Thư Viện Hoa Sen

Chương X: Phương Tiện Để Nhiếp Hóa Chúng Sinh

09/02/20158:38 SA(Xem: 4135)
Chương X: Phương Tiện Để Nhiếp Hóa Chúng Sinh

KINH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO
Thích Giải Hiền soạn dịch


CHƯƠNG X: PHƯƠNG TIỆN ĐỂ NHIẾP HÓA CHÚNG SINH

[Tứ Nhiếp trang nghiêm cố, thường cần nhiếp hóa nhất thiết chúng sanh]. Đây là nói về mối quan hệ giữa thập thiện và Tứ Nhiếp. Tứ Nhiếp là bốn phương pháp để nhiếp hóa chúng sinh, gồm: bố thí, ái ngữ, đồng sự, lợi hành. Cũng giống như Lục Độ là các pháp môn phương tiện mà chư Bồ Tát thường dùng để độ hóa chúng sinh. Là người hành giả tu tập Bồ Tát đạo cần phải xây dựng uy tín tốt đẹp trong xã hội thì mới có thể có được một năng lực nhiếp thọ tương ứng, mới có thể độ hóa được càng nhiều chúng sinh.

Cho nên Đức Phật từ bi đã chỉ dạy bốn pháp môn nhiếp hóa làm chuẩn tắc xử lí công việc của người con Phật. Chỉ cần biết tuân thủ pháp môn Tứ Nhiếp thì bất luận là đối nhân xử thế hay kinh doanh hoặc làm chính trị nhất định càng nhiều thiện duyên, mọi việc càng thuận lợi. Bất kể đi đến chỗ nào, mọi ngươi đều sanh tâm hoan hỉ thương mến. Có được cơ sở quần chúng tốt đẹp như vậy, đem Phật Pháp giới thiệu cho họ, tự nhiên sẽ đạt được hiệu quả bỏ được việc mà ít tốn công.

  1. Bố thí.

Cũng như Lục Độ, pháp môn Tứ Nhiếp lấy bố thí làm đầu. Từ đó thấy được, bố thí là một trong những phương pháp kết duyên với chúng sinh tốt nhất. Bố thí cũng giúp chúng ta bồi dưỡng tâm thích giúp người, tăng trưởng nên thói quen tốt đẹp là thích làm việc thí xả. Chỉ cần chúng ta dùng tâm thương xót thế gian thì sẽ dễ dàng phát hiện ra rằng ai ai cũng cần sự giúp đỡ. Người nghèo cần sự giúp đỡ về vật chất, người cô đơn cần sự giúp đỡ về an ủi, người mất phương hướng cần sự giúp đỡ chỉ đạo tinh thần, người thất bại cần sự giúp đỡ động viên. Tất cả đều thuộc về phạm trù bố thí. Kì thực, trong xã hội ngày nay, mối quan hệ giữa người với người vì thiếu sót sự giao lưu nên ngày trở nên lạnh nhạt, bởi vậy ngoài nhu cầu về vật chất ra phần lớn con người trong xã hội hiện nay cần sự an ủi về tinh thần, cần sự tưới mát về tâm linh. Là người Phật tử, chúng ta phải lấy tình thương để quán sát và phát hiện ra những nhu cầu của người khác để tận sức giúp đỡ.

  1. Ái ngữ.

Ái ngữlời nói xuất phát từ tình thương, nó phải là chân thật, thanh tịnh, còn những lời nói xu nịnh hoặc lấy lòng người khác dù có là đường ngôn mật ngữ đi chăng nữa cũng không phải là ái ngữ bởi vì những lời nói đó xuất phát từ tâm ô nhiễm, không phải là sự chân thật. Càng quan trọng hơn, ái ngữ phải là lời nói đem đến lợi ích chân thật cho người khác, còn những lời nói làm cho đối phương dễ chịu hay ngọt bùi lỗ tai nhưng không có lợi ích nào thì cũng không thuộc về ái ngữ.

  1. Đồng sự.

Đồng sự có hai tầng thứ nội hàm. Một là tích cực tham dự, khi người khác làm việc lợi ích nhân quần xã hội thì chúng ta phải chủ động tích cực tham dự, giúp đỡ hoặc ủng hộ. Hai là quan tâm, tức là phải lấy mình để nghĩ đến người khác chứ không phải áp đặt suy nghĩ hoặc quan điểm của mình cho người khác. Đặc biệt là những người làm cha làm mẹ cần phải hiểu được nghĩa lý này. Cũng vậy, có người mới học Phật cảm nhận được lợi ích của Phật Pháp rồi vội vã làm việc khắp nơi “hoằng pháp” mà không hề suy nghĩ đến trình độ hay tập quán tiếp thọ của đối phương, nhiều khi lại là phản tác dụng, thậm chí làm ảnh hưởng đến tâm hoan hỉ của người khác đối với Phật Pháp.

  1. Lợi hành.

Lợi hành tức là làm bất cứ việc gì đều vì lợi ích của tha nhân. Thực hiện lợi hành cũng giống như pháp môn đồng sự, một mặt phải phát tâm vì lợi ích của người khác, mặt khác cũng phải có phương tiện thiện xảo vì lợi ích của người khác. Nếu như khôngphát tâm vì lợi ích cho người thì dù có làm việc gì mà vô tình đem lại lợi ích cho người thì cũng không thuộc về lợi hành. Còn nếu có sự phát tâm mà không có được phương tiện thiện xảo tương ứng thì cũng không thể đạt được hiệu quả lợi ích như mong muốn.

Pháp môn Tứ Nhiếp là thái độ xử thế cần phải có của Bồ Tát. Là người thực hành Bồ Tát đạo thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày phải biết dùng pháp môn Tứ Nhiếp để rộng kết thiện duyên với chúng sinh, khiến cho mọi người đều sanh tâm hoan hỉ với mình, cam tâm tình nguyện nghe theo mình, tiếp nhận sự giáo hóa của mình, như vậy sẽ từ từ bồi dưỡng được năng lực độ hóa chúng sinh.
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: