Phẩm 2 Thuần Đà

06/06/201012:00 SA(Xem: 13982)
Phẩm 2  Thuần Đà

ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG
Từ phẩm I đến phẩm XXIII
Pháp Sư Thích Từ Thông

 

PHẨM THỨ HAI

THUẦN ĐÀ

 Lúc bấy giờ trong hải hội có vị Ưu Bà tắc tên Thuần Đà, là một cư sĩ, có tu tập hạnh lành, muốn trồng sâu gốc rễ Đại thừa, mong thu hoạch quả giải thoát, giác ngộ. Như mọi người, ông sắm sửa lễ vật dâng cúng dường Phậttăng chúng. Ông tha thiết cầu xin đức Phật thương xót mà nhận phẩm vật ông dâng cúng.

 Thuần Đà bạch Phật: Rằng ví như một nông dân nghèo có thửa ruộng tốt, có trâu khỏe, cày bừa sạch cỏ, giống thóc đã sẵn. Chỉ còn chờ một trận mưa. Bạch Thế Tôn ! Nông dân nghèo đó chính là con. Con cầu xin Thế tôn một trận mưa pháp.

 Như Lai Thế tôn chấp nhận phẩm vật cúng dường của Thuần ĐàThuần Đà vui mừng hớn hở. Đức Phật dạy cho Thuần Đà cách cúng dường thí thực phước quả ngang nhau: Một, cúng cho người thọ thực xong liền chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Hai, cúng cho người thọ thực xong liền nhập Niết bàn.

 Thuần Đà bạch Phật: Rằng vị thọ thí trước chưa chứng quả Phật, chưa sạch phiền não, chưa làm lợi lạc chúng sanh. Vị thọ thí sau là trời trong các trời. Vị thọ thí trước chưa đủ lục ba la mật chỉ có nhục nhãn. Vị thọ thí sau có đủ lục ba la mật, có đủ ngũ nhãn. Vị thọ thí trước thọ xong tiêu hóa, dinh dưỡng sắc lực mạnh mẽ sống còn. Vị thọ thí sau, ăn vào chưa tiêu thì lại chết mất ...Bạch Thế Tôn, thời điểm cúng dườngthọ dụng ở nhân, trước sau đã khác nhau thì hẳn phải là không đồng. Vậy tại sao Như Lai Thế tôn dạy: Hai trường hợp cúng dường thí thực ấy được phước báu đồng nhau ?

 I. Phật dạy: Thuần Đà ! Như Lai từ vô thỉ, vô lượng, vô số kiếp không có những thân ăn uống, thân phiền nãothân sau cùng. Thân NHƯ LAIthường trụ, là thân KIM CANG, là PHÁP THÂN.

 Đức Phật dạy tiếp: Này Thuần Đà ! người chưa thấy Phật tánh gọi là thân tạp thực. Lúc Bồ tát thọ đồ ăn uống xong, nhập Kim cang tam muội, thức ăn tiêu hóa liền thấy Phật tánh, chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

 Lúc mới thành đạo, Bồ tát chưa giảng diễn mười hai bộ kinh nhưng đã thông đạt. Nay nhập Niết bàn, vì chúng sanh diễn rộng và phân biệt chi li tường tận....

 Thuần Đà ! Việc làm của Bồ tát, khác mhau lộ trình đi, gặp nhau nơi mục đích đến. Khác nhau ở hình thức, đồng nhau ở nội dung. Vì vậy như Lai dạy: Hai trường hợp cúng dường thí thực ấy được hưởng quả báo đồng nhau.

 II. Thuần Đà ! Thân Như Lai từ vô lượng, vô số vô biên kiếp, không có thọ sự ăn uống. Vì hàng Thanh văn mà nói: Rằng trước đó, tên Nan Đà và Đà Ba La, rồi sau đó chứng quả VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC. Nhưng chính thực, Như Lai không ăn, nay vì Đại chúng trong hải hội này mà Như Lai nhận sự cúng dường của ngươi. Thực ra, Như Lai không phải là thân tạp, Như Lai không ăn.

