Vi. Thể Thức Sám Hối

19/06/201012:00 SA(Xem: 9444)
Vi. Thể Thức Sám Hối

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
LUẬT HỌC TINH YẾU

Hoà Thượng Thích Phước Sơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2006 – PL 2550

Chương 4
GIỚI BỒ-TÁT

VI. THỂ THỨC SÁM HỐI

Theo Bồ-tát giới Yết-ma văn thuộc Du-già thì người phạm tội chia làm 3 bậc, thượng, trung và hạ. Bậc thượng thì không thể sám hối, phải thọ giới lại, bậc trung và hạ mới có thể sám hối, được trình bày như sau:

1. Nếu Bồ-tát phạm Thượng phẩm triền, tức thường thường phạm 4 tha thắng (Ba-la-di) mà không hổ thẹn, còn sinh ưa thích cho là công đức thì xem như mất giới, phải thọ lại.

2. Nếu Bồ-tát phạm Trung phẩm triền, tức vô tình phạm bốn tha thắng, liền sinh tâm tàm quý thì có thể sám hối với 3 người trở lên, sám hối xong được xem là thanh tịnh.

3. Nếu Bồ-tát phạm Hạ phẩm triền, tức phạm 4 tha thắng nhẹ và các giới khinh thì có thể đối thủ sám hối với một người, liền được thanh tịnh.

(Bồ-tát Giới Yết-ma văn Đ.24, tr.1106).

Theo Bồ-tát Phạm Võng, giới khinh thứ 41 trình bày về hai thể thức sám bối như sau:

1/ Nếu người phạm mười giới trọng thì phải ngày đêm 6 thời lễ bái chư Phật cho đến khi thấy hảo tướng như Phật đến xoa trên đầu, thấy hào quang của Phật, thấy hoa sen, hoặc các tướng kỳ lạ khác thì tội được tiêu diệt. Nhưng, nếu không thấy được hảo tướng thì phải thọ giới lại.

2/ Nếu phạm 48 giới khinh thì đối thủ sám hối với một người, tội liền tiêu diệt. (Phạm Võng kinh Lô-xá-na Phật thuyết Bồ-tát Tâm địa Giới phẩm đệ thập, quyển hạ, Đ.24, tr.1008c). Người nhận sự sám hối, tốt nhất là chúng Bồ-tát thanh tịnh, đồng pháp; nếu như không có Bồ-tát thì sám hối với Tỳ-kheo Tiểu thừa cũng được. Ngoài ra, nếu phạm giới nhẹ mà không gặp người thanh tịnh để sám hối, thì tự trách tâm sám hối cũng được.

1. Trường hợp xả giới hay mất giới

Theo Bồ-tát giới Yết-ma văn thì có 2 nguyên nhân làm cho xả giới hay mất giới:

1) Xả bỏ tâm bồ đề, tức tâm cầu Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

2) Phạm thượng phẩm triền (như trên đã nói) thì coi như đã xả giới, phải thọ lại; vì trường hợp này sám hối không có hiệu quả.

Ngoài ra, nếu phạm 1 trong 7 tội nghịch thì đương nhiên mất giới; trong trường hợp này không thể sám hối cho tiêu tội và cũng không được thọ giới lại.

Giới Bồ-tát khi đã thọ rồi thì vĩnh viễn không mất, dù tái sinh bất cứ ở đâu, ngoại trừ phạm 7 tội nghịch. Nếu kiếp lai sinh, gặp bậc thiện tri thức, liền phát tâm bồ-đề thọ giới pháp Bồ-tát, thì đó là thọ lại, chứ giới thể xưa kia vẫn không mất.

2. Thể thức bố-tát

Phật tử sau khi đã thọ giới Bồ-tát phải thực hiện việc bố tát mỗi tháng hai lần như giới Tỳ-kheo. Khi Bố-tát, một người đọc lại 10 giới trọng và 48 giới khinh, trước hình tượng Phật, Bồ-tát, còn những người khác ngồi kính cẩn lắng nghe. Đồng thời, không cho những người chưa thọ giới Bồ-tát và những người phạm tội mà chưa sám hối tham dự.

Bồ-tát nếu không tụng giới mỗi nửa tháng thì phạm tội khinh cấu. Bồ-tát tại gia nếu khôngtịnh thất riêng mà trong vòng một do tuần (10km-15 km) có tự viện Bố-tát, thì phải đến đó tham dự. Tuy nhiên, nếu trong nhà huyên náo và trong vòng một do tuần không có tự viện làm lễ Bố-tát thì không Bố-tát mà không phạm tội.

Ngoài ra, vấn đề tôn ti trật tự cũng cần phải biết. Nếu là Bồ-tát Tỳ-kheo thì phải căn cứ vào giới lạp của Tỳ-kheo để sắp xếp theo thứ tự. Vì giới Tỳ-kheo mới đích thực là nền tảng duy trì Phật pháp và hàng Tỳ-kheo mới là chúng Trung tônđủ tư cách để chủ trì các pháp sự. Nếu Bồ-tát tại gia thì căn cứ vào ngày giờ thọ giới Bồ-tát mà sắp xếp thứ tự.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/06/2010(Xem: 31498)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.