường; vì pháp hành của Bồ tát diễn ra trong tâm, người thường không thể hiểu được, nên gọi là Nan Thắng địa. Điển hình như các Tổ đắc định, ngồi yênthú dữ kéo đến để thọ nhận sự giáo hoá.

6- BỒ TÁT ĐỆ LỤC ĐỊA : HIỆN TIỀN ĐỊA

Trải qua năm chặng đường hành Bồ tát đạo, hoàn tất được 5 pháp ba la mật : Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, giúp Bồ tát bước qua địa thứ sáu, chứng Bát Nhã ba la mật, tức trí tuệ của Bồ tát Hiện Tiền địa. Ở vị trí này, Bồ tát thường làm vua cõi Trời Tha Hóa Tự Tại và có trí tuệ siêu tuyệt, thấy biết chính xác tam thiên đại thiên thế giới như thấy vật để trên bàn tay.

Kinh Bát Nhã chấm dứt ở đỉnh cao là trí tuệ ba la mật. Nhưng theo tinh thần Hoa Nghiêm, không kết thúc ở điểm này, vì từ chơn không của Bát Nhã phát sinh diệu hữu. Vì vậy, kinh Hoa Nghiêm triển khai thêm 4 pháp ba la mật : phương tiện, nguyện, lực, trí, là 4 pháp hành sau cùng của Bồ tát để hoàn tất Bồ tát đạo.

7- BỒ TÁT ĐỆ THẤT ĐỊA : VIỄN HÀNH ĐỊA

Từ các giai đoạn tu trước kia cho đến bước sang đệ thất địa, tuy làm nhiều, nhưng kết quả ít vì hiểu biết chưa rốt ráo, nhận định còn sai lầm, còn ở trong sanh tử.

Thật vậy, maëc dù tu đến đệ lục địa, chứng được Bát nhã ba la mật, thấy đúng, nhưng vẫn thiếu hậu đẳng trí, nghĩa là mới có hiểu biết về lý thuyết, chưa có kinh nghiệm, mà kinh nghiệm hay thực tế cuộc sống thì không giống như lý thuyết.

Lúc đó, Bồ tát mới biết phước đức còn kém, tức thiếu phương tiện. Ví dụ, nếu khôngsức khỏe thì tu đắc đạo rồi, xác thân theo đó cũng bị hư hoại. Hoặc người giỏi, có trí, nhưng không được mọi người chấp nhận, vì phước tướng không có. Hành Bồ tát đạo đòi hỏi phải có hảo tướng, bề ngoài xấu xí, khó thuyết phục được người. Trên bước đường tu, tuy lấy trí tuệ làm chính, nhưng đừng hủy hoại thân thể.

Sức khỏengoại hình có thể coi là phương tiện làm đạo của Bồ tát. Đức Phật cũng mang thân ngũ uẩn như chúng ta. Tuy nhiên, người nhìn thấy 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Ngài là họ phát tâm bồ đề. Còn ta cũng nói giống Phật, nhưng người không nghe, vì không có tướng phước.

Ở đệ thất địa, Bồ tát tu phương tiện. Nay được phương tiện này, ngày mai thấy việc người thành tựu, nhưng Bồ tát chưa làm được, thì phải tu nữa để có phương tiện đó. Khi nào đầy đủ phương tiện, làm gì cũng xuất sắc là đã đạt phương tiện ba la mật.

Phương tiện có thể hiểu theo thực tế, trước tiênsức khỏe. Tu phương tiện này, tức điều chỉnh thân thành khỏe mạnh, oai nghi, đổi thân nghiệp ác thành thân phước đức. Vì không có sức khỏe, không làm được gì; sức khỏephương tiện căn bản cần có của Bồ tát.

Phương tiện thứ hai theo Kim Cang Tạng Bồ tát là những gì chúng sanh cần, Bồ tát đều biết rõ và đáp ứng được. Kinh thường diễn tảBồ tát hành đạo tùy phương tùy tiện, hay tùy không gianthời gianthỏa mãn yêu cầu của mọi người. Cho đến khắp pháp giới, chỗ nào, người nào, lúc nào, Bồ tát cũng làm được, thỏa mãn trọn vẹn sự cần thiết của mọi người, là thành tựu phương tiện ba la mật.

Kế đến, Bồ tát sử dụng ngũ minh làm phương tiện để dẫn dắt chúng sanh vào đạo. Đến đâu truyền đạo, điều tất yếu là phải thông suốt văn tự, ngôn ngữ nơi đó mới có thể truyền đạt tư tưởng, chỉ dạy người. Ngoài ra, để giáo hóa chúng sanh được phổ cập, Bồ tát phải hiểu biết về kỹ thuật, thuốc men, lý luận họcPhật học.

Thực tế cho thấy rõ các nhà sư Tây Tạng rèn luyeän được sức khỏe vượt hơn người thường và có trình độ khoa học, ngoại ngữ, nên đã hướng dẫn được người Tây phương, đáp ứng được yêu cầu về tâm linh của họ trong thời hiện đại. Thật vậy, người Tây phương rất thích Thiền học của Phật giáoLạt Ma giáo mà người thường không thể đáp ứng được. Còn phương tiện của chúng ta chỉ giới hạn, không thông thạo ngôn ngữ cũng như không giải đáp được bế tắc của người, tất nhiên không thể giáo hóa.

Ngoài việc thông thạo ngôn ngữ của Tây phương, các sư còn có sức thuyết phục của nhà tôn giáo. Đó là điều cốt lõi của người tu. Chúng ta thấy các giảng sư bình thường, nhưng họ hơn người ở sức thuyết phụcnăng lực giáo hóa. Kinh Hoa Nghiêm gọi đó là phương tiện.

Theo Hoa Nghiêm, Bồ tát đệ thất địa đạt phương tiện ba la mật, giải quyết trọn vẹn yêu cầu của chúng sanh, trở thành Tha Hóa Tự Tại Thiên vương, đến đâu, gặp ai cũng giáo hóa được. Chúng ta chưa đến vị trí này, nay người nghe ta, nhưng mai họ lại không nghe, vì điều ta nói đã thành lỗi thời.

Tuy nhiên, ở địa vị Tha Hóa Tự Tại Thiên vương vẫn còn trong tứ sanh lục đạo. Nếu đến đây mà thiếu niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng và tự mãn là vẫn rớt xuống, tức còn thối chuyển. Trên bước đường tu, chúng ta gặp những việc tầm thường, xấu xa, nếu được Phật lực gia bị, chúng ta nghĩ phải còn cái gì cao thượng hơn. Có cảm nhận như vậy, chúng ta mới tu được, bằng không khó ở lâu trong đạo.

Riêng bản thân tôi, không bằng lòng chúng hội, nhưng thường nghĩ còn gì đó cao hơn chưa thấy, minh sư chưa gặp, nên vẫn nuôi ý chí cầu tiến.

Coù thể nói, đạt đến đệ thất địaphương tiện ba la mật, nhưng nếu không được Phật lực gia bị, không thể lên tiếp. Tiếp nhận được Phật lực, Bồ tát tiến tu đệ bát địa, được Phật ví như giữa hành tinh này và hành tinh khác, ở khoảng giữa có chơn không. Thiết nghĩthời kỳ còn lạc hậu, mà đức Phật đã nghĩ ra điều này quả thật là quá siêu đẳng.Ngày nay, chúng ta dễ hình dung ý Phật dạy. Chúng ta đều biết giữa trái đất và mặt trăng có khoảng trống là chơn không. Vượt được khoảng không này mới qua được mặt trăng.

Người tu đến đệ thất địa tưởng đến đây là chấm dứt, nhưng Phật dạy, bên kia chơn không còn có cái thật mầu nhiệm của Phật, Bồ tát. Chưa qua được khoảng chơn không này, dù đứng trên thiên hạ, có đủ phương tiện, Bồ tát đệ thất địa vẫn còn bị sự chi phối của người, vẫn rớt lại dễ dàng.

Muốn qua chơn không này, phải dùng phi thuyền thứ hai bắn đi, nghĩa là yù chí phải thật mạnh, vươn lên đẩy qua thế giới kia. Ý này được Tổ Huệ Năng diễn tả rằng bản lai vô nhất vật, nghĩa là tu chứng đến đây, không có gì để làm. Nhưng nếu được Phật hộ niệm thì thế giới Phật hiện ra và mươøi phương Phật phóng quang tiếp độ thì chúng ta mới thấy "hữu hoa, hữu nguyệt, hữu lầu đài".

Ai tu hành cũng phải trải qua biết bao thử thách gian nan, cám dỗ, đe dọa không ít. Tuy nhiên, vượt được chặng đường gai góc, thấy được thế giới huy hoàng bên kia, mới đi tới được. Còn thấp chí, bạc tài, tất nhiên phải ở lại thế giới này để hưởng thụ áo cơm.

Bồ tát rớt vô chơn không, nhưng phải được diệu hữu, tức "vô nhất vật trung vô tận tạng". Hay điều đó nhằm diễn tả Đức Phật không sở hữu vật gì trong tay, nhưng Ngài có kho vô tận chứa nhóm toàn công đức đã tu tạo được từ quá trình hành Bồ tát đạo trải qua vô lượng kiếp, không có chúng sanh nào không thọ ơn giáo dưỡng của Ngài. Đức Phật xả bỏ tất cả, để được tất cả, không phải bỏ để không có gì.

Tu đệ lục địa, xả tất cả, không được gì; nhưng nay được tất cả vì nhờ Tha Hóa Tự Tại, tức giáo hóa chúng sanh tự tại, tạo thành kho công đức vô tận thì thế giới Phật mới hiện lên. Thấy được thế giới Cực lạc ở phương Tây, thấy giáo hóa của Phật Hương Tích bằng mùi hương, vì được Phật lực gia bị tạo cho Bồ tát tương giao đó và có ý chí phaán đấu đi lên.

 Bồ tát Hiện Tiền địatrí tuệ thấy biết đúng như thật. Tuy nhiên, hành đạo giáo hóa chúng sanh, làm cho họ hiểu và ứng dụng được pháp trong cuộc sống không phải là điều đơn giản. Bồ tát phải khai ra vô số phương tiện để dẫn dắt người tiến gần đến chân thật pháp, đó là pháp hành của Bồ tát ở địa thứ 7, Viễn Hành địa.

8- BỒ TÁT ĐỆ BÁT ĐỊA : BẤT ĐỘNG ĐỊA

Thành tựu được việc sử dụng phương tiện độ sanh, Bồ tát bước sang đệ bát địa, Bất Động địa. Bấy giờ chuyên hành pháp nguyện ba la mật, dùng nguyện lực tác động chúng sanh phát tâm bồ đề.

 Bồ tát không cần đi, chỉ khởi tâm nghĩ đến người hay ngược lại, người nghĩ đến Bồ tát, thì được cứu độ. Đó là ý nghĩa Bồ tát không giáo hóa mà mọi loài đều nhờ ơn giáo hóa. Vì tàng thức của Bồ tát Bất Động địa đã xoá sạch phiền não nhiễm ô, chuyển đổi thành bạch tịnh thức, nên tiếp nhận Phật lực, trang nghiêm thân tâm bằng công đức của Phật mười phương. Và công đức này tự động giáo hóa chúng sanh, họ nghĩ đến Ngài, liền nhận được sự thanh tịnh giải thoát khiến họ phát tâm tu.

Vì làm bằng công đức Phật, tuy không thấy cứu chúng sanhđịa ngục, nhưng bước đi của Bồ tát trong trần gian làm vơi khổ chúng sanh địa ngục. Ý này được kinh diễn tả là từ bàn chân của Bồ tát phóng quang cứu chúng sanh địa ngục.

Và đầu gối Bồ tát phóng muôn đạo hào quang cứu chúng sanh ở loài súc sanh. Từ bụng Bồ tát cũng phóng quang cứu chúng sanh ngạ quỷ. Tùy nghiệp thức chúng sanhhào quang tác động, khiến ngạ quỷ thấy no đủ, các loài trong địa ngục không thấy bị hành hình và súc sanh không khổ.

Chúng sanh có 84000 phiền não, Phật có 84000 pháp môn tu, tùy yêu cầu của chúng sanh, Bồ tát hiện thân giáo hóa họ hết khổ, trong khi Bồ tát vẫn an tọa trên hoa sen lớn.

Trở lại kinh Pháp Hoa, đức Phật nhập Vô lượng nghĩa xứ định, thì chúng sanh thấy địa ngục A Tỳ đến Trời Sắc Cứu cánh và cũng thấy Thanh văn, Bồ tát hành đạo. Đó là vị trí Bồ tát đệ bát địa, Bất động địa mới vào thế giới Phật.

 Có thể nói, sau khi nỗ lực tu tập từ sơ địa đến đệ thất địa, đạt được phương tiện ba la mật rồi mới mở cho Bồ tát cánh cửa khác để bước vào thế giới không sanh tử. Còn ở giai đoạn trước từ sơ địa đến đệ thất địa, tuy giỏi nhưng bất cứ lúc nào nghiệp duyên khởi, công phu tu tập cũng bị tiêu tan, tức còn bị sanh tử chi phối.

9- BỒ TÁT ĐỆ CỬU ĐỊA :THIỆN HUỆ ĐỊA

Ở địa thứ 8 , với trạng thái tâm hoàn toàn thanh tịnh, Bồ tát ngồi một chỗ mà thành tựu mọi việc giáo hóa chúng sanhthọ pháp với mười phương Phật. Đối với Bồ tát, mọi việc tự động sáng ra, dễ dàng tiếp nhận pháp âm Phật, đạt được Phật huệ, hiểu biết đồng với Phật, bước lên địa vị thứ 9 gọi là Thiện Huệ địa Bồ tát.

 Thiện huệ nghĩa là huệ tròn đủ, sử dụng được tứ vô ngại biện tài để giáo hóa chúng sanh.

* Pháp vô ngại : 
Không có gì Bồ tát không thấy rõ từ nhân đến quả. Còn chúng ta một pháp cũng không thấy rốt ráo, huống gì tất cả pháp. Hoặc thấy nhân mà không thấy duyên nên cái thấy luôn sai lầm.

Thấy trọn vẹn từ nhân đến quả không sai lầm, trong kinh Pháp Hoa gọi là thập như thị. Mười như thị tác động vào thập giới bieán thành một trăm và 100 pháp này hỗ cụ với nhau thành một ngàn pháp. Tất cả pháp này Bồ tát đệ cửu địa thấy chính xác.

* Nghĩa vô ngại: Bồ tát Thiện Huệ hoàn toàn thông suốt nghĩa lý tất cả pháp.

* Từ vô ngại : Thông thường, chúng ta biết, nhưng không có từ sử dụng, hoặc thiếu ngôn ngữ để diễn tả cho người hiểu. Đó là trở ngại lớn trong việc hoằng hóa.

Bồ tát Thiện Huệ địa không bị vấn đề này cản trở vì ở nơi nào, đối với chúng sanh nào, Bồ tát cũng có đủ ngôn ngữ để dẫn dắt tất cả thâm nhập Phật đạo.

* Nhạo thuyết vô ngại : Một chữ, một câu, một ý được Bồ tát Thiện Huệ triển khai vô hạn mà người nghe không biết chán, không thấy meät. Kinh Pháp Hoa có nói Đức Phật Nhựt Nguyệt Đăng Minh thuyết pháp trải 60 tiểu kiếpchúng hội tưởng như nửa ngày.

Ngoài ra, Bồ tát Thiện Huệ địa tu chứng được lực ba la mật, tức 10 lực của Như Lai. Bồ tát sử dụng Như Lai lực để giáo hoá chúng sanh. Như Lai không từ đâu đến và không đi về đâu, Ngài ở trạng thái như như bất động mà vẫn cứu độ chúng sanh.

10- BỒ TÁT ĐỆ THẬP ĐỊA : PHÁP VÂN ĐỊA

Trên bước đường tu, Bồ tát phát triển Như Lai lực đến độ cao, bước sang đệ thập địa, Pháp Vân địa, ví như mây bao trùm pháp giới, không còn giới hạn nào, thành tựu viên mãn đạo Bồ đề. Bồ tát Pháp Vân địa hoàn tất trí ba la mật, đạt đến đỉnh cao của Hoa Nghiêm khác với trí thuần lý của Bồ tát chứng Bát Nhã ba la mật ở địa thứ sáu.

Trí ba la mật theo Hoa Nghiêm là lý và trí bất nhị giúp Bồ tát thâm nhập pháp giới. Nghĩa là Bồ tát sử dụng Trí thân quán sát các pháp. Các phaùp biến thành thân của Bồ tát, nên Pháp thânTrí thân kết hợp thành một, đưa đến nhất nguyên viên mãn.

Bồ tát Pháp Vân địaBồ tát quán đảnh vị, kể từ đây, được mười phương Phật công nhận hiểu biếtviệc làm của Bồ tát đồng đẳng với Phật. Ở trong biển trần khổ, Bồ tát Pháp Vân địa phát hiện được vô số châu báu và dùng châu báu đó cứu độ chúng sanh. Còn các giai đoạn trước, hiểu biết và việc hành Bồ tát đạo thành coâng là nhờ Phật lực gia bị.

Tóm lại, kinh Hoa Nghiêm quy định Bồ tát hoàn tất lộ trình Bồ tát đạo, phải trải qua 10 cấp bậc tu chứng trong Thánh vị và chờ thành Phật, là nhứt sanh bổ xứ Bồ tát.

Thiết nghĩ, đó là quá trình thiết thân kiểm nghiệm không đơn giảnBồ tát phải xả thân hành đạo đến 3000 đại kiếp theo như kinh đã ghi. Như vậy, pháp hành của Bồ tát chắc chắn không phải là việc bàn suông của phàm phu.

 Mong rằng những kiến giải sơ lược về Bồ tát đạo theo thiển nghĩ của chúng tôi, chỉ là phương tiện gợi ý cho các pháp lữ nhận được phần nào thế giới Tỳ Lô Giá Na bất tư nghì, dù chỉ trong một ít phút giây ngắn ngủi cũng đáng quý.

Thế giới này là một, nhưng tùy nhân cách của từng người mà hiện loại hình thế giới khác nhau. Thí dụ cùng nghe giảng trong một lớp học, nhưng có người buồn khổ, thì đó là địa ngục đối với họ. Vì vậy, kinh Hoa nghiêm dạy nhứt thieát duy tâm tạo, hay chính yếuvấn đề nhân cách. Không thể phê phán một người tốt hay xấu. Tùy theo thái độ của ta mà họ tốt hay xấu. Trên bước đường tu, khi người đối xử tệ ác với ta, phải tự biết ta xấu.

Ở đây tiêu biểu bằng hình ảnh Thiện Tài đi vào pháp giới, học hỏi được với mọi thành phần xã hội, biến tất cả mặt xấu thành tốt. Theo tinh thần này, cải tạo được xã hội với điều kiện tự cải tạo được tâm ta trước. 

 Trước khi đi vào pháp giới, Bồ tát phải trải qua 52 chặng đường tu chứng từ thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, đến Đẳng giác Bồ táthoàn tất giai đoạn 1, được coi như tương đương với Phật, nhưng thực sự không laøm Phật được vì phước đức chưa có. Ví như tốt nghiệp, có học vị chỉ mới đủ tư cách thôi, còn cần quá trình làm việc sau đó mới quan trọng hơn.

Thuở nhỏ, Hòa thượng Thiện Hoa dạy tôi rằng trong đời người có 3 việc. Giai đoaïn 1, xuất gia học đạo, lấy việc học làm chính. Chúng ta vẫn tu và truyền bá đạo nếu có duyên, nhưng đó là việc phụ. Vì thế, làm gì mà trở ngại cho việc học thì không làm.

 Hòa thượng Thiện Hoa chỉ cho tôi giảng mùa Phật đản, Vu lan, còn lại thì giờ phải lo học. Thời khóa tu cũng vậy, Ngài không bắt tôi hành trì nhiều. Một ngày chỉ tụng niệm một thời, vì chỉ học mà không tu, nội lực chúng ta bị mất.

Giai đoạn 2, tu là chính, nhưng học và làm việc là phụ, vì học tốt nghiệp xong, chưa làm việc được do công đức chưa có. Các Hòa thượng không làm gì vẫn được kính trọng vì đã có đức hạnh. Chúng ta phải nghĩ đến trau giồi đức hạnh, trên bước đường tu, không coù nội lực không làm được gì.

Các vị chân tu khi học xong đều kiết thất 5, 10 năm như Hòa thượng Huê Nghiêm sau khi thọ Cụ túc giới, Ngài trì kinh Pháp Hoa 5 năm. Hòa thượng không quan tâm đến việc ăn uống, trong khi chùa đã hết gạo. Ngài tụng kinh nhất tâm đến độ dân làng nằm mơ thấy long thần Hộ pháp đến gọi họ đem gạo lên chùa cúng dường.

Thành tựu được pháp này, Hòa thượng chữa bịnh rất tài.Dù bị ung thư bao tử, bác sĩ cho biết khoâng thể sống quá 5 năm, nhưng Hòa thượng vẫn kéo dài được tuổi thọ đến 91 tuổi.

Hoặc nhìn gương sáng của Hòa thượng Bửu Huệ, Ngài kiết thất tu chưa đạt kết quả, nên nhập thất suốt 12 năm. Sau đó, Hòa thượng Thiện Hoa mơøi Ngài trông coi Phật học viện Huệ Nghiêm. Nhờ công đức tu hành, Ngài thành công trong việc lãnh đạo Tăng chúng, được quý Thầy kính mến như là người cha.

Nếu không có quá trình tu thành đức, ra làm việc một lúc sẽ bị mất Tăng thể. Ý thức như vậy, khi người chưa kính trọng, tin tưởng, phải nỗ lực tu, vì ta mới học giáo lý, chưa ứng dụng được pháp Phật vào cuộc sống, nên càng nói Phật pháp, người càng thấy ta cách xa Phật.

Tu hành có kết quả, được quần chúng kính ngưỡng, chúng ta bắt đầu sang giai đoạn 3 là truyền đạo.Theo tinh thần ấy, tôi thấy Hòa thượng Huê nghiêm không nói, nhưng ta nhìn Ngài sanh tâm kính trọng và tự sửa mình, đó là cách giáo hóa của bậc chân tu. Còn nhiều vị rày la liên tục, chẳng ai nghe theo và họ bỏ đi.

Rút kinh nghiệm Hòa thượng Thiện Hoa dạy, tôi trì kinh Hoa nghiêm và thay đổi sinh hoạt tu hành theo hoàn cảnh của chính mình. Đối với tôi, khi mới lớn lên, còn nhiều nhiệt tình và sức khỏe, không nên lười biếng, cần dồn tất cả nỗ lực cho việc học, tu và làm việc.

Giai đoạn 1, tôi tìm các bậc cao đức nương tựa, vì biết mình thuộc loại sắn bìm, không tự lên được, phải tìm thầy để học, nương với thầy để làm. Bản thân tôi nương với các Hòa thượng Huê Nghiêm, Vạn Đức, Ấn Quang, Xá Lợi, Già Lam để học hỏiphục vụ. Nói chung, tôi tôn thờ tất cả các vị tôn đức Trung, Nam, Bắc, gặp lúc cần học thì học, đáng tu thì tu, đáng làm thì làm.

Vì vậy, lúc mới 18 tuổi, nhưng gặp việc, tôi vẫn xả thân, vì nghĩ rằng gặp việc không làm, về sau không có cơ hội, muốn làm cũng không được. Ở giai đoạn 1, không nương được thầy hiền, bạn tốt, thì không xây dựng được nền tảng này, các giai đoạn sau coi như vứt bỏ.

Tôi khuyên các anh em còn ngồi ghế nhà trường phát hiện được người tốt hay xấu. Từ đó, ta cố tranh thủ được tình cảm thân thương với người bạn tốt, với các giáo sư. Ở trường mà không được thầy thương, bạn quý, sau này ra trường cũng bỏ đi. Vì vậy, không biết nương tựa thầy hiền bạn tốt, đến lúc rời trường, xa bạn, xa thầy có muốn tạo tình cảm thân thiện cũng không được.

Nhờ giai đoạn 1, gắn bó với các bậc danh đức, các Ngài thấy rõ tấm lòng của ta đối với đạo, biết rõ ta có năng lực, có nhiều điểm tốt và sẵn sàng dấn thân chịu đựng mọi gian khổ, các Ngài mới giao việc cho ta.

Bản thân tôi được Hòa thượng Thiện Hoa chọn vì nhờ quá trình trước, Ngài giao việc gì, tôi đều hết tình làm trọn. Được vậy, sau này Ngài mới yên tâm giao phó, tôi mới có cơ hội tiếp tục làm đạo.

Giai đoạn 1 ta dùng sức để làm, nhưng trách nhiệm là thầy chịu. Tiến lên giai đoạn 2, ta trở thành lãnh đạo, làm việc bằng trí giác, làm sao cho tầm nhìn phổ quát, càng chính xác càng tốt. Nhờ lãnh đạo sáng suốt, chúng ta thành công. Bước qua giai đoạn 3 của cuộc đời là tuổi từ 60 trở đi. Lúc đó, sức đã hết, trí đã mòn, nhưng còn thành tíchđức hạnh.

Trải qua quá trình tu 30 năm, từ 30 đến 60 tuổi, tất cả gì làm được đeàu trở nên thành quả của chúng ta. Có thể nói, người lớn lãnh đạo được là nhờ thành tích, cảm hóa được người là nhờ đức hạnh, thực sự không còn nhạy bén nữa. Giai đoạn 1 không phát huy năng lực, giai đoạn 2 không đuû tư cách lãnh đạo thì giai đoạn 3 không thể thành công.

Trở lại kinh Hoa Nghiêm, giai đoạn 1, Bồ tát hành trì từ thập tín đến thập địa. Giai đoạn 2 tu thập định, thập thông, thập nhẫn và giai đoạn 3 mới thâm nhập pháp giới, diện kiến đức Tỳ lô giá na.

Căn cứ vào thứ bậc tu hành nêu trên của kinh Hoa Nghiêm, khi chúng ta hành Bồ tát đạo, tu thập ba la mật mà thấy không có kết quả, phải biết mình chưa đủ tư cách. Cần điều chỉnh đến khi ngươøi thấy ta thực sự là hành giả Đại thừa mới bước qua giai đoạn 2 được. Chúng ta chỉ bước vào pháp giới với điều kiện người nhìn thấy ta phải phát tâm bồ đề.
  VI- BỒ TÁT THẬP ĐỊNH

 Sau khi hoàn tất việc hành Bồ tát đaïo của Thập địa, kinh Hoa Nghiêm quy định Bồ tát cần tiếp tục thể nghiệm 30 chặng đường sau cùng của các vị Bồ tát lớnthập định, thập thông và thập nhẫn.

Thập định, thập thông, thập nhẫnpháp hành của đại Bồ tát, vượt ngoài hiểu biết và lạm bàn của chúng ta. Vì vậy, chúng tôi trình bày một ít kiến giải thô thiển để chia sẽ cùng pháp lữ đồng hành như là phương tiện tiến tu trên đường giải thoát.

Theo Hoa Nghiêm, thế giới vật chất là một, nhưng thế giới tâm thức thì muôn ngàn sai biệt, vì nghiệp thức khác nhau, nên thấy có 10 loại hình thế giới. Tuy nhiên, không phải là 10 thế giới riêng biệt, nó xen lẫn với nhau, tạo thành một loại thế giới của tâm thức thay đổi tùy theo nghiệp, gọi là thế giới quan.

Thí dụ xã hội Việt Nam là một, nhưng mỗi người có phước đức, nghiệp quảtội chướng khác nhau, nên hoàn cảnh sống của mỗi người cũng khác nhau.

Đi vào pháp giớiđi vào thể tánh của sự vật, tạo thành thế giới an lành của chư Phật ở ngay trong cái không an lành. Quá trình tu Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát là bắt đầu xây dựng thế giới an lành ngay trong thế giới chúng ta đang sống.

Đi đúng con đường Phật dạy, tâm hồn chúng ta trong sáng hơn, điều kiện sinh hoạt của chúng ta đi lên, tức đã cải tạo cuộc sống từ tâm thức trước.

Người đau khổtham sân si, tạo thành thế giới khổ. Muốn caûi tạo thế giới này, phải dứt bỏ tham sân si, thế giới an lành của hàng nhị thừa hiện ra ngay lập tức.

Và từ đó, chúng ta khởi tâm đại bi, xây dựng trên 4 tâm của Bồ táttừ bi, hỷ xả. Bấy giờ vào đời thấy người đối xử với chúng ta khác hẳn. Thật vậy, vì không tham, sân, si, nên chúng ta dửng dưng với mọi lợi danh, cám dỗ và vì người, nên chúng ta mang tâm niệm giúp đỡ người, chắc chắn được tiếp đón vui vẻ.

Không nhận được ý này, tu suốt đời trên căn bản tham, sân, si, cuối cùng vào địa ngục.Vì vậy, tu lâu, nhưng dễ giận, dễ buồn là biết họ tu ác nghiệp. Mặc áo tu mà còn buồn giận phải xấu hổ, lo sửa đổi.

Thế giới chúng ta tạo được tùy theo quá trình tu. Riêng tôi, xây dựng thế giới tâm linh, bắt đầu đi vào pháp giới, nghĩa là tạo thế giới quan có Phật, Bồ tát, Thánh hiền để an trú tâm hồn.

 Không có thế giới riêng để sống, không hành đạo được. Dù thế giới vật chất không có, hay không cần có, nhưng chúng ta cần có thế giới tinh thần để sống gọi là nhập pháp giới. Kinh Pháp Hoa gọi là nhập tri kiến Như Lai, dùng tri kiến Như Lai làm tri kiến mình, không dùng tri kiến chúng sanh tham, sân, si.

Đức Phật dạy vào pháp giới nên theo gương của Phổ Hiền Bồ tát; vì vậy phẩm Bồ tát thập định, thập thông, thập nhẫn, Đức Phật không thuyết, nhưng bảo Phổ Hiền thuyết. Hoặc có thể hiểu Phật thuyết dưới dạng Phổ Hiền hạnh, không nói bằng lời, nhưng nói bằng hành động.

Theo tinh thần Hoa Nghiêm, từ trí tuệ Văn Thù thấy được chân thật nghĩađi vào pháp giới bằng 10 hạnh Phổ Hiền, tức có quá trình hành đạo mới hiểu được, nói đơn giản là có làm mới có biết. Phổ Hiền dạy muốn vào pháp giới phải đắc 10 định.

1- PHỔ QUANG TRÍ ĐỊNH : 
Đắc được định này thì thấy ánh sáng tràn ngập trong phòng tối. Tôi cũng nghe các thiền sư kể đieàu này. Không biết có phải phổ quang trí định là như vậy hay không.

Nhưng tôi nghĩ có lẽ đắc định, huệ sanh, đốt các nghiệp ác, nghiệp ác trong tứ sanh lục đạo không hiện ra. Phiền não bị đốt sạch, tâm hồn hoàn toàn trống không, nhà tối của vọng thức tự tan mất, biến nó thành ánh quang minh. Đó là pháp đầu tiên vào pháp giới nhận được.

2- DIỆU QUANG ĐỊNH : 
Từ định thứ nhứt, chỉ thấy ánh sáng, bước sang định thứ hai, thấy trong ánh sáng có Phật, Bồ tát.

Chưa đắc định, chúng ta thấy chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não, nó bao vây ta. Bước thứ hai thấy Phật và Bồ tát, nghĩa là thấy đạo cũng ở ngay trên cuộc đời tốt đẹp này, còn trước kia, chúng ta thaáy cuộc đời là ác.

Dưới nhãn quan của Hoa nghiêm, tất cả đều là Phật vì ánh quang minh đã đốt sạch phiền não, nên Phật xuất hiện, thấy không có gì thực sự đáng bận tâm, chúng ta không khổ. Lợi và danh không dính vô ta, nên không có tranh chấp nữa. Nhờ vậy, họ đối với ta thành pháp lữ đồng hành, cùng sống trong Bồ tát học xứ.

 Tâm niệm chúng ta khác, vật cũng đổi khác theo. Khi tâm chúng ta tranh chấp với họ, họ là ác ma quyết tử với ta, nhưng lòng chúng ta không tranh chấp thì họ cũng không tranh chấp với ta. Và lòng chúng ta khởi đại bi, mang vui cứu khổ, họ sẽ thành hiền như Phật và tốt với ta như Bồ tát. Ý này được kinh diễn tả là thấy Phật và Bồ tát phóng ánh quang là diệu quang định.

3- THỨ ĐỆ BIẾN VÁNG HÀNH CHƯ PHẬT QUỐC ĐỘ : 
Đắc được định thứ hai, Bồ tát sẽ có định thứ ba, nhìn thấy tất cả Phật, Bồ tát đều có thế giới riêng và các Ngài ra vào tự taïi các thế giới này.

Có thể hiểu rằng trước kia, tâm ác độc, nên người là đối tượng ác. Nay tâm Bồ tát rộng mở, vào ra tâm người một cách nhẹ nhàng và trở thành pháp lữ của họ. Do đó, đắc được định thứ ba, Bồ tát đi thẳng vào tâm của người và hợp tác với phần tốt của người là hành Bồ tát đạo theo Phổ Hiền. Lúc ấy, điều kỳ diệu hiện ra, có bao nhiêu pháp lữ đồng hành với Bồ tát, thì có bấy nhiêu hiện thân Bồ tát đến với họ.

Phổ Hiền Bồ tát diễn tả năng lực của tam muội này rằng : "Nhứt thân phục hiện sát trần thân, nhứt nhứt biến lễ sát trần Phật...". Nghĩa là có bao nhiêu Phật, bao nhiêu Phật tâm thức, Bồ tát đều có đủ thân hiện ra trước các Ngài cùng một lúc. Tuy ngồi một chỗ, tâm Bồ tát thông khắp pháp giới, đến với chúng sanh hữu duyên, khiến họ phát tâm bồ đề, tạo thành thế giớivô số Phật và Bồ tát.

Đạt đến định này, có những đieàu kỳ diệu như nhiều người cùng một lúc, trong giấc mơ thấy Bồ tát giáo hóa họ. Nhưng kỳ thực, Bồ tát cũng không biết là đang giáo hóa. Có thể nói đó là cách giáo hóakhông giáo hóa, vì giáo hóa người dưới dạng tâm định, làm cho họ phát tâm bồ đề; trong khi thực tế không thấy giáo hóa, chỉ thấy họ tự phát tâm mà thôi.

Cách giáo hóa theo Hoa Nghiêm đặc biệt như vậy, không đến, nhưng vào ra các cõi nước tự tại, là cõi nước tâm hồn và khai thác bồ đề tâm của họ; không giáo hóa theo hình thức, nhưng thực sự đạt kết quả vô cùng.

Tuy nhiên, đắc định vào ra các thế giới bằng tâm thức, không phải thế giới thật. Vì vậy, xả định, trở lại thực tế, vẫn là ông thầy tu nghèo, vì chưa tu phước. Thật vậy, đắc pháp và đắc định, nhưng phước đức chưa tạo, nên trở lại đời thường phải chấp nhận thực tế vậy.

Tóm lại, ở giai đoạn này, vào ra các cõi nước Phật và đảnh lễ Phật cũng trong định. Tu theo Hoa Nghiêm, ngồi yên, nhưng hoạt dụng của tâm thức khắp pháp giới. Vì vậy, không thấy Bồ tát làm cực khổ, nhưng tu chứng được tam muội này, quần chúng tự tìm đến.

4- THANH TỊNH THÂN TÂM HÀNH LÀ ĐỊNH THỨ TƯ: 
Tâm thanh tịnh rồi, tự động có hoạt dụng của nó. Ở trong định không làm, nhưng thiên biến vạn hóa, chúng hữu tình đều tiếp nhận được tâm Bồ tát và họ tự phát tâm. Thật vậy, bản tâm thanh tịnh của Bồ tát đến với bản tâm thanh tịnh của chúng sanh và họ tự phát tâm từ bản tâm của chính họ.

Hàng Thanh văn nghe Phật thuyết pháp, thâm nhập vào tâm, tức từ bên ngoài đi thẳng vào. Phổ Hiền không dạy như vậy, Ngài dạy Phật thừa, là tâm thanh tịnh của hành giả ngang qua tâm thanh tịnh chúng sanh. Và tâm thể của hành giả cũng như tâm thể chúng sanh đồng thể đại bi, nên tâm họ tự phát.

Từ thể tánh thanh tịnh hữu duyên tác động cho thể tánh thanh tịnh của người, nên họ dễ đắc đạo.Dù không thuyết pháp, nhưng ở trong đại định, cùng tột đáy lòng thanh tịnh, đồng thể đại bi, nên ảnh hưởng cho người. Tuy không khuyên bảo, người tự động tốt.

Tu theo Hoa Nghiêm, tâm thanh tịnh có hoạt dụng tác động cho tâm chúng sanh thanh tịnh theo, tức tâm thanh tịnh tự hoạt động, không phải có ý thức muốn độ, mà tâm thể tự nó làm.

5- TRI QUÁ KHỨ TRANG NGHIÊM TẠNG LÀ ĐỊNH THỨ NĂM:

Bồ tát đắc định này, có hoạt dụng của tâm, đến với tâm thể từng người, biết được tất cả nghiệp duyên quá khứ của họ. Từ đó không làm, nhưng biết và tháo gỡ được nghiệp nhân thì nghiệp quả cũng không còn.

Tu tiểu thừa, bằng kinh nghiệm, chỉ sửa đổi được một phần nào thôi. Nhưng theo Hoa Nghiêm, biết rõ ta đã làm gì và phải giải quyết bằng cách nào là giải quyết tận gốc. Dưới nhãn quan của Hoa Nghiêm, phiền não trùng trùng duyên khởi, càng cắt, noù càng mạnh. Không cắt, không cần phân trần, nhưng cắt gốc, mọi thứ tự tốt.

6- TRÍ QUANG MINH TẠNG ĐỊNH : 
Thấy được quá khứ, Bồ tát đắc định này. Vì thấy được tánh của từng người, kinh Pháp Hoa gọi là các thứ tánh, các thứ ham muốn rất nhiều, thấy rõ nghiệp của chúng sanh, tức thấy thực chất tốt xấu của người, giáo hóa của Bồ tát trở thành đơn giản.

Chúng ta không có định này, không thấy thực chất, đụng vào nghiệp của họ, chắc chắn họ không vuichúng ta cũng khổ.

Bồ tátTrí quang minh tạng định, biết rõ căn tánh hành nghiệp chúng sanh. Bồ tát chỉ khai thác căn lành của họ, còn phần nghiệp ác của họ thì để nguyên. Và khi căn lành sanh thì nghiệp ác tự diệt, đời sống của họ đi lên, nghèo khó tự mất.

7- LIỄU TRI NHỨT THIẾT THẾ GIỚI PHẬT TRANG NGHIÊM: Bồ tát thấy nghiệp của chúng sanh và thấy mỗi chúng sanhmột thế giới. Vì vậy, gọi một con người là moät tiểu thế giới, tức thế giới tâm thức. Có bao nhiêu người, Bồ tát thấy hết bấy nhiêu loại hình thế giới của họ, thấy được nội tâm hay nghiệp, phiền não của họ, là thâm nhập thế giới tâm thức con người, không phải thế giới vật chấtBồ tát thấu biết các loại hình của chúng sanh, chúng sanh có hai chân, nhiều chân, hay không chân, lăn lóc đi bằng bụng, v. v...Thế giới quan của chúng sanh như thế nào, tạo thành hình hài của chúng như vậy. Vì tâm thức khác nhau, tạo nên vô số hình hài mập ốm, đẹp xấu, khác nhau và cuộc sống nghèo khổ, giàu có, hạnh phúc, khổ đau, v.v... cũng khác nhau.

8- Bồ tát từ định trong pháp giới thấu suốt cuộc sống sai biệt bên ngoài rõ ràng như vậy, định này gọi là LIỄU TRI CHÚNG SANH SAI BIỆT THÂN.

9-10 : PHÁP GIỚI TỰ TẠI ĐỊNHVÔ NGẠI LUÂN ĐỊNH : 
Đắc hai định này, Bồ tát vào ra tất cả tâm thức của chúng sanh một cách tự tại, tùy theo đó giáo hóa, nhưng cũng hoàn toàn trong định. Khi thì mang thân người, khi làm thân trời hay thân quỹ, Bồ tát nhập xuất tự do, vào loại hình nào hành đạo cũng không bị kẹt trong thế giới đó. Vì Bồ tát tâm là một, nhưng giaùo hóa hiện thiên sai ngàn biệt.Theo Phổ Hiền, muốn hành Bồ tát đạo, phải tu đắc 10 định này và sử dụng cùng một lúc 10 định. Tuy nói 10, nhưng chỉ một niệm tâm, sử dụng được 10 định tương ứng với tất cả nghiệp của chúng sanh. Bồ tát ngồi một chỗ, đồng một lúc giáo hóa toàn diện khắp pháp giớichúng sanh hữu duyên tiếp nhận được 10 định lực này, tự phát tâm tu hành.

Có thể nói, thập định là pháp tu định của Bồ tát Đẳng giác, không phải sở đắc của chúng ta, nằm ngoài lạm bàn của ngôn ngữ phàm phu; lý giải này chỉ là cảm nhận được phần nào pháp Bồ tát trên bước đường tu.

Thiết nghĩ đối với chúng ta, tập tu định nghĩa là giữ cho tâm không giao động trước bất cứ tình huống nào. Trụ tâm được thì vào đời mới không vấp ngã. Trong nhà Thiền, Thiền sư thường thử Thiền sinh bằng cách tạo điều kiện cám dỗ, xem tâm của học trò mình có bị tham nhiễm hay không.

Quán sát tất cả mọi việc trên cuộc đời đều là ảo hóa, không thực, tâm ta vẫn an nhiên là định. Như vậy, định theo Đại thừa đi kèm với huệ, không phải nhắm mắt, không biết gì.

VII - BỒ TÁT THẬP THÔNG

Từ thập định bước qua thập thông, Bồ tát lý giải tất cả vấn đề dễ dàng, vì đã từng trải qua trong sanh tử nhiều đời. Phổ Hiền dạy ý này là thấy đúng sự thật của tam thế gian. Sự vật thế nào thấy như vậy, kinh Pháp Hoa gọi là thập như thị. Nhìn mọi diễn biến của cuộc đời tất yếu phải như vậy, không thắc mắc buồn phiền, sự vật không thể chi phối Bồ tát.

Bồ tát vượt qua mọi chướng duyên, biết rõ tất cả các loài nghĩ gì, làm gì, theo đó đáp ứng, độ thoát chúng sanh. Nếu không thông thì vào đời, đụng vô đâu là mắc kẹt đó.Bồ tát nhập minh khác với nhị thừa nhập ám, tái sanh bị ngũ ấm ngăn che. Bồ tát thập thông vào đời, không bị ngũ ấm ngăn che, không bị thân ngũ ấm hành hạ, lý giải được mọi việc, không bị bất cứ thứ gì ràng buộc, gây khó khăn cho việc hành đạo.

VIII - BỒ TÁT THẬP NHẪN

Thập nhẫn chắc chắn không phải là nhẫn nhịn của phàm phu, cũng không phải nhẫn của hàng nhị thừa. Nhẫn của phàm phu cắn răng chịu đựng đau khổ hoặc ráng chịu việc gì để đạt được việc khác cao hơn. Hàng nhị thừa đạt nhẫn lực thoát ly sanh thân, trụ ngoài nhận thức phân biệt, ai làm gì mặc họ, thậm chí bị gieát chết cũng không hay.

 Nhẫn của phàm phu dễ biết và nhẫn của nhị thừa cũng bình thường vì người gây sự nhưng ta không quan tâm cũng không khó.

 Tiến lên pháp nhẫn của Bồ tát thuần thục, người gây khó khăn là thắng nhân để Bồ tát độ họ. Không phải Bồ tát không để tâm, nhưng để tâm kỹ hơn, xem ai gây khó và tùy hoàn cảnh giải quyết tốt đẹp. Có người chống đối, Bồ tát vui, vì có cơ hội để thể nghiệm pháp.

Bồ tát nhẫn được vì biết rõ mọi việc, hoàn toàn thanh thản. Người đời thấy Bồ tát chịu đựng, bị đổ lên những việc xấu ác, nhưng Bồ tát thấy đó là huy hoàng, vì trên bước đường tu, không khó thì không khôn và cũng không được ai thương.

Thật vậy, càng vượt được gian nan mới đáng kính trọng và giỏi thật. Xưa kia, Thái tử Tất Đạt Đa bỏ ngai vàng đi tìm chân lý. Ngài đi trên gai góc, ai cũng thương xót. Nhưng đối với Ngài, con đường tìm đạo trải đầy gian khổ lại tràn ngập vinh quang, sáng lạn và mọi người mới nhìn thấy được tâm chí cao cả của Ngài.

Nhẫn lực của Đức Phật thể nghiệm để chứng minh tinh thần của kinh Hoa Nghiêm mà Ngài tuyên thuyết, đó là nhẫn mà không nhẫn, vì thực sự mang đến cơ hội tốt cho Bồ tát hành đạo, thành tựu công đức.

Hoàn thành chặng đường cuối cùng này thì niệm Ma ha Bát Nhã ba la mật đa, tức trí tuệ đạt được trong việc hoàn tất Bồ tát đạo.

 Sau đó, Bồ tát đi vào pháp giới cứu độ chúng sanhkinh Hoa Nghiêm gọi là nhập pháp giới. Nếu chúng ta may mắn gặp những vị Bồ tát này, thân cận tu hành, nghiệp trần lao của chúng ta tiêu dần, từng bước được an vui giải thoát. Phải biết đó là Bồ tát thị hiện đi vào pháp giới mới giúp cuộc sống của chúng ta thay đổi tốt đẹp như vậy, khác với gần gũi người trần gian làm chúng ta đau khổ.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/09/2013(Xem: 28139)
19/05/2010(Xem: 44784)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.