Thư Viện Hoa Sen

A-tì-đạt-ma Pháp uẩn túc luận (Bản dịch Việt, Trọn bộ)

02/01/20189:54 SA(Xem: 11739)
A-tì-đạt-ma Pháp uẩn túc luận (Bản dịch Việt, Trọn bộ)

 

A-TỲ-ĐẠT-MA PHÁP UẨN TÚC LUẬN
(BẢN DỊCH VIỆT, TRỌN BỘ)
***
ABHIDHARMA DHARMASKANDHA PADAŚĀSTRA
阿毘達磨法蘊足論
ཆོས་མངོན་པ་ཆོས་ཀྱི་ཕུང་པོ
Dịch & chú
PHƯỚC NGUYÊN
***
blank
LỜI TỰA

Pháp uẩn túc luận, gọi đủ: A-tì-đạt-ma Pháp uẩn túc luận 阿毘達磨法蘊足論, tựa đề dịch bởi Huyền Tráng, Sanskrit: Abhidharma Dharmaskandha Padaśāstra. Tác giả luận này có hai thuyết: 1. Xá-lợi Tử,  2. Mục-kiền-liên; luận này, Huyền Tráng dịch, 12 quyển, T26, No 1537. Về ý nghĩa tựa đề như đã được giải thích trong phần Hậu tự.

Theo phân loại của của Kimura, Pháp uẩn túc luận thời kỳ thứ hai trong ba thời kỳ phát triển của luận thư A-tì-đạt-ma, luận này giải thích chi tiết các kinh phần lớn thuộc Tạp A-hàm, tương đương các Nikāya, liên hệ đến các thể tài giáo nghĩa như: Học xứ, bốn Dự lưu chi, bốn chứng tịnh, bốn Sa-môn quả, bốn thông hành, bốn thiền, bốn như ý túc, v.v., cho đến uẩn, xứ, đa giới, duyên khởi.

Pháp uẩn túc luận, lập thành một số khoa mục nhất định, được xem là bao hàm toàn bộ giáo nghĩa như được trình bày chi tiết trong luận. Trong suốt 21 phẩm của Pháp uẩn, mỗi phẩm là một thành tố của tổ chức, thiết lập thành một hệ thống giáo nghĩa nhất quán.

Vào đầu năm 2016, khi bộ luận dịch sang tiếng Việt cơ bản đã hoàn thành chánh văn và phụ chú, người dịch chuẩn bị cho xuất bản, lúc bấy giờ có một người bạn từ Đức mang về cho thủ bản Sanskrit luận này, biên tập bởi Siglinde Dietz: Fragmente des Dharmaskandha - 

Ein Abhidharma-Text in Sanskrit aus Gilgit,
Göttingen,1984 và bản biên tập bởi Hajime Sakurabe, Newly Identified Sanskrit Fragments of the Dharmaskandha in the Gilgit manuscripts, Kyoto 1986, cùng bản Tây tạng của luận này trong  Kandjur Mdo, xx (fols. 39-46). Dù các thủ bản này không đầy đủ, chỉ tồn tại ở dạng đoạn phiến rời rạc, nhưng cũng giúp ích khá nhiều cho người dịch trong công tác hiệu chỉnh một số lầm lẫn trong bản dịch trước đây.

Giữa năm 2016, vì nhu cầu giảng dạy cho Tăng ni lớp Phật học Đa Bảo, dịch giả cho in bản thảo tiếng Việt của luận này, cũng là cơ hội để điều chỉnh văn ngữ cho phù hợp với nhận thức của độc giả tiếng Việt.

A-tì-đạt-ma là kho tàng giáo nghĩa ưu việt và hướng đến chân lý giải thoát, nên văn ngữ đòi hỏi tính khúc chiết cao, ngữ nghĩa mang sắc thái triết học đặc thù của hệ thống A-tì-đạt-ma, nên không phải bản văn A-tì-đạt-ma nào cũng dễ phiên dịch.

Tại nước ta, nhiều luận thư thuộc hệ A-tì-đạt-ma truyền thống Nam phương đã được dịch và phổ biến rộng rãi đến nay trên dưới gần nữa thế kỉ, còn các luận thư của truyền thống Thuyết nhất thiết hữu bộ, chỉ mới được dịch một số ít. Nhận thấy tầm quan trọng của Pháp uẩn túc túc luậnước nguyện các luận thư Hữu bộ được biết đến rộng rãi hơn, nên người dịch nỗ lực hiệu chỉnh toàn bộ bản dịch để phổ biến đến các độc giả hữu duyên.

Trong phần cuối của sách, người dịch cho in phụ lục hai thủ bản Sanskrit và bản Tây tạng, để độc giả có chỗ nào nghi ngờ thắc mắc có thể tiện đối chiếu và các độc giả Hán văn Pháp uẩn, cũng như các vị giảng luận A-tì-đạt-ma, có thể tiếp cận với các truyền bản khác, khả dĩ nhận thức sẽ gần với bản gốc hơn.

Vậy trong đây có gì bất toàn, dịch giả xin nhận trách nhiệm và sẽ bổ túc ở những bản in sau.

Vô trụ xứ am, 01.10. Đinh dậu

Dịch giả cẩn chí

Phước nguyên
(Thư Viện Hoa Sen)

_____________________________________
Tụng quy kỉnh

 稽首佛法僧,
真淨無價寶,
今集諸法蘊,
普施諸群生.

Quy kỉnh Phật, Pháp, Tăng
Bảo vô giá chân tịnh.
Nay tập các Pháp uẩn,
Thí khắp các quần sinh.

Khen Ngợi A-tì-đạt-ma

A-tì-đạt-ma như biển lớn,
Núi lớn, đất lớn, hư không lớn.
Nhiếp đủ vô biên Thánh pháp tài,
Nay tôi nỗ lực lược chỉ bày.

Giới Thiệu

uddānam:

śikṣāpada, srota-āpattyaṅgāni, avetyaprasādhāḥ, śrāmaṇyaphalāni, pratipadaḥ, āryavaṃśāḥ, samyakpradhānāni, ṛddhipādāḥ, smṛtypasthānāni, āryasatyāni, dhyānāni, apramāṇāni, ārupyāṇi, samādhibhāvanāḥ, bodhyaṅgāni, kṣudraka-vastu, indriyāni, āryatanāni, skandhāḥ, dhātavaḥ, pratītyasamutpādaḥ.

 

[0453c03]嗢拕南曰:
學支淨果行聖種 
正勝足念諦靜慮
無量無色定覺支
雜根處蘊界緣起

*Tóm tắt:

Học xứ, Dự lưu chi, Chứng tịnh, Sa-môn quả,
Thông hành, Thánh chủng, Chánh thắng, Thần túc,
Niệm trụ, Thánh đế, Tĩnh lự, Vô lượng, Vô sắc, Tu định,
Giác chi, Tạp sự, Căn, Xứ, Uẩn, Đa giới, Duyên khởi.


TỔNG MỤC LỤC

TỰA

DUYÊN KHỞI

PHẦN DẪN LUẬN     .............................................................  i

1.Dẫn vào Pháp uẩn túc luận  ................................................... i
2.Thủ bản Sanskrit và Tây Tạng  ..............................................xx
3. Hán dịch: Pháp uẩn túc luận   ...........................................xxxi
4. Về tác giả Pháp uẩn túc túc luận  ..................................... xxxxx
5. Toát yếu nội dung Pháp uẩn túc luận  ................................ xxxxxxi

PHẦN KINH VĂN
PHẦN TỰA.. ............................................................................8
Tụng quy kỉnh. .......................................................................8
Khen Ngợi A-tì-đạt-ma............................................................................. 9
Giới Thiệu. ............................................................................10
PHẨM 1. HỌC XỨ.............................................................................. 11
I. KINH VĂN.. ............................................................................11
II. GIẢNG LUẬN.. ............................................................................17
PHẨM 2. DỰ LƯU CHI 94
I. KINH VĂN.. ............................................................................94
II. GIẢNG LUẬN.............................................................................. 96
Tiết 1. Thân Cận Thiện Sĩ............................................................................ 96
Tiết 2. Thính Văn Chánh Pháp............................................................................. 99
Tiết 3. Như Lý Tác Ý.. ............................................................................108
Tiết 4. Pháp tùy pháp hành............................................................................. 109
PHẨM 3. CHỨNG TỊNH.............................................................................. 114
I. KINH VĂN.. ............................................................................114
II.THÍCH VĂN.............................................................................. 116
Tiết 1. Chứng tịnh nơi Phật............................................................................ 116
Tiết 2. Chứng tịnh nơi Pháp............................................................................. 153
Tiết 3. Chứng tịnh nơi Tăng............................................................................. 165
Tiết 4. Thánh sở ái giới............................................................................ 185
PHẨM 4. SA MÔN QUẢ.............................................................................. 187
I. KINH VĂN.............................................................................. 187
 II. THÍCH VĂN.............................................................................. 187
Tiết 1. Dự lưu quả............................................................................. 187
Tiết 2. Nhất lai quả............................................................................. 188
Tiết 3. Bất hoàn Quả............................................................................. 189
Tiết 4. A-la-hán quả............................................................................. 190
PHẨM 5. THÔNG HÀNH.............................................................................. 192
I/KINH VĂN.. ............................................................................192
II/THÍCH VĂN.............................................................................. 192


Tiết 1. Thực hành khổ thông đạt chậm.............................................................................. 192
Tiết 2. Thực hành khổ thông đạt nhanh............................................................................. 195
Tiết 3. Thực hành lạc thông đạt chậm.............................................................................. 197
Tiết 4. Thực hành lạc thông đạt nhanh............................................................................. 201
Tiết 5. Tổng kết............................................................................ 203
PHẨM 6. THÁNH CHỦNG.............................................................................. 205
I/KINH VĂN............................................................................. 205
II/THÍCH VĂN.............................................................................. 207
PHẨM 7. CHÁNH THẮNG.............................................................................. 217
I/KINH VĂN............................................................................. 217
II/THÍCH VĂN.............................................................................. 219
Tiết 1. Đoạn đoạn............................................................................. 219
Tiết 2. Luật nghi đoạn............................................................................. 226
Tiết 3. Tùy hộ đoạn. ............................................................................233
Tiết 4. Tu đoạn............................................................................. 237
Tiết 5. Kết luận............................................................................. 242
PHẨM 8. THẦN TÚC............................................................................. 244
I/KINH VĂN............................................................................. 244
II/THÍCH VĂN............................................................................. 245
Tiết 1.Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc. ............................................................................245
Tiết 2. Cần tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc............................................................................. 254
Tiết 3.Tâm tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc............................................................................. 260
Tiết 4.Quán tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc............................................................................. 266
Tiết 5. Kết luận. ............................................................................272
PHẨM 9. NIỆM TRỤ.............................................................................. 275
PHẨM 10. THÁNH ĐẾ............................................................................. 309
PHẨM 11. TĨNH LỰ.............................................................................. 328
CHƯƠNG 12. VÔ LƯỢNG.............................................................................. 355
PHẨM 13. VÔ SẮC............................................................................. 371
I/KINH VĂN.. ............................................................................371
II/THÍCH VĂN.............................................................................. 375
Tiết 1. Không vô biên............................................................................. 375
Tiết 2. Thức vô biên xứ............................................................................. 379
Tiết 3. Vô sở hữu xứ. ............................................................................380
Tiết 3. Phi tưởng phi phi tưởng xứ............................................................................. 380
PHẨM 14. TU ĐỊNH.. ............................................................................382
I/KINH VĂN.. ............................................................................382
II/THÍCH VĂN.............................................................................. 385
Tiết 1. Phát triển định thứ nhất ............................................................................385
Tiết 2. Phát triển định thứ hai............................................................................ 388
Tiết 3. Phát triển định thứ ba............................................................................. 393
Tiết 4. Phát triển định thứ tư............................................................................. 396
PHẨM 15. GIÁC CHI............................................................................ 399
I/Kinh văn............................................................................. 399
1.    Tổng thuyết bảy giác chi............................................................................ 399
2.    Phương thức khởi, đắc và tu bảy giác chi............................................................................ 399
II/THÍCH VĂN.............................................................................. 402
Tiết 1. Niệm giác chi ............................................................................402
Tiết 2. Trạch pháp giác chi............................................................................ 404
Tiết 3. Tinh tấn giác chi............................................................................ 414
Tiết 4. Hỷ giác chi............................................................................ 416
Tiết 5. Khinh an giác chi............................................................................ 424
Tiết 6. Định giác chi............................................................................ 426
Tiết 7. Xả giác chi............................................................................ 432
PHẨM 16. TẠP SỰ.............................................................................. 435
I/KINH VĂN.............................................................................. 435
B/ THÍCH VĂN.............................................................................. 436
PHẨM 17. CĂN.............................................................................. 472
I/ KINH VĂN.............................................................................. 472
B/THÍCH VĂN.............................................................................. 474
PHẨM 18. XỨ.............................................................................. 491
A/ KINH VĂN.............................................................................. 491
B/ THÍCH VĂN.............................................................................. 492
PHẨM 19. UẨN.............................................................................. 502
A/ KINH VĂN.. ............................................................................502
B/ THÍCH VĂN.............................................................................. 502
PHẨM 20. ĐA GIỚI ............................................................................508
PHẨM 21. DUYÊN KHỞI............................................................................ 536
HẬU TỪ.............................................................................. 604
THƯ MỤC TRÍCH DẪN……………………………………613
TỪ VỰNG: PHẠN-TẠNG-HÁN-VIỆT……………………619
SÁCH DẪN…………………………………………………….640

_____________________________________
GHI CHÚ:
Pháp uẩn túc luận bản dịch Việt (Phước Nguyên dịch),  trọn bộ 21 phẩm, gồm khoảng 700 trang, in trên giấy tốt, bìa cứng, tên sách ép kim. Ngoài ra còn có 100 bản đặc biệt, có đóng hộp, dành riêng cho dịch giả.
BẢN PHÁP UẨN TÚC LUẬN in lần đầu này, không bán, chỉ ấn tống làm tài liệu giảng dạy và học tập cho các tăng ni sinh các trường Phật học trong nước. Buổi lễ ra mắt sách dự kiến vào giữa tháng 1/2017. Sách sẽ đến tay các độc giả trong thời gian sớm nhất

Bài đọc thêm:
A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc Luận (Thích Tịnh Hạnh)
Tỳ Đàm Luận trọn bộ (Thích Tịnh Hạnh)



Tạo bài viết
03/07/2014(Xem: 24088)
18/04/2014(Xem: 11645)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: