Vài Vấn Đề Về Phật Giáo & Nhân Sinh

04/07/20224:01 SA(Xem: 15996)
Vài Vấn Đề Về Phật Giáo & Nhân Sinh

VÀI VẤN ĐỀ VỀ
PHẬT GIÁO & NHÂN SINH

Thích Chúc Phú  
Nhà xuất bản Hồng Đức 2013

LỜI NÓI ĐẦU

phat-giao-va-nhan-sinhQuan hệ giữa con người với con người là nỗi ưu tư sâu đậm của nhân loại từ xưa đến nay. Tùy theo cách thức tiếp cận mà mỗi trường phái triết học cũng như các hệ tư tưởng đã thiết định nên những mô thức khác biệt trong các mối quan hệ giữa người với người. Với Phật giáo, được soi sáng bởi lý thuyết Duyên khởi, nên đời sống của con ngườisự thể hiện sinh động qua nhiều dạng thức quan hệ và liên hệKinh Giáo thọ Thi Ca La Việt đã khái quát sự liên hệ giữa người với người thông qua sáu mối quan hệ cơ bản. Đây được xem là sự khái quát đầu tiên về các mối quan hệ của con người theo chuẩn mực Phật giáo.

Tuy nhiên, xuất phát từ nhân duyên lạy sáu phương theo truyền thống của thanh niên Sigalaka, nên Đức Phật đã chỉ ra sáu mối quan hệ cơ bản của con người. Khảo sát từ Kinh tạng cho thấy, khi đề cập đến các mối quan hệ của con người, Đức Phật không chỉ dừng lại trong sáu mối quan hệ như đã nêu. Vì lẽ, ngoài những quan hệ gần gũi như cha con, chồng vợ...thì quan hệ anh em, thân tộc cũng là một quan hệ cơ bản, vì từ đó đã nảy sinh ra nhiều vấn đề thiết thân trong thực tiễn đời sống. Hơn thế nữa, sống là phải sống trong xã hội, thế nên sự liên hệ giữa các cá nhân với xã hội mà biểu hiện cụ thể là giới lãnh đạo xã hội, là một trong những quan hệ phổ biến. Từ sự kế thừa những khái quát theo kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, cộng thêm những lý do quan thiết như đã nêu, chúng tôi đã xây dựng thành tám mối quan hệ xã hội cơ bản theo quan điểm Phật giáo.

Tam tạng kinh điển Phật giáo được hình thành dựa trên những giáo huấn của Đức Phậtnăng lực ghi nhớ của chư Tăng. Do ảnh hưởng bởi tri thức ghi nhớ, nên các chuỗi vấn đề về đời sống xã hội đã được Đức Phật đề cập khá rõ ràng, nhưng khi được lưu lại bằng văn bản thì không liên kết chặt chẽ, mà xuất hiện rời rạc trong nhiều bộ, loại kinh điển khác nhau.. Dựa trên những thành quả thu được trong quá trình khảo sát Kinh tạng Nikaya, qua bản dịch tiếng Việt của Hòa thượng Thích Minh Châu, chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ về các mối quan hệ cơ bản của con người, cũng như những vấn đề thiết thân của chính con người. Ở đây, với những quan tâm phát xuất từ thực tiễn. Đức Phật đã có những hướng dẫn chi tiết, nhằm định hướng cho con ngườimột đời sống chuẩn mực và thánh thiện. Mưu sinh như thế nào, giao tiếp với nhau ra sao, những điều gì nên làm và việc gì nên tránh...là những chuẩn mực đạo đức, là phương cách sống có ý nghĩa thiết thực, được Đức Phật tùy thuyết cho người cư sĩ tại gia.

Việc làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến các mối quan hệ xã hội, cũng như tìm kiếm những giải pháp liên hệ đến đời sống của hàng cư sĩ, thông qua kho tàng kinh, luật Phật giáo, là một sứ mệnh không dễ hoàn thành. Với khả năng và điều kiện giới hạn, chúng tôi chỉ xem đây như những đề xuất mang tính gợi mở bước đầu, và rất mong nhận được sự quan tâm của chư tôn đức cùng bạn đọc gần xa.

Trân trọng

THÍCH CHÚC PHÚ

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
Chương I. TÁM MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI
Quan hệ tu sĩcư sĩ
Quan hệ thầy và trò
Quan hệ cha mẹ và con cái
Quan hệ vợ chồng
Quan hệ anh em, thân tộc
Quan hệ cá nhân và bạn bè
Quan hệ quản lý và nhân viên
Quan hệ nhà nước và công dân
Chương II. VÀI VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
Nghệ thuật giao tiếp
Ứng xử với tiền bạc và tài sản
Nghi lễ đời thường
Các pháp chúc mừng
Mười chuẩn mực đạo đức
Chuyển hóa dục vọng
Đời sống tình cảm của người cư sĩ
Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

pdf_download_2
Vài Vấn Đề Về Phật Giáo & Nhân Sinh (1)
Vài Vấn Đề Về Phật Giáo & Nhân Sinh (2)







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2019(Xem: 8722)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.