Hoa Ngọc Lan: Hương xưa còn đượm

07/05/20184:11 SA(Xem: 8765)
Hoa Ngọc Lan: Hương xưa còn đượm

HOA NGỌC LAN:
Hương xưa còn đượm
(Thích Nhật Đạo giới thiệu sách)

 

Hoa Ngọc LanĐầu tiên, tôi muốn viết đôi dòng về nhân duyên tôi biết đến tập sách Hoa Ngọc Lan của Cố Hòa thượng Thích Chơn Thiện (1942 – 2016). Bởi lẽ, tác giả không xa lạ với chúng ta nhưng thường thì chúng ta chỉ biết đến ngài qua hai tác phẩm: Phật họKhái luận và Tăng già thời Đức Phật.

Mãi cho đến khi Hòa thượng Tây quy (năm 2016) thì tôi mới nghe mọi người nhắc đến Hòa thượng với “Hoa Ngọc Lan”. Ngẫm hai chữ “nhân duyên”, mới hay trong diệt lại có sinh.

Cũng bởi “không xa lạ”, nên tôi xin được lược qua phần giới thiệu đôi nét về tác giả.

 

Hoa Ngọc Lan là một tập sách nhỏ, gồm ba chương. Trong Lời đầu sách, tác giả đã nói về nhân duyên chọn tên của tập sách này. Đó là từ một “bài thơ ca ngợi đức hạnh của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết qua hoa Ngọc Lan”

“Sắc màu đông tuyết còn thua thắm
Hương chất hoàng mai lại kém duyên”
(thơ Phan Bội Châu)

 Tập sách là những mảnh hồi ký, trong đó chương I, tác giả viết về nếp sống nhà chùa Huế và công việc hành điệu, tu tập. Chương II: Tỳ ni, Sa di luật, Oai nghiCảnh sách. Chương III: Tám điều giác ngộ của một bậc Thượng sĩ – Lời di huấn của Thế Tôn – Các thao thức về “Con đường” và việc thực hiện “Con đường” – Tình cảm nhà tu.

Lật từng trang sách, ta sẽ thấy thấp thoáng hình ảnh của tác giả, chú Tâm Ngộ. Cuộc sống nhà chùa vốn dĩ bình yên; cuộc sống nhà chùa Huế những năm 1960 (năm tác giả xuất gia) lại càng bình yên, êm đềm. Đọc những mảnh hồi ký của tác giả, chúng ta, hàng xuất gia như được tiếp thêm sức mạnh, cũng là lời nhắc nhở: “Con đường trước mặt là để buông, mà không phải để nắm; để phục vụ, mà không phải để thụ hưởng”. Một lý tưởng xuất gia quá tuyệt vời.

Ở một đoạn khác, tác giả đã viết về hạnh lợi tha của nhà chùa, qua gương hạnh của thầy pháp huynh: “Thầy được nhiều Phật tử hộ trì, nhưng vật chất không được thầy giữ lại gì, tất cả “hồi hướng” cho những người nghèo khổ chung quanh”.

Cũng từ lời giải đáp của thầy pháp huynh, tác phẩm đã trình bày nhiều vấn đề liên hệ đến Phật giáo. Phật giáo có phải là một tôn giáo hay một hệ thống triết học? Theo đó, “Nếu một hệ thống triết học là một hệ thống tư tưởng bàn về con ngườivũ trụ, bao gồm nhận thức luận, giá trị luận và bản thể luận, thì Phật giáo cũng là một hệ thống triết học; nhưng nhiều hơn thế, Phật giáo còn có nghĩa đạo học, không phải chỉ bàn về giải thoát mà còn thực hiện giải thoát”.

Lược qua chương hai, chúng ta đến với chương ba. Ở chương này tác giả viết về “con đường” và việc thực hiện “con đường”. Tác giả đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm tu tập và làm đạo, cùng gởi gắm những ưu tư về Phật giáo nước nhà, vấn đề hưng suy của Phật giáo Việt Nam. Về nguyên nhân khiến chúng ta đau khổ: “Kinh nghiệm tu tập cho thấy sự nắm giữ các tưởng về danh, về lợi và về tình là khổ đau”. Để đối trị ái dục, Cố Hòa thượng dạy: “Nếu mình có quyết tâm giải thoát thì mình sẽ có quyết tâm đốt cháy ái nghiệp (đốt cháy mà không phải khóa chặt lại)”.

Một tập sách tuy nhỏ nhưng sẽ rất thú vị với cả người xuất gia lẫn tại gia. Người xuất gia chúng ta sẽ góp nhặt được rất nhiều bài học được chia sẻ từ kinh nghiệm tu tập từ một bậc Trưởng thượng. Còn những Phật tử tại gia, những bạn trẻ… sẽ hiểu hơn về nếp sống nhà chùa, cuộc sống tu hành. Xin mượn lời của tác giả để kết lại bài giới thiệu:

“Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thương và trí tuệ”

“Tập sách còn mở ngỏ…” như Lời cuối sách tác giả đã chia sẻ. Nhưng rất nhiều người sẽ “viết tiếp” từ những lời vẫy gọi của Cố Hòa thượng.

 

Vài lời giới thiệu, HOA NGỌC LAN, tác giả: Cố Hòa thượng Thích Chơn Thiện, NXB. Tổng hợp Tp.HCM. Sách ấn tống. 195 trang.

 

TP.HCM, ngày 06-05-2018

Thích Nhật Đạo

 Thư Viện Hoa Sen

Xem sách tại đây:
https://thuvienhoasen.org/a29642/hoa-ngoc-lan 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/01/2015(Xem: 10521)
01/12/2014(Xem: 10713)
16/10/2014(Xem: 25747)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.