Vận động ấn tống sách mới: Pháp Tính Duyên Khởi

30/05/20174:50 CH(Xem: 5737)
Vận động ấn tống sách mới: Pháp Tính Duyên Khởi
VẬN ĐỘNG ẤN TỐNG SÁCH MỚI
PHÁP TÍNH DUYÊN KHỞI - TÁC GIẢ: PHƯỚC NGUYÊN

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn

Kính thưa quý vị, quý mạnh thường quân.

Tiếp theo sau tập Giới Thiệu Nguồn Gốc A-di-đà của Tác giả Phước Nguyên, xuất bản cuối năm 2016 và đã ấn tống cúng dường đến chư Tôn đức Tăng ni, và quý Phật tử làm tư liệu tham khảotu học. Nay, tháng 5/2017, Thầy Phước Nguyên chuẩn bị ra mắt tập sách: PHÁP TÍNH DUYÊN KHỞI, là một tuyển tập khiêm tốn một số bài viết, bài nghiên cứu của Thầy đã đăng tải trên thư viện hoa sen, gồm 300 trang được Thầy biên tập và chỉnh lại để làm thành một tài liệu tham khảo mang tính gợi ý học thuật và hành trì cho những ai quan tâm.

Vậy, nay chúng tôi xin đăng tải thông tin này, để  mong quý vị, quý mạnh thường quân chúng ta cùng ủng hộ về mọi mặt, tạo thuận duyên về tài chính, để tập sách của Thầy kịp ra đời trong đầu mùa An cư năm Đinh Dậu - 2017 để trên là cúng dường chư Phật, cùng chư Tôn đức. Sau là kính tặng đến quý vị có nhân duyên với tập sách này. Mong mỏi chúng ta cùng chung tay ủng hộ cho công trình nghiên cứu dài lâu của Thầy

"Trong mọi sự Bố thí, cúng dường Pháp bảocông đức cao nhất"

Mọi sự quan tâmủng hộ xin vui lòng liên hệ:

Thầy Thích Chúc Thịnh, Chùa Đa Bảo 51/6 Ông Ích Khiêm, Phường 10, Q.11, Sài Gòn
Điện thoại: 0938999427 - email: chucthinh@gmail.com
Số Tài Khoản Ngân Hàng: 0600 5777 6369, Nguyễn Hữu Hưng, Chi nhánh Sacombank, Lý Thường Kiệt Q.10, Sài Gòn.

Cầu chúc những ai gieo duyên với tam bảo, với Tác giảcông trình lâu dài của tác giả được dưỡng chất của Pháp nuôi lớn tâm hồn, tăng trưởng Phước lành. 

Kính vận độngthông báo,
Saigon, 31-5-2017
Tỳ-kheo THÍCH CHÚC THỊNH

_______________________________

Dưới đây là một phần trích từ tập sách PHÁP TÍNH DUYÊN KHỞI


TA

“Lỡ từ lạc bước chân ra 
Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn” (Bùi giáng)

Sự kiện Chư Phật xuất hiện ở thế gian, không phải để phá hủy những gì thế gian đang có và đang ước vọng: Tài sản, tình yêu, hạnh phúc... nhưng đến để dựng lại những gì đang sụp đổ, nối kết những gì bị đứt lìa.
Chư Phật chỉ dạy con đường dựng dậy và nối kết đó trên cơ sở lý tính duyên khởiPhật tính bình đẳng, đó là con đường mà những ai có trí trong thế gian cần phải thể nghiệm bằng nội tâm.

Định lý Pháp trụ và Pháp vị trong kinh Pháp Hoa, làm cơ sở cho giáo nghĩa Phật tính, mà Phật tính tức duyên khởi. Lý duyên khởi, như Long Thọ đã minh giải trong Mādhyamaka (Trung luận): anirodham anutpādam... pratītyasamutpādam “không tịch diệt, không hiện khởi, chính là duyên khởi.” Đó là nguyên lý được nhận thức trong mối quan hệ thời gian, nhưng cũng là nguyên lý tồn tại siêu việt khái niệm thời gian

Tập sách “Pháp tính duyên khởi” này ra đời, không phải là một công trình nghiên cứu, mà chỉ là sự tập hợp một số bài viết nhỏ của tác giả, được đăng tải trên các trang mạng điện tử, nên chỉ mang tính chất gợi ý và tham khảo cho những ai đang “tham thiền học đạo...” 

Mặc dù trong quá trình biên tập đã nỗ lực hoàn thiện về nội dung và hình thức, nhưng không sao tránh khỏi những lỗi lầm trong đây, tác giả xin nhận hoàn toàn mọi trách nhiệm.

Vậy cúi xin các bậc Thánh trí Duyên khởi mở rộng lòng thương mà chỉ giáo cho.

“Giải thoát khỏi hạnh phúc của kẻ nô lệ giải phóng khỏi những thần linh, khỏi những sùng bái ngưỡng mộ, không sợ hãi và khiếp đảm, cao cả và cô đơn: đó là ý chí của kẻ chân thực.” (Friedrich Nietzsche)

Phật lịch 2561. Vô trụ xứ am, sau ngày Phật đản
Đầu mùa Hạ Đinh dậu 

Phước Nguyên cẩn chí 

MỤC LỤC

KÍNH NGUYỆN.................................................................... 5 
TỰA ....................................................................................... 6 


MỤC LỤC.............................................................................. 9 
GIỚI THIỆU Ý NGHĨA PHÁP TRỤPHÁP VỊ........... 13 

1.Tự tính ........................................................................... 15 

2. Pháp trụ và Pháp vị....................................................... 15 

GIỚI THIỆU SĨ DỤNG QUẢ ............................................. 39 

TIẾT 1. ĐỊNH NGHĨA .................................................... 39 

TIẾT 2. NỘI DUNG CHỦ YẾU ...................................... 43 

TIẾT 3. NGHIỆP LUẬN A-TỲ-ĐÀM VÀ SĨ DỤNG QUẢ .......................................................................................... 54 

TIẾT 4. KẾT LUẬN ........................................................ 64 

BẢY LOẠI VỢ TRONG ABIDHARMA ĐỐI CHIẾU VỚI LUẬT TẠNG....................................................................... 66 

I/ TỔNG QUAN............................................................... 66 
II/ NỘI DUNG CHI TIẾT ................................................ 69 
III/TỔNG KẾT. ................................................................ 79 

DẪN VÀO VĂN HỌC AVADĀNA PHẬT GIÁO............. 81 
Tiết 1 Giới thiệu tổng quát ............................................... 81 
Tiết 2 Ngữ nguyên Avadāna............................................. 84 

Tiết 3 Các thuyết truyền thống về Avadāna..................... 87 9

Tiết 4. Những truyện Avadāna ......................................... 92 

Tiết 5. Liên Hệ Giữa Avadāna ....................................... 101 

Với Bản SinhBản Sự................................................ 101 

Tiết 6. Từ Avadāna Như Tên Một Bộ Kinh ................... 102 

Tiết 7 Bộ Kinh Avadāna Bằng Sanskrit ......................... 105 

Tiết 8 Bộ Apadānapāḷi của Khuddakanikāya (Tiểu Bộ Kinh)............ 113 

Tiết 9. Tính chất của văn học Avadāna......................... 117 
TỔNG LUẬN ĐẲNG LƯU NHÂN – ĐẲNG LƯU QUẢ 118 
TỔNG LUẬN Ý NGHĨA MẬT NGỮ HRĪH 猭 .............. 131 

I/ XUẤT XỨ .................................................................. 131 
II/NGỮ NGUYÊN VÀ Ý NGHĨA................................. 139 
III. KẾT LUẬN: PHƯƠNG THỨC HÀNH TRÌ. .......... 143 
PHỤ LỤC I..................................................................... 148 

ĐI VÀO BẢN NGUYỆN DƯỢC SƯ................................ 149 
1/Phẩm cách Dược sư..................................................... 149 
2/ Văn bản kinh Dược Sư. .............................................. 150 
3/ Bản nguyện Dược Sư. ................................................ 153 
4. Tiểu kết....................................................................... 157 

TỔNG LUẬN QUAN ĐIỂM NIẾT-BÀN THEO LUẬN THÀNH DUY THỨC.................... 159 

I/TIỂU DẪN................................................................... 159 

II/TỔNG LUẬN ............................................................. 159

III/TIỂU KIẾT................................................................ 200 
GIỚI THIỆU THUẬN QUYẾT TRẠCH PHẦN .............. 204 
I/KHÁI QUÁT ............................................................... 204 
II/TỔNG LUẬN ............................................................. 207 
III/TỔNG KẾT ............................................................... 225 
VIJÑAPTI-MĀTRATĀ, DUY THỨC HAY DUY BIỂU?228 
TỔNG LUẬN NĂM THỦ UẨN ....................................... 238 
I/ĐỊNH NGHĨA.............................................................. 238 
II/PHÂN TÍCH NĂM UẨN........................................... 241 

III.NGUYÊN LÝ DUYÊN KHỞI: THỨC - DANH SẮC ............................ 246 

IV.KẾT LUẬN: CHIÊM NGHIỆMTHỰC HÀNH 248 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2019(Xem: 8721)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.