Đèn soi nẻo giác và luận giải

24/11/20162:50 SA(Xem: 16329)
Đèn soi nẻo giác và luận giải

ĐÈN SOI NẺO GIÁC VÀ LUẬN GIẢI
Atisha soạn
Phạn ngữ: Bodhi-patha-pradìpa
Tạng ngữ: Byang-chub lam-gyi sgron-ma
Anh ngữ: A Lamp for the Enlightenment Path
Bản dịch Anh ngữ: Richard Sherburne, S.J. | Bản dịch Việt: Thích Nữ Trí Hải

 

Tựa của Đức Đạt Lai Lạt Ma

A Lamp for the Path and Commentary of AtisaAtisha tác giả Đèn soi nẻo Giác được những người Tây Tạng kính nể đặc biệt. Mặc dù đã biết mình sẽ giảm thọ nếu du hành sang Tây tạng, ngài vẫn làm cuộc hành trình gian khổ qua dãy Hy mã lạp sơn và đi khắp xứ Tây tạng để giảng dạy giáo lý. Nơi ngài từ trần không xa thủ đô Tây Tạng, đến nay vẫn còn là một thánh tích cho dân Tây tạng hành hương.

Chính cuộc đời Atisha cũng thể hiện con đường tu tập tâm linhđức Phật đã giảng dạy. Ngài đã đi nhiều nơi để tham học những bậc thầy có kinh nghiệm thân chứng. Sau khi học được tầm quan trọng của tâm vị tha hướng đến tất cả hữu tình, ngài đã nỗ lực tự chuyển hóa để thành hiện thân của đức từ bi. Ngài công nhận tầm quan trọng của giới, định, tuệ và thực hành cả ba môn học. Tại Ấn độ quê hương ngài, Atisha đã nổi danh là bậc thầy uyên bác về giới luật, thiền địnhtriết học Phật giáo. Cũng như những bậc thầy từ bi khác đến từ đất Ấn, ngài đặc biệt chú trọng đến Mật điển khi giảng dạy Phật giáo cho người Tây Tạng,.

Atisha dạy rằng thông điệp của đức Phật cốt tủy là một phương pháp giải thoát hữu tình khỏi khổ đau. Ngài cố hàn gắn sự phân hóa có thể trở ngại cho việc lan truyền đạo Phật ở Tây Tạng bằng cách nêu lên những giáo lý cốt tủy, và chỉ rõ rằng mỗi giáo lý thích hợp cho một giai đoạn và một hạng người. Ngài nhấn mạnh giá trị của tất cả các ngành giáo lý Phật.

Sách này được Atisha soạn cốt để dạy cho những đệ tử Tây Tạng, là điển hình của loại văn học Lamrim- những giai đoạn trên đường tiến đến giác ngộ - về sau đã đạt đến cực thịnh trong giới học giả và giảng sư Tây Tạng. Nó trình bày những pháp hành quan trọng bằng một lối ngắn gọn dễ hiểu và có thứ tự, tùy theo trình độ tu tập và khả năng tâm linh.

Những pháp hành như trình bày ở đây có ích lợi cho tất cả mọi người trong bất cứ thời đại nào. Trải qua nhiều thế kỷ, dân Tây Tạng chúng tôi đã được lợi lạc rất lớn nhờ các pháp này, nên tôi hy vọng dân tộc các xứ khác cũng sẽ tìm được ở đây một phương pháp để đạt đến sự an bình bền vững mà họ mong muốn. Sách này do Richard Sherburne, S.J, một học giả Ki tô giáo nổi tiếng chuyển ra Anh ngữ; tinh thần hợp tác ấy đã làm con người cảm thông nhau hơn và đưa thế giới lại gần nhau trong việc thừa nhận cái cùng đích chung là cải thiện loài người.

Ngày 14-7-1982

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 

 

Dẫn nhập

Đèn soi nẻo Giác cùng Luận giải được viết vào thế kỷ 11 tại tu viện Tho-ling (Bay cao) ở vùng giữa dãy Tuyết sơn, gần núi Kailas. Mặc dù bên ngoài ít ai biết đến, sách này đã được những cọng đồng Phật giáo Tây tạng và nội Á sử dụng và trân quý trên 900 năm nay. Vị tăng viết những tác phẩm này đầu tiên bằng Phạn ngữ (đã thất truyền), đồng thời dịch ra Tạng ngữ. Những tác phẩm này nằm trong thư tịch kinh Đại thừa xưa nhất ở Tây Tạng, và thuộc về luận tạng chân chính.

Tác phẩm này là một mẫu mực độc nhất vô nhị về thể loại văn học tín ngưỡng quan trọng và thịnh hànhTây tạng: đấy là những cẩm nang ngắn gọn nhưng hàm súc, trình bày những bước đường tiến đến giác ngộ, được xem như chỉ nam cho hành giả suốt cả một đời. Người sơ cơ cũng như người đã thuần thục đều tìm được một Bản đồ chỉ đường trong những kệ tụng cần học thuộc. Phần luận giải cung cấp những giải thích cho hành giả suy nghiệm và nghiên cứu thêm. Tác phẩm này là một hướng đi mới cho đời sống phật tử Tây Tạng, vì lần đầu tiên nó cho thấy tương quan mật thiết giữa căn bản đời sống tu hànhlý tưởng từ bi của bồ tát, phát triển thành kinh nghiệm Mật tông chân chính.

Tâm Đại bi, Chỉ và Quán, Tính khôngHỷ lạc trở thành những khái niệm nòng cốt mà tác phẩm này nhấn mạnh, và được xác chứng không những bằng kinh điển mà còn bằng kinh nghiệm tâm linh của những người theo đạo Phật qua nhiều thế kỷ. Tính cách lôi cuốn của tác phẩm này đã làm cho nó trở thành chương trình huấn luyện và nghiên cứu trong tăng đoàn đặc biệt đầu tiên của Tây Tạng gọi là phái Kadampa (Ngôn giáo). Atisha mặc dù không hẳn là người sáng lập dòng tu này, song nhờ năng lực tuệ giác tâm linh của ngài (và ước muốn của ngài trước khi chết) mà các đồ đệ trực tiếp của ngài đã lập ra tăng đoàn ngày nay được biết dưới tên Hoàng Mạo phái (phái Mão vàng) - giáo phái của các đức Dalai Lama. Những bản văn này đã có một ảnh hưởng rất lớn trong sự phát triển văn hóa tôn giáo của những dân tộc theo Phật trên vùng đất Mái nhà thế giới.

Tác giả chính của tập sách này là Atisha (982-1054), một thầy tu Ấn được dân Tây Tạng ngưỡng mộ. Tất cả sử gia Tây Tạng đều xem năm ngài đến Tho-ling 1042 như là sự phục hưng của Phật giáo trên xứ sở họ. Phật giáo được truyền đến Tây tạng lần đầu vào thế kỷ thứ 7, và lần này được xem như lần Truyền bá đợt hai.

Atisha sinh tại miền tây Bengal từ một gia đình quý tộc vào thế kỷ cuối thời vàng son Phật giáo Ấn, ngay trước khi bị đạo Hồi hủy diệt. Ngài là một học giả uyên bác về thế học cũng như đạo học. Tương truyền khi còn thanh thiếu niên ngài đã đi đến miền tây bắc Ấn và nhiều nơi khác để thọ giáo Mật tông trong nhiều năm. Năm 29 tuổi ngài thọ giới tỳ kheo rồi đi đến xứ Sumatra xa xôi để học đại thừa 10 năm. Sumatra thời ấy là một trung tâm tu viện lớn lao có nhiều liên hệ với Pala Bengal. Khi trở về Ấn độ ngài đến đại tu viện ở Vikramasila, một cơ sở của Pala, ở đấy mặc dù còn trẻ ngài đã được giữ chức giáo thọ sư được những tu sinh Tây Tạng đặc biệt yêu mến. Ngài bị cuốn hút bởi lòng nhiệt thành của họ và nhanh chóng nắm vững ngôn ngữ xứ này. Dĩ nhiên ngài đã là một bậc thầy uyên thâm về Phạn ngữ, một học giả hay hiền trí (pandita).

Mặc dù chưa đạt tới tầm vóc của một Long thọ hay Vô trước, những đại luận sư Phật giáo ngày xưa, Atisha vẫn là một con người vừa có đạo đức cá nhân thánh thiện vừa có tài văn học và khả năng sản xuất đáng kể. Tuệ giác của ngài được châm chước bằng năng khiếu thực tiễn như ta thấy trong nhiều bản văn ngắn gọn rõ ràng mà ngài đã viết cho chúng đệ tử ở Vikramasila và Odantapurì. Những người viết tiểu sử đều ghi nhận óc hài hước và trí thông minh nơi ngài, còn tinh thần phiêu lưu của ngài thì khỏi nói: ngài làm cuộc hành trình gian nan suốt 12 tháng đến Tho-ling khi đã 60 tuổi- một cuộc hành trình làm cho người du lịch ngày nay cũng phải chùn chân.

Cuộc truyền giáo của ngài ở Tây Tạng kéo dài hơn 13 năm bắt đầu từ Tho-ling nơi ngài soạn tác phẩm Đèn soi nẻo Giác và luận giải vào khoảng năm 1042; sau đó ngài đi đến Lasha giảng dạy ở nhiều tu viện, viết lách và cổ võ tinh thần mới. Ngài mất tại Snye-thang phía nam Lasha ở đấy di cốt của ngài được thờ trong một ngôi chùa nhìn ra sông Skyidchu gần chỗ hợp lưu sông Brahmaputra rộng lớn. 

Đời sống tu việnTây tạng vào thời Atisha có phần nào hỗn độn là do những ảnh hưởng chính trị và tôn giáo. Vào thế kỷ thứ bảy khi Phật giáo du nhập Tây tạng lần đầu, được triều đình bảo trợ, thì chùa chiền và tu viện mọc lên như nấm khắp nơi cho đến biên giới Trung quốc và Thổ nhĩ kỳ, lan tràn khắp vòng cung Hy mã lạp sơn từ Kashmir đến Miến Điện. Nhưng 200 năm phát triển bị chặn đứng đột ngột bởi cuộc đàn áp tàn bạo của vua Langdarma bắt đầu từ năm 836. Khi vua này bị ám sát, đế quốc Tây tạng cũng tan rã. Sau một thế kỷ rưỡi bị đàn ápsuy tàn, những tăng sĩ di cư lần lượt trở về những tu viện đổ nát và được các gia đình tại địa phương ủng hộ. Những hậu duệ của hoàng gia cũ ở miền tây xứ Tây tạng là những người nhiệt tình phục hưng đời sống tín ngưỡng Phật giáo, xây nhiều tu viện lớn như Tholing, và hỗ trợ tài chính cho việc đào tạo tăng tài Tây tạng ở Kashmir và vùng bắc Ấn.

Khi nghe tiếng Atisha qua những sinh viên Tây tạng du học ở Vikramasila, một hoàng thân tên Byang-chub-od- một tăng sĩ cháu nội người xây dựng chùa Tho-ling- vội vàng mời ngài đến Tây Tạng để giúp chấn hưng đời sống tăng lữ.

Tính cấp bách của lời thỉnh cầu này một phần do sự đồi trụy hiện hữu trong đời sống tu sĩ, nhưng phần chính yếu là do những hiểu lầm nghiêm trọng về lý tưởng Phật giáo và sự thực hành Mật tông. Phong trào này qua nhiều thế kỷ thịnh hành trong giới bà la mônPhật giáo Ấn, đã lôi cuốn những người Tây Tạng. Nhưng đồng thời người ta cũng biết rằng Con đường nhanh này có nhiều yếu tố tế nhị sâu xa khoác những hình ảnh đầy dục tính làm cho những người không được hướng dẫn dễ lạm dụng. Atisha là người đầu tiên đã hội nhập và đem lại một thế quân bình cho những con đường tu tập Phật giáo, và có được một thính giả tiếp nối giáo lý ngài giảng dạy. Đèn soi nẻo Giác và luận giải này là tác phẩm chính yếu nêu rõ những quan điểm của ngài.

Xem nội dung sách:

pdf_download_2
Đèn soi nẻo giác và luận giải

Bản tiếng Anh:
A Lamp for the Path and Commentary of Atisa

Bài đọc thêm:

Cuộc đời của ngài a-đề-sa (Atisha)


Cảm ơn Cư sĩ Đặng Hữu Phúc đã gửi tặng bản dịch tập sách quý trên (Tịnh Thủy)


 



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2019(Xem: 8722)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.