Thư Viện Hoa Sen

14 Phẩm Chúc Lụy

09/06/201012:00 SA(Xem: 13574)
14 Phẩm Chúc Lụy

GIẢNG GIẢI KINH DUY MA CẬT
Tác giả Lê Sỹ Minh Tùng

Chương Thứ Mười Bốn
Phẩm CHÚC LỤY
[Audio]
(Entrustment)

 

Chúc là phó chúc, dặn dò một cách thân thiếttính cách quan trọng của bộ kinh. Lụy là gánh vác việc khó khăn, nặng nhọc. Do đó chúc lụy là dặn dò người sau tiếp tục gánh vác một việc làm khó khăn, nặng nhọc. Đây là kinh Bất khả tư nghì, là Pháp bảo giúp chúng sinh giải thoát giác ngộ trong một đời này nên Đức Phật mới dặn dò những đệ tử phải giử gìn kinh cẩn thận và đem ra truyền bá cho những đời sau vì tài bảo mất thì dễ kiếm lại nhưng Pháp bảo mất thì chúng sinh phải sống trong phiền não khổ đau biết đến bao giờ.

Đức Phật gọi Bồ-tát Di Lặc bảo:

- Này Di Lặc! Nay ta đem pháp Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà ta từng tu tập chứa nhóm trải qua vô lượng A tăng kỳ kiếp phó chúc cho ông. Những kinh điển như thế, sau Phật diệt độ, ở hậu thế các ông hãy nổ lực truyền bá rộng rãi ở chốn nhơn gian đừng để cho giáo lý tối thượng thừa mai một. Vì sao? Bởi trong đời vị lai vẫn có kẻ thiện nam, người thiện nữthiên long, quỷ thần, Càn thát bà, La sát…có khả năng ham mộ pháp đại thừa phát tâm Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Giả sử mà họ không được nghe những kinh điển thượng thừa liễu nghĩa như thế thì thiệt thòi qua lớn lao. Ngược lại họ được nghe kinh liễu nghĩa thậm thâm này, phát khởi tín tâm sâu sắc lãnh thọ, hành trì, đối với chúng sinh hữu duyên có khả năng tiếp thụ quảng bá tuyên truyền làm cho nhiều người cùng được lợi ích.

Đức Phật Thích Ca thọ ký cho Bồ-tát Di Lặc một đời nữa sẽ thành Phật. Vậy một đời dài khoảng bao lâu?

Một đời nữa là ám chỉ tiểu kiếp thứ mười mà mỗi tiểu kiếp có 16 triệu năm. Hai mươi lần tiểu kiếp mới thành một trung kiếp tức là 320 triệu năm và sau cùng bốn lần trung kiếp mới thành một đại kiếp. Do đó một đại kiếp là một tỷ hai trăm tám chục triệu năm (1,280,000,000). Khoa học ngày chứng minhcon người xuất hiện trên trái đất khoảng bốn tỷ rưỡi năm tức gần bốn đại kiếp của nhà Phật và thế giới vũ trụ chỉ xuất hiện khoảng 13.7 tỷ năm mà thôi. (Dựa theo the Big Bang theory).

Dựa theo Kinh Phật Thuyết Di Lặc Đại Thành Phật và Kinh Di Lặc thượng sanh, vào lúc Đức Thích Ca sinh tiền thì con người sống thọ khoảng 100 tuổi. Một tiểu kiếpmột lần giảm và một lần tăng. Hiện tại chúng ta đang ở trong thời kỳ giảm. Cứ giảm hay tăng một tuổi thọ thì phải mất 100 năm. Do đó từ khi Đức Phật nhập diệt đến nay trên 25 thế kỷ thì tuổi thọ con người giảm xuống còn 75 tuổi. Nói một cách khác là 25 thế kỷ về trước con người trung bình sống tới 100 tuổi, nhưng ngày nay chỉ sống tới 75 tuổi mà thôi. Khi giảm tới 10 tuổi thì bắt đầu tăng nghĩa là cần tới 6500 nữa lúc ấy con người chỉ thọ khoảng 10 tuổi thì chu kỳ tăng bắt đầu. Chu kỳ tăng nầy tiếp tục cho đến khi tuổi thọ con người là tám vạn tư tức là con người sống hoài cho đến 84,000 tuổi mới chết thì chu kỳ bắt đầu giảm. Chu kỳ bắt đầu giảm dần cho đến khi con người chỉ còn sống đến 48,000 năm thì Bồ-tát Di Lặc mới giáng sinhthành đạo dưới gốc cây Long Hoa. Như thế thì cần đến trên tám triệu năm nữa mới có Phật Di Lặc ra đời.

Dựa theo văn minh khoa học của con người ngày nay thì phẩm chất cuộc sống của nhân loại càng ngày càng sút giảm. Thí dụ như ở Hoa Kỳ bốn mươi năm về trước dân số chỉ có khoảng hai trăm triệu mà năm 2008 đã vượt qua ba trăm triệu. Còn ở Việt Nam năm 1975 có khoảng ba, bốn chục triệu dân, năm 2008 đã tăng trưởng gần trăm triệu. Khắp nơi trên thế giới cũng như vậy, Trung Hoa có trên một tỷ ba trăm triệu dân. Đất đai của địa cầu không tăng, mà dân số cứ tăng vùn vụt thì làm sao nhân loại có đủ thức ăn, vật dụng, nhà cửa để cung ứng cho nhu cầu. Vì thế mà thực phẩm biến chế là cách thức thỏa mản nhu cầu trong tương lai. Nhưng con người càng tùy thuộc hóa chất thì sức khỏe sẽ bị giảm dần. Đến khi số người quá đông, tranh giành giết hại nhau để sống thì tai họa thật lớn sẽ xảy ra để quét sạch phần lớn con người trên mặt quả địa cầu này. Lúc đó tuổi thọ của con người là 10 tuổi. Những người có phước đức còn sống sót thì bắt đầu sống an bình trong thế giới mới với không khí, cảnh vật trong lành tinh khiết hơn. Nhờ đó mà tuổi thọ tăng dần cho đến khi họ sống tới 84,000 tuổi thì chu kỳ giảm bắt đầu. Chu kỳ giảm tiếp tục cho đến khi con người chỉ còn sống khoảng 48,000 năm thì Phật Di Lặc ra đời. Do đó một tiểu kiếp là tăng tám triệu năm rồi giảm tám triệu năm tổng cộng thành 16 triệu năm là vậy.

Di Lặc! Ông nên biết, Bồ-tát có hai dạng: Một, ham thích văn từ bóng bẩy, ngôn ngữ khách sáo chuốt trau. Hai, không khiếp sợ những kinh nghĩa sâu xa, đứng như thật tướng mà thể nhập. Hạng ham văn tự bóng bẩy, ngôn ngữ khách sáo…Phải biết! Đó là hạng tân học Bồ-tát. Hạng người ngôn từ khách sáo gác bỏ ngoài tai, văn tự chuốt trau, nghi lễ rườm rà khử bỏ. Đối với kinh điển đại thừa liễu nghĩa thậm thâm, không có lòng sợ sệt, có khả năng thể nhập như thuyết tu hành, thọ trì đọc tụng, nghe rồi tâm thanh tịnh an vui. Phải biết, đó là hạng người Bò-tát trau dồi đạo hạnh đã lâu đời rồi.

Di Lặc! này! Lại còn có hạng người cũng thuộc làng tân học: Một, từ trước, họ chưa được nghe kinh điển thậm thâm liễu nghĩa, nay nghe họ sanh tâm sợ sệt nghi ngờ, không tùy thuận nổi, lại còn hủy báng không tin, thốt lên những lời bảo thủ rằng: Hồi nào giờ tôi chưa từng nghe những giáo lý như thế. Sao nay lại nói như vậy, kinh đó từ đâu mà có, đó là thứ kinh gì? Hai, có hạng người vẫn thọ trì, giải quyết thâm nghĩa của kinh, nhưng không chịu thân cận cúng dường, cung kính tôn trọng. Có lúc lại còn phê phán chỉ trích ý kinh.

Hai hạng người như thế, phải biết! Đó là những hàng Bồ-tát tân học. Họ là những người tự hủy hoại phước đức trí tuệ của mình. Họ không thể hấp thụ được những kinh nghĩa thậm thâm để điều phục lấy tâm mình.

Bồ-tát có hai hạng:

1)Hạng thứ nhất là Bồ-tát ham thích văn từ bóng bẩy, ngôn ngữ khách sáo thì đây là những Bồ-tát tân học nên chưa thâm nhập Bồ-tát đạo vì thế mà trí tuệ căn lành chưa phát triển bao nhiêu.

2)Hạng thứ hai là Bồ-tát tu hành cao, căn cơ đã thuần thục nên không đắm nhiễm vào văn tự ngôn ngữ, không sợ sệt, không nghi ngờ cho dù đó là kinh điển thậm thâm vi diệu. Họ ham mộ, tư duy quán chiếu và phấn chí đúng như lời kinh mà tu hành thì đây là những Bồ-tát đã trồng sâu căn lành rất nhiều đời nhiều kiếp. Đó chính là thực hành đúng “Y nghĩa bất y ngữ” vậy. Thật vậy, không có văn từ, ngôn ngữ nào có thể chuyên chở hết tư tưởng của Chân lý vì thế mà khi con người cảm chứng được sự thanh tịnh giải thoát thì chỉ có riêng họ biết mà thôi mặc dù họ vẫn sống quây quần với nhân sinh xã hội. Họ nhận chứng sự an vui thanh tịnh tịch diệt Niết bàn trong khi chúng sinh vẫn còn điên đầu với phiền não khổ đau. Vì sự vi diệu này mà kinh nói là bất khả tư nghì là vậy.

Hiện nay trong Phật giáoNam TôngBắc Tông. Nam Tông tức Phật giáo Tiểu thừa hay Phật giáo nguyên thủy chỉ tin tưởng những kinh điển mà Phật nói ra trước thời Bát nhã. Đó là Trường A hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhứt A Hàmkinh Pháp Cú…Còn Phật giáo Đại thừa thì tin tưởng vào kinh Bát Nhã, kinh Pháp Hoa, kinh Viên Giác, kinh Duy Ma Cật, kinh Đại Niết Bàn…Do đó hạng Bồ-tát thứ nhất là muốn ám chỉ cho Phật giáo Nam Tông và hạng Bồ-tát thứ hai là cho Phật giáo Đại thừa.

Lại nữa, Di Lặc! Còn có hai hạng Bồ-tát dù tin hiểu sâu đối với kinh pháp này, nhưng vẫn còn tự làm tổn thương phước đức trí tuệ, không chứng được vô sanh pháp nhẫn: Một, khinh thường các hàng Bồ-tát tân học không dạy dỗ cho họ tiến lên. Hai, dù tự mình hiểu sâu nghĩa thú của kinh, nhưng còn chấp mắc, phân biệt.

Mặc dù Phật giáo Nam Tông vẫn còn chấp trước, không công nhận những kinh điển Đại thừa, nhưng đừng nên khinh chê mà cần khuyến khích họ tiến lên tiếp thọ giáoĐại thừa để viên thành Phật đạo. Thêm nữa, cho dù có thâm hiểu kinh điển vi diệu thì cũng đừng có tâm phân biệt chấp có cao có thấp, “tán kỷ hủy tha” tức là trọng mình khinh người. Phật Pháp không có cao có thấp, Chân lý lúc nào cũng bình đẳng, Phật tánh thì ai ai cũng như nhau. Do đó nếu chúng sinh bỏ hết tâm phân biệt, chấp trước, không thấy có Tiểu thừa, Đại thừa, không còn phân biệt xuất gia, tại gia, không còn quan trọng tu chùa hay tu nhà, không còn thấy khác biệt khi còn tóc hay cạo đầu, áo thường hay áo thụng vì tất cả đều là con Phật, cùng có chung một tôn chỉmục đíchgiải thoát giác ngộ thì đây chính là Nhất thừa Phật Đạo vậy.

Di Lặc Bồ-tát nghe nói thế liền bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Thật chưa từng có, theo lời Phật dạy, con sẽ tránh xa những điều khuyết điểm mà Thế Tôn đã chỉ vẽ ra. Con sẽ phụng trì pháp Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà Như Lai đã thực hiệntích lũy trong vô lượng A tăng kỳ kiếp. Đời vị lai, nếu có người thiện nam, thiện nữ cầu Đại thừa, con sẽ khiến cho trong tay họ cầm được những kinh điển liễu nghĩa thậm thâm như vậy và khiến cho họ thọ trì, đọc tụng truyền bá rộng cho nhiều người cùng nghe hiểu tu hành. Phải biết đó là thần lực của Di Lặc gia hộ kiến lập mà nên.

Phật khen:

- Lành thay! Di Lặc! Như ông đã phát nguyện, Như Lai rất vui lòng và sẽ hỗ trợ thiện ý của ông.

Bấy giờ tất cả chư Bồ-tát đều chấp tay bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Sau khi Như Lai diệt độ, chúng con cũng đem hết sức mình truyền bá sâu rộng trong các cõi nước mười phương pháp Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của Như Lai đã dạy. Lại vận dụng mọi phương tiện và khả năng hỗ trợ cho những người thuyết pháp, truyền bá kinh này được thuận lợi thập phần viên mãn.

Bấy giờ Tứ Thiên Vương bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nơi nơi chốn chốn, thành ấp tụ lạc, núi rừng, đồng nội, chỗ nào có người thọ trì đọc tụng, biên chép giảng giải kinh này, con sẽ sai các quyến thuộc đến đó nghe pháp và đến để bảo hộ phạm vi một trăm do tuần, khiến cho các thứ thiên ma tà quái, cuồng tín, si mê đều không có cơ hội để khuấy phá người truyền bá giảng thuyết kinh này.

Bấy giờ Đức Phật bảo:

- A Nan! Ông hãy thọ trì kinh này và truyền bá sâu rộngđời sau.

Dạ! bạch Thế Tôn! Con xin vâng lời Phật. Con đã nắm vững những phần cốt lõi thâm sâu rồi.

Bạch Thế Tôn! Kinh này tên gọi là chi? Ông A Nan hỏi?

Phật bảo:

- Kinh này tên là Duy Ma Cật Sở Thuyết. Cũng gọi là kinh BẤT KHẢ TƯ NGHÌ GIẢI THOÁT PHÁP MÔN. Ông hãy NHƯ VẬY thọ trì.

Phật nói kinh này xong, Trưởng giả Duy Ma Cật, Đại trí Văn Thù Sư Lợi, Xá Lợi Phất và hàng chư Thiên, người, A tu la cùng tất cả đại chúng nghe rồi đều hoan hỉ tín thọ phụng hành

LỜI KẾT

Đức Phật ngồi tham thiền nhập định dưới cội Bồ-đề suốt 49 ngày đêm và lời nói đầu tiên mà chính Ngài đã thốt ra sau khi chứng nghiệm chân lý là:”Cái mà chính ta đã khổ công tìm kiếm ròng rã suốt mười một năm chính là cái mà tất cả chúng sinh đã có sẳn trong họ. Đó chính là Chơn tâm, là Phật tánh sáng suốt vĩnh hằng, là tự tánh thanh tịnh bản nhiên mà đã bị cái vỏ cứng của vô minh che phủ nên chúng sinh không nhận biết mà mãi tiềm kiếm những ảo giác bên ngoài nên cuộc sống còn lặn hụp trong phiền não khổ đau”. 

Do đó cho dù Đức Phật có thuyết bao trăm hội, có nói bao nhiêu bộ kinh thì nội dung vẫn không ngoài mục đích dẫn dắt chúng sinh tự mình ngộ nhập chân lý hay chứng nhập Phật Tri Kiến. Tất cả kinh điển, pháp môn tu tập trên thế gian này chỉ là phương tiện, là ngón tay, là chiếc thuyền để giúp mỗi chúng sinh tùy theo căn cơ, hoàn cảnhtrình độ mà tự mình chứng nghiệm chân lý. Con người lúc nào cũng chạy theo tham đắm vật dục, làm nô lệ cho tư kỷ cá nhân nên xa dần với Phật tánh thanh tịnh mà sống trong điên đảo khổ đau. 

Giáo lý của Đức Phật là chiếc thuyền nan vững chắc giúp chúng sinh chống lại bao sóng gió chập chùng trên biển trầm luânquay về với bến bờ thanh tịnh bình yên để có cuộc sống an vui tự tại. Có hồi đầu thị ngạn, có đến được bờ giải thoát giác ngộ thì mới thấy được ánh sáng thiêng liêng huyền diệu của chân lý mà sống với con người thật của chính chính mình mà nhà Phật gọi là bản lai diện mục, là chân nhân, là tự tánh thanh tịnhchúng ta đã bỏ quên nó đi.

Kinh Duy Ma Cật được xuất hiện vào thời Phật nói kinh Phương Đẳng cũng không ngoài mục đích dùng bao thí dụ, phương cách để giúp chúng sinh thấy được Chơn tâm, Phật tánh của chính mình. Kinh giới thiệu trưởng giả Duy Ma Cật là một thương gia, phú hộ, giàu sang phú quý, có địa vị trong xã hội như trăm ngàn chúng sinh khác trong thế giới nầy, nhưng cho dù sống trong nhung gấm lụa là, tiền rừng bạc biển, vợ con tôi tớ đầy nhà mà ông ta không hề bị những thứ nầy làm tâm ô nhiễm. Ông luôn nói chánh pháp, lấy chánh pháp làm phương châm cho hành động và sau cùng là sống đúng với chánh pháp mà không cần phải cạo đầu hay đắp y mà chỉ thể hiện qua hình tướng của một trưởng giả, một cư sĩ mà thôi. 

Vì chủ yếu của kinh là giúp chúng sinh không còn quan trọng hình tướng bên ngoài mà phải quay về để thấy và sống với thật tướng tức là chơn tâm, là Phật tánh của chính mình nên ông Duy Ma Cật tuy bề ngoài là một người thường, nhưng bên trong ông có tâm hồnđạo hạnh của một vị đại Bồ-tát. Triết lý Tây phương có câu rằng:”Chiếc áo không làm nên người tu sĩ” thì chân lý về thật tướng trong kinh Duy Ma Cật quả thậtsiêu việt, tuyệt vời để giúp chúng sinh tránh xa những ảo tưởngtùy thuộc vào những nhận xét sai lầm từ hình dáng bên ngoài. Toàn bộ của kinh là chuyển Tâm chớ không chuyển Cảnh bởi vì một khi tâm thay đổi thì cảnh sẽ chuyển theo. Một người có tâm thanh tịnh, không chạy theo tham đắm lợi danh thì dầu cho hoàn cảnh xã hội có thay đổi như thế nào thì tâm người đó cũng không bao giờ bị ô nhiễm. Ngược lại một người tâm bất tịnh thì chắc chắn sẽ thay tâm đổi tánh khi đối diện với lục dục thất tình.

Kinh mở đầu bằng cách giới thiệu một lối nhìn mới về Chơn tâm. Một khi chúng sinh biết quay về sống với trực tâm, thâm tâmBồ-đề tâm của chính mình thì sẽ có tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh có nghĩa là tâm bình đẳng giữa tất cả chúng sinh. Vì có sự bình đẳng nên không có sự phân biệt giữa ta và người vì người và ta vốn là một. Thật vậy, chúng ta đều là những giọt nước trong đại dương của sự sống, tuy là một thành phần nhỏ bé nhưng chúng ta vẫn có thể kinh nghiệm được toàn thể sự sống của đại dương.

Con người lúc nào cũng ảo tưởng những gì mình không thể nắm bắt được cho nên khi đối diện với thực tế thì đâm ra thất vọng. Đức Phật sống trong thế giới Ta bàchúng ta gọi là thế giới tội lỗi xấu xa bất toàn ô trược, nhưng dưới nhãn thức của Ngài thì thế giới này đâu có khác gì những cõi Tịnh độ của chư Phật trong mười phương không khác. Tại sao? Bởi vì thế gian đối với người còn vô minh phiền não thì bất tịnh tội lỗi xấu xa, còn kẻ được giải thoát, tâm hồn hoàn toàn thanh tịnh thì lúc nào cũng ung dung tự tại, thanh thoát an nhàn. Vì thế tôn chỉ của kinh là:” Tùy kỳ tâm tịnh tắc Phật độ tịnh” và “Dục tịnh Phật độ tiên tịnh kỳ tâm” nghĩa là nếu tâm mình thật thanh tịnh, không còn vô minh phiền não quấy phá thì thế giới này chính là cõi Phật thanh tịnh chớ không cần tìm cõi tịnh độ ở đâu xa. 

Cõi Phật không ở trên cao cũng chẳng ở xa mà chính là ở ngay trong tâm của con người. Một khi chúng sinh đoạn hết vô mình phiền não để trở thành sáng suốt giác ngộ chân lý thì tâm đó chính là tâm Phật, thế giới này chính là cõi tịnh độ vậy. Do đó cốt tủy của kinh là khẳng định cho người Phật tử xuất gia hay tại gia là ở đâu tu cũng được vì tu là tu tâm chớ không tu cảnh cho nên ở nhà, ở chợ và ngay trong sở làm thì nơi nào cũng là đạo tràng thanh tịnh cả. 

Kinh giới thiệu ba lần cảnh Tịnh độ để giúp chúng sinh thấu hiểu rằng hễ có tâm tịnh thì có cõi Phật tịnh. 

Lần thứ nhất Đức Phật Thích Ca muốn khai thị cho tôn giả Xá Lợi Phất thấy rằng thế giới Ta bà này cũng chính là cõi Phật thanh tịnh như bao cõi Tịnh độ của mười phương chư Phật bằng cách lấy ngón chân nhấn xuống đất. Khi con người biết kiềm chế tham-sân-si mạn nghi tà kiến để có tâm thanh tịnh thì cho dù họ sống trong bất cứ xã hội nào thì thế giới đó chính là cõi Phật thanh tịnh. Cái thế giới Ta bàcon người cho rằng có nhiều tội lỗi, xấu xa, đầy phiền não khổ đau, nhưng chính Đức Phật cũng sống ở đây mà tâm Ngài rất tự tại, rất thanh tịnh, không hề có phiền não khổ đau thì Tà bà chính là cõi Tịnh độ vậy. 

Lần thứ hai trưởng giả Duy Ma Cật sử dụng khả năng bất khả tư nghì khiến ba mươi hai ngàn tòa sư tử to lớn lộng lẫy trang nghiêm của thế giới Tu Di Tưởng vào trong tịnh thất của ông. Tuy cảnh Tịnh độ xa xôi 42 ức hằng hà sa thế giới như thế mà có thể đem về trong khoảnh khắc là thâm ý của kinh muốn nhắn nhủ chúng sinh đừng mong cầu ở cõi Tịnh độ xa xôi vời vợi nào khác mà chỉ cần giữ tâm mình được thanh tịnh thì cảnh Tịnh độ xa xôi kia sẽ hiển hiện trong tâm thức của mình tức thì. Tuy trong vủ trụ bao la có rất nhiều cõi Phật thanh tịnh trang nghiêm khác, nhưng Nhất Chân Pháp Giới khẳng định rằng thế giới thanh tịnh này cũng chính là thế giới thanh tịnh kia, không sai không khác.

Lần thứ ba ông Duy Ma Cật vào chánh định, vận dụng thần thông lấy tay mặt cắt thế giới Diệu Hỉ đem sáp nhập vào cõi Ta bà mà không chật hẹp, không thêm không bớt. Tất cả vạn pháp trong “Nhất Chân Pháp Giới” thì lúc nào cũng tương ứng, tương túc, tương nhập, tương dung, lý vô ngại, sự vô ngại, lý sự vô ngạisự sự vô ngại nên Bản Thể của các pháp dung thông vô ngạivượt qua mọi hình tướng vật chất nên không có lớn nhỏ, rộng chật mà chỉ có Tâm Thể hòa hợp làm một. Một lần nữa, ông Duy Ma Cật muốn giới thiệu một cõi Tịnh độ ở ngoài thế giới Ta bà, nhưng muốn đạt đến cảnh giới thanh tịnh này thì chúng sinh phải giữ tâm mình cho được thanh tịnh bằng cách phá tan tâm phân biệt ích kỷ hẹp hòi chấp trướcquay về sống với Tâm Vô Động. Đó chính là Chơn tâm, là Bản Thể, là cội nguồn phát sinh ra tất cả.

Kinh đã dùng ba phương tiện, ba hình ảnh khác nhau để chứng minh cho chúng sinh thấu hiểu một mục đích, một Chân lý tối thượng trên con đường Vô thượng Bồ-đề là :”Tùy kỳ tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh”.

Chủ yếu của kinh là đề cao tư tưởng Đại thừa bằng cách phục hưng tinh thần hoạt động của Phật giáo nguyên thủy. Kinh khuyến khích phong trào tu học Phật cho cả hai giới xuất giatại gia và mang lại một luồng sinh khí mới cho đạo Phật làm cho mọi người có cơ hội thực hành Bồ-tát đạo để tìm sự giải thoát giác ngộ ngay trong cuộc đời này. Đó chính là tự độ rồi độ thatự giác rồi giác tha. Chính tư tưởng tự giác rồi giác tha sẽ đem con người gần với nhau hơn vì một khi lòng từ bi phát triển trọn vẹn, con người sẽ không còn ao ước giải thoát cho riêng mình vì họ thấy mình và chúng sinh là một không hề khác nhau cho nên nếu chúng sinh còn vướng mắc trong vòng đau khổ thì làm sao họ có thể giải thoát cho riêng mình được. 

 Tôn chỉ của kinh là đề cao nguyên lý Bất Nhị hay vào Pháp Môn Không Hai để gạn lọc tất cả những sự phân biết đối đãi trong tâm thức mà chính là cội nguồn của phiền não khổ đau. Sống trong thế giới tương đối, con người nhìn đâu, thấy đâu cũng có Hai nghĩa là còn thấy có cao có thấp, có tốt có xấu, có thiện có ác, có giàu có nghèo, có mình có người, có xuất gia tại gia, có chùa lớn chùa nhỏ, có Phật đứng Phật ngồi, có da trắng da đen…Ngược lại nguyên lý Bất nhị cho rằng cái Hai ấy không phải là Hai vì chúng là song lập, cùng tồn tại bất khả phân ly. Chân lý ở đây không phải là không thấy có sự khác nhau về hình tướng của vạn pháp mà là không chấp về sự khác biệt về hình tướng đó. 

Kinh muốn dẫn dắt chúng sinh đừng nhìn cuộc đời bằng hai mặt đối đãi vì đó chỉ là cái nhìn của nhục nhãn dựa theo hình tướng biến đổi sinh diệt bên ngoài nên dễ bị sai lầm. Muốn có cái nhìn hoàn hảo, chính xác thì con người phải dùng mắt trí tuệ để chiếu soi mà nhận biết rằng tuy chúng sinh, vạn vật, ngay cả vủ trụ có hình dáng khác nhau, tính nết khác nhau, nghiệp báo nặng nhẹ khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một cái rất thiêng liêng, cao cả mà ngôn ngữ không thể nào diễn tả được nên chính Đức Phật tạm gọi nó là Chơn tâm trong kinh Lăng Nghiêm, là Tri Kiến Phật trong kinh Pháp Hoa, là Phật Tánh trong kinh Đại Niết Bàn, là Trí Huệ Phật trong kinh Viên Giác, là Như Lai Viên Giác Diệu Tâm trong kinh Viên Giác

Đây chính là tự tánh thanh tịnh bản nhiên tức là bản lai diện mục có sẳn trong tất cả mọi chúng sinh. Nếu có thể nói được, diễn tả được thì Đức Phật chỉ gọi một tên là đủ chớ đâu cần phải gọi bằng nhiều cái tên như thế. Tuy được gọi bằng nhiều tên khác nhau mà không có cái tên nào là tên thật cả. Chỉ khi nào chúng sinh tự mình thể chứng được sự thanh tịnh, tịch diệt của tâm thức thì chính họ sẽ biết cái tên nào là tên thật

Một điểm sáng chói của kinh là giúp chúng sinh phá cho được chấp ngã, chấp pháp để có tâm thanh tịnh. Tuy Niết Bàn, Bồ-đề là an vui tịch diệt, thanh tịnh giải thoát hoàn toàn, nhưng kinh khuyên chúng sinh không để tâm trụ chấp vào đó. Bởi vì một khi còn mong cầu cho dù đó là Niết Bàn thì đây cũng là ý niệm tham. Nói một cách khác Vô vi thanh tịnhcứu cánh tột đỉnh của người còn đi trên con đường giải thoát giác ngộ, nhưng cho dù có đạt được mục đích này cũng đừng khởi tâm “chấp trụ” và khởi ý “đam mê”. 

Bởi vì đam mê thì giải thoát trở thành ràng buộc và chấp trụ thì tâm không còn thanh tịnhbiến thành “sợ mất”. Nhưng càng lo sợ thì mất mát sẽ đến nhanh hơn do đó cái lo bây giờ thành ra cái khổ cho nên Niết bàn Bồ-đề bổng nhiên biến mất và dĩ nhiên thanh tịnh biến thành phiền não khổ đau như lúc ban đầu. Vì thế khi đã thấu biết Bồ-đề, Niết bàn chính là tự tánh thanh tịnh của mình thì chúng sinh chỉ cần tự hóa giải tất cả phiền não vô minh thì tự mình có được Bồ-đề Niết Bàn chớ đừng mong cầu trông đợi nó ở bất cứ nơi nào hay do Phật hoặc Bồ-tát ban cho

Sau cùng kinh Duy Ma Cật dẫn dắt chúng sinh có được sự giải thoát ngay trong đời này và ngay trong thế giới Ta bà này mà không cần trông chờ mong đợi đến kiếp sau hay ở bất cứ cõi Tịnh độ nào. Tuy bề ngoài họ vẫn sống, sinh hoạt bình thường như muôn ngàn chúng sinh khác, nhưng bên trong họ có một sự giải thoát kỳ lạ, an lành, thoải mái, thanh tịnh tự trong tâm hồn. Đây chính là sự giải thoát không thể nghĩ bàn vì chỉ có người đó tự mình thấu hiểu và tận hưởng sự thanh tịnh, tịch diệt của sự giải thoát Niết Bàn mà người kế bên không hề hay biết. 

Có thể nói kinh Duy Ma Cật có tánh cách như là cuộc cách mạng của cư sĩ bởi vì từ xưa đến nay chỉ có những người xuất gia mới chứng đạt được Thánh quả, mà chưa ai nói đến người cư sĩ chẳng những chứng đắc Thánh quả mà còn siêu xuất hơn hơn cả người xuất gia nữa. Thật ra đây cũng là tinh thần bình đẳng của nhà Phật vì giải thoát giác ngộ không chỉ dành riêng ưu đãi cho thành phần xuất gia mà thôi. Khi chúng sinh không còn xét đoán việc đời qua hình tướng sinh diệt bên ngoài, mà quay về sống với thật tướng bất sinh bất diệt, với chơn tâm, với Phật tánh vĩnh hằng thường có trong ta thì hình tướng đầu tròn áo vuông hay xuất gia tại gia đâu có gì khác biệt. Vì thế kinh Duy Ma Cật đã khẳng định rằng:”Quả vô thượng Bồ-đề không phải là cái hứa hẹn để cho mọi người mỏi mòn mơ ước trông đợi. Mà trong tất cả chúng sinh ai ai cũng có khả năng đạt đến bằng nghị lựctrí tuệ của chính mình”.

Kinh Duy Ma Cật chưa phải là chân lý, nhưng kinh đưa chúng sinh đến để tự mình thể nghiệm chân lý. Vì đây là bất khả tư nghì kinh nên chúng sinh không cần luận bàn suông mà hãy tinh tấn tu học, thực hành những lời dạy trong kinh để vượt qua văn tự ngôn ngữthâm nhập Bản Thể Chân Như ngỏ hầu thấy được thật tướng của vạn pháp mà có được tâm thanh tịnh để biến cuộc đời phiền não khổ đau thành cảnh giới an vui tự tại, thanh thoát an nhàn như cõi Tịnh độ của chư Phật trong mười phương thế giới vậy.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Lê Sỹ Minh Tùng

Hồi Hướng:

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô biên thệ nguyện học
Vô thượng Phật đạo thệ nguyện thành.

Thâm ý của Lục Tổ Huệ Năng thì:

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ không có nghĩa Phật hay Bồ-tát độ chúng sinh mà chính mình phải tự độ cho mình vì ai ai cũng có sẳn cái tự tánh thanh tịnh bản nhiên tức là Phật tánh trong ta do đó chúng sinh chỉ cần diệt hết vô minh phiền não để khôi phục cái Phật tánh này thì chính mình đã tự độ cho mình rồi.

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn nghĩa là trừ hư vọng từ tự tâm mình.
Pháp môn vô biên thệ nguyện học nghĩa là học Vô thượng Chánh Pháp.

Vô thượng Phật đạo thệ nguyện thành là luôn luôn hành động khiêm tốn, cung kính đối với tất cả, xa lìa mê chấp, giác tri Bát nhã. Khi trừ hết mê vọng rồi, tức là tự ngộ thành Phật đạo và thực hành thệ nguyện lực.

Tạo bài viết
07/06/2010(Xem: 60557)
09/06/2010(Xem: 33428)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: