Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập

18/10/20194:23 SA(Xem: 17164)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập

Thiền Viện Trúc Lâm
 KINH THỦ LĂNG NGHIÊM GIẢNG KÝ
TOÀN TẬP
Tác Giả: Thích Thông Phương
Dịch Giả: Thích Phước Hảo
Nhà Xuất Bản Hồng Đức Pl. 2561-Dl. 2017

 

 

Nhất tâm kính lễ, Mười Phương Vô Thượng Tam Bảo.

Nhất tâm kính lễ, Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Nhất tâm kính lễ, Lịch Đại Chư Vị Tổ Sư Truyền Dịch Kinh Điển.

Nhất tâm kính lễ, Hòa Thượng Ân Sư Thượng Thanh Hạ Từ.

Nhất tâm kính lễ, Giác Tánh Viên Mãn Trong Mỗi Chúng Sanh.

 

 

 

LỜI TỰA

 

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký này do chúng tôi giảng cho chư Tăng tại Thiền viện Trúc Lâm, rồi được quý Sư cô hợp tác với Phật tử ghi chép lại, xong gửi về chúng tôi chỉnh sửa; sau đó một số Tăng NiPhật tử phát tâm ấn hành để làm lợi ích rộng rãi đến nhiều người. Nhân duyên hội tụ đầy đủ, Bộ Lăng Nghiêm Giảng Ký này được hình thành và đến tay người đọc.

Tuy nhiên, nghĩa lý kinh Lăng Nghiêm rất sâu, rất rộng, rất nhiệm mầu, vượt ngoài thức tình suy nghĩ hay ngôn ngữ luận bàn, vậy làm sao có thể giảng, có thể ghi chép được? Song nếu một bề im lặng mãi thì ai biết được đây?

Do đó, Đức Phật cũng từ chỗ không thể nói mà phương tiện nói. Và nay đây cũng từ chỗ khó nói mà phương tiện giảng nói, từ chỗ không thể ghi chép mà phương tiện ghi chép. Những mong người đọc khéo hiểu được, đây chỉ là phương tiện, mà cần phải đạt sâu ý ngoài lời thì cũng không đến nỗi uổng phí vô ích.

Ôi, chân tâm sáng suốt nhiệm mầu ai ai cũng sẵn đủ, nhưng vì sao phải làm chúng sanh vô minh, sống trong vòng hư vọng lưu chuyển không dừng thế ấy? Chỉ vì một niệm bất giác ban đầu, quên mất cái sẵn chân thật sáng suốt nhiệm mầu ấy mà vọng khởi thành sai biệt có nhiều thứ, đến nỗi che mất cả cội nguồn chân thật xưa nay ấy!

Thanh tịnh bản nhiên bỗng sanh núi sông, quả đất! Như Diễn-nhã-đạt-đa từ chỗ không cuồng mà phát cuồng bỏ chạy. Cái đầu vẫn sẵn đó, mà bảo là mất đầu rồi đi tìm đầu?!

Có Ai thấy chăng cái cuồng của chính mình đó?

Không cuồng, tại sao vẫn làm chúng sanh điên đảo đây?

Thật cuồng, thì còn Ai có biết để chạy tìm?

Mong sao mỗi người ngay đây thức tỉnh trở lại xem!

Mới hay, Ân Phật quá lớn lao không thể nghĩ bàn! Dù tán nhỏ thân này như vi trầnphụng thờ Phật trong vô số kiếp cũng khó đáp đền!

Một chút công đức này có thấm là bao !

Tuy nhiên, một chút ánh sáng soi đường cho nhau trong đêm tối vô minh sao bảo là không cần thiết?

Cuối cùng, nguyện đem công đức này, hồi hướng chia đều cho tất cả chúng sanh trong pháp giới đều được thấm nhuần lợi ích không phân chia xa gần, đây kia ngăn cách.

Này nhé !

Nguồn tâm chân thật sẵn đây rồi,

Sao phải khởi thêm cái chiếu soi?

Giác minh, minh giác lầm ngay đó !

Hỡi ai ! Có thấy, Thấy chăng, ôi !

Thấy chăng, ôi !

Đáng tiếc cho kìa, một kiếp người !

Thiền viện Trúc Lâm

Mùa xuân Đinh Dậu 2017

THÍCH THÔNG PHƯƠNG

 

MỤC LỤC

 

TẬP 1 (Từ trang 5)

Lời Tựa

Giải Đề Kinh

Yếu Chỉ Kinh

Kinh Lăng Nghiêm Và Sự Lưu Truyền

Người Phiên Dịch

Phần 01 – Tựa

Phần 02 – Chánh Tông

Mục 1 – Bảy Chỗ Hỏi Tâm

Mục 2 – Hiển Bày Căn Và Tánh Thấy

Mục 3 – Nêu Tánh Thấy Ra Ngoài Nghĩa Phải Và

Chẳng Phải

Mục 4 – Bác Thuyết Nhân Duyên Tự Nhiên Để Hiển Bày

Thật Tướng Của Tánh Thấy

Mục 5 – Chỉ Ra Cái Thấy Vọng Để Hiển Bày Cái Thấy

TẬP 2 (từ trang 181)

Mục 06 – Tóm Thu Bốn Khoa Bảy Đại Về Như Lai Tạng

Mục 07 – Chỉ Rõ Vọng Sanh Tiếp Nối Và Các Đại Không Ngăn Ngại Nhau

Mục 08 – Chỉ Diệu Minh Hợp Với Tạng Tánh

Mục 09 – Chỉ Mê Vọng Không Có Nhân

Mục 10 – Lại Bác Nghĩa Nhân Duyên Tự Nhiên

Mục 11 – Chỉ Nghĩa Quyết Định

TẬP 3 (Từ trang 355)

Mục 12 – Đánh Chuông Nghiệm Tánh Thường

Mục 13 – Nêu Ra Căn Để Chỉ Chỗ Mê

Mục 14 – Cột Khăn Để Chỉ Đầu Gút

Mục 15 – Chỉ Mở Gút Trước Sau

Mục 16 – Gạn Hỏi Đại Chúng Về Chỗ Viên Thông

Mục 17 – Chỉ Chính Chỗ Viên Tu

Mục 18 – Chỉ Bốn Lời Dạy Bảo Rõ Ràng, Quyết Định

Mục 19 – Phật Khai Thị Về Mật Giáo Thầm Giúp Những Người Tu Hành

Mục 20 – Khai Thị Vị Trí Tu Chứng Trước Và Sau

TẬP 4 (Từ trang 561)

Mục 21 – Kết Chỉ Dạy Tên Kinh

Mục 22 – Khai Thị Phần Trong, Phần Ngoài Của Chúng Sanh

Mục 23 - Chỉ Ra Mười Tập Nhân, Sáu Đường Giao Báo

Mục 24 - Các Cõi Trời Sai Khác

Mục 25 - Khai Thị Chỗ Hư Vọng Của Bảy Loài

Mục 26 - Phân Biệt Các Ấm Ma

Phần 03 – Lưu Thông

Tóm Tắt Ý Chính Kinh Lăng Nghiêm

pdf_download_2
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giàng Ký - Thích Thông Phương





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/06/2010(Xem: 57722)
09/06/2010(Xem: 32767)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.