 Đại chúng mừng rỡ khôn xiết kể. Ngợi khentán thán công đức, trí tuệ của ông Thuần Đà. Rằng ông Thuần Đà là đối tượng để Như Lai dạy chánh pháp. Rằng cái tên Thuần Đà (Trung Hoa dịch: DIỆU NGHĨA) đã hàm chứa ý nghĩa thông minh, có khả năng học hiểu sâu sắc chánh pháp của Như Lai.

 Quý hóa thay, Thuần Đà ! Ông đã được những điều mà nhiều người không được. Ra đời được gặp Phật là khó. Có học chánh pháp, được cúng dường trước giờ phút nhập Đại Niết bàn lại càng khó hơn ! Vậy mà Thuần Đà đã được !

NamThuần Đà !
NamThuần Đà !

Nay ông đã đủ bố thí ba la mật.

 Thuần Đà vui mừng hớn hở. Ông đảnh lễ Phật và nói bài kệ:

Đặt hạt cải đầu kim đã khó
Sanh vào đời gặp Phật khó hơn
Hẳn thiện duyên con đã sớm gieo trồng
Đấng Điều Ngự cho con mưa chánh pháp
Hoa đàm nở dễ mấy ai được thấy
Được Như Lai thọ ký khó hơn nhiều
Thấy Như Lai nhân ác thú viễn ly
Con vui sướng, bước Như Lai xin kính lễ
Nguyện Như Lai thêm tuổi thọ ở nơi đời
Thêm số kiếp, cho nhân thiên thêm nhiều đắc độ

 Phật dạy: Thuần Đà ! Ông không nên sanh lòng buồn khổ. Ông là người đầy đủ phước duyên. Ông không nên thỉnh Phật ở đời dài lâu mà ông nên quan sát: Cảnh giới Nhơn Thiên vốn không bền chắc, cảnh giới chư Phật hết thảy cũng đều vô thường. Tánh và tướng của các hành pháp là như vậy.

Đức Phật nói bài kệ:

Tất cả pháp thế gian


Có sinh đều có diệt
Dầu thọ mạng dài lâu
Đến kỳ cũng phải chết
Phật nay vào Niết bàn
Thọ trì đệ nhất lạc
Pháp chư Phật đều vậy
Đại chúng chớ nên buồn

 Cuộc đối thoại giữa Thuần Đà với Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát:

 Rằng Như Lai không đồng với hành pháphành pháp có sanh có diệt. Như Lai không phải hữu vihữu vi thuộc về hành pháp. Người trí phải hiểu Như laiVô vi. Như Laipháp thường trụ, bất biến. Có chánh quán như vậy, ông sẽ thành tựu 32 tướng tốt, chóng thành Vô Thượng Bồ Đề.

 Cuộc đối thoại tiếp diễn và cho thấy:

Cúng dường Như Lai không nên đặt vấn đề nhiều ít, ngon hay không ngon.

Cúng dường Như Lai không nên luận: Kịp thời hay trễ thời.

Cúng dường Như Lai không được nghĩ Như Lai hài lòng hay không hài lòng 

 Bởi vì Như Lai đã không ăn uống từ vô lượng kiếp. Vì không thọ thực cho nên không có vấn đề trễ hay kịp thời. Với Như Lai, không có hài lòng. Vì Như lai hài lòng mọi lúc và hài lòng với tất cả chúng sinh.

 Hiểu như thế là khéo thâm nhập kinh điển Đại thừa.

 Dù nhận thức chân lý nhưng Thuần ĐàĐại chúng vẫn buồn thảm khóc than....

 Đức Thế Tôn dạy: Thuần Đà ! Ông chớ nên khóc than buồn thảm mà chi ! Ông nên quán sát: Thân này như cây chuối, như bọt nước, như huyển hóa, như ánh nắng, như thành Càn thát bà, như tia chớp, như đồ gốm chưa hầm, như hình vẽ trên nước....phải quán sát các hành pháp như ăn lẫn chất độc...

 Đức Phật nói bài kệ:

Các hành pháp đều vô thường
Vì là pháp có sinh diệt
Hãy diệt ý niệm sinh diệt
Cái vui tịch diệt hiện tiền 
TRỰC CHỈ

 Đại thừa tư tưởngtiểu thừa tư tưởng khác nhau ở chỗ: Đại thừa không câu nệ chấp mắc, Tiểu thừa thì trái lại. Đối với Tiểu thừa tư tưởng, Thuần Đà chỉ là "một tịnh nhân", một bạch cư sĩ: trên đường giác ngộ, giải thoát được xem như là "tuyệt phần", nghĩa là không có tư cách dự phần vào đó. Trái lại, Đại thừa tư tưởng, đỉnh cao là thời PHÁP HOA, NIẾT BÀN vấn đề nhân bản, quyền con người tuyệt đối nâng cao, tuyệt đối bình đẳng. Bình đẳng giữa nam và nữ, bình đẳng giữa tại giaxuất gia. Dĩ nhiên, Đại thừa, Tiểu thừa không hề đặt ra ranh giới, đại, tiểu, tôn ty. Tốt xấu do người. Thiện ác do người. Giải thoát giác ngộ hay không do người, không luận giai cấp, chủng tộc, màu da, nam nữ, cho đến không quan trọng hình thức tại gia, xuất gia

 Do vậy:

 Cư sĩ Thuần Đà lại là đối tượng phải thời. Thuần Đà được Như Lai nhận lễ vật dâng cúng, thọ dụng trước khi nhập Niết bànThuần Đà cũng được tiếp nhận những lời dạy bảo cuối cùng của Như Lai.

Kinh Đại Bát Niết Bàn rõ là kinh Đại thừa trong Đại thừa !

Nâng vai trò của một thợ thuyền ngang tầm cỡ đại chúng mười phương.

Nâng nhân cách một cư sĩ làm được những việc mà người xuất gia chưa làm được (dâng phẩm vật cúng dường Như Lai thọ nhận).

Nâng trình độ, kiến giải một cư sĩ lên ngang hàng Đại Bồ tát Văn Thù.

Nâng địa vị một cư sĩ lên hàng cao đệ đối tượng thuyết pháp, giáo dụ của Phật trước giờ phút nhập Đại Niết Bàn.

 Đây cũng là giáo lý Đại thừa trong Đại thừa.

"Đại tượng bất du ư thố kính
Đại ngộ bất câu ư tiểu tiết
Nhược tương quản kiến báng thương thương
Vị liễu ngô kim vị quân quyết !
(Huyền Giác Thiền Sư)

Voi vĩ đại không đi đường ngoằn ngoèo của thỏ
Đại ngộ rồi, không câu chấp những nhỏ nhen
Nhìn trời xanh, qua ống thấy được bao nhiêu ?
Chưa hiểu rõ, ta sẽ vì chư quân mà bảo rõ !
(Từ Thông Thiền Sư dịch)

 Sắc thân có đi đứng nằm ngồi, có nghỉ ngơi, ăn uống, đó là thân "tạp thực". Đó là "ảo hóa không thân". Thấy thân ảo hóa, thấy thân tạp thực không thể gọi là thấy được NHƯ LAI.

Nhược dĩ sắc kiến ngã
âm thanh cầu ngã
Thị nhơn hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai

Nhìn thân sắc tướng cho là thấy Như Lai
Nghe âm thanh cho là biết Như Lai
Đó là người tà đạo
Họ không thể thấy Như Lai đích thực
(Kinh Kim Cang)

 Muốn thấy Như Lai, hiểu Như Lai phải thấy, hiểu qua PHÁP THÂN thường trụ. Kim Cang bất hoại thân.

 Tuy nhiên ảo hóa thân là diệu dụng hiện tượng từ Pháp thân mà duyên khởi. Ảo hóa thân và Pháp thân không phải một nhưng cũng không khác.

"Ảo hóa không thân tức Pháp thân"
(Huyền Giác Thiền Sư)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/09/2013(Xem: 28186)
19/05/2010(Xem: 44832)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.