Lời Giới Thiệu

15/06/201012:00 SA(Xem: 17762)
Lời Giới Thiệu

TÂM KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Thích Trí Thủ
Tu Viện Quảng Hương - Chùa Già Lam

LỜI GIỚI THIỆU

Tâm kinh Bát nhã, kể từ ngày bản dịch của Ngài Huyền Tráng ra đời, đã được tất cả các Phật tử Á Đông chấp nhậntụng niệm thường xuyên. Ai cũng thuộc lòng và ít nhiều thâm hiểu giá trị cùng vị trí của kinh này trong lịch sử tư tưởng Phật giáo. Đối với Việt Nam ta, cho đến nay, Tâm Kinh Bát nhã vẫn là một bài nhật tụng được chuyên trì nhiều nhất.

Ngay từ những năm khói lửa của cuộc kháng chiến Nguyên Mông đầy gian khổ nhưng cũng vừa hào hùng, vị anh hùng dân tộc, đồng thời là vị thành lập Thiền Phái Trúc Lâm thuần túy Việt Nam, vua Trần Nhân Tôn đã viết trong Cư trần lạc đạo:

Dựng cầu đò, xây chiền tháp,

Ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu.

Cứng hỷ xả, nhuyến từ bi,

Nội tự tại Kinh Lòng hằng đọc.

Ngài Minh Châu Hương Hải là người dịch và chú giải Tâm Kinh Bát nhã đầu tiên bằng tiếng dân tộc quốc âm hiện còn bảo tồn. Rồi ngài Chân Nguyên ca ngợi năng lực thâm diệu của kinh trong Nam Hải Quán Âm

Công chúa thấy thốt thương song

Bèn chuyển Kinh Lòng động đến hoàng thiên

Bảo hoa bay khắp bốn bên 

Hào quang thấu lọt dưới trên cửa thành

Thiết tha giải tích tan tành

Nhất thiết tù rạc siêu sanh một giờ.

Ngài Toàn Nhật, một nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng lớn của dân tộc ta, đã viết trong Thiền Cơ Yếu Ngữ Văn:

Một nồi hương huệ đốt xông

Ba biến Kinh Lòng thường niệm hôm mai.

Rồi trong Tham Thiền Vãn, ngài cũng nói:

Chí dồi mài công phu lựa lọc

Kết tri âm giảng đọc Tâm Kinh

Cốc mình thức tử tri sinh

Sá gì dế lỗ rành rành đặng mưa.

Thì ta cũng đủ thấy kinh này đã được dân tộc ta qua lịch sử hâm mộ như thế nào. Điều này cũng không có gì lạ, vì Tâm Kinh Bát nhã đã cô kết lại một cách trọn vẹn tất cả giáo nghĩa siêu việt của Phật giáo Đại thừa. Mà muốn hiểu Phật giáo Đại thừa, cũng như muốn thực hành phương pháp tu trì của Phật giáo đó, ta không thể nào không biết, đọc, và hiểu nghĩa của Tâm Kinh. Vì thế hôm nay tôi phát nguyện dịch lại bản Tâm Kinh được ưa chuộng vừa nêu.

Mặc dù rằng nguyên bản Phạn văn của kinh này đã được tìm thấy, nhưng bản dịch của ngài Huyền Tráng cho đến nay vẫn còn được rất nhiều người hâm mộ. Cho nên, tôi đã dựa theo bản của ngài Huyền Tráng mà dịch ra Việt văn, đồng thời tham khảo bản Phạn văn cũng như các bản dịch khác, đặc biệt bản dịch và chú giải Tâm Kinh bằng quốc âm của thiền sư Minh Châu Hương Hải vừa được phát hiện.

Với mục đích cung ứng tài liệu cho việc học tập và nghiên cứu Tâm Kinh, tôi cũng tập thành tại đây các bản Phạn văn theo thư pháp Tất đàn và Devanagari, bản tiếng Mãn Châu, Tây Tạng, Vu Điền, Mông Cổ, Pali, các dịch bản và phiên bản Hán văn, bản chú giải bằng tiếng quốc âm xưa nhất của thiền sư Minh Châu Hương Hải, cùng các bản Anh, Pháp, Đức và Nhật.

Nguyện rằng, bản dịch này giúp các Phật tử hiểu sâu hơn nữa giáo nghĩa của Đại thừaĐức Phật đã lân mẫn trao phó. Và cũng vì mục đích giúp các Phật tử lĩnh hội ý nghĩa của bản văn, tôi đã mạo muội viết thêm bản chú giải của mình. Bản chú giải này thuộc phần một. Phần hai của tập này gồm các bản văn vừa kể trên. Phần ba dành riêng để chú thích, chỉ dẫn và bản so sánh từ điển thuật ngữ Phạn, Hán, Tây Tạng, Anh, để các thiện tri thức tiện tra cứu.

Nguyện cầu Tam Bảo chứng minh gia hộ.

Già Lam, mùa An cư

H.T. THÍCH TRÍ THỦ




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/06/2010(Xem: 59918)
09/06/2010(Xem: 33240)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :